Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THỰC PHẨM CHUYỂN GEN LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 61 trang )

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Sinh học
Lớp 4A – Khóa 33

 
Bài tiểu luận môn Vệ sinh an toàn thực phẩm
Đề tài:

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện:

Phạm Xuân Bằng
Trần Văn Toản

Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 26 tháng 12 năm 2010


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

LỜI MỞ ĐẦU
Liên Hợp Quốc cho biết năm 2009 thế giới hiện vẫn còn 925. 106 người bị
đói, mỗi 6 giây sẽ có 1 đứa trẻ chết vì thiếu lương thực, nạn đói vẫn là thảm kịch
lớn nhất của thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực do FAO tổ chức tại Rome vào
tháng Mười năm 2009 nhận định: Đói và mất an ninh lương thực đang có sự ảnh
hưởng sâu rộng trên toàn cầu và các vấn đề có khả năng tồn tại và thậm chí tăng
mạnh ở một số vùng, trừ khi xác định và phối hợp hành động không thực hiện
khẩn trương, với dự kiến sẽ gia tăng dân số thế giới và áp lực lên tài nguyên thiên


nhiên.
Thực phẩm chuyển gen từ khi ra đời cho đến nay đã mang đến nhiều lợi ích
đáng kể: Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên
thế giới, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giảm tác
hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường, giảm thiểu tác hại của
biến đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG), tăng hiệu quả
sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần ổn định các lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên sự ra đời của thực phẩm chuyển gen cũng vấp phải sự phản đối rất
mãnh liệt của các tổ chức bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng, của
một số nha khoa học, người tiêu dùng và có khi từ chính người nông dân. Xuất
phát từ một số bằng chứng về tác hại của thực phẩm chuyển gen, từ những lo
ngại về tính lâu dài của việc sử dụng thực phẩm này đối với môi trường, đối với
sức khỏe, có khi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết đã có rất nhiều tổ chức và cá nhân
phản đối thậm chí tẩy chay thực phẩm chuyển gen.
Với bài tiểu luận này nhóm xin làm rõ một số lợi ích và tác hại của thực phẩm
chuyển gen. Trong bài không tránh khỏi những thiếu xót rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô. Nhóm xin chân thành cảm ơn!
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 2


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANLT : An ninh lương thực.
NNPTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.

IPCC ( International Panel on Climate Change): Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu.
UKMO (United Kingdom Meteorological Organization ): Tổ chức khí tượng
vương quốc Anh.
NLSH: Năng lượng sinh học.
FAO ( Food and Agriculture Organization ): Tổ chức Nông Lương thế giới.
LHP: Liên Hợp Quốc.
WHO (World Health Organization ): Tổ chức Y tế thế giới .
GMC ( gene modified crops ): Cây trồng biến đổi gen.
GMO ( gene modified organism ): Sinh vật biến đổi gen.
GMF (gene modified food ): Thực phẩm biến đổi gen.
TPCG: Thực phẩm chuyển gen.
CNSH: Công nghệ sinh học
ATSH: An toàn sinh học

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 3


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU VỀ THỰC PHẨM CHUYỂN GEN ...................................... 6
Cơ sở xã hội của thực phẩm chuyển gen............................................... 6

1.


1.1.

Tình hình an ninh lương thực (ANLT) đang trở nên nóng bỏng ... 6

1.2.

Tạo giống bằng phương phương pháp cũ và mới......................... 10

1.3.

Giá trị tương đương thật ............................................................... 11

1.4.

Xu hướng sử dụng thực phẩm chuyển gen ................................... 12

2.

Cơ sở nhu cầu về sử dụng thực phẩm biến đổi gen của con người ..... 14

3.

Cơ sở công nghệ sinh học ................................................................... 15
3.1.

Công nghệ chuyển gen thực vật ................................................... 15

3.2.


Các bước tạo động vật chuyển gen............................................... 19

Tình hình sản xuất và sử dụng thực phẩm chuyển gen ....................... 25

4.

4.1.

Trên thế giới ................................................................................. 25

4.2.

Tại Việt Nam ................................................................................ 26

LỢI ÍCH VÀ NHỮNG LO NGẠI VỀ TÁC HẠI CỦA THỰC PHẨM

II.

CHUYỂN GEN .................................................................................................... 27
Lợi ích ................................................................................................. 27

1.

1.1.

Đối với sức khỏe con người ......................................................... 28

1.2.

Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế


giới

2.

...................................................................................................... 42

1.3.

Đối với kinh tế .............................................................................. 43

1.4.

Đối với môi trường – Đa dạng sinh học ....................................... 51

Những lo ngại về tác hại của thực phẩm chuyển gen ......................... 52

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 4


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

3.

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

2.1.


Về sức khỏe con người ................................................................. 53

2.2.

Về vấn đề kinh tế ......................................................................... 56

2.3.

Về môi trường và đa dạng sinh học.............................................. 57

Các chỉ tiêu đánh giá độ an toàn của GMF ......................................... 59

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 5


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

NỘI DUNG CHÍNH
I. GIỚI THIỆU VỀ THỰC PHẨM CHUYỂN GEN
Một số khái niệm dùng trong bài
Thực phẩm chuyển gen : Là thực phẩm mà bản thân chúng hoặc chế biến từ
các cơ thể động, thực vật mang các gen tái tổ hợp được chuyển vào một cách
nhân tạo nhằm phục vụ các lợi ích kinh tế.
Động vật chuyển gen: Ðộng vật chuyển gen là động vật có gen ngoại lai (gen
chuyển) xen vào trong DNA genome của nó. Gen ngoại lai này phải được truyền
lại cho tất cả mọi tế bào, kể cả các tế bào mầm. Việc chuyển gen ngoại lai vào

động vật chỉ thành công khi các gen này di truyền lại cho thế hệ sau.
Thực vật chuyển gen: Là cây mang một hoặc nhiều gen được đưa vào bằng
phương thức nhân tạo thay vì thông qua lai tạo như trước đây.
An toàn sinh học (ATSH - biosafety): Là khái niệm chỉ sự bảo vệ tính toàn
vẹn sinh học. Đối tượng của các chiến lược an toàn sinh học bao gồm biện pháp
bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

1. Cơ sở xã hội của thực phẩm chuyển gen
Gia tăng dân số, đất nông nghiệp bị thu hẹp,hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
còn hạn chế ở nhiều nước, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, cộng thêm việc phát triển
năng lượng sinh học... khiến nguồn cung gạo trên thế giới giảm dần.

