Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và giải pháp cho dòng sông An Cựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.09 KB, 19 trang )

Mục lục
Lời nói đầu…................................................................................................2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….3
II. GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………….....4
III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN……………………………………….5
IV. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ Ô NHIỄM VÀ ĐÁNH
GIÁ THỰC TRẠNG CỦA SÔNG AN CỰU. ………………….……….…..6
1. Sự ô nhiễm nguồn nước……………………………………….………6
2. Chất thải rắn………………………………………….………………..8
3 Sinh cảnh………………………………………….………………….10
V. HẬU QUẢ …………………………………………..……………….13
1. Sinh vật nước: …………………………………………………………13
2. Đất…………………………………………………………………...…13
3. Không khí………………………………………………………………13
4.Vi khuẩn trong nước thải:…………………………………….…………13
5. Ảnh hưởng đến đời sống:………………………………….…………...14
VI.GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ CẢI TẠO DÒNG SÔNG…………..14
V. Kết luận và kiến nghị………………………………………..…………....................17
Tài liệu tham khảo…………………………………………………...……18

Lời nói đầu
Cùng với các vấn đề như biến đổi khí hậu, nghèo đói, suy thoái của
nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm sông ngòi hiện nay là bài
toán nan giải mang tính cấp bách của toàn nhân loại, đặc biệt là các nước đang
1


phát triển trong đó có Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm sông ngòi đang ngày
càng gia tăng ở các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế là
một điển hình.
Thừa Thiên


Huế có hệ thống sông
ngòi phong phú và
phân bố khá dày đặc.
Sông An Cựu là một
nhánh của sông đào
nhận nước chính từ
sông Hương đổ vào
chảy qua phía Nam
thành phố Huế. Qua
các làng Phú Xuân,
Dương Xuân, An Cựu,
Dương Thẩm, Thanh
Thủy, Lang Xá, Lợi Nông. Là con sông chảy qua địa phận thành phố Huế nên
có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.
Trong thời gian gần đây, mỗi khi đi dọc hai bên bờ sông người ta dễ
dàng nhận thấy dòng sông đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Nước sông đổi
màu, bốc mùi hôi thối, rác nối lềnh bềnh trên một đọan dài. Dòng sông đã mặc
nhiên trở thành cái “túi” đựng rác thải của nhiều hộ dân sinh sống tại đây.
Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại chợ An Cựu. Là một trong
những chợ đầu mối của thành phố nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các
tiểu thương rất kém. Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng
lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon... tất cả đều theo một cống
thoát nước đổ ra sông. Không chỉ có rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại
và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè. Do mực nước xuống thấp,
dòng chảy bị thu hẹp, ở một số nơi, lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ
dại phát triển. Bên cạnh đó, một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông
để trồng rau. Tình trạng này cũng đã “góp phần” làm cho sông An Cựu thêm
phần ô nhiễm vì dòng chảy bị hạn chế, khả năng tự làm sạch cũng mất đi.

I.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Với công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát
triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũng ngày càng nâng cao hơn. Tiêu
biểu như phải có thức ăn ngon, chất lượng môi trường sinh hoạt phải thỏai
2


mái,trong sạch. Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện nay môi trường sống của con
người đang bị đe dọa bởi nhiều thảm họa như : môi trường không khí ô nhiễm
, môi trường sống của con người ngày càng kém chất lượng… .Trong đó rác
thải trong thời đại phát triển vẫn là vấn đề nan giải, đất nước càng phát triển
rác càng thêm đa dạng về chủng loại, thành phần, số lượng. Hòa mình chung
trong hoàn cảnh môi trường của đất nước, Thừa Thiên Huế nói chung và ven
sông An Cựu nói riêng cũng đang đau đầu về vấn đề ô nhiễm rác thải.
Trong thời gian gần đây, chất lượng môi trường nước sông An Cựu
chảy qua địa phận thành phố Huế đang có hướng giảm sút, có dấu hiệu ô
nhiễm cục bộ hữu cơ do đây là nơi trực tiếp nhận nguồn nước thải và từ các
hoạt động thương mại, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trên địa bàn Thừa
Thiên Huế, hệ thống thu gom rác chưa đồng bộ, đặc biệt là một số xã ven
sông chưa có hệ thống thu gom dẫn đến tình trạng rác tràn ngập sông và dâng
đầy các con kênh rạc. Hoặc có hệ thống thu gom nhưng phương tiện vẫn còn
quá thô sơ, dẫn đến công tác thu gom không đạt hiệu quả.
Không chỉ rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng đang
phát triển mạnh dọc các bờ kè. Do mực nước xuống thấp, dòng chảy bị thu
hẹp, ở một số nơi lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển. Bên
cạnh đó một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông để trồng rau. Tình
trạng này cũng đã góp phần làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm, khả
năng tự làm sạch cũng mất đi.

