Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Những đổi mới về quan niệm nghệ thuật trong văn học việt nam sau năm 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.23 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


Lâm Nhã Phương

NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
SAU NĂM 1986

Luận văn tốt nghiệp đại học
ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Văn Minh

Cần Thơ, năm 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề lí luận về quan niệm nghệ thuật
1. 1.Về khái niệm quan niệm nghệ thuật
2. 2.Những thay đổi quan niệm nghệ thuật trong văn học Việt Nam từ đầu thế
kỉ XX đến năm 1986

2.1.

2.1.Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1930



2.2.

2.2.Giai đoạn 1930 – 1945

2.3.

2.3.Giai đoạn 1945 – 1975

2.4.

2.4.Giai đoạn 1975 – 1986

Chương II: Đổi mới về quan niệm nghệ thuật trong văn học Việt Nam từ sau năm
1986
1. 1.Nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới
1.1 . 1.1.Những chuyển biến về lịch sử - xã hội
1.2 . 1.2.Điều kiện thuận lợi đối với sự đổi mới
1.2.1. 1.2.1Những tiền đề cho sự đổi mới từ cuối thập niên 70, đầu thập niên 80
1.2.2. 1.2.2.Yêu cầu đổi mới văn học trong công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng
1986
1.2.3. 1.2.3.Nhu cầu thẩm mĩ mới của quần chúng
1.2.4. Sự vận động theo quy luật phát triển nội tại của văn học
1.2.5. Chuyển biến trong tư duy nghệ thuật thời hòa bình
2. Những bình diện quan trọng của sự đổi mới
2.1. Đổi mới quan niệm về nghệ thuật
2.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực
2.3. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Chương III: Những đổi mới quan niệm nghệ thuật trong văn học Việt Nam từ sau
năm 1986 qua các sáng tác tiêu biểu

1. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực


1.1.

Hiện thực chiến tranh

1.2.

Hiện thực sau chiến tranh

2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu ví quá trình nhận đường của các văn nghệ sĩ vào những năm 45 là một
cuộc “lột xác” đớn đau thì có thể xem sự thay đổi nhận thức của người nghệ sĩ trong
văn học sau năm 1986 là một lần “tùng xẻo” khủng khiếp. Không phải lột bỏ hoàn
toàn lớp vỏ cũ kỉ để thay vào một lớp da tươi mới mà là tự tay cắt đi từng mảng da thịt
của mình. Những gì tốt đẹp đã làm được trong văn học trước đó là đáng trân trọng, cần
gìn giữ và nuôi dưỡng; nhưng đồng thời trong bối cảnh mới có những quan điểm,
những cách nhìn đã trở nên lạc hâu, không còn phù hợp và gây nhiều cản trở cho bước
phát triển của xã hội và của văn học cần phải được nhanh chóng loại bỏ.
Cuộc sống là phải thay đổi, phải tiến lên. Bất cứ cái mới nào rồi cũng trở nên cũ
đi trong sự vận động không ngừng của cuộc sống. Người nghệ sĩ nhận thức được điều

đó nên phải chọn lựa: cắt bỏ những tế bào cũ kỉ đã xơ cứng, tạo cơ hội cho những tế
bào mới sinh sôi hay là để chúng trở thành những vết thương lở loét, hoại tử dần dần
và giết chết cả một cơ thể đang lành mạnh.
Trong mười năm từ 1975 đến 1986 nền văn học ta đã phải chững lại để mò
mẫm, sàng lọc và người nghệ sĩ đã phải đấu tranh với chính con người mình, phải từ
bỏ con người cũ của mình, phải lục tìm, thọc sâu vào những nỗi đau, những sai lầm
chôn giấu để đưa ra ánh sáng mà soi cho thật kĩ, mà thay đổi. Người nghệ sĩ những
năm 45 “lột xác” để hòa nhập vào cuộc đời tươi đẹp, để đi đến cánh đồng vui, để bước
vào con đường ngập tràn thanh sắc và ánh sáng mà Đảng đã vạch ra và giang tay chào
đón; còn người nghệ sĩ lúc này phải tự dò dẫm và tìm kiếm.
Trong những năm tháng đầy khó khăn khi đất nước mới hòa bình, chính Đảng
ta lúc đó cũng phải đang phải lần tìm lại con đường đúng đắn sau một bước đi sai lệch.
Vì thế người nghệ sĩ không có được cái sức mạnh của lí tưởng để dẫn dắt, ủng hộ và
nâng đỡ họ. Chỉ có một tấm lòng nhiệt thành muôn đời và một niềm say mê không bao


giờ nguôi với nghệ thuật chân chính đã giúp người nghệ sĩ không ngừng nghĩ suy,
kiếm tìm cho mình một hướng đi mới. Nhờ đó đến năm 1986 khi cả nước làm một
cuộc chuyển mình vươn dậy, khi Đảng chính thức “cởi trói” cho những người sáng tạo
văn học - nghệ thuật thì văn nghệ đã sẵn sàng bứt phá, sẵn sàng thay đổi và sẵn sàng
thực hiện bao niềm ấp ủ. Những quan niệm mới dần định hình và ngày một rõ ràng để
thay thế, bổ sung cho những quan niệm cũ. Nhiều tác phẩm ra đời với cách viết, cách
nhìn nhận hoàn toàn mới, gây được tiếng vang trên văn đàn và được công chúng nhiệt
tình đón nhận. Và cho đến ngày nay quá trình đổi mới vẫn đang tiếp diễn để văn học
ngày càng đúng đắn, phù hợp hơn trong thời đại mới không ngừng vận động và thay
đổi.
Với mong muốn tìm hiểu về quá trình thay đổi quan niệm nghệ thuật trong văn
học sau năm 1986 cũng như khám phá những cái hay trong mảnh đất văn học mới nhất
của dân tộc, người viết chọn vấn đề “Những đổi mới về quan niệm nghệ thuật trong
văn học Việt Nam sau 1986” làm đề tài nghiên cứu để thực hiện luận văn tốt nghiệp

cuối khóa.

