Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn ngôn ngữ trong tiểu thuyết paris 11 tháng 8 của thuận luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.58 KB, 95 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lấ TH OANH

NGÔN NGữ TRong tiểu thuyết

Paris 11 tháng 8 Của thuận

CHUYấN NGNH: NGễN NG HC
M S: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Đặng Lu


2

VINH - 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................6
3. Nhiệm cụ nghiên cứu......................................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................9


Chương 1
THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT, NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT
VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI..................................................10
1.1. Thể loại tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết..........................................10
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết ...........................................................12
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại............................................................18
1.2.1. Khái niệm hậu hiện đại và vấn đề hiện đại trong văn học Việt Nam
.............................................................................................................................18
1.2.2. Thể loại tiểu thuyết trong bức tranh văn học Việt Nam đương đại..29
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết hậu hiện đại.....................................32
1.3. Thuận và tiểu thuyêt Paris 11 tháng 8 ......................................................36
́
1.3.1. Vài nét về nhà văn Thuận.....................................................................36
1.3.2. Vài nét về Paris 11 tháng 8.....................................................................37
Tiểu kết chương 1.............................................................................................38
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC LỚP NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
TRONG PARIS 11 THÁNG 8.............................................................................39
2.1. Sự chi phối của cảm thức hậu hiện đại trong việc xử lý ngôn ngữ ở
Paris 11 tháng 8..................................................................................................39
2.1.1. Cảm thức hậu hiện đại trong sáng tác của Thuận...............................39
2.1.2. Một nhãn quan ngôn ngữ mang màu sắc hậu hiện đại........................44
2.2. Cách xử lý lớp ngôn ngữ trong Paris 11 tháng 8.......................................47
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ngôi thứ ba tồn năng..............................47
2.2.2. Ngơn ngữ nhân vật .................................................................................53
2.2.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc xóa nhịa ranh giới ngơn ngữ người kể
chuyện và ngôn ngữ nhân vật...........................................................................60
Tiểu kết chương 2.............................................................................................61
Chương 3

CÁC CẤP ĐỘ NGÔN TỪ TRONG PARIS 11 THÁNG 8....................................62


4
3.1. Từ ngữ trong Paris 11 tháng 8....................................................................62
3.1.1. Vấn đề từ ngữ trong tiểu thuyết...........................................................62
3.1.2. Nhận xét về vốn từ trong Paris 11 tháng 8.............................................64
3.1.3. Các lớp từ ngữ tiêu biểu trong Paris 11 tháng 8....................................65
3.2. Câu văn trong lời trần thuật ở Paris 11 tháng 8........................................72
3.2.1. Sự đa dạng, linh hoạt trong cấu trúc câu văn........................................72
3.2.2. Sự phong phú về tu từ cú pháp................................................................76
3.2.3. Tính cá thể và mầu sắc hậu hiện đại thể hiện qua cú pháp .............81
3.3. Tính liên văn bản trong Paris 11 tháng 8..................................................84
3.3.1. Khái niệm liên văn bản và tính liên văn bản trong văn chương hậu
hiện đại..............................................................................................................84
3.3.2. Liên văn bản trong Paris 11 tháng 8 ......................................................86
Tiểu kết chương 3.............................................................................................89
KẾT LUẬN..........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................92


5

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tơi xin được mở đầu luận văn của mình bằng lời giới thiệu đầy
ấn tượng về Thuận của Đoàn Minh Tâm trong bài Một vài đặc trưng tiểu
thuyết của Thuận: “Những ai đã trót khốc lên mình tấm áo nhà văn thuở mới
vào nghề đa phần đều bắt đầu từ một truyện ngắn (hoặc thơ) rồi mới tiến lên
thể loại xưa nay vẫn được coi là “công nghiệp nặng của văn học”: tiểu thuyết.

Thuận lại hơi khác một chút. Nhanh chóng bỏ qua giai đoạn “trứng nước” ấy,
Thuận đàng hoàng bước vào làng văn với không chỉ một mà là bốn tác phẩm:
Made in Viet Nam, Phố Tàu, Paris 11 tháng 8 và T mất tích trong một khoảng
thời gian ngắn như một minh chứng, như một lời khẳng định mình là nhà văn
đã “trưởng thành”. []. Thuận xuất hiện trên văn đàn
khi một số tên tuổi đã được khẳng định vị trí của mình như Phạm Thị Hồi,
Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà… Nhưng với những
cuốn tiểu thuyết liên tục ra mắt người đọc, Thuận đã để lại trong trong lịng
độc giả u văn những ấn tượng khó phai mờ bởi sức viết mãnh liệt và quan
niệm rất riêng về xã hội, cuộc sống và nghệ thuật. Tác giả chính thức ghi danh
mình vào đội ngũ những nhà văn đương đại tạo nên diện mạo mới cho nền
văn học nước nhà - văn học hậu hiện đại.
Paris 11 tháng 8 ra đời sau Chinatown và từng được tặng thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng cảm quan hậu hiện đại.
Thuận đã đem đến một cái nhìn hồn tồn mới mẻ về những thân phận tha
hương giữa thủ đô Paris hoa lệ, về mâu thuẫn trầm kha tích tụ trong lịng xã
hội hậu tư sản viên mãn Pháp, đánh thức con người những giá trị nhân văn
của cuộc sống.
Ngôn ngữ trong Paris 11 tháng 8 là một phương diện rất lí thú thơi thúc
người đọc khám phá và là một trong những yếu tố tạo nên văn phong của


6
Thuận. Nó thể hiện tình u, khả năng sáng tạo, khát vọng làm đẹp tiếng mẹ
đẻ của một người con xa Tổ quốc. Đến nay, có nhiều bài phê bình, cơng trình
nghiên cứu viết về những sáng tác của Thuận nói chung và Paris 11 tháng 8
nói riêng. Tuy nhiên phần lớn chỉ thể hiện một cách cảm nhận, một thái độ,
chưa có bài viết nào phân tích thật kỹ càng vấn đề ngôn ngữ của tác phẩm.
Quả thật cho đến nay, đã có một số bài viết và cơng trình nghiên cứu viết về
Paris 11 tháng 8 nhưng chưa có bài viết hay cơng trình nghiên cứu nào khảo

