Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm cao lương đỏ và đàn hương hình của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.8 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
------------

NGUYỄN DIỄM MY

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
TÁC PHẨM CAO LƯƠNG ĐỎ VÀ
ĐÀN HƯƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn:

Ths. GV BÙI THỊ THÚY MINH

CẦN THƠ - 2011
1


1.Lí do chọn đề tài
Trung Quốc được thế giới biết đến là một đất nước rộng lớn, giàu truyền thống văn
hóa, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục
dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay. Lịch sử
Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kì hòa
bình xen lẫn chiến tranh trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành
trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình Nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các
vùng phía Đông, Đông Bắc và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là
một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng


văn hóa lớn trong khu vực Đông Á. Bên cạnh các công trình kiến trúc lịch sử to lớn là
một nền văn học khá đồ sộ. Văn học Trung Quốc xa xưa với Luận ngữ, Tứ thư, Ngũ kinh,
Đường thi, Cổ thi, Nhã phong…Có những tác phẩm đã nổi tiếng trong khoảng thời gian
khá lâu và cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị như: Tam quốc diễn nghĩa của La
Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của
Tào Tuyết Cần, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh…Đó là những di sản văn học truyền
thống có được trong giai đoạn phong kiến trước đây, không chỉ có giá trị về phương diện
nghệ thuật mà đây còn là những công trình mang đậm dấu ấn tâm thức của văn hóa Trung
Hoa.
Đầu thế kỉ XX Trung Quốc chuyển mình sang thời kì hiện đại, cùng với những
thay đổi to lớn về kinh tế thì song song đó văn học cũng bắt đầu thay đổi. Nền văn học
hiện đại Trung Quốc được khởi đầu từ Ngũ Tứ mà công lao lớn nhất thuộc về các bậc tiền
bối như Hồ Thích, Lỗ Tấn, Lão Xá, Quách Mạc Nhược…Tác phẩm của họ cho đến ngày
nay vẫn được xem là tài sản quý giá được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và trải qua những
thăng trầm của lịch sử. Đến sau năm 1977, năm chủ trương cải cách mở cửa thì cùng với
kinh tế, văn hóa, chính trị, bộ phận văn học đã có những thành tựu mới. Các nhà văn với
những tác phẩm được đánh giá cao, qua dịch thuật chúng ta cũng được biết đến những tên
tuổi lớn như Vương Mông, Vương Sóc, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Vương
An Ức, các nhà văn nữ như Thiết Ngưng, Vệ Tuệ…tất cả đã tạo nên một diện mạo mới
cho nền văn học Trung Quốc hôm nay.
2


Chọn cho mình một lối đi riêng, Mạc Ngôn – nhà văn quân đội đã rất khác so với
các nhà văn cùng thời đại với ông khi thổi một luồng gió trái chiều cho tiểu thuyết của
mình. Nhà văn Mạc Ngôn được xem là nhà văn đương đại Trung Quốc nổi tiếng, đạt
được nhiều thành tựu nhất định. Lối viết của Mạc Ngôn kết hợp giữa truyền thống và hiện
đại. Lối viết độc đáo và nhạy cảm với những vấn đề tưởng như bình thường khiến độc giả
có được cảm giác thú vị khi tiếp nhận tác phẩm của ông. Mạc Ngôn có cách nghĩ mới,
miêu tả và giải quyết vấn đề mới. Vì thế nên “tiểu thuyết của ông được gọi là tiểu thuyết

cảm giác mới” [25, tr.95]. Đề tài trong tác phẩm của ông rộng lớn, chủ yếu tập trung vào
đề tài nông thôn, những mối quan hệ gần gũi, chân thật trong cuộc sống đời thường.
Nhưng đằng sau những câu chuyện tưởng như bình thường và vụn vặt ấy là một giá trị xã
hội sâu sắc. Bên cạnh đó nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết của ông cũng khá đa
dạng và phong phú. Vì thế nên với tên đề tài Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn, người viết sẽ có dịp tìm hiểu thêm về tài năng của nhà văn trong cách nhìn
mới về người phụ nữ trước và sau cách mạng ở Trung Quốc. Nghiên cứu đề tài này sẽ
giúp người viết có được một cách nhìn tổng quát hơn và sâu sắc hơn về hình tượng con
người mà chủ yếu là hình tượng người phụ nữ Trung Hoa xưa và nay.

2.Lịch sử vấn đề
Có người nói rằng phụ nữ là linh hồn cuộc sống muôn loài. Và hình tượng người
phụ nữ là một trong những đề tài lớn có sức hấp dẫn của văn học thế giới. Vì thế trong
những năm vừa qua có một số bài nghiên cứu nhất định về đề tài này kể cả trong văn học
và trong các lĩnh nghệ thuật khác. Chúng ta có thể điểm qua vài nét về những nghiên cứu
này để thấy được sức ảnh hưởng của nó.
Danh họa Goya đã từng ca ngợi vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ là kiệt tác của
tạo hóa. Nhân loại đã trải qua hàng ngàn năm mới có được. Vì thế, nghệ thuật cổ kim
Đông Tây bao giờ cũng trọng vọng vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, xem như là mùa
xuân vĩnh hằng, là nguồn hứng khởi vô biên và là một đề tài muôn thuở. Và trong bài
nghiên cứu Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của danh họa Nguyễn Phan
Chánh [27, tr.25] đã phần nào khái quát được chân dung của người phụ nữ Việt Nam qua
góc độ thẫm mỹ tinh tế.

3


Bên cạnh lĩnh vực hội họa, lĩnh vực điện ảnh cũng rất quan tâm chú trọng đến đề
tài hình tượng người phụ nữ. Nhân kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ và Ngày điện ảnh Việt
Nam, chiều 5/3, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam và Viện phim Việt Nam tổ chức triển lãm

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm điện ảnh. Thông qua 120 ảnh, 28
tấm áp phích giới thiệu 136 bộ phim tiêu biểu, triển lãm khắc họa rõ nét vẻ đẹp của người
phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh cũng như trong thời kỳ xây dựng, đổi mới đất
nước. Qua hoạt động này ta nhận thấy rằng hình tượng người phụ nữ được rất nhiều lĩnh
vực khai thác và khám phá.
Vì thế, trong lĩnh vực văn học đề tài này lại càng được nhiều nhà nghiên cứu tìm
tòi.
Qua tìm hiểu thực tế, người viết nhận thấy đề tài hình tượng người phụ nữ được
nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam tiếp nhận và khai thác sâu từ ca dao dân ca, văn
học trung đại đến văn học hiện đại. Điển hình như bài nghiên cứu Nhân vật người phụ nữ
qua một số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê [14, tr.30]. Tuy nhiên đề tài hình tượng người
phụ nữ trong văn học Trung Quốc nói chung và trong tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn
lại ít được những nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam khai thác.
Mặc dù văn học Trung Quốc du nhập, dịch thuật và nghiên cứu ở Việt Nam khá
sớm nhưng đó chỉ là ở giai đoạn trước đây. Vì thế văn của Mạc Ngôn vẫn chưa có được
một cách nhìn tổng quát nhất. Độc giả chỉ biết đến tác phẩm của ông qua một số bản dịch
của các dịch giả như Lê Huy Tiêu, Trần Đình Hiến, Trần Trung Hỷ...và một vài bài
nghiên cứu về ông.
Bài nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn [25,tr.16] đã
xem xét nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn ở nhiều góc độ khác nhau. Theo tác
giả, Mạc Ngôn đã có những sáng tạo trong nghệ thuật, đưa người đọc đến với những nhận
thức, cảm giác mới mẻ về cuộc sống ngay trên những điều hết sức quen thuộc.
Trong quyển Mạc Ngôn với những lời tự bạch do Nguyễn Thị Thại sưu tầm và
dịch lại những bài viết, những cuộc trò chuyện với nhà văn Mạc Ngôn. Trong quyển này
có bài viết nêu lên quan niệm và phương pháp viết truyện của nhà văn Mạc Ngôn. Theo
ông, nhà văn muốn viết nên những tác phẩm chân chính thì hãy viết từ vị trí của những

