Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu lá của loài TGNN kí sinh ở 10 loài cây chủ khác nhau ở Quận Thủ Đức TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin chân thành tỏ lòng biết
ơn đến TS. Phạm Văn Ngọt, ThS. Nguyễn Hoàng Hạt người đã hết lòng chỉ
dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm Di truyền
– Thực vật và phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn cô Trần Thị Minh Định - phòng thí nghiệm Vi
sinh - Sinh hóa, anh Hoàng Văn Tới đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường, các thầy cô trong Khoa Sinh học Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có thể
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp sinh K33 đã động viên, giúp đỡ
tôi trong học tập và hoàn thành khóa luận.
Con xin tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và gia đình luôn là hậu phương vững
chắc cho con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Phạm Xuân Bằng


2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... I
MỤC LỤC ................................................................................................................... II
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................... V


MỞ ĐẦU ......................................................................................................................9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................9
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................10
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................10
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................12
1.1. Những nghiên cứu về họ Tầm gửi (Loranthaceae) .........................................12
1.2. Những nghiên cứu về loài Tầm gửi năm nhị ..................................................16
1.2.1. Vị trí phân loại..........................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm loài nghiên cứu ........................................................................17
1.2.3. Sinh thái và phân bố .................................................................................17
1.2.4. Giá trị ........................................................................................................18
1.3. Những nghiên cứu về hình thái, sinh lý, sinh hoá của loài TGNN ................18
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................18
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................................19
1.4. Các cây chủ......................................................................................................20


3

1.4.1. Mít ............................................................................................................20
1.4.2. Xoài ..........................................................................................................21
1.4.3. Dâu tằm ....................................................................................................21
1.4.4. Sao đen .....................................................................................................22
1.4.5. Tràm liễu ..................................................................................................23
1.4.6. Bàng..........................................................................................................24
1.4.7. Sứ ..............................................................................................................25
1.4.8. Sung ..........................................................................................................26
1.4.9. Xoan .........................................................................................................27
1.4.10. Trứng cá .................................................................................................27

Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM THU MẪU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............29
2.1. Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu ....................................................29
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................29
2.1.2. Địa điểm thu mẫu .....................................................................................29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................30
2.2.1. Phƣơng pháp thu mẫu ..............................................................................30
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá .....................................30
2.2.3. Phƣơng pháp điều chế mẫu thử hoạt tính ................................................31
2.2.4. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của nƣớc sắc ...........................32
2.2.5. Phƣơng pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ của cao khô ............35
2.2.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu ........................................................................38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ...................................................................40
3.1. Hình thái và kích thƣớc lá TGNN ...................................................................40
3.1.1. Hình thái lá ...............................................................................................40


4

3.1.2. Kích thƣớc lá ............................................................................................45
3.2. Giải phẫu lá TGNN .........................................................................................46
3.3. Hoạt tính kháng khuẩn ....................................................................................52
3.4. Hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ ....................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................62
I. KẾT LUẬN .........................................................................................................62
II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................63
PHỤ LỤC


5


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TGNN

Tầm gửi năm nhị

TB

Trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kí hiệu các mẫu cao Tầm gửi năm nhị ......................................................32
Bảng 3.1. Các chỉ số kích thƣớc lá TGNN kí sinh trên 10 cây chủ ..........................46
Bảng 3.2. Độ dày các lớp tế bào lá TGNN kí sinh trên 10 loại cây trồng (µm) .......47
Bảng 3.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các mẫu thử (n = 3) ..........................53
Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ cổ tử cung
Hela ở nồng độ 1000 µg/ml của các mẫu thử ............................................................57
Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ phổi NCI – H460 ở
nồng độ 1000µg/ml của các mẫu thử .........................................................................58
Bảng 3.6. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ phổi NCI – H460 ở
nồng độ 100 µg/ml của các mẫu thử ..........................................................................59
Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ vú MCF – 7 ở nồng
độ 1000 µg/ml của các mẫu thử .................................................................................60
Bảng 3.8. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ vú MCF – 7 ở nồng
độ 100µg/ml của các mẫu thử ....................................................................................61


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Sự phân bố của Tầm gửi trên thế giới ........................................................12
Hình 1.2. Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti ................................................19


6

Hình 1.3. Cấu trúc hợp chất MM1 .............................................................................19
Hình 1.4. Cấu trúc hợp chất MM2 .............................................................................19
Hình 1.5. TGNN kí sinh trên cây Mít ........................................................................20
Hình 1.6. TGNN kí sinh trên cây Xoài ......................................................................21
Hình 1.7. TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm ................................................................22
Hình 1.8. TGNN kí sinh trên cây Sao đen .................................................................23
Hình 1.9. TGNN kí sinh trên cây Tràm Liễu .............................................................24
Hình 1.10. TGNN kí sinh trên cây Bàng ...................................................................25
Hình 1.12. TGNN kí sinh trên cây Sứ........................................................................25
Hình 1.11. TGNN kí sinh trên cây Sung ....................................................................26
Hình 1.13. TGNN kí sinh trên cây Xoan ...................................................................27
Hình 1.14. TGNN kí sinh trên cây Trứng cá .............................................................28
Hình 2.1. Bản đồ tự nhiên Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ........................29
Hình 2.2. Vị trí thu hái lá trên cành ...........................................................................31
Hình 2.3. Vị trí đo kích thƣớc (A) và cắt giải phẫu lá (B).........................................31
Hình 2.4. Vị trí đục lỗ thạch và vòng vô khuẩn .........................................................34
Hình 3.1. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Mít .....................................................40
Hình 3.2. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm .............................................41
Hình 3.3. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Xoài ...................................................41
Hình 3.4. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Sao đen ..............................................42
Hình 3.5. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Tràm liễu ...........................................42

