Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án heifer đến thu nhập nông hộ tại xã mỹ hòa tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC THAM GIA DỰ ÁN HEIFER
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
TẠI XÃ MỸ HÒA TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn
Ths. ĐINH THỊ LỆ TRINH

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THANH BÌNH
Mã Số SV: B070120
Lớp: QTKD – khóa 33

11/2010


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý
Thầy Cô thuộc Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, cũng như các Thầy Cơ
của trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt các phương pháp và kiến
thức đầy đủ nhất trong suốt thời gian qua. Đây là những kiến thức nền tảng
và cơ sở vững chắc giúp tôi thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh và cô Huỳnh Thị Đan Xuân
đã hướng dẫn nhiệt tình, chia sẻ những kiến thức bổ sung cần thiết nhất, giúp
tơi hồn tất các nội dung nghiên cứu một cách hiệu quả và đúng tiến độ.


Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổ chức Heifer Việt Nam đã tạo điều kiện tốt
nhất giúp tôi thực hiện đề tại nghiên cứu; xin cảm ơn đến Ban quản lý dự án
Heifer tỉnh Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ trong suốt thời gian triển khai các
hoạt động nghiên cứu, giúp hoàn thành đề tài theo đúng yêu cầu và tiến độ
đề ra.
Xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 16 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


















Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...............................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................2
1.3.1. Đối tượng.................................................................................................. 2
1.3.2. Không gian.................................................................................................2
1.3.3. Thời gian................................................................................................... 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................2

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..............................................................................................................4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm về nông hộ.....................................................................4
2.1.1.1. Nông hộ và nguồn lực nông hộ………………………………………4
2.1.1.2. Sản xuất………………………………………………………...……5
2.1.1.3. Nguồn thu nhập của nông hộ………………………………..……….5
2.1.1.4. Hiệu quả sản xuất………………………………………...………….6
2.1.2. Khái quát về dự án phát triển……………………………………...……..7
2.1.2.1. Khái niệm……………………………………………………...……..7
2.1.2.2. Vai trò của dự án..................................................................................7
2.1.2.3. Các điểm yếu, thách thức của dự án phát triển khi tiếp cận………….8
2.1.2.4. Chu trình triển khai dự án………………………………………..…..9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................10

i


CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HEIFER VIỆT NAM – DỰ ÁN
HEIFER TRIỂN KHAI TẠI XÃ MỸ HÒA TỈNH ĐỒNG THÁP.......12
3.1. TỔ CHỨC HEIFER VIỆT NAM..................................................................12
3.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................12
3.1.1.1. Heifer International............................................................................12
3.1.1.2. Heifer International-Việt Nam...........................................................12
3.1.2. Nhiệm vụ.................................................................................................14
3.1.3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................14
3.1.4. Mơ hình áp dụng triển khai dự án............................................................14
3.1.5. Thành phần trong dự án Heifer Việt Nam...............................................16
3.1.6. Các kết quả đạt được của các dự án Heifer..............................................18
3.2. DỰ ÁN HEIFER TẠI XÃ MỸ HÒA TỈNH ĐỒNG THÁP.........................18

3.2.1. Khái quát về dự án...................................................................................18
3.2.2. Mơ hình hợp tác trong dự án triển khai...................................................20
3.2.2.1. Phương thức hợp tác triển khai dự án của Heifer Việt Nam..............20
3.2.2.2. Cơ cấu tổ chức trong dự án Heifer xã Mỹ Hòa .................................21
3.3.3. Tiến độ đạt được của dự án...................................................................21

CHƯƠNG 4. SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA NHĨM NƠNG HỘ THAM
GIA DỰ ÁN HEIFER VÀ NHĨM NƠNG HỘ BÊN NGỒI ..............23
4.1. MƠ TẢ ĐẶC ĐIỂM NƠNG HỘ TẠI XÃ MỸ HÒA...................................23
4.1.1. Phân loại giàu nghèo................................................................................23
4.1.2. Về nguồn lực lao động ............................................................................24
4.1.3. Về trình độ học vấn..................................................................................25
4.1.4. Nguồn lực đất đai cho sản xuất................................................................26
4.2. Hoạt động sản xuất........................................................................................27
4.2.1. Loại hình sản xuất....................................................................................27
4.2.2. Khó khăn trong hoạt động sản xuất ........................................................29
4.2.3. Thực trạng về tín dụng của nơng hộ........................................................30
4.3. THỰC TRẠNG CỦA NÔNG HỘ THAM GIA DỰ ÁN HEIFER...............31
4.3.1. Hộ tham gia dự án....................................................................................31
4.3.2. Kết quả đạt được sau một năm triển khai................................................32
4.3.2.1. Hoạt động được triển khai..................................................................32
ii


