Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết tắt đèn và lều chõng của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.82 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

ĐẶNG KIM NGÂN

TÌM HIỂU CÂU NGÔN HÀNH TRONG
TIỂU THUYẾT TẮT ĐÈN VÀ LỀU CHÕNG
CỦA NGÔ TẤT TỐ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GVC CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ, năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Tháng 5, hoa phượng đua nhau nở rộ, bằng lăng cũng tím cả một góc trời.
Những cánh hoa ấy như báo hiệu một kì nghỉ thoải mái, tươi vui của sinh viên sau
những ngày học hành căng thẳng. Nhưng đó cũng là lúc sinh viên năm cuối phải
ngậm ngùi nói lời chia tay với trường lớp, thầy cô và bạn bè. Mỗi sinh viên đều có
ước mơ và hi vọng riêng mình để hướng đến tương lai. Thực hiện được ước mơ,
hoài bảo đó sinh viên phải luôn cố gắng trong học tập, trang bị cho mình những
kiến thức vững vàng, tự tin bước vào môi trường mới rộng lớn và phức tạp hơn.
Bốn năm Đại Học, một thời gian không ngắn cũng không quá dài nhưng đủ
để lại biết bao những kỉ niệm vui buồn của thời sinh viên. Bước đến tương lai,
hành trang sinh viên mang theo là những kiến thức thật bổ ích mà các thầy cô đã
dày công truyền đạt. Vận dụng những kiến thức đó người viết đã hoàn thành được


luận văn tốt nghiệp, kết thúc quá trình học tập ở trường. Vì thế, người viết vô cùng
biết ơn đến các thầy cô bộ môn Khoa Sư Phạm, Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn, đặc biệt là Giảng viên Chim Văn Bé – người đã hướng dẫn rất nhiệt tình,
thúc đẩy người viết sớm hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, người viết
cũng xin cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện cho
người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tuy người viết có tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước nhưng
không tránh khỏi những sai sót và do kiến thức hãy còn hạn hẹp nên mong quý
thầy cô nhận xét và đóng góp ý kiến cho luận văn được hoàn chỉnh và thuyết phục
hơn.
Người viết xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách ngôn ngữ và tạp chí
1. Chim Văn Bé – Giáo trình Ngữ pháp học chức năng Tiếng Việt: Cú pháp học,
trường Đại Học Cần Thơ.
2. Đỗ Hữu Châu – Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục 1993.
3. Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục 1998.
4. Nguyễn Thiện Giáp – Lược sử Việt ngữ học, tập 1, NXB Giáo dục.
5. Cao Xuân Hạo – Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa Học
Xã Hội.
6. Nguyễn Văn Hiệp – Cú pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Vũ Ngọc Hoa – Động từ ngôn hành cầu khiến trong văn bản hành chính,
Tạp chí ngôn ngữ, số 10, 2010.
8. Nguyễn Thị Thu Thủy – Giáo trình Ngữ dụng học, trường Đại Học Cần Thơ.
9. Bùi Minh Toán – Lý thuyết “Hành động ngôn ngữ” với đoạn thơ Trao duyên
của Truyện Kiều, Tạp chí ngôn ngữ, số 5, 2010.
Sách văn học và phê bình văn học:
10. Phan Cự Đệ, Sưu tầm tuyển chọn – Văn học hiện đại Việt Nam, Tuyển tập

Ngô Tất Tố, tập 1, NXB văn học Hà Nội,1993.
11. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê
Chí Dũng, Hà Văn Đức – Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục.
12. Mai Hương – Tôn Phương Lan, Tuyển chọn và giới thiệu – Ngô Tất Tố về tác
gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.
13. Trần Mạnh Thường – Các tác giả văn chương Việt Nam, Tập 1, NXB Văn
hóa thông tin.
14. Ngô Tất Tố - Tắt Đèn, tác phẩm văn học chọn lọc, NXB Đồng Nai.
15. Ngô Tất Tố - Lều Chõng, tiểu thuyết, NXB văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn
ngữ Đông Tây.
16. Từ điển Tiếng Việt.


MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2
2.1. Về câu ngôn hành ............................................................................................ 2
2.2. Về ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng
của Ngô Tất Tố....................................................................................................... 3
3. Mục đích, yêu cầu............................................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 7

Phần nội dung
Chương một: Những vấn đề lý thuyết về hành động ngôn từ
1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết hành động ngôn từ .............................................. 8
2. Các loại hành động ngôn từ................................................................................. 8
2.1. Hành động tạo lời............................................................................................. 8
2.2. Hành động trong lời ......................................................................................... 9

2.3. Hành động qua lời.......................................................................................... 10
3. Động từ ngôn hành và động từ miêu thuật......................................................... 11
3.1. Động từ ngôn hành......................................................................................... 11
3.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 11
3.1.2. Điều kiện sử dụng động từ ngôn hành ......................................................... 12
3.1.3. Các loại động từ ngôn hành......................................................................... 12
3.2. Động từ miêu thuật ........................................................................................ 13
4. Phát ngôn ngôn hành (câu ngôn hành) và câu miêu thuật .................................. 13
4.1. Câu ngôn hành .............................................................................................. 13
4.2. Câu miêu thuật............................................................................................... 14
4.3. Phân biệt câu ngôn hành và câu miêu thuật .................................................... 14
5. Điều kiện sử dụng hành động trong lời ............................................................. 14
5.1. Điều kiện sử dụng hành động trong lời theo J. L Austin................................. 14
5.2. Điều kiện sử dụng hành động trong lời theo Searle ........................................ 15
5.3. Phân loại hành động trong lời ........................................................................ 16


Chương hai: Khảo sát câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn
và Lều chõng của Ngô Tất Tố
1. Giới thiệu sơ lược về Ngô Tất Tố...................................................................... 19
1.1. Cuộc đời ........................................................................................................ 19
1.2. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................................... 19
2. Giới thiệu tác phẩm và văn bản khảo sát ........................................................... 21
2.1. Tác phẩm Tắt đèn .......................................................................................... 21
2.1.1. Vài nét về tác phẩm..................................................................................... 21
2.1.2. Văn bản khảo sát......................................................................................... 23
2.2. Tác phẩm Lều chõng ...................................................................................... 23
2.2.1. Vài nét về tác phẩm..................................................................................... 23
2.2.2. Văn bản khảo sát......................................................................................... 25
3. Thống kê câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng ........................ 25

3.1. Câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn .......................................................... 25
3.2. Câu ngôn hành trong tác phẩm Lều chõng...................................................... 29
Chương ba: Phân tích câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng
1. Phân tích câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn .............................................. 33
1.1. Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành xin .................................................. 33
1.2. Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành van, lạy. .......................................... 40
2. Phân tích câu ngôn hành trong tác phẩm Lều chõng .......................................... 43
2.1. Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành xin .................................................. 43
2.2. Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành mời ................................................. 46