4



người dân bình thường kết hợp với trí tưởng tượng phong phú bẩm sinh, và tiểu thuyết
hay là tiểu thuyết có mùi vị độc đáo.
Bài báo Tiểu thuyết của Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam [7, tr.13] chủ yếu giới
thiệu cuộc đời và sơ lược các đặc sắc nội dung trong tác phẩm Củ cải đỏ trong suốt, Cao
lương đỏ, Báo vật của đời và Cây tỏi nổi giận... cùng một số ý kiến về vai trò, vị trí của
Mạc Ngôn tại Trung Quốc và Việt Nam.
Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn
hương hình [21, tr.27] viết về phương pháp “lạ hóa”, “huyền thoại hóa”, thủ pháp cường
điệu và phóng đại trong các sáng tác của Mạc Ngôn, trong đó ông có nói rằng “Những
điều khác thường mà Mạc Ngôn bày đặt ra cuốn hút độc giả tưởng như có bùa mê đều bắt
nguồn từ một tâm hồn gắn bó thiết tha với quê hương, với cội nguồn cũng như cánh chim,
cánh diều bay cao mấy cũng phải có một chỗ đậu, một điểm gắn kết với mặt đất”.
Trong bài báo Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn
tác giả đã phân tích ở phương diện nội dung để rút ra ý nghĩa của tiểu thuyết Đàn hương
hình thông qua việc xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện để từ đó đi đến kết luận
“mỗi nhân vật hiện lên là một vấn đề xã hội đặt ra...cuộc sống được hiện hình ở nhiều
mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Sự phong phú của nó ẩn chứa trong thế giới nhân vật
sinh động và điển hình của Đàn hương hình. Các nhân vật tồn tại trong mối quan hệ đối
kháng tạo thành nhiều mặt cuộc sống con người, đồng thời cho thấy vào thời điểm lịch sử
xa xưa, tư tưởng của người dân Trung Quốc có sự vận động, thức tỉnh trươc vận mệnh
của dân tộc và thời cuộc. Thế giới nhân vật có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác phẩm...” [1, tr.14]. Bài nghiên cứu chủ yếu đi vào đối kháng của các tuyến
nhân vật – những nhân tố góp phần quyết định đến sự thành công của tác phẩm.
Tóm lại, đa số những bài nghiên cứu chỉ đi sâu khai thác vào những khía cạnh
nghệ thuật và những vấn đề chung chung tổng quan. Hiện nay chưa có bài nghiên cứu nào
đi vào tập trung khai thác về đề tài Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn. Và đó cũng là tên đề tài người viết chọn để nghiên cứu. Đây chưa phải là một vấn
đề hết sức mới mẽ nhưng do là vấn đề thuộc tác phẩm văn học nước ngoài cho nên tư liệu
về tác giả cũng không nhiều. Tuy khó khăn nhưng người viết sẽ cố gắng và không ngừng
nổ lực để hoàn thiện tốt bài nghiên cứu của mình.

5


3. Mục đích và yêu cầu
Nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm mục đích tìm hiểu những cách nhìn mới,
cách cảm nhận mới của nhà văn Mạc Ngôn về hình tượng người phụ nữ Trung Quốc qua
nhiều góc độ cuộc sống. Đồng thời giúp người viết bổ xung được những kiến thức cần
thiết về văn học nước ngoài, nhất là văn học Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguời viết có
được cái nhìn toàn diện hơn về tài năng và phong cách nghệ thuật của Mạc Ngôn – một
trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc hiện đại từ những thập niên
80, 90.
Yêu cầu của đề tài là làm rõ hình tượng nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết
của Mạc Ngôn. Vì thế nên người viết cần phải tìm hiểu kĩ tác phẩm và đạt được những
yêu cầu sau của đề tài: Biết được yêu cầu người viết sẽ đi vào khảo cứu các cơ sở lý
thuyết của các nhà lí luận để làm căn cứ khảo sát tác phẩm.
- Vấn đề người phụ nữ trong văn học Trung Quốc nói chung và trong tác phẩm của
Mạc Ngôn nói riêng.
- Tìm và chỉ ra được những nét đặc trưng và những nét khác biệt của hình tượng
người phụ nữ trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Đặc điểm số phận và tính cách của các nhân
vật nữ trong tác phẩm.
- Qua việc nghiên cứu đề tài người viết có cơ sở lí luận vững chắc để có thể tự
nghiên cứu những tác phẩm khác của Mạc Ngôn cũng như của các tác giả khác về sau.
4. Phạm vi đề tài
Khi tiếp cận tác phẩm của Mạc Ngôn thì chúng ta có rất nhiều phương diện để
nghiên cứu cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Song ở đây khi chọn đề tài Hình
tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu
phương diện nội dung của tác phẩm.Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu thì người viết
cũng gặp không ít khó khăn vì Mạc Ngôn là nhà văn nổi tiếng đương đại Trung Quốc nên
nguồn tài liệu dịch, nghiên cứu về ông rất ít. Mặc dù vậy, người viết sẽ cố gắng tìm hiểu
một số tài liệu liên quan đến hai tiểu thuyết Đàn hương hình và Cao lương đỏ của Mạc

Ngôn để hoàn thành tốt đề tài của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu

6


Để thực hiện đề tài này, việc đầu tiên là người viết tìm đọc tác phẩm của Mạc
Ngôn, tìm hiểu nội dung của truyện và nghệ thuật xây dựng truyện, nghệ thuật xây dựng
nhân vật…Sau đó, người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu để tìm ra các phương pháp phù
hợp.
Qua quá trình tìm hiểu đề tài, khảo sát và chọn lọc các tài liệu tiêu biểu từ các
công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn, người viết đã vận dụng các phương pháp sau vào đề
tài của mình:
- Phương pháp thống kê: nhằm phân loại, sắp xếp các dẫn chứng có nội dung liên
quan đến đề tài, giúp cho việc minh họa, dẫn chứng được chính xác, dễ dàng và không có
sự trùng lặp.
- Phương pháp phân tích, chứng minh: để người đọc thấy được luận điểm, nhận
định của người viết đưa ra hoàn toàn hợp lí với đề tài. Đây là phương pháp chủ yếu được
sử dụng khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tập hợp, chọn lọc, tổng hợp tài liệu để
giải quyết vấn đề. Đây cũng là một trong những phương pháp được người viết sử dụng
nhiều nhất nhằm thực hiện đề tài tốt hơn.
- Phương pháp lịch sử: Người viết đặt tác phẩm vào bối cảnh của thời điểm sáng
tác, ứng với cuộc đời nhà văn. Có như vậy người đọc mới có thể cảm nhận được giá trị
mà đề tài hướng đến.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này giúp người viết nghiên cứu
được chính xác, khoa học hơn giữa nhiều dữ liệu có liên quan, qua đó rút ra được những
điểm đặc sắc cũng như hạn chế của tác giả trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm.
Trên đây là những phương pháp được người viết vận dụng để thực hiện đề tài. Và
lẽ dĩ nhiên, người viết chỉ vận dụng những phương pháp này trong giới hạn hiểu biết của

mình.

7


PHẦN II: NỘI DUNG

8


Chương 1: Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết

1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học
Có ý kiến cho rằng, nhân vật còn là những con người hay sự vật mang cốt cách của
con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà
văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Để thể hiện nhận thức của mình về một vấn
đề nào đó. Về một vấn đề nào đó của hiện thực.
Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người
cụ thể nào mà chỉ một hiện trong sáng tác của Sêkhốp, chiếc quan tài là nhân vật trong
truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan. Nhưng chủ yếu vẫn chỉ là hình tượng con
người trong tác phẩm.nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính
trong Chiến tranh và hòa bình, thời gian là nhân vật chính.
Tóm lại theo Giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên thì nhân vật là
thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại
toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học
có khi còn là các con vật, các loài cây…được gán cho những đặc điểm giống với con
người.