2. Lịch sử vấn đề
Về sự đổi mới quan niệm nghệ thuật từ sau năm 1986 trong tập tiểu luận văn
chương Lí luận trước chân trời mở, PTS. Phạm Quang Trung có ba bài viết đề cập đến
việc đổi mới văn học. Trong bài Đổi mới càng phải coi trọng tính lí tưởng của văn
chương, tác giả bàn về vấn đề văn chương cần có sự hài hòa giữa việc quan tâm đến
hiện thực và việc không nên xem nhẹ tính lí tưởng trong khi đổi mới. Bài viết Tính
tích cực của nhà văn nói về vai trò, trách nhiệm, phẩm chất của người nghệ sĩ theo
quan niệm mới. Và trong bài Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người tác giả đặt
ra vấn đề văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có, với quy luật muôn đời của nó
khi thực tế lịch sử đã thay đổi: “Đã đến lúc cần lưu tâm đến tính toàn diện của bản
chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Cùng với con người hiện thực, con người
hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người
phi thường, nhà văn cần coi trọng thêm tới con người siêu việt, con người tâm linh,
con người tự nhiện, con người nhân loại, con người cá thể và con người đời
thường...” [20; tr.22- 23].
Trong bài Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới trên Tạp
chí Văn học, số 5 – 1991, Vũ Tuấn Anh viết: “Có thể nói, văn học hiện nay đang trong


một cuộc “tự thức nhận” mà ý nghĩa của nó chỉ có thể so với cuộc “nhận đường” lần
thứ nhất sau Cách mạng tháng Tám và đầu kháng chiến chống Pháp. Sự thức nhận
lần thứ nhất là một sự phủ định ráo riết quyết liệt của nền văn học mới với nhiều mặt
của nền văn học trước nó, bởi vì nó được xây dựng trên một thiết chế xã hội - chính trị
và một hệ tư tưởng hoàn toàn mới, đối lập về bản chất với cái cũ. Cuộc nhận thức
hiện nay của văn học mang một tinh thần phủ định biện chứng với chính bản thân nó.
Trên nhiều mặt phủ định những gì ngộ nhận, những quan điểm đã trở nên lỗi thời và
khẳng định những gì mà thực tiễn đã có đủ thời gian chứng minh là chân lí. Phủ định
và khẳng định đó là hai thao tác tư duy đối nghịch, mà thống nhất trong mỗi mục tiêu

đặt văn học vào đường ray của quá trình đổi mới xã hội” [27; tr.299].
Trên Tạp chí Văn học, số 7- 1994, Phong Lê có bài viết Văn học trong sự đổi
mới và vì sự nghiệp đổi mới nêu lên tác dụng “lành mạnh hóa, nhân đạo hóa của văn
chương” trong những tác phẩm viết về cái ác, miêu tả cái ác để thể hiện sự bất bình
với những gì phản nhân văn, phi nhân tính vốn đầy rẫy trong xã. Đồng thời ông cũng
nêu ra ý kiến: “...Cần tiếp tục mở rộng thêm những mặt thuận cho sự phát triển ấy:
Tôn trọng tự do sáng tạo và quyền độc lập suy nghĩ của nghệ sĩ; xóa bỏ những “vùng
cấm” không cần thiết để cho văn học được là tiếng nói trung thực và có trách nhiệm
trước đời sống, và có lúc là tiếng nói cảnh báo của đời sống, cảnh tỉnh con người
trước các lo âu và hiểm họa; cho phép và dần dần trở thành tự nhiên sự tồn tại các
cách viết khác nhau, của những trường phái và phong cách khác nhau, một thứ “đa
nguyên” tự nhiên trong văn học - nghệ thuật, như đã xuất hiện trong âm nhạc, kiến
trúc, hội họa; một văn hóa tranh luận, có bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, có đi có
lại; một tư thế bình tĩnh không quá cường điệu, hốt hoảng về những gì bất thường có
thể xảy ra, và biết cách hạn chế nó vẫn bằng văn hóa tranh luận nhằm khơi gạn các ý
kiến, để không quan liêu trước sự thật, chứ không phải bằng các biện pháp hành
chính; tạo được một nghệ thuật quản lí giàu am hiểu về chuyên môn, thấu cận thế thái
nhân tình, không chỉ nhằm vào sự chấn chỉnh, rào chắn, răn đe mà chủ yếu nhằm vào
sự bồi đắp, phát triển vốn là cần thiết cho bất cứ lĩnh vực nào, càng cần cho các lĩnh
vực sáng tạo nghệ thuật” [10; tr.333, 334].
Trong quyển Văn học trên hành trình của thế kỉ XX Phong Lê có bài: Văn học
tự đổi mới để phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước và lành mạnh hóa xã hội. Khi
bàn về vấn đề sự tự đổi mới của văn học ông có viết “... bắt đầu từ những năm 80,


trên đất nước thống nhất, đã xuất hiện những chuyển đổi trong phương thức chiếm
lĩnh hiện thực, trong các quan niệm mới về nghệ thuật, trong thế giới nghệ thuật có
phần mới mẻ, khác lạ về con người, trong ý thức mới đối với tư cách chủ thể của nhà
văn, qua sáng tác của một đội ngũ viết đông đảo gấp bội so với bất kì giai đoạn nào
trước đây...” [10; tr.344] để hướng đến đỉnh cao văn chương với những tác phẩm

không chỉ để phục vụ cho một thời một giai đoạn nhất định mà còn “có khả năng thỏa
mãn những nhu cầu thinh thần muôn thủa của con người và làm giàu tình cảm con
người”.
Trong quyển Những tín hiệu mới, Huỳnh Như Phương bàn về cái mới trong văn
học ở “cách nhìn, cách lí giải và cảm thụ thế giới” cũng như số phận của “cái mới”
thông qua bài viết Đi tìm cái mới trong văn học. Còn trong bài Văn học trên con
đường dân chủ hóa, Huỳnh Như Phương đã xem xét dấu hiệu của tinh thần dân chủ
hóa trong những sáng tác tiêu biểu của một số tác giả và chỉ ra “Dấu hiệu chủ yếu của
việc dân chủ hóa nền văn học là sự dân chủ hóa trong quan niệm về con người, trong
cách nhìn nhận con người bình thường.” [14; tr.110]. Và bàn về những đóng góp của
văn xuôi Việt Nam những năm 80 trong tiến trình dân chủ hóa nền văn học, trong bài
Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học, Huỳnh Như Phương viết:
“Trên con đường dân chủ hóa nội dung nghệ thuật, đột phá vào những chủ đề trước
đây đã từng bị văn học lãng quên, thậm chí bị xem là cấm kị, các nhà văn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần văn Tuấn,
Đoàn Lê… đã đưa ngòi bút của mình trợ lực cho cuộc đấu tranh của cái thiện đối với
cái ác…” [27; tr.292].
Nguyễn Bá Thành trong quyển Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn hóa có đề
cập đến tình hình văn học dân tộc vào thời điểm cuối những năm 80 thông qua việc
đánh giá bài kí Cái đêm hôm ấy… đêm gì của Phùng Gia Lộc. Ông đã viết: “Một bài kí
nói lên cái bi kịch của những người dân làm ăn tập thể như vậy đã được in vào năm
1987, điều đó chứng tỏ rằng, một sự đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc đã diễn ra trong
quan niệm về văn học, về báo chí và xuất bản. Có thể nói, đó là đỉnh cao nhất của tự
do ngôn luận mà sau hơn 40 năm văn học cách mạng mới có được” [18; tr. 550].
Đặc biệt Nguyễn Minh Châu – “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh”
(Nguyên Ngọc) - là một ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới. Ông có rất
nhiều các bài phê bình, tiểu luận… cùng những tác phẩm minh họa cho bước chuyển


biến trong quan niệm sáng tác. Với tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn

văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu đã bàn về thực trang văn nghệ đang diễn ra và
nêu lên vấn đề cần thiết phải có sự thay đổi trong sáng tác, phải bước ra khỏi “hành
lang hẹp” và phải đoạn tuyệt với lối viết minh họa từ trước đến nay để văn học được
phát triển. Trong bài Người lính, chiến tranh và nhà văn ông nêu lên những băn khoăn
về cách nhìn nhận hình ảnh người lính và cách nhìn về chiến tranh của các thế hệ nhà
văn quân đội.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề đổi mới trong văn học, bởi
một thời đây là vấn đề nóng bỏng, được bàn luận và được sự quan tâm của hầu hết
những người hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên đa phần mỗi bài viết đều chỉ nêu lên
một hay một vài khía cạnh trong việc đổi mới cũng như thường gộp chung cả giai đoạn
văn học 1975 - 1986 để nói đến. Giai đoạn 1975 - 1986 mặc dù có nhiều đóng góp
trong việc đổi mới văn học nhưng cũng chỉ có thể xem là giai đoạn “bản lề” tạo tiền đề
cho giai đoạn sau năm 1986. Vì thế có thể nói cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu nào thật sự có cái nhìn đầy đủ và tổng thể với nhiều khía cạnh về vấn đề
đổi mới quan niệm nghệ thuật trong văn học sau năm 1986.

3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Những đổi mới quan niệm nghệ thuật trong
văn học Việt nam sau năm 1986”, người viết nhằm đạt được những mục đích sau:
- Nhận thức được những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc đổi mới về quan
niệm nghệ thuật trong văn học sau năm 1986.
- Chỉ ra được những phương diện đổi thay cơ bản trong quan niệm nghệ thuật
của văn học từ sau năm 1986.
- Khẳng định vai trò của sự đổi mới cũng như giá trị của nền văn học giai đoạn
này
Đồng thời bổ sung, nâng cao kiến thức cho chính bản thân người viết.

4. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình đổi mới quan niệm nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau 1986 diễn
ra trên nhiều mặt của đời sống văn học. Tuy nhiên người viết tập trung nghiên cứu vào

thơ ca và văn xuôi. Khi đi vào phân tích tác phẩm cụ thể để chỉ ra những đổi mới về
quan niệm nghệ thuật người viết chỉ tập trung vào tiểu thuyết và truyện ngắn - hai thể
loại phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành tựu trong văn học giai đoạn này. Đồng thời


trong quá trình trình bày những luận điểm người viết có so sánh với những giai đoạn
văn học trước đó nhằm làm nổi bật những nét mới về quan niệm nghệ thuật giai đoạn
sau năm 1986.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành những yêu cầu của đề tài người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp giải thích học
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
Đồng thời kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận… để làm sáng
tỏ các vấn đề nghiên cứu trên tinh thần khách quan, khoa học.


PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

1. Về khái niệm quan niệm nghệ thuật
Cho đến nay, khái niệm “quan niệm nghệ thuật” vẫn tồn tại rất nhiều ý kiến và
nhiều cách lí giải. Các tác giả nghiên cứu thuật ngữ văn học cho rằng “quan niệm nghệ
thuật” là: “Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ
thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó [6;
tr.273]. “Quan niệm nghệ thuật” sẽ “cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có

tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống”, “cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu
nội dung của tác phẩm văn học cụ thể”, “cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát
triển, tiến hóa của văn học”
Lê Tiến Dũng thì lí giải: “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người theo
chúng tôi, thực chất là “cái nhìn của nhà văn về thế giới và con người. Mỗi nhà văn
sẽ có một cái nhìn thế giới khác nhau và do đó sẽ có một thế giới nghệ thuật khác
nhau”. Do vậy, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật sẽ chỉ ra được chiều sâu của thế
giới và con người mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Nói cách khác, nắm được quan
niệm nghệ thuật cũng có nghĩa là nắm được chiều sâu và giới hạn thực tế của tư duy
nghệ thuật của một hiện tượng văn học nào đó. Từ đấy có thể giải thích các nguyên
tắc nghệ thuật của một hiện tượng văn học. Nhờ đó có thể thấy được những cách tân
của hiện tượng văn học đó trong tiến trình lịch sử văn học.” [4; tr.21, 22]
Các tác giả Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương cho rằng: “quan niệm nghệ
thuật về thế giới và con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của
tác phẩm” (Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ). Bởi lẽ trong văn học “thế giới và con
người bao giờ cũng là thế giới và con người được quan niệm”. Và “quan niệm nghệ


thuật” sẽ mang dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, “bao giờ cũng là quan niệm của một cá
tính sáng tạo”.
Theo Từ điển Tiếng việt tường giải và liên tưởng, “quan niệm” có nghĩa là “ý
bao quát về một đối tượng nhất định do cách nhìn nhận sự vật tạo thành trong trí tuệ”
hay đơn giản là “cách hiểu về một vấn đề”. Còn trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam thì
chiết tự: quan là nhìn, xem; niệm là suy nghĩ; “quan niệm” là cách hiểu riêng của mình
về một sự vật, một vấn đề. Theo đó ta có thể hiểu “quan niệm nghệ thuật” là cách nhìn,
là cách nghĩ về nghệ thuật. “Quan niệm nghệ thuật” trong văn học là cách nhìn nhận
về nghề văn, về hoạt động sáng tạo, về vai trò của văn chương, của người nghệ sĩ đối
với cuộc đời; về hiện thực cuộc sống xung quanh, về đời sống của con người.
Có thể thấy bất kì một nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện
thực nhất định. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng bắt nguồn từ thực tại khách

quan. Nếu rời xa thực tại đời sống tác phẩm sẽ nghèo nàn, khô cằn, thiếu sức sống.
Thế nhưng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm rõ ràng không phải là sự sao chép
thực tại. Đó là hiện thực được nhìn nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ, hiện thực đã
được khúc xạ qua con mắt của người sáng tác. Như trên đã đề cập, thế giới và con
người trong tác phẩm bao giờ cũng sẽ là “thế giới và con người được quan niệm”. Để
tái hiện lại thế giới hiện thực khách quan trong trang viết thì người nghệ sĩ cần phải
hiểu về nó. Người nghệ sĩ nhìn nhận hiện thực khách quan như thế nào, hiểu về nó như
thế nào thì sẽ phản ánh vào trong tác phẩm như thế. Vì thế “Quan niệm nghệ thuật” sẽ
phản ánh trình độ tư duy của người nghệ sĩ, sẽ cho thấy khả năng, phạm vi, mức độ
chiếm lĩnh đời sống của họ. Họ nhìn cuộc sống, con người ở giác độ nào; có hời hợt,
phiến diện hay không; chỉ tiếp cận được cái bề ngoài hay là đã hiểu được bản chất. Tác
phẩm Đôi mắt của Nam Cao là một tác phẩm cho ta thấy được điều này rất rõ. Hai nhà
văn Hoàng và Độ có hai cách nhìn khác nhau về cũng một đối tượng là người nông
dân. Một người chỉ toàn thấy những cái thô lỗ, vụng về, nhố nhăng của người lao động
còn một người nhận thấy được đằng sau vẻ thô mộc, có khi tầm thường đó ẩn giấu một
bản chất tốt đẹp, một nhiệt tình đối với cách mạng và một lòng yêu nước chân thành.
Sự khác biệt đó là do cách nhìn ở mỗi người. Hoàng nhìn về người nông dân không
phải là không đúng, nhưng cách nhìn đó phiến diện và có phần khe khắt, thiếu độ
lượng. Còn Độ thì nhìn bằng đôi mắt của tình thương và sự hiểu biết thấu đáu về
người nông dân, anh bỏ qua cái lố bịch bên ngòai mà nhìn vào bản chất chân thật bên


