Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------   ------

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Phan Hữu Tôn
TS. Vũ Thị Đào
Khoa Công nghệ sinh học
Trường ĐHNN HN
Sinh viên thực hiện : Đỗ Đức Trọng
Lớp
: CNSH - K51

“Khóa luận đệ trình Khoa CNSH, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội là một phần yêu cầu
của trình độ đại học ngành Công nghệ sinh học".

HÀ NỘI - 2010


LỜI CẢM ƠN

2



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................5
DANH MỤC BẢNG................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................7
TÓM TẮT................................................................................................................8
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................................2
1.2.1 Mục đích................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................................3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
2.1. Giới thiệu chung về cây có múi...................................................................................4
2.1.1. Tình hình chung về cây có múi............................................................................4
2.1.2 Đặc điểm thực vật :...............................................................................................5
2.1.3. Nhu cầu sinh thái..................................................................................................6
2.1.4. Sự phân hoá (differentiation)...............................................................................7
2.1.5. Sự ra hoa và đậu trái.............................................................................................8
2.1.6. Sự rụng trái non..................................................................................................10
2.1.7. Sự phát triển trái.................................................................................................12
2.2.....................................................................................................................................13
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới.....................................13
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở Việt Nam......................................13
2.3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây ăn quả có múi17
2.3.1. Sơ lược lịch sử chọn tạo giống cây ăn quả có múi.............................................17
2.3.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây ăn quả có múi trên thế
giới................................................................................................................................20
2.3.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây ăn quả có múi ở Việt

Nam..............................................................................................................................21
2.3.4. Ứng dụng của công nghệ nuôi cấy mô tế bào ở Việt Nam.................................23

PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................25
3.1 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................25
3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................25
3.3. Vật liệu......................................................................................................................25
3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................................25
3.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25
3.6. Phương pháp tiến hành..............................................................................................27

PHẦN IV: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................28

3


4.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................28
4.2. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................28
4.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................28
4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................................33
4.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất khử trùng hạt giống đến tỷ
lệ nhiễm khuẩn.............................................................................................................33
4.4.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới khả năng
tạo chồi.........................................................................................................................37
4.4.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào
môi trường đến hệ ố nhân chồi.....................................................................................41

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................46
5.1 Kết luận......................................................................................................................46
5.2 Đề nghị.......................................................................................................................46


TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................47

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A, T, G, C
ADN
ARN
bp
CCV
CEFAS
CHV
CNGV
CPE
CyHV-1
CyHV-2
EDTA
ELISA
EU
FAO
IFAT
kbp
KF-1
KHV
KHVD
LB
MCS
NCBI

OATA
OIE
orf
PCR
SVC
TAE
TE
tk
VAC

Adenine, Thymine, Guanine, Cytosine
Acid deoxyribonucleic
Acid Ribonucleic
base pair
Chanel catfish virus
Center for Environment, Fisheries & Aquaculture Science
cyprinid herpesvirus
carp nephritis and gill necrosis virus
Cytopathogenic effect
Cyprinid herpesvirus-1
Cyprinid herpesvirus-2
ethylene diamine tetraacetic acid
enzyme-linked immunosorbent assay
European Union
Food and Agriculture Organization
Indirect fluoescent antibody test
kilo base pair
koi fin
Koi herpesvirus
Koi herpesvirus disease

Luria-Bertani
multiple cloning site
National Center for Biotechnology Information
Ornamental Aquatic Trade Association
Office International des Epizooties (The World Organisation for Animal Health)
open reading frame
Polymerase Chain Reaction
Spring Viraemia of Carp
Tris Acetic EDTA
Tris EDTA
thyamidine kinase
Vườn-Ao-Chuồng

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Đo kết quả nhiễm ở cây Cam 14 ngày tuổi.............................................33
Bảng 2: Đo chiều cao Cam Vinh 28 ngày tuổi.....................................................34
Bảng 3: Đo nhiễm khuẩn của cây Cam sau 5 ngày cấy.......................................38
Bảng 4: Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới khả năng tạo chồi
ở Cam Vinh..........................................................................................................38
Bảng 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào môi
trường đến hệ ố nhân chồi....................................................................................41
Bảng 6: Ảnh hưởng của BAP và IAA đến khả năng tái sinh chồi ở Cam Vinh. .44

6


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hoa một số loại cây có múi: a) Cam Sành; b) Chanh Tàu....................6
Hình 2: Hoa Cam Vinh: a) Bông không có lá; b) bông có lá...........................11
Hình 3: Sự rụng trái non trên Cam Vinh giai đoạn 20 ngày sau khi đậu trái...11
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm số hạt reo sau 2 tuần tuổi............................................34
Biểu đồ 2. Chiều cao cây trung bình sau 28 ngày tuổi.....................................35
Biểu đồ 3. Tỷ lệ nảy mầm của cây sau 14 ngày theo dõi.................................35
Hình 4: ảnh hưởng của hóa chất khử trùng hạt giống
..........................................................................................................................36
Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới hệ số nhân chồi
sau 8 tuần..........................................................................................................39
Hình 5. Ảnh hưởng của nguồn vật liệu epicotyl..............................................40
Hình 6. Vật liệu epicoyyl tạo chồi khỏe và sinh trưởng tốt.............................40
Biểu đồ 5. Ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào môi trường đến
hệ số nhân chồi.................................................................................................42
Hình 7. Ảnh hưởng của MT nền + 3mg/l BAP đến khả năng hình thành chồi 42
Hình 8. Ảnh hưởng của MT nền + 0,5mg/l BA đến khả năng hình thành chồi
..........................................................................................................................43