Phần kết luận
Tài liệu tham khảo


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Chính vì vậy,
ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng qua những phát ngôn nhằm gắn kết mối
quan hệ giữa chúng ta trong cộng đồng. Nó trở thành đối tượng cho các nhà ngôn ngữ
học không ngừng nghiên cứu để cho ra đời hàng loạt các công trình hữu ích về ngôn
ngữ như: “Ngữ dụng học, tập 1” (Nguyễn Đức Dân), “Giáo trình giản yếu về Ngữ
dụng học” (Đỗ Hữu Châu), “Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”
(Cao Xuân Hạo)…Trong đó có công trình nghiên cứu ngôn ngữ học đại cương hay
được gọi là ngành “ Ngữ dụng học”. Có thể nói, đây là một bộ ngôn ngữ học “chuyên
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (tức là cách sử dụng ngôn ngữ
trong ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể) và tác động qua lại giữa
hành động giao tiếp và ngôn ngữ”.[4; 293]
Ngữ dụng học ra đời mang đến cho chúng ta những kiến thức rộng lớn về ngôn
ngữ. Đó là sự giao tiếp giữa người với người trong xã hội mà ngay khi phát ngôn thì

người nói đồng thời thực hiện hành động nào đó đối với người nghe. Những phát ngôn
đó được gọi là câu ngôn hành. Đây là loại câu được sử dụng thường xuyên trong cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày. Nó thường xuất hiện ở các buổi giao tiếp bình thường hay
những chỗ giao tiếp có nghi thức trang trọng. Mặc khác, nó còn xuất hiện trong các tác
phẩm văn chương một cách rất tự nhiên qua lời đối thoại của các nhân vật trong
truyện. Như vậy, để góp phần vào thực hiện chức năng giao tiếp, phát ngôn ngôn hành
đã trở nên rất thông dụng trong lời nói kể cả trong các tác phẩm văn chương. Vì lí do
đó mà người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết Tắt đèn và
Lều chõng của Ngô Tất Tố” để làm luận văn tốt nghiệp.
Qua đề tài này, chúng tôi có thể hiểu biết thêm những kiến thức về hành động
ngôn từ, mà đặc biệt là cách sử dụng câu ngôn hành như thế nào sao cho có hiệu quả
ngay khi giao tiếp. Cũng như nắm được khái niệm câu ngôn hành, điều kiện sử dụng
nó, so sánh sự khác biệt giữa câu ngôn hành và các loại câu khác để thấy được nét đặc
biệt của cấu trúc câu ngôn hành. Ngoài ra khi người viết vận dụng kiến thức này vào
khảo sát tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố sẽ phát hiện thêm những
đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của ông trong tác phẩm cũng như giá trị của
1


tác phẩm trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Từ đó, người viết có thể học hỏi
thêm những cái hay, cái sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả
nhất.

2. Lịch sử vấn đề:
2.1.Về câu ngôn hành:
Thuật ngữ câu ngôn hành (phát ngôn ngôn hành) xuất hiện lần đầu tiên từ
những năm 1955 của thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi của nhà triết học người Anh tên
là J. L. Austin.
Sau khi thuật ngữ này du nhập vào Việt Nam được các nhà ngôn ngữ học ở
nước ta tiếp nhận, dịch và diễn giải khác nhau. Cụ thể qua các công trình nghiên cứu

sau:
Trong quyển “Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học”, ở chương ba,
Đỗ Hữu Châu viết về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong đó, ông nêu lên loại câu
ngôn hành với tên gọi là phát ngôn ngữ vi. Ông đã phân biệt phát ngôn ngữ vi với phát
ngôn khảo nghiệm, từ đó rút ra định nghĩa về phát ngôn ngữ vi như sau: “Phát ngôn
ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực
hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn”.[2; 88]
Chẳng hạn khi chúng ta nói: “Xin chào các bạn” thì chúng ta đã thực hiện hành
động “chào” ngay trong lời nói được phát ra.
Cũng với tên gọi là phát ngôn ngữ vi, Nguyễn Đức Dân trình bày thuật ngữ này
trong quyển “Ngữ dụng học, tập 1”. Ông đã khái quát về câu ngữ vi và phân biệt
chúng với các câu trần thuật qua các điều kiện sử dụng động từ ngữ vi trong câu. Qua
sự phân biệt này giúp chúng ta hiểu rõ hơn việc sử dụng câu ngữ vi trong các phát
ngôn.
Câu ngôn hành còn được gọi là câu hành ngôn – thuật ngữ của Chim Văn Bé
trình bày trong phần nghiên cứu về lý thuyết hành động ngôn từ như sau: “Câu có
động từ hành ngôn làm chính tố của ngữ vị từ được nói ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại
là câu hành ngôn”.[1; 24]
Trong quyển “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, Cao Xuân Hạo đã
dành một mục riêng để diễn giải về loại câu này. Cao Xuân Hạo đã viết: “Những câu
ngôn hành có một thuộc tính rất đặc biệt. Nó không biểu hiện một hành động, mà
chính nó đã hành động rồi” [5;122,123]
2


Ông còn đưa ra nhận định: đối với loại câu này chúng ta không thể phân biệt
đúng hay sai như một câu trần thuật bình thường. Chẳng hạn khi chúng ta nói: “Tôi xin
phép được ra ngoài” thì ta không thể đánh giá được lời phát ngôn này là đúng hay sai
mà người nghe chỉ có thái độ đồng ý hay không đồng ý mà thôi.
Trong quyển “Cú pháp Tiếng Việt”, Nguyễn Văn Hiệp đưa ra nhận xét về phát

ngôn ngôn hành như sau: “Đối với những phát ngôn ngôn hành, ta không thể đánh giá
nó theo tiêu chuẩn chân lí (đúng hay sai) được, mà chỉ có thể đánh giá về hợp thức
hay điều kiện thành công của chúng mà thôi”.[6;293]. Ông còn diễn giải về phát ngôn
miêu thuật và phát ngôn ngôn hành nhằm phân biệt ranh giới giữa chúng.
Bên cạnh đó, còn có một số nhà ngôn ngữ học tên tuổi khác nghiên cứu về loại
câu đặc biệt này như: Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Hoàng Phê…Như vậy,
loại câu ngôn hành này cũng thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
quan tâm. Từ đó, nó trở thành một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng trong
phát ngôn của nhân loại.
Từ những công trình nghiên cứu của các dịch giả trên, nó đã được đưa vào bài
giảng dạy ở các trường Đại học, Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn với chuyên
ngành Ngữ dụng học. Tuy nhiên, đó chỉ là những công trình nghiên cứu về mặt lý
thuyết của vấn đề. Còn việc vận dụng câu ngôn hành vào trong các tác phẩm văn học
cụ thể thì cho đến nay vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu nào. Như vậy, có thể nói
đây là một đề tài mới mẻ mà chúng ta cần phải khai thác. Qua đó, ta sẽ thấy được giá
trị của tác phẩm văn học được nhìn ở khía cạnh mới thuộc phương diện Ngữ dụng học.
2.2. Về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố:
Như chúng ta đã biết, Ngô Tất Tố là một tác gia lớn và có một vị trí rất quan
trọng trong nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. . Ông đã để lại cho
đời nhiều tác phẩm rất có giá trị, trong đó có tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng. Đây là
hai cuốn tiểu thuyết được đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm,
chú ý. Vì vậy, trong quyển “Ngô Tất Tố - về tác gia và tác phẩm”, Mai Hương và Tôn
Phương Lan đã giới thiệu đến độc giả những tư liệu nghiên cứu về hai tác phẩm này
với nhiều tên tuổi của các nhà phê bình khác nhau. Ở đây, người viết chủ yếu xin trích
dẫn những bài đánh giá, nhận xét có liên quan đến việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật
trong câu văn của Ngô Tất Tố để làm nổi bật hơn vấn đề được nghiên cứu trong phần
sau của luận văn.
3