1.1. Tình hình an ninh lương thực (ANLT)
a) Gia tăng dân số
Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất thế giới luôn quan tâm đến
vấn đề dân số và ANLT. Dự kiến năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 9%
sản lượng lương thực (4,8 triệu tấn) và sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2020. Về
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 6


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

dân số, Trung Quốc đã rất thành công trong việc hạn chế sinh đẻ. Trong hơn 30
năm, dân số Trung Quốc đã tránh sinh được gần 400 triệu người, kiên quyết duy
trì 105 triệu hécta đất canh tác, đó là thành tựu to lớn để đảm bảo duy trì ANLT
cũng như đóng góp quan trọng cho sự thành công của 30 năm cải cách và mở

cửa.
Đối với Ấn Độ, do chưa thành công lắm về hạn chế sinh đẻ, dân số Ấn Độ đã
vượt ngưỡng 1 tỉ người. Tuy nhiên, nhờ thành tựu của “cách mạng xanh” trong
mấy thập kỷ vừa qua nên đã có năm Ấn Độ dư thừa và xuất khẩu lương thực.
Tuy nhiên dự báo năm 2011, Ấn Độ sẽ thiếu khoảng 20 triệu tấn lương thực.
Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, thời kỳ 1965 - 1990, tuy đã mất 50% diện
tích đất trồng lúa để phát triển đô thị và công nghiệp, nhưng họ đã tạo ra kỳ tích
về thâm canh tăng năng suất lúa, đồng thời thay đổi cách ăn (rất ít gạo). Vì vậy
hàng năm Nhật Bản chỉ nhập một lượng gạo không nhiều để đủ nuôi sống hơn
120 triệu dân. Tác động của cuộc khủng hoảng lương thực vừa qua lên Nhật Bản
không lớn, một mặt do ăn ít gạo nên lượng gạo nhập khẩu không nhiều, mặt khác
do thu nhập cao nên phần tiền để mua gạo không đáng kể so với chi tiêu hàng
ngày của người dân.
Như vậy, kinh nghiệm cho thấy đảm bảo ANLT phải làm từ mọi phía, kiểm
soát sự gia tăng dân số
Hiện nay có hơn 100 quốc gia phải nhập khẩu lúa mì và 40 quốc gia nhập
khẩu gạo . Ai Cập và Iran dựa vào nhập khẩu đối với 40% nguồn cung cấp ngũ
cốc của họ. Algeria , Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhập khẩu 70% hoặc
nhiều hơn. Yemen và Israel nhập khẩu hơn 90%. Và chỉ 6 quốc gia - Argentina ,
Australia, Canada, Pháp, Thái Lan và Mỹ cung cấp 90% số hạt xuất khẩu. Trong
những thập kỷ gần đây, Hoa Kỳ cung cấp gần như một mình một nửa xuất khẩu
ngũ cốc thế giới.
Trong một báo cáo của LHQ nói rằng tăng trưởng dân số là "lực lượng chính
thúc đẩy gia tăng nhu cầu nông nghiệp", nếu tỷ lệ tăng dân số giảm thì mới có thể
đảm bảo cung cấp được đủ lương thực.
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 7



Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

b) Đất nông nghiệp bị thu hẹp
Trên thế giới:
Trong một báo cáo phát hành ngày 21 Tháng 10 của LHQ. "Mỗi năm, có tới
30 triệu ha đất nông nghiệp bị mất do suy thoái môi trường, chuyển đổi đất cho
công nghiệp, đô thị hóa” Khoảng 40% là đất nông nghiệp thế giới đang xuống
cấp nghiêm trọng. Theo Viện Tài nguyên ở châu Phi, nếu xu hướng suy thoái đất
tiếp tục với tốc độ như hiện nay, thì có thể có thể cung cấp 25% lương thực cho
châu lục này vào năm 2025.
Chưa bàn đến hiệu quả thật sự của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, song
thực tế là kế sinh nhai của hàng trăm nghìn nông dân đang ngày càng mất đi với
tốc độ chóng mặt.
Ở Việt Nam:
Chưa bàn đến hiệu quả thật sự của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, song
thực tế nhãn tiền là “bờ xôi ruộng mật”, là kế sinh nhai của hàng trăm nghìn nông
dân đang ngày càng mất đi với tốc độ chóng mặt.
Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) báo động về việc đất nông nghiệp đang từng
ngày bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách thiếu quy hoạch và tùy tiện nên
ngày càng bị thu hẹp một cách báo động. Tổng diện tích đất lúa toàn quốc hiện
nay là trên 4,1 hécta. Song từ năm 2000 - 2005, diện tích đất lúa đã giảm nghiêm
trọng với hơn 302.000ha. Gần 9 năm qua, đất lúa đã bị giảm trên 59.000ha.
Riêng tại ĐBSCL, tính toán sơ bộ cho thấy từ năm 2000 - 2007, đất lúa đã bị
giảm 205.000ha (chiếm 57% đất lúa bị suy giảm toàn quốc). Tại phía bắc, Hải
Dương là tỉnh có tỉ lệ đất lúa giảm lớn nhất, bình quân 1.569ha/năm, Hưng Yên
939ha/năm, Hà Nội (cũ) là 653ha/năm...
Theo tính toán, năm 2020 dân số cả nước sẽ xấp xỉ 100 triệu người, năm 2030
sẽ có khoảng 110 triệu người. Tổng nhu cầu lúa cho năm 2015 là 32,1 triệu tấn,

năm 2020 là 35,2 triệu tấn và năm 2030 là 37,3 triệu tấn. Tuy nhiên, tình trạng ồ
ạt chuyển đổi đất nông nghiệp đã khiến sản lượng lúa suy giảm khá lớn qua mỗi
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 8


