Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƢ PHÁP



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA (2007 – 2011)

VẤN ĐỀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN CHÍ HIẾU

Sinh viên thực hiện:
SƠN THỊ HỒNG NHÂN
MSSV: 5075130
Lớp: Luật Tư pháp 2 K33

Cần Thơ, tháng 4/ 2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


MỤC LỤC


Trang
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ LẠM DỤNG
SỨC LAO ĐỘNG TRỂ EM
1.1. Tìm hiểu chung về trẻ em ..................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm trẻ em ........................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về lao động trẻ em ........................................................................ 5
1.1.3. Các quyền cơ bản của lao động trẻ em .......................................................... 6
1.2. Một số vấn đề chủ sử dụng lao động là trẻ em ................................................... 11
1.2.1. Vài nét về người sử dụng lao động trẻ em .................................................... 11
1.2.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trẻ em ......................................... 12
1.3 Tìm hiểu chung về lạm dụng sức lao động trẻ em .............................................. 16
1.3.1. Khái niệm về lạm dụng sức lao động trẻ em ................................................ 16
1.3.2. Các hình thức chủ yếu của lạm dụng sức lao động trẻ em ........................... 17
1.3.3. Quy định của pháp luật về xử lý hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em ....... 21
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY-NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
2.1. Tình hình vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay ...................................................................................................................... 25
2.1.1. Thực trạng vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay ............................................................................................................................... 25
2.1.3. Hệ quả của vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em........................................... 39
2.1.3.1. Đối với trẻ em là nạn nhân ................................................................. 39
2.1.3.2. Đối với người có hành vi lạm dụng sức lao đông là trẻ em................. 42
2.1.3.3. Đối với xã hội .................................................................................... 45
2.2. Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................ 45
2.2.1. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em 46



2.2.1.1. Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động ................................... 46
2.2.1.2. Sự thiếu trách nhiệm về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở một
số gia đình ................................................................................................................... 49
2.2.2. Những điều kiện dẫn đến vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em. .................. 50
2.2.2.1. Điều kiện từ phía gia đình ............................................................... 50
2.2.2.2. Bản thân trẻ em bị lạm dụng sức lao động không biết tự bảo vệ
mình ............................................................................................................................ 57
2.2.2.3. Công tác tuyên truyền pháp luật về lao động trẻ em và pháp luật
chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em còn hạn chế ............................................................. 58
2.2.2.4. Lĩnh vực quản lý và xử lý về hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em
chưa được chặt chẽ, quan tâm đúng mức...................................................................... 61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VẤN ĐỀ LẠM DỤNG SỨC
LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ cho hộ
gia đình nghèo ............................................................................................................ 70
3.1.1. Tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo .................................................... 70
3.1.2. Tăng cường công tác xóa mù chữ. ............................................................... 75
3.2. Giải pháp từ phía gia đình .................................................................................. 77
3.2.1. Cha mẹ cần thay đổi nhận thức về lao động trẻ em...................................... 77
3.2.2. Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ em ........................................... 78
3.3. Bản thân trẻ em phải biết tự bảo vệ mình khỏi hành vi lạm dụng sức lao
động ................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 79
3.4. Nhà nƣớc cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lao động trẻ em ................. 80
3.4.1. Tuyên truyền pháp luật về lao động trẻ em bằng các phương tiện truyền
thông
đại chúng .............................................................................................................. 81
3.4.2. Tuyên truyền về lao động trẻ em bằng các phương tiện truyền thông trực
tiếp .............................................................................................................................. 82



3.5. Tăng cƣờng sự quản lý chặt chẽ của cơ quan tổ chức đoàn thể trong việc
phát hiện và xử lý các trƣờng hợp lạm dụng sức lao động trẻ em ........................... 86
3.5.1. Tăng cường công tác quản lý thanh tra, giám sát về lao động trẻ em .......... 87
3.5.2. Hoàn thiện pháp luật về lao động trẻ em ...................................................... 88
3.5.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và dịch vụ bảo vệ trẻ em bị lạm dụng
sức lao động ................................................................................................................ 91
KẾT LUẬN ....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Đó là tư
tưởng luôn luôn được quán triệt trong mọi chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hay
gián tiếp liên quan đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Trong những năm
qua Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung,
cũng như pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói
riêng. Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế và vận dụng phù hợp điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt
các quyền trẻ em. Những quy định đầu tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp năm
1946 đã khẳng định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và học tập. Cho đến nay
trải qua rất nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, các quy định về quyền của
trẻ em ngày càng được mở rộng, cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn về mặt nội dung trong
các văn bản pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề lao động trẻ em.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hai phần ba dân số sống ở nông thôn
trong điều kiện khoa học kỹ thuật kém phát triển nên mọi hoạt động nông nghiệp
thường phải sử dụng bằng sức người luôn đòi hỏi nguồn lao động cao. Vì vậy, trẻ em

cũng là một nguồn lao động chính trong gia đình, nhiều lao động trẻ em đã tham gia
lao động sản xuất tạo thu nhập cho chính bản thân và nuôi sống gia đình, trong đó trẻ
em đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn lao động chính của gia đình. Với diện
tích đất nông nghiệp có hạn trong khi dân số và mức chi cho các nhu cầu tối thiểu của
người dân ngày càng lớn khiến người nông dân không thể chỉ trông chờ vào sản xuất
nông nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề dịch vụ kéo theo nhu cầu về
lao động ngày càng gia tăng, đặc biệt là lao động trẻ em. Trên thực tế, đối với một số
ngành nghề thì nguồn lao động trẻ em lại thu hút các chủ thuê lao động bởi một số lý
do như tiền công thấp, dễ quản lý…Vì lý do này mà các chủ sử dụng lao động đã vô
tình biến các em thành những công cụ lao động kiếm lời lớn. Do đó phần lớn lao động
trẻ em thường bị chủ sử dụng lạm dụng sức lao động, nhiều em đã phải sống trong
điều kiện lao động nặng nhọc và đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển về
thể chất và tinh thần của trẻ em.
Trong những năm qua vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em đã được Nhà nước
quan tâm bằng việc ban hành nhiều văn bản quy định về lạm dụng sức lao động trẻ em.
Điều này được thể hiện rõ hơn khi Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ban hành các luật quan trọng: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật
Lao động, luật Hình Sự… Các Luật này đã góp phần hạn chế được tình trạng trẻ em
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

1

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

phải lao động sớm và tạo ra bước chuyển biến trong ý thức cũng như trong hành động
của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội của các đối tượng. Những quy định đầu
tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định trẻ em có quyền