Ngày 31/01/1939, báo “Thời vụ”, số 100 có bài “Tắt đèn của Ngô Tất Tố” do
Vũ Trọng Phụng viết. Trong bài viết này, ngoài việc ông khẳng định giá trị nội dung
của tác phẩm: “ Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội – điều ấy, cố nhiên –
hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng
thấy, mà lại của một tác giả đã được cái may hơn nhiều nhà văn khác là đã được sống
nhiều ở nơi thôn quê, cho nên có đủ thẩm quyền!” [12; 200]. Vũ Trọng Phụng còn nêu
ra nhận định về giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn: “Thật thế, đọc quyển Tắt đèn
này, những độc giả khó tính cũng phải chịu rằng óc quan sát của Ngô Tất Tố về những
cảnh làm ruộng, thu thuế, chè chén xôi thịt, hà lạm, ức hiếp, bán vợ đợ con, của đám
dân quê, quả là một thứ óc quan sát rất tinh tường rất chu đáo; cho đến cách hành
văn nữa cũng là mới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như chỉ có phái nhà văn thuộc Pháp
học thì mới có thể linh lợi và phô diễn nổi một cách linh hoạt như thế.” [12; 200, 201].
Cuối bài viết, tác giả kết luận: Tắt đèn là phần thưởng xác đáng cho Ngô Tất Tố.
Ngày 1/9/1939, trên báo Đông Phương, số 10, Phú Hương có bài viết: “Tắt đèn
– tiểu thuyết của Ngô Tất Tố”. Phú Hương đã đề cao giá trị nghệ thuật ngôn từ mà
Ngô Tất Tố sử dụng trong tác phẩm: “Kể làm sao hết được những câu nói có giá trị,
mỗi một câu đủ lột trần được tâm lý của một hạng người ở sau lũy tre xanh. Ngô Tất
Tố đã khéo làm cho người đọc trông thấy những cảnh đau khổ bất bình đã xảy ra với
một lối văn rõ rệt, giản dị, rất linh hoạt.” [12; 205]. Qua đó, tác giả còn nhận xét nghệ
thuật tả cảnh của Ngô Tất Tố “đã đạt đến một trình độ khá cao”.
Năm 1963, Tạp chí Văn học, số 3, Phong Lê có bài viết: “Những đóng góp của
Ngô Tất Tố trong Tắt đèn”. Ở đây, tác giả chủ yếu nói về giá trị nội dung của tác
phẩm. Cuối bài viết, tác giả có đề cập đến nghệ thuật trong tác phẩm nhưng chỉ dừng
lại ở tài khéo léo phần dẫn dắt truyện và miêu tả những cảnh ngộ bi kịch: “…Nhưng
cái khéo léo trong nghệ thuật dẫn dắt truyện, trong sự miêu tả những cảnh ngộ bi kịch
của Ngô Tất Tố đã có sức nâng những nỗi đau thương vốn thường xảy ra trong cuộc
đời lên một mức độ cao gần như vượt quá sức chịu đựng của con người”.[12; 253]
Nguyễn Đăng Mạnh cũng có bài viết về tác phẩm với tựa đề: “Tắt đèn của Ngô
Tất Tố”. Trong bài viết này, tác giả đã nhận xét về phương diện nghệ thuật của tác
phẩm: “không còn là những điều biện giải khô khan của luân lý, mà nó đã gắn luyện

vào được cái nghệ thuật uyển chuyển của một tiểu thuyết gia”. Và ông khẳng định giá
trị của tác phẩm: “Tắt đèn là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn
4


học hiện thực phê phán của nước ta từ 1930 – 1945”. [12; 259]. Tác giả đã chỉ ra
những mặt thành công về nghệ thuật của Ngô Tất Tố như nghệ thuật xây dựng kết cấu
tác phẩm, xây dựng tính cách điển hình, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật miêu tả và
việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ nông thôn. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên một số
hạn chế về nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong tác phẩm. Cuối cùng, ông kết luận: “Trên
đường học hỏi, trau dồi nghệ thuật để tiến nhanh từ một bậc Nho học tới một nhà tiểu
thuyết hiện đại, Ngô Tất Tố khó lòng tránh khỏi được những chỗ chưa “nhuần
nhuyễn”. Nhưng nhìn chung, với quá trình lao động nghệ thuật bền bỉ, chân thành, với
khả năng sang tạo dồi dào, với tư tưởng tiến bộ, Ngô Tất Tố đã đạt tới những thành
tựu nghệ thuật vẻ vang”.[12; 274]
Năm 1997, trong quyển “Văn học Việt Nam 1930 – 1945”, Phan Cự Đệ có bài
viết “Tắt đèn của Ngô Tất Tố”. Trong bài viết này, ông khẳng định giá trị hiện thực và
giá trị nhân đạo của tác phẩm. Qua đó, ông nhận xét về nghệ thuật của “Tắt đèn” như
sau: “một thứ nghệ thuật đi vào chiều sâu, vào cái tinh túy, bản chất. “Tắt đèn” học
được ở văn học dân gian, đặc biệt ở tục ngữ, phương ngôn, cái nghệ thuật tập trung
cô đúc, càng nén lại thì càng gây nên những vụ nổ lớn, càng có sức vang xa rộng
trong không gian”. [12; 309]
Ngoài những bài viết khá nhiều về tác phẩm Tắt đèn thì Lều chõng, tuy có số
lượng bài viết ít hơn nhưng vẫn đánh giá được giá trị to lớn của nó trong nền văn học
Việt Nam.
Ngày 23/1/1942, trên Báo Tri tân, số 33, Kiều Thanh Quế có bài viết “Phê bình
Lều chõng”. Trong bài viết ông nêu lên nhận định: “Lều chõng của Ngô Tất Tố là một
phong tục tiểu thuyết, nhưng lại có tính cách lịch sử - lịch sử khoa cử ngày xưa”. [12;
328] Bởi thông qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã tái hiện rất rõ rệt mặt trái của chế độ
khoa cử xưa.