Hình 3.6. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Bàng ..................................................43
Hình 3.7. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Sứ ......................................................43
Hình 3.8. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Sung ..................................................44


7

Hình 3.9. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Xoan ..................................................44
Hình 3.10. Các kiểu lá TGNN kí sinh trên cây Trứng cá ..........................................45
Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Mít (x 100) ........................48
Hình 3.12. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm (x 100) ................48
Hình 3.13. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Xoài (x 100) ......................49
Hình 3.14. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Sao đen (x 100) .................49
Hình 3.15. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Tràm liễu (x 100) ..............49
Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Bàng (x 100) .....................50
Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Sứ (x 100) .........................50
Hình 3.18. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Sung (x 100) .....................50
Hình 3.19. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Xoan (x 100) .....................51
Hình 3.20. Cấu tạo giải phẫu lá TGNN kí sinh trên cây Trứng cá (x 100) ...............51
Hình 3.21. Kết quả hoạt tính kháng Bacillus subtilis của các mẫu thử (26/12/2010) ..
.....................................................................................................................................54
Hình 3.22. Kết quả hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các mẫu thử
(26/12/2010) ...............................................................................................................55
Hình 3.23. Kết quả hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các mẫu thử
(25/01/2011) ...............................................................................................................56
Hình 3.24. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ cổ tử cung Hela sau 48
giờ cảm ứng mẫu thử (10/03/2011)............................................................................57
Hình 3.25. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ phổi: NCI – H460 sau 48
giờ cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 1000µg/ml (19/03/2011) .......................................58
Hình 3.26. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ phổi: NCI – H460 sau 48

giờ cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 100 µg/ml (07/04/2011) ........................................59


8

Hình 3.27. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ vú: MCF – 7 sau 48 giờ
cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 1000 µg/ml (19/03/2011).............................................60
Hình 3.28. Kết quả hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ vú: MCF – 7 sau 48 giờ
cảm ứng mẫu thử ở nồng độ 100µg/ml (07/04/2011)................................................61
Biểu đồ 3.1. So sánh sự khác nhau về độ dày trung bình của lá TGNN ký sinh trên
các loài cây chủ khác nhau .........................................................................................51


9

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tầm gửi (còn gọi Chùm gửi, Tầm gởi, Chùm gởi) là tên gọi chỉ các loài thực
vật kí sinh hay bán kí sinh trên một hay một số loài cây khác nhau ở những vùng ôn
đới, nhiệt đới thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) [5]. Có ý kiến cho rằng, Tầm gửi là
loài sống bám và là loài không mong muốn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
từ nhiều thế kỷ trƣớc, Tầm gửi đã đƣợc dùng để chữa tai biến mạch máu, đau đầu
và một số bệnh khác. Ngoài ra, Tầm gửi còn đƣợc sử dụng rộng rãi ở châu Âu để trị
bệnh ung thƣ [6][21].
Mới đây trên báo Tuổi trẻ có bài viết “Hái tiền … trên cây Gạo” (Thứ Tƣ,
13/04/2011, 14:04 (GMT+7), viết về những nông dân ở xã Hiền Quan, Tam Nông,

Phú Thọ bỗng dƣng kiếm đƣợc hàng trăm triệu đồng nhờ bán một loại tầm gửi mọc
trên thân cây Gạo đƣợc cho là để chữa bệnh. Bài báo cũng dẫn lời Bác sĩ Trần Xuân
Trƣờng, chuyên khoa y học dân tộc Trạm y tế Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ: “Theo

nhiều sách về y học dân gian, một số loại cây Tầm gửi có tính mát và có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng như một vị thuốc nam. Người dân
thường dùng trong các trường hợp bị cao huyết áp, lở ngứa... và các bệnh hậu sản
của phụ nữ”. Đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu khoa học nào về loài Tầm gửi này.
Một số loài Tầm gửi nhƣ loài Tang kí sinh (Loranthus parasiticus (L.) Merr.)
kí sinh trên cây Dâu tằm (Morus alba (L.)) đã đƣợc dùng làm thuốc từ xa xƣa với
cái tên “Cây thần kỳ”. Trong thần thoại cổ của dân tộc Đức ngƣời ta gọi Tầm gửi là
“Cành chữa bệnh”. Ở châu Âu đã dùng liềm bằng vàng để cắt Tầm gửi chế tạo
“Nƣớc uống thần kỳ”. Đầu thế kỷ 20, bác sĩ ngƣời Pháp Rone Gothiê nhận thấy
nƣớc ép lá Tầm gửi có tác dụng chữa bệnh tim mạch (giai đoạn đầu). Năm 1920 nhà
triết học Đức, Ruđônphơ Stâyne đã đề nghị dùng nƣớc ép Tầm gửi để chữa bệnh
ung thƣ nhƣng chƣa đƣợc công nhận. Hiện nay, Tang kí sinh mới chỉ đƣợc dùng
làm nguyên liệu cho các chế phẩm của công ty Bảo Long và các phòng mạch của
công ty. Trong đó, Trà Takysi BL là một mặt hàng mới đang ở thời gian thử
nghiệm. Tổng giám đốc công ty Đông dƣợc Bảo Long - Nguyễn Hữu Khai đã làm