được bảo vệ, chăm sóc và học tập. Tuy nhiên một phần lớn trẻ em hiện nay vẫn còn bị
lạm dụng sức lao động và không được học tập như những em khác. Điều đó đã bộc lộ
những lỗ hỗng của pháp luật nước ta, đặc biệt sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan
chức năng đối với vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em. Với sự phát triển nhanh chóng
và đa dạng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các quy định pháp luật
về bảo vệ trẻ em cần liên tục được rà soát, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với hoàn
cảnh Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế. Từ những lý do trên mà người viết chọn đề
tài “vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm
đề tài nghiên cứu của mình. Qua bài viết người viết hy vọng hiểu biết thêm về vấn đề
lạm dụng sức lao động trẻ em, nhằm góp phần làm rõ và nâng cao trách nhiệm của gia
đình, nhà trường và xã hội trong việc hỗ trợ và phòng ngừa vấn đề lạm dụng sức lao
động trẻ em đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay. Từ đó người viết cũng có những đề
xuất đối với việc sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật Việt Nam về lạm sức lao động
trẻ em nhằm tạo ra một hàng rào pháp luật có hiệu quả để bảo vệ các quyền của trẻ em,
giúp các em có một tinh thần vững mạnh, phát triển tốt về mọi mặt trở thành một
người chủ tương lai của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài viết này nghiên cứu các vấn đề lý luận về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ
em, thực trạng dang diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó có những
nhận thức đúng đắn về lạm dụng sức lao động trẻ em. Qua đó, xem xét lại hệ thống
pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này, đồng thời rút ra những nhận xét, đề xuất
hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em được tốt hơn, xử lý mạnh và nghiêm khắc với những người có hành vi lạm
dụng sức lao động sức lao động trẻ em.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hậu quả, quy định của pháp luật, thực trạng,
nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa hành vi lạm
dụng sức lao động hiện nay. Trong bài viết, người viết chủ yếu nghiên cứu quy định
của pháp luật kết hợp đan xen với kiến thức xã hội. Trên thực tế do không có số liệu
thống kê đầy đủ và chính xác về vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em đang diễn ra nên

người viết thu thập đánh giá số liệu từ một số bài báo, trang web và một số tạp chí về
vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em diễn ra ở Việt Nam từ năm 2007 cho đến nay,
trong đó người viết đưa ra số liệu và vụ việc diễn ra ở một số địa phương nhất định
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

2

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang, Quảng Nam. Bên cạnh đó, có những
số liệu cũ người viết đưa vào nhằm mục đích tham khảo về tình hình và sự gia tăng
vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em của những năm đó và so sánh với những năm tiếp
theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng kết hợp với biện pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập tài liệu, phân tích các
số liệu có liên quan, phương pháp liệt kê tổng hợp, phương pháp thống kê thu thập số
liệu…để thể hiện nội dung của luận văn
5. Bố cục của đề tài
Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần
nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 3 chương:
 Chƣơng 1: Khái quát về lao động trẻ em và lạm dụng sức lao động trẻ em.
 Chƣơng 2: Tình hình vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay – nguyên nhân và điều kiện.
 Chƣơng 3: Một số giải pháp hạn chế vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

6. Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
của Khoa Luật cũng như quý thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức lẫn phương pháp cho em trong suốt bốn năm học qua. Đây là
niềm tin và là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Chí Hiếu đã nhiệt tình hướng dẫn cũng
như hỗ trợ và bổ sung cho em những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhưng do thời gian
thực hiện đề tài có hạn, kiến thức bản thân và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên việc
nghiên cứu và trình bày đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Người viết
kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn
để cho đề tài được hoàn thiện hơn.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

3

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
VÀ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM
Trong chương 1, người viết chủ yếu đi vào tìm hiểu những khái niệm, các
quyền của lao động trẻ em, người sử dụng lao động lao động trẻ em và những vấn đề
chung về lạm dụng sức lao động trẻ em như: khái niệm, hình thức và những quy định
pháp luật về xử phạt vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em. Dựa trên những quy định
của pháp luật quốc tế và những quy định riêng của pháp luật Việt Nam, từ đó làm nền

tảng để phân tích những vấn đề tiếp theo trong chương 2 và chương 3.
1.1. Tìm hiểu chung về lao động trẻ em
1.1.1. Khái niệm về trẻ em
“Trẻ em” nhằm chỉ một nhóm người trong xã hội thuộc về độ tuổi nhất định
trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Một đứa trẻ được biết đến như là một
con người ở giữa giai đoạn từ khi sơ sinh đến tuổi dậy thì, là một người chưa đến tuổi
trưởng thành.
Theo điều 1 Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em quy định “Trẻ em có
nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn”. Đây là quy định chung của Liên Hiệp Quốc về độ tuổi
của trẻ em được áp dụng cho tất cả các Quốc gia, độ tuổi trẻ em ở các nước có quy
định khác nhau nhưng không được vượt mức quy định chuẩn nghĩa là trẻ em phải là
người dưới 18 tuổi. Xuất phát từ quyền được quy định khác Công ước, mỗi nước đều
có quy định về độ tuổi của trẻ em khác nhau tùy theo sự phát triển của thể chất, tâm lý
của trẻ em ở Quốc gia đó.
Ở Việt Nam, quy định về độ tuổi của trẻ em nằm rải rác ở một số bộ luật, theo
đó trẻ em được hiểu là người chưa thành niên. Tuy nhiên không phải mọi trẻ em đều là
người chưa thành niên, mà chỉ có người chưa thành niên dưới 16 tuổi mới được gọi là
trẻ em, còn người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, điều này được thể hiện qua
một số điều luật như sau:
Điều 18, Bộ luật Dân sự quy định “người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người
thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”.
Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “1.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