trong của con người.
Tuy nhiên cần phân biệt “quan niệm nghệ thuật” và “quan điểm nghệ thuật”.
“Quan niệm” là những suy nghĩ, những ý niệm, còn “quan điểm” là điểm tựa, là chỗ
đứng. “Quan điểm” liên quan đến vấn đề lập trường. “Quan điểm” là điểm xuất phát
quy định phương hướng cho cách suy nghĩ, cách xem xét, cách hiểu các hiện tượng,
các sự việc. Cũng thông qua tác phẩm Đôi mắt ta sẽ thấy Độ đứng trên lập trường cách
mạng, lập trường kháng chiến để đánh giá, con Hoàng vẫn đứng trên quan điểm cá
nhân, ích kỉ của tầng lớp tiểu tư sản để nhìn vào cuộc sống, nhìn về con người.

“Quan niệm nghệ thuật” có thể được được khái quát thành các luận điểm trong
các bài bình luận về văn học, được bộc lộ trực tiếp qua các phát biểu, các “tuyên ngôn
nghệ thuật” như: “Văn học là nhân học” (M. Gorki), “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau
đó mới là nghệ thuật” (Biêlinxki), “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời
đại” (Balzắc), “Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu)…
Nhưng đa phần “quan niệm nghệ thuật” được bộc lộ trong chính tác phẩm văn chương,
một cách có ý thức hoặc vô thức theo bản năng của người nghệ sĩ. Thông qua chủ đề,
qua việc xây dựng tình huống, cốt truyện, xây dựng hình tượng nhân vật; việc miêu tả
cuộc sống, con người ta sẽ biết người nghệ sĩ đang cảm nhận thế giới vô hạn là cuộc
đời bằng thái độ như thế nào. Tô hồng hay bôi đen, tích cực hay tiêu cực, phiến diện
hay bao quát, khẳng định hay phủ định, đề cao hay phê phán…
Mỗi người sáng tác sẽ có một cách nhìn, một “quan niệm nghệ thuật” khác
nhau, mang đậm dấu ấn, cá tính sáng tạo của người đó. Nhưng trong cùng một hoàn
cảnh lịch sử, một điều kiện xã hội, một nền văn hóa… thì ta có thể tìm thấy những
điểm chung giữa các tác giả để có thể khái quát lên thành những nguyên tắc nhất định,
mang tính phổ quát. Vì thế mỗi thời, mỗi giai đoạn văn học sẽ có một “quan niệm
nghệ thuật” riêng của giai đoạn đó.
Vì “quan niệm nghệ thuật” “cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có
tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống” nên việc tìm hiểu “quan niệm nghệ thuật” sẽ
giúp ta nắm được “chiều sâu và giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật của một hiện
tượng văn học nào đó”. Đồng thời có cái nhìn bao quát về giá trị của một giai đoạn
văn học nhất định, về những cách tân, tiến bộ của một giai đoạn trong tiến trình lịch sử
văn học. “Quan niệm về thế giới và con người chẳng những cung cấp một điểm xuất
phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để


nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học...” [6; tr.275].
Tóm lại có thể hiểu đơn giản “quan niệm nghệ thuật” thể hiện cách nhìn, cách
suy nghĩ của nhà văn về văn chương nghệ thật, về thế giới, con người. Tìm hiểu tác
phẩm văn học ta sẽ thấy được cách nhìn đời, nhìn người của tác giả thông qua chính

tác phẩm đó.

2. Những thay đổi về quan niệm nghệ thuật trong văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1986
2.1. Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1930
Đầu thế kỉ XX thực dân Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định
nước ta và chuyển sang giai đọan khai thác thuộc địa với chế độ cai trị và bóc lột hà
khắc. Người dân mất hết chủ quyền, giai cấp phong kiến mất hẳn vai trò của mình trở
thành bù nhìn, tay sai cho thực dân.
Trong bối cảnh chính trị phức tạp và đen tối đó, thanh niên Việt Nam cảm thấy
bi quan, tuyệt vọng vô cùng. Họ cũng hết sức chán nản lối học cũ đã lỗi thời. Họ quyết
định từ bỏ lối học từ chương, đi tìm đến những tri thức hiện đại mà họ biết được qua
sách vở và báo chí nước ngoài được bí mật đưa vào Việt Nam lúc này. Trong đó tiêu
biểu là tân thư, tân văn.
Phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỉ được diễn ra sôi nổi, dưới sự
lãnh đạo của các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, ngô Đức Kế, Phan Chu
Trinh, Nguyến Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng... Họ là những nhà nho yêu nước,
tiếp nhận và phát triển luồng tư tưởng cách mạng từ Châu Âu đưa đến, tách mình khỏi
giai cấp phong kiến cổ hủ, lạc hậu, đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản nhằm
mục đích cứu nước, khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Các nhà chí sĩ chủ trương
chống tư tưởng phục cổ, sùng bái cổ nhân, giáo điều, chủ trương làm cho con người
thoát khỏi tư tưởng sống định mệnh, trở nên can đảm, làm chủ cuộc đời mình. Họ vừa
hoạt động chính trị, vừa sáng tác văn chương, đưa những vấn đề mới của xã hội, cuộc
sống và con người vào văn học.
Quan niệm sáng tác trong văn học trung đại trước đây là quan niệm của nhà
Nho, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo. “Văn dĩ tải đạo, Thi ngôn chí” là
quan niệm chủ yếu và phổ biến trong văn học giai đoạn đó. Các nhà Nho không quan
tâm đến vấn đề mô tả hiện thực cuộc sống, họ sống hướng nội, hoài cổ, thích làm thơ