sát một cách chi tiết tỉ mỉ để đánh giá tác phẩm một cách hỏa đáng. Nó trở
thành một vấn đề “mở” đang rất cần có sự đánh giá một cách đầy đủ và tồn
diện, để thấy được những đóng góp cũng như những hạn chế của Thuận trong
sự phát triển của ngơn ngữ tiểu thuyết đương đại nói riêng và sự phát triển của
tiếng Việt nói chung.
Xuất phát từ lí do đó, chúng tơi chọn vấn đề Ngơn ngữ trong tiểu
thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ chuyên nghành ngơn ngữ học. Hi vọng, qua cơng trình này
vấn đề sẽ được khảo sát một cách kỹ lưỡng và đem đến một cái nhìn thấu
đáo hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Thuận và những tiểu thuyết của chị đang thôi thúc rất nhiều người tìm
hiểu, khám phá. Đã có những ý kiến đánh giá khác nhau từ nhiều góc nhìn và
cách cảm nhận. Chúng tôi xin được nêu một số ý kiến quan điểm.
Trong bài Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại,
Phan Thái Vàng Anh cho rằng: "Trong các nhà văn đương đại, Thuận là tác
giả mà mỗi tác phẩm đều thể hiện rõ cảm quan hậu hiện đại. Hầu hết các tiểu
thuyết của Thuận đều đề cập đến nỗi cô đơn, đến các mối quan hệ rời rạc của
con người trong xã hội phương Tây đương đại. Cảm thức về cái phi lí, sự đổ
vỡ, bất tín nhận thức đã chi phối giọng điệu tiểu thuyết của Thuận. Có thể xếp


7
những cuốn tiểu thuyết của Thuận vào xu hướng văn xuôi vô cảm (một xu
hướng văn xuôi xuất hiện ở Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ XX), miêu tả
một thực tại tàn nhẫn, trống rỗng, khơng chút tình người trong xã hội hậu hiện
đại phương Tây. Tiểu thuyết của Thuận thường là dạng tiểu thuyết ngắn, ít
đối thoại, lời thoại nằm trong lời người kể chuyện. Câu văn ngắn, câu sau gối
lên câu trước, cấu trúc câu lặp lại. Ngôn ngữ trần thuật thiên về khả năng
dung chứa thông tin, khả năng phản ánh hơn là khả năng biểu cảm" [1].

Trong bài: Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, TS.
Nguyễn Thị Bình cho rằng: "Trong các nhà văn Việt Nam, ý thức biến nhịp
điệu thành nội dung tiểu thuyết ở Thuận là nhất, dù Thuận xuất hiện muộn
hơn Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Châu Diên... Thuận khơng che dấu việc mình
chịu ảnh hưởng của Duras (cả việc nhại Duras xét đến cùng là một kiểu ảnh
hưởng) và chính nhờ đó mà chị đã giúp xác nhận chắc chắn một kinh nghiêm
mới về thể loại: với tiểu thuyết cuộc sống hồn tồn có thể cảm nhận trong
tính nhịp điệu” [8].
Đồn Minh Tâm trong bài: Một vài đặc trưng thuyết của Thuận nhận
định: "Ở cả bốn tiểu thuyết của Thuận, khơng một cuốn nào có kết thúc vui
vẻ, tất cả đều trong trạng thái lơ lửng đầy nước mắt, muộn phiền. Lẽ tất yếu
bút pháp như vậy ln có chiều hướng đi tới cái bi. Nhưng cái bi trong tác
phẩm của Thuận không khiến con người ta cảm thấy đau buồn, bi quan và
chán nản mà ngược lại đưa con người ta tới sự hoai nghi triết học. Sự hồi
nghi bắt nguồn từ trí thơng minh và nỗi cô đơn của côn người. Thuận buộc
chúng ta phải suy nghĩ vì sao con người lại thế. Ở thời điểm hiện tại khi mà cả
khoa học, tôn giáo,tâm linh chưa một nghành nào đủ sức có thể trả lời ngững
câu hỏi do chính con người đặt ra thì một thái độ hoài nghi triết học như
Thuận đặt ra trong tác phẩm của mình là một thái độ thỏa đáng” [43].
Đỗ Phước Tiến trong bài: Đọc Paris 11 tháng 8: những người khơng
được nhớ đến viết: "Câu chuyện nhiều tình tiết và ít cốt truyện, lơi cuốn người


8
đọc chủ yếu do cách hành văn. Đó là cách viết của người lịch lãm mạnh mẽ,
điêu luyện với một số lượng từ ngữ rất hạn chế” [51].
Đoàn Cầm Thi trong bài giới thiệu về Paris 11 tháng 8 viết: "Hai mươi
hai chương miên man thực giả lẫn lộn, ngồn ngộn Paris và Hà Nội, lôi cuốn
chúng ta bằng một vận tốc chóng mặt, một cấu trúc hiện đại, một giọng điệu
tinh tế dun dáng, chua xót, hài hước”.

Trong cơng trình nghiên cứu khoa học Cảm quan hậu hiện đại trong
tiểu thuyết của Thuận, Đoàn Cầm Thi viết: "Đặc điểm câu văn trong tiểu
thuyết của Thuận thường hàm súc; không rườm rà, khơng dài dịng, lê thê,
Thuận ngắt câu khơng phụ thuộc vào nghĩa mà phụ thuộc vào nhịp điệu; phá
bỏ những quy cách ngữ pháp để tạo điểm nhấn nhịp điệu” [48].
Tất cả những nhận xét của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình là những
đóng góp cần thiết cho việc tìm hiểu sâu sắc hơn về tác giả tác phẩm. Những
ý kiến đánh giá trên là cơ sở khoa học để chúng tơi triển khai cơng trình
nghiên cứu của mình.
Với luận văn này, chúng tơi mong đóng góp thêm một cái nhìn mới của
mình vào việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm, để thấy được
những nỗ lực khơng ngừng của nhà văn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.
3. Nhiệm cụ nghiên cứu
- Khảo sát các bình diện trong lời văn nghệ thuật ở tiểu thuyết Paris 11
tháng 8, thấy được sự chi phối của cảm thức hậu hiện đối với việc sử dụng
ngôn ngữ ở tác phẩm này.
- Nhận diện những nét riêng trong cách xử lí ngơn ngữ của Thuận ở
tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 thể hiện qua các cấp độ ngôn từ của tác phẩm (từ
ngữ, câu văn,…).
- Thấy được những ưu điểm và những giới hạn của việc sử dụng ngơn
ngữ trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8, qua đó có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn
đề ngơn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.