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người càng nâng cao thì
đòi hỏi cái gì cũng phải cải tiến, giải pháp mới cho việc bảo vệ môi trường
vùng ven sông An Cựu . Như vậy, nhằm tạo ra một cảnh quan tươi đẹp, một
môi trường trong sạch và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, nhóm chúng em đã
chọn đề tài: “Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và giải pháp cho dòng
sông An Cựu” để làm đề tài nghiên cứu.

II

GIỚI THIỆU CHUNG

Sông An cựu là con sông đào dài nhất nhưng về bề ngang thì chỉ
bằng 1/15 của sông Hương. Cửa sông bắt đầu từ bờ nam của sông Hương
ngay điểm cuối cùng của mũi phía đông của Cồn Dã Viên ở tọa
độ16`33’33.82” vĩ bắc. Theo ghi chép của những nhà nghiên cứu văn hoá
3


Huế, địa danh “An Cựu” là tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở
phía Nam kinh thành Huế. Năm 1814, sau khi khảo sát tình hình, vua Gia
Long đã cho khơi đào thêm sông An Cựu và cho đắp đập Thần Phủ ở phía
dưới để lấy nước tưới tiêu, rửa mặn cho những cánh đồng ở khu vực huyện
Hương Thuỷ. Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, đổi tên thành sông Lợi
Nông. Đến năm 1835, khi vua cho đúc Cửu Đỉnh thì hình ảnh và tên sông đã
được khắc vào Chương Đỉnh. Từ khi các vua Nguyễn lên ngôi, chọn Phú
Xuân làm kinh đô, 2 bên bờ sông An Cựu đã là nơi tập trung dinh thự, nhà
vườn của nhiều quan lại, quý tộc đương thời (như: Phủ Miêu Thẩm Tùng
Thiện Vương, nhà vườn Lạc Tịnh, cungAn Định...).
Sông An Cựu có hiện tượng kì lạ là “nắng đục, mưa trong”. Trong
dân gian xưa lưu truyền rằng: Khi vua Gia Long thuận theo ý nguyện nhân

dân, cho khơi đào dòng sông An Cựu đã đào đúng phải hang của một con
thuồng luồng khổng lồ vốn ẩn mình nhiều năm dưới sông Hương. Mùa hè trời
nóng nực, con thuồng luồng trở mình dữ tợn và làm khuấy đục phù sa con
sông An Cựu, đến mùa mưa, trời dịu mát thì nó không trở mình nữa nên dòng
sông trở nên trong vắt.
Đến nay, cũng nhiều người lý giải là do sông An Cựu vốn là một chi
lưu của dòng Hương. Dòng sông vốn cạn nên khi vào mùa hè thì nó quyện
màu vàng đục của những lớp phù sa phía dưới đáy sông. Vào mùa mưa, nước
dâng cao, dòng chảy mạnh nên nước sông trở lại trong xanh.
Đẹp và có ý nghĩa lịch sử như vậy, nhưng đến nay, mùa hè hay mùa
mưa, dòng sông chỉ còn là một màu nước đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên
nồng nặc do tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi ngày trên sông An Cựu có
hàng chục tấn rác thải được “tấp xuống”. Dòng nước trong xanh thời nào đã đi
vào văn chương giờ đây là một màu đen ố, vẩn đục

Sông An Cựu xưa và nay

III

KHÁI NIỆM CƠ BẢN.