1.1.1 Vị trí của nhân vật trong tác phẩm
1.1.1.1 Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn chương

bằng phương tiện văn học
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác
phẩm bằng các phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch
Sanh, Thúy Kiều, Kim Trọng… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một
mụ nào trong Truyện Kiều, người đàn ông gác trạm trong Người đánh cờ hiệu. Đó còn là
những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần
linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được
9


thể hiện bằng những hình thức khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả
đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm
tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn cả nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng
điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm
nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Nhân vật trong thơ lại có thể xuất hiện với
đại từ “tôi” hoặc hiện ra thấp thoáng như ông câu trong bài “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến, hoặc như cái “non”, “nước” thề với nhau trong “Thề non nước” của Tản Đà.
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học
miêu tả thế giới một cách hiện tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống,
nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm
gương của cuộc đời.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta
nhìn nhận ra nó. Đơn giản là một cái tên như Chí Phèo, Thị Nở… Tiếp đến là các dấu
hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng như chàng mồ côi, hai anh em sinh đôi,
thằng ngốc… Sâu hơn nữa là các đặc điểm tính cách như ông tư sản học làm quý tộc,
thằng đạo đức giả, người đi tìm hình của nước, tiếng hát con tàu… Các dấu hiệu đặc điểm
ấy thường được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật. Chẳng hạn ở truyện
Trương Chi Mỵ Nương, đó là “ngày xưa có anh Trương Chi. Người thì thậm xấu hát thì
thậm hay. Cô Mỵ Nương ở lầu Tây. Con quan thừa tướng ngày ngày cấm cung”. Toàn bộ
quan hệ về sau và kết cục bi kịch của nhân vật đều gắn liền với “công thức” ban đầu đó.

Các nhân vật trong Truyện Kiều cũng phát triển từ những dấu hiệu được giới thiệu ban
đầu. Ta có thể thấy qua nhân vật Kiều được giới thiệu “Làn thu thủy nét xuân sơn/ hoa
gen thua thắm liễu hờn kém xanh” đã dự báo một cuộc đời không êm đềm và sóng gió
qua sự gen tuông và đố kị của thiên nhiên, ẩn bên trong đó là lòng người và thói đời lúc
bấy giờ. Hay nhân vật Hoạn Thư : “Ở ăn thì nết cũng hay/ nói điều ràng buộc thì tay
cũng già” đã dự báo một con người khôn ngoan và nham hiểm…. Các công thức nhận ra
ấy được chứng thực trong các quan hệ, được bộc lộ hoặc điều chỉnh trong các xung đột,
và cuối cùng ta có một hình tượng hoàn chỉnh về một nhân vật văn học.

10


Nhân vật văn học sẽ khác với các nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong
hành động (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các ngôn ngữ) và quá trình. Nó luôn hứa hẹn
những điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Đồng thời nhân vật
văn học còn mang tính chất hồi cố, bởi vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức
nhận biết ban đầu, đều làm cho nó sâu thêm, hoặc sẽ điều chỉnh cho nó xác đáng, nhưng
không bao giờ bỏ quên hay xa rời cái chuẩn mực ban đầu. Như vậy, nhân vật văn học là
con người được thể hiện bằng phương tiện văn học. Nội dung của nhân vật nằm trong sự
thể hiện của nó.
Như vậy, nhân vật trong tác phẩm là thể hiện khả năng biểu đạt và là tiếng nói của
nhà văn về con người và cuộc đời. Việc đánh giá, phán xét nhân vật phải như là một hiện
tương thẩm mỹ chứ không phải là một hiện tượng xã hội học. Ta có nhìn thấy qua nhìn
thấy đằng sau số phận nàng kiều là những khái quát về tài mệnh, tài- tình trong xã hội lúc
bấy giờ. Đằng sau tác phẩm Số đỏ của nhân vật Xuân tóc đỏ không chỉ là sự may mắn mà
con là sự lên ngôi của thói đạo đức giả.

1.1.1.2. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực
Qua nhân vật nhà văn muốn phản ánh đời sống:
Chức năng của nhân vật là khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy

nghĩ, ước ao, kì vọng của con người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể hiện những
cá nhân nhất định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là
phương tiện khái quát cách tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Nhà
văn xuất phát từ những con người trong đời sống để xây dựng nhân vật văn học, song
không thể đồng nhất nhân vật văn học với con người của đời sống, vì nhân vật là sáng tạo
của nhà văn.
Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con người (tính cách nhân vật
là một hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan (trong câu
chuyện thần thoại) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội. Ví dụ: nhân vật
Chí Phèo qua nhân vật ta thấy bộ mặt bỉ ổi của xã hội phong kiến đương thời. Tính cách
có mộ hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Nhưng người ta
chỉ gọi là tính cách những người mà sự thống nhất kia biểu hiện một cách nổi bật các
11


phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Tính cách ấy là hiện tượng nổi bật của đời sống con
người. Trong Nghệ thuật thi ca, Aristốt viết :“Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta
gọi nhân vật bằng một tên nào đó”. Nhân vật sẽ là có tính cách, nếu trong lời nói hay
hành động bộc lộ một khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể là nó tốt hay nó xấu như thế
nào. Trong các tính cách bao giờ cũng cần tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả
nhiên, mà theo đó, một ai đó nói gì hoặc làm gì, hoặc việc gì đó xảy ra với họ đều tuân
theo tính tất nhiên, khả nhiên đó.
Ta thấy tính cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội
và là quy luật hành động của nhân vật. Đó là nhận thức chung nhất về tính cách như là nội
dung của mọi nhân vật văn học. Tính cách đó được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân
vật, nhưng trước hết là trong các công thức và dấu hiệu đặc điểm mà ta đã nói ở trên.
Tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện một cách khách quan. Do đó,
chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử. Trong thời cổ đại xa xưa,
khi nhiệm vụ của xã hội con người là chinh phục thiên nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo
dựng dân tộc, chống ngoại xâm, thì xuất hiện các nhân vật thần thoại như Nữ Oa đội đá

vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cả những nhân vật với tầm vóc và tư thế tầm cỡ như
Thánh Gióng. Nhân vật văn học khái quát các tính cách đối kháng về mặt phẩm chất. Đó
là các nhân vật cổ tích với các tính cách người giàu, kẻ nghèo, người ác, người thiện, có ý
nghĩa xác định những chuẩn mực giá trị trong quan hệ xã hội giữa người với người.
Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Vì mỗi tính cách là
kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới
đời sống khác. Phêdin nói rằng nhân vật là một công cụ.
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then
chốt của cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là
cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình.
Nhân vật là quan niệm tính cách tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện nhân vật không
phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đờì mà phải đặt trong mối quan
hệ tình huống truyện và ý đồ của nhà văn. Sức sống của nhân vật ngoài tính sinh động của
sự miêu tả mà có là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát. Đó là những nhân vật không chịu
12


nằm yên trên trang sách mà đã bước từ trang sách ra giữa cuộc đời. Đó là những nhân vật
đã làm cho tên tuổi của các nhà văn trở nên bất tử.

