Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích tình hình cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản từ ngân hàng nông nghiệp và phát tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THÙY TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THÙY TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỪ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THANH TOÀN


Cn. ĐẶNG THỊ PHƯỢNG

2010


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô), đặc biệt là tập thể quý thầy
(cô) Khoa Thủy Sản và thầy (cô) Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh trường
Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong
suốt bốn năm học vừa qua, đó là hành trang giúp tơi tự tin khi bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tồn và cơ Đặng Thị
Phượng là giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Nhân dịp này cho tơi được phép nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến thầy Trần Văn Việt, thầy Lê Xuân Sinh là Cố vấn học tập cho tôi
trong suốt thời gian học tại trường và tất cả các thầy cô- những người đã dạy
bảo tôi được như ngày hôm nay.
Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và Phịng Nơng
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã tạo điều
kiện cho tôi thực tập tốt tại đơn vị.
Tuy đã cố gắng hoàn thành thật tốt luận văn tốt nghiệp, nhưng kiến thức
có hạn nên khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của
thầy (cơ) và sự đóng góp kiến của cơ chú, anh chị trong Ngân hàng để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Trân thành chúc quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong Ngân hàng
và Phịng Nơng nghiệp dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục làm việc thật tốt
và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi và thế hệ mai sau.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm ….
Sinh viên thực hiện


Trần Thùy Trang


TĨM TẮT
Đề tài “Phân tích tình hình cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay cho
nuôi trồng thủy sản từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Cái Nước, tỉnh Cà Mau” được thực hiện với mục tiêu là nhằm phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ,
cũng như khả năng giải ngân vốn của Ngân hàng cho ngành NTTS có sự thay
đổi như thế nào qua 3 năm (2007-2009). Các phương pháp so sánh tuyệt đối, so
sánh tương đối và thống kê mô tả được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu.
Kết quả cho thấy hoạt động của NHNN & PTNT có lợi nhuận trong 3
năm từ 2007-2009, nhưng doanh số dư nợ cho NTTS của NH cũng tăng lên,
điều này khiến cho hoạt động tín dụng của NH hoạt động kém hiệu quả. Vì thế
NH cần đẩy mạnh cơng tác thu nợ, nâng cao trình độ chun mơn và tác phong
nghề nghiệp của CBTD, nhằm khắc phục những khó khăn mà NH đang vướng
mắc.
Ở nơng hộ thì nhu cầu vay vốn cao, nguồn vốn vay từ NH chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu vốn vay (62%), tuy nhiên trong cơ cấu theo số tiền thì
nguồn vốn cung cấp từ các đại lý TATS cao hơn so với nguồn vốn người nuôi
vay được từ NH, do đó vai trị của NH chưa thật sự chi phối nhiều đến nguồn
vốn của người dân. Như vậy, NH cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò tín dụng của
mình để đáp ứng nguồn vốn của nơng hộ trong sản xuất. Về phía người dân thì
cần tham gia tích cực các lớp tập huấn để nâng cao tay nghề vận dụng vào thực
tiễn vào vùng nuôi ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cá nhân và chủ
động được khả năng trả nợ vay.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục
hình........................................................................................................i
Danh mục
bảng......................................................................................................ii
Danh mục từ viết
tắt.............................................................................................iii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5 Giới hạn của đề tài ........................................................................................... 3
1.5.1 Nội dung .................................................................................................... 3
1.5.2 Thời gian .................................................................................................... 3
1.5.3 Địa bàn ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 4
2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ....... 4
2.2 Tổng quan về nuôi trồng thủy sản ................................................................... 5
2.2.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ........................................ 5
2.2.2 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long ............ 5
2.2.3 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của Cà Mau ........................................... 7
2.2 Tổng quan về tình hình tín dụng trong ngành ni trồng thủy sản ............. 10
2.2.1 Tình hình tín dụng đối với nuôi trồng thủy sản của Việt Nam............. 10
2.2.2 Tình hình tín dụng đối với ni trồng thủy sản của đồng bằng sơng
Cửu Long ................................................................................................. 11
2.2.3 Tình hình tín dụng đối với nuôi trồng thủy sản của Cà Mau................ 12
2.3 Tổng quan về huyện Cái Nước ...................................................................... 12

2.3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội huyện Cái Nước ........ 12
2.3.2 Tình hình ni trồng thủy sản của huyện Cái Nước ............................. 13
2.5 Lược khảo tài liệu .......................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
3.1 Phương pháp luận........................................................................................... 15
3.1.1 Những khái niệm về hoạt động tín dụng................................................ 15
3.1.2 Phân loại tín dụng.................................................................................... 16
3.1.3 Phương thức cho vay .............................................................................. 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 20
3.2.2 Danh mục các biến chủ yếu trong nghiên cứu ...................................... 20
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 22
4.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái
Nước .............................................................................................................. 22


4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Cái Nước ............................................................ 22
4.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức ........................................................................... 22
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 23
4.1.4 Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 25
4.2 Hiệu quả tín dụng ........................................................................................... 25
4.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Cái Nước ............................................................ 25
4.2.2 Kết quả cho vay nuôi trồng thủy sản qua 3 năm (2007-2009) ............. 28
4.2.3 Tình hình dư nợ cho ni trồng thủy sản qua 3 năm (2007-2009) ...... 29
4.2.4 Doanh số thu nợ cho ni trồng thủy sản .............................................. 31
4.2.5 Tình hình nợ quá hạn .............................................................................. 33
4.2.6 Các chỉ tiêu tài chính khác trong hoạt động cho vay của Ngân hàng .. 34