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

năm, trung bình giảm từ 400.000 - 500.000 tấn/năm. Cục Trồng trọt báo động,
với tốc độ đô thị hóa chóng mặt như hiện nay thì sẽ không còn lúa gạo để xuất
khẩu vào năm 2020.
c) Biến đổi khí hậu
Một nghiên cứu xuất bản trong khoa học cho rằng, do biến đổi khí hậu, "miền
nam châu Phi có thể mất hơn 30% số cây trồng chính, ngô, vào năm 2030. Ở
Nam Á tổn thất của nhiều mặt hàng chủ lực khu vực, chẳng hạn như kê, lúa và
ngô có thể đầu trang 10%.
Năm 2001 IPCC thứ ba Báo cáo đánh giá kết luận rằng các nước nghèo nhất
sẽ là ảnh hưởng nặng nhất, với mức giảm năng suất cây trồng ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới khu vực nhất do nguồn nước giảm, và mới hoặc thay đổi tỷ lệ dịch
hại côn trùng. Tại châu Phi và Mỹ Latinh nhiều loại cây trồng chịu tác động của
nhiệt độ cao, do đó năng suất có khả năng giảm mạnh, và có thể giảm đến 30%
so với thế kỷ 21 được dự đoán. Sinh vật biển và ngành công nghiệp đánh bắt cá
cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng ở một số nơi.
Biến đổi khí hậu gây ra bằng cách tăng các khí nhà kính có khả năng ảnh
hưởng đến cây trồng khác nhau từ vùng này sang vùng khác.
Ví dụ, bình quân sản lượng cây trồng dự kiến sẽ giảm xuống đến 50% ( theo
UKMO ).

d) Phát triển năng lượng sinh học
Việc phát triển nhiên liệu sinh học đã đem đến một số lợi ích cho con
người: Giảm thiểu ô nhiễm và giảm lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, sản
xuất và ứng dụng NLSH, phát triển kinh tế nông nghiệp bảo đảm an ninh năng
lượng.
Tuy nhiên đi cùng với những lợi ích đó việc phát triển nhiên liệu sinh học
cũng đã đem đến những mặt bất lợi, nhất là đối với các nước thiếu lương thực :
Việc phát triển nhiên liệu sinh học đã góp phần làm tăng giá hàng hóa gần đây
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 9


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

đã làm tăng sự căng thẳng về an ninh lương thực. Giá lương thực tăng cao là tin
tốt cho nông dân bán hàng hóa. Tuy nhiên, chỉ có một thiểu số nhỏ các hộ gia
đình nghèo ở nông thôn, bao gồm các hộ nông dân, có dư thừa để bán và do đó
giá cả tăng cao là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực.
Theo Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO), thế giới đã dành
khoảng 1% đất canh tác cho việc sản xuất các cây trồng làm nhiên liệu sinh học,
đứng đầu là Brazil, Mỹ, các nước châu Âu, trong đó riêng Brazil đã sản xuất
khoảng 3 tỉ lít ethanol từ cây mía..
Chuyên gia về lương thực của LHQ Jean Ziegler vừa đưa ra cảnh báo rằng,
việc sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế dầu mỏ sẽ làm cho
thế giới thiếu lương thực hơn, thậm chí coi đó là “tội ác chống lại loài người”.

1.2. Tạo giống bằng phương phương pháp cũ và mới

Trước đây, để tạo một giống mới các nhà tạo giống thường sử dụng phương
pháp truyền thống để tổ hợp lại các gen giữa hai cá thể thực vật tạo ra con lai
mang những tính trạng mong muốn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách
chuyển hạt phấn từ cây này sang nhụy hoa của cây khác. Tuy nhiên, phép lai
chéo này bị hạn chế bởi nó chỉ có thể thực hiện được giữa các cá thể cùng loài
(lai gần), lai giữa những các thể khác loài (lai xa) thường bị bất thụ do đó không
thể tạo ra con lai được. Tuy nhiên, lai gần cũng phải mất nhiều thời gian mới thu
được những kết quả mong muốn và thông thường những tính trạng quan tâm lại
không tồn tại trong những loài có họ hàng gần nhau.
Ngày nay, công nghệ chuyển gen cho phép nhà tạo giống cùng lúc đưa vào
một loài cây trồng, vật nuôi những gen mong muốn có nguồn gốc từ những cơ
thể sống khác nhau, không chỉ giữa các loài có họ gần nhau mà còn ở những loài
rất xa nhau. Phương pháp hữu hiệu này cho phép các nhà tạo giống thu được
giống mới nhanh hơn và vượt qua những giới hạn của kỹ thuật tạo giống truyền
thống. Trên thực tế tất cả thực vật, động vật đều được “chuyển gen” từ tổ tiên
hoang dại của chúng bởi quá trình thuần hóa, chọn lọc và lai giống có kiểm soát
trong một thời gian dài.
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 10


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

Như vậy ¨Các nhà khoa học cho rằng không có sự khác biệt nhiều lắm giữa
việc tạo ra một giống mới bằng phương pháp truyền thống và việc tạo ra một
giống mới bằng công nghệ chuyển gen.