thuật hoài để bộc bạch tâm sự, chí khí và gởi gắm tâm hồn mình. Cái đẹp trong văn
chương ngày trước phải là cái đẹp toát lên từ sự hài hòa, cân đối của một bài thơ
Đường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối, của cách gieo vần... Giờ đây, tất cả những
yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóng khoáng, tự do vừa tìm thấy từ văn
học phương Tây. Những quan niệm của nền văn học Nho giáo dù vẫn tồn tại đến giai
đoạn này nhưng không còn chi phối tư tưởng của các nhà nho yêu nước nặng nề như
trước nữa. Họ không còn muốn nói đến đạo lí thánh hiền và cũng chẳng hề gò câu đẽo
chữ để tạo sự bóng bẩy cho bài thơ, bài văn. Họ chỉ hướng đến một mục đích duy nhất:
giải phóng quê hương, xây dựng đất nước. Họ quan niệm văn chương cũng là vũ khí
đánh giặc và sáng tác để phục vụ cho hoạt động chính trị.
Thời sự là một đặc điểm của thơ văn yêu nước và cách mạng giai đoạn này.
Cuộc sống, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được tái hiện chân thực, trọn vẹn. Văn
chương chân chính mang một chức năng quan trọng: không chỉ tái hiện lịch sử mà còn
tuyên truyền, vận đông cứu nước, tố cáo kẻ thù, giác ngộ xã hội, bồi dưỡng tình cảm
con người, đánh đổ tinh thần tự ti, xây dựng tình cảm mới, nhận thức mới:
...Đời đổi mới, người càng nên đổi mới.
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
Đi cho êm! Đứng cho vững! Trụ cho gan!
… Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa.
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...
(Bài ca chúc tết thanh niên – Phan Bội Châu)
Quan niệm văn học phục vụ chính trị nhằm tuyên truyền vận động cứu nước đã
khiến nhà văn phải quan tâm đến đối tượng công chúng là toàn thể nhân dân, trong đó
có cả quần chúng lao động. Văn học không còn hạn chế trong một nhóm người nhỏ
hẹp, một giai cấp nhất định, không còn của riêng ai mà được xem là những giá trị văn
hóa của toàn xã hội.
Văn học yêu nước cách mạng từ bỏ chủ nghĩa tôn quân. Yêu nước không nhất
thiết phải yêu vua, vua và nước không còn là một. Giờ đây nói đến nước là nói đến
non sông, nòi giống, dân tộc, đồng bào. Nhân dân vừa là công chúng, vừa là đối tượng

của văn học.
Nước Việt Nam là của gia tài,


Cả quyền lợi với đất đai
Của dân nào phải riêng ai một nhà
(Lời tuyên cáo của Việt Nam quang phục hội - Hoàng Trọng Mậu)
Bên cạnh nhiệm vụ với cách mạng, văn học còn có nhiệm vụ với chính bản than
nó. Văn học cần tiến lên thích ứng nhu cầu xã hội, tiến lên tự xây dựng một nền văn
học hiện đại. Một lực lượng trí thức tân học thời kì này được đào tạo từ các trường
Pháp - Việt, được tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã chú trọng nhiều đến vấn đề văn
hóa, mạnh dạn đưa văn học đến với cái mới, từ bỏ những rập khuôn sáo mòn, cũ kĩ.
Người sáng tác giai đoạn này xa dần quan niệm sáng tác để thể hiện “tâm”,
“trí”, “đạo”. Giữa cuộc sống mới đua chen, cạnh tranh, viết văn trở thành một nghề
kiếm sống, văn chương trở thành hàng hóa. Xuất hiện cái tôi, chủ nghĩa cá nhân trong
văn chương. Các tác giả của văn học lãng mạn như Hoàng Ngọc Phách, Đông Hồ,
Tương Phố, Tản Đà... mạnh dạn nói đến những tình cảm, những nỗi riêng tư thầm kín,
những nỗi buồn đau và những mong ước hão huyền của cả lớp người đang bi quan,
chán nản trước cuộc sống. Sự xung đột giữa lễ giáo phong kiến cũ và chủ nghĩa cá
nhân bắt đầu xuất hiện. Hiện thực xấu xa của xã hội thực dân nửa phong kiến được
phanh phui. Những cảnh khổ của nhân dân được phơi bày qua một số sáng tác của các
cây bút hiện thực: Phạm Duy Tốn, Nguyến Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Đình Long...
Tư tưởng văn học mới để tâm vào vấn đề phản ánh hiện thực, thể hiện vai trò
nhận thức cao của văn học đối với đời sống. Văn xuôi trở nên được xem trọng vì có
nhiều khả năng phản ánh chân thực, cụ thể, đa dạng cuộc sống mới - cuộc sống tư sản
hóa đầy phức tạp, bon chen. Văn học trước kia không để ý đến miêu tả cụ thể, chân
thực cuộc sống đời thường thì giai đoạn này các tác giả của bộ phận văn học mới để
hết tâm lực vào mô tả sao cho chân tình, chân cảnh con người và cuộc sống xã hội.
Đối tượng tập trung miêu tả là cuộc sống thực, cuộc sống đời thường và những con
người thực, con người bình thường. Đó là một xã hội náo nhiệt xô bồ mà đồng tiền tư

sản, lối sống tư sản, đạo đức tư sản đang dần dàn chiếm địa vị ưu thắng, bọn cường
hào, quan lại, địa chủ nông thôn thì cấu kết lẫn nhau hà hiếp người dân, cuộc sống dân
nghèo ngày càng khốn khó, kiệt quệ. Nhân vật của văn học là những con người rất
bình thường, đủ mọi thành phần xã hội, trở nên đa dạng, vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp
của văn học phong kiến vốn sùng cổ nhân, trọng quá khứ với các nhân vật lí tưởng là
những trang tài tử, giai nhân hoặc anh hùng cái thế.


Mặc dù chưa hoàn toàn thoát khỏi sự ảnh hưởng của nền văn học trung đại vốn
có một bề dày cùng nhiều thành tựu rực rỡ nhưng thái độ tư tưởng thẩm mĩ mới của
các nhà văn đối với cuộc sống và con người trong giai đoạn này, cũng như những quan
niệm văn học tiến bộ bước đầu của họ rất đáng được trân trọng và là một tiền đề vững
chắc để văn học giai đoạn kế tiếp phát triển một cách mạnh mẽ.

2.2. Giai đoạn 1930- 1945
Giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn văn học Việt Nam phát triển sôi nổi, rầm rộ
với nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng văn học cùng tồn tại và phát triển. Xét về mặt
tư tưởng có thể chia văn học giai đoạn này thành hai bộ phận: bộ phận văn học tư sản,
tiểu tư sản (văn học hợp pháp) và bộ phận văn học vô sản (văn học bất hợp pháp).
Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản phân ra thành các phong trào, các xu hướng
khác nhau. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn và các nhà thơ trong phong trào Thơ mới thì
hướng sáng tác vào mục tiêu giải phóng con người khỏi những ràng buộc cũ kĩ, giải
phóng cá tính, khẳng định cái tôi bản thể, đề cao con người cá nhân... Nhóm các nhà
văn sáng tác theo phương pháp hiện thức phê phán với các cây bút lớn như: Nam Cao,
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng... thì tập trung ngòi
bút vào việc phản đế, phản phong, vạch trần bản chất thối nát, tính chất bất công, vô
nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Mỗi xu hướng, mỗi phong trào đều có tôn chỉ, có quan niệm sáng tác riêng.
Đồng thời mỗi nhà văn lại có mục đích, có suy nghĩ về hoạt động sáng tạo văn chương
khác nhau nên nảy sinh nhiều cách nhìn nhận, nhiều cách thể hiện trong văn chương.