9
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những
đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8, Nxb Đà Nẵng, 2005.
Để có cơ sở đối sánh, luận văn cũng sẽ tiến hành khảo sát thêm một số tác
phẩm trong văn học đương đại.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học;
- Phương pháp đối chiếu, so sánh;
- Phương pháp phan tích, tổng hợp;
- Phương pháp loại hình.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Thể loại tiểu thuyết, ngôn ngữ tiểu thuyết và tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.
Chương 2. Đặc điểm các lớp ngôn từ nghệ thuật trong Paris 11 tháng 8
Chương 3. Các cấp độ ngôn từ nghệ thuật trong Paris 11 tháng 8
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


10
Chương 1
THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT, NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT
VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Thể loại tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết - một thể loại văn học được nhiều nhà nghiên cứu đánh
giá là một sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài
người, là thành quả rực rỡ, có giá trị như một bước, nhảy vọt thực sự vĩ đại
của ngàn năm văn chương thế giới. Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn
đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn trong
hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiêù cuộc đời,
những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh
hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Khơng phải ngẩu nhiên mà
thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong thể loại văn học cận đại và

hiện đại.
Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã cũng
như văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân lúc ấy khơng cịn cảm thấy lợi ích và
nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội, nhiều vấn đề của đời
sống cá nhân được đặt ra gay gắt. Con người ý thức được tình trạng trơ trọi
khơng nơi bấu víu khi số phận của họ bị đe dọa bởi cướp bóc chiến tranh
giành giật lãnh thổ, bị bóc lột tàn nhẫn. Con người một mình đối diện với mọi
biến hố bất ngờ của mơi trường. Và muốn tồn tại họ phải đem phẩm chất, tài
trí, kinh nghiệm cá nhân mà chống chọi bảo vệ cuộc sống, hạnh phúc của
chính bản thân mình. Tư duy tiểu thuyết cũng xuất hiện với sự tái hiện đời
sống trên quan điểm của con người riêng lẻ, nhìn nhận sự vật tương đối, con
người cũng tương đối, với vô vàn giá trị khoảnh khắc, do đó tư duy tiểu
thuyết đưa đến sự giác ngộ về cá nhân thức tỉnh ý bình đẳng và dân chủ, tư


11
duy tiểu thuyết không khẳng định khoảng cách tuyệt đối cơ giới giữa chủ thể
và sự vật, từ đó thừa nhận giá trị được nhìn nhận là giá trị tương đối có góp
phần của màu sắc cá nhân của sự cảm thụ cá nhân. Thời kỳ Phục hưng (thế kỷ
XIV-XVI), khi xảy ra q trình giải phóng con người khỏi thần quyền của nhà
thờ, khi con người bắt đầu ý thức như một thực thể xã hội, mang tính trần tục
cụ thể trong các quan hệ xã hội và điều kiện xã hội. Điều kiện đó làm cho các
mầm mống đặc trưng của tư duy tiểu thuyết được phát triển thêm. Lý tưởng
nhân văn được khẳng định, sự miêu tả rộng lớn tất cả các quan hệ nhân văn và
xã hội gắn liền với ý thức phê phán hoàn cảnh làm cho tiểu thuyết thời kỳ này
có một bộ mặt mới chi tiết sinh hoạt, chi tiết lịch sử, phong tục tăng lên, kết
cấu mở rộng. Yếu tố phiêu lưu mang một chức năng mới mở rộng diện quan
sát, nghiên cứu với phê phán hiện thực. Đến thế kỷ XIX, thể loại tiểu thuyết
đạt đến sự nảy nở trọn vẹn: sự miêu tả đời sống riêng tư với những lợi ích,
dục vọng cá nhân đều gắn với tính khái quát có tầm vóc xã hội lịch sử rộng

lớn, xây dựng những tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình. Về nội
dung thể loại, tiểu thuyết thế kỷ XIX kết hợp nội dung đời tư với nội dung thế
sự, một số tác phẩm, kết hợp với nội dung lịch sử dân tộc. Quy mơ tiểu thuyết
đạt đến tầm vóc lớn lao, đồ sộ.
Ở phương Đơng, hành trình của tiểu thuyết có những bước phát triển
riêng của nó. Ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất hiện sớm vào đời Nguỵ đến thế
kỷ III-IV dưới dạng “chi quái”, “chi nhân” chuyện ghi chép những việc quái
dị hoặc những việc thuộc sinh hoạt cá nhân của danh sĩ, ở ngồi gíơi hạn kinh
sử. Đến thời Đường, giai cấp phân hoá, đối lập sâu sắc, lại thêm thành thị phát
triển, tạo điều kiện cho loại văn học ngoài kinh sử phát triển. Cũng như ở
phương Tây, tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường thể hiện những nhu cầu của đời
sống cá nhân, phê phán các thói tục xấu xa hoặc bất bình đẳng xã hội, khẳng
định các phẩm chất tính cách của cá nhân tốt đẹp. Tiểu thuyết “thoại bản” đời


12
Tống thế kỷ XI - XIII tiếp tục thể hiện vấn đề số phận và phẩm chất cá nhân
trong đời sống. Những truyện “giảng sử “, “giảng kinh” đời Tống, Nguyên tức chuyện kể hàng đêm theo sự tích lịch sử hoặc kinh truyện - đến đời Minh
được xâu chuỗi liên kết thành các tiểu thuyết chương hồi. Sang đời Thanh, xã
hội trở nên thối nát, xuất hiện các tiểu thuyết xuất sắc kể về đời tư và đạo đức
thế sự.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết phát triển muộn. Từ thế kỷ XII mới xuất hiện
những trang văn xuôi dưới dạng các thần phả hoặc ghi chép các truyền thuyết
dân gian. Sang thế kỷ XV - XVIII, xuất hiện những chuyện viết về đời tư của
những người bình thường, nhất là phụ nữ. Đến đầu thế kỷ XIX thì mới có tác
phẩm với quy mơ tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí gồm 17 chương hồi,
hơn 300 nhân vật, bao quát một khoảng thời gian dài, nhiều chi tiết về cuộc
sống nhiều mặt. Về nội dung thể loại, tuy có yếu tố đời tư và thế sự nhưng
tính chất sử thi là chủ yếu, vì gắn với sự hưng vong của triều đại. đất nước.
Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, nó vẫn thuộc phạm trù tiểu thuyết cổ điển

phương Đông. Phải sang giai đoạn văn học đàu thế kỷ XX đến 1945, nhất là
với dòng tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 - 1945, ta mới có những tư
tưởng hiện đại.
Bước sang thế kỷ XX, những biến động lớn về xã hội, chính trị, khoa
học kỹ thuật đã đổi mới tư duy tiểu thuyết. Tiểu thuyết, một mặt, đi sâu vào
những biểu hiện sâu kín, bí ẩn nhất của đời tư con người, mặt khác, nâng cao
sức khái quái về hình thức tồn tại của con người và thế giới. Tiểu thuyết xã
hội chủ nghĩa miêu tả số phận cá nhân gắn liền với số phận nhân dân, dân tộc,
giai cấp nên đã có một tính sử thi mới.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết
Văn học là nghệ thuật ngôn từ nên ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn
học và nhà văn là nghệ sĩ của ngơn từ. Chính vì vậy việc tích luỹ, trau dồi vốn
từ là vơ cùng quan trọng đối với mỗi người nghệ sĩ ngôn từ.