7


TÓM TẮT

8


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cam là cây ăn quả cao cấp có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong

thành phần quả thịt có hứa 6 - 12% là đường (chủ yếu là đường saccaroza) và hàm
lượng vitamin từ 40 - 90mg/100g tươi ,các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2 % ,trong đó có
nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm .
Quả cam dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát và chứa bệnh rất tốt. Tinh
dầu cất từ vỏ quả, lá, hoa được dung trong công nghiệp thực phẩm và chế mỹ
phẩm .Trồng cam chóng cho thu quả và lãi suất cao hơn nhiều loại cây ăn quả khác.
Ở nước ta,1 ha cam có thời kỳ khoảng 8 năm tuổi sẽ cho năng suất trung bình là 16
tấn/1ha, lãi thuần đạt được chừng 10 - 12 triệu đồng/1 năm ,những năm về sau năng
suất trung bình tăng ,có thể lên tới 50 - 60 tấn/năm thu được 40 - 50 triệu đồng/1 ha.
Cây cam có thể sống và cho thu hoặch quả trong vòng 25-30 năm .Nếu ở
điều kiện đất tốt , điều kiện thâm canh cao ,khí hậu thích hợp ,tuổi thọ của cây cam
có thể kéo dài 50-100 năm. Theo thống kê năm 1990 diện tích trồng cam ở nước ta
ước tính gần 19000 ha, sản lượng 119000 tấn quả. Trong đó các tỉnh phía nam có
sản lượng lớn hơn còn các tỉnh phía bắc lại cho chất lượng cao hơn .
Nước ta nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có múi
(Võ Văn Chi, 1997; Phạm Hoàng Hộ, 1992). Nhưng tính bình quân lượng tiêu thụ
quả có múi/đầu người mới đạt khoảng 5,0 kg/năm (Tổng cục thống kê, 2000), con
số này quá thấp so với tiêu thụ bình quân trên thế giới và ở các nước EU. Mỗi năm
nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cam quýt từ nước ngoài. Để đạt mức tiêu
thụ quả có múi trung bình trên thế giới trong 10 năm tới, nước ta phải sản xuất thêm
khoảng 800.000 đến 900.000 tấn mỗi năm, hay phải mở rộng thêm khoảng 40.000
ha trồng mới cây ăn quả có múi, trong đó chủ yếu là cam, bưởi, quýt với năng suất
trung bình phải đạt trên 20 tấn/ha. Muốn mở rộng diện tích ở quy mô trên, sản xuất
cần khoảng 20 triệu cây giống tốt, sạch bệnh. Sản xuất cây ăn quả có múi ở nước ta

1


tăng nhanh, nhưng còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và chất lượng giống và
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường về ăn tươi và chế biến.

Chọn giống truyền thống có những hạn chế như giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng của cây kéo dài, thường xảy ra không tương hợp cùng loài và khác loài, hiện
tượng đa phôi… Kỹ thuật phổ biến là ghép làm giảm giai đoạn này nhưng không
phải luôn cho kết quả mong muốn. Các đặc tính này làm cho công tác chọn giống
và nhân giống truyền thống ở cam quýt khó, tốn kém và thời gian kéo dài. Một
trong các hướng quan trọng để tạo được nguồn giống sạch bệnh là sử dụng công
nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật và vi ghép. Cây tái sinh in vitro là nguồn vật liệu
quan trọng cho tạo giống không hạt và là vật liệu cho nghiên cứu chuyển gen trong
tương lai. Ở nước ta hiện nay có nhiều giống địa phương có chất lượng cao như
bưởi Năm Roi, Phú Trạch, Da xanh, Đoan Hùng, Diễn và nhiều giống cam quýt
khác đang trồng như cam Sành (Hà giang, Tuyên Quang), cam Xã đoài (Nghệ An),
cam Vân du (Thanh hoá); quýt vàng vỏ giòn, quýt chum (Hà giang)... Tuy nhiên,
các giống này phần lớn đều có nhiều hạt đã làm giảm chất lượng quả và khó có thể
xuất khẩu ra một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, vì thế cần
thiết phải tìm cách làm cho quả của các giống này không hoặc có ít hạt. Ngày nay,
công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô tế bào
đã trở thành công cụ hữu hiệu và đắc lực trong việc tạo ra nguồn giống sạch bệnh
với số lượng lớn, chất lượng cao. Để tạo được giống vô phối không hạt trên cơ sở
các giống cam quýt đặc sản của nước ta thì cần phải sử dụng công nghệ chuyển gen
trong đó khâu nhân nhanh in vitro là một việc hết sức quan trong quyết định thành
công chuyển gen hay không nhằm tạo ra nguồn cây giống sạch bệnh với hệ số nhân
cao. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng quy trình nuôi cấy
mô cây cam”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định được giống Cam tạo ra cây vô phối, tạo ra cây tạo quả ít hạt hoặc
không hạt.