4.3 Phân tích hoạt động của nơng hộ vay vốn cho nuôi trồng thủy sản ............ 37
4.3.1 Đặc điểm của hộ gia đình ni trồng thủy sản ...................................... 37
4.3.2 Đất đai của hộ nuôi trồng thủy sản......................................................... 40
4.3.3 Tiết kiệm của hộ nuôi trồng thủy sản ..................................................... 42
4.3.4 Giá trị tài sản của hộ nuôi trồng thủy sản .............................................. 43
4.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của các mơ hình ni trồng thủy sản ................ 44
4.4.1 Chi phí sản xuất của các mơ hình ni .................................................. 44
4.4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mơ hình ni ................................... 47
4.4.3 Khó khăn và mong muốn của nông hộ nuôi trồng thủy sản ................. 49
4.5 Nguồn vốn của hộ nuôi trồng thủy sản ......................................................... 50
4.6 Tình hình tín dụng của hộ ni trồng thủy sản............................................. 53
4.6.1 Tỷ lệ hộ vay vốn tín dụng của hộ ni trồng thủy sản theo mơ hình.. 53
4.6.2 Mục đích vay vốn của hộ ni trồng thủy sản ...................................... 54
4.6.3 Nợ quá hạn của hộ nuôi trồng thủy sản ................................................. 55
4.6.4 Cách trả tiền lãi vay ................................................................................ 55
4.6.5 Lý do hộ nuôi trồng thủy sản không vay vốn tín dụng ......................... 56
4.6.6 Khó khăn và mong muốn của hộ vay để nuôi trồng thủy sản .............. 57
4.7 Phân tích ma trận SWOT .............................................................................. 58
4.7.1 Đối với Ngân hàng ...................................................................................... 58
4.7.2 Đối với nông hộ nuôi trồng thủy sản ......................................................... 60
4.8 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và tình hình sử
dụng vốn vay cho nuôi trồng thủy sản ........................................................ 62
4.8.1 Định hướng đổi mới hoạt động tín dụng................................................ 62
4.8.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng ......... 63
4.8.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nuôi trồng thủy sản .... 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 65
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 65
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 65
5.2.1 Đối với Ngân hàng .................................................................................. 65
5.2.2 Đối với nơng hộ và cơ quan chính quyền địa phương .......................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 67
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 69


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng và nguồn vốn đầu tư trong thủy sản Việt Nam năm 2005 ... 10
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2007-2009) ................ 26
Bảng 4.2: Doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản qua 3 năm (2007-2009) ......... 28
Bảng 4.3: Tình hình dư nợ ni trồng thủy sản qua 3 năm (2007-2009) ............ 30
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ nuôi trồng thủy sản qua 3 năm................................ 31
Bảng 4.5: Nợ quá hạn của nuôi trồng thủy sản qua 3 năm (2007-2009)............. 33
Bảng 4.6 Chỉ tiêu tài chính trong hoạt động cho vay đối với nuôi trồng thủy sản34
Bảng 4.7: Nhân khẩu và lao động của hộ nuôi trồng thủy sản ........................... 38
Bảng 4.8: Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động tham gia nuôi trồng thủy sản.... 38
Bảng 4.9: Lao động gia đình theo loại hình ni ............................................... 38
Bảng 4.10: Lao động gia đình theo mơ hình ni .............................................. 39
Bảng 4.11: Số năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của nông hộ..................... 40
Bảng 4.12: Diện tích đất thổ cư của hộ theo mơ hình ni ................................ 41
Bảng 4.13: Diện tích đất vườn của hộ theo mơ hình ni .................................. 41
Bảng 4.14: Diện tích đất chun ni trồng thủy sản theo mơ hình ni ........... 41
Bảng 4.15: Tiết kiệm của hộ gia đình ni tơm theo mơ hình ni.................... 43
Bảng 4.16: Giá trị tài sản và phi tài sản của nông hộ ni trồng thủy sản .......... 43
Bảng 4.17: Chi phí sản xuất của các mơ hình ni trồng thủy sản ..................... 44
Bảng 4.18: Hiệu quả sản xuất của các mơ hình nuôi trồng thủy sản................... 47
Bảng 4.19: Tỷ suất sinh lời/chi phí theo mơ hình ni trồng thủy sản ............... 48
Bảng 4.20: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu theo mô hình ni trồng thủy sản.... 49
Bảng 4.21: Tỷ số TR/TC theo mơ hình ni trồng thủy sản............................... 49
Bảng 4.22: Khó khăn của hộ nuôi thủy sản ....................................................... 50
Bảng 4.23: Mong muốn của nông hộ nuôi trồng thủy sản.................................. 50

Bảng 4.24 Nguồn vốn của hộ nuôi trồng thủy sản ............................................. 51
Bảng 4.25 Nguồn vốn vay của nông hộ ở các tổ chức tín dụng.......................... 52
Bảng 4.26: Tỷ lệ vay vốn theo mơ hình ni trồng thủy sản.............................. 53
Bảng 4.27: Lý do trễ hẹn của nông hộ............................................................... 55
Bảng 4.28 Cách trả tiền vay cho tổ chức tín dụng.............................................. 55
Bảng 4.29: Lý do hộ không muốn vay............................................................... 56
Bảng 4.30: Lý do muốn vay nhưng khơng vay được ......................................... 56
Bảng 4.31: Khó khăn tiếp cận nguồn vốn của hộ ni trong hoạt động tín dụng 57
Bảng 4.32: Mong muốn tiếp cần nguồn vốn của hộ trong hoạt động tín dụng.... 57