Có thể tìm thấy những quan niệm nghệ thuật của một số cây bút tiêu biểu trong
văn học hợp pháp giai đoạn này:
Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới - quan niệm thơ chính là
sự sống tươi trẻ, say mê, nồng ấm, là sản phẩm của cảm xúc, của trí tuệ, là tinh chất
cuộc đời. Trong thơ ông thể hiện rõ quan niệm về mối quan hệ máu thịt giữa nhà thơ
với cuộc đời hay cuộc đời với nhà thơ và thể hiện niềm khát khao không bao giờ mất
là khát khao hòa nhập, giao cảm với đời:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm.
(Cảm xúc)
Nhưng cuộc đời mà ông muốn “Hai tay chín móng bám vào đời” không phải là


cuộc đời đầy lao khổ, là hiện thực cuộc sống nóng bỏng, mà cuộc đời qua con mắt của
thi nhân là một thế giới đầy mộng, đầy hoa, đầy say đắm:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây
Hay chia sẻ bởi tâm tình âu yếm
(Là thi sĩ )
Con người trong thơ Xuân Diệu là con người cá nhân với cái tôi được đề cao
tuyệt đối:
Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nỗi cùng ta
(Hi Mã Lạp Sơn)
Chế Lan Viên - chàng trai mười bảy tuổi đã làm “kinh dị” thi đàn thì thể hiện
quan niệm về thơ như sau: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người.
Nó là Người Mơ. Người Say. Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu.
Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu
được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí.”

Thế giới trong thơ Chế Lan Viên là một thế giới buồn ảo não, ma mị:
Vẻ rực rỡ đã tàn bao năm trước
Bao năm sau còn dội mãi tiếng kêu thương
Sầu hận cũ tim ta ai biết được?
Người vui tươi ta mãi mãi căm hờn
(Thời oanh liệt)
Cái nhìn về thực tại của ông hết sức ảm đạm:
Cả cảnh vật không gian cùng mờ xóa
Trong màn đêm huyền bí ta bảo lòng
Ngày mai đây rồi muôn loài tan rã
Vũ trụ kia rồi biến ra hư không
(Bóng tối)
Vũ Trọng Phụng - ông vua phóng sự Bắc kì, có một cách nhìn rất đúng đắn về
hiện thực trong văn chương. Trong một bài bút chiến với các nhà văn trong nhóm Tự
lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng đã viết: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết.


Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Và sự
thực ở đời thể hiện qua hàng loạt những sáng tác của ông là một sự thực đầy tăm tối:
“Đời chỉ có toàn những sự vô nghĩa lí” (Tết cụ cố), đời là một tấn đại hài kịch. Con
người được thể hiện trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều là những kẻ mang
tính cách vô luân. Xã hội thực dân nửa phong kiến thì là một xã hội khốn nạn, dâm
đảng, chó đểu và vô cùng bất công vì những cái phi nghĩa được tồn tại như một hiển
nhiên trong xã hội. Nhân loại trong con mắt ông thì rất “ô uế” và “bẩn thỉu”. Đó là một
cái nhìn trực diện vào cuộc sống, là cách nhìn rất thẳng thắng nhưng nhưng phần nào
mang nặng tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa.
Nhà văn Nam Cao - một người rất có ý thức đối với công việc sáng tạo văn
chương thì quan niệm nghệ thuật phải là thứ nghệ thuật mới mẻ, đầy sáng tạo: “văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa
ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa). Người làm nghệ thuật phải thật sự

nghiêm túc: “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sư bất lương rồi. Nhưng sự
cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa). Một tác phẩm nghệ thuật có
giá trị: “phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm
chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa
đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca ngợi lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó
làm cho người gần người hơn” (Đời thừa). Và nghệ thuật cần phải mang một sứ mệnh
cao quý: phải là thứ nghệ thuật phục vụ đời sống, hướng vào quần chúng lao khổ sống
dưới đáy xã hội: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh
tráng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than” (Giăng sáng).
Thạch Lam, một ngòi bút đằm thắm trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn thì quan
niệm văn chương như một cái gì đó vừa đẹp vừa thiết thực. Đó là một quan niệm thể
hiện ý thức trách nhiệm cao của người nghệ sĩ đối với nghề: “Đối với tôi, văn chương
không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, mà chúng ta có, để vừa tố cáo và
thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và
phong phú hơn” [28; tr.21]. Với Thạch Lam, văn học cần gắn bó cuộc sống, lấy cuộc
sống làm cái gốc cho sự sáng tạo và làm thước đo để xem xét giá trị tác phẩm: “Nghệ
thuật và văn chương, muốn tiến hóa mãi mãi, lúc nào cũng tươi thắm và mạnh mẽ,


không sợ khô héo hay căn cỗi, bao giờ cũng phải đi theo, bao quát và cố vượt lên trên
cái sống tiềm tàng và ngấm ngầm trong tâm hồn người cũng như trong vũ trụ” [28;
tr.542]. Nhà văn theo quan niệm của ông là người mang một trách nhiệm lớn lao:
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ
những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn” [28; tr.21].
Có thể thấy trước cách mạng tháng Tám, trong vòng kiềm kẹp của kẻ thù, tâm lí
chung của tầng lớp trí thức tư sản, tiểu tư sản là cô đơn và lạc lõng. Trước mắt họ mọi
con đường đều bế tắc, không lối thoát. Vì thế người người nghệ sĩ phải trốn tránh trong
cái tôi của mình và chưa nhận thức được vai trò to lớn của mình cũng như của văn

chương đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Họ chỉ sáng tác để thõa mãn
niềm say mê đối văn chương, để bộc lộ nỗi đau đời nhưng bế tắc, và để trốn tránh hiện
thực tàn khốc. Vì thế mà trong tác phẩm của họ, thế giới, con người mới thật buồn bã,
sầu thảm, ngột ngạt, quẩn quanh, tăm tối. Tuy nhiên ẩn đằng sau những tâm trạng chán
chường, đầy u hoài đó là một tình cảm thiết tha với quê hương, đất nước. Và việc bộc
bạch những tâm trang bế tắt, việc chọn cho mình lối sống thoát li cũng là một cách để
họ phản kháng, bày tỏ thái độ bất hợp tác đối với chế độ bất công của xã hội
Trong khi đó những sáng tác trong văn chương vô sản giai đoạn này với một ý
thức tư tưởng thống nhất thì xem văn chương phải là một phương tiện để đấu tranh:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ - bom đạn phá cường quyền
(Là thi sĩ - Sóng Hồng)
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” - Hồ Chí Minh)
Người thi sĩ thì rất khác với thi sĩ của văn học tư sản, tiểu tư sản:
Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới
Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch Đằng
Để tâm hồn dào dạt với Chi Lăng
Làm bất tử trận Đống Đa oanh liệt...
(Là thi sĩ - Sóng Hồng)
Phong trào văn học vô sản giai đoạn này chưa thực sự lớn mạnh, chưa có điều
kiện sáng tác một cách tốt nhất. Nhưng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đã


dần dần hình thành một quan niệm mới, phù hợp với yêu cầu lịch sử và sẽ phát huy
cao độ vai trò của nó trong văn học giai đoạn 1945 - 1975. và “Vinh dự lớn của văn
thơ cách mạng 30 – 45 là đã đặt được những viện gạch đầu tiên, chắc chắn cho nền
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” [12; tr.130]