4


SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bộ luật lao động 2011 điều 175 quy định “người lao động chưa thành niên là
người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi”.
Theo điều 1, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục 2004 trẻ em thì “trẻ em là công
dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Như vậy, tùy theo pháp luật Quốc tế và pháp luật Quốc gia có quy định khác
nhau. Nhưng trong pháp luật Việt Nam thì trẻ em được quy định theo Luật bảo vệ và
chăm sóc trẻ em “trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Đây là độ tuổi mà trẻ em cần có sự
chăm sóc đặc biệt từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
1.1.2. Khái niệm về lao động trẻ em
Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo đó
các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền
của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo
quy định của pháp luật.
Để đảm bảo trẻ em được tham gia đầy đủ các quyền, cũng như bảo vệ trẻ em
được đảm bảo an toàn trong các loại hình lao động, Việt Nam đã tham gia ký kết Công
ước 138 vào năm 2003 (1973) quy định về độ tuổi tối thiểu được đi làm việc và công
ước 182 vào năm 2000 (1999) về nghiên cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất.
Khoản 3 Điều 2 Công ước số 138 về tuổi tối thiểu được làm việc: “Tuổi tối
thiểu vào làm việc sẽ không được dưới độ tuổi học chương trình giáo dục bắt buộc và
bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi”
Ở Việt Nam, pháp luật quy định người lao động là “người ít nhất đủ 15 tuổi, có
khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”1. Đây cũng là định nghĩa về
người lao động theo Bộ luật Lao động, cơ sở để phân biệt với những người lao động

do các văn bản pháp luật khác chi phối. Ngoài những điều kiện nêu trên, quy định về
tuổi lao động tối thiểu là 15 còn dựa vào một số yếu tố khác như xuất phát từ điều kiện
cụ thể về lực lượng lao động, cơ cấu và nhu cầu làm việc của trẻ vị thành niên. Do
chưa phát triển đầy đủ nên trẻ vị thành niên khi tham gia quan hệ lao động được chú ý
bảo vệ bằng nhiều quy định bổ sung như giới hạn những ngành nghề không được sử
dụng trẻ vị thành niên, rút ngắn thời giờ làm việc, hạn chế làm thêm giờ, làm đêm.
Lao động là hành vi có ý thức, có mục đích của con người. Sử dụng công cụ lao
động tác động vào tự nhiên chỉ là một hình thức lao động. Sức lao động là tài sản vật
chất duy nhất của mỗi con người, trong thời đại ngày nay sức lao động còn là một thứ

1

Khoản 1 điều 5 Bộ luật Lao động 2011

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

5

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

hàng hóa được con người đem ra mua bán, trao đổi. Hình thức biểu hiện của sức lao
động là nghề nghiệp.
Khi nói trẻ em lao động sớm là đề cập đến vấn đề trẻ em dưới 16 tuổi tham gia
làm việc trên thị trường lao động, có quan hệ lao động hay không có quan hệ lao động
nhưng đều nhằm mục đích tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.
Khái niệm “lao động trẻ em” đồng nghĩa với việc các em phải sử dụng hầu hết thời
gian lẽ ra phải dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí để làm việc cho chủ hay cho gia

đình; là những em phải làm việc nhiều giờ trong ngày, quá sức của mình.
Mặt khác, tại khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và điều
228 Bộ luật hình sự có đề cập đến nhóm đối tượng “lao động trẻ em”. Tuy nhiên, xét ở
khía cạnh pháp lý thì trong hệ thống pháp luật của Việt Nam không có một quy định
nào để xác định khái niệm “lao động trẻ em”. Do đó, khái niệm lao động trẻ em chỉ có
thể xác định dựa trên mặt thuật ngữ khoa học. Để hiểu rõ nội hàm của thuật ngữ “lao
động trẻ em”, ta có thể đi từ việc làm rõ khái niệm “trẻ em” và khái niệm “lao động”.
Theo điều 1 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “trẻ em là người dưới
16 tuổi”. Mặt khác, theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì “Lao động là hoạt động tạo
ra sản phẩm vật chất hay tinh thần”. Kết hợp hai khái niệm về “trẻ em” và “lao động”
ở trên, ta có thể hiểu: lao động trẻ em là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh
thần do những người dưới 16 tuổi thực hiện. Nhóm tuổi của lao động trẻ em theo khái
niệm của luật Hình sự và luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên là để chỉ tất cả những
người dưới 16 tuổi.
Như vậy theo sự phân tích trên và qua sự tìm hiểu thì người viết có thể đưa ra
khái niệm lao động trẻ em “lao động trẻ em là lao động của người dưới 16 tuổi thực
hiện nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần để nuôi sống bản thân hoặc cho
gia đình”
Ở Việt Nam nhất là trong địa bàn đô thị lao động trẻ em thường tham gia ở
những công việc như:
- Làm thuê trong các hộ gia đình (giúp việc)
- Làm thuê cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ như: sản xuất hàng gia
công, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ sở dịch vụ (quán ăn, nhà hàng,
chợ…)
- Tự kiếm sống như: bán báo, đánh giày, nhặt rác…
1.1.3. Các quyền cơ bản của lao động trẻ em

 Pháp luật Quốc tế
Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về
quyền trẻ em, công ước đã có 193 nước đã phê chuẩn và thực thi Công ước. Việt Nam

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

6

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày
20/2/1990. Đây là những quy định pháp lý Quốc tế một cách toàn diện nhằm mang lại
những lợi ích và bảo vệ trẻ em. Công ước Quốc tế quyền trẻ em quy định các quyền
con người cơ bản của trẻ em. Công ước này là văn kiện quyền con người được nhiều
nước phê chuẩn nhất trong lịch sử. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia ký kết Công ước
138 vào năm 2003 (1973) quy định về độ tuổi tối thiểu được đi làm việc và công ước
182 vào năm 2000 (1999) về nghiên cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất.
Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải tham gia vào quan hệ lao động sớm để
nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển về tinh thần. Vấn đề này đã được
quy định cụ thể tại Điều 32 Công ước về quyền của trẻ em: “Bảo vệ trẻ em không bị
bóc lột kinh tế và không phải thực hiện những công việc có thể gây nguy hiểm hoặc
cản trở việc học hành của trẻ, hoặc có hại cho sức khoẻ của trẻ, gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, nhân cách hay xã hội của trẻ”. Trẻ em
có thể chất và tinh thần chưa phát triển toàn diện nên khi tham gia vào quan hệ lao
động sớm thì rất dễ tổn hại đến sức khoẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình
thường của trẻ.
Ở các Quốc gia hiện nay đang hướng đến việc bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột,
như Điều 19 Công ước về quyền của trẻ em đã quy định: trẻ em cần được tránh khỏi
“tất cả các vi phạm về thể xác và tinh thần, gây thương tích hay lạm dụng, sao nhãng
hay bóc lột sức lao động”, đồng thời kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay xây dựng

một thế giới lành mạnh cho trẻ em.
Các Điều 32, Điều 19 của Công ước về quyền trẻ em quy định với nội dung như
vậy nhằm mục đích chỉ rõ các Chính Phủ, Nhà Nước cần phải bảo vệ trẻ em khỏi bị
cha mẹ, người chăm sóc hay bất cứ ai lạm dụng, buộc trẻ phải tham gia vào quan hệ
lao động.
Bên cạnh đó trong khoản 1 Điều 32 đã nêu rõ một số loại hình công việc lao
động khác nhau mà trẻ em cần được phải bảo vệ để không phải thực hiện :
+ Công việc nguy hiểm: là công việc có nguy cơ bị tai nạn cao, tổn hại đến sức
khoẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ. Đồng thời công việc
đó còn gây cản trở cho việc học tập của các em nếu công việc này phải thực hiện vào
các giờ mà đáng lý ra trẻ phải ở trường, hoặc công việc quá mệt và vất vả làm cho trẻ
không thể đến trường.
+ Bóc lột kinh tế: tức là kiếm tiền trên sự lao động, làm việc vất vả của trẻ. Nó
bao gồm cả cách kiếm tiền mà không liên quan gì đến lao động hay làm việc theo
nghĩa thông thường của cụm từ “làm việc”, như là sử dụng trẻ em đi ăn cắp, buôn bán
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

