Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu khắc phục hiện tượng thối cành giâm gấc (momordica cochinchinesis (lour ) spreng )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM THÀNH LUÂN

NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG THỐI
CÀNH GIÂM GẤC (Momordica cochinchinensis
(Lour.) Spreng.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG THỐI
CÀNH GIÂM GẤC (Momordica cochinchinensis
(Lour.) Spreng.)

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Lê Văn Bé


Phạm Thành Luân
MSSV: 3073166
Lớp: Nông Học K33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG THỐI CÀNH GIÂM GẤC
(Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.).

Do sinh viên Phạm Thành Luân thực hiện và đề nạp.

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2011
Cán bộ hướng dẫn khoa học

TS. Lê Văn Bé

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư nông
học với đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG THỐI CÀNH GIÂM GẤC
(Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.).

Do sinh viên Phạm Thành Luân thực hiện và bảo vệ trước hội đồng vào
ngày……tháng …..năm 2011
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:…………………………………
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………
DUYỆT KHOA

Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHỨD

Cần Thơ, ngày….…tháng ….năm ...

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Thành Luân


iii


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- Cha mẹ đã sinh ra và nuôi con khôn lớn, đã hết lòng lo cho con nên người.
- Ts. Lê Văn Bé, cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và động viên em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
- Toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, toàn thể thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu.
Chân thành cảm ơn!
- Cô Lê Thị Điểu, anh Nguyễn Văn Kha, anh Nguyễn Nhựt Nam và tập thể nhà lưới
Bộ môn Sinh Lý Sinh Hóa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền, thầy Nguyễn Phước Đằng cảm ơn thầy đã dìu dắt
em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tập thể lớp Nông Học khóa 33, cảm ơn các bạn đã gắn bó giúp đỡ nhau trong suốt
thời gian hoc.

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Tên: Phạm Thành Luân

Giới tính: nam

Sinh ngày 29 tháng 09 năm 1989


Dân tộc: kinh

Quê quán: Thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
Tên cha: Phạm Văn Quỳ

Sinh năm 1968

Tên mẹ: Trần Thị Thanh Xuân

Sinh năm 1970

E-mail:
Tóm tắt quá trình học tập:
-

Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2007, tại trường Trung Học Phổ
Thông Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

-

Trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007.

-

Tốt nghiệp kỹ sư Nông Học niên khóa 2007-2011.

v


MỤC LỤC

Nội dung
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM TẠ
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
TÓM LƯỢC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY GẤC
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây gấc
1.1.2 Đặc điểm về hình thái
1.1.3 Đặc điểm về sinh thái
1.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA GẤC
1.2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong thịt trái
1.2.2 Công dụng của các thành phần dinh dưỡng bên trong thịt trái
1.3 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC CÂY GẤC
1.3.1 Các phương pháp nhân giống cây gấc
1.3.1.1 Nhân giống hữu tính
1.3.1.2 Nhân giống vô tính
1.3.2 Chăm sóc
1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH
1.4.1 Sự tái sinh
1.4.2 Tính phân cực
1.4.3 Sự hình thành rễ phụ (rễ bất định)
1.4.4 Vị trí xuất hiện rễ
1.4.5 Callus
1.4.6 Ưu khuyết điểm của phương pháp giâm cành
1.4..6.1 Ưu điểm

1.4.6.2 Khuyết điểm
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÂM CÀNH GẤC
1.5.1 Môi trường giâm
1.5.2 Điều kiện phun sương
1.5.3 Ánh sáng
1.5.4 Nhiệt độ
1.5.5 Ẩm độ
1.5.6 Chất kích thích sinh trưởng trong kỹ thuật giâm cành
1.5.7 Yếu tố sâu bệnh
1.5.7.1 Sâu hại
1.5.7.2 Bệnh hại

vi

Trang
iii
iv
v
vi
viii
ix
x
1
2
2
2
3
3
4
4

5
6
6
6
7
8
9
9
10
10
12
12
13
13
13
13
13
14
14
14
14
14
15
15
17


CHƯƠNG 2 PHƯỢNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP
18
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

18
2.2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
18
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
18
2.2.2 Vật liệu thí nghiệm
19
2.3 PHƯƠNG PHÁP
19
2.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hóa chất xử lý mầm bệnh và sáp tỷ lệ thối của
cành gấc trong quá trình giâm
19
2.3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến tỷ lệ sống của cây gấc
con sau khi giâm ở giai đoạn vườn ươm
21
2.3.3 Xử lý số liệu
22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
23
3.1 Ảnh hưởng của hóa chất xử lý mầm bệnh và sáp (paraphin) đến tỷ lệ thối của
cành gấc trong quá trình giâm
23
3.2 Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến tỷ lệ sống của cây gấc con trong giai đoạn
vườn ươm
28
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
31
4.1 KẾT LUẬN
31
4.2 ĐỀ NGHỊ