4.3.2.2. Hiệu quả hộ tham gia dự án...............................................................33
4.3.2.3. Những đề xuất cho hoạt động dự án..................................................35
4.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA NHĨM THAM GIA VỚI NHĨM KHƠNG
THAM GIA DỰ ÁN.............................................................................................35
4.4.1. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất..........................................35
4.4.2. So sánh thu nhập giữa hai nhóm..............................................................37


CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN
KHAI DỰ ÁN HEIFER ...........................................................................39
5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN..................................................39
5.1.1. Hoạt động trong dự án triển khai.............................................................39
5.1.2. Thông tin khoa học kỹ thuật ...................................................................40
5.1.3. Một số trở ngại khác................................................................................41
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ........................................................ 41
5.2.1. Đối với nông hộ tham gia dự án..............................................................41
5.2.2. Đối với Ban quản lý dự án ......................................................................42

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................43
6.1. KẾT LUẬN...................................................................................................43
6.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 46

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. CHU TRÌNH CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN..............................................9
Hình 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HEIFER VIỆT NAM...............................................14
Hình 3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MỘT DỰ ÁN HEIFER.........................17
Hình 4. MƠ HÌNH HỢP TÁC BA BÊN TRONG DỰ ÁN HEIFER...................20
Hình 5. TỶ LỆ HỘ NGHÈO GIÀU TẠI XÃ MỸ HỊA......................................23
Hình 6. TRÌNH ĐỘ CỦA NƠNG HỘ TẠI XÃ MỸ HỊA..................................25
Hình 7. TỶ LỆ NƠNG HỘ GẶP KHĨ KHĂN KHI THAM GIA ......................35
Hình 8. SO SÁNH TỶ LỆ HỘ ÁP DỤNG KỸ THUẬT.....................................36
Hình 9. SO SÁNH TỶ LỆ HỘ GHI CHÉP TRONG SẢN XUẤT......................37


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ TRONG CỘNG ĐỒNG..........24
Bảng 2. DIỆN TÍCH ĐẤT CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT............................ 26
Bảng 3. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA NƠNG HỘ.............................27
Bảng 4. KHĨ KHĂN CỦA NƠNG HỘ TRONG SẢN XUẤT ..........................29
Bảng 5. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG............. 30
Bảng 6. THÔNG TIN HỘ THAM GIA DỰ ÁN..................................................32
Bảng 7. CÁC NỘI DUNG DỰ ÁN ĐƯỢC HỘ THAM GIA QUAN TÂM........33
Bảng 8. HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN ĐỐI VỚI HỘ THAM GIA DỰ ÁN...........33
Bảng 9. THU NHẬP NÔNG HỘ THAM GIA DỰ ÁN HEIFER........................34
Bảng 10. THU NHẬP GIỮA NHĨM THAM GIA VÀ NHĨM KHƠNG THAM
GIA DỰ ÁN.........................................................................................................37

iv


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, nông nghiệp - nông dân - nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) từng bước vượt khó khăn để ổn định và phát triển. Nhiều địa
phương đã triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và xây dựng nơng thơn mới (NTM) ở các xã điểm theo chương
trình của Chính phủ, với mong muốn nâng cao mọi mặt đời sống nông dân ở
nông thôn. Bên cạnh những chương trình chiến lược về xóa đói giảm nghèo của
chính phủ Việt Nam như chương trình 134, 135… thì sự tham gia các dự án phi