1.2 Khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
Hình tượng nghệ thuật là đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo
trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của
hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía,
thưởng ngoạn, tưởng tượng.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên
những hiện tượng có thật mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng,
sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu
sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác. Hình tượng nghệ thuật vừa có
giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát làm

bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của
người nghệ sĩ.
Hình tượng còn là một quan hệ xã hội – thẩm mỹ vô cùng phức tạp. Trước hết là
quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng.
Thứ đến là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Do đó, hình
tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa
từng có trong hiện thực. Đó là quan hệ giữa tác giả với hình tượng cuộc sống trong tác
phẩm. Một mặt hình tượng là hình thức, là kí hiệu của một tư tưởng, tình cảm một nội
dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác hình tượng lại là một khách
thể tinh thần có cuộc sống riêng, không phụ thuộc vào ý muốn và cuối cùng là quan hệ
giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ thuật, giữa hình tượng với ngôn ngữ của
một nền văn hóa.
Hệ thống hình tượng là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính
tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật. Chúng ta đã
phân biệt nhân vật chính diện, phản diện chủ yếu trên bình diện thể hiện đề tài, chủ đề, tư
tưởng, cảm hứng. Ở phương diện kết cấu, hệ thống hình tượng bao gồm một phạm vi rộng
hơn, gắn với tất cả chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm.
13


Nói đến hệ thống nhân vật là nói đến sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của
tác phẩm. Các mối quan hệ thường thấy của các nhân vật là đối lập, đối chiếu, tương
phản, bổ sung. Sự phản ảnh hiện thực trong các mâu thuẫn xung đột và sự vận động dẫn
đến việc tổ chức các nhân vật đối lập. Đó là sự đối lập giữa giữa thiện và ác, tốt và xấu,
giữa thống trị và bị trị, xâm lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bóc lột. Dĩ nhiên quan
hệ nhân vật đối lập ở đây không phải chỉ là một phạm trù xã hội học. Nó gắn liền với sự
đối lập của các cá nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất, chẳng hạn như dũng
cảm và hèn nhát, trung thực và gian dối, trung thành và phản bội, ngay thẳng và nịnh bợ,
tham lam và biết điều…Ta dễ dàng thấy đối lập đó trong các hệ giữa Lí Thông và Thạch
Sanh, Tấm và Cám, Lục Vân Tiên và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chị Dậu và vợ chồng nghị

Quế, Mị, A Phủ và bố con thống lí Pá Tra; chị Sứ và dân Hòn Đất với thằng Xăm và lũ ác
ôn Mĩ ngụy. Đó là sự đối lập của nhân cách, lí tưởng, lẽ sống. Cái khéo léo của tác giả là
làm sao cho các nhân vật đối lập thù địch có quan hệ với nhau, ràng buộc nhau ở phương
diện nào đó, và do đó mà đối lập càng thêm gay gắt. Chẳng hạn kết là anh em, cùng quan
hệ huyết thống, cùng chung lí tưởng, chung đối tượng tranh chấp, hoặc loại trừ nhau vì
mối thù. Quan hệ đối lập thường loại trừ nhau một mất một còn, và thường là cơ sở để tạo
thành các tuyến nhân vật của tác phẩm.
Quan hệ đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân
vật. Đó là thầy trò Đôn Kihôtê và Sanxô Pansa của Xecvantec: một người cao và gầy; môt
người thấp và béo. Một người bị đầu độc bởi những hoang tưởng của tiểu thuyết hiệp sĩ;
một người có trí óc lành mạnh. Một người có lí tưởng cao xa; một người thực dụng, thiển
cận. Cả hai thầy trò như hai tấm gương soi chiếu lẫn nhau. Đó còn là Saclo và Emma
trong Bà Bôvari. Một người đần độn, thỏa mãn, nhút nhát, một người thông minh, đầy
khao khát và táo tợn liều lĩnh. Ta còn thấy sự tương phản đó trong các quan hệ giữa
Giang vangiăng và cha Mirien, Giang vangiăng và Tenacđiê, Giang vangiăng và Giave
trong Những người khốn khổ. Sự tương phản làm cho các cặp đối lập, khác biệt hiện ra
gay gắt.
Đối chiếu là một mức độ thấp hơn của tương phản. Chẳng hạn đối lập Thúy Kiều
và Thúy Vân trong Truyện Kiều. Đối chiếu tương phản là nguyên tắc kết cấu hết sức phổ
biến. Nó chẳng những làm nổi bật các nhân vật khác tuyến mà con làm cho các nhân vật
14


cùng tuyến càng trở nên sắc nét. Ta có thể thấy rõ qua sự tương phản của tính khí ba anh
em Lưu Bị, Quan Vũ, Vân Trường trong Tam quốc chí diễn nghĩa; Tôn Ngộ Không, Trư
Bát Giới, Đường Tam Tạng trong Tây du kí; anh Dậu và chị Dậu, cái Tí và thằng Dần, lí
trưởng và quan phủ trong Tắt đèn.
Quan hệ bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi
của một loại hiện tượng. Bên cạnh AQ còn có cu Don, Vương râu xồm, vú Ngò trong AQ
chính truyện. Bên cạnh chị Dậu còn có binh Chức, Năm Thọ, anh Dậu, cái Tí, cái Tỉu,

thằng Dần đều là nhân vật bổ sung vào gánh nặng của chị. Ta còn thấy thêm chị Hoàng,
con chó becgie và lớp người cặn bã đi tản cư ở một làng quê đã làm nên những nét bổ
sung cho tính cách nhân vật Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao. Nhân vật bổ sung
thường là nhân vật phụ, làm cho nhân vật chính trở nên “đậm đà” và có bề dày hơn.
Chúng tuy mang tính chất phụ thuộc, nhưng đồng thời cũng có tác dụng mở rộng đề tài.
Ngoài quan hệ bổ sung phụ thuộc còn có quan hệ bổ sung đồng đẳng. Các nhân vật
Epghenhi Ơnêghi, Lexki, Tachiana, Ogana trong Epghenhi Ơnêghi của Puskin bổ sung
cho nhau, mà cũng thể hiện cuộc sống của một tầng lớp người. Cũng giống như các nhân
vật San, Thứ, Oanh, Đích trong Sống mòn của Nam Cao hay các nhân vật trí thức, chính
khách của ngụy Sài Gòn trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải.
Hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ảnh nhau, tác
động nhau, soi sáng nhau để cùng phản ảnh đời sống. Trong hệ thống hình tượng của tác
phẩm, nhân vật vừa các vai trò xã hội của nó (giai cấp, nghề nghiệp, địa vị, gia tộc,…)
vừa đóng vai trò văn học (vai trò một công cụ nghệ thuật, thực hiện một chức năng nghệ
thuật: vai trò tố cáo, vai trò tấm gương, vai trò kẻ chống đối, vai trò anh hùng, vai trò
phần thưởng, vai trò tương phản, bổ sung, đối lập…). Các vai trò này gắn bó với nhau
trong quan hệ nội dung và hình thức. Chỉ chú ý vai trò xã hội của nhân vật sẽ đưa đến sự
phân tích văn học như phân tích một hiện tượng xã hội thuần túy. Ngược lại, chỉ chú ý vai
trò văn học sẽ biến thành hình thức thiếu nội dung. Cần kết hợp chúng trong một chỉnh
thể nghệ thuật, mới thấy hết nội dung tư tưởng - thẩm mĩ của tác phẩm.