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32
PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1 Hoa và trái gấc

4

Hình 2.1 Cây (A) và trái (B) giống gấc cao sản do trường Đại học Cần Thơ tuyển

chọn được sử dụng làm vật liệu thí nghiệm

19

Hình 2.2 Bồn giâm cành gấc với hệ thống phun sương

20

Hình 3.1 (A): Đầu cành giâm được nhúng với sáp và (B): Cành giâm không bị thối

và hình thành rễ sau 3 tuần giâm khi xử lý với (1): sáp, (2): Apppencard + Physan

và (3): sáp + Appencard + Physan

25

Hình 3.2 Các kiểu thối cành gấc trong quá trình giâm. (A): Thối lá, (B): Thối cả

cành và lá và (C): Thối từ đầu cành xuống

26

Hình 3.3 Cành giâm ra rễ nhưng vẫn bị thối

27

Hình 3.4 Cành gấc ra rễ vào thời điểm 3 tuần sau khi giâm

29

Hình 3.5 Một số cây con tiếp tục chết khi ra bầu (A) và số khác sinh trưởng và phát

triển tốt (B)

31

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng


Trang

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của hóa chất xử lý mầm bệnh và sáp đến tỷ lệ (%) cành gấc bị
thối vào thời điểm 3 tuần giâm

24

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến sự quá trình ra rễ và phát triển
của rễ cành giâm ở điểm 3 tuần sau khi giâm

27

Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) cành gấc sống sau 4 tuần ra bầu

31

viii


PHẠM THÀNH LUÂN, 2011. “NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG
THỐI CÀNH GIÂM GẤC (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.)”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bé

TÓM LƯỢC
Đề tài “Nghiên cứu khắc phục hiện tượng thối cành giâm Gấc (Momordica
cochinchinesis (Lour.) Spreng.)” được thực hiện nhằm mục tiêu hạn chế tỷ lệ cành
giâm bị thối trong cả quá trình giâm cành và thuần dưỡng cây. Có 2 thí nghiệm

được thực hiện để đáp ứng mục tiêu trên là (1): Ảnh hưởng của hóa chất xử lý mầm
bệnh và sáp đến tỷ lệ thối của cành gấc trong quá trình giâm và (2) Ảnh hưởng của
chế độ tưới nước đến tỷ lệ sống của cây gấc con ở giai đoạn vườn ươm.
Kết quả từ thí nghiệm 1 cho thấy khi nhúng đầu cành giâm với sáp, hoặc ngâm
cành trong hỗn hợp thuốc xử lý Appencard 50 FL + Physan 20 L hoặc kết hợp
nhúng sáp với ngâm thuốc đều có hiệu quả giảm tỷ lệ thối cành có ý nghĩa so với
đối chứng. Tất cả các biện pháp xử lý cành không làm ảnh hưởng đến quá trình ra
rễ cũng như sinh trưởng của rễ. Giai đoạn thuần dưỡng cây con được tiến hành tại
điều kiện nhà lưới cho thấy tỷ lệ cây con sống sót sau 4 tuần giâm bằng cách tưới
phun sương hoặc tưới thùng vòi sen là như nhau lần lượt là 63% và 68%. Các chỉ
tiêu sinh trưởng của cây con như số chồi bên, chiều dài chồi bên và số lá/chồi là
như nhau ở hai chế độ tưới nước.

x


MỞ ĐẦU
Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.) là một cây thực phẩm của
Việt Nam. Trong thịt trái gấc có chứa nhiều lycopen và β - caroten với hàm lượng
cao gấp nhiều lần các thực phẩm đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Gấc
thường được dùng để nấu xôi và tạo màu cho thực phẩm thay thế các phẩm màu hóa
học khác. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh trong dân gian
cũng như trong y học hiện (Nguyễn Thị Trang, 2010). Từ những ưu thế về giá trị
dinh dưỡng cũng như dược liệu trong trái gấc mà những trái khác không thể có
được.
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2003) cho rằng khi trồng gấc bằng hom sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn trồng bằng hạt nhưng không được tưới quá ẩm vì hom giống rất dễ
bị thối do vi khuẩn và nấm tấn công. Theo quan sát của chúng tôi cho thấy cành
giâm gấc rất dễ ra rễ nhưng tỷ lệ thành công của phương pháp giâm cành rất thấp
(khoảng 20-30%). Nguyên nhân là do hom bị thối trong bồn giâm rất cao (khoảng