chính phủ (NGO) thơng qua các dự án hỗ trợ cộng động nghèo cũng góp phần
tích cực vào việc cải thiện cuộc sống, nâng cao nhận thức của cộng động...
Heifer International –Việt Nam (HIP-VN) là một tổ chức NGO hoạt động
trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp nguồn gia súc và
kiến thức cho nơng hộ để họ có thể tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Bắt đầu
hoạt động từ năm 1987, đến này HIP-VN đã trợ giúp được trên 9.000 hộ gia đình
khó khăn trên cả nước vươn lên thốt nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.
ĐBSCL là vùng mà các dự án Heifer triển khai sớm nhất và hiện có số lượng và
quy mơ đầu từ lớn nhất, chiếm trên 70% tổng số dự án đã và đang triển khai trên
tồn quốc. Trong q trình triển khai dự án, HIP-VN đã thực hiện những đánh
giá độc lập cuối giai đoạn dự án để đánh giá hiệu quả đầu tư, tác động triển khai
dự án và có những khuyến cáo điều chỉnh cho những dự án triển khai tiếp theo.
Tuy nhiên, việc đáng giá cuối kỳ dự án ln có một hạn chế là kết quả đánh giá
và những kiến nghị cải thiện chỉ được áp dụng cho dự án mới tiếp theo mà không
giúp điều chỉnh được ngay trên dự án đó.
Do vậy, việc đánh giá giữa kỳ trong các dự án triển khai ln được quan
tâm hơn, ngồi kết quả đánh giá giúp có những điều chỉnh trong phương pháp
triển khai thì việc xem xét hiệu quả kinh tế từ tác động của dự án đối với nhóm
đối tượng hưởng lợi cũng hết sức quan trọng nhất là đối với các dự án xóa đói
giảm nghèo với mục đích chính là cải thiện thu nhập cho nơng hộ nghèo nông
thôn. Xuất pháp từ lý do trên, tôi quyết định tiến hành đề tài “Phân tích sự ảnh
hưởng của việc tham gia dự án Heifer đến thu nhập nông hộ tại xã Mỹ Hịa
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 1


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************


tỉnh Đồng Tháp” với mong đợi thông qua kết quả nghiên cứu giúp đưa ra những
giải pháp tích cực để triển khai dự án hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của nhóm nơng hộ
tham gia dự án Heifer thơng qua phân tích thực trạng triển khai dự cũng như so
sánh hiệu quả so với các nhóm nơng hộ bên ngồi… từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý phù hợp, giúp tăng hiệu quả đầu tư dự án trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Mô tả thực trạng triển khai dự án Heifer tại xã Mỹ Hòa tỉnh Đồng Tháp
(2) Phân tích thu nhập của nhóm nơng hộ tham gia dự án
(3) Đưa ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả triển khai dự án trong giai đoạn
tiếp theo.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu các nông hộ có tham gia dự án Heifer và hộ bên ngồi
khơng tham gia dự án Heifer
1.3.2. Khơng gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên các nhóm nơng dân tại xã Mỹ Hòa,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
1.3.3. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 11/2010. Số liệu sử dụng
trong đề tài là số liệu khảo sát thực tế của năm 2010.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Thị Hương (2009), “Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng
Tháp”, Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả khái quát thực trạng sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm 2006 – 2008. Đánh giá hiệu
quả sản xuất của các doanh nghiệp khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất.
Đặng Thị Đoan Trang (2009), “Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn vay nhỏ của nông hộ tham gia dự án Heifer tại xã An Mỹ và đề xuất các giải
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 2


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

pháp”, Trường Đại học Cần Thơ. Bằng phương pháp so sánh, kết quả nghiên cứu
của tác giả cho thấy: hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nhỏ 1,5 triệu đối với nông hộ
người Khmer là phù hợp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, tận dụng lao động
nhàn rỗi trong gia đình…
Lê Thị Nghệ (2006), Phân tích thu nhập của hộ nơng dân do thay đổi hệ
thống canh tác ở Đồng Bằng Sông Hồng. Kết quả nghiên cứu, tác giả đã đánh giá
tình hình thu nhập của hộ nơng dân trong các vùng khác nhau ở Đồng Bằng Sông
Hồng, đồng thời cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ;
xác định các yếu tố gây ra sự biến động về thu nhập của hộ nông dân.
Lê Thành Công _ AITCV (2005), “Đánh giá cuối kỳ dự án Heifer tại 4
tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu và Kiên Giang”. Bằng phương pháp phỏng
vấn, thống kê so sánh số liệu đầu kỳ và mục tiêu dự án, kết quả đánh giá cho thấy
rằng: nông hộ tham gia dự án Heifer có thu nhập tăng thêm bình qn 10-15%
sau khi kết thúc 3 năm dự án. Báo cáo đánh giá cũng đề xuất cần tăng cường hoạt
động đánh giá giữa kỳ cho những dự án đang triển khai.