7

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

trẻ em, trẻ em tham gia vào các nghề mang tính nghệ thuật mà không đặt quyền lợi, lợi
ích của trẻ em lên hàng đầu thì đây cũng được coi là dạng bóc lột kinh tế.
Công ước ILO quy định độ tuổi tối thiểu để đi làm cả ngày là 15 tuổi hoặc ở
những nước nghèo không ít hơn 14 tuổi. Tuy nhiên trẻ em 13 tuổi có thể được phép đi
làm những công việc nhẹ, không làm công việc đầy đủ cả ngày và những công việc
này không ảnh hưởng đến sức khoẻ hay phát triển của trẻ và không ảnh hưởng đến

việc học hành của trẻ (Điều 7 công ước số 138 ngày 26/06/1973). Trong khoản 1 Điều
3 Công ước số 138 “đối với mọi loại công việc hoặc mọi loại lao động nào mà tính
chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại đến sức khoẻ, an toàn, phẩm hạnh của trẻ
em thì mức tối thiểu không được dưới 18 tuổi”. Bên cạnh đó Khoản 3 Điều 3 cũng ghi
nhận rằng: “cho phép sử dụng trẻ em làm việc ngay từ độ tuổi 16 với điều kiện an toàn
và phẩm hạnh của họ được đảm bảo đầy đủ, phải có sự dạy dỗ thích đáng hoặc đào
tạo nghề cho họ trong ngành hoạt động tương ứng”.
Như vậy theo quy định của công ước về quyền trẻ em, công ước 138 về độ tuổi
tối thiểu lao động trẻ em đi làm việc thì trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình
thức lao động trẻ em gây ảnh hưởng không tốt đến thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ em
có thể tham gia lao động vào những công việc nhẹ, có lợi cho sự phát triển của trẻ em
và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

 Pháp luật Việt Nam
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam tình trạng trẻ em tham gia vào
quan hệ lao động sớm đang là vấn đề bức xúc. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn,
những hộ gia đình nghèo. Tuổi còn nhỏ nhưng các em đã phải tham gia làm những
công việc nặng nhọc của người lớn, hại sức khoẻ nhưng tiền kiếm được chẳng bao
nhiêu. Từ đó dẫn đến việc học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Trẻ em là nguồn nhân lực của xã hội trong tương lai, do đó trẻ em cần đặc biệt
được bảo vệ khỏi mọi hành vi tổn hại trẻ em. Trong lĩnh vực lao động, trẻ em thường
bị xâm hại bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, để bảo vệ trẻ em khỏi những hành
vi xâm hại ấy pháp luật Việt Nam quy định những điều khoản mang tính chất bắt buộc
để buộc người sử dụng lao động phải tuân theo. Qua đó trẻ em có thể thực hiện các
quyền cơ bản của mình. Cụ thể, những quyền cơ bản của lao động trẻ em bao gồm các
quyền sau:
 Quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình
+ Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: trẻ em được quyền tham gia lao động trong một
số ngành nghề như diễn viên, các nghề truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ, vận
động viên năng khiếu (mục 1 thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999) với

thời gian làm việc là 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần. Như vậy đối với trẻ em
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

8

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

dưới 15 tuổi thì các em có quyền tham gia lao động trong những công việc này và
không ai có thể bắt trẻ em làm những công việc khác vượt quá ngày giờ đã được pháp
luật quy định.
+ Đối với người chưa thành niên (15 tuổi đến dưới 18 tuổi): người lao động
chưa thành niên được quyền tham gia lao động vào một số ngành nghề và những công
việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách với thời
gian làm việc là 7 giờ trên ngày (điều 117 Bộ luật Lao động). Như vậy người chưa
thành niên cũng được phép tham gia lao động trong một số công việc phù hợp với bản
thân.

 Quyền được ký kết hợp đồng lao động
Khoản 1 điều 5 Bộ luật lao động quy định “người lao động phải ít nhất đủ 15
tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”
Đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi khi tham gia lao động hoặc học nghề, tập
nghề ở một số ngành nghề, công việc được nhận trẻ em thì bắt buộc phải có hợp đồng
lao động. Đồng thời sự giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý theo dõi bằng
văn bản của cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp thì hợp đồng đó mới
có giá trị (điều 178 Bộ luật Lao động).
Điều 26 Bộ luật Lao động quy định hợp đồng lao động phải được ký kết một 3
loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, và hợp

đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Hợp
đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau2:
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp, họ tên người sử dụng lao động hoặc người đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp;
- Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của
người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Điều kiện về an toàn lao động vệ sinh lao động;
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

2

Điều 29 Bộ luật Lao động 2011

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

9

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

 Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, được trang bị bảo hộ lao động và kiểm
tra sức khỏe định kỳ
Theo quy định tại chương IX Bộ luật Lao động và nghị định 110/2002/NĐ-CP
ngày 27-12-2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số

06/CP ngày 20/1/1995 của Chính Phủ quy định một số điều của Bộ luật lao động về an
toàn lao động vệ sinh lao động.
Trong quá trình lao động sản xuất người lao động có quyền làm việc trong môi
trường an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn vệ sinh và không có yếu tố độc hại. Ngoài ra,
người lao động là trẻ em còn được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động và
được đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Về bảo hiểm xã hội: người lao động là trẻ em cũng được tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế. Tùy theo thời gian làm việc các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao
động mà người lao động đó sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm
xã hội tự nguyện. Ngoài ra, người lao động còn có quyền được biết mọi thông tin liên
quan đến việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của mình (điều 223 Bộ luật
Lao động)
Bên cạnh đó, trước khi vào làm việc lao động trẻ em phải được kiểm tra sức
khỏe, và người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất là 6
tháng một lần. Khi bị ốm đau, trẻ em có quyền được nghỉ ngơi hoặc được hưởng các
chế độ khác về sức khỏe để bảo đảm sức khỏe của mình.
 Quyền được hưởng lương và trả công phù hợp
Điều 102 Bộ luật Lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở
thỏa thuận với người sử dụng lao động”
Trong những công việc sử dụng lao động trẻ em, người sử dụng lao động phải
trả công tương xứng với hiệu quả công việc mà các em làm được, công sức mà trẻ em
đã bỏ ra hoặc đã ký kết trong hợp đồng lao động. Như trong trường hợp trẻ em tham
gia làm việc ở những công việc được phép nhận trẻ em phải trả lương đầy đủ nếu có
thỏa thuận. Đặc biệt người sử dụng lao động không được sử dụng lao động trẻ em làm
việc mà không trả công hoặc trả công không tương xứng.
 Quyền khiếu nại, tố cáo với người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm
quyền
Khi bị xâm phạm quyền và lợi ích của mình, trẻ em có thể tự mình khiếu nại
hoặc thông qua đại diện để khiếu nại với người sử dụng lao động. Nếu như không thể
khiếu nại với người sử dụng lao động thì trẻ em có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm

quyền gần nhất để đảm bảo quyền lợi lao động của mình.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

10

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trên thực tế có một số trường hợp khi quyền lợi lao động của mình bị xâm hại,
trẻ em thường không biết khiếu nại ở đâu do không hiểu rõ các quyền cơ bản của
mình. Chỉ khi nào các em được cơ quan chức năng giải thoát thì các em mới được thật
sự được bảo vệ. Do đó pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền khiếu nại hoặc báo
cáo với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi lao động của mình.
Tóm lại, qua các quyền cơ bản cơ bản của trẻ em trong lĩnh vực lao động được
quy định trong Công ước và trong pháp luật Việt Nam, ta thấy rằng trẻ em hôm nay
ngày càng được xã hội quan tâm và chăm sóc. Thông qua các quyền của mình, trẻ em
có thể tự biểu hiện trong các hoạt động xã hội. Không ai được vi phạm quyền lao động
cơ bản của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, các quyền của
trẻ em phải được tôn trọng và bảo vệ. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm
tạo điều kiện để các em có thể hưởng tất cả các quyền cơ bản của mình.
1.2. Một số vấn đề về ngƣời sử dụng lao động trẻ em
1.2.1 . Vài nét về người sử dụng lao động trẻ em
Hiện nay, trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động được điều chỉnh bởi
quy định mang tính pháp lý. Khoản 3 Điều 7 Bộ luật Lao động hiện hành quy định
“người sử dụng lao động là doanh nghiệp hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả
công lao động nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi”.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động đối với trường hợp là cá nhân thì

phải đủ 18 tuổi. Đây là độ tuổi mà người sử dụng lao động trẻ em có khả năng chịu
trách nhiệm khi có những vi phạm về lĩnh vực lao động. Theo đó, chủ thể sử dụng lao
động trẻ em, bao gồm các chủ thể sau3:
- Các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp và hoạt động
tại Việt nam như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân. Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn thì có công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
- Các cơ quan, tổ chức Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; cơ quan, tổ
chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thỗ Việt Nam.
- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác
xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, trang trại có thuê mướn, sử dụng và trả công
cho người lao động.
Bên cạnh đó còn có người sử dụng lao động trẻ em là cá nhân, đây là chủ thể
phải đủ 18 tuổi, gồm có những chủ thể sau: chủ các cửa hàng dịch vụ (quán ăn, uống,

3

Khoản 4, điều 5 Bộ luật lao động

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

11

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

giải khát…); chủ các cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, karaoke, mát xa, sòng bạc, quán

rượu, quán bia; chủ các cửa hàng sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm, đồ chơi, trò
chơi, kích động bạo lực, đồi trụy. Ngoài ra còn có một loại chủ thể đặc biệt cũng thuộc
trường hợp là chủ thể sử dụng lao động trẻ em như cha, mẹ, người giám hộ, người
nuôi dưỡng trẻ em...4
Đối với trường hợp được phép nhận trẻ em 15 tuổi và làm việc ở một số ngành
nghề theo thông tư 21/1999/TT–BLĐTBXH ngày 11.9.1999 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội thì người sử dụng lao động phải là những người sau: chủ các cơ sở
nghệ thuật (múa, hát, xiếc, sân khấu, điện ảnh), chủ các ngành nghề truyền thống
(chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài), chủ các ngành thủ công mỹ nghệ (thêu
ren, mộc mỹ nghệ), chủ các cơ sở thể dục, thể thao (vận động viên năng khiếu).
Như vậy người sử dụng lao động trẻ em là người có hành vi sử dụng trẻ em vào
những công việc tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần, bao gồm doanh nghiệp, cá
nhân (18 tuổi trở lên) hoạt động hoặc sinh sống trên lãnh thỗ Việt Nam.
1.2.2 . Trách nhiệm của người sử dụng lao động là trẻ em
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, do đó trẻ em cần được chăm sóc và
bảo vệ khỏi những hành vi xâm hại. Khi sử dụng lao động là trẻ em, người sử dụng
phải có trách nhiệm nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ em, không ai có
thể sử dụng lao động trẻ em một cách tùy tiện. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, pháp luật nước ta quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng lao động trẻ em.

 Trách nhiệm sử dụng trẻ em đúng ngành nghề theo đúng quy định của pháp
luật
+ Đối với lao động chưa thành niên (từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)
Theo đó, khoản 1 điều 175 Bộ luật Lao động quy định: “Người lao động chưa
thành niên là người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi”. Nơi có sử dụng lao động
dưới 18 tuổi phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang
làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao
động yêu cầu.
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những

công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và
có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao
động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Đặc biệt, người sử dụng
lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc nặng
4

Điều 9 nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ chăm sóc
và giáo dục trẻ em

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

12

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công
việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành (điều 176 Bộ luật Lao động). Theo đó, thông tư
liên Bộ số 09/TT-LB ngày 13-4-1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ
Y tế đã quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động
chưa thành niên tập trung chủ yếu vào những ngành công nghiệp nặng, công nghiệp
hóa chất. Ngoài ra, thông tư 21/2004/TTLT – BLĐTBXH – BYT ngày 9-12-2004 quy
định danh mục chỗ làm việc, công việc không sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các
cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm với 18 nơi làm việc và
21 công việc bị cấm, đặc biệt là trong các loại hình vũ trường, massage, cắt tóc, gội
đầu thư giản, karaoke. Đây là nhóm nghề, công việc rất dễ dẫn đến tệ nạn xã hội.
+ Đối với lao động trẻ em (dưới 15 tuổi)