70-80%). Khi quan sát triệu chứng cho thấy hầu hết đầu hom giâm bị mọng nước và
thối từ trên xuống đáy cành giâm, mặc dù cành giâm này đang ra rễ. Do vậy, tỷ lệ
thành công của phương pháp giâm cành không cao. Hơn nữa, cành giâm sau khi ra
rễ, vô bầu (giai đoạn thuần dưỡng) cây con tiếp tục chết do nhiều nguyên nhân. Một
giả thiết được đặt ra là mầm bệnh do nấm hoặc vi khuẩn trong điều kiện nước phun
liên tục là nguyên nhân gây thối cành giâm. Để hạn chế tỷ lệ thối cành trong thời
gian nhân giống. Đề tài “Nghiên cứu khắc phục hiện tượng thối cành giâm gấc
(Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.)” được thực hiện với mục tiêu hạn chế
tỷ lệ thối cành giâm để gia tăng hệ số nhân giống.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY GẤC
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây gấc
Cây gấc có tên khoa học Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc
lớp song tử diệp (Dicotyledones), thuộc bộ hoa tím (Vioales), họ bầu bí
(Cucurbitaceae), chi Momordica L., loài cochinchinensis (Đỗ Tất Lợi, 1986).
Chi Momordica L. có khoảng 45 loài trên thế giới, tập trung chủ yếu ở vùng
nhiệt đới Châu Phi, Châu Mỹ, và Châu Á có 5 -7 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài
(Đỗ Huy Bích và ctv., 2003). Cây gấc ở Việt Nam mọc hoang dại và được trồng
khắp nơi nhiều nhất là vùng Trung Du Bắc Bộ. Trên thế giới, cây gấc cũng được
tìm thấy ở Philippines, miền Nam Trung Quốc và ở Campuchia. Ngoài ra cây gấc
cũng xuất hiện ở Ấn Độ và Lào (Đỗ Huy Bích và ctv,, 2003).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2003) cho rằng theo kinh nghiệm của người nông
dân ở một vùng thuộc tỉnh Hải Dương gấc được chia ra 2 loại là gấc nếp và gấc tẻ
được phân biệt như sau:
- Gấc tẻ : tên khác là gấc giun (Hưng Yên), ruột màu đỏ, ăn không ngấy (màu

này nhạt đi khi đồ chín), quả to, rất sai, gai quả mau, nhiều hạt.
- Gấc nếp: (gấc gạch), ruột màu vàng, ăn ít ngấy, quả nhỏ, cây ít quả, gai quả
thưa, ít hạt.
Điều này cũng phù hợp với Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2002, cây
gấc có 2 giống thường trồng là gấc nếp và gấc tẻ. Gấc nếp cho quả to, thịt quả dày,
hàm lượng carotene cao hơn gấc tẻ. Vì vậy gấc nếp được nhiều người ưa thích hơn
gấc tẻ.

2


1.1.2 Đặc điểm về hình thái
Gấc là một loại dây leo sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Mỗi
năm héo một lần nhưng năm sau vào mùa xuân, từ gốc mọc ra nhiều thân mới, mỗi
gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có nhiều thân mới (Phạm Hoàng
Hộ, 1999; Võ Văn Chi, 2000 và Đỗ Tất Lợi, 2003).
Rễ gấc thuộc loại rễ chùm, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát
triển thành nhiều rễ phụ.
Thân thuộc nhóm cây thân thảo dây leo,có nhiều nhánh. Thân dây có tiết diện
góc và leo rất khỏe, chiều dài có thể dài đến 15m. .
Lá nhẵn, chìa thùy hình chân vịt sâu vào đến ½ lá và phân ra làm 3 –5 thùy
màu lục, dài 8 – 18cm.Trên thân, lá mọc so le nhau.
Hoa gấc là loại cây đơn tính biệt chu có hoa đực và hoa cái riêng trong cùng
một cây. Hoa nở vào các tháng 4 – 5, hoa đực mọc ở kẽ lá, lá bắc hình thận to và
rộng, đài có ống ngắn, các thuỳ hình tam giác nhọn, màu lam sẫm, tràng có 5 cánh
màu trắng hoặc ngà vàng, hình trứng thuôn, có lông dày ở mặt trong; nhị. Hoa cái
có lá bắc nhỏ, bầu xù xì sẽ phát triển thành quả (Đỗ Huy Bích và ctv., 2003; Phạm
Hoàng Hộ, 1999) (Hình 1.1).
Trái hình tròn sắc xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15 –
20cm, Vỏ gấc có gai rậm. Khi bổ ra quả thường có 6 múi. Thịt có màu đỏ hoặc cam.

Hạt có hình dạng gần giống con ba ba nhỏ, màu đen hoặc hơi xám, vỏ ngoài
rất cứng, mép có răng cưa, dày từ 5 – 6 mm, trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu
(Phạm Hoàng Hộ, 1999; Đỗ Tất Lợi, 2003, Võ Văn Chi, 2000)
1.1.3 Đặc điểm về sinh thái
Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, (2002) cây gấc thích hợp với khí hậu ấm
áp, độ ẩm không khí cao, chịu hạn và chịu rét kém, không chịu được úng ngập,
đọng nước. Cây gấc thích hợp với nhiều loại đất, đất đồi, đất sỏi, đất cát pha nhưng
tốt nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, đất phù sa bồi, có đủ ẩm và thoát nước tốt, pH

3


khoảng từ 6,0 – 7,0. Gấc cũng là loại cây ưa sáng ưa ẩm, sinh trưởng và phát triển
nhanh trong điều kiện chăm sóc tốt và có đủ giá thể leo (Đỗ Huy Bích và ctv.,
2003). Cũng theo Viện dược liệu (1976) gấc được trồng vào mùa xuân, lúc thời gian
ấm áp, có nhiệt độ từ 20 - 25oC, cây sẽ mọc khỏe nếu dưới 15oC hạt nảy mầm chậm.