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…


Trang 3


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về nông hộ
2.1.1.1. Nông hộ và nguồn lực nông hộ
 Nông hộ
Theo Frank Eliss (1993) nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà
các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông
nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và
đầu ra.
 Nguồn lực nông hộ
Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ
thuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ
tận dụng hợp lý các nguồn tài ngun sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong
sản xuất.
Nguồn lực lao động gia đình của nơng hộ: lao động gia đình là nguồn lực
cơ sở của các gia đình và nơng trại, là yếu tố cơ bản giúp phân biệt giữa kinh tế
hộ gia đình với doanh nghiệp, cơng ty.
Lao động gia đình của nơng hộ được xác định là tất cả các những người
trong gia đình có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất hàng
hóa và dịch vụ để cung cấp cho gia đình và xã hội. Lao động gia đình của nơng
hộ bao gồm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động khi cần thiết.

Lao động gia đình khơng loại trừ lao động đổi cơng, lao động thuê mướn hoặc đi
làm thuê vào thời điểm sản xuất như làm đất, thu hoạch…
Xác định lao động gia đình của hộ nơng dân cần chú ý đến trình độ lao
động, tay nghề lao động đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang
học nghề hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học…
Nguồn lực đất đai của nông hộ: bất kỳ nông hộ nào cũng có quyền sơ hữu
đất đai hoặc được nhà nước phân chia đất đai để sản xuất. Việc phân chia đất đai
cho người nông dân không theo một tiêu chuẩn thị trường nhất định, đây là thuộc

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 4


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

tính quan trọng đối với mọi nông dân. Đặc điểm này giúp phân biệt giữa người
nơng dân với người lao động khơng có đất đai hoặc công nhan đô thị.
Sự cần thiết đối với hộ nông dân là phải hiểu rõ từng loại ruộng đất cụ thể:
diện tích, chất đất, vi trí địa lý, địa hình… điều kiện các yếu tố phụ thuộc như
thủy lợi giao thơng, thời tiết, khí hậu, quản lý… Xác định rõ từng thửa đất mà hộ
nông dân đang và sẽ sử dụng trong việc bố trí sản xuất kinh doanh của hộ.
Tiền vốn và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: tiền
vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là một trong ba yếu tố nguồn
lực sản xuất kinh doanh quan trọng của nông hộ. Tuy nhiên, đối với các hộ gia
đình, việc phân biệt rõ ràng lượng tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh và phục vụ tiêu dùng gia đình là rất khó khăn, đặc biệt là việc xác định lợi
nhuận trong sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình là do khó xác định số lượng

cơng lao động gia đình bỏ vào sản xuất kinh doanh. Đây là một đặc điểm nữa để
phân biệt giữa hộ nơng dân gia đình với doanh nghiệp hay các công ty.
Cần phải xác định rõ lượng tiền vốn trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh của hộ. Trên cơ sở đó, xác định chính xác và đầy đủ các yếu tố nguồn lực
phục vụ sản xuất, từ đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác
và hợp lý.
2.1.1.2. Sản xuất
Là q trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua qui trình biến đổi (inputs) để
tạo thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs).
2.1.1.3. Nguồn thu nhập của nông hộ
Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập mà nông hộ thu
được từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Theo dữ liệu từ cuộc
khảo sát mức sống nông hộ tại Việt Nam năm 2002 cho thấy, thu nhập của nông
hộ được xác định bằng tổng thu nhập từ các nguồn: trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, lâm nghiệp, kinh doanh, tiền lương, và các khoản trợ cấp từ chính phủ hoặc
người thân.
Thu nhập ròng từ hoạt động được đo lường bằng giá trị của sản phẩm trừ chi
phí sản xuất: giá trị sản phẩm được xác định bằng số lượng tiêu thụ nhân với giá
bán bình qn; và chí phí sản xuất bao gồm các khoản mục: nguyên vật liệu
(giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), tiền thuê đất, thuê lao động, bảo quản,
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 5