Năm 1963, trên Tạp chí Văn học, số 4, Trần Văn Minh có bài viết: “Nhân đọc
Ngô Tất Tố góp ý kiến phân tích quyển Lều chõng”. Trong bài viết này, tác giả đã khái
quát giá trị hiện thực của tác phẩm. Qua đó, tác giả đã đặt ra một số vấn đề cần giải
quyết trong tác phẩm: tinh thần phục cổ, vấn đề quan điểm và lập trường của Ngô Tất
Tố, tính chiến đấu và tính phóng sự trong tác phẩm. Tác giả còn nêu lên một số khuyết
điểm trong Lều chõng song không phủ nhận những giá trị mà tác phẩm đem lại: “Lều
chõng có một số khuyết điểm mà ta không ngần ngại phân tích, nhưng ta hoàn toàn
5


không từ bỏ cảm tình của mình đối với Ngô Tất Tố, người đã suốt đời đem ngòi bút
của mình tố cáo những hiện tượng đen tối nhất của xã hội ta thời Pháp thuộc, và sau
ngày cách mạng thành công đã đứng hẳn trong hàng ngũ cách mạng”.[12; 379 ]
Năm 1976, Qua những trang văn, Nxb Văn học, Vũ Ngọc Phan có bài viết:
“Lều chõng của Ngô Tất Tố”. Ở đây, tác giả khẳng định giá trị nội dung của tác phẩm:
“Lều chõng thật là một bản án nghiêm khắc đối với cách lựa chọn và đào tạo nhân tài
của giai cấp phong kiến Việt Nam vào lúc suy tàn của nó, vào lúc nó sắp đầu hàng
quân xâm lược Pháp”. [12; 343]. Tác giả còn nhận xét về nghệ thuật trong tác phẩm:
“Nghệ thuật phản ánh hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai
đoạn lịch sử”.[12; 344]. Qua đó, ông rút ra kết luận: Quyển Lều chõng có sức sống lâu
bền với thời gian và nó vẫn còn có tác dụng trong nền giáo dục ngày nay.

3. Mục đích, yêu cầu:
Với đề tài “Tìm hiểu câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của
Ngô Tất Tố”. Một mặt người viết sẽ trình bày những kiến thức chung về lý thuyết
hành động ngôn từ và câu ngôn hành trong Ngữ dụng học. Mặt khác, người viết vận
dụng lý thuyết tiếp thu được về câu ngôn hành để khảo sát và phân tích tác phẩm Tắt
đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố ở phương diện chúng được sử dụng như thế nào trong
tác phẩm văn học. Đây cũng là một trong những nhân tố làm nên thành công của tác
phẩm. Từ đó, người viết rút ra được những giá trị mới trong tác phẩm Tắt đèn và Lều

chõng mà Ngô Tất Tố đã dày công sáng tạo, cống hiến cho đời.
Qua đề tài này, người viết còn học hỏi cách sử dụng câu được thực hiện bằng
lời của tác giả Ngô Tất Tố vào trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đời thường hay
trong các buổi giao tiếp có nghi thức.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Tìm hiểu câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của
Ngô Tất Tố”. Trước tiên, người viết tìm hiểu lý thuyết về câu ngôn hành và những vấn
đề có liên quan đến đề tài cần khảo sát từ một số tài liệu chuyên ngành ngôn ngữ. Tiếp
đó, thu thập những tư liệu nghiên cứu về tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất
Tố. Tập hợp những tư liệu đó, người viết tiến hành khảo sát và “tìm hiểu câu ngôn
hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố”.
Từ yêu cầu của đề tài, phần nội dung chính của luận văn, người viết xin trình
bày ba chương. Cụ thể là:
6


Chương một. Những vấn đề lý thuyết về hành động ngôn từ.
Chương hai. Khảo sát câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của
Ngô Tất Tố.
Chương ba. Phân tích câu ngôn hành trong tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng
của Ngô Tất Tố.
Do có sự phân chia câu ngôn hành theo động từ ngôn hành nên người viết chọn
một vài động từ ngôn hành tiêu biểu được xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm mà
phân tích. Cụ thể là câu ngôn hành có chứa động từ: xin, van, lạy trong các chương
của tác phẩm Tắt đèn; xin, mời, xin mời trong tác phẩm Lều chõng của Ngô Tất Tố.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, người viết đã đi thu thập, tập hợp những ngữ liệu, dữ
liệu có liên quan về tham khảo và nghiên cứu. Khi tiến hành khảo sát tác phẩm, người
viết đã sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,

đối chiếu.
Với những phương pháp này người viết đã trình bày một cách khái quát về
những vấn đề có liên quan đến câu ngôn hành trong Ngữ dụng học. Sau đó, người viết
vận dụng những kiến thức này vào trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất
Tố để làm nổi bật nội dung chính của luận văn.

7


PHẦN NỘI DUNG

Chương một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ
HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết hành động ngôn từ:
Lý thuyết hành động ngôn từ do J.L Austin, một nhà triết học người Anh, đưa
ra. Năm 1955, ông sang Đại Học Havard (Mĩ) trình bày một chuyên đề về triết học
ngôn ngữ, thể hiện qua 12 bài giảng. Sau khi ông qua đời (1960), 12 bài giảng này
được tập hợp lại và in thành sách với tiêu đề How to Do Things with Words (Hành
động bằng lời nói như thế nào) được xuất bản vào năm 1962. Công trình này đặc biệt
chú ý đến những phát ngôn không thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng / sai logic, những
phát ngôn mà khi ta nói thì chúng ta đồng thời thực hiện cái hành động được phát ngôn
biểu thị.
Ví dụ: Khi ông chủ nói “Tôi ra lệnh cho anh phải nghỉ việc từ sáng mai” thì
đồng thời ông ta thực hiện hành động ra lệnh ngay bằng chính phát ngôn đó. Hay khi
chủ nhà nói: “ Mời anh ra khỏi phòng” thì đồng thời chủ nhà đã thực hiện hành động
yêu cầu. Austin gọi những phát ngôn như thế là những phát ngôn ngôn hành.
Khi lý thuyết này du nhập vào Việt Nam, một số thuật ngữ cơ bản được dịch và
diễn giải khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Ở đây người viết thống nhất với tên gọi
hành động ngôn từ (speech act).


2. Các loại hành động ngôn từ:
Theo Austin nói cũng là hành động. Ông cho rằng, khi chúng ta tạo một phát
ngôn thì chúng ta đồng thời thực hiện ba loại hành động: hành động tạo lời, hành động
trong lời (hành động ngôn trung, hành động tại lời) và hành động qua lời (hành động
xuyên ngôn). Người viết thống nhất với cách gọi sau:

2.1. Hành động tạo lời (locutionary act, locution)
Hành động tạo lời được ông chia thành 3 phương diện: hành động phát âm,
hành động kiểm giao và hành động tạo nghĩa - chiếu vật.
Hành động phát âm là hành động phát ra vài âm thanh nào đó.
8


Hành động kiểm giao là hành động phát âm ra những âm thanh thuộc loại
nào đó, hay từ thuộc kiểu từ vựng nào đó, phù hợp với lớp ngữ pháp nào đó.
Hành động tạo nghĩa – chiếu vật là hành động sử dụng âm thanh với ý nghĩa
và sự quy chiếu ít nhiều xác định.
Như vậy, hành động tạo lời là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ
vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra phát ngôn với nội dung
ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định [1;18]