2.3. Giai đoạn 1945 – 1975
Năm 1945, lịch sử dân tộc sang một trang mới, cùng với sự kiện lịch sử, nền
văn học mới cũng được ra đời. Đó là nền văn học cách mạng mang tính dân tộc, tính
Đảng, tính nhân dân sâu sắc. Các vấn đề được khám phá và thể hiện gắn liền với lòng
yêu nước, khát vọng độc lập - tự do và ý thức về cộng đồng.
Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan bầu không khí nặng nề chứa đựng
những cảm xúc cô đơn, lạc lõng, bế tắc, mất phương hướng của văn nghệ sĩ. Cách
mạng mở ra cho họ một con đường mới và đúng đắn. Họ không còn chao đảo, hoang
mang, lần tìm trong tối tăm của cuộc sống nô lệ mà trở thành những con người tự do
và có ý thức về cộng đồng. Dù phải trải qua một cuộc trở mình, một quá trình “lột xác”
đầy đau đớn nhưng cuối cùng điều họ lựa chọn và đi theo là mang ngòi bút phục vụ
cho nhân dân, cho đời sống, cho cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, cho hiện
thực cách mạng đang sục sôi trước mắt.
Giờ đây, người nghệ sĩ nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của họ với công cuộc
chung của toàn dân tộc. “Họ không bàng quan đứng ngoài mà nhìn vào cuộc chiến
nhìn vào đời sống quần chúng để rồi đưa vào tác phẩm … mà họ bắt đầu xâm nhập và
thay đổi cách nhìn cách nghĩ cũng như cách viết. Không đứng trên quần chúng mà
hòa mình với quần chúng, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của quần chúng,
vui cái vui của quần chúng, lo cái lo của quần chúng, học hỏi quần chúng để sáng tác,
đặng góp phần nâng cao ý thức về lẽ sống của mỗi người, Nhà văn không chỉ sáng tác
với cảm nhận của tâm hồn nghệ sĩ, mà còn với tư cách một công dân. Người nghệ sĩ
không phải nhân danh cá nhân mình mà nhân danh dân tộc để bộc lộ cảm xúc, tình
cảm và suy nghĩ chung của cả cộng đồng” [9; tr.41]
Người nghệ sĩ giờ đây mang một sứ mạng và một vị trí cao cả: trở thành chiến
sĩ chiến đấu trên trang viết của mình, mang ngòi bút của mình góp mặt vào cuộc đấu
tranh của dân tộc để làm nên chiến thắng:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi



(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên)
Văn chương nghệ thuật trở thành một thứ vũ khí để tiêu diệt kẻ thù, đả phá
những tư tưởng sai lệch, triệt tiêu những cái xấu xa:
...Hình thức cũng là vũ khí
Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí
(Nghĩ về thơ - Chế Lan Viên)
Thơ ca nói lên niềm sung sướng được sống trong cảnh tự do, ca ngợi cách mạng
tháng Tám. Thơ là tiếng hát tâm tình của con người Việt Nam trước hiện thực cuộc
sống đầy sôi động với những cảm xúc thiết tha về tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu,
tình đồng chí... Thơ là vẻ đẹp hài hòa nhuần nhuyễn với tính chất anh hùng ca và trữ
tình. Thơ thể hiện niềm tự hào của con người Việt Nam về Tổ quốc, về Đảng, về Bác
và về cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhưng thơ cũng là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh
tiến công, là tiếng còi hiệu triệu, là lời kêu gọi cổ vũ dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả
hai miền Nam Bắc.“Bài thơ là những bài thơ đánh giặc” (Chế Lan Viên), còn dòng
thơ phải là những “dòng thơ lửa cháy”.
Thơ không phải thứ dây bìm trang trí
Kéo nhòe đi những rễ cây tứa nhựa
Bão động rừng sao thơ chỉ rung rinh
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Văn xuôi “ghi lại những hoạt động sôi nổi của quần chúng tham gia cướp
chính quyền, những cuộc xuống đường và lên đường; những thay đổi đang diễn ra
trong đời sống sinh hoạt ở miền núi và miền xuôi, ở nông thôn và thành thị” [9; tr.41].
Quan niệm về hiện thực trong các sáng tác những năm 1945 - 1975 mang đậm
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đây là đặc điểm nổi bật trong văn học
giai đoạn này. Các nhà văn, nhà thơ nhìn vào hiện thực ở những đề tài, vấn đề lớn liên
quan đến sự tồn vong của cộng đồng. Đó là cuộc chiến đấu chống xâm lược, lòng căm
thù giặc, lòng yêu nước. Những vấn đề riêng tư ít được đề cập, các mối quan hệ vợchồng, cha- con, tình bạn, tình yêu đều là những sắc thái khác nhau của tình đồng chí,
đồng đội. Tất cả các cung bậc tình cảm của con người đều hòa chung vào mối tình
sông núi thiêng liêng.
Ai viết tên em thành liệt sĩ

Bên những hàng bia trắng giữa đồng


Nhớ nhau anh gọi em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng
(Núi Đôi – Vũ Cao)
Hiện thực được thi vị hóa trở nên tươi sáng hơn, nên thơ hơn. Con người hạnh
phúc trong cuộc sống mới mà cách mạng đã mang đến:
Cái sống ngọt ngào trong từng sợi cỏ
Một nhành hoa cũng muốn giục môi hôn
(Tàu đến – Chế Lan Viên)
Hiện thực đời sống kháng chiến mang một vẻ đẹp kì vĩ:
Súng nổ rung trời dữ dội
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Con người trong quan niệm sáng tác giai đoạn này là con người đại diện cho
tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý thức của toàn thể dân tộc. Nhân vật là con người
chung, con người vô danh, con người bình dân, con người kháng chiến, con người gắn
bó máu thịt trong tình đồng chí, đồng bào. Là những người anh hùng được sử thi hóa,
không là những cá nhân riêng lẻ. Con người bao giờ cũng tượng trưng cho sức sống, tư
thế của cả dân tộc và được nâng lên tầm vóc thời đại, mang vẻ đẹp phi thường:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhât
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng...
...Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.