1.
Ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
4


nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các
loài hoang dã.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại
kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do
sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong
nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt
độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO
thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một
chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng
oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ
và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá
học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần
các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng
cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu
cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có
hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước
thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và
COD cao của môi trường nước.
2.

Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.

IV.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÌM HIỂU NGUYÊN
NHÂN Ô NHIỄM CỦA SÔNG AN CỰU.
1. Sự ô nhiễm nguồn nước.
a) Thực trạng:
5


Ở thành phố Huế có ít nhất 120 điểm xả nước thải, nước mưa. Trong đó
có khoảng 50 điểm xả trực tiếp ra sông mà không qua bất kì hệ thống xử lí
nào. Đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ của nước sông An Cựu nhất là
vùng ven các chợ. Các chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của hai bên bờ
sông như:
+ Nước thải từ các hộ dân buôn bán thực phẩm ăn uống.
+ Nước thải trực tiếp từ nhà vệ sinh của hộ dân sống ven sông.
+ Các xí nhiệp nhỏ.
Đoạn sông từ cầu An Cựu đến cầu Tam Tây, rác thải từ chợ An Cựu
xả xuống trôi nổi trên sông, người dân sống ven bên bờ sông còn đóng cọc
dựng nhà bắt ống nước thải, dựng nhà vệ sinh, dựng chuồng nuôi gia súc bên
bờ sông trực tiếp xả chất thải xuống dòng sông làm nước của dòng sông đổi
màu ô nhiễm nặng.
Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam về nước mặt (TCVN 5942-1995)
quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong nguồn nước dùng
vào mục đích sinh hoạt là 0,05 mg/L (tính theo N) hoặc 1,0 mg/L cho các mục

đích sử dụng khác. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để
so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS
(chất rắn lơ lửng).
Nhìn chung, khi xét mẫu tại địa điểm gần chợ như câu An Cựu và cầu
Bến Ngự thì chỉ số ô nhiễm nguồn nước mặt cao hơn so với các điểm thu mẫu
khác.
Địa điểm thu mẫu
Chỉ số COD(mg/l)
Chỉ số DO(mg/l)
nước
Chợ An Cựu
58,57
3,16
Chợ Bến Ngự
60,00
Cầu Kho Rèn
41,42
3,79
Phường An Đông
51,43
2,83
Cầu An Đông
57,14
4,10
Cầu Ga
54,25
3,44
Cầu Phú Cam
50,00
4,00

Bảng số liệu chỉ số COD và DO trung bình 4 tháng dọc sông An Cựu
Qua kết quả quan trắc chất lượng nước tại 7 điểm thu mẫu, có thế nhận
thấy vào các tháng 5,6,7,8 ở mỗi điểm thu mẫu có hàm lượng COD rất cao so
với các tháng còn lại và hàm lượng DO vào tháng 6,7,8 có giá trị thấp hơn
tháng3,4,9. Từ đó có thể kết luận chất lượng nước của sông An Cựu vào
những tháng 5,6,7,8 bị ô nhiễm cao so với các tháng còn lại. Chất lượng
nước sông An Cựu giảm dần về phí hạ lưu và ô nhiễm nặng ở phía gần cầu
An Đông, hầu hết hàm lượng COD trong các tháng nghiên cứu đều có giá trị
cao và ngược lại hàm lượng DO đạt giá trị thấp. Như vậy, khi đối chiếu với
6


kết quả phân thích môi trường nước bằng phương pháp phân tích hóa học
nhận thấy nguồn nước bị ô nhiễm khá cao.
b) Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm của dòng sông An
Cựu, nhưng nguyên nhân chính hiện nay là nước sông Hương đang bị nhiễm
mặn nên các ngành chức năng tiến hành đóng đập Cầu Ga để đảm bảo vần đề
cung cấp nước ngọt cho một số cùng địa bàn trên tỉnh nên nước sông An Cựu
ứ đọng, không lưu thông được.
Xuất hiện hệ thống điều tiết nước từ cống Phú Cam đầu sông An Cựu
làm tình trạng ô nhiễm ngày càng nhiều hơn nước không được rửa sạch từ đầu
nguồn.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng ô
nhiễm .
+ Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ
các hộ gia đình, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá
trình sinh hoạt và sản xuất.Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh
dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà

lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người
trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước
thải và tải lượng thải càng cao.