2.2. Hành động trong lời (illocutionary act, illocution):
Hành động trong lời là hành động được người nói thực hiện bằng cách nói ra và
khi nói ra điều gì đó. Cụ thể khi ta hỏi, tuyên bố, ra lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ một
người nào đó là ta đã thực hiện các hành động trong lời. Khi một người nói: “ Tôi yêu
cầu anh ra khỏi phòng”, thì người này đã thực hiện hành động yêu cầu ngay khi phát
ngôn. Hoặc khi vị chủ tọa nói: “Tôi tuyên bố khai mạc hội nghị” thì đồng thời ông ta
đã thực hiện hành động tuyên bố cho mọi người biết hội nghị bắt đầu.
Hành động trong lời được thực hiện theo những quy ước và những thể chế, dù

những quy ước, thể chế ấy không hiển nhiên, nhưng đều được mọi người trong cộng
đồng tuân theo một cách tự giác.
Hành động trong lời tạo ra hiệu lực trong lời, chủ yếu là tác động đến nhận
thức, gây ra một hiệu quả nào đó hay đòi hỏi sự đáp ứng bằng lời nói của người nghe.
Hành động trong lời mà J.L Austin đưa ra được một số nhà nghiên cứu giải
thích làm rõ hơn, trong đó có O.Ducrot. Ông cho rằng, hành động trong lời khác với
hành động tạo lời và hành động qua lời ở chỗ chúng làm thay đổi tư cách pháp nhân
của người đối thoại. Chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền
lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành động trong lời đó. Khi ra
lệnh cho ai thực hiện một công việc nào đó, thì người ra lệnh có trách nhiệm về mệnh
lệnh đã ra và người nghe tức thì được gán cho nghĩa vụ phải thực hiện nội dung mệnh
lệnh. Khi ta hứa với ai một điều gì thì người hứa đã tự nhận trách nhiệm thực hiện lời
hứa và người nghe có quyền chờ đợi được hưởng kết quả của lời hứa đó. Nói lời cảm
ơn một ai đó thì người nói tự nhận mình là người chịu ơn còn người nghe trở thành
người ban ơn…
Hiệu lực trong lời chính là đối tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học, do đó nói
đến hành động ngôn từ, chính là nói đến hành động trong lời.
9


2.3. Hành động qua lời (perlocutionary act, perlocution):
Perlocutionary act hay perlocution được các nhà nghiên cứu dịch sang Tiếng
Việt thành nhiều cách gọi như hành động xuyên ngôn (Cao Xuân Hạo), hành vi mượn
lời (Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu), hành vi dụng lời (Hoàng Phê), hành động qua
lời (Chim Văn Bé).
Cao Xuân Hạo đã giải thích: “Một hành động xuyên ngôn là một sự tác động
vào tâm lý hay/và hành vi của người nghe, cho nên cũng gọi là lực xuyên ngôn
(perlocutionary force) làm cho người nghe xúc động yên tâm, bị thuyết phục, bị áp
đảo, bực mình, phấn khởi,…” (17:122)
Nguyễn Đức Dân thì diễn giải: “Khi thực hiện hành vi tại lời chúng ta có 2 loại

hiệu quả khác nhau. Thứ nhất, đó là giá trị tự tại của hành vi tại lời. Khi chủ tọa tuyên
bố “ Tôi tuyên bố khai mạc hội nghị” thì giá trị tự tại của hành vi tuyên bố qua nội
dung mệnh đề “khai mạc hội nghị” sẽ dẫn tới những hiệu quả như mọi người ngừng
nói chuyện và chờ đợi những nghi thức bắt đầu cho từng loại hội nghị. Các giá trị này
nằm ngoài ý định riêng của chủ tọa. Thứ hai, đó là hiệu quả mà người nói chủ bụng
gây ra đối với người nghe. Trong một tình huống cụ thể, qua cung cách nói năng khi
thực hiện một hành vi tại lời, người nói có thể nhằm một chủ đích, một mục tiêu nào
đó cần đạt được. Loại hiệu quả này (A: performance) của một hành vi tại lời được
Austin gọi là hành vi mượn lời (A: perlocutionary act).Về phía người nghe có thể ban
đầu không nhận ra ngay một hành vi mượn lời mặc dù hiểu hoàn toàn hành vi tại lời.
Một hành vi tại lời có thể có những hành vi mượn lời khác nhau” (7:19)
Đỗ Hữu Châu viết: “Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện
ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn
ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ, người thông báo
trên đài phát thanh: Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh, sức gió
cấp 4, cấp 5 tức 40-50km một giờ một số người sẽ rất lo lắng, tỏ ra bực mình nếu họ là
những người ở xa cơ quan công tác, một số người khác trái lại sẽ thờ ơ, một số khác
nữa có thể lại vui mừng vì trời sẽ đỡ nóng bức…Nghe phát ngôn sai khiến: Đóng cửa
lại! Sp2 có thể đứng dậy đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho nó kín lại, anh ta cũng có thể
bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu. Hành động vật lý đóng cửa, sự bực tức đều thuộc
hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả
mượn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi ở lời
10


(như đóng cửa là hiệu quả mượn lời của hành vi ở lời điều khiển) nhưng có những hiệu
quả không thuộc đích của hành vi ở lời (như vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe
lệnh). Những hiệu quả mượn lời, rất phân tán, không thể tính toán được. Chúng không
có tính quy ước (trừ hành vi mượn lời đích của hành vi ở lời)” (5: 88-89).
Dựa vào nguyên văn Austin đã viết, Chim Văn Bé giải thích: “Hành động qua

lời là hành động mà người nói thực hiện thông qua hành động trong lời, nhằm gây ra
những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ và hành động của người nghe, của
chính người nói hay người khác một cách có chủ định, có mục đích. Hành động qua
lời có chủ định, có mục đích như hành động trong lời, nhưng không có quy ước và chế
định của xã hội”. [ 1; 21]
Ví dụ: Trong Truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều trao duyên Kim Trọng lại cho Thúy
Vân. Thúy Kiều đã nói:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
Qua câu nói này hành động trong lời của Kiều là nêu lên một sự thật Thúy Vân
còn trẻ, còn nhiều thời gian để vun đắp tình cảm với Kim Trọng. Vì vậy hãy nể tình
chị em ruột thịt mà chấp nhận nối duyên cùng Kim Trọng. Qua đó, Kiều thể hiện hành
động qua lời là sự mong muốn Thúy Vân sẽ đồng ý với lời thuyết phục của nàng.