1.3. Giá trị tương đương thật
Tổ chức Lương thực và Thực phẩm (FAO) và tổ chức Y tế thế giới (WHO)
của Liên Hợp Quốc tán thành việc sử dụng khái niệm “ Giá trị tương đương thật”
như là một chỉ tiêu để đánh giá độ an toàn của thực phẩm, hoặc thành phần của
thực phẩm từ công nghệ sinh học hiện đại. Khái niệm này có nghĩa là “nếu thực
phẩm mới, hoặc thành phần của thực phẩm được chứng minh là tương đương thật
với sản phẩm đã có từ trước thì nó có thể được xử lý tương tự như với sản phẩm
đả có về mặt an toàn”.
Để chính xác giá trị tương đương thật thì các xem xét các yếu tố sau:


Sự hiểu biết về cấu thành và đặc tính của sản phẩm .



Sự hiểu biết về đặc tính của các thành phần hoặc tính trạng mới hình thành

từ những thông tin về: kỹ thuật biến nạp ( vectơ, gen đánh dấu), ảnh hưởng thứ
cấp của sự biến đổi, đặc tính của thành phần hoặc tính trạng biểu hiện ở cá thề
mới.


Hiểu biết về sản phẩm/ cá thể mới về thành phần, tính trạng mới ( hàm

lượng các chất, phạm vi biểu hiện của tính trạng mới) so với sản phẩm/ cá thể
theo phương pháp cổ truyền.
Dựa vào việc xem xét các yếu trên thì một thực phẩm mới (hình thành từ sinh
vật có tính trạng mới đã biết rõ đặc tính) được coi là có giá trị tương đương thật
nếu có kết luận rằng thực phẩm mới này không gây hại gì so với thực phẩm cổ
truyền .

Những nguyên lí cơ bản trong việc áp dụng giá trị tương đương thật cho việc
đánh giá thực phẩm từ công nghệ sinh học.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 11


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

- Nếu như một thực phẩm mới hay biến đổi được xác định là tương đương
thật so với một thực phẩm đã tồn tại trước đó thì việc đánh giá về độ an toàn và
dinh dưỡng là không cần thiết.
- Một khi thực phẩm đã được coi là tương đương thật thì được xử lý giống
như thực phẩm được sản xuất theo phương pháp cổ truyền.
- Khi một thực phẩm được xác định không phải là tương được thật thì phải
tập trung vào đánh giá sự khác biệt.
- Khi thực phẩm mới không giống với bất kỳ thực phẩm đã có sẵn nào thì
thực phẩm mới phải được đánh giá dựa trên chính thành phần và đặc tính của nó.

1.4. Xu hướng sử dụng thực phẩm chuyển gen
Phần lớn người tiêu dùng vẫn còn ngần ngại về GMO, tuy nhiên vẫn chấp
nhận việc nghiên cứu và canh tác các GMC. Những cuộc thăm dò gần đây cho
thấy, thái độ người tiêu dùng đã thay đổi, khoảng một nửa người tiêu dùng đã
chấp nhận GMO, đặc biệt là khi lợi ích của người tiêu dùng và môi trường có thể
liên kết với sản phẩm GMO.
Năm 2007, 80% người được phỏng vấn đã không phê phán việc sử dụng GMO
trong nông nghiệp vì lợi ích môi trường. Nhiều người tiêu dùng dường như

không còn lo ngại đến rủi ro tiềm tàng của GMO đối với sức khỏe và không chủ
động lảng tránh các sản phẩm GMO trong khi mua bán.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 12


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

Một cuộc thăm dò ý kiến của các nước EU về việc sử dụng sản phẩm GMO
được tiến hành vào tháng 11-12/2007 được thể hiện như sau:

Theo cuộc điều tra này cho thấy, phần lớn người châu Âu tuyên bố phản đối
việc sử dụng GMO (58%), trong khi có khoảng 21% ủng hộ, còn khoảng trên 9%
nói rằng họ chưa bao giờ nghe nói về GMO. Mức độ phản đối GMO khác nhau ở
các nước. Nước phản đối mãnh mẽ nhất là Slovenia (82%), Cyprus (81%). Nước
ủng hộ cao nhất là Malta và Bồ Đào Nha (28%).
Việc phân tích thành công nhất của cuộc thăm dò này là tìm hiểu được các ý
kiến phản đối hay ủng hộ có liên quan đến mối quan tâm của dân chúng hoặc
thiếu thông tin về việc sử dụng GMO như sau:

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 13


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP


Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

2. Cơ sở nhu cầu về sử dụng thực phẩm biến đổi gen của con người
Con người còn có nhu cầu liên quan đến thực phẩm biến đổi gen :
Đối những người nghèo, những gia đình mà việc được ăn no đối với họ là một
ước mơ quá xa vời thì họ không quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến thực phẩm
nào đó có chuyển gen hay không mà đối với họ lúc này chỉ cần có được thực
phẩm để ăn đã là tốt rồi. Việc thực phẩm chuyển gen ra đời với những ưu việt
của nó sẽ cho họ có được cơ hội tiếp cận.
Nhu cầu về các loại thực phẩm chức năng: các loại thực phẩm này có sự đóng
góp rất nhiều của thực phẩm biến đổi gen: các thực phẩm giúp sáng mắt, thực
phẩm cho người bị bệnh tiểu đường…
Các nhà sản xuất và người nông dân luôn mong muốn tạo ra các loại cây con
lớn nhanh, kháng bệnh tật, hiệu quả kinh tế cao và cho nhiều lợi nhuận. Công
nghệ biến đổi gen sẽ giúp mang lại cho người dân thêm sự lựa chọn trồng các
loại cây trồng nông nghiệp kháng sâu và côn trùng bên cạnh các loại cây thông
thường và cây lai.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 14


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

3. Cơ sở công nghệ sinh học
Thực phẩm chuyển gen được tạo ra chủ yếu từ thực vật và động vật , trong đó

có trên 98% số lượng sinh vật chuyển gen đã được đưa vào môi trường là thực
vật chuyển gen.Việc tìm hiểu rõ công nghệ chuyển gen động - thực vật sẽ giúp
chúng ta có thêm cơ sở đề nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về thực phẩm chuyển
gen.