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBTD

Cán bộ tín dụng

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

NH

Ngân hàng

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHNN & PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCCT

Quảng canh cải tiến

ROA

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROS

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

Rp

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí


TC/BTC

Thâm canh/ Bán thâm canh

TMDV

Thương mại dịch vụ

TR/TC

Tổng doanh thu/ tổng chi phí

TATS

Thức ăn thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn- ao- chuồng


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN & PTNT) là

một ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước có vai trị chủ đạo và chủ lực
trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn. Sau khi Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nơng lâm nghiệp, thủy sản, thì phong trào ni trồng thủy
sản (NTTS) cả nước nói chung, đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng
phát triển rất nhanh và đã đạt được một số thành công nhất định. Cùng với đó
thì NHNN & PTNT đã thể hiện một cách đầy đủ vai trị của mình thơng qua
việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư và mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, cũng như mở rộng quy mô, diện tích
ni trồng của nơng hộ thủy sản. Cùng với xu hướng đó, NHNN& PTNT
huyện Cái Nước đã và đang góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy phát triển
kinh tế huyện nhà. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng (NH) là nơng hộ
ni trồng thủy sản, trong đó vốn là yếu tố cần thiết quan trọng và đặc biệt
quan trọng để nơng hộ thủy sản có thể đầu tư cho ngành nghề của mình.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong quá trình hoạt động
cả NH cũng như người ni cũng gặp khơng ít khó khăn. Về phía NH thì
trong xu thế phát triển hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các NH là điều
không tránh khỏi, cụ thể là số lượng các NH ngày càng nhiều như: Ngân
hàng Công Thương, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, Quỹ tín dụng Nhân
dân,... Vì thế các NH phải khơng ngừng nâng cao chất lượng hoạt động để
có thể giữ vững vị trí của mình. Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
2008, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất, lúc tăng nhanh, lúc thì
giảm mạnh khiến các NH rất khó đưa ra các mức lãi suất cố định, tiếp tục
với sự mất cân bằng về lãi suất thì giá cả của tất cả các mặt hàng cũng
khơng ổn định, gây khó khăn nhiều đối với người nuôi trong việc đầu tư cho
các trang thiết bị và các yếu tố đầu vào khi giá cả của các mặt hàng như con
giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản ngày càng leo thang,... Song song với đó
thì đầu ra của sản phẩm cũng trở nên phức tạp hơn do xã hội ngày một phát
triển và mức sống của người dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng
của họ cũng có sự địi hỏi cao hơn đối với chất lượng của sản phẩm. Chính điều

này buộc những người ni cần phải có một nguồn vốn lớn để đầu tư cho trang
thiết bị kỹ thuật cũng như các yếu tố đầu vào chất lượng hơn để sản phẩm của
mình đưa ra thị trường đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an tồn thực phẩm và có thể dễ


dàng truy suất được nguồn gốc. Để làm được điều này thì người ni phải cần
đến nhiều vốn để trang bị và đầu tư cho các yếu tố ban đầu, do đó NHNN &
PTNT là nơi đáp ứng được nguồn vốn này nhanh nhất đối với nông hộ.
Tuy nhiên do đặc thù của ngành thủy sản luôn chịu tác động của điều
kiện tự nhiên, do đó người ni khơng thể chủ động được sản lượng thu hoạch.
Chính vì thế tình hình tài chính của người dân gặp khó khăn là điều tất yếu,
do thu hoạch khơng có lợi nhuận dẫn đến khơng có khả năng hồn cả vốn
lẫn lãi cho NH. Điều đó đồng nghĩa với việc dư nợ của NH tăng cao, chất
lượng hoạt động cho vay giảm sút. Nên NH cũng tỏ ra khá dè dặt hơn đối
với vấn đề vay vốn cho ngành NTTS.
Từ những vấn đề đã nêu điều quan trọng là cần tìm ra giải pháp về
nguồn vốn cho người nuôi để tiếp tục tái sản xuất nhằm đáp ứng cho ngành
thủy sản của tỉnh phát huy hết tiềm năng lợi thế của mình, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế- xã hội
mà tỉnh đã đề ra, mà quan trọng hơn hết là làm thế nào để NH có thể giải ngân
nguồn vốn cho người dân để có thể sản xuất và tái sản xuất, vì thế em chọn đề
tài “Phân tích tình hình cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay cho nuôi trồng
thủy sản từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở huyện Cái
Nước, tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay vốn của NHNN & PTNT đối với
NTTS qua 3 năm và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nuôi ở huyện Cái
Nước. Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và sử
dụng vốn vay cho NTTS ở huyện Cái Nước.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay NTTS của
NHNN & PTNT ở huyện Cái Nước trong 3 năm (2007-2009).
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay NTTS từ NHNN & PTNT của
người dân huyện Cái Nước.
3. Nhận diện những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động cho vay và
sử dụng vốn vay từ NH. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả cho vay của NH và sử dụng vốn vay của người NTTS.