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

tiêu thụ. Tuy nhiên, nguồn thu từ việc bán các tài sản trong nông hộ như nhà cửa,

phương tiện đi lại, vàng và đồ trang sức… khơng được đề cập phân tích. Trong
nghiên cứu này, thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu được xác định từ
một số nguồn chính sau:
- Thu nhập từ hoạt động trồng trọt
- Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi
- Thu nhập từ hoạt động nuôi trồng thủy sản
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập từ hoạt động làm thuê (tiên lương, tiền công)
- Các khoản thu nhập khác như tiền lãi tiết kiệm, trợ cấp chính phủ, hoặc từ
người thân
Các nguồn thu nhập được liệt kê trên sẽ được sử dụng để đo lường và phân
tích để so sánh hiệu quả giữa nhóm nơng hộ tham gia dự án Heifer và hộ bên
ngồi khơng tham gia dự án.
2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nơng nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản
xuất trên một đơn vị diện tích.
Trong đó:
Thu nhập/đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng /đơn vị diện tích.
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân bón; chi
phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí chuẩn bị
đất; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí chăm sóc; chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển;
chi phí thuê đất; chi phí lãi vay; chi phí khấu hao máy móc; chi phí khác (nếu có)
Chi phí trong chăn ni bao gồm: chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí
con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y liên quan, chi phí cơng lao động
chăm sóc, chi phí điện nước, chi phí khác như khấu hao chuồng trại, chi phí lãi

vay…
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 6


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

Chi phí trong ni thủy sản: chi phí chuẩn bị ao ni, chi phí con giống,
chi phí thuốc thú y liên quan, chi phí thức ăn, chi phí cơng lao động chăm sóc,
chi phí khác như lãi vay, khấu hao máy móc sử dụng….
2.1.2. Khái quát về dự án phát triển
2.1.2.1. Khái niệm
Dự án là một chuỗi các hoạt động nhằm hướng đến đạt được các mục tiêu
cụ thể, rõ ràng trong một thời gian nhất định với một nguồn ngân sách được xác
định.
Dự án phát triển là một nỗ lực, trong đó người ta sử dụng các nguồn nhân
lực, vật lực và tài chính để thực hiện một phạm vi cơng việc duy nhất, trong
khoảng thời gian xác định cho trước, với một khoản ngân sách ước tính cho trước
nhằm tạo ra những thay đổi có ích được xác định bằng các mục tiêu định lượng
và định tính.
Như vậy, dự án phát triển là một hoạt động đặc thù, tạo nên một thực tế
mới, bao gồm hai mục tiêu- mục tiêu kinh tế (lợi nhuận) và mục tiêu xã hội. Dự
án phát triển không chỉ là một ý định hay phát thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu
xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu chuyên biệt. Dự án phải có bắt đầu, có kết
thúc và chịu những hạn chế nói chung về nguồn lực, phương tiện. Bất kỳ dự án
nào cũng có giới hạn nhất định và những rủi ro có thể xảy ra.
2.1.2.2. Vai trị của dự án

Các mục tiêu phát triển được thực hiện thông qua những hoạt động phát
triển. Ở tầm vĩ mô, các hoạt động này là các chính sách, các chiến lược, các
chương trình và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội. Ở tầm vi mô, là
các dự án phát triển cụ thể về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng
hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ cần thiết cho người dân.
Các dự án đóng một vai trị rất quan trọng trong việc cải thiện các điều kiện
kinh tế-xã hội cho người dân, và đó là lý do tại sao chúng ta lại phải quan tâm
nhiều đến việc hoạch định và thực hiện dự án.

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 7


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

2.1.2.3. Các điểm yếu, thách thức của dự án phát triển khi tiếp cận
Dự án phát triển có những ưu điểm là thực hiện được các chính sách,
chương trình quốc gia để hỗ trợ cho phát triển bền vững, tuy nhiên bên cạnh đó
nó cũng tiềm năng những điểm yếu hoặc thách thức cần được khắc phục. Vấn đề
ở đây là các tiếp cận dự án của các nhà tài trợ theo kiểu kinh điển, từ đây đã nổi
lên các điểm yếu và thách thức cho tiến trình phát triển bền vững:
- Thực hiện, tiếp cận dự án khơng thích hợp tạo nên sự khơng bền vững trong
phân chia lợi ích, quyền lợi.
- Một số lượng lớn các dự án phát triển khác nhau, hỗ trợ bởi các nhà tài trợ khác
nhau và tự quản lý đã tạo nên sự lãng phí trong nguồn lực, tài chính cho sự phát
triển chung.
- Việc thiết lập một cách riêng biệt hệ thống quản lý, tài chính, giám sát, báo cáo