2



Xác định được kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào in vitro ở cây cam.
Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam làm cơ sở cho tạo nguồn mẫu ban
đầu và nhân nhanh mẫu.
1.2.2. Yêu cầu
Tìm ra môi trường khử trùng hạt giống tối ưu.
Tìm ra bộ phận nuôi cấy tối ưu trên môi trường rắn.
Tìm ra môi trường tái sinh cây tối ưu.
Xác định được ảnh hưởng của một số loại hoocmon tới khả năng tái sinh.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây có múi
2.1.1. Tình hình chung về cây có múi
Cây ăn quả có múi được trồng từ thời cổ xưa nên rất khó xác định được trung
tâm phát sinh cụ thể của chúng (Đỗ Năng Vịnh, 2008). Chúng bao gồm rất nhiều
loài như cam ngọt, cam chua, chanh, quýt, bưởi và vô số con lai tự nhiên giữa
chúng.
Nước ta được xem là một trong những trung tâm phát sinh đa dạng sinh học
của cây có múi, 11 loài gồm nhiều giống khác nhau đã được sưu tập. Ví dụ ở miền
Bắc Việt Nam có: Citrus Sinensis, C. limon, C. aurantifolia, C. aurantium, C.
jabihsi, C. reticulate, C. grandis, C. paradise, C. medica, C. Sinensis × C.
reticulate, Citrus sp. (Đỗ Đình Ca, 1996). Tuy nhiên việc phân loại cây ăn quả có
múi rất phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Theo Võ Văn Chi (1997) và Phạm Hoàng
Hộ (1992), các loài thuộc chi Citrus ở nước ta có thể phân loại như sau:
TT Tên loài


Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

Citrus aurantifolia Swingle

Chanh, chanh ta

Acid lime

2

Citrus aurantium L.

Cam chua, cam đắng

Sour orange

3

Citrus grandis (L.) Osbeck

Bưởi

Shaddock,
Pummelo,
Pamplemuosse,
Grapefruit


4

Citrus hystrix DC

Chấp, trúc, chanh xác

5

Citrus japonica Thunb = Quất
Fortunella japonica

6

Citrus limonia

Chanh tây, chanh kiên

7

Citrus medica (L.)

Thanh yên

4

Lemon


8


Citrus sarcodactylis Noot

Phật thủ

9

Citrus paradise Macf.

Bưởi chum, bưởi đẳng

10

Citrus reticulate Blanco

Quýt

Mandarin

11

Citrus sinensis osbeck

Cam

Orange

2.1.2 Đặc điểm thực vật :
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là hoa
lưỡng tính. Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ phấn, tuy nhiên cũng có thể có loài

thụ phấn chéo như một số loài quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng
trái sẽ có nhiều hạt.
Sự phân hoá và kích thích ra hoa:
Sự kích thích mầm hoa bắt đầu với sự dừng sinh trưởng dinh dưỡng trong
thời gian nghỉ đông ở vùng Á nhiệt đới hoặc trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt
đới. Nói chung, trên cây trưởng thành, sự sinh trưởng của chồi dừng và tỷ lệ sinh
trưởng của rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ xuống chưa đến 12,5 0C.
Trong thời gian sinh trưởng này mầm phát triển khả năng ra hoa. Do đó, sự kích
thích ra hoa bao hàm sự kiện trực tiếp chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang ra
hoa (Davenport, 1990). Davenport (1990) và Garcia-Luis và ctv. (1992) cho rằng sự
tượng mầm hoa có thể xảy ra trước sự kích thích nhưng những bằng chứng về vấn
đề nầy còn giới hạn. Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố kích thích đầu tiên,
trong đó nhiệt độ thấp là yếu tố đầu tiên ở vùng Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu
tố kích thích ra hoa cho cam quýt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ dưới 25 0C trong nhiều
tuần lễ là yêu cầu kích thích mầm hoa (Inoue, 1990). Ngưỡng nhiệt độ thấp cảm
ứng ra hoa là 190C trong vài tuần và ngưỡng tối thấp là 9,4 0C. Số hoa sản suất tỉ lệ
với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn. Nhiệt độ càng thấp hay sự khô
hạn càng khắc nghiệt tỉ lệ ra hoa càng cao. Ngoài ra, tỉ lệ phát hoa có lá hoặc không
lá có liên quan với sự khắc nghiệt của Stress. Điều kiện stress càng khắc nghiệt sẽ
tạo ra nhiều bông không mang lá. Ở ngoài đồng, sự khô hạn dài hơn 30 ngày kích
thích số mầm hoa có ý nghĩa. Mầm hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn

5


nhưng chỉ phát triển nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng (không còn “xiết nước”).
Thường cây sẽ ra hoa sau khi tưới nước 3 - 4 tuần. Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa
đến khi hoa nở thay đổi từng năm. Áp dụng GA3 trong giai đoạn kích thích ra hoa
sẽ ngăn cản sự kích thích và sự ra hoa tiếp theo (Davenport, 1990). Hoa cây có múi
thuộc loại hoa đơn hay hoa chùm, mọc từ nách lá, thường là hoa lưỡng tính.