13
Ngôn ngữ tiểu thuyết bên cạnh việc mang những đặc điểm chung của
ngơn ngữ văn học nó cũng có những đặc điểm riêng biệt.
1.1.2.1. Các hình thức ngơn ngữ tiểu thuyết
Về các hình thức ngơn ngữ, trong một cuốn tiểu thuyết có 3 hình thức
chủ yếu.
Ngơn ngữ của người kể chuyện: ngơn ngữ cá thể hố của các loại nhân
vật khác nhau. Ngơn ngữ khơng hồn tồn trực tiếp, chuyển lời của tác giả
vào nhân vật một cách kín đáo. Trong loại ngơn ngữ khơng hồn tồn trực
tiếp, có một sự thống nhất, một sự tổng hợp rất khéo léo ngôn ngữ của ngôi
thứ nhất và ngôn ngữ của ngôi thứ ba trong sự trần thuật. Trong cuốn tiểu
thuyết, tất cả những ngơn ngữ khơng gắn trực tiếp với tính cách nhân vật đều
thuộc ngôn ngữ của người kể chuyện. Ngôn ngữ người kể chuyện tổ chức tất
cả những yếu tố từ vựng khác nhau trong tác phẩm lại thành một cơ cấu hồn
chỉnh thống nhất. Người kể chuyện khơng những chỉ tổ chức ngơn ngữ mà có

khi cịn đóng vai trò quan trọng kể cả về mặt kết cấu. Ngôn ngữ người kể
chuyện là phương tiện cơ bản giúp tác giả đánh giá các nhân vật, xác định
tính cách chung và miêu tả các sự kiện trong cuộc sống. Người kể chuyện
bằng một giọng nói đặc biệt gợi ý kín đáo cho độc giả nên có thái độ, tình
cảm hoặc căm ghét đối với nhân vật. Trong một số tiểu thuyết, ngôn ngữ
người kể chuyện mang màu sắc trung tính cịn lại bao nhiêu nhân vật là bấy
nhiêu ngơn ngữ cá thể hố. Cũng có trường hợp người kể chuyện đứng lên
trên nhân vật mà mỉa mai, châm biếm hoặc có những trường hợp, để đi sâu
vào nội tâm nhân vật, để cho nhân vật tự biểu hiện, nhà văn nhường lời cho
nhân vật tích cực, mà quan điểm gần gửi với quan điểm tác giả kể lại câu
chuyện. Ngôn ngữ nhân vật bị phụ thuộc vào hệ thống ngôn ngữ người kể
chuyện, được tổ chức bởi ngôn ngữ của người kể chuyện. Mặc dù đã được cá
thể hoá cao độ, ngôn ngữ nhân vật vẫn bị lệ thuộc vào giọng nói của người kể


14
chuyện, người kể chuyện tạo nên xung quanh mỗi nhân vật một khơng khí
ngơn ngữ nhất định, khơng khí đó quy định thái độ của ta đối với nhân vật.
Người kể chuyện tạo nên những tình huống và chúng ta bị đẩy về phía đối lập
hoặc đồng tình với nhân vật lúc nào không biết.
Ngôn ngữ của người kể chuyện có nhiệm vụ miêu tả một tính cách nhất
định, đó là tính cách của người kể chuyện với tư cách là một điển hình ngệ
thuật. Trong bất kỳ trường hợp nào, người kể chuyện cũng khơng được hồ
lẫn làm một với nhà văn, một cá nhân trong cuộc đời thực. Trong tiểu thuyết,
nhân vật hay người kể chuyện đều có ngơn ngữ riêng của mình. Ngơn ngữ
người kể chuyện có một cá tính độc đáo, cá tính này, bằng những biện pháp
của nghệ thuật ngơn ngữ, xây dựng nên hình tượng người kể chuyện.
Xây dựng ngơn ngữ nhân vật có một tầm quan trọng tương đương với
việc xây dựng ngôn ngữ người kể chuyện. Nhà viết tiểu thuyết phải phát hiện
ra phong cách ngôn ngữ riêng của từng nhân vật. Trong lời ăn tiếng nói con

người, có phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hố tư tưởng và
tâm lý của họ. Đằng sau mỗi câu nói là một hoàn cảnh xã hội và một tiểu sử
cá nhân. Ngôn ngữ nhân vật phải là một thứ ngôn ngữ phản ánh tính cách.
Tính cách điển hình trong văn học một phần được phản ánh qua ngôn ngữ đối
thoại và độc thoại, nhờ ngôn ngữ mà bộc lộ các thuộc tính và phẩm chất của
mình. Nhà văn khơng thể bê ngun xi các câu nói ngồi đời vào tiểu thuyết
mà phải xây đựng hình tượng ngơn ngữ của từng nhân vật. Mỗi nhân vật có
giọng nói riêng và có thói quen sử dụng từ ngữ của mình. Điều quan trọng
nhất là phải nắm được sự vật động của tiếng nói nhân vật. Chỉ có thơng qua
vận động của tiếng nói, nghĩa là khi ngơn ngữ được hoạt động theo hình tuyến
thì nhà văn mới nắm bắt được nhân vật. Tiếng nói là cơng cụ có hiệu lực để
nhà văn đi sâu vào tâm lý của con người qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Còn
trong các đoạn đối thoại, tiếng nói phải bắt nhau, đuổi nhau, chèn nhau, quyện


15
lẫn với nhau vô cùng chặt chẻ và sinh động. Đối thoại phải súc tích, tiết kiệm,
khơng nên dùng đối thoại đẩy trình bày các hồn cảnh bên ngồi. Thơng qua
các đoạn đối thoại, tâm trạng tính cách của từng nhân vật được biểu hiện rõ.
Trong việc xây dựng hình tượng ngôn ngữ cho các nhân vật, nhà văn
phải tiến hành song song hai q trình cá thể hố và khái qt hố. Nhà văn
khơng phải là người ghi tốc ký những câu nói của các ngun mẫu ngồi cuộc
đời. Dù cho những câu ngơn ngữ mẩu có hay ho đến mức nào đi nữa thì trong
đa số trường hợp nhà văn vẫn phải nhào nặn, chế biến lại, chọn lọc trong mớ
tài liệu đó có cái gì là tiêu biểu và điển hình. Ngơn ngữ điển hình hóa là ngơn
ngữ phản ánh tính cách gắn liền với tâm lý xã hội và hoàn cảnh sinh sống của
nhân vật.
1.1.2.2. Những đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết
Tiểu thuyết xuất hiện như một hệ thống ngôn ngữ khác về ngun tắc
so với những hình thức trước đó của nghệ thuật ngơn từ đó. Khơng thể đối lập