Điều 178 Bộ luật Lao động quy định: “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm
việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định”. Riêng đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng trẻ em phải có sự đồng ý và theo
dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp.
Như vậy pháp luật Việt Nam nghiên cấm việc sử dụng lao động trẻ em dưới 15
tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, người sử dụng lao động được phép sử
dụng lao động trẻ em vào một số việc được quy định tại Thông tư số 21/1999/TT BLĐTBXH ngày 11.09.1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể là các
trường hợp sau:
1. Diễn viên: múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối…),
điện ảnh;
2. Các ngành truyền thống : Chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài;
3. Các ngành thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ;
4. Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích),
bóng bàn, cầu lông, bóng rỗ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu
mây, cờ vua, cờ tướng.
Bên cạnh đó khi nhận những trẻ em vào làm một số công việc nêu trên thì người
sử dụng lao động cũng phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Trẻ em phải đủ 12 tuổi. Riêng trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật quy định tại
điểm 1 mục I nói trên phải đủ 8 tuổi; Đối với một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng
trẻ em chưa đủ 8 tuổi do Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định.
2. Có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc theo xác nhận của trung tâm y tế cấp
huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa;
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

13

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân



Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3. Có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;
4. Có sơ yếu lý lịch của trẻ em đã được xác nhận của chính quyền địa phương;
5. Môi trường lao động không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý của trẻ em và
không vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
6. Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần;
không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm;
7. Đảm bảo thời gian học văn hoá cho trẻ em;
8. Có hợp đồng lao động.
Nhìn chung pháp luật Việt Nam cấm người sử dụng lao động và những công việc
gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Đặc
biệt khi sử dụng lao động trẻ em, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm
quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt: lao động, tiền lương,
sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
 Trách nhiệm sử dụng lao động trẻ em đúng ngày giờ pháp luật quy định
Đối với trẻ em, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động theo ngày giờ
mà pháp luật cho phép. Như vậy mới đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ em.
Điều 177 Bộ luật Lao động quy định: “Thời gian làm việc của người lao động
chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày”. Người sử dụng lao động chỉ được
sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong
một số ngành nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, thì ngày giờ được sử dụng lao động trẻ em là “Thời
gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ
em làm thêm giờ và làm việc ban đêm” (mục II thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày
11/9/1999)
Như vậy người sử dụng lao động trẻ em chỉ được dùng trẻ em theo đúng ngày giờ
mà pháp luật quy định. Đặc biệt, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo cho trẻ em
thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình lao động.
 Trách nhiệm ký kết hợp đồng với lao động trẻ em

Khi có nhu cầu sử dụng lao động trẻ em, người sử dụng lao động phải có trách
nhiệm ký kết hợp đồng với lao động trẻ em. Như vậy mới có cơ sở để đảm bảo cho
quyền lợi của trẻ em. Người sử dụng lao động không được viện bất cứ lý do gì để
không ký hợp đồng lao động.
Riêng đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi khi tham gia lao động hoặc học nghề
ở một số ngành nghề nào đó thì bắt buộc phải có hợp đồng lao động. Đồng thời sự
giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản và theo dõi của cha, mẹ

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

14

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

hoặc người đỡ đầu hợp pháp thì hợp đồng đó mới có giá trị (điều 178 Bộ luật Lao
động).
Tùy theo tính chất hợp đồng mà hợp đồng được ký kết với từng loại hợp đồng
khác nhau. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải đảm bảo hợp đồng có đầy đủ nội
dung theo đúng quy định tại điều 29 Bộ luật Lao động như: tên và địa chỉ của doanh
nghiệp hoặc người sử dụng lao động, công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao
động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội với người lao động…

 Trách nhiệm trả lương hoặc trả công tương xứng với lao động trẻ em
Trong quá trình lao động, nếu lao động trẻ em làm ra sản phẩm hoặc công việc
theo đúng hợp đồng làm việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả công
tương xứng. Đây là quyền lợi của lao động trẻ em, do đó chủ sử dụng lao động không

thể vì lý do gì khác mà không trả công cho trẻ em. Nếu như không trả công cho trẻ em
thì coi như đã vi phạm pháp luật lao động.
Tùy theo sự thỏa thuận mà tiền lương được trả định kỳ hàng tháng và hàng quý
và phải trao trực tiếp cho lao động trẻ em.

 Trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, tham gia bảo hiểm
và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em
Khi sử dụng lao động trẻ em người sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn, vệ
sinh cho lao động trẻ em, trang bị đầy đủ các loại phương tiện bảo hộ lao động. Người
sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng,
đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng
ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Người sử dụng lao động phải kiểm tra định kỳ,
tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao
động, phải bố trí phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động
(điều 152 Bộ luật lao động)
Ngoài ra, người sử dụng lao động cần phải đảm bảo cho trẻ em được tham gia
bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội. Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức
kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em, như thế mới đảm bảo quyền lợi cho trẻ em và trẻ
em có thể được bảo vệ an toàn trong môi trường lao động.
Tóm lại, lao động trẻ em là một loại lao động đặc thù do vậy các em cần phải có
chế độ bảo vệ đặc biệt. Người sử dụng phải có trách nhiệm sử dụng lao động trẻ em
theo đúng với quy định của pháp luật. Một khi không đảm bảo sự an toàn cho lao động
trẻ em hoặc làm không đúng với quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động trẻ
em sẽ bị pháp luật chế tài và tùy theo mức độ người sử dụng lao động có thể bị kỷ luật,
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