3.1.

Công nghệ chuyển gen thực vật

3.1.1. Một số nguyên tắc sinh học khi tiến hành chuyển gen ở thực vật
Khi đặt ra mục đích và thực hiện thí nghiệm chuyển gen cần chú ý một số vấn
đề sinh học ảnh hưởng đến quá trình chuyển gen như sau:
- Không phải toàn bộ tế bào đều thể hiện tính toàn năng (totipotency).
- Các cây khác nhau có phản ứng không giống nhau với sự xâm nhập của một
gen
- Cây biến nạp chỉ có thể tái sinh từ các tế bào có khả năng tái sinh và khả năng
thu nhận gen biến nạp vào genome.
- Mô thực vật là hỗn hợp các quần thể tế bào có khả năng khác nhau. Cần xem
xét một số vấn đề như: chỉ có một số ít tế bào có khả năng biến nạp và tái sinh cây.
Ở các tế bào khác có hai trường hợp có thể xảy ra: một số tế bào nếu được tạo
điều kiện phù hợp thì trở nên có khả năng, một số khác hoàn toàn không có khả
năng biến nạp và tái sinh cây.
- Thành phần của các quần thể tế bào được xác định bởi loài, kiểu gen, từng
cơ quan, từng giai đoạn phát triển của mô và cơ quan.
- Thành tế bào ngăn cản sự xâm nhập của DNA ngoại lai. Vì thế, cho đến nay
chỉ có thể chuyển gen vào tế bào có thành cellulose thông qua Agrobacterium,
virus và bắn gen hoặc phải phá bt thành tế bào để chuyển gen bằng phương pháp
xung điện, siêu âm và vi tiêm.
- Khả năng xâm nhập ổn định của gen vào genome không tỷ lệ với sự biểu hiện
tạm thời của gen.


GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 15


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

- Các DNA (trừ virus) khi xâm nhập vào genome của tế bào vật chủ chưa đảm
bảo là đã liên kết ổn định với genome.
- Các DNA (trừ virus) không chuyển từ tế bào này sang tế bào kia, nó chỉ ở nơi
mà nó được đưa vào.
- Trong khi đó, DNA của virus khi xâm nhập vào genom cây chủ lại không
liên kết với genome mà chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ngoại trừ mô phân
sinh (meristem).
3.1.2. Phản ứng của tế bào với quá trình chuyển gen
Mục đích chính của chuyển gen là đưa một đoạn DNA ngoại lai vào genome
của tế bào vật chủ có khả năng tái sinh cây và biểu hiện ổn định tính trạng mới.
Nếu quá trình biến nạp xảy ra mà tế bào không tái sinh được thành cây, hoặc sự tái
sinh diễn ra mà không kèm theo sự biến nạp thì thí nghiệm biến nạp chưa thành
công.
Ở rất nhiều loài thực vật, điều khó khăn là phải xác định cho được kiểu tế bào
nào trong cây có khả năng tiếp nhận sự biến nạp. Hạt phấn hay tế bào noãn sau khi
được biến nạp có thể được dùng để tạo ra cây biến nạp hoàn toàn, thông qua quá
trình thụ tinh bình thường.Hạt phấn thường được coi là nguyên liệu lý tưởng để
gây biến nạp. Trong khi đó, việc biến nạp gen vào hợp tử in vivo hay in vitro lại
gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, người ta thường phải kết hợp với kỹ
thuật cứu phôi. Việc biến nạp gen đối với các tế bào đơn của các mô phức tạp như

phôi hay mô phân sinh thường cho ra những cây khảm.
Từ nhiều thập kỷ qua người ta đã biết rằng, tính toàn thể của tế bào thực vật đã tạo
điều kiện cho sự tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro qua quá trình phát sinh cơ quan
(hình thành chồi) hay phát sinh phôi. Các chồi bất định hay phôi được hình thành từ
các tế bào đơn được hoạt hóa là những bộ phận dễ dàng tiếp nhận sự biến nạp và
có khả năng cho những cây biến nạp hoàn chỉnh (không có tính khảm).
3.1.3. Các bước cơ bản của chuyển gen
Từ khi người ta khám phá ra rằng các thí nghiệm chuyển gen có thể thực hiện
nhờ một loại vi khuẩn đất Agrobacterium tumefaciens, thì các nhà khoa học tin
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 16


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

rằng Agrobacterium có thể chuyển gen vào tất cả các cây trồng. Nhưng sau đó
kết quả thực tế cho thấy chuyển gen bằng Agrobacterium không thể thực hiện được
trên cây ngũ cốc (một lá mầm) vì thế hàng loạt kỹ thuật chuyển gen khác đã được
phát triển đó là các kỹ thuật chuyển gen trực tiếp nhưbắn

gen

bằng

vi đạn

(bombardement/gene gun), vi tiêm (microinjection), xung điện (electroporation),

silicon carbide, điện di (electrophoresis), siêu âm (ultrasonic), chuyển gen qua
ống phấn (pollentube)... Đến nay, nhờ cải tiến các vector chuyển gen nên kỹ thuật
chuyển bằng A. tumefaciens đã thành công cả ở cây ngũ cốc đặc biệt là lúa. Kỹ
thuật này trở thành một kỹ thuật đầy triển vọng đối với việc chuyển gen ở thực vật.
Quá trình chuyển gen được thực hiện qua các bước sau :
- Xác định gen liên quan đến tính trạng cần quan tâm.
- Phân lập gen (PCR hoặc sàng lọc từ thư viện cDNA hoặc từ thư viện
genomic DNA).
- Gắn gen vào vector biểu hiện (expression vector) để biến nạp.
- Biến nạp vào E. coli.
- Tách chiết DNA plasmid
- Biến nạp vào mô hoặc tế bào thực vật bằng một trong các phương pháp
khác nhau đã kể trên.
- Chọn lọc các thể biến nạp trên môi trường chọn lọc.
- Tái sinh cây biến nạp.
- Phân tích để xác nhận cá thể chuyển gen (PCR hoặc Southern blot) và đánh
giá mức độ biểu hiện của chúng (Northern blot, Western blot, ELISA hoặc
các thử nghiệm in vivo khác...).