A

B

C

Hình 1.1 Hoa và trái gấc. (A) Hoa đực; (B) Hoa cái; (C) Trái

Hiện nay gấc mới chỉ được trồng ở phạm vi gia đình để lấy quả đồ xôi vào các
ngày lễ hội, giỗ tết, cưới xin. Trồng bằng hạt hay giâm cành vào các tháng 2 – 3,
trồng một năm nhưng thu hoạch nhiều năm, mùa thu hoạch quả từ tháng 8, 9 đến
hết tháng 1,2 năm sau. Hằng năm khi thu hoạch, cây có hiện tượng rụng lá. Muốn
cây ra chồi nhiều và khoẻ, người ta chặt bỏ toàn bộ phần thân leo, chỉ chừa lại phần

gốc, từ gốc sẽ sinh ra thế hệ cây mới có sức sống mạnh mẽ hơn Đỗ Huy Bích và
ctv., 2003).
1.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA GẤC
1.2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong thịt trái
Theo Stephen và ctv. (2002) (trích dẫn bởi Trang Ngọc Diệp, 2006), thành
phần dinh dưỡng chính trong quả gấc gồm: ß-carotene (175 µg/g thịt quả), lycopene
(802 µg/g thịt quả), tổng carotenoids (977 µg/g thịt quả), lipid (102 µg/g thịt quả),
hàm lượng nước của thịt quả (78 % khối lượng). Theo Vuong Thuy Le (2003) (trích
dẫn bởi Nguyễn Thị Phương Dung, 2006) cho rằng gấc có hàm lượng ß-carotene
cao nhất trong tất cả các loại trái cây với nồng độ 35,5 mg/100 g thịt quả. Thịt quả

4


gấc chứa nhiều acid béo (đa số là các acid béo chưa no) như: oleic acid, palmitic
acid, linoleic acid. Ngoài ra, phần thịt quả còn chứa nhiều dưỡng chất khác như:
lycopene, zeaxanthin, ß-cryptoxanthin. Trong đó, hàm lượng lycopene đạt đến 380
µg/g thịt quả, cao gấp 76 lần khoai tây (Ishida và ctv., 2003)
Trong quả gấc có dầu gấc. Màng đỏ bao quanh hạt (áo hạt) của quả gấc chứa
đựng một lượng dầu gấc màu đỏ sẫm, chất sánh có mùi vị thơm đặc biệt, 100 g dầu
gấc có 150-175 mg β-carotene, 4 g lycopene và 12 g α-tocopherol (vitamin E thiên
nhiên), 33,4% palmitic acid, 7,9% stearic acid. Đặc biệt là 44% oleic acid và 14,7%
linoleic acid là hai loại acid béo rất cần thiết cho cơ thể. Dầu gấc còn chứa các
nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Sắt, Đồng, Colbalt, Kali, và Kẽm,…
hàm lượng vitamin A trong dầu gấc cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, gấp 15
lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với quả cà chua
1.2.2 Công dụng của các thành phần dinh dưỡng bên trong thịt trái
Theo cách truyền thống người dân trồng gấc dùng quả để nấu xôi vì cho màu
đỏ rất đẹp lại bổ dưỡng hoặc dùng để nhuộm màu hạn chế sử dụng phẩm màu hóa
học có hại cho sức khỏe.

Dầu gấc có tác dụng như những vị thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết
thương, vết loét, vết bỏng làm cho da mau lành. Uống dầu gấc, người bệnh chóng
lên cân, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá,
dùng cho trẻ em chậm lớn, phòng trị các chứng bệnh khô mắt, quáng gà. Ngoài ra
trong dầu gấc còn chứa các sắc tố tự nhiên có tác dụng kích thích sự tạo lập melanin
và chống lại các gốc tự do. Chúng kích thích hệ miễn dịch và góp phần vào sự đổi
mới các tế bào. β-carotene là tiền chất của vitamin A giúp chống lại sự hình thành
collagen là loại enzyme huỷ hoại cấu trúc của làn da. Khi vào cơ thể, β-carotene
trong quả gấc sẽ biến thành carotene kích thích sự phân chia các tế bào ở đáy biểu
mô làm cho tế bào da luôn được tái tạo. Vì thế nếu thiếu vitamin A thì da dễ bị hiện
tượng tăng sừng da vảy cá, dày sừng chân lông, rụng tóc, tóc bạc sớm. Trẻ em thiếu
vitamin A sẽ giảm sức đề kháng, khô mắt dẫn tới mù loà,…Vitamin A còn giúp tạo
lập tế bào lympho làm tăng khả năng kháng nhiễm của cơ thể, do đó hạn chế các

