Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần du lịch bến tre từ năm 2007 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.48 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE TỪ 2007 - 2009

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA

VÕ THỊ BÍCH NGHIÊM

Th.S QUAN MINH NHỰT

MSSV: 4066217
Lớp: Kinh Tế Học 2- Khóa 32

Cần Thơ - 2010


LỜI CẢM TẠ


Sau bốn năm dưới giảng đường Đại Học Cần Thơ với những kiến thức


được tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô và ba tháng thực tập
tại phòng Đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre, cũng
như qua quá trình tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, nhằm củng cố
kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến
nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu của quý thầy cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh,
trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy Phan Quang Nhựt và cô Đàm Thị
Phong Ba đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn “Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre từ năm 2007 đến
năm 2009”
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong
Sở Kế hoạch và Đầu tư, cũng như các anh chị trong công ty Cổ phần du lịch Bến
Tre đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập
vừa qua, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị trong phòng Đăng kí kinh doanh đã
nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực
tế bổ ích cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin kính chúc các thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh,
các cô chú, anh chị trong Sở Kế hoạch và Đầu tư, cũng như các anh chị trong
công ty Cổ phần du lịch Bến Tre dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc
cũng như cuộc sống.

Cần Thơ, ngày 23 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực hiện

VÕ THỊ BÍCH NGHIÊM

ii



LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 23 tháng 4 năm 2010
Sinh viên thực hiện

VÕ THỊ BÍCH NGHIÊM

iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



iv


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
..……..
 Họ và tên người hướng dẫn:
 Học vị:
 Chuyên ngành:
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

 Tên học viên: VÕ THỊ BÍCH NGHIÊM
 Mã số sinh viên: 4066217
 Chuyên ngành: Kinh tế học


 Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Du
lịch Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2009

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Về hình thức:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


v


5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
sửa,…)

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2010
NGƯỜI NHẬN XÉT

vi


MỤC LỤC


Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................ 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn..................................................................2
1.1.2.1. Căn cứ khoa học ............................................................................2
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn .............................................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..............................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................4
1.4.1. Phạm vi không gian............................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi thời gian .................................................................................. 4
1.4.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................................................5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 6

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................6
2.1.1. Quy định về các loại hình doanh nghiệp .................................................6
2.1.1.1. Doanh nghiệp tư nhân ....................................................................6
2.1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .................................6
2.1.1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên .......................7
2.1.1.4. Công ty cổ phần .............................................................................7
2.1.1.5. Công ty hợp danh...........................................................................8
2.1.2. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh ........................................8
21.2.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh.................................8
2.1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh ........................................................9

vii


2.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh...........................9
2.1.3 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính............ 10
2.1.3.1 Doanh thu ..................................................................................... 10
2.1.3.2. Lợi nhuận..................................................................................... 10
2.1.3.3. Chi phí ......................................................................................... 11
2.1.3.4. Báo cáo tài chính.......................................................................... 11
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh.......................................... 13
2.1.4.1. Các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ................................... 13
2.1.4.2. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ................................................. 14
2.1.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty ........................ 17
2.1.4.4. Hiệu quả sử dụng lao động ......................................................... 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 20
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu , tài liệu .................................................. 20
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu ................................................ 20
2.2.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế....................................................... 20
2.2.2.2. Phương pháp so sánh theo dãy số biến động ................................ 20
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hoạch định chiến lược .......................... 21
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ................................................................. 22

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH BẾN TRE.................................................................................................. 22
3.1.1. Bộ máy tổ chức .................................................................................... 22
3.1.1.1. Sơ đồ tổ chức ............................................................................... 22
3.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ ..................................................................... 22
3.1.2. Phòng Đăng kí kinh doanh ................................................................... 23
3.1.2.1. Cơ cấu nhân sự............................................................................. 23
3.1.2.2. Chức năng - Nhiệm vụ nhân sự .................................................... 24