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 17


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

Công nghệ chuyển gen thực vật
Nguyên liệu để thực hiện sự biến nạp là các tế bào thực vật riêng lẻ, các mô

hoặc cây hoàn chỉnh.
Cản trở lớn nhất của sự tiếp nhận DNA ở phần lớn sinh vật là thành tế bào.
muốn làm mất thành tế bào thực vật người ta thường sử dụng enzyme và dưới
những điều kiện thích hợp người ta có thể tạo ra tế bào trần, tế bào trần tiếp nhận
DNA nói chung dễ dàng. Chẳng hạn sử dụng phương pháp xung điện, ở đây tế bào
được đặt ở trong một xung điện ngắn, xung điện này có thể làm xuất hiện những lỗ
tạm thời ở trên màng tế bào, những phân tử DNA có thể đi vào bên trong tế bào.
Sau khi biến nạp người ta tách những enzyme phân giải và để cho tế bào phát triển,
thành tế bào mới được tạo nên. Các tế bào biến nạp này được nuôi cấy trên các
môi trường nhân tạo thích hợp cùng với các chất kích thích sinh trưởng để tạo
nên cây hoàn chỉnh. fau đó bằng các phương pháp phân tích genome như PCR,
Southern blot, Northern blot được thực hiện để tìm ra chính xác những cây biến
đổi gen.
Bên cạnh các phương pháp biến nạp Agrobacterium hoặc xung điện, hiện nay có
hai phương pháp khác cũng thường được sử dụng để đưa DNA vào trong tế bào.
Phương pháp thứ nhất là vi tiêm: với một cái pipet rất nht người ta có thể đưa các
phân tử DNA trực tiếp vào nhân tế bào mà người ta muốn biến nạp. Phương pháp
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 18


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

này đầu tiên chỉ được sử dụng ở tế bào động vật, nhưng sau này người ta đã sử
dụng cho tế bào thực vật. Phương pháp thứ hai là bắn vào tế bào các vi đạn
(microprojectile), thường bằng vàng hoặc wolfram, được bao bọc bởi DNA.
Phương pháp này được gọi là phi sinh học và được sử dụng thành công ở nhiều

loại tế bào khác nhau.
Ở động - thực vật chuyển gen, sản phẩm cuối cùng thường không phải là tế
bào biến nạp, mà là một cơ thể biến nạp hoàn toàn.
Tuy nhiên, tái sinh cây một lá mầm như ngũ cốc và các loại cỏ khác cũng gặp
một vài khó khăn. Từ một tế bào biến nạp duy nhất người ta có thể tạo ra một cây
chuyển gen, trong đó mỗi tế bào mang DNA ngoại lai và tiếp tục chuyển cho thế hệ
sau sau khi nở hoa và tạo hạt.

3.2.

Các bước tạo động vật chuyển gen

Thông qua chuyển gen, ADN cho một loại protein hay dược phẩm nào đó có
thể chuyển vào động vật để sản xuất một số lượng lớn dược phẩm nào đó, bao
gồm:
3.2.1. Xác định, đánh giá và phân lập gen mong muốn.
Để bắt đầu chuyển gen, chúng ta phải xác định gen cần chuyển, đặc tính mong
muốn là gì và gen điều khiển tính trạng đó là gen nào, nằm ở đâu trong hệ gen
của vật cho. Ví dụ, với mục đích sản xuất protein hemoglobin của người vào lợn,
người ta phải xác định tính trạng cần chuyển là protein hemoglobin ở người, tiếp
theo, người ta phải xác định gen tổng hợp lên hemoglobin là gen nào, trình tự gen
đó là gì và sau đó là phải phân lập được gen đó. Mục đích là tìm được gen cấu
trúc của tính trạng mình mong muốn.
Để một gen hoạt động được thì nó cần phải có gen chỉ huy, gen khởi động,
gen điều hoà, gen cấu trúc. Vùng điều hoà có chiều dài khoảng 100 bp kết hợp
với các nhân tố điều hoà cis- hoặc trans- để tham gia vào quá trình phiên mã, để
khởi động hoặc kết thúc quá trình phiên mã của một gen.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy


Trang 19


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

Để tìm được gen cấu trúc người ta có thể đi từ nhiều hướng khác nhau như từ
ADN nhân, hoặc các sản phẩm biểu hiện của nó là từ ARN thông tin (mARN)
hoặc từ protein.
Khi tìm được một gen cấu trúc cần thiết rồi, người ta cần phân phân lập gen
cấu trúc đó và kết hợp với một promotor đã được xác định để tạo ra một tổ hợp
gen cấu trúc và promotor. Đoạn gen cấu trúc trong tổ hợp này có thể được phân
lập trực tiếp từ ADN của hệ gen, nó bao gồm cả vùng intron và vùng exon do vậy
kích thước của nó khá dài. Gen cần chuyển có thể được tổng hợp từ mARN để
tạo ra cADN. Kích thước đoạn cADN ngắn hơn nhiều so với kích thước đoạn gen
phân lập tử ADN hệ gen, do trong mARN chỉ có đoạn mang mã (exon). Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều tác giả thì hiệu quả chuyển gen từ ADN hệ
gen cao hơn nhiều so với chuyển gen từ cADN.