3. Động từ ngôn hành và động từ miêu thuật:
3.1. Động từ ngôn hành (performative verbs):
3.1.1. Khái niệm:
Trong các động từ biểu thị hoạt động nói năng có những động từ đặc biệt, đó là
những động từ trực tiếp biểu đạt hành động nói năng mà người nói đang thực hiện khi
nói ra câu. Những động từ này được gọi tên là động từ ngôn hành.
Loại động từ này được các nhà nghiên cứu định danh khác nhau như: động từ
ngôn hành, động từ ngữ vi (Đỗ Hữu Châu), động từ ngữ vi (Nguyễn Đức Dân), vị từ
ngôn hành (Cao Xuân Hạo), vị từ hành ngôn (Chim Văn Bé). Ở đây, người viết thống
nhất với tên gọi động từ ngôn hành.
Động từ ngôn hành là động từ biểu đạt các hành động được thực hiện bằng lời
như: cám ơn, hứa, xin lỗi, chúc, tuyên bố, cho phép, chào, mời…
Chẳng hạn khi ta nói: Chúc anh làm ăn phát tài thì người nói đã thực hiện hành
động chúc đến với người nghe.
11



3.1.2. Điều kiện sử dụng động từ ngôn hành:
Theo Austin, có 3 điều kiện sử dụng động từ ngôn hành như sau:
Trong phát ngôn, động từ được dùng ở ngôi thứ nhất.
Thời điểm phát ngôn là hiện tại.
Câu được dùng ở thể chủ động và thức thực thi.
Chẳng hạn: Trong phát ngôn: “Ba hứa sẽ đến dự lễ tốt nghiệp của con”, thì hứa
được xem là động từ ngôn hành bởi nó thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên. Nhưng hứa
nằm trong phát ngôn sau: “Ba nó hứa sẽ đến dự lễ tốt nghiệp của nó”, hứa trong phát
ngôn này đã vi phạm vào phạm trù ngôi mà điều kiện ở trên nêu ra. Vì vậy nó không
phải là động từ ngôn hành mà là động từ miêu thuật.

3.1.3. Các loại động từ ngôn hành:
Theo Đỗ Hữu Châu, Austin đã nhận xét rằng có nhiều loại động từ ngôn hành
khác nhau, được chia ra thành 4 nhóm sau:
(1) Động từ ngôn hành siêu ngôn ngữ:
Đây là động từ ngôn hành khi được dùng trong biểu thức ngôn hành
tường minh có tác dụng giải thích các hành vi trong lời được thực hiện bởi biểu thức
ngôn hành nguyên cấp. Đại bộ phận các động từ ngôn hành thuộc nhóm này.
Ví dụ: phát ngôn: “Tôi sẽ đến”, có thể tường minh hóa thành: “Tôi hứa tôi sẽ
đến”, cũng có thể tường minh hóa thành “Tôi báo (cho các anh) tôi sẽ đến”. Hai động
từ hứa, báo đã tường minh hóa hành vi hứa hẹn hoặc hành vi thông báo được thực
hiện bằng cùng một biểu thức nguyên cấp. Chúng là các động từ ngôn hành siêu ngôn
ngữ.
(2) Động từ ngôn hành nghi thức:
Đây là những động từ ngôn hành được dùng trong những biểu thức ngôn
hành tường minh do các hành động xã hội đòi hỏi phải có những thiết chế, những nghi
thức nhất định mới thực hiện được. Đó là những động từ ngôn hành như: tuyên án,
tuyên dương, xóa án, miễn nhiệm…
(3) Động từ ngôn hành cộng tác:

Đây là những động từ ngôn hành ứng với những hành động trong lời
phải có ít nhất hai người mới thực hiện được. Đó là các động từ như thách, cuộc…

12


(4) Động từ ngôn hành tập thể:
Đây là những động từ ngôn hành ứng với những hành động trong lời có
thể do nhiều người cùng thực hiện đồng thời, có nghĩa là tham thể chủ ngữ của nó có
thể là số nhiều. Nên phân biệt các động từ ngôn hành cộng tác, là những động từ ngôn
hành ứng với hành động trong lời do hai người đứng ở hai phía đối lập với nhau mà
thực hiện với động từ ngôn hành tập thể, là những động từ ngôn hành ứng với những
hành động trong lời do nhiều người cùng ở một phía tạo ra. Jenny Thomas cho rằng
các động từ ngôn hành siêu ngôn ngữ, động từ ngôn hành nghi thức và động từ ngôn
hành cộng tác có thể được dùng như là những động từ ngôn hành tập thể.
Thí dụ động từ ngôn hành tuyên án. Khi chủ tịch hội đồng xét xử nói:
Tòa tuyên án thị X 5 năm tù giam thì tòa là tập thể các thẩm phán mà chủ tịch hội đồng
xét xử đại diện nói ra.[2; 107,108]

3.2. Động từ miêu thuật (constative verbs):
Động từ miêu thuật là động từ biểu đạt hành động, quá trình, tính chất…diễn ra
ở thế giới bên ngoài câu, được thực hiện không phải bằng lời nói.
Chẳng hạn khi nói: Tôi nghĩ trời sắp mưa
Tôi cho rằng bạn nói đúng
thì các động từ như: nghĩ, cho rằng là các động từ miêu thuật.

4. Phát ngôn ngôn hành (câu ngôn hành) và phát ngôn miêu thuật (câu
miêu thuật):
4.1. Câu ngôn hành:
Câu ngôn hành là câu có động từ ngôn hành làm chính tố của ngữ vị từ được

nói ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại.
Chẳng hạn như các phát ngôn được trích từ tác phẩm của Ngô Tất Tố:
(1) Chào các cụ, chào các ông. (Tắt đèn)
(2) Mời u ăn khoai đi ạ! (Tắt đèn)
(3) Tôi dám cam đoan như vậy. (Lều chõng)
Câu (1), (2), (3) là câu ngôn hành vì khi các câu nói này được phát ra là người nói đã
thực hiện hành động: chào, mời, cam đoan đến với người nghe.
Như vậy, câu ngôn hành là câu phải chứa động từ ngôn hành và được thực hiện
bằng lời ngay khi phát ngôn.

13


4.2. Câu miêu thuật:
Câu miêu thuật là câu biểu thị sự tình – hành động, quá trình hay trạng thái diễn
ra ở thế giới bên ngoài.
Chẳng hạn như các câu được trích trong các tác phẩm văn học sau:
(1) Tài thật! Tài thật! Tài thế là cùng! (Nam Cao)
(2) Hai người lặng lẽ rẽ xuống một con đường. (Kim Lân)
(3) Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc lão rũ rượi, quần áo lão xộc
xệch, hai mắt lão long sòng sọc. (Nam Cao)
Đây là những câu biểu thị trạng thái, hành động kể, hành động miêu tả đang
diễn ra ở thế giới bên ngoài không được thực hiện bằng lời.

4.3. Phân biệt câu ngôn hành và câu miêu thuật:
Câu ngôn hành khác với câu miêu thuật chính danh ở chỗ nó không biểu thị sự
tình – hành động, quá trình hay trạng thái diễn ra ở thế giới bên ngoài mà bản thân nó
là một hành động.
Chẳng hạn khi ta nói: Tôi chúc anh thành công
Cảm ơn món quà sinh nhật của bạn.

thì người nói đã thực hiện hành động chúc, cảm ơn bằng chính câu nói đó.
Hai câu nói trên có chứa động từ ngôn hành chúc, cảm ơn được nói ở ngôi thứ
nhất và thời hiện tại sẽ làm cơ sở để phân biệt câu ngôn hành với câu miêu thuật.
Khi động từ ngôn hành chúc, cảm ơn được nói trong hai phát ngôn sau:
Nó chúc tôi thành công.
Bạn cám ơn tôi vì món quà sinh nhật đó.
thì chúng không phải là câu ngôn hành mà là câu miêu thuật bởi nó được biểu thị bằng
hành động kể.
Như vậy, đối với câu ngôn hành, không thể đánh giá đúng / sai như câu miêu
thuật chính danh mà chỉ có thể đánh giá là ổn / bất ổn, khi xem xét tư cách của người
nói trong mối quan hệ hành động trong lời.