1.3 Nội dung nghiên cứu
 Tìm hiểu hoạt động cho vay của NHNN & PTNT tại huyện Cái Nước
đối với NTTS qua 3 năm 2007-2009.
 Tìm hiểu tình hình vay vốn NTTS và hiệu quả sử dụng vốn vay của
người dân tại NHNN & PTNT của huyện Cái Nước.
 Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động cho vay của NH và hiệu quả sử dụng vốn vay của
người NTTS.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng về hoạt động cho vay của NH đối với NTTS thay đổi như
thế nào qua 3 năm 2007-2009?
2. Nhu cầu vay vốn đối với NTTS thay đổi ra sao qua các năm?
3. Hiệu quả cho vay NTTS của NH đạt được ra sao và người NTTS sử
dụng vốn vay như thế nào?
4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn của NH
đối với NTTS và điều kiện tiếp cận nguồn vốn của người dân NTTS?
5. Cần có các giải pháp như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và
hiệu quả sử dụng vốn đối với NTTS?
1.5 Giới hạn của đề tài
1.5.1 Nội dung

Đề tài tập trung tìm hiểu hoạt động cho vay vốn của NHNN & PTNT
huyện Cái Nước đối với NTTS và hiệu quả sử dụng vốn của người nuôi thông
qua bảng phỏng vấn nông hộ và các số liệu thu thập được trong quá trình thực
tập tại NH.
1.5.2 Thời gian

Số liệu nghiên cứu là số liệu về hoạt động cho vay đối với NTTS
của NHNN & PTNN huyện Cái Nước trong 3 năm (2007-2009).

Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2010 đến 12/2010.
1.5.3 Địa bàn
 Viết đề cương, nhập và xử lý số liệu, viết luận văn được thực hiện
tại trường Đại học Cần Thơ -Thành phố Cần Thơ.
 Số liệu nghiên cứu và phỏng vấn nông hộ được thực hiện tại huyện
Cái Nước- Tỉnh Cà Mau.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam được
thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là NH lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng
12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều
phương diện:
- Tổng nguồn vốn:
434.331 tỷ đồng.

- Vốn tự có:
22.176 tỷ đồng.
- Tổng tài sản
470.000 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ
354.112 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động:
2300 Chi nhánh và PGD trên toàn quốc.
- Nhân sự:
35.135 cán bộ.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ NH
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch
vụ NH tiên tiến. Agribank là NH đầu tiên hồn thành Dự án Hiện đại hóa hệ
thống thanh tốn và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài
trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an tồn và chính xác cao đến
mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đang có 10
triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank
là một trong số các NH có quan hệ NH đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 NH
đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã
hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Chỉ
riêng năm 2009, Agribank đã đóng góp xây dựng hàng chục trường học, hàng
trăm ngơi nhà tình nghĩa, chữa bệnh và tặng hàng vạn suất quà cho đồng bào
nghèo, đồng bào bị thiên tai với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Thực hiện Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển


khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh

Điện Biên.

2.2 Tổng quan về nuôi trồng thủy sản
2.2.1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
Ở Việt Nam nghề nuôi thủy sản đã có từ rất sớm và phát triển với tốc độ
nhanh chóng. Bắt đầu từ thập niên 1960, tuy nhiên trong vịng 10 năm trở lại
đây nghề ni thủy sản có tốc độ phát triển vượt bậc. Theo Tổng cục thống kê
của Việt Nam (2010) thì năm 2000 cả nước có tổng cộng trên 641.900 ha diện
tích NTTS, đạt sản lượng 589.600 tấn. Năm 2005, cả nước có gần 952.600 ha
ni thủy sản, đạt sản lượng 1.478.000 tấn, trong đó sản diện tích NTTS nước
lợ- mặn là 661.000 ha, diện tích nuôi nước ngọt đạt 291.600 ha. Đặc biệt là
năm 2008 diện tích NTTS tăng lên đáng kể khoảng 1.052.600 ha, sản lượng thu
được là 2.465.600 tấn và tạo ra giá trị sản xuất thủy sản theo giá trị thực tế
trong ngành NTTS là 76.895.100 tỷ đồng. NTTS Việt Nam rất đa dạng về mơ
hình ni cũng như là giống lồi nuôi thủy sản nhưng đối tượng nuôi chủ lực
vẫn là các lồi cá và tơm. Trong năm 2008, sản lượng cá thu được là khoảng
1.863.300 tấn, sản lượng tôm là 388.400 tấn. Theo kế hoạch năm 2010 của cục
Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm mục tiêu
phát triển thủy sản bền vững, diện tích NTTS của cả nước là 1,1 triệu ha với
sản lượng ước tính là 2,8 triệu tấn, khơng thay đổi so với năm 2009. Trong đó
sản lượng cá tra chiếm tỷ lệ cao nhất 1,2 triệu tấn, cịn lại là tơm nước lợ
380.000 tấn, nhuyễn thể 180.000 tấn, cá nước ngọt truyền thống 990.000 tấn
(Tổng cục Thống Kê, 2008).

Sản lượng (1000 tấn)

3000
2465.6 2569.9

2500


2123.3

2000
1478.0
1500
1000

589.6 709.9

844.8

1003.1

1693.9

1202.5

500
0
2000

2001

2002

2003

2004


2005

Năm

2006

2007

2008

2009


Hình 2.1: Sản lượng ni trồng thủy sản của Việt Nam từ 2000-2009
(Nguồn:Tổng cục Thống kê, 2010)

2.2.2 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km 2, chiếm 12%
diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000
km 2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng
trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đơng và Tây Nam bộ.
Tồn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều
dài bờ biển tồn quốc) với 22 cửa sơng, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều
(70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30 phần
ngàn, mùa mưa 5-20 phần ngàn, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội
đồng nhiều nơi đến 40- 60 km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất
ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh
thái (mặn, lợ, ngọt). Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một
vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản
xuất thủy sản hàng hố tập trung.