Hình 1. So sánh 2 loại ADN đích có thể được sử dụng trong chuyển gen vào
phôi non.
3.2.2. Thiết kế và biểu hiện gen vào vật mang.
a) Các loại vật mang (nhân tố chuyển gen)
Vật mang là những yếu tố cần thiết cho việc đưa các gen muốn chuyển từ thể
cho sang thể nhận. Tuỳ theo cấu trúc gen cần chuyển mà yêu cầu các loại vật
mang khác nhau. Vật mang chủ yếu là các vector sinh học, đó là một đoạn phân
tử acid nucleic thường có dạng vòng, mang nhiều đặc tính trong đó có khả năng
xâm nhập vào tế bào vật chủ và mượn bộ máy của tế bào vật chủ để tạo ra nhiều
bản sao giống hệt ban đầu.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 20


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

Các loại vector dùng trong kỹ thuật chuyển gen là: Plasmid ( nhóm plasmid tự
nhiên, plasmid nhân tạo..), phage, cosmide, virus của eukaryote (SV40,
adenovirus, retrovirus, herpes virus..), nhiễm sắc thể nhân tạo của nấm men và
động vật có vú.
Các đặc tính cần thiết của một vector:
- Có khả năng sao chép tích cực và độc lập trong tế bào vật chủ;
- Vector phải có kích thước càng nhỏ càng tốt để thu nhận ADN ngoại lai có
kích thước tối đa;
- Vector phải cho phép phát hiện dễ dàng so với tế bào không mang vector
này (thường là kháng kháng sinh hoặc sản sinh enzyme β-gallactosidase);
- Vector phải có khả năng tồn tại trong tế bào chủ trong nhiều thế hệ;
- Vector phải có vị trí nhận biết duy nhất (tồn tại vị trí cho mỗi enzyme giới
hạn, càng nhiều loại enzyme càng tốt).
a) Chuyển gen vào vật mang

Sau khi đã tạo được tổ hợp gen biểu hiện, chèn tổ hợp này vào vector thích
hợp có thể là plasmid hoặc phage để tạo dòng trong tế bào vi khuẩn. Sự chuyển
nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn có thể được kiểm tra bằng cách nuôi cấy vi
khuẩn trong môi trường chọn lọc sử dụng kháng sinh tương ứng với gen kháng
kháng sinh có trong plasmid đó. Số lượng tổ hợp gen chuyển và plasmid sẽ được
khuếch đại lên theo sự phân chia của tế bào vi khuẩn. Hàng triệu plasmid sẽ được

tách khỏi vi khuẩn và đoạn gen mong muốn sẽ dược cắt khỏi plasmid bằng
enzyme giới hạn. Sau khi cắt khỏi plasmid, tổ hợp gen biểu hiện có thể thu lại
được bằng cách thôi gel sau khi điện di.
Tổ hợp plasmid mang gen chuyển cũng được biến nạp vào tế bào eukaryote
nuôi cấy để đánh giá sự biểu hiện của gen. Đoạn gen ngoại lai sau khi tinh sạch
từ gel agarose được hoà tan trong đèm chuyên dùng cho vi tiêm (đệm TRISEDTA). Dung dịch ADN dùng cho vi tiêm có nồng độ từ l-5 mg/ml.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 21


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

3.2.3. Thu nhận tế bào nhận.
Ở động vật có vú thì giai đoạn biến nạp gen thích hợp nhất là trứng ở giai
đoạn tiền nhân (pronucleus), giai đoạn mà nhân của tinh trùng và trứng chưa
dung hợp với nhau. Ở giai đoạn này tổ hợp gen lạ có cơ hội xâm nhập vào hệ gen
của động vật nhờ sự tái tổ hợp ADN của tinh trùng và của trứng. Do tế bào phôi
chưa phân chia và phân hóa nên tổ hợp gen lạ được biến nạp vào giai đoạn này sẽ
có mặt ở tất cả các tế bào kể cả tế bào sinh sản của động vật trưởng thành sau
này. Đối với động vật có vú, trứng chín được thu nhận bằng phương pháp sử
dụng kích dục tố để gây siêu bài noãn theo chương trình đã được xây dựng cho
mỗi loài hoặc bằng phương pháp nuôi cấy trứng trong ống nghiệm (in-vitro). Sau
đó thụ tinh nhân tạo để tạo ra trứng tiền nhân.
3.2.4. Chuyển vật mang vào tế bào nhận.
Tổ hợp gen ngoại lai có thể được chuyển vào tế bào nhận theo nhiều cách khác
nhau như, các phương pháp chính bao gồm:

Vi tiêm (microinjection), là một phương pháp sử dụng các thiết bị vi thao tác
cực nhạy với vi kim được thực hiện dưới kính hiển vi để tiêm một đoạn ADN
trong dịch tiêm vào phôi non của động vật.
Chuyển gen bằng sử dụng tế bào gốc(stem cell). Các tế bào phôi ở giai đoạn
16-32 tế bào là các tế bào đa năng (totipotent) nghĩa là có thể phân hóa thành bất
kỳ loại mô nào. Người ta đã tiến hành nuôi cấy và biến nạp gen vào những tế bào
này bằng cách nhiễm với vector virus. Sau khi chọn ra những tế bào đã được biến
nạp gen lạ người ta đưa nó vào phôi khác ở giai đoạn phôi nang để tạo ra động
vật chuyển gen thể khảm. Tỉ lệ các phôi sống sót sau thao tác là khá cao (80%),
trong số đó 90% biểu hiện tính trạng mới. Tiếp theo, người ta lai tạo qua các đời
để thu được động vật đồng hợp tử về các tính trạng mà ta chuyển vào.
Chuyển gen bằng súng bắn gen (gene gun), là biện pháp chuyển gen xuất
hiện cuối những năm 1980. Biện pháp này sử dụng các hạt bụi volfram hoặc bụi
vàng trộn lẫn ADN (tổ hợp gen cần chuyển) và bắn vào khối mô, tổ chức cần
nhận nhờ áp lực khí helium (3500 psi). Đây là biện pháp chuyển gen có nhiều ưu
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 22