10

chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp chủ động Tang kí sinh
thật” và loài này đã đƣợc công ty trồng ở Hà Tây để cung cấp nguồn nguyên liệu
cho công ty [35].
Đối với loài Tầm gửi năm nhị (TGNN) (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.)
trong dân gian thƣờng dùng lá phối hợp với lá chè nấu nƣớc uống trị ho. Ở Ấn Độ,
ngƣời ta dùng lá giã đắp trị chỗ đau và loét [32]. Ở Java thuộc Indonesia ngƣời ta
còn sử dụng TGNN để trị bệnh ung thƣ [29]. Vì vậy, đề tài của chúng tôi tiến hành
nghiên cứu một số đặc điểm hình thái giải phẫu lá, hoạt tính kháng khuẩn và kháng
ung thƣ của loài TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) kí sinh trên một số
loài cây chủ khác nhau.


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu một số đặc điểm hình thái giải phẫu lá, khả năng kháng khuẩn,
kháng ung thƣ của loài TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) nhằm cung cấp
những dẫn liệu về loài này cho những nghiên cứu tiếp theo.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu lá của loài TGNN kí sinh ở 10 loài cây chủ
khác nhau ở Quận Thủ Đức TP HCM: Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Xoài
(Mangifera indica L.), Dâu tằm (Morus alba L.), Sao (Hopea odorata Roxb.), Tràm
liễu (Callistemon citrinus (Curtis) Skeels.), Bàng (Terminalia catappa L.), Sứ
(Plumeria rubra L.), Sung (Ficus racemosa L.), Xoan (Melia azedarach L.), Trứng
cá (Muntingia calabura L.).
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài bƣớc đầu tiến hành thử hoạt
tính kháng khuẩn và kháng ung thƣ của loài TGNN kí sinh trên vài cây chủ.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu hình thái, giải phẫu lá loài TGNN kí sinh ở 10 loài cây chủ.
- Thử hoạt tính kháng khuẩn trên nƣớc sắc li trích từ loài TGNN kí sinh ở 10
loài cây chủ: Mít, Xoài, Dâu tằm, Sao đen, Tràm Liễu, Bàng, Sứ, Sung, Xoan,
Trứng cá.


11

- Thử hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ cổ tử cung trên năm mẫu cao khô
li trích từ TGNN kí sinh ở 05 loài cây chủ Mít, Xoài, Dâu tằm, Sao đen, Tràm Liễu.
- Thử hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thƣ phổi và tế bào ung thƣ vú trên ba
mẫu cao khô li trích từ TGNN kí sinh trên 03 loài cây chủ Mít, Xoài, Dâu tằm.



12

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về họ Tầm gửi (Loranthaceae)
Họ Tầm gửi (Loranthaceae) là một trong những họ thực vật hạt kín lớn nhất,
có khoàng 70 chi với 950 loài, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Tầm gửi đƣợc biết
đến rộng rãi ở Braxin với cái tên ''Erva - de passarinho '' do sự phụ thuộc của chúng
vào sự phát tán của chim. Chỉ có một loài biết đến đƣợc phát tán bằng một nhóm
khác, thú có túi (Amico và Aizen, 2000 ). Ở Việt Nam, họ này có 5 chi đó là:
Dendrophthoe, Elytranthe, Helixanthera, Macrosolen, Taxillus với 35 loài [1].
Từ Mistletoe (cây Tầm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thƣờng xuất
hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo - Saxon,
mistel có nghĩa là phân và toe có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thông thƣờng của nó
có nghĩa là “phân trên cành cây”. Tên khoa học của tầm gửi trong tiếng Hy Lạp,
phoradendron có nghĩa là “ kẻ trộm trên cành cây”. Hạt của Tầm gửi đƣợc phát tán
qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có
lợi: Nhiều loài chim sử dụng Tầm gửi để làm tổ [33].