5. Điều kiện sử dụng hành động trong lời:
5.1. Điều kiện sử dụng hành động trong lời theo J. L Austin:
Theo J.L Austin để đạt được hiệu lực, hành động trong lời phải đảm bảo một số
điều kiện thuận lợi sau:

14


Phải có một thủ tục mang tính chất quy ước chấp nhận được, tạo ra một hiệu
quả quy ước; thủ tục này bao gồm việc phát ngôn những từ nào đó bởi những người
nào đó trong những hoàn cảnh nào đó.
Hoàn cảnh và con người cụ thể trong từng trường hợp phải phù hợp với yêu
cầu được quy định trong thủ tục.
Thủ tục quy định người tham gia phải có xúc cảm, suy nghĩ và ý định nào đó
thì người tham gia phải thật sự có xúc cảm, suy nghĩ và ý định ấy.

5.2. Điều kiện sử dụng hành động trong lời theo Searle:
Theo Searle cho rằng hành động trong lời cũng như các hành động vật lý hay các

hành động xã hội khác. Hành động trong lời không thể tiến hành một cách tùy tiện mà
phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Để hành động trong lời được tiến
hành bình thường, hiệu quả thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện có liên quan tới nội dung của
hành động ngôn từ. Đây là điều kiện cần để thực hiện một hành động ngôn từ. Không
thể thực hiện được một hành động ngôn từ nếu không có một nội dung nào rõ ràng, cụ
thể.
Ví dụ: Đối với hành động hứa (Tôi hứa sẽ chở bạn vào chiều nay) thì nội dung của
phát ngôn phải nói về một hành động nào đó trong tương lai của người nói, đối với
hành động thỉnh cầu (Cháu xin ông nhận cháu vào làm việc ở đây) thì nội dung của
phát ngôn phải nói về một hành động, sự kiện nào đó trong tương lai của người nghe.
(2) Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người nói về năng lực, ý
định, lợi ích của người nói và người nghe, về các quan hệ giữa người nói và người
nghe. Đây là điều kiện cần thiết để hành động ngôn từ được thực hiện. Cụ thể như ra
lệnh, người nói phải xác định được rằng mình ở vị thế cao hơn và có quyền buộc
người nghe phải thực hiện nội dung mệnh lệnh; khi hứa hẹn, người hứa hẹn phải xác
định được người nghe có muốn thực hiện lời hứa ấy không; khi cảnh báo, người nói
phải nghĩ rằng người nghe có thể chưa biết được sự việc có khả năng xảy ra và nếu sự
việc xảy ra thì sẽ đem lại kết quả không có lợi cho họ; khi xác tín, người nói phải có
những bằng chứng thật sự…
(3) Điều kiện chân thành có liên quan đến các trạng thái tâm lý của người nói
khi thực hiện các hành động ngôn ngữ. Điều kiện chân thành quy định người nói phải
chân thành trong nội dung phát ngôn. Cụ thể, khi xác tín, người nói phải có niềm tin
15


vào điều mình xác tín; khi thực hiện mệnh lệnh, hay cầu khiến, người nói phải có lòng
mong muốn nội dung mệnh đề được thực hiện; khi hứa hẹn, người nói phải có ý định
thực hiện nội dung lời hứa.
(4) Điều kiện căn bản có liên quan tới mục đích thực hiện hành động trong lời

của người nói. Điều kiện căn bản có tác dụng quy định trách nhiệm và sự ràng buộc
của người nói đối với người nghe hay chính mình khi thực hiện hành động ngôn từ.
Chẳng hạn: khi hứa hẹn, người nói gắn mình vào việc thực hiện lời hứa; còn khi ra
lệnh, trách nhiệm và sự ràng buộc lại gắn vào phía người nghe.[8; 40]
5.3. Phân loại hành động trong lời:
Theo Searle, để phân loại các hành động trong lời, cần thiết phải xác lập cho
được một hệ thống các tiêu chí phân loại thích hợp. Ông đã kiệt kê 12 điểm khác biệt
giữa các hành động ngôn từ và có thể dùng chúng như các tiêu chí phân loại, trong đó
có 3 tiêu chí quan trọng nhất ngoài tiêu chí nội dung mệnh đề. Đó là:
(1) Đích trong lời:
Đây là nhân tố quyết định hiệu lực của hành động trong lời. Mỗi phát
ngôn đều phải hướng đến một hay một số mục đích nhất định. Searle viết: “ Chúng ta
nói cho người khác biết sự vật là như thế nào, chúng ta cố gắng đẩy họ đến việc làm
cái gì đó, chúng ta biểu hiện tình cảm và thái độ của chúng ta, chúng ta tạo ra sự thay
đổi bằng lời nói của chúng ta. Thông thường thì trong cùng một phát ngôn chúng ta
thực hiện đồng thời nhiều hơn một hành vi trong số những hành vi nói trên” [4, 125].
Một “thỉnh cầu” hướng đến việc người nghe thực hiện một hành động nào đó, một
miêu tả hướng đến cung cấp cho người nghe diễn biến hay tình trạng của một sự vật,
hiện tượng nào đó như nó vốn có trong thực tế, một “ hứa hẹn” nhằm ràng buộc người
nói vào việc thực hiện một hành động nào đó…
Có điều cần lưu ý là trong giao tiếp, hai hành động trong lời cùng đích có
khi khác nhau ở tính chất.: “ nhờ” và “ sai” cùng đích nhưng khác nhau ở tính chất. Ở
“ nhờ”, người nói trông vào thiện ý của người nghe, còn ở “ sai” thì có tính chất cưỡng
bức.
(2) Hướng trùng khớp lời và hiện thực:
Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định quan hệ giữa lời nói và hiện thực.
Phát ngôn trần thuật có hướng trùng khớp lời – hiện thực vì giá trị đúng sai mà nó nêu
ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp hay không với sự vật được nói tới.
16