3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ..................................................... 25
3.1.1. Sơ lược về tiềm năng du lịch Bến Tre................................................... 25
3.1.2. Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp ngành du lịch trên
địa bàn tỉnh Bến Tre ............................................................................................ 26
3.1.2.1. Phân loại theo mức vốn................................................................ 26
viii


3.1.2.2. Phân loại theo loại hình............................................................... 27
3.1.2.3. Phân loại theo địa bàn .................................................................. 27
3.3. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE ................... 27
3.3.1 Giới thiệu về công ty............................................................................. 28
3.3.1.1. Thông tin chung........................................................................... 28
3.3.1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty ............................................... 29
3.3.2. Hình thức tổ chức và cơ cấu nhân sự .................................................... 29
3.3.2.1. Hình thức tổ chức......................................................................... 29
3.3.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................... 29
3.3.3. Phương hướng hoạt động của công ty.................................................. 32
3.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE ............................... 32
3.4.1. Đối với công ty..................................................................................... 32
3.4.2. Đối với nhà đầu tư................................................................................ 33
3.4.3. Đối với cơ quan thực tập ...................................................................... 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2009
3
5

4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

2007-2009 .......................................................................................................... 35
4.1.1. Phân tích doanh thu ............................................................................. 38
4.1.2 Phân tích chi phí.................................................................................... 39
4.1.2.1 Phân tích tổng chi phí.................................................................... 39
4.1.2.2 Giá vốn hàng bán .......................................................................... 42
4.1.2.3 Chi phí bán hàng và Chi phí quản lí doanh nghiệp ........................ 42
4.1.2.4 Chi phí hoạt động khác ................................................................. 42
4.1.3. Tình hình lợi nhuận .............................................................................. 43
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2007- 2009
QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ........................................ 44
4.2.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản............................................................ 45
4.2.1.1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn............................................................ 45
4.2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh ................................................................ 46
ix


4.2.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận .......................................... 47
4.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí....................................................... 48
4.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ....................................... 49
4.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) .................................... 49
4.2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .............................. 49
4.2.3. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.......................................................... 50
4.2.3.1. Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản ........................................ 50
4.2.3.2. Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu........................................ 52
4.2.3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.................................................. 53
4.2.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ............................................... 55
4.2.3.5. Số vòng quay các khoản phải thu ................................................. 56
4.2.3.6. Số vòng quay hàng tồn kho .......................................................... 58
4.2.3.7. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho............................................. 59
4.2.4. Các chỉ tiêu về tỉ số nợ ......................................................................... 59

4.2.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản ............................................................. 60
4.2.4.2. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu ............................................ 61
4.2.4.3. Tỷ số nợ trên tài sản cố định ........................................................ 61
4.2.5. Hiệu quả sử dụng lao động .................................................................. 62
4.2.5.1. Năng suất lao động....................................................................... 62
4.2.5.2. Thu nhập bình quân ..................................................................... 63
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ................................ 64
4. 3.1. Những mặt đạt được............................................................................ 65
4.3.2. Những mặt còn hạn chế........................................................................ 66
4.4. Ý NGHĨA CỦA CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ........................................... 67
4.4.1. Đối với công ty..................................................................................... 67
4.4.2. Đối với nhà đầu tư................................................................................ 67
4.4.3. Đối với cơ quan thực tập ...................................................................... 68
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CÁC CÔNG TY DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NÓI CHUNG VÀ
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE NÓI RIÊNG .............................. 69
5.1. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE................................... 69
x


5.1.1 Những điểm mạnh................................................................................. 69
5.1.2. Những điểm yếu................................................................................... 69
5.1.3. Những cơ hội ....................................................................................... 69
5.1.4. Những đe doạ....................................................................................... 69
5.1.5. Hình thành ma trận SWOT rút gọn của công ty .................................... 70
5.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DU LỊCH BẾN TRE ................................................................. 72
5.2.1. Quản lý chi phí..................................................................................... 72
5.2.1.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính ........................ 72