Hình 1.1. Sự phân bố của Tầm gửi trên thế giới

(Nguồn: />

13

Họ Tầm gửi gồm những loài cây sống bán kí sinh trên các nhánh, cành non
hoặc rễ của các loài cây khác ở vùng nhiệt đới hoặc những nơi có khí hậu ôn hòa
(Calder và Bernhardt, 1983; Norton và Carpenter, 1998; Overton, 1994).
Cấu trúc xâm nhập vào gỗ cây chủ của các loài trong họ Tầm gửi đƣợc gọi là
giác mút hay rễ mút. Rễ mút hút nƣớc và chất khoáng của cây chủ (Venturelli,
(1981), Venturelli và Kraus (1989), Sargent (1995), Calvin and Wilson (2006);

similarly in related Viscaceae: Zuber, 2004) để cung cấp chất dinh dƣỡng cho Tầm
gửi. Năm 1998, Calvin và Wilson đã phân biệt rễ mút ở Tầm gửi thành 4 kiểu và đã
đƣợc công nhận rộng rãi đó là:
+ Kiểu 1: rễ Tầm gửi ở phía ngoài vỏ cành cây chủ, mọc dọc theo bề mặt của
cành và có rễ mút đâm vào libe của cây chủ để lấy chất dinh dƣỡng.
+ Kiểu 2: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của rễ mút là chủ
yếu và một phần mô của cây chủ.
+ Kiểu 3: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của cây chủ là chủ
yếu và một phần mô của rễ mút.
+ Kiểu 4: rễ cây kí sinh đâm vào vỏ cây chủ, lan truyền trong vỏ và đi đến
vùng gỗ của cây chủ để hút chất dinh dƣỡng [19].
Hệ thống rễ mút của một số loài trong họ Tầm gửi đã đƣợc nghiên cứu và mô
tả. Qua nghiên cứu của Blakely (1922), Calvin và Wilson (1998), Hamilton và
Barlow (1963), Kuijt (1969) đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi đáng kể về rễ mút của
các loài Tầm gửi. Hình thái rễ mút không chỉ biến đổi từ lúc non đến khi trƣởng
thành mà còn thay đổi với loài cây chủ cũng nhƣ tuổi của cây (Thoday, 1961),
(Bhojwani và Johri, 1977). Có thể, các loài cây chủ góp phần hình thành một phần
hoặc toàn bộ về sự phát triển của rễ mút (Docters Van Leeuwen, 1954) [20].
Một số loài của họ Tầm gửi có sự tiêu giảm cơ quan sinh dƣỡng và chỉ xuất
hiện rễ mút xâm nhập vào libe cây chủ (Martı´nez del Rio et al., 1995, 1996;
Mauseth et al., 1984, 1985; Medel et al., 2002; Silva and Martı´nez del Rio, 1996)
[23].


14

Tầm gửi lấy đƣợc dinh dƣỡng đáng kể bằng cách kết nối tới libe của cây chủ,
nhƣng phần lớn chúng lấy chất dinh dƣỡng bằng cách xâm nhập vào mô gỗ của cây
chủ. Marshall và Ehleringer (1990) cho rằng Tầm gửi có thể có đƣợc một phần đáng
kể nhu cầu về carbon trực tiếp từ gỗ cây chủ. Điều này đƣợc đƣa ra để ƣớc lƣợng tỷ

lệ đạt đƣợc carbon dị dƣỡng của Tầm gửi (ví dụ, Richter et al., 1995). Raven (1983)
cho rằng Tầm gửi nhận đƣợc nitơ chủ yếu thông qua các hợp chất chứa nitơ hữu cơ
từ nhựa gỗ của cây chủ [26].
Dù Tầm gửi có khả năng quang hợp nhƣng sự có mặt của chúng cũng gây
nguy hại cho cây chủ, ảnh hƣởng tới chất và lƣợng của quả cây chủ và có thể làm
chết cả cây chủ (Reid et al., 1994; Silva and Martı´nez del Rio, 1996; Sinha and
Bawa, 2002; Venturelli, 1981). Do đó Tầm gửi bị coi là kẻ phá hoại cho hệ thống
nông nghiệp thế giới (Norton and Carpenter, 1998; Norton and Reid, 1997) [23].
Sự tác động của Tầm gửi trên loài hoang dại ít đƣợc quan tâm (Silva và
Martı'nez del Rio, 1996). Ngoài ra, một vài loài Tầm gửi có thể đƣợc coi là loài
“quan trọng” (Sensu Watson, 2001) cho động vật hút mật hoa (chim) và ăn quả của
chúng (Aukema, 2003) [23].
Việc phân bố Tầm gửi trên cây chủ có thể đƣợc xác định bởi đặc trƣng của cây
chủ, khoảng cách giữa các cây chủ, điều kiện môi trƣờng (Garcı'a-Franco và
RicoGray, 1996), cấu trúc cây chủ (Martı'nez del Rio et al., 1995; Monteiro et al,
1992; Sargent, 1995), phƣơng thức dinh dƣỡng (Davidar, 1983; Martı'nez del Rioet
al, 1996; Monteiro et al, 1992; Murphy et al, năm 1993; Reid, 1989). Một số loài
Tầm gửi chỉ kí sinh trên một vài loài cây chủ khác nhau, trong khi nhiều loài sống
kí sinh trên nhiều cây chủ (Lo'pez de Buen và Ornelas, 2002; Norton và Carpenter,
Năm 1998, Norton và De Lange, 1999). Kích thƣớc và đƣờng kính của các cành,
nhánh cây chủ có thể tác động mạnh đến sự bám của Tầm gửi vào cây chủ (Lo'pez
de Buen và Ornelas, 2002; Reid, 1989; Sargent, 1995; Yan và Reid, 1995). Lamont
(1983) cho rằng sự nảy mầm của hạt Tầm gửi ít chịu ảnh hƣởng của chất nền, ví dụ
nhƣ vỏ cây chủ ít ảnh hƣởng so với điều kiện nƣớc, oxy, nhiệt độ và ánh sáng [22].