5


bệnh nhiễm trùng, α - tocopherol có trong dầu gấc phòng ngừa sự lão hoá tế bào
bằng cách khử các hoá chất độc hại cho cơ thể và cho da do tia cực tím và cải thiện
sự dung nạp của da với ánh nắng mặt trời.
Le Thuy Vuong và ctv. (2000) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phương Dung,
2006), đã khảo sát thực nghiệm tác dụng của β-carotene trong dầu gấc đến trẻ em (ở
miền Bắc Việt Nam) cho thấy, lượng hồng cầu, β-carotene, vitamin A trong máu
của nhóm ăn xôi gấc tăng lên rõ rệt so với hai nhóm ăn dầu gấc và β-carotene tổng
hợp.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC CÂY GẤC
1.3.1 Các phương pháp nhân giống cây gấc
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), nhân giống là tạo ra các cá thể mới từ một
cây mẹ đầu dòng, các cá thể có khả năng sống độc lập với cây mẹ, sinh trưởng và
phát triển bình thường, có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt với các đặc

tính vốn có của giống và đã được kiểm tra ở cây mẹ đầu dòng. Nhân giống cây ăn
quả có thể chia làm hai dạng: Nhân giông vô tính và nhân giống hữu tính.
1.3.1.1 Nhân giống hữu tính
Chọn những trái chín to, từ những dây cho sai trái để lấy hạt, chọn những hạt
đầy đặn sẽ cho tỷ lệ cây cái cao, còn những hạt nhỏ, dài, vặn vẹo thường là cây đực.
Hạt gấc sau khi đã chọn thì cần được chà rửa cho sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ
hạt, bóc vỏ cứng, dùng nhân trắng bên trong để trồng. Khi bóc vỏ cần tránh không
làm xay xát nhân bằng cách dùng dao tách vào cạnh hạt và nạy vỏ hạt ra, nhưng
không nhất thiết phải tách hết vỏ hạt ra khỏi nhân. Hoặc hạt gấc được ngâm trong
dung dịch acid sulfuric 10% trong một ngày cho vỏ hạt mềm ra nên khi gieo hạt sẽ
rất dễ nảy mầm. Sau khi xử lý ngâm hạt trong nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở
các hố đào (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2002).

6


1.3.1.2 Nhân giống vô tính
* Chiết cành
Chiết cành là phương pháp dùng đất bọc quanh một đoạn thân hoặc cành đã
bóc lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem trồng (Vũ Công Hậu, 2000).
Trồng cây bằng cách chiết cành chóng cho thu hoạch, cây con mang đầy đủ đặc tính
của di truyền của bố mẹ. So với cây giâm cành và cây ghép, cây chiết mau “cỗi”
hơn (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
* Ghép cành
Ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác để
tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như một cây thống nhất
(Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
* Nuôi cấy mô
Ở Việt Nam đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống
nhiều loại cây trồng, trong đó có những cây quan trọng về mặt kinh tế như: lúa, bắp,

khoai tây, rau, các loại hoa, cà phê, cao su, một số cây thân gỗ có giá trị,...(Hoàng
Ngọc Thuận, 2000).
Theo Lê Văn Hoà và ctv., (2009) cho rằng môi trường cơ bản MS có bổ sung
0,2 mgBA/lít + 0,02 mg/l IBA là thích hợp để nhân chồi in vitro. Trong khi đó, MS
+ 0,2 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính thích hợp cho sự tạo rễ chồi gấc in vitro.
* Giâm cành
Chọn những cành bánh tẻ (không non quá không già quá) của những cây gấc
cái, quả to và sai quả. Cắt những đoạn dài 15 – 20 cm gọi là hom, mỗi hom một đốt,
trên đốt có mầm ngủ. Phần phía trên đốt dài khoảng 1 – 1,5cm, phía dưới đốt dài 5
cm, dùng dao sắc vát hai đầu. Với độ nghiêng 30 – 450, sau đó đem giâm vào vườn
ươm giống, phải thường xuyên giữ ẩm để các mầm ngủ nảy mầm tốt và mau bén rễ.
Theo cách truyền thống thì gấc có thể nhân giống bằng hạt hay giâm cành,
nhưng trong thực tế ít trồng bằng hạt vì cây lâu cho quả, năng suất thấp và phẩm