Hình 2.2: Khái qt các vùng nuôi trồng thủy sản trong bản đồ thủy lợi vùng


đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2007)

Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và
nuôi cá da trơn nước ngọt (cá tra, basa). Ngồi ra, cịn có tiềm năng mơi trường
ni các lồi nhuyễn thể, các lồi thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa
nước ấm, các lồi thủy sản có thể chịu được mơi trường phèn đục như các lồi
cá đen (cá lóc, cá rơ, cá da trơn, lươn…). Trên thực tế, NTTS ở ĐBSCL đã trở
thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính tốn, tổng
diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả
nước. Trong đó, diện tích có khả năng NTTS vùng triều khoảng 750.300 ha,
chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và
chiếm 74% tổng diện tích có khả năng NTTS trên vùng triều tồn quốc. Vùng
bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển NTTS mặn lợ rất lớn
(trên 630.000 ha), Khu vực ven sơng Hậu và sơng Tiền có diện tích vùng triều
ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng
rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi
và phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp,Cần Thơ và
Vĩnh Long.
Đóng góp của kinh tế thủy sản nói chung và NTTS nói riêng cho sự phát
triển kinh tế của vùng ĐBSCL là rất lớn. Theo Tổng cục Thống kê Năm 2008,
GDP toàn vùng ĐBSCL đạt trên 269.000 tỉ đồng, so với năm 2007 là 114.249
tỉ đồng, chiếm 47,8% tổng GDP tồn quốc. Trong đó, nơng- lâm-ngư nghiệp
chiếm 33,59% tổng GDP toàn vùng; ngành thủy sản chiếm 41% tổng GDP tồn
ngành nơng, lâm ngư nghiệp vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 16% tổng GDP

toàn vùng ĐBSCL. Giai đoạn 2000-2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng
ĐBSCL trung bình tăng 13%/năm, cao hơn mức tăng bình qn chung tồn
quốc tồn quốc 8,68%/năm. Trong các ngành kinh tế của vùng ĐBSCL, ngành
thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở mức 19,97%/năm, gấp 1,9 lần so với
tốc độ tăng bình quân chung toàn vùng ĐBSCL và gấp 1,1 lần so với mức tăng
toàn ngành thủy sản toàn quốc (Minh Lê, 2010).
2.2.3 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của Cà Mau
2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội ở Cà Mau
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Việt Nam, là một trong 13 tỉnh,
thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cực nam của Tổ
quốc, có diện tích tự nhiên 5.329 km 2 với 08 huyện, 01 thành phố và 97 xã,
phường, thị trấn. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với


biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bạc
Liêu (75 km), phía Đơng và Đơng Nam giáp với Biển Đơng, phía Tây giáp với
vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254 km (Phan Nhật Cường, 2010).
Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa tập
trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng
có lượng mưa cao nhất trong năm thường từ tháng 8 đến 10. Cà Mau nằm
ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long. Chế độ thủy văn
của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với
nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngồi cửa sơng, ảnh hưởng của thủy
triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan
triều trên sông rạch nhỏ dần. Thơng qua hệ thống sơng ngịi, kênh rạch nối liền
nhau tạo thành những dòng chảy đan xen trong nội địa, hình thành nên những
vùng đất ngập nước và mơi sinh rất đặc trưng, phù hợp cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản.



Hình 2.3: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
(Nguồn: www.camau.gov.vn)

Trong quý I năm 2010, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh có những
chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu thực hiện tăng so với cùng kỳ như: tổng
sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng 13,5%; giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 16,13%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 51,6%; kim ngạch
xuất khẩu tăng 22,6%; thu ngân sách tăng 56%; tổng giá trị giải ngân kế hoạch
vốn đầu tư xây dựng tăng 39%...tình hình sản xuất ngư – nơng – lâm nghiệp ổn
định; vệ sinh an toàn thực phẩm được quản lý tốt, dịch bệnh trên người, gia
súc, gia cầm được nhanh chóng phát hiện và kịp thời khống chế; cơng tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người
nghèo…được thực hiện chu đáo, đúng quy định. Đến hết quý I đã giải ngân
được 361,35 tỷ đồng, bằng 25,1% kế hoạch vốn.


2.2.3.2 Thực trạng nuôi trồng thủy sản của Cà Mau
Cà Mau là tỉnh có tiềm năng lớn về NTTS, nhất là về ni tơm. Các điều
kiện về diện tích mặt nước, đất đai, thời tiết tương đối thuận lợi cho NTTS.
Cho nên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm ngư nhiệp sang
ngư nông lâm nghiệp, tồn tỉnh đã chuyển đổi trên 150 nghìn ha đất trồng lúa
năng suất thấp và đất vườn tạp sang NTTS (chủ yếu là ni tơm nước lợ) nâng
diện tích ni tơm tồn tỉnh đến năm 2006 lên 275,2 nghìn ha, chiếm gần 52%
diện tích tự nhiên của tồn tỉnh. Tỉnh đã hình thành hai vùng ni tơm khá rõ
rệt. Vùng phía Nam Cà Mau chủ yếu ni tơm chun canh và ni tơm kết
hợp trồng rừng, vùng phía bắc Cà Mau thì chủ yếu ni ln canh kết hợp một
vụ lúa. Ngồi ni tơm các hộ nơng dân cịn kết hợp nuôi đa con như: cua, cá
chẽm, một số cá giống có giá trị kinh tế cao: cá bống tượng, bống mú,... đang
được nhân rộng. Cá đồng là nguồn lợi của tỉnh, nhưng từ sau khi chuyển đổi
sản xuất thì diện tích ni cá đồng đã giảm đi rất nhiều (từ 55.224 ha năm 1995