“Thỉnh cầu” có hướng trùng khớp hiện thực – lời bởi vì thế giới hiện thực phải thay
đổi để thực hiện điều mà người nói thỉnh cầu.
(3) Trạng thái tâm lý được thể hiện:
Mỗi hành động trong lời đòi hỏi một trạng thái tâm lý phù hợp. Chẳng
hạn khi trần thuật, người nói phải tin tưởng vào điều mình nói; khi hứa hẹn, người nói
thể hiện ý định mình sẽ thực hiện một hành động nào đó; khi thỉnh cầu, người nói thể
hiện mong muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
Trên cơ sở các tiêu chí trên, Searle phân hành động trong lời thành 5 loại:
(1) Tái hiện:
Đích trong lời là miêu tả một hành động đang được nói đến. Hướng trùng
khớp là lời – hiện thực. Trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung
mệnh đề là một mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai logic. Nhóm tái hiện
bao gồm các hành động như: miêu tả, khẳng định, quả quyết, phỏng đoán, thông báo,
tường thuật, giải thích, tranh cãi, than thở, khoe…
(2) Điều khiển:
Đích trong lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành
động tương lai. Hướng trùng khớp hiện thực – lời. Trạng thái tâm lý là sự mong muốn
của người nói và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe. Bao gồm
các hành động như: ra lệnh, yêu cầu, cho phép, mời mọc, khuyên, cấm đoán…
(3) Cam kết:
Đích trong lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà
người nói bị ràng buộc. Hướng trùng khớp hiện thực – lời. Trạng thái tâm lý là ý định
của người nói và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nói. Bao gồm
các hành động như: hứa hẹn, tặng, biếu, cam đoan.
(4) Ứng xử:
Đích trong lời là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành động trong
lời ( vui thích, khó chịu, mong muốn, bực tức…). Trạng thái tâm lý thay đổi tùy theo
từng hành động và nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của
người nói hay của người nghe. Bao gồm các hành động như: xin, cảm ơn, chúc mừng,

xin lỗi, chào hỏi, phàn nàn, bác bỏ…

17


(5) Tuyên bố:
Đích trong lời là nhằm làm thay đổi sự việc qua các phát ngôn. Hướng
trùng khớp vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời và nội dung mệnh đề là một
mệnh đề. Bao gồm các hành động như: bổ nhiệm, chỉ định, tuyên bố, kết tội, từ chức…

18


Chương hai
KHẢO SÁT CÂU NGÔN HÀNH TRONG TÁC PHẨM
TẮT ĐÈN VÀ LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả
1.1. Cuộc đời:
Ngô Tất Tố sinh năm 1893, người làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay
là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Về năm sinh của ông có tài liệu ghi năm 1892 hoặc 1894. Ở đây, dùng
theo tài liệu của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngô Tất Tố là một trong những đại biểu tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán
trước Cách Mạng tháng 8. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo và lớn
lên đúng vào lúc Nho học suy tàn, ông sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt bước vào nghề
dạy học, làm báo, viết văn. Ông từng cộng tác với các báo An Nam tạp chí, Phổ
Thông, Thời Vụ, Hà Nội Tân Văn, Hải Phòng tuần báo…với nhiều bút danh như:
Khẩu Thiết Nhi, Phó Chi, Thôn Dân, Lộc Hà, Lộc Đình, Thục Điểu, Hy Cừ…
Ngô Tất Tố còn mở hiệu thuốc Bắc: Thọ dân y quán, dịch sách y học cho Nhà
xuất bản Nhật Nam thư quán.

Trước Cách Mạng tháng 8 ông tham gia tích cực trong Hội Văn Hóa Cứu Quốc.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông rời bỏ quê nhà lên Việt Bắc tham gia kháng
chiến, tích cực sáng tác phục vụ kháng chiến của dân tộc.
Ông mất ngày 20/4/1954 tại Yên Thế, Bắc Giang, hai tháng trước khi hòa bình lập
lại. Mộ của ông được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ xã Mai Lâm.

1.2. Sự nghiệp sáng tác:
Sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố rất phong phú và đa dạng. Ông nổi tiếng
trên nhiều lĩnh vực: viết văn, viết báo, khảo cứu, dịch thuật.
Về phương diện học thuật, ông là tác giả của nhiều công trình khảo cứu có giá trị
về Triết học, văn học cổ, lịch sử…Trong đó đáng chú ý là cuốn ký sự lịch sử: Vua
Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (1935) và cuốn Phê bình “Nho Giáo” của Trần
Trọng Kim (1940).

19


Ngoài ra, ông cùng với Nguyễn Đức Tịnh viết cuốn Lão Tử (1942), đây là một
công trình nghiên cứu công phu, có tinh thần phê phán khoa học. Trong tập Mặc Tử
(1942), ông đề cao học thuyết Mặc Địch mang yếu tố duy vật. Ngô Tất Tố đã tuyển
dịch cuốn văn học đời Lý, Trần với tư cách giới thiệu và có phần bình luận. Ông còn là
dịch giả của hai quyển Đường thi và Hoàng Lê nhất thống chí mà cho đến nay vẫn rất
có giá trị văn học.
Về báo chí Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc trên các báo khắp Trung – Nam – Bắc,
“ là một tay ngôn luận xuất sắc nhất trong đám nhà nho” (Vũ Trọng Phụng). Trong
các bài báo của mình ông cực lực lên án mọi hành động áp bức, bóc lột của thực dân,
phong kiến, địa chủ. Ngay cả những thực dân khét tiếng như thống sứ, thống đốc và cả
bọn Việt gian tay sai cỡ bự cũng bị ông đã kích sâu cay. Ông có thái độ rất nghiêm
chỉnh trong sự nghiệp viết báo của mình. Ông viết nhiều bài phóng sự, điều tra phản
ánh cuộc đời của những người cùng khổ vì miếng cơm, manh áo, tố cáo bọn hương lý,

cường hào, bọn tham quan ô lại…Ngô Tất Tố đã vạch trần thực chất bịp bợm của
những tổ chức chính trị, văn hóa do thực dân và tay sai lập ra như Viện dân biểu, Hội
khai trí tiến đức…
Về sáng tác văn học trước Cách Mạng Ngô Tất Tố có những tác phẩm nổi tiếng
được nhiều người biết đến như: Tắt Đèn, Lều Chõng, Thời Vụ, Việc Làng…Trong các
tác phẩm đó ông lên án chế độ thi cử, những hủ tục quái dị ở nông thôn Việt Nam, tệ
bóc lột cho vai nặng lãi của bọn phong kiến địa chủ, mà tiêu biểu là tác phẩm Tắt Đèn
“ một thành công xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam” (
Nguyễn Hoành Khung).
Ông làm cả ca dao, hò vè, viết báo làm thơ, sáng tác chèo, viết truyện
ngắn…Trong đó ông thể hiện rõ nhân sinh quan cách mạng của mình.
Ngô Tất Tố được 2 giải thưởng Văn Nghệ 1949 – 1952 của Hội Văn Nghệ Việt
Nam. Trời hửng sáng và Trước lửa cuộc đời được giải 3 về dịch và giải khuyến khích
vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác. Ông còn được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật đợt 1 – 1996.
Ngô Tất Tố là cây bút chiến đấu đầy nhiệt tình, và ở thể loại nào ngòi bút của ông
cũng rất sắc sảo. Ông là một nhà trí thức uyên thâm, hiểu biết rộng không chỉ trên văn
đàn mà cả trong cuộc sống thường nhật của người nông dân đói khổ dưới chế độ thực
dân phong kiến.
20


×