Cống xả nước trực tiếp từ hộ dân cư
+ Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do
sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở
thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được
thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông
thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng
nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống.
7


Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước
thải sinh hoạt
Đặc biệt các hộ dân sống ven sông , phân người và nước thải sinh hoạt
không được xử lý đã quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có
điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý
chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và
cây cỏ không thể tồn tại.

Nhà vệ sinh của các hộ gia đình ven sông thải trực tiếp lên dòng chảy
2. Chất thải rắn
a)

Thực trạng:

Hiện nay chạy dọc theo tuyến đường Phan Chu Trinh và Phan Đình
Phùng ta bắt gặp những rác thải công cộng trôi nổi lềnh bềnh trên mặt sông:

vỏ trai, túi ni lông, xác động vật chết. Theo thống kê của công ty môi trường
và đô thị Huế thì tỉ lệ thùng rác quá tải ven sông An Cựu lên đến con số 90%.
Hằng ngày công nhân tích cực thu lượm rác thải nhưng việc này như muối bỏ
bể. Bởi những người dân thiều ý thức vẫn không ngừng vứt rác xuống sông.
Mặc dù mùa khô chưa thực sự bắt đầu, nhưng nước trên con sông này
đã xuống ở mức rất thấp. Nước gần như đứng im, không chảy, trên bề mặt thì
dày đặc rác. Nhất là vào buổi sáng sớm, cả tuyến sông dài từ cầu Ga cho tới
quá cầu An Cựu gần như bị phủ kín bởi đủ loại rác… nổi lềnh bềnh. Người ta
vẫn lén lút đổ rác, đổ xả vật liệu xây dựng xuống dòng sông làm cho dòng
sông đào vốn đã không sâu bây giờ ngày lại càng cạn dần. Có những đoạn
sông vào mùa nắng hạn mặt nước chỉ còn xâm xấp đáy sông. Chính quyền
thành phố cũng đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để nạo vét dòng sông,
dọn rác, xây kè chống xói lở và vành đai hai bên bờ, tạo cảnh quan cho dòng
sông, vậy mà chính những bờ kè và lề sông ấy lại trở thành những quán ăn,
8


quán bia, quán giải khát di động và có ai chắc rằng rác từ đó lại không được
xả xuống dòng sông.

Người dân mặc nhiên xả rác xuống dòng sông
Sông An Cựu, đoạn chảy qua phường An Cựu và phường An Đông, nước
sông đục màu, đoạn từ chợ An Cựu đến cầu Tam Tây nước sông ngả sang
màu đen và có mùi tanh khó chịu. Nhiều người dân sống dọc hai bên bờ sông
cho biết khoảng một tuần nay, cứ buổi trưa và buổi tối là lúc nước sông bốc
mùi hôi nồng nặc bay vào nhà dân, mỗi năm cứ vào mùa hè là nước sông bốc
mùi, nhưng năm nay mức độ nghiêm trọng hơn những năm trước.
b)

Nguyên nhân:


Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rác thải trôi dạt trên mặt nước là
do các chợ. Qua khảo sát thực tế ta thấy được dọc hai bên bờ sông có hai chợ
lớn là Bến Ngự và chợ An Cựu. hai chợ này mỗi ngày đều thải ra một khối
lượng lớn rác thải khổng lồ. Do những người bán hàng ven sông đã bỏ rác
xuống sông.
- Do quá tải thùng dựng rác, theo thống kê thì lượng rác thải quá tải tới
61%. Lượng người tiêu dùng ở hai chợ khá lớn dẫn đến lượng rác thải thải ra
nhiều và đã được người dân thản nhiên đổ xuống sông.
9


- Ngoài ra còn có ý thức của người dân về việc giữ gìn môi trường chưa
cao.Rác thải không tiêu hủy được như chai nhựa .túi nilon,….tất cả đều được
thải ra sông theo một đường ống thoát nước đổ trực tiếp ra sông.
- Hằng ngày, theo chu kỳ thủy triều thì lượng rác thải bị ứ đọng lại gây mùi
hôi thối
- Một số hộ dân sống hai bên bờ sông dựng công trình vê sinh ngay trên bờ
sông

thải
trực
tiếp ra
sông

không
qua xử
lý.