(a)

(b)
Hình 1: Hoa một số loại cây có múi: a) Cam Sành; b) Chanh Tàu
Hầu hết các loại Cam Quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể có loài thụ phấn
chéo như một số loài Quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có
nhiều hạt.
2.1.3. Nhu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: Cây có múi (cam, quít, bưởi) có thể sống và phát triển được trong
khoảng nhiệt độ 13-380C, thích hợp nhất là 23-290C. Dưới 13 0C cây ngừng sinh
trưởng, dưới âm 50C cây sẽ bị chết.
- Ánh sáng: Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ
ánh sáng thích hợp nhất cho cam quít khoảng 10.000-15.000 lux (tương đương với
ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong mùa nắng).
- Nước: Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra
hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập
nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp,
cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết.
- Đất đai: Cam, quít, bưởi thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày từ
0,5-1 m, đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5-7.
+ Yêu cầu sinh thái

6


- Nhiệt độ : Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°c-39ºc,thích hợp nhất từ
23-29ºc,ngừng sinh trưởng dưới 13ºc và chết -5ºc.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái.Ở ĐBSCL do có nhiệt độ
cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm,vị ngọt,nhưng vỏ có màu sắc không

đẹp.
- Ánh sáng: Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng
thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ
chiều ở Việt Nam)
-Vũ lượng: Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong
năm.
- Đất đai: Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m.Đất thịt
pha,thong thoáng,thoát nước tốt,màu mỡ,độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt.
* Một số giống trồng phổ biến:
- Cam mật: Dạng trái tròn,vỏ dày 3-4mm,màu xanh đến xanh vàng,thịt trái
vàng cam,ngọt đậm,khá nhiều nước.Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái ),trọng
lượng trung bình 20g/trái.
- Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày,sần sùi,thịt trái màu cam,khá nhiều
nước,ngon ngọt nhiều hạt(15 hạt/trái).Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái.
- Quýt Vinh: Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu,khá dể bóc vỏ,thịt trái màu cam hoặc
vàng cam,khá ráo nước,ngọt có pha vị chua,số hạt trên trái nhiều (12-15
hạt/trái),trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái
- Quýt đường: Dạng trái tròn,vỏ mỏng,màu xanh đến xanh vàng,dễ bóc
vỏ,thịt trái màu cam ngọt đậm,số hạt trên trái nhiều ( 7-11 hạt/trái ). Trọng lượng
trái trung bình 150-200g/trái

2.1.4. Sự phân hoá (differentiation)
Mầm hoa bao gồm sự thay đổi về mô học và hình thái học chuyển mô sinh
trưởng dinh dưỡng trở thành một mô phân sinh hoa (Davenport, 1990). Khi mà
mầm đài hoa được hình thành thì mầm hoa sẽ không biến đổi lại thành chồi dinh

7


dưỡng ngay khi xử lý GA3 (Lord và Eckard, 1987). Tình trạng sắp xếp của đỉnh tận

cùng quyết định quá trình tiếp theo và sự xếp đặt của mầm chồi bên. Nếu đỉnh tận
cùng hình thành đài hoa thì mầm chồi bên cũng sẽ hình thành hoa. Nếu đỉnh hình
thành lá thì mầm bên sẽ hình thành gai.
2.1.5. Sự ra hoa và đậu trái
Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi. Trên cành vượt thường
ra bông lá trong khi trên gỗ già thường ra bông không mang lá. Cây còn tơ, ra hoa
chưa ổn định thường ra hoa không tốt như cây trưởng thành.
Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ phấn. Một số loài quýt có đặc tính tự bất thụ là
quýt Clementine, quýt Orlando, Quýt Minneola, quýt Sunburst. Do đó, khi thiết kế
vườn cần chú ý nguồn phấn giúp cho các cây nầy đậu trái. Cây cho phấn thường
được bố trí theo tỉ lệ 3:1 hay 4:2. Côn trùng như ong mật thụ phấn hiệu quả hơn gió.
Một đàn ong có khả năng thụ phấn cho 0,8 ha diện tích trồng cây có múi. Các yếu
tố ảnh hưởng lên sự ra hoa: Các yếu tố quan trọng liên quan đến sự ra hoa trên cây
có múi là: các chất đồng hoá, chất điều hoà sinh trưởng, nhiệt độ, chế độ nước và
dinh dưỡng (Davenport, 1990).
Lý thuyết về các sản phẩm đồng hoá dựa trên kết quả của biện pháp khoanh
cành hay khấc thân đã làm tăng sự kích thích ra hoa, sự đậu trái và hàm lượng tinh
bột trong cành, có lẽ do sự ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm carbohydrate
trong mạch libe đến rễ. Ngược lại, cũng có những nghiên cứu cho rằng không có sự
liên hệ giữa hàm lượng tinh bột trong lá và chồi non với sự ra hoa của cây có múi
(Davenport, 1990). Tuy nhiên hàm lượng carbohydrate trong rễ trong một số trường
hợp có liên quan đến sự ra hoa trên cây quýt ra trái cách năm. Hàm lượng
carbohydrate trong rễ thấp do cây mang trái quá nhiều có ảnh hưởng đến sự ra chồi
và ra hoa.
Vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng lên sự ra hoa của cây có múi cũng
được nghiên cứu (Davenport, 1990). Phun gibberelin lên lá trước khi phân hoá mầm
hoa có thể ức chế sự ra hoa (Monselise và Halevy, 1964). Do đó, sự hiện diện của
gibberellin có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa. Tuy nhiên, những nghiên cứu sự biến