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

điểm và hiệu quả, ở Việt nam đã có một số cơ quan nghiên cứu áp dụng kỹ thuật
này như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh học nhưng kỹ thuật
này chỉ chủ yếu tiến hành đối với mô thực vật
Phương pháp xung điện (electroporation). Phương pháp này tạo cho các
màng sinh học dễ thấm và dễ dung hợp nhờ sự kích thích của điện trường, Một
yếu tố khác đó là, xung điện tạo ra những lỗ thủng nhỏ trên bề mặt của màng tế

bào, nhờ vậy rất nhiều loại plasmid có thể chuyển qua được. Phương pháp này có
hiệu quả cao, phù hợp cho việc biến nạp với số lượng lớn tế bào. Tuy nhiên tỷ lệ
tế bào chết cũng khá nhieù và một một loại tế bào cũng cần đòi hỏi biện pháp
tiền xử lý thích hợp.

Qua trung gian virus(virus mediated): là biện pháp chuyển gen khá đặc
hiệu để chuyển gen vào đối tượng nhận. Nguyên lý của phương pháp này khá
đơn giản. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, virus thường chuyển một đoạn
gen cỉa nó vào tế bào chủ và bắt tế bào chủ phải tổng hợp nguyên vật liệu cho
nó. Phương pháp này mở ra một triển vọng cũng như là một thách thức đối
với khoa học để điều khiển và lợi dụng các đặc điểm có lợi để sửa chữa
khuyết tật di truyền trong liệu pháp gen. Chuyển gen sử dụng trung gian virus
(retrovirus- là loại virus không gây bệnh) có lợi thế là không làm thay đổi hoạt
động của gen cũ của cơ thể nhưng gây nên mối nghi ngại việc tạo ra virus
mới, lan truyền các thành phần của virus để tạo ra một loại virus mạnh hơn,
nguy hiểm hơn.
Chuyển qua trung gian tinh trùng (sperm mediated), là một phương
pháp chuyển gen sử dụng tinh trùng ủ với liposome có chứa ADN plasmide và
dùng thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện khá thành công ở
thỏ. Phương pháp này cũng đang được nghiên cứu và áp dụng đối với chuyển
gen ở lợn, nhằm tạo ra nguồn cơ quan, tổ chức phục vụ cho cấy ghép.
3.2.5. Phân tích hiệu quả của việc chuyển gen.
Để khẳng định động vật có được chuyển gen lạ vào hay không người ta phải
kiểm tra xem gen lạ có xâm nhập vào được bộ máy di truyền của động vật và có
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 23


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP


Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

biểu hiện được hay không. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức,
các phương pháp xác định bao gồm: Phương pháp nhân gen , phương pháp
Southern blot, phương pháp Dot blot và slot blot. Các phương pháp phát hiện
mRNA. Các phương pháp phát hiện protein.
3.2.6. Tạo dòng động vật chuyển gen
Động vật chuyển gen có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu để tạo
dòng động vật chuyển gen. Con vật mới được tạo ra gọi là F0 (foundation animal)
khi có những biểu hiện gen được chuyển. Lai ghép để nhân lên dòng chuyển gen
có gen chuyển ở một vị trí (locus) nào đó) và là đồng hợp tử. Thông thường, khi
chuyển gen thì kết quả ban đầu sẽ là gen được chuyển vào nhiều vị trí trong hệ
gen và ở trạng thái dị hợp tử và cũng không thể điều khiển được số lượng vị trí
kết hợp. Các vị trí kết hợp khác nhau có những biểu hiện khác nhau, nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng, có sự khác biệt đáng kể giữa các con của thế hệ sau
của động vật chuyển gen. Và hy vọng rằng, sự di truyền các gen đó tuân theo các
định luật Menden.
Việc phân tích hiệu quả của việc chuyển gen ngoài việc kiểm tra đánh giá xem
một gen nào đó đã được chuyển vào động thực vật hay chưa, được biểu hiện hay
chưa mà còn có tác dụng trong công tác kiểm soát việc gián nhãn của các mặt
hàng chuyển gen của các quốc gia. (Xem coi tỷ lệ chuyển gen có được ghi đúng
như trên bao bì hay không).
Trong công nghệ chuyển gen động, thực vật những tác động có thể ảnh hưởng
đến chất lượng của thực phẩm biến đổi gen:
- Vectơ chuyển gen, gen đánh dấu ( có thể chính gen đánh dấu của vectơ
chuyển gen là tác nhân gây dị ứng ).
- Quá trình phân lập gen ( gen chuyển có thể là tác nhân không có lợi / gây
hại cho tế bào nhận ).
- Quá trình dung nạp vectơ chuyển gen ( liên quan đến mức độ biểu hiện của

gen cần chuyển).
GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 24


Bài tiểu luận học phần VS – ATTP

Phạm Xuân Bằng – Trần Văn Toản – Sinh 4A

4. Tình hình sản xuất và sử dụng thực phẩm chuyển gen
4.1. Trên thế giới
Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những
thành tựu to lớn cho loài người. Trong 13 năm, từ 1996 đến 2008, số nước trồng
GMC đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa
GMC vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn cầu và gia tăng
đáng kể tổng diện tích trồng GMC trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha
năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008). Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng
GMC trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt 800 triệu ha. Năm 2008, số nước
đang phát triển canh tác GMC đã vượt số nước phát triển trồng loại cây này (15
nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu hướng này sẽ tiếp
tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng GMC lên 40 vào năm
2015.

GVHD: TS. Trần Thanh Thủy

Trang 25



×