Nước thải từ chợ và hộ gia đình

3.

Sinh thái.
a) Sinh vật

Theo khảo sát của các cơ quan chức năng tổng thông số colifrom, chỉ về
mật độ vi khuẩn gây bệnh tại các điểm khảo sát trên sông Hương, sông An
Cựu và các sông khác vượt quá giới hạn cho phép từ 5 – 30 lần.
10


Tổng coliforms (total coliforms), fecal coliforms, fecal streptococci, và
clostridium perfringens, thường là các sinh vật chỉ thị được dùng để phát hiện
sự ô nhiễm phân của nước. Trong số đó, nhóm tổng coliform (total coliforms
group) bao gồm Escherichia coli (E.coli), Enterobacter aerogenes, Citrobacter
fruendii,… thường được sử dụng nhất. Total coliforms thường được dùng để
đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước uống.
Hiện nay do nguồn nước sông An Cựu bị ô nhiễm nặng nên gây hiện
tượng cá chết hàng loạt nổi trên mặt nước.
Nước ô nhiễm, dòng chảy khó lưu thông tạo điều kiện thích hợp cho
một số loại côn trùng gây bệnh truyền nhiễm như: muỗi, ruồi,..Cùng An Định:
bèo Hoa Dâu phát triển nhiều gây tắc nghẽn dòng chảy
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây hại cho mục đích sử
dụng nước trong sinh hoạt. Trong số các sinh vật này có thể truyền hay gây
bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước,
chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh
vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ
truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào,
giun sán….


Hiện tượng cá chết do ô nhiễm nguồn nước
11


Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa có
cấu trúc nhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không màu. Vi
khuẩn là dạng sống thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh chất từ
môi trường xung quanh. Vi khuẩn thường có dạng que (bacilli), dạng hình cầu
(cocci) và dạng hình phẩy (spirilla, vibrios, spirochetes). Các loại vi khuẩn
gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả
(cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh thương hàn (typhoid, do vi khuẩn
Salmonella typhosa),…
Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều
động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của
người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước
Trong quá trình quan sát thực tế chưa tìm thấy họ côn trùng Cánh úp là
nhóm sinh vật chỉ thị ưa sống trong môi trường nước sạch, giàu oxi.Vậy nên
nguồn nước quá ô nhiễm.
Nguyên nhân: Tình trạng sinh vật bị thay đổi có nhiều nguyên nhân
khác nhau:
♦ Chất thải từ các nhà vệ sinh của các hộ dân sống ven sông thải trực tiếp
vào nguồn nước là nguyên nhân đưa các loài giun sán sống kí sinh vào nguồn
nước.
♦ Xung quanh các cống do rác thải, bèo, cỏ,.. làm ứ đọng dòng chảy
tạo các vùng nước tù tạo điều kiện cho các loài ruồi, muỗi và các sinh vật
truyên nhiễm phát triển.
♦ Nồng độ các ion hòa tan trong nước làm các laòi sinh vật thủy sinh
không thích ứng được đã gây chết hang loạt
♦ Rác thải ứ đọng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật
thủy sinh.

♦ Hoạt động khai thác quá mức của con người làm ảnh hưởng đến số
lượng cá giảm sút.
c) Cảnh quan môi trường

Người dân sống ven bờ sông đóng cọc dựng nhà lấn chiếm dòng sông
12


Huế là một thành phố du lịch,sự ô nhiễm của một con sông nằm ngày
giữa lòng thành phố sẽ làm mất đi vẻ đẹp cổ kính của cố đô.
Sông An Cựu giờ đây không chỉ có bèo, rong và các loại cỏ mọc rất
nhiều, người ta nhìn vào dòng sông cứ tưởng là dân địa phương đang trồng
loại cây gì để chỉnh trang đô thị làm sạch đẹp thành phố. Sông An Cựu đã
được làm kè nhưng do hạn hán mực nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp.
Đất ở lòng sông lộ thiên nên cỏ mọc rất nhanh và nhiều, tình trạng này làm
cho nước ở dòng sông An Cựu lưu thông rất kém. Do đó khả năng tự làm sạch
cũng mất đi.
Nguyên nhân chủ yếu là sự bất lực của cơ quan chuyên trách trong việc
phát quang cây cỏ 2 bên bờ sông, vớt bèo, chất thải sinh hoạt. Người dân làm
nhà lấn ra dọc hai bên bờ sông làm cảnh quan xấu.