7


chất kém, thêm vào đó gấc là loại cây đơn tính biệt chu (cây đực và cây cái riêng),
nếu trồng bằng hạt thì sau một thời gian mới xác định được là cây đực hay cây cái
mà cây đực thì không cho quả, trồng bằng cách giâm cành thì có hiệu quả hơn (Đỗ
Tất Lợi, 2003).
1.3.2 Chăm sóc
Theo Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, (2002) sau khi trồng, thấy cây đã
nảy mầm cần tiến hành làm giàn để cây leo, cần chú ý hướng cho dây gấc phân bố
đều trên giàn, cần để lại trong vườn hoặc trong xóm một số cây đực để tăng cường
khả năng thụ phấn.Gấc là loài đơn tính biệt chu (cây đực và cây cái riêng biệt) nên
ngoài việc thụ phấn tự nhiên nhờ gió và côn trùng thì cần tiến hành thụ phấn nhân
tạo bắng cách dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi lên đầu nhụy
của hoa cái với điều kiện hoa đực và hoa cái đã trổ đều. Đến thời kì cây ra hoa lại
tiếp tục bón thúc mạnh để cây ra hoa nhiều và khả năng đậu quả

Gấc có thể leo trên tường nhà, những cây cao,…nhưng cần bắc giàn thì gấc
mới ra nhiều quả, đạt năng suất cao. Vật liệu làm giàn rất đơn giản, có thể tận dụng
chàm, tre, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ, chăng dây thép tạo thành ô rộng 30x30cm.
Khi cây dài 30-40cm, theo dõi bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên phân tán đều
ngọn trên giàn. Gốc gấc được kiểm tra định kỳ để phát hiện ra gốc nào sai quả,
trồng vào vụ sau.
Cách làm: sau khi thu hoạch quả và cuối năm, chọn cành bánh tẻ của cây có 2
- 3 năm tuổi, cắt thành những đoạn dài 40 - 50 cm, khoanh tròn lại rồi cho vào hốc
sâu 50 - 60 cm với mỗi bề rộng 50 cm được chuẩn bị sẵn với phân chuồng, mùn rác
mục trộn lẫn với đất tốt đã lấp đầy gần miệng hố, sau khi đặt hom lấp đất lại dày
khoảng 3 - 5 cm bằng rơm hay rác và tưới ẩm. Tuy nhiên không được tưới quá ẩm
vì hom giống sẽ bị thối. Khi mầm cao 40 – 50 cm cần tiến hành làm giàn hay lợi
dụng những cây cao xung quanh cho cây leo, nếu có ánh sáng đầy đủ thì quả sẽ
nhiều và ít bị thối rụng. Năm đầu cây đã có quả nhưng rất ít, càng về sau quả càng
nhiều. Nếu gấc được trồng trên đất tốt, ít sâu bệnh và được chăm sóc chu đáo có thể
sống và cho quả từ 10-15 năm (Đỗ Tất Lợi, 2003).

8


1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH
Dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh mạnh mẽ ở thực vật đã gợi
những ứng dụng hiệu quả cho con người trong việc nhân giống vô tính từ các cơ
quan sinh dưỡng khác nhau. Từ những bộ phận độc lập của cây như bộ rễ, thân,
cành, lá và ngay cả một tế bào nhỏ bé trong các mô (mô phân sinh) cũng có thể tái
sinh phân chia tế bào để tạo nên một cơ thể mới hoàn chỉnh. Như vậy, phương pháp
giâm cành là phương pháp nhân giống thực vật bằng cơ quan sinh dưỡng khi đặt cơ
quan đó trong điều kiện thích hợp thì chúng có khả năng khôi phục những bộ phận
còn thiếu để trở thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Từ lâu, nhân dân ta đã sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống nhiều

đối tượng như khoai lang, mía, hồ tiêu,… (Hoàng Ngọc Thuận, 2000), phương pháp
giâm cành dựa trên khả năng hình thành rễ phụ (rễ bất định) của các đoạn cành đã
cắt rời khỏi thân mẹ (hoặc các đoạn rễ).
1.4.1 Sự tái sinh
Khi tách rời một bộ phận nào đó khỏi cây mẹ, tức tính nguyên vẹn của cây bị
vi phạm; đặc tính vốn có của cây là khôi phục lại tính nguyên vẹn đó bằng sự tái
sinh.
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (2007), sự tái sinh thực vật gồm sự tái sinh sinh lý và
sự tái sinh bệnh lý.
Sự tái sinh sinh lý là sự thay thế những bộ phận đã mất đi và cần thiết cho
chúng trong đời sống. Chẳng hạn như cây rụng lá vào mùa thu, sang xuân lại tái
sinh lá mới để thực hiện chức năng quang hợp.
Sự tái sinh bệnh lý là tái sinh do thương tổn gây ra, chẳng hạn như tái sinh làm
lành vết thương hoặc phục hồi các phần đã mất đi hay tái sinh cơ quan mới để khắc
phục tính nguyên vẹn của cây.
Khả năng tái sinh của thực vật khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của loài,
giống, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, mùa vụ và các điều kiện sinh thái khác.