15


Chương 2: Mạc Ngôn và tiểu thuyết của Mạc Ngôn trong dòng chảy
của văn học Trung Quốc

2.1. Giới thiệu đôi nét về văn học Trung Quốc
2.1.1. Những thành tựu đạt được của thể loại tiểu thuyết Trung Quốc
Trung Quốc bước vào thời kì hội nhập và đây là điều kiện để các tác phẩm văn học

nước ngoài xâm nhập vào thị trường này. Cũng chính vì thế nên các nhà văn Trung Quốc
nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng và quan niệm mới rồi đưa vào trong các sáng tác
của mình. Có nhà lí luận Trung Quốc đã nói rằng dường như tiểu thuyết của chúng ta đều
diễn lại một cách “lão luyện” toàn bộ các trào lưu tiểu thuyết của Âu Mỹ và thế giới XIX
trở lại đây. Điều này khó có thể tránh khỏi khi suốt một thời gian dài Trung Quốc thực
hiện chính sách đóng cửa chỉ biết có mỗi đất nước mình, không hơn không kém. Giờ đây,
khi thực hiện chính sách hội nhập Trung Quốc không khỏi ngỡ ngàng trước những thành
tựu của thế giới. Đối với văn học cũng vậy, các nhà văn choáng ngợp trước những tư
tưởng mới, quan niệm mới của các nhà văn trên thế giới. Và cứ như thế định hình cho
phương thức sáng tác của mình. Nhưng sau một thời gian rập khuôn máy móc, lấy nhược
điểm của người khác làm ưu điểm sáng tác của mình khiến cho văn học Trung Quốc bị lu
mờ, không có giá trị trong mắt độc giả quan tâm. Các nhà văn Trung Quốc cũng vì lẽ đó
đã có dịp ngồi lại nhìn nhận chính mình và định hướng cho những phương thức sáng tác
mới, không đi theo vết xe đỗ trước đây. Vì suy cho cùng chỉ khi chúng ta đứng trên chính
mảnh đất quê hương của mình sáng tác, viết về quê hương với tất cả lòng yêu thương và
quý trọng, viết bằng chính cảm xúc thật của mình trên cơ sở tiếp nhận có chọn lọc tinh
hoa của nhân loại thì tác phẩm của chúng ta mới thật sự có giá trị và được độc giả đón
nhận. Và cũng chính vì thế hàng loạt tác phẩm mới đã ra đời. Các nhà văn có những tác
phẩm nổi tiếng như: Mạc Ngôn (Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tửu
quốc, Cây tỏi nổi giận,...), Giả Bình Ao (Phế đô, Nôn nóng, Phấn khởi,...), Vương An Ức
(Trường hận ca), Vương Mông (Cáo xanh, Hoạt động biến nhân hình), Thiết Ngưng
(Những người đàn bà tắm), Trương Hiền Lượng (Nửa đàn ông là đàn bà, Cô gái Thiểm

16


Bắc), Cổ Hoa (Thị trấn phù dung), Cao Hành Kiện (Linh sơn, Thánh kinh của một con
người), Dư Hoa (Huynh đệ), Vệ Tuệ ( Baby Thượng Hải, Điên cuồng như Vệ Tuệ)...

2.1.2. Điểm qua một vài sự kiện của nền văn học Trung Quốc

Từ khi Trung Quốc tiến hành “Cải cách mở cửa” thì nền văn học Trung Quốc
cũng bắt đầu chuyển mình. Đặc biệt là những năm đầu thế kỷ mới – thế kỷ XXI thì quan
niệm, nhận thức về văn học Trung Quốc rất rộng mở, thoáng hơn trước rất nhiều để có thể
hòa nhập với giai đoạn mới. Nhìn lại những thăng trầm nền văn học Trung Quốc đã trải
qua: thời kì chống phái hữu năm 1957, mười năm “Cách mạng văn hóa” (1966 – 1976)
và văn học thời kì cải cách mở cửa (những năm 90), ta nhận thấy được rõ hơn những
thành tựu mà nền văn học đương đại Trung Quốc đạt được. Gần đây nhất là giải Nobel
văn học của Cao Hành Kiện với tác phẩm Linh Sơn (2000). Có thể thấy văn học Trung
Quốc đã thoát ra được những gò bó, khuôn phép, hạn hẹp của văn chương Trung đại và
bắt được nhịp với văn chương thế giới.
Để có được những thành tựu như ngày nay, văn học Trung Quốc đã phải trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng ta có thể khái quát lại các sự kiện văn học để thấy được
quá trình phát triển của nó qua các giai đoạn: Qua mười năm động loạn (1966 – 1976) và
cuộc “Cách mạng văn hóa” chấm dứt đã mở ra một thời kì mới đầy dân chủ và sáng tạo
của nền “Văn học thời kì mới” (1976 – 1986). Bắt đầu với những quan niệm, nhận thức lí
luận mới được hình thành tạo tiền đề để phát triển nền văn học mới. Từ phương hướng
“Văn nghệ phục vụ chính trị” – kim chỉ nam hành động của văn học đương đại mấy mươi
năm đầu nay đổi lại “Văn nghệ phục vụ nhân dân”. Trước quan niệm “Văn nghệ phục vụ
công – nông – binh” hình tượng người anh hung cách mạng luôn rực sáng trong tác phẩm
văn học thì nay là “Văn nghệ phục vụ con người, phục vụ đại chúng”. Trước đây coi đối
tượng miêu tả văn học là công – nông – binh, là con người tiên tiến và điển hình tiên tiến
nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước thì nay đối tượng miêu tả của văn học rất rộng, không
phân biệt giai cấp, tầng lớp nào. Trước đây văn học có “Vùng cấm” của thời kì văn học
1949 – 1966, nay xóa bỏ vùng cấm. Trước đây văn học coi “ba tính” (tính Đảng, tính giai
cấp và tính dân tộc) là tiêu chí để đánh giá tác phẩm văn học mà bất kì người cầm bút nào
khi sáng tác cũng phải nhận thức đầy đủ, tuân theo nghiêm túc và phương pháp sáng tác

17



hiện thực XHCN là tiêu chuẩn để bình xét tác phẩm văn học thì nay quan niệm ấy bị phá
bỏ vì nó bị lỗi thời.
Từ ngày 27/5/1978 đến ngày 05/6/1978 đại hội mở rộng ban chấp hành Hội liên
hiệp văn học nghệ thuật toàn Trung Quốc lần thứ III được khai mạc tại Bắc Kinh chính
thức tuyên bố tập đoàn phản cách mạng bị đập tan, văn học nghệ thuật Trung Quốc được
khôi phục và bắt đầu hoạt động theo phương hướng mới. Từ đây, văn học Trung Quốc
thực hiện được cải cách, đổi mới về mọi mặt nhất là về chủ trương, đường lối và nhận
thức. Phương châm “Trăm hoa đua nở” và “Trăm nhà đua tiếng” bước vào thời kì mới
được phát huy cao độ và nền văn học Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một số trào lưu văn
học – thu hút sự chú ý, tìm tòi sang tạo và nghĩ suy của các nhà văn. Đó được coi như là
sự phát triển tất yếu của văn học, khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa và đón nhận
luồng gió “toàn cầu hóa”.
Một số trào lưu văn học mới được hình thành và phát triển: Trào lưu “Văn học vết
thương” – nói lên vết thương đau xót, sâu thẳm mà biết bao con người, chịu oan, chết
thảm trong “Cách mạng văn hóa”; trào lưu “Văn học phản tư” – bên cạnh việc đau lòng
khi nghĩ đến vết thương vẫn còn để lại, các nhà văn thời kì mới còn có dịp để bình tâm,
suy nghĩ lại những gì đã xảy ra trước đó.
Và đến khi Trung Quốc tiến hành cải cách thì bắt đầu xuất hiện một số trào lưu văn
học mới để phù hợp với tình hình mở cửa của đất nước: trào lưu “Văn học cải cách” –
đổi mới về văn học từ hình thức đến nội dung; trào lưu “Văn học tầm căn” là trào lưu văn
học tìm về nguồn cội, gốc rễ của văn hóa truyền thống mấy nghìn năm xa xưa của dân tộc
Trung Hoa; trào lưu văn học “Chủ nghĩa hiện thực khai phóng” là trào lưu văn học mang
tính chất toàn cầu hóa chịu ảnh hưởng từ các nước phương Tây; trào lưu “Văn học tân tả
thực” và trào lưu “Văn học tìm tòi mới” là những trào lưu không chấp nhận phương pháp
sáng tác cũ một cách máy móc mà đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi sáng tạo đáp ứng được tính
chân thực tối cao.
Đến những năm 90 khi Trung Quốc bước vào nền kinh tế thị trường thì nền văn
học lại bị thách thức một cách nghiêm trọng “tác phẩm là một thứ mì ăn liền, nơi phóng
uế bừa bãi hay bãi rác tinh thần” [7, tr.75]. Nhưng qua đó đã tạo nên cho nền văn học
Trung Quốc một nội lực hùng hậu để chọn lọc rèn luyện ra những nhà văn phù hợp với