5.2.1.2. Chi phí cho nghiên cứu phát triển................................................. 73
5.2.2. Phát triển hoạt động kinh doanh ........................................................... 73
5.2.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh ......... 73
5.2.2.2. Khai thác và xâm nhập thị trường tiềm năng ................................ 74
5.2.2.3. Sắp xếp và đào tạo nâng cao nguồn nhân lực................................ 74
5.2.3. Tăng doanh thu và lợi nhuận ............................................................... 75
5.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN TỚI ..................................................................... 76
5.4. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP THỰC HIỆN GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÍ KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .......................... 77
CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 78

6.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 78
6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 79
6.2.1. Kiến nghị đối với công ty.................................................................... 79
6. 2.2. Kiến nghị với các bộ ngành................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 81

xi


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: Phân loại theo mức vốn các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn
tỉnh Bến Tre tính đến cuối năm 2009............................................................... 26
Bảng 2: Phân loại theo loại hình các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn
tỉnh Bến Tre tính đến cuối năm 2009................................................................ 27
Bảng 3: Phân loại theo địa bàn các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn

tỉnh tính đến cuối năm 2009 ............................................................................. 27
Bảng 4: Tóm tắt các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2007-2009....... 36
Bảng 5: Tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm dịch vụ của công ty trong từ
2007-2009 ........................................................................................................ 38
Bảng 6: Biến động chi phí từ 2007-2009 .......................................................... 41
Bảng 7: Tình hình lợi nhuận từ 2007-2009 ....................................................... 44
Bảng 8: Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh tóan của công ty từ 2007-2009 ....... 46
Bảng 9: Chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận của công ty từ 2007-2009............. 48
Bảng 10: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở
hữu của công ty từ 2007-2009 .......................................................................... 51
Bảng 11: Ảnh hưởng của doanh thu thuần, tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu
đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong
năm 2009 ......................................................................................................... 52
Bảng 12: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động
của công ty từ 2007-2009 ................................................................................. 54
Bảng 13: Ảnh hưởng của doanh thu thuần, tài sản cố định và tài sản lưu động đến
hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động trong năm 2009 ............... 55
Bảng 14: Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho................ 57
Bảng 15: Ảnh hưởng của doanh thu thuần và các khoản phải thu đến vòng quay
các khoản phải thu của công ty trong năm 2009 ............................................... 58
Bảng 16: Các chỉ tiêu về tỉ số nợ ...................................................................... 60
Bảng 17: Các chỉ tiêu về Hiệu quả sử dụng lao động........................................ 62
Bảng 18: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh công ty từ 20072009 ................................................................................................................. 64
xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang


Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre ............................ 22
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre ................................. 30
Sơ đồ 3: Ma trận SWOT rút gọn của công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre............ 71

xiii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

HTTS

:

Ảnh hưởng của tài sản đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản

HDTTTTS


:

Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng tổng
tài sản

HVCSH

:

Ảnh hưởng của nguồn vốn chủ sở hữu đến hiệu quả sử dụng
nguồn vốn chủ sở hữu

HDTTVCSH

:

Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng
nguồn vốn chủ sở hữu

HTSCĐ

:

Ảnh hưởng của tài sản cố định đến hiệu quả sử dụng tài sản
cố định

HDTTTSCĐ

:


Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng
tài sản cố định

HTSLĐ

:

Ảnh hưởng của tài sản lưu động đến hiệu quả sử dụng
tài sản lưu động

HDTTTSLĐ

:

Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng
tài sản lưu động

HCKPT

:

Ảnh hưởng của các khoản phải thu bình quân đến vòng quay
các khoản phải thu

HDTTCKPT

:

Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến vòng quay các khoản
phải thu


ĐHCĐ

:

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

ROS

:

Return on sales (Lợi nhuận trên doanh thu)

ROA

:

Return on asset (Lợi nhuận trên tổng tài sản)

ROE

:

Return on equity (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)


Tiếng Anh

xiv


TÓM TẮT

..……..

Đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Du lịch Bến
Tre
Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến kết quả
hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính của công ty, kết quả cho thấy công
ty hoạt động có hiệu quả tương đối từ năm 2007 đến năm 2009. Qua 3 năm hoạt
động, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng đóng góp đáng kể
vào việc phát triển kinh tế ngành du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động của công
ty vẫn còn gặp phải một số tồn tại cần được nhanh chóng khắc phục và cải thiện
để theo kịp phương hướng phát triển của tỉnh, và một trong những giải pháp quan
trọng sắp tới là phải phối hợp một cách chặt chẽ đồng bộ với các sở ban ngành
liên quan trong tỉnh.
2. Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp chủ yếu là phân tích: trên cơ sở các số liệu thu thập được,
tiến hành tính toán, so sánh biến động qua các năm theo các chỉ số tuyệt đối và
tương đối cho các chỉ tiêu. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân, xem xét và đánh giá
nhằm đưa ra các phương hướng và giải pháp để phát triển hoạt động của công ty
theo hướng tích cực hơn.
3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty Cổ phần Du
lịch Bến Tre

Trên cơ sở phân tích những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của
công ty qua 3 năm từ 2007 - 2009, kết hợp với việc tìm hiểu và xem xét phương
hướng phát triển kinh tế của tỉnh, nhận định điểm mạnh, điểm yếu cũng như
những cơ hội và thách thức của công ty, từ đó đề ra một số giải pháp về quản lí
chi phí, nhân sự, phương hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới, nhằm
giúp công ty phát triển hơn nữa trong xu thế phát triển chung của tỉnh nhà và của
cả nước.

xv


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Bến Tre đang là một trong những tỉnh có điều kiện thu hút vốn đầu tư cao
ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhờ vào những thay đổi trong bộ mặt đô thị,
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Cùng với sự phát triển không ngừng
của kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập, kinh tế Bến Tre đã có những bước
phát triển mới. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp đã đóng góp một
phần rất lớn vào kinh tế Bến Tre nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Du lịch là một trong những thế mạnh của Bến Tre nhờ vào những đặc
điểm tự nhiên và lịch sử xã hội. Để phát huy hơn nữa thế mạnh này, việc thành
lập các doanh nghiệp ngành du lịch là điều nên làm. Nhưng trước hết, cần kiểm
tra đánh giá lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh
để có kế hoạch và phương hướng phát triển đúng đắn các doanh nghiệp trên địa
bàn. Việc kiểm tra này cơ bản chỉ có thể làm được thông qua việc phân tích hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Công ty cổ phần du lịch Bến tre hiện là công ty có quy mô lớn nhất trên
địa bàn tỉnh. Sau khi được cổ phần hóa, tình hình kết quả hoạt động của công ty

như thế nào? Đó cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm.
Mỗi sinh viên khi ra trường đều mong muốn có thể đem những kiến thức
tích lũy được qua quá trình học tập, đóng góp một phần nhỏ cho tỉnh nhà. Trên
cơ sở những kiến thức đã được dạy và học tại trường Đại học Cần Thơ, tôi chọn
đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Du lịch
Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2009” để tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt
nghiệp.

1


1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực
trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn
đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta
dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh..
Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện
năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công
ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không?
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động
tuyệt đối và mức biến động tương đối. Mặt khác, để đánh giá doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là
chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản
trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh
giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, người ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, khả
năng thanh toán và hiệu quả sử dụng lao động để đánh giá tổng quát về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm
vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho
vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Việc tiến hành phân tích hoạt
động kinh doanh không những cần thiết cho các nhà quản lí doanh nghiệp đánh
giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng mà
cũng rất cần thiết cho các cơ quan quản lí kinh tế nhà nước trong việc quản lí, vì
đó còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo và đề ra
phương hướng xu thế phát triển kinh doanh của địa bàn.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm để tìm hiểu nắm bắt được tình hình thành lập
phát triển và hoạt động của loại hình của các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh
Bến Tre, qua đó đi sâu tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
một trong những công ty du lịch có quy mô lớn nhất ở Bến Tre, Công ty cổ phần
Du lịch Bến Tre, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu bản chất từng khoản mục
như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính
hàng năm của công ty, từ đó xem xét hiệu quả hoạt động của công ty và kiến
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công ty nói riêng và các
doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tổng quan về tình hình thành lập, phát triển và họat động của
các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre tính đến cuối năm 2009.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần du lịch Bến
Tre trong 3 năm thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua

các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, so sánh sự biến động của các khoản mục trong
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán cũng như đánh giá tình
hình tài chính của công ty.
- Đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại, điểm mạnh điểm
yếu cũng như cơ hội thách thức đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre nói riêng và các công ty du lịch
trên địa bàn tỉnh nói chung.

3


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Có bao nhiêu công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, quy mô và phân
bố như thế nào?
- Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận hàng năm của công ty Cổ phần
du lịch Bến Tre từ năm 2007 đến 2009 thay đổi như thế nào ?
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm thể hiện qua các
chỉ tiêu tài chính như thế nào?
- Những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của công ty trong hoạt
động kinh doanh? Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công
ty?
- Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty là gì ?
- Có những giải pháp nào có thể thực hiện được nhằm xóa bỏ những khó
khăn tồn tại của công ty nói riêng và các công ty du lịch nói chung?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Bến Tre
1.4.2. Phạm vi thời gian
Thời gian số liệu : Từ năm 2007 đến năm 2009

Thời gian thực hiện đề tài : Từ 01/02/10 đến 23/04/2010
1.4.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
-Tình hình thành lập phát triển và hoạt động của các công ty du lịch trên
địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 đến 2009
- Sử dụng các tài liệu hồ sơ đăng kí thành lập, thay đổi, số liệu từ Báo cáo
tài chính năm 2007-2009 và các tài liệu khác của công ty phục vụ cho việc phân
tích từ Phòng Đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Bến Tre
+ Phân tích bảng cân đối kế toán qua 3 năm (2007-2009)
+ Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2007-2009)
+ Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả họat động kinh doanh
+ Phân tích các chỉ số tài chính
4


- Từ đó xác định những mặt đạt được, những mặt tồn tại của công ty.
- Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đề ra một số biện pháp cải thiện
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
“Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp” của Huỳnh Đức Lộng, giảng
viên trường Đại học kinh tế TP.HCM, nhà xuất bản thống kê (1997) và “Phân
tích hoạt động doanh nghiệp” của Nguyễn Tấn Bình, nhà xuất bản thống kê
(2004). Trong hai quyển sách này, tác giả phân tích hoạt động kinh tế trong
doanh nghiệp công nghiệp và nông nghiệp: phân tích tình hình sản xuất, phân
tích yếu tố sản xuất, phân tích giá thành, phân tích tiêu thụ và lợi nhuận, phân
tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
“Quản trị tài chính” của Nguyễn Thanh Nguyệt và Trần Ái Kết, Tủ sách
Đại học Cần Thơ, (2006), phần phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho đề tài.

“Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020” của sở Thương mại và Du lịch Bến Tre, Viện Nghiên
cứu và phát triển du lịch Bến Tre tư vấn thực hiện tháng 1 năm 2008, trong đó
khái quát về tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của Bến Tre, đề ra phương
hướng kế hoạch cũng như kiến nghị những chính sách để thực hiện các kế hoạch
có hiệu quả nhất.