giảm còn 30.794 ha năm 2005), những năm gần đây diện tích ni cá đồng
đang được phục hồi và tập trung nhiều ở huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Vùng nước ven biển hiện nay đang ni các lồi nhuyễn thể như: nghêu,
sị,... Cơ cấu diện tích ni tơm của tỉnh Cà Mau chuyển từ ni QC cho năng
suất thấp sang QCCT và thâm canh theo hướng cơng nghiệp theo mơ hình một
vụ lúa một vụ tôm, tôm- rừng,.. với sự hỗ trợ của công tác khuyến nông,
khuyến ngư nên đạt được năng suất cao hơn. Trong các mơ hình ni tơm hiện
nay thì ni QCCT và nuôi tôm sinh thái được chú trọng và đánh giá là bền
vững về ni trồng và có hiệu quả kinh tế cao. Công tác khuyến ngư, ứng dụng
khoa học- kỹ thuật được chú trọng, các dịch vụ NTTS phát triển mạnh, nhanh
nhất là đầu tư sản xuất, cung ứng con giống,... Phong trào thủy sản phát triển
mạnh theo quy mơ trang trại và hộ gia đình đã đem lại nhiều hiệu quả đáng
khích lệ.


200000

187170
174476

180000
149725

Sản lượng (tấn)

160000

138323

140000


120086

120000
100000
80000

87688 88314

92317

2001

2003

98186

73139

60000
40000
20000
0
2000

2002

2004

2005


2006

2007

2008

2009

Hình 2.4: Sản lượng ni trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

2.2 Tổng quan về tình hình tín dụng trong ngành ni trồng thủy sản
2.2.1 Tình hình tín dụng đối với ni trồng thủy sản của Việt Nam
Trong thời kỳ 1991-1995, tổng đầu tư cho ngành thủy sản là 2.829,4 tỷ
đồng Việt Nam (tương đương 257,2 triệu USD), trong đó vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước gần 10%, đầu tư nước ngoài là 10,6% và đầu tư của khu vực tư
nhân lên tới 83%. Tính chất nghề cá nhân dân Việt Nam không chỉ thể hiện ở
cơ cấu sản lượng mà còn thể hiện rõ ràng ở cơ cấu đầu tư cho sản xuất.
Bảng 2.1: Số lượng và nguồn vốn đầu tư trong thủy sản Việt Nam năm 2005
Nguồn đầu tư
1.Đầu tư trong nước
Ngân sách nhà nước
Khu vực tư nhân
Quốc doanh
2. Đầu tư tư nhân
ODA
FDI
Tổng đầu tư


2.354,3
274,5
1.972,1
107,7

100,0
12,0
83,0
5,0

So với tổng vốn
đầu tư
chung(%)
_
9,7
69,7
3,7

178,2
299,9
2.829,4

_
_
_

6,3
10,6
100,0


Tổng số
(tỷ đồng)

So với vốn đầu tư
trong nước(%)

(Nguồn: Vũ Đình Thắng, 2005)

Bên cạnh những đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Nhà nước phát triển đổi
mới phương thức đầu tư gián tiếp bằng hình thức tín dụng thơng qua NHNN và
hệ thống các NHTM. Từ năm 1990, NHNN & PTNT Việt Nam đã thực hiện


một số mơ hình tín dụng nhằm chuyển tải vốn xuống các vùng nông thôn, tới
tận các hộ nông- ngư dân. Trong 3 năm liên tục (1998-2000), tổng vốn tín dụng
của NHNN & PTNT Việt Nam đầu tư cho NTTS tăng từ hơn 262 tỷ đồng năm
1998 lên 772 tỷ đồng năm 2000. Điều đặc biệt là tổng dư nợ tăng như vậy
nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại liên tục giảm, tương ứng giảm trong 3 năm đó là từ
9,00% xuống còn 1,72%. Kết quả này thể hiện việc sử dụng vốn vay NTTS rất
có hiệu quả, sản xuất được tái mở rộng và có lãi.
2.2.2 Tình hình tín dụng đối với nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông
Cửu Long
Nhu cầu cần vốn để nuôi thủy sản ở ĐBSCL hiện nay rất lớn do giá thức
ăn tăng kéo giá thành sản xuất tăng theo. Do không đủ vốn nên diện tích ni
cá tra ở Đồng Tháp từ đầu năm 2010 đến nay chỉ có 1.100ha, giảm hơn 700ha
so năm 2009. Tại các tỉnh khác, diện tích các ao bỏ trống là 40% - 50%.
Trong 2 năm qua hoạt động NTTS diễn ra khá phức tạp và người dân
luôn lâm vào tình trạng thua lỗ, vì thế họ khơng còn đủ vốn để đầu tư và rất cần
sự giúp đỡ của NH. Từ đầu năm trở lại đây, giá cả có cao hơn nhưng người
ni cũng khơng đủ vốn do diễn biến thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài đã