18


yêu cầu mới và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc. Vì thế các nhà văn đều chọn
cho mình một xu hướng đi riêng gọi chung là “Xu hướng các nhà văn”. Từ đó các nhà
văn có thể tự do thể hiện quan điểm của mình cùng với chủ trương “Mới về ý thức, tự do
nhận thức và thoáng về sáng tác, quan niệm đa nguyên hóa và cởi trói trong văn học
được thực thi dân chủ trong văn học” [7, tr.75] của nhà nước.
Nhìn chung nền văn học Trung Quốc đã bắt đầu hòa nhập với dòng chảy chung
của thế giới. Từ năm 1978 bắt đầu thoát khỏi một số khuôn khổ, quy định gò bó, chật hẹp
để phát huy cao độ tinh thần “Trăm hoa đua nở”. Từ đó đã hình thành nên một thành
công rực rỡ cho nền văn học nước nhà đáng để học hỏi.
Trên tổng thể nền văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng chúng ta thấy nội
dung ngày càng gần gủi, hiện thực và hiện đại hơn trên tất cả các phương diện phản ảnh.
Đó là do chủ trương mở rộng “thoáng về nhận thức và tự do phản ảnh” nên vì thế các
nhà văn thuận lợi trong việc sáng tạo và tìm tòi nội dung để thể hiện. Bên cạnh những đề
tài truyền thống thì ngày nay các nhà văn đã bắt đầu thổi vào nền văn học nước nhà một
luồng gió mới mẽ, các nhà văn mạnh dạn đề cập đến những vấn đề mang tính chất thầm
kín và những lỗ thủng của xã hội…đó chính là thành quả của một nền văn học đang
hướng đến thế giới, là một sự hòa quyện giữa lối viết và văn hóa truyền thống với nền văn
hóa phương Tây để phù hợp với xu hướng “Toàn cầu hóa - Đa nguyên hóa”.
Hiện nay, các nhà văn đương đại Trung Quốc rất tự do trong việc chọn lựa đề tài
và phương pháp sáng tác. Việc chuyển đổi nhanh chóng về quan niệm và nhận thức một
thời gian đã gây ra tranh luận gay gắt về lí luận, phê bình trên văn đàn Trung Quốc từ sau
“Cách mạng văn hóa” (1976) đến nay. Từ chỗ xa lạ với các khái niệm “Văn học vết
thương”, “Văn học tầm căn”, “Văn học phản tư”, “Nhiệt văn học”, “Thơ mông lung” và
“Văn học ngoại lai” thì nay văn học Trung Quốc chấp nhận nó và coi đó là sự phát triển
tất yếu của văn học trong thời đại mới khi Trung Quốc cải cách, mở cửa và đón nhận làn
gió “toàn cầu hóa”. Một thời gian văn học đương đại Trung Quốc có hai luồng ý kiến trái
ngược nhau về tác phẩm của Giả Bình Ao và Vương Sóc và gần đây nhất là của Mạc

Ngôn, Vệ Tuệ. Có hai luồng ý kiến về các nhà văn này. Ý kiến thứ nhất phê phán rất gay
gắt các sáng tác của Giả Bình Ao, Vương Sóc, Mạc Ngôn và Vệ Tuệ. Ý kiến thứ hai

19


khẳng định, đề cao sự sáng tạo, khám phá và đặt vấn đề mới của các nhà văn thế hệ mới
này.
Thời gian gần đây, Việt Nam dịch rất nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung
Quốc, nhất là các tác phẩm đoạt giải thưởng văn học và được dư luận chú ý ở Trung
Quốc. Nhiều tác phẩm đưa đến cho độc giả Việt Nam cái nhìn mới về diện mạo mới của
văn học Trung Quốc thời kì cải cách, mở cửa. Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm
đương đại Trung Quốc làm cho độc giả Việt Nam phân vân và không đồng tình với các
vấn đề mà các nhà văn Trung Quốc đưa ra, trong đó có vấn đề tính dục. Trước hết là tác
phẩm Phế đô của Giả Bình Ao. Cũng như ở Trung Quốc, độc giả Việt Nam cho rằng bên
cạnh những trang viết rất thực, có giá trị phê phán xã hội, Phế đô của Giả Bình Ao là một
loại “dâm thư”, một kiểu “Kim Bình Mai hiện đại”, nghĩa là tác giả rơi vào chủ nghĩa tự
nhiên, có nhiều sa đà vào việc miêu tả sắc dục, gợi tình không có lợi cho việc giáo dục thế
hệ trẻ. Hình tượng Trang Chi Điệp trong Phế đô làm cho người đọc dễ lien hệ đến nhân
vật Tây Môn Khánh dâm ô, chơi bời và đầy tội lỗi trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu
Sinh thời nhà Thanh cách đây hàng trăm năm. Mục đích của Giả Bình Ao trong Phế đô
không phải miêu tả sắc dục, tính dục để kích thích sự tò mò của độc giả mà chủ tâm của
tác giả rất rõ khi đặt bút viết Phế Đô lại là một khía cạnh khác. Qua Phế đô, Giả Bình Ao
muốn so sánh, liên hệ về sự việc và con người ở hai thời đại cách xa nhau ở một thành
phố mà một thời là kinh đô của triều đại phong kiến Trung Quốc. Đó là kinh đô Trường
An thời nhà Đường và thành phố Tây An của nước Trung Hoa mới hôm nay. Tác giả
muốn người đọc hiểu rằng ở thành phố Tây An ngày nay có khác gì so với kinh đô
Trường An thời xưa. Vẫn còn những kẻ đồi bại bất tài và những sự việc xấu xa, bỉ ổi như
Trường An thời trước. Thành phố Tây An ngày nay phải trong sạch đẹp đẽ và khác xưa
chứ không thể tồn tại mãi những con người và sự việc xấu xa đó. Qua những miêu tả sắc

dục, tính dục trong Phế đô rất giàu tính hiện thực của thời đại. Qua Phế đô người đọc có
thể thấy tác giả là người dũng cảm dám mổ xẻ “ung nhọt” thối rữa, nhơ nhớp được che
đậy rất kín trong xã hội mới.
Mạc Ngôn là nhà văn đương đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm được dịch và được
dư luận Việt Nam chú ý nhiều nhất. Bên cạnh tác phẩm có giá trị được chuyển thể điện
ảnh và nhận giải thưởng cao là Cao lương đỏ và tác phẩm Đàn hương hình được giải
20