V.

HẬU QUẢ

1. Sinh vật nước:
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là
vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ
sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong
cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài

mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
2. Đất
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô
nhiễm nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm :
+ Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ.
+ Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất. Vai trò đệm, tính oxy hóa,
tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh.
+ Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát
nước của đất bị thay đổi.
3. Không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước
mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong
nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm
cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước
này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại
khác.
13


Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô
hấp như: viêm ô nhiễm nước và hậu quả của nó làm tắc đường hô hấp trên,
viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở
những người mắc bệnh hen,…
4.Vi khuẩn trong nước thải:
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của
con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Các bệnh do kí
sinh trùng, vi khuẩn, viruts và nấm mốc:Con người có thể mắc các bệnh do kí
sinh trùng gây ra như amip, giun sán các loại; bệnh ngoài da, viêm mắt do các

loại vi khuẩn, viruts, nấm mốc và các loại kí sinh trùng khác. Điều kiện tồn tại
và phát triển của mầm bệnh là nóng và ẩm ướt. Tại những vùng nhiệt đới
nóng ẩm quanh năm, bệnh dễ phát triển ở những người phải lao động bên súc
vật bị bệnh hay tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm ở những ao tù, hồ nước đọng,
sông suối chảy chậm..
Các bệnh do trung gian:
Côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu là các loại muỗi. quá trình
sinh sản của muỗi phải qua môi trường nước. trong các vùng có dịch bệnh lưu
hành, muỗi có khả năng truyền các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh Dengue, bệnh
sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ…Sốt rét là một trong những bệnh nguy hiểm bậc
nhất tác động đến con người ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới
hoặc cận nhiệt đới. sốt rét đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai và trẻ em
( dưới 5 tuổi). Nếu họ bị sốt rét, có thể nhanh chóng lâm vào tình trạng suy
nhược trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Sốt rét là bệnh gây ra do những
vi sinh vật cực nhỏ được gọi là kí sinh trùng trong máu. Một vật trung gian
truyền bệnh là muỗi. Muỗi thường cư trú ở những nơi như: vùng nước ngọt
hoặc nước lợ. Nhất là nơi nước tù đọng hay chảy chậm, vũng nước tù sau cơn
mưa hoặc do thoát nước kém, đầm lầy, ruộng lúa, hồ chứa, ao hồ nhỏ, chuôm
mương,vũng trâu, đầm có nước tù đọng, dấu chân động vật chứa nước, chum,
thùng, bể chứa…
5. Ảnh hưởng đến đời sống:
Ở thành thị, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên chất
lượng nguồn nước này đang đặt ra dấu chấm hỏi lớn. Khi nguồn nước này bị ô
nhiễm người dân không còn cách nào khác là phải mua nước khoáng về dùng
trong khi đó vẫn trả tiền hàng tháng cho công ty cấp thoát nước. Việc mua
14


nước phải thực hiện lúc sáng sớm hoặc tối vì ban ngày họ phải đi làm nên ảnh
hưởng rất lớn đến thời gian làm việc và sinh hoạt.

Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, cá chết hàng
loạt .Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có những
khu đất phải bỏ không vì ô nhiễm quá nặng.