15

Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từ một
loài Tầm gửi (Loranthus), có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công

virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân
sớm phục hồi. Cây Tầm gửi kí sinh trên cây Dâu (Tang kí sinh): có tác dụng trị các
chứng đau nhức xƣơng cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thƣờng phối
hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt Tang kí sinh) [26].
Từ nhiều thế kỷ trƣớc Tầm gửi đƣợc dùng để chữa tai biến mạch máu, đau đầu
và một số bệnh khác. Ngoài ra, Tầm gửi đƣợc sử dụng rộng rãi ở Châu Âu để chữa
bệnh ung thƣ [6].
Cách dùng Tầm gửi phổ biến là: lá non, trái (chiết xuất) có thể ăn trực tiếp,
dùng làm thuốc chích ở Châu Âu. Tầm gửi còn có khả năng gây độc tính tế bào ung
thƣ và tăng cƣờng hệ thống miễn dịch [15].
Trong Y học cổ truyền loài Tầm gửi Mộc vệ Trung Quốc - Taxillus chinensis
(DC.) Danser thƣờng đƣợc dùng trị phong thấp, tê bại, lƣng gối mỏi đau, gân xƣơng
nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng huyết áp cao. Liều dùng 12-20g sắc uống.
ở Quảng Tây, Trung Quốc, toàn cây dùng trị phế nhiệt sinh ho, phong thấp tê đau,
lá dùng trị đòn ngã tổn thƣơng [Võ Văn Chi - Từ điển cây thuốc (1999): tr 1100].
Mộc vệ Trung Quốc biểu hiện tác dụng ức chế sự tổng hợp axit béo và làm
giảm trọng lƣợng ở chuột thông qua một thí nghiệm sàng lọc đƣợc các nhà khoa học
Trung Quốc tiến hành. Dựa trên cơ sở này, năm 2006, Wang Y và cộng sự đã xác
định các đặc tính ức chế và thông số động lực học của tác dụng này ở Tầm gửi. Kết
quả thí nghiệm cho thấy dịch chiết Tầm gửi ức chế sự tổng hợp axit béo thuận
nghịch và không thuận nghịch với giá trị IC50 là 0,48µg/ml, với giá trị này Taxillus
chinensis (DC.) Danser đƣợc xem là cây thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp axit
béo tiềm năng nhất đã đƣợc báo cáo từ trƣớc tới nay [34].
Loài Tầm gửi Tang kí sinh (Loranthus parasiticus (L.) Merr.) kí sinh trên cây
Dâu đã đƣợc tác giả Đỗ Huy Bích và các cộng sự nghiên cứu và cho biết: “Tầm gửi
kí sinh trên cây Dâu có vị đắng, tính bình, có tác dụng mạnh gân cốt, lợi huyết
mạch, an thai, xuống sữa”. Bên cạnh đó, trong báo cáo “ Nghiên cứu tác dụng của


16


viên nén độc hoạt Tang kí sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối” của bác sỹ Đỗ
Tấn Khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh, dùng bài thuốc cổ Độc
hoạt Tang kí sinh dạng viên nén có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận
động khớp, khảo sát trên 63 bệnh nhân, 11 nam, 52 nữ, trong đó 81,39% giảm đau;
91,9% cải thiện vận động khớp gối [37].
Gần đây có những phát hiện mới về dƣợc tính của Tang kí sinh trong quá trình
điều trị của một số thầy thuốc đông y: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trị huyết
áp trở lại bình thƣờng. Bệnh nhân kèm chứng đƣờng huyết cao, sau điều trị đƣờng
huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thƣờng có cơn đau thắt
ngực nhƣ dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng
chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thƣờng. Tầm gửi
trên cây bƣởi đƣợc dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu [38].
Loài Tầm gửi Mộc kí cong (Dendrophthoe falcata (L.f.) Dans.) thƣờng tìm
thấy ở Thủ Đức TP, Hồ Chi Minh, cây đƣợc sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh
lao, mụn nhọt, hen suyễn, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tâm thần, ngăn ngừa sỏi
thận, bệnh về bàng quang, xuất huyết, trừ giun sán, lọc máu, bệnh về da và vết
thƣơng [24].
Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ đƣợc lƣu truyền trong dân gian,
Mỗi loài Tầm gửi đều có công dụng riêng nhƣ: Tầm gửi cây Na, cây Mít chữa sốt
rét; Tầm gửi cây Xoan chữa kiết lỵ, táo bón; Tầm gửi cây Chanh chữa ho... Cách
dùng các loại Tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều đƣợc cắt thang, đem phơi
nắng già hoặc sao khô, rồi đun nƣớc uống. Tầm gửi cây Gạo có mặt trong rất nhiều
các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: mát gan, giải độc cho ngƣời bị thận
(viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho ngƣời
mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: đun, sắc uống hằng ngày [38].