5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Quy định về các loại hình doanh nghiệp
Có nhiều cách khác nhau để phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt
Nam. Xuất phát từ những đặc tính pháp lí và cách thức tổ chức hoạt động kinh
doanh của từng loại doanh nghiệp có những sự khác nhau nên pháp luật điều
chỉnh về mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau. Phòng Đăng kí kinh doanh Sở
Kế hoạch đầu tư căn cứ vào sự phân chia các loại hình doanh nghiệp trong Luật
Doanh nghiệp 2005 của Chính phủ để cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh
nghiệp trong tỉnh, bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau:
2.1.1.1. Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của Luật doanh nghiệp (Điều 14), doanh nghiệp tư nhân là
loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tòan
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo định nghĩa này
doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân làm chủ
- Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng kí với cơ
quan đăng kí kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, có thể tăng hoặc giảm vốn
đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Nếu vốn giảm so với vốn ban đầu thì phải đăng
kí lại với cơ quan Đăng kí kinh doanh.
2.1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là một loại công ty đặc biệt. Công ty này
do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ gọi là chủ sở hữu. Vốn của công ty gọi
là vốn điều lệ. Chủ sở hữu phải tách biệt tài sản của mình với tài sản của công ty.
Chủ sở hữu không được giảm vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty sẽ bổ
nhiệm người đại diện theo ủy quyền và có quyền thay thế người đại diện bất cứ
6


lúc nào. Trong cơ cấu tổ chức của côn ty còn có Kiểm soát viên do Chủ sở hữu
bổ nhiệm
2.1.1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có các đặc điểm sau:
- Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên không
dưới hai và không vượt quá năm mươi.
- Vốn của công ty được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên
trong công ty.
- Cơ cấu tổ chức từ trên xuống gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu công ty có từ 11 thành viên
trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của công ty.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.
2.1.1.4. Công ty cổ phần
Theo Luật doanh nghiệp (Điều 7), Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong
đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Trong
quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khóan ra công
chúng để công khai huy động vốn.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và
không hạn chế tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và Khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc. Đối với công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có

7


cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm
soát.
2.1.1.5. Công ty hợp danh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp (Điều 130), Công ty hợp danh là
công ty có những đặc điểm sau:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có
thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khỏan nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh không được quyền phát hành bất kì loại chứng khóan
nào.
- Việc tổ chức quản lí Công ty hợp danh được đặt dưới sự quản lý của Hội

đồng thành viên, Thành viên hợp danh, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Trên đây chỉ khái quát sơ lược về đặc trưng của các loại hình doanh
nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành. Hiện tại, ở Bến Tre, chỉ
bao gồm các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1
thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, chưa có
doanh nghiệp nào đăng kí kinh doanh dưới loại hình Công ty hợp danh.
2.1.2. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.2.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là quá
trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn
tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu vào
8


nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh biểu hiện
trên những chỉ tiêu đó. Việc phân tích theo thời gian như quý, tháng, năm và đặc
biệt theo từng thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh những bất cập
xảy ra trong hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
2.1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ảnh mặt chất lượng hoạt động kinh
doanh, phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc
thiết bị, nguyên liệu, vốn) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ảnh trình độ lợi
dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồi lực không thể đo bằng
đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ
lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ảnh bằng số tương đối: chỉ số giữa

kết quả và hao phí nguồn lực, tránh nhầm lẫn giữa hoạt động kinh doanh với mô
tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và
hao phí luôn là số tuyệt đối, nó chỉ phản ảnh mức độ đạt được về một mặt nào đó
nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ
phản ảnh đựơc trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu
của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để đạt được nó.
Vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ảnh
trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ảnh mặt chất lượng của quá trình kinh
doanh, phức tạp và khó tính toán cả kết quả và hao phí nguồn lực với một thời kỳ
cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác.
2.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế
quản lý trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng đề ra các quyết định
kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những
chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiêp.
2.1.3 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính
2.1.3.1 Doanh thu

9


Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau
khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền
hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền
sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.
Doanh thu bao gồm hai bộ phận:
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.

- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu
bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá
trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2.1.3.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động, thuế.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh
thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã
cung cấp trong kì báo cáo.

10


×