8



động của hàm lượng GA3 nội sinh cho thấy không có sự liên quan có ý nghĩa giữa
GA3 và kiểu chồi sinh trưởng hay sinh sản (Davenport, 1990).
Tình trạng dinh dưỡng của cây có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ra
hoa của cây. Hàm lượng đạm cao trong cây còn tơ có thể kích thích sự sinh trưởng
quá mạnh và sản xuất chồi sinh trưởng hơn là chồi sinh sản. Ngược lại mức độ đạm
thấp thúc đẩy ra hoa nhiều mặc dù sự đậu trái và năng suất thấp. Sự thiếu đạm
nghiêm trọng sẽ sản xuất ít hoa. Do đó, duy trì mức đạm trong lá tối hảo từ 2,52,7% sẽ cho số lượng hoa trung bình nhưng sẽ có sự đậu trái và năng suất cao nhất.
Đạm dạng ammonium có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa thông qua sự điều
chỉnh ammonia và hàm lượng polyamine trong chồi (Lovatt, 1988). Nhiệt độ thấp
và stress do khô hạn làm tăng hàm lượng ammonium trong lá và sự ra hoa. Hơn
nữa, phun urê cho cam Navel ở California trong mùa đông làm tăng hàm lượng
ammonia trong lá và trong mầm và số hoa trên cây. Số hoa có tỉ lệ thuận vói thời
gian kích thích của nhiệt độ thấp. Tương tự, phun urê 1% ở giai doạn 6 - 8 tuần
trước khi hoa nở làm tăng số hoa và năng suất cây cam Shamouti 9 năm tuổi (Rade
and van de Walt, 1992).
Sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn. Thông thường
phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao
sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu hoạch cao. Nhiệt độ cao (>35oC) và sự khô hạn dễ
gây ra sự rụng trái non. Nhiều tác giả cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích thước
từ 0,5 - 2,0 cm có liên quan đến chất điều hoà sinh trưởng, nước và các chất
carbohydrate.
* Hiện tượng ra trái cách năm
Hiện tượng ra trái cách năm xuất hiện trên hầu hết các vùng trồng cây có múi
trên thế giới. Có thể xuất hiện trên một phần cây, một số cây hoặc cả khu vực. Ở
Florida: Xuất hiện nhiều trên quýt, nhẹ trên cam, ít xuất hiện trên bưởi .
Hiện tượng ra trái cách năm làm giảm năng suất, trái nhỏ. Điều khiển cho
cây ra trái đều hàng năm tốt hơn năng suất biến động từ năm nầy sang năm khác.
Nguyên nhân hiện tượng ra trái cách năm có thể do sự bất lợi của môi trường, sự

khô hạn hoặc dịch hại sau khi đậu trái.

9


Để khắc phục hiện tượng ra trái cách năm trên cây có múi người ta thường
áp dụng một số biện pháp sau:
* Biện pháp quản lý
Làm giảm sự ra hoa và đậu trái trong mùa thuận
Tỉa bớt trái trong mùa thuận
Tạo sự khô hạn trong thời kỳ trái non làm rụng bớt trái
Giảm lượng phân trong năm cho trái ít nhưng tăng lượng phân trong năm cây
cho trái nhiều
Trường hợp cây cho trái quá nhiều có thể làm cho cây chết
* Biện pháp tỉa trái trên cành luân phiên áp dụng trên quýt “Aoshima’ ở
Nhật
Khi trái còn non, ngắt bỏ toàn bộ trái trên một số cành, trong những cành
khác cho nhiều trái từ 1,5-2 lần
Cành ngắt trái năm trước sẽ cho ra trái ở năm tiếp theo
Phương pháp nầy tạo ra trái có kích thước trung bình nhưng độ Brix cao
Chú ý: trên một số giống, cành có thể chết nếu mang quá nhiều trái.
2.1.6. Sự rụng trái non
Có 5 loại chồi trên cây có múi sau khi kích thích ra hoa: a) Chồi sinh sản chỉ
mang hoa trên cành hình thành mùa trước, không có mang lá; b) Chồi hỗn hợp có
mang một ít hoa và lá; c) Chồi hỗn hợp có mang nhiều hoa và một ít lá lớn; d) Chồi
hỗn hợp có mang ít hoa và nhiều lá; và e) Chồi sinh trưởng chỉ mang lá. Chồi có
mang lá thường có tỉ lệ đậu trái cao hơn chồi không có lá. Thông thường chồi có
mang nhiều lá như chồi loại (d) sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi trưởng thành cao nhất.
Phát hoa mang lá có tỉ lệ đậu trái cao hơn có lẽ do gia tăng sự đồng hoá CO2 và
mức độ cung cấp carbohydrate hoặc do sự nối các mạch nhựa được cải thiện để làm

trung gian cho trái phát triển bởi các chất điều hoà sinh trưởng từ các lá non mới
hình thành hoặc khả năng chưa (sink) lớn hơn của các chồi hỗn hợp