1.2. Những nghiên cứu về loài Tầm gửi năm nhị
1.2.1. Vị trí phân loại
NGÀNH: Ngọc lan – Magnoliophyta

LỚP: Ngọc lan - Magnoliopsida (Brongniart, 1843 – Dicotyledons)


17

PHÂN LỚP: Hoa hồng - Rosidae (Takhtajan, 1967 )
BỘ: Đàm hƣơng - Santalales (Dumortier, 1829)
HỌ: Tầm gửi- Loranthaceae (A.l. De Jussieu, 1808)
Chi: Dendrophthoe (Martius, Flora. 13: 109. 1830.)
Loài: Dendrophthoe pentandra (L.) Miq [4], [21]
- Các tên đồng nghĩa:
Dendrophthoe

farinosus

Mart.,

Dendrophthoe

leucobotrya

Miq.,

Dendrophthoe venosus Mart., Elytranthe farinosa & rigida G. Don., Loranthus
crassus Hook. f., Loranthus farinaceous Griff., Loranthus flavus Bl., Loranthus
pentandrus L., Loranthus shawianus Elm., Loranthus venosus Bl., Loranthus
zimmermanni Warb., Meiena axillaris Rafin., Scurrula pentandra G. Don [26].
- Tên bản xứ:
Kemlandean, Mangandeuh, Pasilan (Indonesia.) [26]
Ka fak ma muang (Thailand.) [26]

Tầm gửi năm nhị, Mộc kí ngũ hùng (Việt Nam) [4]
1.2.2. Đặc điểm loài nghiên cứu
TGNN còn đƣợc gọi là Mộc kí ngũ hùng là cây bán kí sinh có nhánh to, hình
trụ, xù xì. Lá mọc so le, có khi gần nhƣ đối; phiến đa dạng, chóp tù hay nhọn, gốc
tù, không lông, dày nhƣ da, dài 5-9cm, rộng 3-6cm. Hoa xếp thành chùm, đơn độc
hoặc từng đôi ở nách lá; lá bắc 1, nhỏ; cánh hoa 5, đính thành ống hơi phình, phía
trong đỏ. Quả xoan tròn, cao đến 1cm, bao bởi các thùy của đài [4], [32].
1.2.3. Sinh thái và phân bố
Cây mọc thông thƣờng ở đồng bằng trung du cho tới rừng ngập mặn ven biển,
từ Hà Tây tới Khánh Hoà, Lâm Ðồng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang. Thƣờng gặp kí sinh trên nhiều cây
hoang dại đến cây trồng nhƣ cây Tràm, Giá, Bàng, Còng, Mít, Xoài, Mãng cầu và
có khi cả trên cây Dâu.
Trên thế giới loài này đƣợc phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt
Nam, Malaixia, Indonesia (Sumatra, Borneo, Java), Philippines [32].


18

1.2.4. Giá trị
Sử dụng: Ở Campuchia, Lào và Việt Nam, lá của Dendrophthoe pentandra
(L.) Miq. đƣợc sử dụng để làm uống trà nhƣ sử dụng để điều trị ho.
Trong dân gian, lá TGNN thƣờng đƣợc dùng phối hợp với lá chè nấu nƣớc
uống trị ho. Ở Ấn Độ, ngƣời ta dùng lá giã đắp trị chỗ đau và loét. Ở Malaysia, lá
TGNN đƣợc sử dụng làm thuốc để phục hồi sau khi sinh con, và để chữa trị vết
thƣơng và vết loét [32].
Theo bài viết “Các cây thuốc được dùng trong trung tâm nghiên cứu phát
triển hoàng gia Kungkrabaen, tỉnh Chanthaburi” của Wongsatit Chuakul và cộng
sự, toàn bộ cây TGNN kí sinh trên cây Gòn (Ceiba pentadra (L.) Gaertn.) đƣợc giã
nát với nƣớc vo gạo dùng để trị tiêu chảy; nƣớc sắc từ cây TGNN kí sinh trên cây

Xoài (Mangifera indica L.) dùng để trị bệnh đái tháo đƣờng [29].
Ở Java thuộc Indonesia, ngƣời ta dùng TGNN (Dendrophthoe pentandra (L.)
Miq) để trị bệnh ung thƣ [29].