9


1.4.2 Tính phân cực
Vũ Văn Vụ và ctv. (2007) cho rằng, việc hình thành rễ và chồi phụ ở cành
giâm có liên quan đến tính phân cực.
Phân cực là đặc tính vốn có của thực vật. Một đoạn thân cây bao giờ cũng có 2
cực: một đầu hướng đến ngọn và một đầu hướng về gốc. Chồi bao giờ cũng tái sinh
ở cực ngọn và rễ thì tái sinh ở cực gốc.
Trong gốc thì cực ngọn giàu Auxin hơn và do đó kích thích sự hình thành rễ,
còn cực đối diện nghèo Auxin kích thích sự xuất hiện chồi. Do sự phân cực đó mà
các đoạn cành giâm lấy từ các vị trí khác nhau trên một đoạn thân có khả năng tái

sinh khác nhau.
Vì vậy, trong kỹ thuật giâm cành, bao giờ cũng phải cắm phần gốc vào giá thể
vì nếu không phù hợp về cực tính thì không thể tái sinh và không thành cây hoàn
chỉnh được.
1.4.3 Sự hình thành rễ phụ (rễ bất định)
Phương pháp giâm cành dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các giai đoạn
cắt cành đã cắt rời khỏi thân mẹ.
Vũ Văn Vụ và ctv. (2007) nhận thấy, sự hình thành rễ bất định phụ thuộc vào
khả năng hình thành các Phytohormone của thực vật. Nếu Phytohormone đặc trưng
hình thành thuận lợi thì sự hình thành rễ dễ dàng và việc xử lý Auxin ngoại sinh đã
kích thích quá trình tái sinh rễ thuận lợi ở hầu hết các đối tượng thực vật.
Theo Nguyễn Du Sanh (1995) và Mai Trần Ngọc Tiếng (1996), rễ bất định là
những rễ xuất phát từ bất cứ nơi nào trên cơ thể thực vật ngoại trừ từ rễ chính, tức là
những rễ không xuất phát từ rễ mầm của hột.
+ Giai đoạn 1: Cảm ứng và hình thành sơ khởi rễ (mụt rễ). Giai đoạn này rất
khó thấy được bằng mắt thường. Từ dưới đáy cành giâm (chỗ vết thương), trong
những vùng chứa các mô còn sống hoạt động mạnh (như tượng tầng nhu mô libe,
nhu mô gỗ…), một vài tế bào quay lại chức năng sinh mô, chỉ làm nhiệm vụ sinh

10


sản tạo thành một đám tế bào (thường được gọi là mô sẹo). Đám tế bào này tổ chức
lại hình thành sơ khởi rễ.
+ Giai đoạn 2: Các sơ khởi rễ phân hóa và tăng trưởng thành rễ con chui ra
khỏi vỏ. Các loài dễ ra thường có đủ hai giai đoạn như trên.
Sự thành lập rễ bất định là sự tái phát triển đầu tiên cần thiết, là điều kiện bắt
buộc để thành công trong nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cành là một
phần quan trọng của thân, trên cành có sẵn chồi, lá, thân, chỉ cần có thêm rễ là thành
cây hoàn chỉnh. Khi cắt cành rời khỏi thân thì yêu cầu kĩ thuật chính là làm cho ra

rễ. Sự thành lập rễ bất định xuất hiện trên nhiều loại cây: bắp, dứa hoang,… Ở
những vị trí khác nhau: cây đơn tử diệp thường phát triển các rễ phụ, phát triển từ
vòng quanh và gốc các đốt cây. Cây mọc từ thân ngầm, chồi và các bộ phận khác
cũng phát sinh rễ bất định. Rễ bất định có hai dạng là rễ thành lập trước và rễ thành
lập do vết thương.
- Rễ thành lập trước
Thường xuất hiện ở các vị trí riêng như đốt thân. Đầu tiên rễ bắt đầu phát triển
tự nhiên trên thân, chúng gắn chặt vào thân, có thể nhô hoặc không nhô ra trước để
tách ra một mảnh thân. Có thể sống tiềm sinh cho đến khi thân được hình thành lập
từ cành giâm và dưới điều kiện môi trường thích hợp sẽ phát triển tốt hơn. Mầm rễ
bất định xuất hiện ở một số cây dễ ra rễ như liễu, dương, lài,… Vị trí đầu tiên của
mầm rễ thành lập trước giống như sự thành lập rễ bất định. Trong vài loại rễ củ và
trên cây già của một vài loài táo và cây trồng khác mầm ngủ thành lập trước làm
phồng lên những nốt tròn. Những loài có mầm rễ thành lập trước mọc nhanh chóng
và dễ dàng.
- Rễ tạo bởi vết thương
Chỉ phát triển khi cành được giâm. Quá trình của sự kích thích vết thương và
rễ được tái sinh gồm 3 bước:
* Ở vị trí mặt cắt, một số tế bào bên ngoài bị chết, một số tự làm lành vết
thương và bảo vệ mặt cắt khỏi bị xâm nhập của nấm bệnh.