10


(b)
(a)
Hình 2: Hoa Cam Vinh: a) Bông không có lá; b) bông có lá

Hình 3: Sự rụng trái non trên Cam Vinh giai đoạn
20 ngày sau khi đậu trái
Sự nối các mạch nhựa sẽ làm cho chồi có mang lá giảm sự thiếu nước hơn so
với chồi chỉ mang hoa.
Gibberellin và 2,4-D thường được áp dụng để cải thiện vỏ quả và sự rụng trái
non trên cam Navel ở California (Mỹ) (Coggins, 1981). Phun GA3 làm tăng sự đậu
trái cho cây có múi có đặc tính trinh quả sinh yếu mặc dù GA3 không có thể cải
thiện sự đậu trái đối với tất cả các loại cây có múi. Những hoa nở đợt đầu thường
đậu trái kém hơn những hoa nở sau. GA3 thường được áp dụng để tăng tỉ lệ đậu trái
và năng suất và sản xuất trái không hạt cho thị trường châu Âu.
Sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3 - 4 tuần sau khi hoa nở. Sự
rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35 – 40 0C hoặc khi

11


cây bị khô hạn như ở vùng đất khô cằn ở miền Nam California hoặc ở Nam Phi.
Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẫu bị đóng dẫn đến giảm
sự đồng hoá khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng của carbon.
2.1.7. Sự phát triển trái

Sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm 3 giai đoạn
như các loại trái cây khác :
(1) Giai đoạn phân chia tế bào : 4-6 tuần sau khi ra hoa.
(2) Sự phát triển kích thước trái: Đối với Cam là hơn 6 tháng.
(3) Giai đoạn trưởng thành : Ngắn hơn 2 tháng.
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép) được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái
ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc tính của trái:
Một số đặc tính của trái như kích thước, hình dạng, màu sắc, thời gian chín,
TSS, TA bị ảnh hưởng rất mạnh bởi yếu tố khí hậu. Tỉ lệ sinh trưởng của trái tối
hảo trong điều kiện nhiệt độ từ 20-25 0C, nhiệt độ lớn hơn 300C và thấp hơn 130C ức
chế sự sinh trưởng của trái. Khí hậu ẩm, lạnh trái sẽ phát triển tốt hơn khí hậu khô,
nóng. Cấu trúc của con tép mịn trong điều kiện khí hậu ẩm. Trong điều kiện Á nhiệt
đới màu sắc trái phát triển tốt hơn trong điều kiện nhiệt đới. Diệp lục tố bắt đầu bị
phá huỷ khi nhiệt độ ban đêm thấp hơn 13 0C. Trị số TSS cao nhất đạt được trong
điều kiện nhiệt đới và Á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ ban đêm cao làm giảm TSS ở vùng
nhiệt đới. Hàm lượng acid thấp và giảm nhanh khi nhiệt độ cao, hàm lượng acid cao
nhất ở vùng bán sa mạc hoặc vùng sa mạc Á nhiệt đới.

12


2.2.
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới
Trong suốt hai thập kỷ qua, ngành sản xuất cam quýt trên thế giới không
ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả có múi trên thị trường thế giới cũng ngày
càng cao. Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng citrus hàng năm đạt trên 105
triệu tấn trong giai đoạn 2000 – 2004. Có khoảng 140 nước trên thế giới sản xuất
quả citrus, tuy nhiên sản lượng tập trung ở những vùng nhất định. Khoảng 60% sản

lượng toàn thế giới thuộc về 3 nước sản xuất quả có múi lớn nhất là Braxin, Mỹ,
Trung Quốc. Khoảng 60% sản lượng quả có múi được tiêu thụ dưới dạng quả tươi,
40% còn lại là dùng cho chế biến. Braxin là nước sản xuất quả có múi lớn nhất
chiếm 20% tổng sản lượng citrus của thế giới, tiếp theo là Mỹ chiếm 14%, Trung
Quốc chiếm 12% và Mexico chiếm 6% (FAO, 2004).
Diện tích trồng citrus ở bang Florida (Mỹ) là 342.041 ha, Sao Paulo (Braxin)
là 338.000 ha. Nước nhiệt đới trồng nhiều cam quýt là Mexico, riêng bang Veracruz
đã trồng 70.700 ha. Mexico nằm ở 10 – 24o vĩ Bắc tương tự Việt Nam và là nước có
sản lượng quả có múi xếp thứ 5 trên thế giới (Hà Thị Thúy, 2005).
Sản xuất quả có múi vẫn đang tiếp tục tăng do thu nhập của người dân ở một
số quốc gia tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, các nước Đông Âu, Ấn
Độ, các nước ASEAN. Ngoài ra, người tiêu dùng có nhu cầu tăng sử dụng quả có
múi do giá trị dinh dưỡng cao và tiện lợi.
Nhìn chung, trên thế giới, hàng năm, việc sản xuất và tiêu thụ quả có múi nói
chung, trong đó cam quýt nói riêng đều tăng đáng kể, đặc biệt là phục vụ cho nhu
cầu ăn tươi. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu để nâng cao năng suất, chất lượng quả
phục vụ cho chế biến và ăn tươi là vô cùng cần thiết.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở Việt Nam
Ở nước ta, trong số các loại cây ăn quả, cây ăn quả có múi đứng thứ 2 sau
chuối về tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế. Diện tích trồng cây ăn quả có múi ở
nước ta tăng nhanh. Năm 1990 cả nước có 19.062 ha cam quýt với sản lượng