15

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân



Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.3 . Tìm hiểu chung về lạm dụng sức lao động trẻ em
1.3.1 . Khái niệm về lạm dụng sức lao động trẻ em
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, khái niệm “lạm dụng trẻ em” bao gồm tất
cả mọi hình thức đối xử tồi tệ hoặc không phù hợp đối với trẻ về phương diện thể chất
cũng như về tâm lý, tình cảm, gây ra sự tổn hại thực tế hoặc tiềm ẩn đối với sự tồn tại
và phát triển, đối với sức khoẻ và nhân phẩm của trẻ. Và “lạm dụng lao động trẻ em”
là một trong những hình thức lạm dụng, xâm hại, bóc lột trẻ em cần phải loại bỏ trong
đời sống xã hội. Theo đó “lạm dụng lao động trẻ em” được hiểu là trường hợp những
đứa trẻ phải làm việc quá sức trong gia đình của mình hoặc cho gia đình người khác,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cản trở việc học hành của trẻ.5
Ở Việt Nam, trong các văn bản pháp luật hiện nay chưa có văn bản nào định
nghĩa hay làm rõ thuật ngữ “lạm dụng”. Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa thì “lạm”
là vượt lấn quá phạm vi, giới hạn cho phép. Còn “lạm dụng” là việc sử dụng quá mức
hoặc quá giới hạn đã được quy định. Như vậy theo cách hiểu đơn giản và thông thường
thì “lạm dụng” là việc sử dụng quá mức, phạm vi, giới hạn quy định, cho phép.
Theo định nghĩa thông thường thì “lao động trẻ em là lao động của người dưới
16 tuổi thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần để nuôi sống bản thân
hoặc cho gia đình”.
Hiện nay có rất nhiều người sử dụng từ “bóc lột sức lao động trẻ em” để nói
đến những hành vi bắt trẻ em phải làm việc quá sức mình trong những điều kiện khắc
nghiệt. Theo đó bóc lột sức lao động trẻ em cũng là một trong những hành vi lạm dụng
trẻ em, “bóc lột sức lao động trẻ em” được hiểu là trường hợp bắt trẻ phải làm việc quá
sức mình trong những điều kiện khắc nghiệt vì mục đích lợi nhuận của người lớn,
không có điều kiện học hành và phát triển nhân cách như chúng bạn6. Theo đó “lạm
dụng sức lao động trẻ em” và “bóc lột sức lao động trẻ em” có nghĩa tương đối giống
nhau. Tuy nhiên theo sự tìm hiểu của người viết thì hiện nay trong các văn bản pháp

luật của Việt Nam chỉ quy định, phân tích, xem xét đến hành vi lạm dụng sức lao động
trẻ em mà không đề cập đến hành vi bóc lột sức lao động trẻ em. Do đó, trong phạm vi
nghiên cứu đề tài, người viết chỉ sử dụng từ “lạm dụng” để phân tích và làm rõ các vấn
đề liên quan đến “lạm dụng sức lao động trẻ em”
Cho đến bây giờ chưa có một khái niệm chung nào lạm dụng sức lao động trẻ
em, nhưng qua sự tìm hiểu người viết có thể đưa ra khái niệm về lạm dụng sức lao
động trẻ em như sau “lạm dụng sức lao động trẻ em là hành vi của một người hoặc
5

[truy cập ngày 28-7-2010]
6
[truy cập 8-4-2010]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

16

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

một nhóm người sử dụng lao động trẻ em vượt quá mức so với phạm vi và quy định
của pháp luật lao động”
Như vậy, hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em đã xuất hiện khá lâu cùng nhiều
hình thức tồn tại khác nhau. Người sử dụng trẻ em thường lạm dụng sức lao động trẻ
em ở những công việc như may giày da, may mặc…và những công việc khá nặng nhọc
và nguy hiểm như đãi vàng, cõng gạch,…Lạm dụng sức lao động trẻ em để lại nhiều
hậu quả nặng nề cho trẻ em, cho gia đình xã hội và người sử dụng lao động là trẻ em.
Do đó pháp luật Việt Nam nghiêm cấm những hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em.

Ai có hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em dù ở bất kỳ hình thức nào thì cũng bị pháp
luật xử lý thích đáng.
1.3.2 . Các hình thức chủ yếu của lạm dụng sức lao động trẻ em
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ngày
càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Nhiều hội nghị văn bản luật pháp
quốc tế đang được ban hành nhằm xóa bỏ tình trạng này. Hiện tại, lạm dụng sức lao
động trẻ em không chỉ giới hạn trong phạm vi đạo đức, xã hội ở mỗi quốc gia mà đã
trở thành một yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.
Trong công ước 182 về lao động trẻ em của Liên Hiệp Quốc, thuật ngữ “các
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” bao gồm:7
a) Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ em,
gán nợ và lao động nô lệ và lao động cưỡng bức trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ
em tham gia vào xung đột vũ trang;
b) Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản
phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm;
c) Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt
vào mục đích sản xuất và vận chuyển chất ma tuý như được nêu tại các hiệp định quốc
tế;
d) Những công việc mà tính chất hoặc các điều kiện của nó có thể xâm hại đến
sức khoẻ, an toàn và đạo đức của trẻ;
Ở Việt Nam, tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em đang là vấn đề quan tâm
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan Nhà Nước…nhằm tiến tới xóa
bỏ tình trạng trẻ em bị lạm dụng sức trong bất kì hình thức nào. Thế nhưng nhiều hình
thức lạm dụng sức lao động trẻ em vẫn đang còn tồn tại. Tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ em
tham gia vào loại hình công việc khác nhau, công đoạn khác nhau trong cùng một
công việc do đó hình thức lạm dụng cũng khác nhau. Những hành vi lạm dụng sức lao

7

Điều 3 Công ước 182 ngày 1-6-1999


GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

17

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

động trẻ em được quy định tạị điều 9, nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về
thi hành một số điều của luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Khoản 7 điều 7 Luật Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em) bao gồm những hành vi sau:
1. Cha mẹ, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công
việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.
2. Sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp, vật lý
trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ
ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em.
3. Sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hoá phẩm, sản phẩm hoặc đồ
chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho sự phát triển của trẻ
em.
4. Sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao
động hoặc đúng với quy định pháp luật nhưng bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời
gian, không trả công hoặc trả công không tương xứng.
Theo đó, những hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em bao gồm những hành vi
sau:
Thứ nhất, cha mẹ, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm
công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ
em: đây là hành vi được thực hiện bởi chủ thể là người thân của các em bao gồm cha,
me, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng. Trẻ em có thể làm những công việc nhà

để phụ giúp gia đình nhưng công việc đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các
em. Do đó cha mẹ trẻ em không thể nào sử dụng trẻ em làm những công việc vượt quá
khả năng của trẻ và gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Ở trong những gia đình nghèo khó,
trẻ em thường đảm nhận những công việc gia đình phụ giúp cha mẹ, kể cả tham gia
vào kinh tế gia đình để tạo thu nhập phụ giúp gia đình, cha mẹ của các em cứ nghĩ
rằng con cái làm việc phụ giúp gia đình là chuyện bình thường. Thế nhưng nếu bắt trẻ
em làm việc quá sức của các em thì chính cha mẹ của các em là người đầu tiên lạm
dụng sức lao động của các em.
Thứ hai, sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp,
vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có
nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ em. Đây là hành vi người sử
dụng lao động sử dụng trẻ em ở những công việc không lành mạnh, các cơ sở này là
những cơ sở không thích hợp với lứa tuổi của các em và phát triển nhân cách của các
em, đặc biệt các em có nguy cơ bị lợi dụng hoạt động mại dâm và sa vào các tệ nạn xã
hội rất cao. Chỉ cần sử dụng lao động trẻ em ở một trong những cơ sở này thì người sử
dụng lao động đã vi phạm quy định của pháp luật lao động. Ở vũ trường, cơ sở xoa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