(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Con người ít được thể hiện mặt thế giới nội tâm. Tâm hồn chủ yếu được thể
hiện qua chân dung, lời nói, hành động. Con người được tập trung nhìn nhận ở góc độ
bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân và tư cách chiến sĩ, ở phương diện cống
hiến và lí tưởng.
Hoan hô chiến sĩ Điện- Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung, lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho quân ta lên chiến trường tiếp viện.
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)
Quan niệm thẩm mĩ về con người giai đoạn này là: con người biết hi sinh cái
riêng tư để vì cái chung, bỏ qua những lợi ích cá nhân để cống hiến. Đó là người con

gái với: “... trái tim vĩ đại,/ còn một giọt máu tươi còn đập mãi,/ không phải cho em cho lẽ phải trên đời,/ cho quê hương em cho Tổ quốc, loài người...” (Người con gái
Việt Nam- Tố Hữu)
Là con người với lí tưởng quên mình cao đẹp:
Ôi tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông..
(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1030 - 1945 đã “để lại hình
bóng của con người một thời anh liệt, sôi nổi, một thời vươn mình hồi sinh dưới ánh


sáng cách mạng của dân tộc Việt Nam sau đêm dài phong kiến và thuộc địa.” [17; tr.
237]
Nhìn chung, có thể nhận định quan niệm nghệ thuật trong văn học Việt Nam
giai đoạn này qua lời phát biểu của đồng chí Trường Chinh trong bài nói chuyện tại
Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III: “Chúng ta chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh
chứ không phải nghệ thuật vị nghệ thuật”.Và với quan niệm đúng đắn, phù hợp yêu
cầu của lịch sử dân tộc, văn học cách mạng 1945 - 1975 đã góp một phần rất lớn vào
chiến thắng vẻ vang của dân tộc cũng như ghi vào lịch sử văn học nước nhà một mốc
son chói lọi, hào hùng.

2.4. Giai đoạn 1975 – 1986
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta được thống nhất, nỗi đau chia
cắt đã không còn và cuộc sống thanh bình đang mở ra trước mắt. Nhưng những hậu
quả chiến tranh để lại cũng thật nặng nề: Đất nước bị tàn phá, nền kinh tế lạc hậu, kiệt
quệ. Những khó khăn mới không ngừng nảy sinh: bộ máy quản lí nhà nước có nhiều
bất cập; các thế lực thù địch không ngừng chống phá; tình hình thế giới trở nên vô
cùng bất lợi cho phong trào Cách mạng. Cả nước ta phải bắt tay vào việc khắc phục
những tổn thất, hàn gắn vết thương chiến tranh với mong muốn đưa đất nước đi lên, ổn
định đời sống nhân dân. Nhưng bên cạnh những thành tựu bước đầu đạt được thì
những khó khăn yếu kém, những sai lầm trong chính sách quản lí kinh tế như: nôn

nóng, duy ý chí, chủ quan, suy nghĩ và hành động giản đơn... đã đưa đất nước rơi vào
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Tất cả những điều đó gây nên tác động
không nhỏ đối với nền văn học dân tộc.
Một mặt các tác giả tiếp tục sáng tác để ngợi ca, với cảm hứng lớn là cuộc chiến
tranh thần thánh của dân tộc đã kết thúc bằng một chiến thắng vẻ vang. Đó là niềm vui
tột cùng, niềm hạnh phúc lớn lao khi dân quân ta đánh đuổi được một kẻ thù sừng sỏ
ra khỏi bờ cõi. Vì thế những năm cuối thập niên 70, văn học vẫn tiếp tục trên đà thời
chống Mĩ. Những âm vọng, niềm từ hào về cuộc chiến tranh vệ quốc vẫn còn vang dội
mạnh mẽ trong lòng mỗi con người. Những người cầm bút vẫn cảm thấy còn nhiều
điều mà trong chiến tranh chưa thể viết ra hoặc đã viết ra nhưng chưa thật trọn vẹn,
chưa đủ, chưa thỏa mãn. Cần phải viết hơn nữa, viết những tác phẩm xứng đáng với
tâm thế, khí thế hào hùng của dân tộc. Viết để gợi nhớ về những người đồng độinhững người làm nên lịch sử, làm nên chiến thắng - đã ngã xuống, viết về những kỉ


niệm, những dấu ấn sâu đậm trong thời chiến mà chính những người cầm bút là những
người đã trải qua. “Viết về hai cuộc kháng chiến, viết về chiến tranh, nhiều đồng chí
cầm bút viết văn trong bộ đội đã đứng tuổi nhiều lần nói tới công việc đó như một
trách nhiệm: một món nợ chưa trả được. Một món nợ chưa trả và không thể nào quên.
Viết về chiến tranh... Mấy tiếng ấy không chỉ đơn thuần là chuyện một đề tài văn
chương, mà còn có gì đây? Có máu thịt của mình. Kẻ còn sống và người đã chết. Có kỉ
niệm: đồng đội, đồng chí của mình. Có cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc.” [2; tr.50].
Các tác giả cần viết để cho người đời sau biết cha ông đã từng chiến đấu, từng làm nên
đất nước như thế nào. Viết để tri âm, để gửi gắm, giãi bày tình cảm của mình. Mình đã
sống, đã nghĩ, đã hiểu thế nào về chiến tranh. Cái nhìn về chiến tranh lúc này tựu trung
vẫn là cái nhìn đây tự hào, kiêu hãnh, những kí ức về chiến tranh vẫn chói ngời tồn tại
trong mỗi con người.
Nhưng mặt khác, hòa bình lập lại cũng là lúc nỗi đau tột cùng bắt đầu hiển hiện.
Nỗi đau đó vốn tồn tại từ những ngày chiến tranh ác liệt nhưng người ta đã cố nén, cố
quên nó cho những điều cao cả, thiêng liêng hơn: Tổ quốc, dân tộc. Nỗi đau cần được
giấu kín trong những ngày đấu tranh oanh liệt giờ đây không thể tiếp tục che giấu được

nữa. Khi tất cả đã kết thúc, có những điều mà người ta không thể nào lờ đi bởi nó phơi
bày ngay trước mắt, không thể trốn tránh và nó còn tồn tại mãi mãi. Vì thế mà những
người nghệ sĩ lại tiếp tục cầm bút viết cho những gì trước đây chưa thể nói thì bây giờ
phải nói.
Thêm vào đó, đến những năm đầu thập niên 80 tình hình đất nước ngày một rối
rắm. Tư tưởng và tâm lí xã hội bắt đầu chuyển từ phấn khởi, tự tin sang ngỡ ngàng,
băn khoăn, lo lắng trước sinh hoạt ngày một khó khăn; trước sự va chạm trong cách
nghĩ, cách làm, những xung đột xảy ra trong chính nội bộ cán bộ lãnh đạo; những cái
xấu cái tiêu cực len lỏi vào mọi mặt của cuộc sống và ngày càng lan nhanh.
Thực tại cuộc sống lúc này không còn giản đơn, những quan niệm văn học
trước đây đã trở nên không còn phù hợp trong thời đại mới. Người cầm bút cần phải
có sự thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Lối viết một chiều, khai thác một
hướng, hoặc sơ lược chung chung sẽ không thể giải quyết được những vấn đề trước
mắt và khó lòng được chấp nhận. Cần phải hết sức tỉnh táo, thẳng thắng, phải nhìn
nhận, lí giải những gì đã và đang xảy ra một cách đa phương, đa diện. Nhà văn cần
thao thức, trăn trở, nghiền ngẫm, tìm kiếm, khám phá các vấn đề để tìm lời giải đáp, để


×