thưởng Mao Thuẫn gần đây (lần thứ 6 – 2004), một số tác phẩm của Mạc Ngôn nảy sinh
nhiều đánh giá khác nhau ở Việt Nam. Bên cạnh những ưu điểm về nội dung và nghệ
thuật, tác phẩm của Mạc Ngôn rơi vào hiện tượng sắc dục, tính dục, miêu tả nhiều về sự
thèm khát xác thịt. Trong Cao lương đỏ Mạc Ngôn không né tránh khi miêu tả “quan hệ”
giữa cô gái trong trắng Cửu Nhi với người mình yêu là tên phu khiêng kiệu Từ Chiếm
Ngao. Qua việc miêu tả “quan hệ” này, tác giả muốn ca ngợi tình yêu hồn nhiên, đích
thực giữa Cửu Nhi và Từ Chiếm Ngao. Họ “cho nhau” vì yêu nhau và thật sự đã hy sinh
vì nhau. “Quan hệ” này rất thực làm cho người đọc chấp nhận. Trong Đàn hương hình
Mạc Ngôn miêu tả “quan hệ” có thể coi là bất chính giữa người phụ nữ đã có chồng là
Tôn Mi Nương với quan huyện Tiền Đinh. Từ cặp chân đẹp gợi cảm của Tiền phu nhân
(vợ Tiền Đinh) đến việc miêu tả tỉ mỉ sự thèm khát quan hệ tình dục với Tiền Đinh, Mạc
Ngôn muốn tạo nên sự lôi cuốn người đọc. Hình ảnh một Tôn Mi Nương mắc bệnh tương
tư “quằn quại trong lửa dục”, “giãy giụa trong bẫy tình”, và đêm nào “cũng mơ thấy
ông lớn và nàng có quan hệ xác thịt” là rất hiếm thấy trong các tác phẩm Trung Quốc các
thời kì trước đó. Miêu tả sự thèm muốn xác thịt đến mức bệnh hoạn của Tôn Mi Nương là
một cách lên án hiện thực xã hội của tác giả. Ở đây, người đọc có thể thương cho Tôn Mi
Nương hơn là giận trách nàng.
Tác phẩm Báu vật của đời (nguyên văn là Phong nhủ phì đồn) của Mạc Ngôn làm
cho độc giả Việt Nam có những ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất, có thể coi là đa số
rằng Báu vật của đời của Mạc Ngôn là một tác phẩm tốt có giá trị về nội dung nghệ thuật,
khái quát chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử xã hội khá dài của Trung Quốc từ

hiện đại đến đương đại thông qua các thế hệ trong gia đình của Thượng Quan. Ý kiến thứ
hai tuy không nhiều cho rằng Báu vật của đời của Mạc Ngôn có tính “khiêu dâm”,
nguyên nhân trước hết là tiêu đề của tác phẩm. Nguyên tiêu đề của tác phẩm là Phong nhủ
phì đồn, dịch ra tiếng Việt là Mông to vú nẩy. Tiêu đề quá “lộ liễu”, gây cho độc giả hiểu
lầm đây là tác phẩm “nhạy cảm”, miêu tả tính dục, khoái cảm của xác thịt nhưng yếu tố
được coi là “khiêu dâm” trong tác phẩm chỉ là một vài trang (trên gần 860 trang sách) tả
sự thèm khát dâm hoang quá mức của mụ Kim.
Về tiêu đề của tác phẩm Phong nhủ phì đồn Mạc Ngôn giải thích rằng trên mặt chữ
nghĩa thì có nghĩa là mạnh khỏe, bầu vú căng tròn và cặp mông núng nính, đó là cái
21


thiêng liêng nhất, trang nghiêm nhất của người phụ nữ. Qua tiêu đề tác giả muốn ca ngợi
người mẹ, hay nói cách khác là ca ngợi người phụ nữ, ca ngợi khả năng sinh và dưỡng
của họ . Mạc Ngôn nhấn mạnh rằng một khía cạnh khác của tên cuốn sách là muốn châm
biếm xã hội. Còn tên gọi của cuốn sách muốn nói lên điều gì thì Mạc Ngôn cho rằng ông
không biết nói thế nào và tác giả tin rằng độc giả còn sáng suốt hơn mình. Mặc dù có
những đoạn miêu tả sắc dục nhưng với hơn 80 vạn chữ Báu vật của đời của Mạc Ngôn –
như tác giả thừa nhận là viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học của bản thân. Tác phẩm
đã “thể hiện đầy đủ cách nhìn của tác giả đối với các vấn đề xưa như lịch sử, quê hương,
cuộc sống” [7, tr.83].
Các nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo mới và
phong cách mới. Thế hệ nhà văn mới ít chú ý đến đề tài lịch sử, truyền thống và cách
mạng như các thế hệ nhà văn đi trước. Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của họ là cuộc
sống đương đại hôm nay với những cảm quan và nhận thức mới tân tiến hơn. Giới tính,
tình yêu và các mối quan hệ xã hội đan chéo là những đề tài phổ biến trong sáng tác của
các nhà văn thế hệ mới. Với “ý thức tự ngã”, không thích nói đến những vấn đề khái
quát, trọng đại, các nhà văn thế hệ mới quan tâm đến những vấn đề gì họ nhận thức được,
thấy được và nghe được. Nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn này thường là những
con người hiện đại, có lối sống và quan hệ tình cảm hiện đại. Những vấn đề này họ đặt ra

và giải quyết hoàn toàn khác so với các tác phẩm mang tính truyền thống của các thập kỷ
trước. Vệ Tuệ và tác phẩm Điên cuồng như Vệ Tuệ là một trong những tác phẩm như
vậy.
Vệ Tuệ là một nhà văn nữ trẻ, sở trường về truyện ngắn. Đề tài truyện ngắn của Vệ
Tuệ là cuộc sống thường nhật, nhân vật không phải là “con người truyền thống” mà là
“con người hiện đại” với lối sống cuồng nhiệt, xô bồ, gấp gáp và tự buông thả mình.
Phương pháp sáng tác truyện ngắn của Vệ Tuệ mang phong cách Tây phương, không theo
quy tắc truyền thống, như tác giả đã nói là đeo đuổi cách viết văn hò hét vẻ đẹp tái sinh
từ trong huyệt mộ và tâm trí luôn bị dày vò về những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản. Điên
cuồng như Vệ Tuệ gồm những câu chuyện mà đề tài khá “xa lạ” với độc giả Việt Nam, đó
là tình yêu bệnh hoạn, khoái cảm xác thịt, truy hoan điên cuồng và quan hệ đồng tính
luyến ái xấu xa. Nhân vật trong các truyện là “Tôi” (tức là tác giả), Tây da đen, da trắng,
22


những kẻ say rượu lấy việc làm tình làm trò tiêu khiển và thèm khát tình dục, hoan lạc
đến quá mức. Nhân vật Tôi, Bì Bi, Chu Dịch và Ngải Hạ đều là những người thoát loạn,
điên cuồng, chỉ biết sống về nhục dục mà không hề có ước mơ, lối sống nào tốt đẹp hơn.
Với gần 370 trang sách người đọc không bắt gặp những con người tích cực, lương thiện
trong tác phẩm. Bối cảnh, lối sống và hình ảnh những con người thác loạn, điên cuồng,
say xỉn, quan hệ tình dục mà tác giả miêu tả chỉ có thể thấy trong các tác phẩm văn học
phương Tây ở các thế kỷ trước chứ không thể là Trung Quốc hôm nay. Nếu lấy con mắt
và cảm giác của người đọc “truyền thống” trong xã hội “truyền thống” phương Đông với
các loại sách “truyền thống” từ trước đến nay thì không thể nào không bất bình trước văn
phong và cách miêu tả “kỳ kỳ” của Vệ Tuệ. Gạt bỏ những yếu tố dâm và tục ấy thì rõ
ràng Điên cuồng như Vệ Tuệ là một tác phẩm có giá trị hiện thực cao và tác giả là người
mạnh dạn dám mang đến cho người đọc một “món ăn lạ” và không hợp “khẩu vị” với
phần lớn người đọc Việt Nam hôm nay. Đọc những trang sách của Vệ Tuệ người đọc hiểu
được tâm trạng và mục đích của tác giả. Đúng như tác giả có lần cho rằng không cưỡng
lại được những cảm hứng điên cuồng, sùng bái mọi dục vọng, tận tình giao lưu với mọi