ngơn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ thơ ca, nhưng rõ ràng là hai loại ngơn ngữ
đó có những đặc trưng khác nhau. Ngôn ngữ thơ ca chủ yếu là ngôn ngữ đánh
giá, nó ca ngợi, hoặc chế giễu, đả kích đối tượng phản ánh. Để tăng cường sức
thuyết phục đối với người đọc, để cho người đọc đồng tình với lối đánh giá
của mình, nhà thơ thường sử dụng những biện pháp tu từ, những hình ảnh cú
pháp, những từ đẹp và trang trọng… Đối với ngôn ngữ thơ ca, việc ca ngợi,
đánh giá cái được phản ánh là nhiệm vụ hàng đầu, cịn nhiệm vụ tạo hình thì
lùi xuống bình diện thứ hai. Trong khi đó thì ở tiểu thuyết, ngơn ngữ trực tiếp
mang tính chất tạo hình, nó có nhiệm vụ phải miêu tả một cách chính xác
những đối tượng được phản ánh. Nếu như trong thơ, ngôn ngữ trước hết cần
phải đẹp, cao cả và trang trọng thì trong tiểu thuyết ngơn ngữ trước hết cần
phải chính xác, có khả năng tái tạo lại các đối tượng trong hình thái cá thể
khơng lặp lại của nó. Mỗi một câu, một chi tiết, trong tác phẩm văn xi có


16
thể chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa nhiều cách giải thích. Nhưng mỗi từ phải
mang tính chính xác, tính cá thể hố. Nếu khơng có cá thể hố thì khơng thể
nào tái tạo được các sự vật trong hình thái cụ thể độc đáo của nó.
Ngơn ngữ của tiểu thuyết có khả năng dựng lên những nhân vật có tính
chất tạo hình, có thể gây được những ấn tượng mạnh mẽ đối với cảm giác của
người đọc. Nếu hội hoạ, điêu khắc xây dựng bằng đường nét, màu sắc, hình
khối thì tiểu thuyết xây dựng bằng ngơn ngữ. Người họa sĩ vẽ những đường
nét của các vật thể bất động, thơng qua đó, truyền đạt các động tác của vật thể
cịn người viết miêu tả chính những động tác ấy và do đó dựng lên trước mắt
người đọc cái diện mạo của những vật thể đang cử động. Ngôn ngữ nghệ
thuật khơng chỉ diễn tả với một độ chính xác tối đa những động tác bên ngồi
mà cịn có thể diễn tả cả những động tác tâm lí bên trong của các nhân vật.
Đối với những động tác tâm lí q phức tạp, đơi khi dường như chỉ có thể
miêu tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật mà thôi. Trong mọi trường hợp, nhà viết

tiểu thuyết phải cố gắng diễn tả cho được cái cử chỉ của nhân vật, phải tiên
đoán được cái cử chỉ, cái ý hướng đi tới của nhân vật và đồ vật. Cử chỉ của
con người là tồn bộ trạng thái nội tâm của nó, ở một thời điểm nhất định,
toàn bộ cái ý hướng đi tới của nó. Đơi khi cử chỉ là một ý muốn làm cử chỉ,
nhưng khơng thực hiện được hoặc bị ghìm lại. Khi miêu tả bằng ngôn ngữ
nghệ thuật, nhà viết tiểu thuyết bao giờ cũng đoán trước được cái chiều hướng
cử chỉ của nhân vật, chiều hướng đó sẽ quy định ngôn ngữ nhân vật.
Một đặc trưng không kém phần quan trọng: ngôn ngữ tiểu thuyết là
ngôn ngữ song thanh (hoặc đa thanh) chứ không chỉ là một thứ ngôn ngữ đơn
thanh. Khác với ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ trong tiểu thuyết khơng chỉ là
phương tiện miêu tả mà cịn là đối tượng được miêu tả. Nhiệm vụ trung tâm
của tiểu thuyết là miêu tả những động tác cử chỉ và tiếng nói của con ngưịi
một cách nghệ thuật. Khả năng sử dụng những tiếng nói thuộc nhiều loại hình


17
khác nhau mà không quy vào một mẫu số chung là một đặc tính cơ bản nhất
của tiểu thuyết. Nhà viết tiểu thuyết cần phải biến ngôn ngữ nhân vật và ngôn
ngữ người kể chuyện thành một kho tàng ngôn ngữ âm vang, thành những
cách nói và giọng nói sinh động khác nhau, có như thế mới khắc phục được
tính chất phi cảm xúc dường như là ghi chép lạnh lùng của ngôn ngữ in trên
giấy. Quan trọng là người viết tiểu thuyết phải đoán định được, lắng nghe
được những tiếng nói khác nhau của các nhân vật. Đặc trưng của ngôn ngữ
tiểu thuyết là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể
chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả. Cùng
với ba hình thức cơ bản của văn học (lời độc thoại trong thơ trữ tình, lời kể
chuyện khách quan từ ngôi thứ ba trong sử thi, lời đối thoại đơn giản trong
kịch), chúng ta tìm thấy trong tiểu thuyết những hình thức pha trộn rất phức
tạp (ngôn ngữ của người kể chuyện, lời độc thoại nội tâm của nhân vật). Độc
thoại nội tâm là hình thức ngơn ngữ khơng hồn tồn trực tiếp, nó chuyển lời

của tác giả vào nhân vật một cách kín đáo, nó tổng hợp ngơn ngữ của ngơi thứ
nhất và ngơi thứ ba trong tự sự. Trong bản thân tiểu thuyết, người ta lại chia
ra ngôn ngữ đơn thanh và ngôn ngữ song thanh. Ngôn ngữ đơn thanh bao
gồm ngôn ngữ trực tiếp, hướng thẳng vào đối tượng, miêu tả đối tượng và
ngôn ngữ của các nhân vật, ngôn ngữ đối tượng tính. Ngơn ngữ song thanh
nhấn mạnh vào ngơn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác,
chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói nhân vật, hoặc là tiếng nói
nhân vật trong đó có xen lẫn giọng của tác giả, hoặc là tiếng nói nhân vật này
xen lẫn giọng của nhân vật khác. Có loại song thanh cùng hướng (khi có sự
đồng cảm và gần gũi giữa các tiếng nói) và song thanh khác phương hướng sẽ
đẻ ra loại ngôn thoại mỉa mai, biếm phỏng, đối thoại ngầm, tranh luận ngấm
ngầm bên trong v.v...
Ngôn ngữ song thanh là một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn
ngữ tiểu thuyết.