13


119.238 tấn (Vũ Công Hậu, 1996). Năm 2005, diện tích trồng đã tăng lên 108.700
ha với sản lượng 775.500 tấn (Tổng cục thống kê, 2005).
Tuy nhiên tăng trưởng về diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi chưa bền
vững, sản xuất còn manh mún, tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể và định hướng
lâu dài. Sản xuất có chiều hướng bấp bênh do bệnh dịch và cơ cấu giống chưa ổn

định. Diện tích trồng mới tăng nhanh, nhưng diện tích phá đi hàng năm cũng không
nhỏ (Đỗ Năng Vịnh, 2008).
Cây ăn quả có múi là cây ăn quả lâu năm, chu kỳ kinh tế dài, tận dụng được
đất đai và cho năng suất khá cao. Theo tác giả Ngô Hồng Bình: Cây ăn quả có múi
có giá trị kinh tế cao hơn một số cây ăn quả khác ở nước ta, hiệu quả của cây có múi
ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long đối với cam là 59 triệu đồng/ha, quýt là 46 triệu
đồng/ha, bưởi là 17 triệu đồng/ha.Diện tích trồng cây có múi ở Đồng bằng Sông
Cửu Long có hơn 40000ha, chiếm hơn 60% tổng diện tích trồng cây có múi trong
cả nước và là loại cây ăn trái có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL.Mặc dù sản lượng xuất
khẩu còn thấp so với các loại cây ăn trái khác vì chất lượng không cao nhưng nhu
cầu tiêu thụ cho thị trường nội địa lại rất lớn và ổn định nên mặc dù bị ảnh hưởng
nặng lề do bệnh vàng lá gân xanh gây ra trong những năm gần đây nhưng nhà vườn
vẫn tiếp tục duy trì và phát triển loại cây ăn trái này.
Quả có múi, đặc biệt là cam, quýt, bưởi có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị
thơm ngon, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Thành phần dinh dưỡng trong
thịt quả tươi bao gồm đường saccaroza, lipit, protein, axit hữu cơ và đặc biệt rất
giàu vitamin C. Ngoài giá trị dùng cho ăn tươi, cam quýt còn được dùng để chế
biến. Người ta có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm như nước ép, nước giải khát,
đồ hộp, mứt, rượu,… từ loại quả này. Vỏ quả, lá, hoa, hạt có thể được dùng để tách
chiết tinh dầu trong công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm. Trong đông y, vỏ quả, lá, rễ
có thể dùng làm thuốc trị ho, cảm cúm hoặc làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc
dân gian…
Cam, quýt ở Việt Nam chủ yếu sử dụng để ăn tươi và hiện tại sản suất của
nước ta vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần đây

14


đã có một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt động như
đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng ký

thương hiệu một số giống quả có múi ngon, đặc sản ở nước ta như Năm Roi, Da
Xanh, Phúc Trạch vv… với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Các giống cây ăn quả hiện trồng ở nước ta, trong đó có nhiều giống truyền
thống như bưởi Năm Roi, Phú Trạch, Da xanh, Đoan Hùng, Diễn và nhiều giống
cam quýt khác đang trồng như cam Sành (Hà giang, Tuyên Quang), cam Xã đoài
(Nghệ An), cam Vân du (Thanh hoá); quýt vàng vỏ giòn, quýt chum (Hà giang) vv.
Tuy nhiên, các giống này phần lớn đều có nhiều hạt đã làm giảm chất lượng quả và
khó có thể xuất khẩu ra một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu,
vì thế cần thiết phải tìm cách làm cho quả của các giống này không hoặc có ít hạt.
Trong số các giống đang trồng hiện nay có một số giống có tính vô phối
không hạt như Satsuma B.S (Mỹ), Cam Navel (Mỹ), giống Persian lime (Mỹ), các
giống này nếu trồng cách ly thì hoàn toàn không có hạt, nếu trồng xen với giống
khác thì có ít hạt đến không hạt như giống Persian lime, chúng đều có đặc điểm bất
dục đực, do hạt bị teo đi hoặc không có khả năng nẩy mầm (Đỗ Năng Vịnh và cộng
sự 2005).

Cũng theo nhóm tác giả Đ.N. Vịnh còn phát hiện một số giống trong

điều kiện trồng cách ly và trồng xen đều có ít hạt như giống cam Hamlin có 2 ,0 2,8 hạt/quả, cam Valencia Olinda (2,0 - 3,2 hạt/quả), cam Đường canh (2,0 – 5,96
hạt/quả). Trong điều kiện trồng xen bưởi Năm Roi có trung bình 0,4 hạt/quả, cam
Sông con có 2,5 hạt/quả và quýt Chum có 6,2 hạt/quả. Rất tiếc các giống trên đều
có nguồn gốc từ nước ngoài, vào Việt nam chưa thích ứng tốt và cho năng suất thấp
do tỷ lệ đậu quả thấp, nếu được chuyển gen sản sinh auxin hoặc phản ứng auxin đặc
thù bầu nhụy vào sẽ có khả năng cho năng suất cao hơn và trong tương lai sẽ được
trồng mở rộng ra sản xuất hơn.
Nghiên cứu chọn tạo giống cam quýt không hạt ở Việt Nam chủ yếu theo
con đường tìm kiếm các đột biến tự nhiên và nhập nội giống từ nước ngoài như đã
trình bầy ở trên. Gần đây nhất một Việt kiều Úc đã nhập được một số giống cam
quýt không hạt, đang trồng thử ở Lâm đồng và cho kết quả khá khả quan. Ngô


15


Xuân Bình trong thời gian học tập tại Nhật bản đã nghiên cứu khá sâu về cơ chế tự
bất hợp ở cây có múi tạo quả không hạt (Bình et al. 2001).