cuồng vui của cuộc đời bao gồm cao trào giới tính.
Trên đây, người viết xin điểm qua những trang sách “màu vàng” có yếu tố tính
dục trong một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc đã được dịch ra tiếng Việt,
được độc giả Việt Nam đọc và bàn luận. Có người coi đó là những trang sách bình
thường, không có gì để phê phán nhưng cũng có không ít người tỏ ra khó chịu và bất
bình, thậm chí có thái độ phẫn nộ. Nhưng dù “dâm” hay “tục” đến đâu thì chúng ta
không thể phủ nhận giá trị hiện thực, sinh động và không một chút che đậy cuộc sống xã
hội Trung Quốc trong thời cải cách mở cửa mà các tác phẩm này mang lại. Sau những
trang sách “dâm” và “tục” các nhà văn đương đại Trung Quốc dám mạnh dạn nêu lên
vấn đề sâu sắc, lớn lao mà nhiều người đọc phải suy nghĩ. Đó là vấn đề xã hội, sự băng
hoại của lối sống, đạo đức, vấn đề khát vọng tính dục của con người mà lâu nay văn học
đương đại Trung Quốc bị “cấm viết” hay “né tránh” nó thì nay trong tinh thần cởi mở, tự
do và sáng tạo, các nhà văn đương đại Trung Quốc mạnh dạn dám nghĩ và dám viết ra. Có
lẽ người đọc Việt Nam nên quen dần với những trang văn như vậy và coi đó là việc bình
thường của sáng tác văn học.
23


2.1.3. Vị trí của tiểu thuyết đương đại Trung Quốc trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng
Đây là tài liệu dịch đã công bố ở các tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam, người viết
xin đưa vào cơ sở lí thuyết để hiểu rõ hơn về vấn đề.
Cùng với xu hướng hòa nhập với thế giới và tiếp thu văn hóa phương Tây nên tiểu
thuyết đương đại của Trung Quốc ngày nay đã thoát khỏi những khuôn khổ của truyền
thống mà mang đậm dấu ấn của thời đại hội nhập và phát triển vì thế ta không khó khăn
gì để bắt gặp dấu vết hiện đại trong các tiểu thuyết ngày nay từ phương pháp, nội dung
cho đến hình thức.
Trước hết, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc mang đậm dấu ấn “Chủ nghĩa hậu
hiện đại” của nền văn học phương Tây. “Chủ nghĩa hậu hiện đại” du nhập vào Trung
Quốc thông qua con đường văn học cuối 1980 do Đổng Đỉnh Sơn đã giới thiệu. Tuy

nhiên, chỉ bắt đầu gây được sự chú ý khi ba nhà lí luận Chủ nghĩa hậu hiện đại phương
Tây là I.Hassan, Frederic Jameson và D.W.Fokkema thuyết trình các vấn đề về Chủ nghĩa
hậu hiện đại vào các năm 1983, 1985 và 1987 tại Trung Quốc. Các buổi thuyết trình này
đã gây được tiếng vang lớn đối với các nhà văn, nhà nghiên cứu Trung Quốc – tiểu thuyết
Tiền phong và tiểu thuyết Tân tả thực là các hiện tượng văn học mang dấu ấn rõ nét nhất
của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Tiểu thuyết Tiền phong được mở màn bởi sự đánh dấu của các nhà văn tên tuổi
như Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Tàn Tuyết...Các nhà văn đã hăng hái trong việc đổi mới
phương thức tự sự và tiến hành thực nghiệm ngôn ngữ tiểu thuyết, họ không quan tâm đến
việc viết cái gì mà quan tâm đến việc viết như thế nào thực sự “đem lại cho tiểu thuyết
Trung Quốc một luồng sinh khí mới” [9, tr.82].
Còn tiểu thuyết Tân tả thực là một sự kế thừa truyền thống của Chủ nghĩa hiện
thực nhưng không giống với chủ nghĩa hiện thực. Phần lớn các tác phẩm này thể hiện
khuynh hướng xóa bỏ chủ thể, tính đa nguyên, tính không xác định...trả lại cho cuộc sống
diện mạo, hình thái như ban đầu. Thẳng thắn đối mặt với cuộc sống hiện thực các khuynh
hướng này đã thể hiện lập trường, giá trị và nền tảng mĩ học của Chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chính sự biến đổi của xã hội Trung Quốc và sự ảnh hưởng phương Tây vì thế nên
tiểu thuyết Trung Quốc từ sau cải cách bắt đầu xuất hiện một số đề tài, vấn đề mới mà
24


vốn dĩ văn học trước kia chưa hề xuất hiện. Từ vấn đề đời tư cho đến vấn đề xã hội tất cả
đều được các nhà văn khai thác triệt để và đó là xu hướng chung của nền tiểu thuyết
Trung Quốc đương đại:
Tiểu thuyết có xu hướng viết về tính dục, có thể “coi tính dục như sợi chỉ đỏ xuyên
suốt trong các tác phẩm đình đám nhất trong văn học đương đại Trung Quốc gần đây”
[27, tr.22] được xuất bản tại Việt Nam. Từ Mạc Ngôn, Giả Bình Ao , sau này có thêm Vệ
Tuệ, Cửu Đan...ngay cả các nhà văn trẻ cũng có xu hướng viết về tính dục một cách mạnh
bạo hơn trước đây. Tác phẩm Đại dục nữ (Người đàn bà tắm) của Thiết Ngưng miêu cả
cách làm tình khá chi tiết. Tác phẩm Phế đô của Giả Bình Ao có chiều hướng sa đà vào

miêu tả sắc dục, gợi tình không lợi cho việc giáo dục thế hệ trẻ. Hay một số tác phẩm của
Mạc Ngôn bên cạnh những ưu điểm về nội dung và nghệ thuật, tác phẩm của ông vẫn rơi
vào hiện tượng sắc dục, tính dục. Nhưng quan trọng hơn hết đó không phải là tất cả
những gì nhà văn muốn truyền đạt - “Tác phẩm thể hiện đầy đủ cách nhìn của tác giả đối
với các vấn đề xưa như lịch sử, quê hương, cuộc sống” [7, tr.83] và nếu người đọc nhìn
nhận tác phẩm với quan niệm truyền thống thì sẽ không nhận thấy được các vấn đề mà
các nhà văn đương đại đã mạnh dạn phản ánh.
Xu hướng viết về các vấn đề hiện thực như đói nghèo, tham nhũng và quan trường
cũng đã bắt đầu được thịnh hành. Với tinh thần giải phóng tư tưởng – tự do mở cửa của
nhà văn đương đại Trung Quốc đã tự mình xóa bỏ các “vùng cấm” tiếp thu những tinh
hoa của văn học phương Tây. Từ đó nền văn học bắt đầu hình thành một số hiện tượng
như “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” và “Tiểu thuyết siêu ngắn”.
Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa được bắt đầu từ sau năm 1976. Đa số các tác giả
trong trào lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” chủ yếu sinh trưởng trong khoảng thời gian
1950 đến 1960. Một vài gương mặt tiêu biểu như Trương Khiết, Thiết Ngưng , Trì Lợi...
Các thế hệ nhà văn nữ này đã có những đóng góp rất lớn cho văn học Trung Quốc. Từ
những năm cuối thập kỷ 90 cho đến nay có thể xem là khoảng thời gian bùng nổ của văn
học nữ Trung Quốc với sự xuất hiện hàng loạt cây bút nữ trẻ gọi là những “mỹ nữ viết
văn”, điển hình một số tác giả nổi tiếng như Vệ Tuệ, Sơn Táp, Xuân Thụ...
Tiểu thuyết siêu ngắn (Việt Nam gọi là tiểu thuyết cực ngắn) là thể loại gắn liền
với thời kì cải cách mở cửa. Đây là sự kế thừa truyền thống của những câu chuyện vụn
25


×