18
Như vậy trước kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú và quý báu của
quần chúng nhà viết tiểu thuyết phải khơng ngừng trau dồi, tích luỹ, lựa chọn
để sử dụng tốt hơn “cái bảng pha màu ngôn ngữ” trong tác phẩm của mình
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.2.1. Khái niệm hậu hiện đại và vấn đề hiện đại trong văn học Việt Nam
“Hậu hiện đại” (post modernity) là một từ ngữ rất phức tạp bao hàm
một hệ thống tư tưởng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm tuy nhiên rất
khó để đưa ra một định nghĩa thật chính xác và hàm súc về nó. Khái niệm
“hậu hiện đại” xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau: nghệ
thuật, chính trị, xã hội, khoa học, kiến trúc, thời trang,... và trong từng lĩnh
vực thì ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng chưa thực sự thống nhất. Trên các
diễn dàn, mỗi khi một cơng trình nghiên cứu về vấn đề này xuất hiện thì lại
nảy sinh hàng loạt vấn đề khác (có liên quan). Việc xác định nội hàm và thời

điểm ra đời của nó dường như luôn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan của mỗi một
nhà nghiên cứu.
Theo Hassan, danh từ “post modernism” được Federico đưa vào văn
bản lần đầu tiên vào thập niên 1930 để chỉ sự ảnh hưởng đối kháng với chủ
nghĩa hiện đại. Danh từ này được sử dụng phổ biến vào năm 1960 tại New
York sau khi xuất hiện 2 cuốn sách về phê bình mỹ thuật kiến trúc The Death
and Life of great American Cities của Jane Jacobs vào năm 1961 và cuốn
Complexity and Contoadiction in anchitecture của Robert Venturi vào năm
1966. Trong khi Jacobs phê bình những quá trình là hiện đại hố đơ thị đã làm
mất đi tính mĩ thuật về kết cấu tổng thể của thành phố, Venturi phê bình lối
kiến trúc đơn điệu, cốc lốc của các cao ốc mang tính chất thực dụng của diện
tích mặt bằng mà lại bỏ quên tính đa dạng, sự hài hòa lịch sử cổ điển và văn
minh đương đại. Từ đó giới văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà phê bình thường sử
dụng để chỉ trích sự cạn kiệt của chủ nghĩa hiện đại và để mô tả những


19
khuynh hướng nghệ thuật muốn vượt qua những phạm vi giới hạn của chủ
nghĩa đó.
Theo Fredic Jameson, chủ nghĩa hậu hiện đại cũng như chủ nghĩa hiện
đại là những cơ cấu văn hóa, xã hội tương ứng với những giai đoạn nhất định
của chủ nghĩa tư bản. Giai đoạn chủ nghĩa đa quốc gia mang nặng yếu tố mở
rộng thị trường, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm. Về kĩ thuật, tương ứng với sự
ra đời năng lượng hạch tâm và kĩ nghệ điện tử. Chủ nghĩa hậu hiện đại tương
ứng với thời kỳ này.
Charles Jencks trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì? đã khẳng
định: chủ nghĩa hậu hiện đại “trên văn bản là một thứ hỗn hợp mang tính triết
chung của bất kỳ truyền thống nào với những gì vừa mới qua: nó là sự kế tục
vừa và sự siêu việt hóa của chủ nghĩa hiện đại”.
Theo Từ điển bách khoa nhân chủng học văn hóa thì: “Chủ nghĩa hậu

hiện đại được định nghĩa như một trào lưu chiết trung, khởi đầu từ mỹ học về
kiến trúc và triết học. Chủ nghĩa hậu hiện đại tán thành thái độ hồi nghi có
hệ thống cái viễn cảnh lấy lý thuyết làm nền tảng. Áp dụng vào nhân chủng
học, thái độ hoài nghi ấy đổi trọng tâm từ sự quan sát một xã hội khác biệt
sang quan sát người quan sát”.
Jean Francois Lyotart xác định: “Hậu hiện đại (Post modern) là sự hoài
nghi đối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các
khoa học; nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hồi nghi đó.
Tương ứng với sự già cỗi của cơ chế siêu tự sự trong việc hợp thức hóa là sự
khủng hoảng của nền triết học siêu hình học cũng như sự khủng hoảng của
thiết chế đại học phụ thuộc vào nó [31, tr.54].
Lê Huy Bắc cho rằng:“Hậu hiện đại (post modern) là khái niệm để chỉ
một giai đoạn phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật cao của nhân loại. Nó ra
đời khi mà các chủ thuyết hiện đại đã trở nên già cỗi, đã trở thành những đại
tự sự” [7].


20
Nguyễn Hưng Quốc lí giải, chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ là một trong
những trào lưu đương đại, nó khơng phải là một thứ học thuyết thống soái
thế giới. Chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại có quan hệ phức tạp,
"nó có thể tồn tại cùng một lúc xen kẽ và chồng chéo lên nhau” chúng có
mối quan hệ mật thiết, không phủ định lẫn nhau hay nói khác đi, chủ nghĩa
hậu hiện đại ra đời khơng có nghĩa là chủ nghĩa hiện đại rơi vào thời điểm
cáo chung.
Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một hiện tượng văn hóa của thế giới
trong thế kỷ XX và nền nghệ thuật hậu hiện đại, để lại những thành tựu đáng
kể. Nó làm cho bức tranh nghệ thuật đa dạng và đầy ắp những thử nghiệm
cách tân táo bạo. Nghệ thuật hậu hiện đại xóa nhịa ranh giới giữa nghệ thuật
và đời sống thường ngày, phá bỏ những giai tầng văn hóa quý phái và văn hóa

đại chúng, phủ nhận tính chất nguyên thủy của một tác phẩm nghệ thuật và
cho rằng nghệ thuật cũng chỉ là một hiện tượng lặp lại, nhấn mạnh đến phong
cách trộn lẫn giữa nhân vật và sự can thiệp của chính tác giả vào tác phẩm;
tính chất kết dính nhiều mảng kết cấu khác nhau trong cùng một tác phẩm, tựa
hồ như một bức tranh khảm có nhiều chất liệu dị biệt là điều khá phổ biến
trong các tác phẩm hậu hiện đại. Văn học là lĩnh vực ghi nhận những thử
nghiệm và đánh dấu khơng ít những thành cơng của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Văn chương hậu hiện đại mang những đặc điểm lớn như: mang nặng cảm
quan hậu hiện đại, sáng tác theo lối phi trung tâm hóa, tính ngoại biên, phản
thể loại, “cái chết của tác giả”, tính liên văn bản, giọng điệu giễu nhại….
Khi thế giới đang vượt lên trên mọi giới hạn của dân tộc và biên giới
quốc gia để tạo nên một cái nhìn đa nguyên về cuộc sống, để tạo nên một sự
hòa trộn giữa các nền văn hóa nói chung và văn học nói riêng thì văn học Việt
Nam cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Hơn nữa, sau chiến tranh,
người Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề thời hậu chiến. Ánh hào quang của