Công trình này cho

thấy tự bất hợp là do cơ chế ức chế sinh trưởng ống phấn của vòi nhụy được thụ
phấn bởi hạt phấn có cùng kiểu alen.
Mặc dù đã phát hiện và tuyển chọn trồng một số giống không hạt hoặc có ít
hạt ở nước ta nhưng những nghiên cứu về nguyên nhân và tìm cách duy trì hoặc gây
t¹o tính không hạt, đồng thời phải tăng năng suất và chất lượng trên các vật liệu vẫn
còn khá khiêm tốn hoặc chưa được tiến hành.
Viện di truyền Nông nghiệp do PGS.TS. Đỗ Năng Vịnh đang chủ trì tiếp tục
thực hiện đề tài chọn tạo giống cam chanh quýt bưởi không hạt bằng con đường gây
đa bội rồi từ đó chọn lọc và tạo cây tam bội và đã thu được một số dòng đa bội đang
khảo nghiệm, bước đầu cho một số kết quả khá khả quan.
Viện nghiên cứu rau hoa quả đã thực hiện đề tài: ‘Nghiên cứu tạo dòng bưởi
diễn và cam xã đoài đa bội bằng xử lý colchicine trong điều kiện in vitro rồi chọn
lọc các dòng đột biến

.

Trường Đại học Thái nguyên do PGS.TS. Ngô Xuân Bình đang thực hiện đề
tài chọn tạo giống cây citrus không hạt bằng gây tạo và chọn lọc các dòng đột biến
bất dục cái, trisomic.
Việc nghiên cứu tạo giống cam chanh quýt bưởi bằng chuyển gen sản sinh và
phản ứng với auxin nhằm tạo quả không hoặc ít hạt chưa được tiến hành ở Việt
Nam. Thực hiện thành công đề tài này trên cây citrus, nhờ sở hữu vector chuyển

gen, sau này có thể mở rộng thí nghiệm chuyển gen ra một số cây ăn quả khác đặc
sản của Việt Nam như: na, nhãn, vải, ổi, soài và nhiều cây ăn quả khác. Như vậy,
tiềm năng ứng dụng của đề tài là rất lớn, có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao.
Tóm lại, cây có múi là loại cây ăn quả quan trọng không chỉ về giá trị dinh
dưỡng mà cả về hiệu quả kinh tế. Việc phát triển trồng cây ăn quả có múi nói chung
và trồng cam quýt nói riêng ở những vùng có điều kiện cũng như bảo tồn và phát
triển mở rộng hơn nữa ở các vùng truyền thống là định hướng chiến lược của nhiều
địa phương trong cả nước.

16


2.3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây ăn quả
có múi
2.3.1. Sơ lược lịch sử chọn tạo giống cây ăn quả có múi
Trước thế kỷ 18, chọn giống dựa trên chọn lọc tự nhiên: chọn các con lai và
đột biến tự nhiên tốt. Nhân giống bằng hạt.
Thế kỷ 19, chọn giống vẫn dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên: chọn các con
lai và đột biến tự nhiên tốt. Phương pháp ghép mắt và chiết cành trở thành phổ biến
trong nhân nhanh các giống tốt.
Thế kỷ 20, chọn tạo giống bằng phương pháp lai, đột biến nhân tạo và các kỹ
thuật công nghệ sinh học. Các phương pháp cơ bản gồm:
Thụ phấn chéo: Cố định các gen quan tâm ở dòng thuần sau nhiều lần tự thụ.
- Chọn các đột biến tự nhiên.
- Gây tạo đột biến nhân tạo (bằng hóa chất, chiếu xạ, cài gen vào nhiễm sắc
thể).
- Các phương pháp công nghệ sinh học như:
+ Dung hợp tế bào trần giữa các kiểu gen khác nhau.
+ Chọn giống nhờ sự trợ giúp của dấu chuẩn phân tử.
+ Chuyển gen hữu ích.

Các nghiên cứu tạo quả không hạt trên thế giới
Hạt là đặc tính khộng mong muốn của nhiều loại quả bởi vì có thể chúng
cứng hoặc dai, vị đắng và nhiều hạt còn tích tụ nhiều hợp chất độc hại cho cơ thể
con người. Hạt và khoảng trống của hạt còn thay thế phần mô quả ăn được. Tính
không hạt của quả là một đặc tính hấp dẫn ở các loài, cam quýt có số hạt trên quả
lớn, xoài có hạt to hoặc như đu đủ và dưa tây có khoảng trống hạt lớn. Đối với cà
chua thì hạt có ảnh hưởng đến vị quả, hạt nhỏ, cứng khó tiêu hóa cho người và động
vật. Còn hạt trong quả cây có múi cũng là một đặc tính không mong muốn, làm

17


×