của các dự án thường làm xói mịn năng lực và trách nhiệm của địa phương hơn
là ni dưỡng, nâng cao nó.
- Tiếp cận dự án thường khuyến khích cách nhìn hẹp là làm thế nào giải ngân
được mà khơng chú trọng đến sự thích hợp của nó trong hệ thống quản lý ngân
sách, kế hoạch.
Với các điểm yếu và thách thức của thực hiện dự án phát triển, cho thấy
cần có cách tiếp cận thích hợp, không tạo sự phụ thuộc của địa phương vào
nguồn tài trợ, làm suy giảm trách nhiệm, không nâng cao được năng lực, đặc biệt
là cần có sự phối hợp và tiếp cận có tính hệ thống để tránh sự trùng lắp gây lãng
phí nguồn lực.
Chính vì lý do đó, trong những năm gần đây chính phủ cũng như các tổ
chức tài trợ quốc tế có xu hướng tiếp cận ngành, tiếp cận theo chương trình. Có
nghĩa cần căn cứ vào định hướng phát triển ngành để điều phối các dự án, đồng
thời hướng đến lồng ghép trong hệ thống quản lý hành chính địa phương để cải
thiện và nâng cao năng lực từ người dân đến các cán bộ hiện trường, quản lý và
cải cách các thủ tục hành chính.
Trong thực tế gần đây các tổ chức quốc tế đã cùng chính phủ Việt Nam
thực hiện cách tiếp cận theo các chương trình hỗ trợ ngành, như ngành lâm
nghiệp (Forest Sector Support Program), nông nghiệp (Agriculture Sector
Support Program).
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 8


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

2.1.2.4. Chu trình triển khai dự án

Dự án phát triển được quản lý theo một chu trình có trình tự và các cấu
phần rõ ràng, bao gồm:
Bước 1 - Xác định dự án: Nó bao gồm việc phân tích tình hình, lập dự án tiền
khả thi, xác định mục tiêu tổng thể và các chiến lược của dự án
Bước 2 – Thiết kế dự án: Tức là lập kế hoạch dự án bao gồm các mục tiêu cụ
thể, các kết quả đo lường được, các hoạt động; cách quản lý dự án, nguồn lực và
phương pháp quản lý các nguy cơ.
Bước 3 – Thực hiện dự án: Tổ chức áp dụng các công cụ thực hiện, quản lý và
giám sát dự án trên cơ sở các hoạt động và nguồn lực được phân bổ.
Bước 4 – Đánh giá dự án: Bao gồm đánh giá hiệu quả, tác động của dự án.
Xác định
dự án

Thiết kế
dự án

Đánh giá
tác động

Thực hiện và
giám sát dự

Hình 1. CHU TRÌNH CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu của đề tài chủ yếu được thu thập từ các nguồn cơ bản:
- Số liệu sơ cấp: thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ: gồm 30 hộ là
thành viên tham gia dự án Heifer và 30 hộ không phải là thành viên dự án trong
cùng một cộng đồng ấp 3 và 4 nơi triển khai dự án Heifer.
Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu sơ cấp, tác giả sử

dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên để tiến hành thu
thập số liệu. Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp cịn được thu thập thông qua việc trao
đổi ban quản lý dự án về một số vấn đề như: tiến độ triển khai dự án, những ghi

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 9


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

nhận trong quá trình triển khai, nhận định tổng quan về kết quả dự án sau một
năm triển khai.
Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: Nhóm nơng hộ tham gia dự
án Heifer (30 nơng hộ) và nhóm nơng hộ khơng tham gia dự án (30 hộ). Tổng số
60 hộ được phỏng vấn trực tiếp đều sinh sống cùng nhau trên một cộng đồng trải
dài hai ấp 3 và 4 của xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Dựa vào các thơng tin từ bản câu hỏi phỏng vấn nông hộ, các thông tin từ
thảo luận nhóm, các cá nhân có liên quan, từ quan sát thực tế, người nghiên cứu
sẽ sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp
thơng kê mô tả, và phương pháp kiểm định Mann Withney bằng cách sử dụng
phần mềm ứng dụng SPSS. Cụ thể:
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng triển khai
dự án heifer đến nông hộ tham gia.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả của
nông hộ khi tham gia dự án, kết hợp phương pháp kiểm định Mann Withney để
so sánh hiệu quả của nhóm nơng hộ tham dự án với nhóm nơng dân bên ngồi dự