21
chiến thắng của những năm tháng anh hùng lùi dần con người phải đối mặt
với những bộn bề lo toan của cuộc sống hàng ngày, phải đối mặt với những bi
kịch mất mát mà hai cuộc chiến tranh để lại và nhiều khi họ rơi vào những bế
tắc. Con người bắt đầu hồi nghi và có cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Trước
những thay đổi đó, người nghệ sĩ khơng thể suy nghĩ như cũ, và buộc phải có
những thử nghiệm, cách tân để phản ánh cuộc sống sâu sắc hơn.
Chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam hiện đang còn là vấn đề gây nhiều
tranh cãi, chúng ta chưa thể có chủ nghĩa hậu hiện đại với tư cách là một trào
lưu, một khuynh hướng tư tưởng hay một hiện tượng văn hóa thấm sâu vào
tiềm thức như ở các nước phương Tây. Chúng ta chưa có một nền văn học
hậu hiện đại theo đúng tinh thần của thuật ngữ này nhưng những người nghệ
sĩ Việt Nam, một lớp nhà văn, nhà thơ như: Vi Thùy Linh, Mai Văn Phấn, Lê

Thị Thẩm Vân, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Việt Hà, Hồng
Viên, Đỗ Hồng Diệu, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Thuận… đã và
đang nổ lực không ngừng, khao khát cố gắng bứt phá, làm mới mình cho ra
đời những tác phẩm mang màu sắc hậu hiện đại, tâm thức hậu hiện đại. Điều
này thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về xã hội, con người, nghệ thuật và ở
hình thức nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm của họ.
Trước hết là sự thay đổi quan niệm về xã hội, con người và nghệ thuật.
Nếu trước đây, xã hội được nhìn hậu như một chỉnh thể thống nhất có
trật tự, có tơn ti, có hệ thống từ trên xuống dưới, tuỳ theo từng mối quan hệ.
Cả xã hội chịu sự chi phối của một hệ tư tưởng nhất định, những lý thuyết lớn
được ngưỡng vọng tôn vinh theo đuổi và không ngừng được vun đắp, mỗi dân
tộc đều xây dựng niềm tin về sự trường tồn, vĩnh cửu của mình và con người
trong xã hội có thể hi sinh tất cả vì lý tưởng vì sự vinh quang của dân tộc, con
người tin rằng thế giới là ổn định, bất biến… Chính vì vậy, những vết thương
trên da thịt, những nỗi đau của sự mất mát như: con mất cha, vợ mất chồng,


22
những khao khát thầm kín trong tâm hồn mỗi con người đều được bưng kín, ít
khi đụng chạm. Các nhà văn cũng theo tinh thần chung ấy, bỏ qua đi những
sự xù xì, gồ ghề của cuộc sống, bỏ qua đi những gì thuộc về cá nhân, những
lo âu vụn vặt của cuộc sống hàng ngày để hướng ngòi bút của mình vào
những điều kì vĩ, lớn lao của vận mệnh đất nước. Khi ấy, những “đại tự sự”
lên ngôi và bỏ qua những " tiểu tự sự”. Những tác phẩm như: Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyên
Ngọc, Hòn đất của Anh Đức… là những câu chuyện về vẻ đẹp của tổ quốc
đổi mới hồi sinh, chuyện đất nước vùng đứng dậy, chuyện tuyền tuyến - hậu
phương, chuyện dân quân, cá nước… Sau 1975, xã hội hậu chiến phơi bày
những nghịch lý trái ngang của nó. Những nỗi đau về thể xác và tinh thần
trong thời chiến bị khuất lấp. Những mảng hiện thực thô ráp, xộc xệch ấy bắt

đầu đi vào những sáng tác như: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu). Thời xa vắng
(Lê Lựu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)... Người ta không thể dùng
những mĩ từ cho cuộc sống mới đầy mâu thuẫn, bi hài, nghịch lí, tàn nhẫn,
nghiệt ngã được nữa và đã xuất hiện sự hoài nghi những “đại tự sự”. Đặc biệt,
lớp nhà văn đương đại như Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Hoài, Nguyễn Viện,
Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Thuận, Lê Thị Thẩm Vân… gần như
xoá bỏ “đại tự sự". Sáng tác của họ đặt ra những câu hỏi, những lời chất vấn
lịch sử, đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt, riêng lẻ của đời sống cá nhân,
những góc khuất của cuộc sống, họ đưa ra những quan điểm hoàn toàn mới về
xã hội: xã hội chưa bao giờ là một chỉnh thể thống nhất, chưa bao giờ có chân
lí cuối cùng và chưa bao giờ toàn vẹn.
Xã hội trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là một xã hội vô nghĩa,
vô hồn, cõi nhân sinh thiếu vắng tình người, đời sống thế sự đảo điên, khơng
cịn những chuẩn mực giá trị, điểm tựa tinh thần, là “loạn cờ”, là “khơng có
vua”, khó tìm thấy một gương mặt đích thực của con người, nhưng nơi nào


23
cũng đầy rẫy những ham hố, phàm tục, những sự thật trớ trêu, tương lai chờ
đợi ở phía trước gắn với dự cảm với những cuộc lìa bỏ, chia xa… Cuộc sống
là một cõi tục hoang sơ, trì đọng, một thế giới hỗn tạp, xơ bồ. Nhân vật của
ơng thối hoá về nhân cách, bị vấy bẩn về tâm hồn, sống độc ác và tàn nhẫn.
Họ lấy đồng tiền, lấy quan hệ vật chất làm thước đo giá trị. Gia đình lão Kiền
trong Khơng có vua là xã hội thu nhỏ, một cõi nhân gian khơng có tơn ti, trật
tự. Mọi chuẩn mực, ln lí, truyền thống của gia đình bị lật nhào. Bố chồng
xem lén con dâu tắm, em chồng trêu ghẹo đòi ngủ vời chị dâu…
Xã hội trong quan niệm của Phạm Thị Hoài là một cõi nhân gian thiếu
vắng sự sống. Phạm Thị Hồi thường tìm cách xố sạch mọi dấu vết sự sống.
Nhân vật thường khơng có tên, đấu hiệu phân biệt thường là được tính theo số
thứ tự như “người đầu tiên”, “người thứ hai”… “người thứ chín”, hoặc