18

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

bóp, sòng bạc là những nơi dành cho người từ 18 tuổi trở lên, những cơ sở này có
những tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em sau này. Do đó pháp luật Việt
Nam đặc biệt nghiên cấm sử dụng trẻ em ở những cơ sở này.
Thứ ba, sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hoá phẩm, sản phẩm
hoặc đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho sự phát triển

của trẻ em. Hiện nay những trò chơi bạo lực hoặc đồi trụy đang được kiểm soát và
ngăn chặn, bởi đây là những trò chơi gây rất nhiều nguy hiểm tới sự phát triển của trẻ
em. Từ các game bạo lực mà đã có nhiều vụ bạo lực thực tế đã diễn ra như bạo lực học
đường…Do đó một khi sử dụng trẻ em tham gia vào sản suất các sản phẩm bạo lực
hoặc đồi trụy này thì các em có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sự phát triển rất là cao. Để
bảo vệ trẻ em được phát triển lành mạnh trong môi trường lao động an toàn, pháp luật
Việt Nam nghiên cấm hành vi sử dụng trẻ em trong các hoạt động sản xuất, kinh
doanh các loại đồ chơi bạo lực hoặc đồi trụy này.
Thứ tư, sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về
lao động hoặc đúng với quy định pháp luật nhưng bắt trẻ em lao động quá sức, quá
thời gian, không trả công hoặc trả công không tương xứng. Sử dụng trẻ em làm những
công việc trái với quy định pháp luật lao động là những công việc thuộc trường hợp bi
cấm sử dụng lao động trẻ em như những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc công
việc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc môi trường lao động không đảm bảo an toàn và
vệ sinh lao động. Theo đó thông tư liên bộ số 09/TT - LB ngày 13/4/1995 của Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đã quy định các điều kiện lao động có hại và
các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên tập trung chủ yếu vào những
ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất. Ngoài ra, thông tư 21/2004/TTLTBLĐTBXH – BYT ngày 9/12/2004 quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không
sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để
hoạt động mại dâm với 18 nơi làm việc và 21 công việc bị cấm, đặc biệt là trong các
loại hình vũ trường, massage, cắt tóc, gội đầu thư giản, karaoke.
Sử dụng trẻ đúng với quy định của pháp luật lao động nhưng bắt trẻ em làm
việc quá sức quá thời gian, không được trả công hoặc trả công không tương xứng là sử
dụng trẻ em vào những công việc được phép nhận trẻ em vào làm việc như diễn viên,
vận động viên, vẽ tranh sơn mài…(mục 1, thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày
11/9/1999) hoặc những công việc khác được sử dụng lao động trẻ em. Tuy nhiên
người sử dụng lao động trẻ em lại bắt các em làm việc quá sức lực của các em như cho
các em làm việc hoặc tập luyện quá thời gian pháp luật quy định và không tạo điều
kiện cho các em được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó người sử dụng còn có hành vi là không
trả công cho các em, hoặc trả công không tương xứng như trường hợp các em làm việc

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

19

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


Luận văn: Vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

nhiều mà trả công ít, hoặc như trường hợp người sử dụng lao động viện lý do này lý do
kia để không trả công cho các em như đã thỏa thuận.
Trên thực tế trẻ em chủ yếu bị lạm dụng sức lao động chủ yếu ở những cơ sở gia
công, thủ công nhỏ lẻ, mang tính gia đình hoặc những cơ sở hoạt động không đăng ký
kinh doanh, nhằm tránh sự kiểm tra của chính quyền địa phương. Hình ảnh những trẻ
em làm việc như người lớn để nuôi mình, nuôi gia đình không còn là hiện tượng cá
biệt. Trong đó, đáng lưu ý nhất là những trẻ em tha phương, làm những công việc nặng
nhọc quá sức với đồng tiền công thấp so với công sức mà các em đã bỏ ra. Các em
không chỉ bị bóc lột sức lao động, mà còn bị chủ chiếm cả tiền lương, hành hạ, ngược
đãi, và biến các em trở thành công cụ để thực hiện các phi vụ làm ăn phi pháp, có khi
chính các em trở thành nạn nhân của bọn buôn người qua biên giới.
Ở khu vực thành thị, phổ biến nhất là trẻ em làm giúp việc gia đình, phụ việc ở
nhà hàng, cửa hàng,... Đa số trẻ em làm các công việc trong ngành dệt may, giày da,
chế biến thực phẩm... trong điều kiện gò bó, chật chội, thiếu ánh sáng, tiếng ồn, ô
nhiễm không khí, hoá chất... Không chỉ bị lạm dụng về sức khoẻ, lao động trẻ em còn
bị lạm dụng về thời gian lao động và tệ hơn là xâm hại tình dục. Hằng ngày, các em
phải làm việc bình quân 10 giờ rưỡi mỗi ngày, nhiều nhất là 14 giờ mỗi ngày, thời gian
làm thêm khoảng 4 giờ rưỡi mỗi ngày. Nhưng thù lao nhận được lại rẻ như “bèo”,
lương tối thiểu của lao động trẻ em chỉ khoảng 330.000đ/tháng/em. 8 Phần lớn số tiền
lương này cũng không trực tiếp đến tay các em, mà được chủ trao cho cha mẹ của các
em mỗi năm một lần. Không những vậy, các em đều không được trả lương làm thêm

giờ và phải làm việc vào ban đêm.
Công việc ôsin hiện nay có lẽ đã khá quen thuộc với chúng ta, nhiều đứa trẻ đi
làm osin thường bị đối xử tệ bạc. Không được ăn cơm cùng gia đình, làm hỏng việc sẽ
bị đánh chửi…Cũng có đứa đi làm ôsin phải làm việc từ 6h sáng đến 11h đêm mới
được đi ngủ, đấy là chưa kẻ nếu em bé hoặc một thành viên trong nhà bị ốm thì ôsin sẽ
phải dậy mấy lần trong một đêm để lấy nước, lấy thuốc và cả nấu đồ ăn cho người ốm.
Nhìn lại những hình thức mà trẻ em bị lạm dụng trên đây, có ai không phải xót
xa khi từng ngày những đứa bé đang làm việc trong những môi trường không đảm bảo
an toàn cho tính mạng và sức khỏe. Do vậy các cơ quan chức năng cần xử lý triệt để
mọi hình thức lạm dụng sức lao động nói trên, để các em có thể vui chơi, học tập theo
đúng những quyền mà các em cần phải được hưởng.

8

/>[truy cập 14-9-2009]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

20

SVTH: Sơn Thị Hồng Nhân


×