án
- Mục tiêu 3: Từ mơ tả thực trạng, đánh giá hiệu quả và kết quả so sánh ở trên, sử
dụng phương pháp tự luận để đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả triển
khai dự án trong giai đoạn tiếp theo.
* Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày
số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết
luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện khơng chắc chắn.
Bước đầu tiên để mơ tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu
thơ và lập bảng phân phối tần số.
Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan
sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của
các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan về các quan sát.
Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần
số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 10


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của
chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai.
Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp kiểm định Mann Withney

Kiểm đinh Mann Withney được áp dụng để kiểm định về sự bằng nhau
của hai trung bình tổng thể đối với các mẫu độc lập.
Chọn 2 mẫu ngẫu nhiên độc lập n1, n2 quan sát từ hai tổng thể có trung
bình µ1, µ2. Với mức ý nghĩa α, các bước kiểm định:
(1) Đặt giả thuyết:

H0: µ1- µ2 = 0
H1: µ1- µ2 # 0

(2) Giá trị kiểm định:
-

Xếp hạng tất cả các giá trị của hai mẫu theo giá trị tăng dần. Những giá trị
bằng nhau sẽ nhận hạng trung bình hai hạng liên tiếp

-

Cộng các hạng của tất cả các giá trị thứ nhất, ký hiệu R1

-

Giá trị kiểm định
U1 = n1* n2 + n1(n1+1)/2 – R1

U2 = n1* n2 – U1

U = min (U1, U2)
Khi cỡ mẫu lớn (n1, n2 ≥ 10), phân phối U được xem là phân phối chuẩn
Giá trị kiểm định: Z = (U- µu)/δu
Với: µu= (n1* n 2)/2; δ2u = [n1* n 2 (n1+ n2+1)]/12.


LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 11


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HEIFER VIỆT NAM – DỰ ÁN HEIFER
TRIỂN KHAI TẠI XÃ MỸ HÒA TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. TỔ CHỨC HEIFER VIỆT NAM
3.1.1. Lịch sử hình thành
3.1.1.1. Heifer International
Heifer International là một tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận của Hoa Kỳ,
hoạt động với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường thông qua các
dự án nông nghiệp cung cấp gia súc, cây giống, các khóa huấn luyện và nguồn
vốn tín dụng nhỏ cho người nơng dân nghèo ở khắp nơi trên thế giới.
Bắt đầu hoạt động từ năm 1944, tổ chức Heifer International đã trực tiếp
giúp đỡ được hơn 8,5 triệu gia đình tại 125 quốc gia thốt khỏi cảnh nghèo đói
và vươn tới cuộc sống ổn định, bền vững và tự túc.
Tham gia vào dự án, các thành viên cam kết chuyển giao con gia súc cái
con đầu tiên được sinh ra từ con gia súc nhận từ Heifer cho những nông hộ
nghèo khác trong cộng động. Nhờ đó, quy trình chuyển giao sản phẩm được duy
trì liên tục và tạo điều kiện cho những nơng dân nghèo trở thành người trao tặng
món quà từ Heifer cho những hộ khác nghèo hơn sau một thời gian tham gia dự
án.
3.1.1.2. Heifer International-Việt Nam

Năm 1987, Heifer International -Việt Nam (HVN) bắt đầu hợp tác với Khoa
Chăn Nuôi Thú Y của trường Đại học Cần Thơ nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, nghiên cứu của đội ngũ giáo viên và sinh viên khoa này.
Đến năm 1992, Heifer Việt Nam triển khai dự án chăn nuôi gia súc đầu tiên
ở 4 xã thuộc 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ. Heifer Việt Nam chú
trọng vào sự đa dạng của các dự án dựa trên nguyện vọng và nhu cầu thực tế
khác nhau của các địa phương. Heifer Việt Nam đã triển khai các dự án như sau:
dự án ni heo, dư án ni dê, dự án ni bị thịt, dự án ni bị sữa, dự án ni
cá, dự án nuôi gà vịt, dự án nuôi ong, dự án trồng cây ăn trái.
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai dự án, HVN nhận thấy các dự án chăn
ni bị thịt luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những dự án khác nhờ vào
giá bò thịt trên thị trường hợp lý, nguồn thức ăn cho bò dễ kiếm, và chi phí chăm
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 12