VI. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ CẢI TẠO DÒNG SÔNG
Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng rác thải ven sông làm ô
nhiễm nguồn nước trong các kênh rạch, sông ,suối của thành phố Huế nói
chung và sông An Cựu nói riêng đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của người dân chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể để giải quyết các
vấn đề trên:
1.
Cần thành lập các đội quản lý môi trường để kiểm tra thu gom rác thải
của các hộ dân sống quanh khu vực ven sông. Tăng cường công tác nắm tình
hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột
xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng
thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát
hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các
phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực
lượng này.
2.
Đưa ra những quy định xử phạt cho từng hành vi cụ thể,mang tính triệt
để, tránh việc làm mang tính hình thức thiếu chiều sâu. Tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng
chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối
tượng vi phạm.
3. Thành lập các câu lạc bộ vừa tuyên truyền cho cộng đồng và tham gia
việc thu gom rác thải ven sông vào các dịp cuối tuần. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển

biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường,
trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ
môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách
tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã
hội.
4. Cần thành lập các đội quản lý môi trường để kiểm tra thu gom rác thải
của các hộ dân sống quanh khu vực ven sông.
5. Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để người dân cùng tham gia vào
việc thu gom rác thải và không xả rác xuống sông.Ví dụ như, chúng ta có thể
đưa ra hình thức, mỗi người nếu thu được 10 kg rác thải sẽ được 1 kg gạo.
6. Chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng cho
những hộ gia đình khó khăn ở ven sông, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng nhà
15


vệ sinh nhằm hạn chế sự ô nhiễm của dòng sông.
7. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính
toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp;
tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa
phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản
lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt
buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước
thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên
có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
8. Thực hiên mô hình “ Đoạn sông tự quản” , tổ chức thu gom rác tình
nguyện, treo khâu hiệu, áp phích bảo vệ môi trường ở niều nơi để nâng cao ý
thức của người dân.

Lực lượng thanh niên và dân phòng vớt bèo trên sông An Cựu


16


Một góc của dòng sông An Cựu

Kết luận và kiến nghị
Sông An Cựu là một trong những con sông đẹp và năm trên tuyến
đường huyết mạch có thể nói sông An Cựu không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt
kinh tế mà nó còn mang giá trị văn hóa cho thành phố. Tuy nhiên, mức độ ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng của con sông đang làm mất dần đi vẻ đẹp thơ
mộng vốn có của Huế.
1. Về nguồn nước: Đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ của nước sông An
Cựu nhất là vùng ven các chợ.sự chệnh lệch vê hàm lượng COD và hàm
lượng DO khá lớn chứng tỏ nguồn nước ô nhiễm nặng.
2. Chất thải rắn: hàng ngày lượng rác thải từ các chợ và các hộ gia đình
được đổ xuống dòng sông mà không qua xử lý ngày càng nhiều , làm cho hiện
tượng ứ đọng dòng chảy xảy ra. Môi trường xung quanh hai bên bờ sông bốc
mùi hôi thối. Không khí bị ô nhiễm nặng.
3. Sinh cảnh: Sự ô nhiễm của nguồn nước dẫn đến sự thay đổi theo hướng
tiêc cưc của một số loài sinh vật có ích và làm gia tăng sô lượng của loài sinh
vật gây bệnh.
Để khắc phục sự ô nhiễm đó cần có những giải pháp thiết thực
ngay từ bây giờ như:
1. Về lâu dài hoạt động kinh tế-xã hội ở khu vực chợ an cựu ngày càng gia
tăng, thì cần có một giải pháp mang tính toàn diện về vấn đề quản lý thu gom
và xử lí rác thải.
2. Tăng cường giám sát về công tác quản lí, thu gom và xử lí rác thải của
các cơ quan chức năng liên quan.
3. Đưa ra những quy định xử phạt cho từng hành vi cụ thể, tránh việc làm

mang tính hình thức thiếu chiều sâu.
4. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động
nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp, về
phân loại rác tại nguồn.
17


Tài liệu tham khảo
1. Lê Quý An và nnk.2004. Việt Nam, môi trường và cuộc sống. NXB
Chính trị Quốc gia, Ha Nội.
2. Lê Văn Khoa.1995. Môi trường và ô nhiễm. NXb Giáo dục Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Đăng.1997. Môi trường không khí. NXB Khoa học và Kĩ
thuật, Hà Nội.
4. Võ Văn Phú. 2012. Giáo trình cơ sở khoa học môi trường. NXB đại học
Huế.
Nguồn internet
1. />2. />3. skhcn.hue.gov.vn/Portal/UploadFiles//TinTuc/.../bt11.
4. />5. />
18


19



×