11


* Các tế bào sống phía sau vết cắt này bắt đầu phân chia sau vài ngày và một
lớp tế bào nhu mô được tạo thành một nhu bì vết thương.
* Vài tế bào kế cận vùng thượng tầng và libe bắt đầu phân chia và hình thành
rễ bất định. Quá trình này có thể chia thành 4 giai đoạn: (1) làm mất sự chuyên hóa
của các tế bào chuyên hóa, (2) thành lập mầm rễ từ các tế bào gần bó mạch, (3) sự
phát triển liên tục của các mầm rễ để trở thành mầm rễ có tổ chức, và (4) sự xuất

hiện và phát triển của mầm rễ thường xuyên qua các mô bao quanh ra ngoài.
1.4.4 Vị trí xuất hiện rễ
Sự thành lập rễ bất định trong tự nhiên ở các loài thực vật khác nhau ở những
vị trí khác nhau (Mai Văn Trầm, 2009) . Rễ bất định cùa cây thân thảo mọc bên
ngoài và giữa bó mạch. Còn đối với cây thân gỗ đa niên, rễ bất định có nguồn gốc
từ các tế bào nhu mô ở các phần non, đôi khi ở mô libe thứ cấp, ở mạch, tượng tầng
libe gỗ, mô sẹo (callus) hoặc ở vết sần của vỏ cây. Theo Nguyễn Bảo Toàn (2007)
thì một vòng cương mô liên tục giữa libe và vỏ nằm ngoài các vị trí phát sinh rễ bất
định, sự hiện diện của những vòng cương mô này thường thấy ở những loài khó tạo
rễ. Với phần lớn các loài khó tạo rễ, cấu trúc thân không ảnh hưởng đến khả năng
tạo rễ trong khi các mô bị lignin hóa ở thân hoạt động như một hàng rào cản sự phát
triển rễ.
1.4.5 Callus
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2007), callus (mô sẹo) là khối tế bào vô định hình,
trong quá trình thành lập rễ đối với những loài dễ ra rễ thì sự thành lập rễ và callus
độc lập nhau. Tuy nhiên, ở những loài khó ra rễ thì sự thành lập callus là tiền đề
thành lập rễ. Rễ thường phát triển qua callus, điều quan trọng hàng đầu là sự thành
lập callus rất cần thiết cho sự tạo rễ. Callus sinh sản nhanh chóng từ tế bào gốc của
cành giâm, đầu tiên từ vùng tượng tầng, xuyên qua các tế bào của vỏ và lõi cũng có
thể được tạo ra từ đây.

12


1.4.6 Ưu khuyết điểm của phương pháp giâm cành
1.4.6.1 Ưu điểm
+ Cây nhân ra hoàn toàn đồng nhất với cây mẹ, có khả năng tồn tại lâu dài một
kiểu gen, không có sự thay đổi về di truyền, giữ được đặc tính sinh học và đặc tính
kinh tế của giống mong muốn.
+ Các cá thể có độ đồng đều với số lượng vô tận mà không phụ thuộc vào mức

độ dị hợp của các kiểu gen.
+ Tạo ra cây giống sau khi trồng sớm ra hoa kết trái, thường thì sớm hơn cây
trồng từ hạt 2- 3 năm tùy theo giống.
+ Tốc độ nhân giống cao, sớm có cây giống phục vụ cho nhu cầu sản xuất của
+ Các đột biến gen có lợi khó bị mất vì không trải qua quá trình phân bào
giảm nhiễm.
1.4.6.2 Khuyết điểm
+ Đối với những cây khó ra rễ, phương pháp giâm cành đòi hỏi phải có những
trang thiết bị cần thiết và kỹ thuật cao để có thể khống chế được điều kiện ngoại
cảnh trong nhà giâm như: ẩm độ, ánh sáng, nhiệt độ,…
+ Thông thường thân của các cây ở vùng đất ẩm ra rễ tốt hơn; chúng có khả
năng sinh sản vô tính, ngay cả trong điều kiện tự nhiên, đây là điểm đặc trưng. Các
cây hạn sinh, đặc biệt là các cây có cấu tạo dạng chịu hạn (ngoài các cây mọng
nước) sự ra rễ rất khó.
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÂM CÀNH GẤC
1.5.1 Môi trường giâm
Theo Hartman và Kester (1968) thì môi trường giâm phải xốp, thoáng khí tốt,
có khả năng giữ ẩm cao và thoát nước tốt. Oxy có sẵn trong môi trường giâm rất
cần thiết cho sự ra rễ nhưng nhu cầu thay đổi tùy theo loại cây.

13


×