1.3. Những nghiên cứu về hình thái, sinh lý, sinh hoá của loài TGNN
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
- Năm 2005, Sylvia L. P. Ang & Jean W. H. Yong đã tiến hành nuôi cấy mô
với vật liệu là phôi hạt và mô callus trên hai loài Tầm gửi là Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq. và Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blume kết quả cho thấy
Tầm gửi với rễ mút của nó sống trong môi trƣờng Murashige và Skoog (MS) có bổ
sung với nƣớc dừa (15-20%) với bình nuôi cấy thông thoáng. Trong môi trƣờng cơ
bản MS có chứa hormone thì thời gian cần thiết cho sự nảy mầm Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq. ngắn hơn nhiều so với Macrosolen cochinchinensis. Sau khi
nảy mầm, Tầm gửi cần đƣợc bổ sung kích thích tố tăng trƣởng. Hai ông nhận thấy
rằng ở môi trƣờng 20 µM 6-benzylaminopurine (BA), Dendrophthoe pentandra (L.)
Miq. phát triển bình thƣờng, còn môi trƣờng có nƣớc dừa (15-20% ) thì cả hai loài
đều phát triển hoàn chỉnh trong bình nuôi cấy [26].
- Năm 2006, nhóm tác giả ngƣời Indonesia, Nina artani, Yelli Ma’arifa and
Muhammad Hanafi đã tách đƣợc quercitrin (C21H20O11) và querceti (C15H10O7) từ


19

cao ethanol của cây TGNN -Dendrophthoe pentandra (L.) Miq kí sinh trên cây Khế
(Averrhoa carambola) [21].

Hình 1.2. Cấu tạo hoá học của quercitrin và querceti

1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh

lý, sinh hóa của loài này [6], [14], [15], [18].
Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hạt, khoa Hoá học, Trƣờng
ĐHSP TP, Hồ Chí Minh tách đƣợc 2 hợp chất kí hiệu là MM1 và MM2 từ lá TGNN
kí sinh trên cây Mít [6].
30

27

11

25

12

14
2
3
HO

1

4

10
5

9
6

19

18

13

29

15

20

26

21
22

25
21

17
16

18

28
12

8
7

19


26

24
23

Fridelane
Hình 1.3. Cấu trúc hợp chất MM1

22

20

HO

1

6'

4'

O

5'

HO
HO
3'

O


2'

OH

1'

11

2

10

8

5

7

4

29

28

16

14

3


27

17

13

9

24

23

15

6

Daucosterol
Hình 1.4. Cấu trúc hợp chất MM2

Ngoài ra Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2010) nghiên cứu khả năng kháng
khuẩn của loài này bƣớc đầu cho thấy cao ethyl acetate đƣợc điều chế từ cây TGNN
kí sinh trên cây Xoài (Mangifera indica) có hoạt tính kháng khuẩn đối vớí


20

Staphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus đề kháng methycilin
(MRSA) ATCC 43300 và Bacillus subtilis PY 79 ở nồng độ 1024 μg/ml [14].


1.4. Các cây chủ
1.4.1. Mít
Cây Mít có tên khoa học: Artocarpus heterophyllus Lamk., thuộc họ Dâu tằm
(Moraceae). Là loài cây ăn quả rất quen thuộc ở khắp các vùng nông thôn ở nƣớc ta,
có 2 thứ: Mít dai, Mít mật.
Đặc điểm hình thái: Đại mộc, có thể rất to, vỏ ít nứt, mủ trắng. Lá không
lông, đơn, ở cây con có thùy, lá bẹ dài 2-3 cm, phát hoa là dái đực màu vàng vàng
dài 3-6cm với 1-2 tiểu nhị trong đài nhỏ. Dái cái trên cọng to, đơm trên thân. Trái
(hợp giả quả) rất to, dài 40-60cm, có gai vàng vàng, mỗi múi mít và gai mít ứng với
1 hoa, xơ mít là do các lá bắc và bao hoa của các hoa không đƣợc thụ tinh tạo nên.
Quả thật là bì mỏng bao quanh hạt. Hạt có hai tử diệp không bằng nhau, không có
phôi nhũ. Gỗ màu vàng chanh, tốt, dùng đóng đồ đạc và làm cột nhà [8].

Hình 1.5. TGNN kí sinh trên cây Mít


21

1.4.2. Xoài
Cây Xoài có tên khoa học Mangifera indica L., thuộc họ Điều (Đào lộn hột)
(Anacardiaceae).
Đặc điểm hình thái: Cây to cao 15-20m. Lá nguyên, mọc so le, đơn, phiến to,
thuôn, không lông, bóng, dài 15-30cm, rộng 5-7cm. Chùm tụ tán to vàng; hoa nhỏ;
đài nhỏ; cánh hoa 5; đĩa mật to, hoa màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu cành. Quả
hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng trên có những thớ sợi khi nẩy mầm thì hơi
mở ra. Khi chín có màu vàng, chua ngọt, thơm. Hạt có lớp vỏ mỏng, màu nâu,
không nội nhũ, phôi cong, lá mầm không đều [8].