khiến nhiều diện tích ni tơm bị chết, người dân chạy khắp nơi tìm vốn để duy
trì ni lại, tuy nhiên không phải ai cũng được NH cho vay. Chính từ rủi ro của
nghề ni thủy sản đã khiến các ngân hàng không phải cẩn thận hơn trong việc
giải ngân nguồn vốn cho người nuôi. Hiện nay, muốn vay được vốn, ngồi
chuyện thế chấp tài sản, người ni phải có uy tín, trả lãi - trả gốc đúng hẹn,
cộng thêm nhiều vấn đề khác.
Ông Lê Văn Thơ, Giám đốc NHNN & PTNT Chi nhánh Cần Thơ, cho
biết: “Hiện NH đang cho người ni cá ở các quận Ơ Mơn, Thốt Nốt và huyện
Vĩnh Thạnh vay hơn 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 đến nay rất hạn
chế cho vay do nghề cá đang bất ổn. Về cơ bản, NH không thể bỏ mặc người
nuôi, nhưng muốn tiếp tục vay vốn người ni phải có phương án sản xuất cụ
thể, tính khả thi cao… để NH xem xét khoanh nợ hoặc cho vay mới. Sắp tới
NH sẽ hạn chế cho vay nhỏ lẻ, chuyển sang phương thức cho vay tập trung”.
Hiện tại, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Cần Thơ đầu tư vốn cho 12
doanh nghiệp thủy sản phát triển từ vùng nuôi cá đến chế biến, xuất khẩu. Theo
đó, người ni kết hợp với doanh nghiệp để ni theo đơn đặt hàng và các tiêu
chuẩn xuất khẩu. Ngân hàng sẽ cho vay ưu đãi với sự bảo lãnh của doanh
nghiệp. Phải giảm dần hình thức ni tự phát để tiến tới mơ hình liên kết giữa
người ni và doanh nghiệp với sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng có vậy nghề cá mới
bền vững (Huỳnh Phước Lợi, 2010).


2.2.3 Tình hình tín dụng đối với ni trồng thủy sản của Cà Mau
Hoạt động cho vay của NH ở tỉnh Cà Mau trong thời gian qua đã đáp
ứng một phần nhu cầu vốn cho hộ NTTS, góp phần tác động tích cực đến chủ
trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất của tỉnh. Trong giai đoạn từ 2001-2006 các
NHTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã cho 422.030 hộ nông dân vay với doanh số
cho vay là 5.384.327 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 12,76 triệu dồng và
bình quân mỗi ha vay trên 5 triệu đồng. Số tiền cho hộ nông dân vay năm sau
cao hơn năm trước. Trong 6 năm từ 2001-2006 ngân hàng đã thu nợ 374.668

hộ vay, với doanh thu nợ là 4.100.038 triệu đồng, chiếm 76,14% doanh số cho
vay. Dư nợ đến cuối năm 2006 là 1.671.757 triệu đồng, tăng so với năm 2001
là 1.052.578 triệu đồng, gấp 2,7 lần năm 2001. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình
quân hàng năm là 22%. Trong tổng doanh số cho vay thời kỳ từ năm 20012006, có 3.170.893 triệu đồng cho hộ nông dân vay ngắn hạn, chiếm 58,9%;
trung hạn 2.213.434 triệu đồng, cơ cấu dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ cuối
năm 2006 là 41,1 %. Tóm lại, trong những năm qua nguồn vốn cho vay từ NH
đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh Cà Mau.
2.3 Tổng quan về huyện Cái Nước
2.3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội huyện Cái Nước
Huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 30
km; phía Bắc giáp thành phố Cà Mau; phía Nam giáp huyện Năm Căn; phía
Tây giáp huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời; phía Đơng giáp huyện
Đầm Dơi. Nằm ở địa bàn trung tâm của tỉnh, Cái Nước có thể giao thương với
các nơi trong cả nước một cách dễ dàng thông qua hệ thống giao thông thủy bộ,
đặc biệt là vận chuyển, trao đổi hàng hoá. Đối với giao thơng bộ, huyện Cái
Nước có tuyến quốc lộ 1A đi qua địa bàn 7 xã, thị trấn với tổng chiều dài 38
km. Ngoài trục đường chiến lược nêu trên, huyện Cái Nước cịn có các trục
đường Đơng - Tây quy mô đường cấp V đồng bằng, nối liền quốc lộ 1A với các
huyện trong tỉnh như: tuyến Cái Nước - Đầm Dơi, tuyến Rau Dừa - Rạch Ráng
nối với huyện Trần Văn Thời, tuyến cầu Lương Thế Trân đi huyện Đầm
Dơi, Tuyến Cái Nước - Vàm Đình đi Cái Đơi Vàm. Tổng chiều dài các tuyến
giao thông đường bộ của huyện hiện nay hơn 290 km.
Cái Nước là địa bàn trọng điểm nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Cà
Mau, huyện được xem là vùng kinh tế nội địa trọng điểm ở cửa ngõ Nam Cà
Mau, có khả năng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, TMDV, gắn với
phát triển sản xuất đa canh và du lịch sinh thái. Trong những năm qua, huyện
Cái Nước có nhiều nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ



tầng, khai thác tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ở địa
phương.
Năm 2000, huyện Cái Nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ
trồng lúa sang nuôi tôm và lúa tôm kết hợp. Từ đó đã khai thác được tiềm năng
và lợi thế kinh tế. Hiện nay, huyện có nhiều mơ hình sản xuất nông nghiệp như:
nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng
lúa.....Từ năm 2000 đến năm 2005, nền kinh tế xã hội huyện Cái Nước đạt
được những thành tựu đáng kể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
(giai đoạn 2000 - 2005) là 10%. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người đạt
7,818 triệu đồng/năm. Huyện có 2 xí nghiệp chế biến thủy sản đóng trên địa
bàn, cơng suất chế biến 1500 tấn thành phẩm/năm và một nhà máy sản xuất bộ
cá, đủ sức tiêu thụ và chế biến các mặt hàng thủy sản, tạo đầu ra ổn định cho
nhân dân sản xuất. Năm 2006, diện tích NTTS trong tồn huyện là 31.626ha;
tổng sản lượng thu hoạch đạt 16.500 tấn, năng suất bình quân 521,72kg/ha, đạt
101,2% so kế hoạch, tăng 1.400 tấn so năm 2005. Tổng sản phẩm GDP trong
huyện đạt 1.285 tỷ đồng, tăng 12,5% so năm 2005, bình quân thu nhập theo
đầu người 8,7 triệu đồng/năm, tăng 11,07% so năm 2005.
Năm học 2008 - 2009, tồn huyện có 52 trường từ mẫu giáo đến cấp II
với 133 điểm trường gồm 646 phịng học, trong đó có 326 phịng được xây
dựng cơ bản, 280 phòng bán cơ bản, số còn lại đều được tơn hố. Theo khảo sát
của Phịng giáo dục, bước vào năm học mới, tồn huyện có 108 phịng học cần
sửa chữa đã và đang được các địa phương xúc tiến thực hiện.
2.3.2 Tình hình ni trồng thủy sản của huyện Cái Nước
Sáu tháng đầu năm 2009, sản lượng thủy sản của huyện đạt 55,14% kế
hoạch, tăng 11,19% so cùng kỳ; thu ngân sách bằng 44,61% so với chỉ tiêu tỉnh
giao, tăng 8,84% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nuôi thủy sản ở một số nơi cịn
khó khăn, hiệu quả thấp; thu ngân sách đạt thấp, một số đơn vị có số thu giảm
so với cùng kỳ năm trước… Huyện Cái Nước được UBND tỉnh Cà Mau phê
duyệt vùng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2010 là 2.300 ha thay thế cho vùng nuôi tôm sú kém hiệu quả ở 7/11 xã, thị

trấn. Tuy nhiên, đến tháng 07-2009, tồn huyện mới có 5 hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng trên đầm nuôi tôm công nghiệp.


2.5 Lược khảo tài liệu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu sau đây:
Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vốn tín dụng phát triển
nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu. Trần Ái Kết, 2007. Đề tài cấp trường,
trường Đại học Cần Thơ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiển về
tín dụng Nơng hộ - Nơng Nghiệp – Nơng Thơn, phân tích thực trạng tín dụng
và ni trồng thủy sản của các hộ gia đình ở tỉnh Bạc Liêu. Từ đó thấy được
khả năng vay vốn của các mơ hình khác nhau. Kết quả cho biết vốn sản xuất
nói chung và vốn tín dụng chính thức nói riêng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng tích cực đến kết quả sản xuất của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Đưa ra đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tín dụng chính thức phát triển
NTTS ở tỉnh Bạc Liêu.
Giải pháp tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản
xuất tại tỉnh Cà Mau. Nguyễn Kiên Cường, 2002. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Ngân hàng. Đề tài nêu ra vị trí vai trị của hộ sản xuất NN - NT, thực
trạng hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng NN & PTNT tỉnh
Cà Mau từ năm 1997-2001. Hệ thống lại một số vấn đề tín dụng, tín dụng nơng
nghiệp làm cơ sở đề suất ý kiến trong việc cho vay phát triển kinh tế hộ sản
xuất.
Một số giải pháp mở rộng tín dụng phát triển trang trại nuôi trồng
thủy sản huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Nguyễn Thị Thắm, 2004. Luận
văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Phân tích vai trị của tín dụng trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật ni trong NN, nhu cầu về vốn
tín dụng của các trang trại nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Phú. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các trang trại. Từ đó đưa ra giải pháp
nhằm tăng cường vốn tín dụng phát triển trang trại NTTS ở huyện Châu Phú.



CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp luận
3.1.1 Những khái niệm về hoạt động tín dụng
(Theo Thái Văn Đại, 2005)
a. Tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung
sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất
định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hố, máy
móc, trang thiết bị.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao
trong một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có
nghĩa vụ hồn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
b. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký
kết giữa NH với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử dụng
vốn cho một mục đích hợp pháp nào đó.
c. Cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc lẫn lãi.
d. Khách hàng vay
Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và cá
nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật.
e. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH
cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định khơng nói đến việc món vay
đó thu được hay chưa.
f. Doanh số thu nợ


Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH
thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
g. Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được
vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai
chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
h. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
khơng có khả năng trả nợ cho NH và khơng có lý do chính đáng. Khi đó NH sẽ
chuyển từ tài sản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.
i. Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc
lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về
chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản
nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
3.1.2 Phân loại tín dụng
(Theo Trần Ái Kết, 2007).
a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng.
 Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng.
 Tín dụng dài hạn: loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng.
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
 Tín dụng vốn lưu động
 Tín dụng vốn cố định

c. Căn cứ vào mục đích sử dụng
 Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hóa
 Tín dụng tiêu dùng
 Tín dụng học tập
3.1.3 Phương thức cho vay
(Theo Thái Văn Đại, 2005).
 Điều kiện cho vay
NH xem xét và quyết định cho vay khi có đủ các điều kiện sau:


×