“Homo-A” và “Homo - z”… Nhà văn thường đồ vật hố hình tượng con
người, miêu tả nhân vật giống như vẽ tranh biếm hoạ, biến chúng thành
những “bị thịt”, “bị bông”.
Xã hội trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là một xã hội đổ nát, thế
cuộc hỗn loạn, trớ trêu, các thang bảng giá trị của cuộc sống tan tành, đổ vỡ,
thậm chí đến niềm tin tơn giáo cũng bị ngờ vực, trở nên mong manh. Ông bóc
mẽ đến tận cùng của cái khốn nạn của dịng đời ơ tạp, tha hố, trơ lì đến
khơng thể trơ lì hơn; “ba vạn chín nghìn tổng, chanh phó, giám đốc trong và
ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa …”, hay “một thằng nhóc
mười sáu tuổi bắn chết trọn vẹn một gia đình hàng xóm chỉ để lấy hai trăm
nghìn… tiếng hét trước khi trẩm mình xuống sông Cẩm của một gã người
Kiến An buôn dưa lê … gã bắt gặp cô vợ chưa cưới trốn vụ gặt ra thành phố
hành nghề…”(Cơ hội của chúa tr.203).
Hồ Anh Thái cũng nhìn nhận xã hội theo cách của riêng mình với giọng
văn lạnh lùng, ơng đã lột tả bản chất tàn nhẫn của xã hội. Xã hội qua ngòi bút


24
của ông là những cuộc du hý thâu đêm suốt sáng, cuộc chơi bời bạt mạng,
mua dâm, thanh toán, chém giết nịnh bợ nhau với hầu hết các tầng lớp công
tử con nhà giàu, ông bầu sô hát, vụ trưởng, á hậu, hoa khôi, công nhân, các
quý phu nhân, dân chài, nhà doanh nghiệp, côn đồ, gái điếm… Không loại trừ
một ai, tất cả đều xốy vào vịng của những ham mê cuồng dại bệnh hoạn, của
những thói quen cuồng si dâm dật, của những lần tiêu khiển chớp nhoáng, của
những cuộc truy hoan đồi bại, những cuộc đòi nợ máu không ghê tay (Cõi
người rung chuông tận thế). Cuối tác phẩm, những tiếng chuông cảnh tỉnh
vang lên khẩn thiết, chát chúa: “… bất đồ chuông chùa rung thảng thốt.
Chuông rung hoảng loạn. Chuông giận dữ đổ ập vào không gian. Khơng cịn
là đống thuỷ tinh vỡ lanh canh, lần này là cơn mưa loảng xoảng của mảnh
gang mảnh thép. Cả cõi người sụp xuống dưới một cơn mưa kim loại.”

Như vậy, xã hội qua con mắt các nhà văn hiện đại là một xã hội thực
với những mảnh cát vụn rời của hiện thực rã nát, sự biến đổi chóng mặt của
những điều bất an đe doạ và sự bất chắc khơn lường.
Khơng chỉ thay đổi cách nhìn nhận về xã hội mà quan niệm về con
người trong văn học cũng thay đổi. Ở văn học thời chiến, con người được đặt
trong tương quan, với vận mệnh lớn lao của dân tộc. Các nhà văn viết bằng
cảm hứng sử thi, khắc hoạ những hình tượng đẹp đại diện cho cơng đồng, lớn
lao, kì vĩ. Ở đâu cũng có những con người sẵn sàng hy sinh, xã thân quên
mình, chịu đựng, khơng u sách, khơng địi hỏi. Những con người có khát
vọng được cống hiến, được thể hiện lịng nhiệt huyết, được dâng tặng xương
máu và trái tim nhiệt thành của mình với cách mạng, với quốc gia, dân tộc.
Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Việt, Chiến trong
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Mai, Tnú trong Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành)... là những con người như thế. Tất cả họ đều hiện lên
trong trắng, thanh sạch, tinh khơi, khơng tì vết, khơng góc khuất, khơng


25
nhược điểm. Cuộc đời của họ gắn bó với cách mạng, với tập thể, trung thành
với lí tưởng kiên gan với mọi tình huống. Tâm hồn họ là những “hạt ngọc” ẩn
dấu, cho nên nhà văn là những người tìm ra những “hạt ngọc ẩn giấu bên
trong con người tâm hồn con người”. Môi trường xung quanh họ gần như “vô
trùng” (Nguyễn Minh Châu). Nhưng đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi
thì con người hiện lên với đầy đủ bản chất thật nham nhở, xù xì của nó. Con
người trong sáng tác của họ không phải là những thiên thần, càng không phải
là anh hùng mà “cõi người ta” xộc xệch, gân guốc, góc cạnh, lẫn lộn giữa tốt xấu, trắng - đen, thật - giả, cao thượng và thấp hèn. Những con người được
Nguyễn Huy Thiệp khám phá bằng cặp mắt nhiều chiều, xoáy sâu vào đời
sống nội tâm chằng chịt của con người. Ông Bổng trong Tướng về hưu là một
kẻ vô cùng lỗ mãng, táo tợn. Trong đám tang chị dâu, lão tỏ ra tiếc rẻ “thế là
mất mẹ bộ xa lơng. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ, bao giờ bốc

mộ cho chú bộ ván!” Nhưng lại bật khóc khi được gọi bằng người: "Thế là chị
thương em nhất, cả làng, cả họ gọi em là đồ chó, vợ em gọi em là đồ đểu.
Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn Chỉ có chị gọi em là người”. Đọc Nguyễn
Huy Thiệp, ta thấy một cõi đời nham nhở, lạnh lùng, trắng trợn.
Quan niệm về con người của những nhà văn đương đại còn thể hiện sự
khác biệt so với các nhà văn trước đây là đi thẳng vào đời sống tình dục của
con người. Đây là một bước đột phá, là một điều hoàn toàn mới mẻ bởi đây là
vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống thường ngày và là vấn đề được xem
là khu vực cấm trong văn chương. Nó bị xem như điều xấu xa, bẩn thỉu nếu
được đưa vào văn chương thì nó làm vấy bẩn, ô uế nền văn học. Nhưng đến
văn học đương đại thì vấn đề tính dục khơng cịn là chuyện q xa lạ. Các nhà
văn đương đại nhìn nhận nó với ý thức về sự giải thốt con người khỏi những
trói buộc, những ẩn ức kiềm tỏa, những định kiến đã giam hãm phần bản
năng, một phần bản chất rất thật của con người. Không chỉ những nhà văn


×