Hình 1.6. TGNN kí sinh trên cây Xoài


1.4.3. Dâu tằm
Dâu tằm tên khoa học Morus alba L. thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Đặc điểm hình thái: Cây nhỏ, cây cao 6 m hay hơn ở trạng thái hoang dại,
thƣờng giảm xuống 1,5 – 2 m ở cây trồng. Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và
có màu xám trắng. Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có
mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm dài 3-7 cm, rộng 2,5-4 cm, mép có răng cƣa nhỏ


22

đều, đôi khi chia 3-5 thuỳ, 3 gân ở gốc, hai mặt có màu lục sáng, cuống dài mỏng,
hơi có lông; lá kèm hình dải nhọn. Hoa đơn tính, không có cánh hoa; cụm hoa đực
là đuôi sóc dài 1,5-2 cm, hoa đực có 4 lá đài tù, hơi có lông, nhị 4, xếp đối diện với
lá đài và đài gấp đôi, chỉ nhị mảnh, bao phấn gần hình cầu, cụm hoa cái là bông
ngắn hình trứng hoặc gần hình cầu dài 1cm, hoa có 4 lá đài, bầu có một noãn.
Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nƣớc tụ họp thành quả phức, khi chín
màu đỏ hay hồng sau đen.
Mùa hoa quả: tháng 5-7 [2], [13].

Hình 1.7. TGNN kí sinh trên cây Dâu tằm

1.4.4. Sao đen
Cây Sao đen tên khoa học Hopea odorata Roxb. thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae).
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, thƣờng xanh, thân hình trụ thẳng cao 30-40
m, đƣờng kính 60-80 cm hay hơn, chiều cao dƣới cành 15-25 m.Vỏ ngoài màu nâu
đen, nứt dọc sâu thành mảnh sù xì, thịt vỏ màu nâu đỏ, nhiều sợi, có nhiều dầu màu
vàng, thơm. Lá có phiến xoan thon, hay trái xoan ngọn giáo, đáy hơi bất xứng,
không lông, mặt dƣới có domatie, cuống đen lúc khô. Hoa tự hình chuỳ mang nhiều
bông ở nách lá hay đầu cành. Mỗi bông có 4 - 6 hoa. tràng nhỏ dài 4 – 5 mm, cong,

màu vàng nhạt có mùi thơm dịu, tiểu nhụy 15. Quả nhỏ, hình trứng, đài có 2 cánh
to, vàng dài 5 - 6 cm [7].


23

Hình 1.8. TGNN kí sinh trên cây Sao đen

1.4.5. Tràm liễu
Tràm liễu hay Tràm bông đỏ, tên khoa học: Callistemon citrinus (Curtis)
Skeels. thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Đặc điểm hình thái: Là loài cây gỗ nhỡ, cao 5-7 m, thân thẳng, vỏ thân màu
xám nâu, nhiều cành nhánh, cành dài, rủ xuống nhƣ Liễu rủ (Salix babylonica) nên
đƣợc gọi là Tràm liễu. Cành non phủ lông dài. Lá đơn mọc cách, mọc vòng theo
cành, tập trung ở đầu cành. Phiến lá dạng thuôn hẹp dài, dài 8-10 cm, rộng 1 cm,
đầu lá nhọn, gốc thuôn, màu xanh lục bóng. Lá non có lông dày. Gân lá 3.Cụm hoa
dạng bông, mọc ở đầu cành, mang nhiều hoa xếp vòng theo cành, phần đầu cành lại
tiếp tục ra lá non. Hoa nhỏ, lá đài hợp lại thành ống ngắn. Nhị đực nhiều, chỉ nhị dài
1-2,5 cm. Hoa màu đỏ đẹp nhờ các chỉ nhị màu đỏ. Quả nang hình chuông. Vỏ quả
cứng. Hạt nhiều. Ra hoa quả hầu nhƣ quanh năm [8].


24

Hình 1.9. TGNN kí sinh trên cây Tràm Liễu

1.4.6. Bàng
Bàng (tên khoa học: Terminalia catappa L.) là một loài cây thân gỗ lớn sinh
sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này
hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo

Mã Lai hay New Guinea.
Đặc điểm hình thái: Đại mộc cao 7 - 10m, không lóng, tán lá mọc thẳng, đối
xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn
để tạo thành hình dáng giống nhƣ cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15-25 cm và
rộng 10-14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về
mùa khô; trƣớc khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu
vàng, do các sắc tố nhƣ violaxanthin, lutein hay zeaxanthin [8].
Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả
hai loại hoa có đƣờng kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không
có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch
dài 5-7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng
và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.


25

Hình 1.10. TGNN kí sinh trên cây Bàng

1.4.7. Sứ
Sứ cùi hay Đại (tên khoa học Plumeria rubra L.) thuộc họ Trúc đào
(Apocynaceae), có nguồn gốc từ châu Mỹ (Mexico).
Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, thân xù xì cao 8 – 12 m. Vỏ màu nâu nhạt,
có nhánh mập, có nhựa mủ trắng. Tán lá rậm, thân nghiêng, chai cành lớn, gãy
khúc, đỉnh mang đám lá. Lá có phiến to, không lông, thon. Chùm tụ tán trên cọng
dài, mang hoa nhiều màu; vành dày; nhụy gắn ở đáy ống tràng. Hoa lớn, 5 cánh,
màu sắc đẹp [8][30].

Hình 1.12. TGNN kí sinh trên cây Sứ



×