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

sóc bị khơng q cao. Bên cạnh đó, HVN khuyến khích người nơng dân xây
dựng mơ hình Vườn-Ao-Chuồng để đa dạng hóa sản xuất, mang lại thu nhập
thường xuyên, giải quyết những khó khăn liên quan đến thị trường và có biện
pháp bảo vệ môi trường.
Các dự án của HVN được thiết kế và triển khai hồn tồn phù hợp với
chính sách phát triển nơng nghiệp của Nhà nước và chương trình xóa đói giảm
nghèo của các địa phương. Do vậy, ngay từ năm 1992, mơ hình các dự án Heifer
Việt Nam đã được các đối tác địa phương (Chi Cục Thú Y, Trung Tâm Khuyến
Nông) áp dụng và đánh giá cao như một mơ hình kiểu mẫu cho các dự án nơng

nghiệp tại nhiều tỉnh ở ĐBSCL.
Vào ngày 15/7/2005, Heifer Việt Nam đã chính thức thành lập văn phịng
dự án tại thành phố Cần Thơ với đầy đủ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và
nhân sự. Đến nay, Heifer Việt Nam đã mở rộng phạm vi triển khai dự án trên
170 xã thuộc 27 tỉnh thành trong cả nước với hơn 9.000 gia đình được hỗ trợ.
Heifer Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ đối tác tốt đẹp với nhiều
cơ quan ban ngành của Nhà nước như Sở Nông Nghiệp, Sở Lao động và Thương
binh xã hội; các tổ chức phi chính phủ trong nước; các tổ chức đồn thể quần
chúng: Hội Nơng Dân, Hội Liên hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên và các Hợp tác
xã ở địa phương. Heifer Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với
các tổ chức tài trợ, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để tiếp tục tranh thủ sự
hỗ trợ dành cho hoạt động của chương trình và cho người nghèo tại các vùng
nơng thơn Việt Nam.
Hơn nữa, kể từ năm 2000, Heifer Việt Nam đã bắt đầu thực hiện những dự
án liên quan đến những vấn đề xã hội tại các địa phương ở ĐBSCL nhằm giúp
đỡ các thành viên là trẻ em cơ nhỡ, trẻ em mồ côi, thanh thiếu niên khuyết tật và
các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDs có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Heifer Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng các cộng đồng vững mạnh thông qua
phương pháp phát triển cộng đồng toàn diện dựa trên các giá trị cơ bản của
Heifer, nâng cao năng lực của từng gia đình, nâng cao giá trị và niềm tin của từng
cá nhân, cải thiện chất lượng mơ hình nơng nghiệp tổng hợp và đa dạng tại địa
phương, tăng cường năng lực của các đối tác, tận dụng và cải tiến kinh nghiệm,

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 13


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình

*****************************************************************************

kỹ năng và nguồn lực mà người địa phương sẵn có, góp phần làm giảm xu hướng
di dân ra thành thị và chăm sóc mơi trường xung quanh.
3.1.2. Nhiệm vụ
Thơng qua các dự án phát triển cộng đồng, Heifer International - Việt
Nam cam kết hỗ trợ nông dân nghèo ở các vùng nông thôn nâng cao năng lực,
tăng gia sản xuất để vươn tới cuộc sống kinh tế ổn định, gia đình bền vững, tự túc
và bảo vệ môi trường.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Trợ lý giám đốc
Phịng
tài chính

Phịng hành
chánh

Phịng chương
trình

Kế tốn điều hành

Hành chánh

Cán bộ cao cấp phụ
trách triển khai dự án

Kế tốn dự án


Nhân sự

Thơng tin liên lạc
Lập kế hoạch, kiểm
tra và đánh giá DA

Văn phòng vùng
ĐBSCL
Văn phòng miền
trung
Văn phòng miền
ĐNB và miền Bắc
Huấn luyện

Hình 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HEIFER VIỆT NAM
3.1.4. Mơ hình áp dụng triển khai dự án
Để thực hiện các dự án thành công, Heifer International cũng như Heifer
International - Việt Nam áp dụng mơ hình phát triển cộng tồn diện (Valuesbased holistic community development-VBHCD). Mơ hình gồm 4 bước:
Bước 1: Hình thành nhóm tương trợ
- 20-25 thành viên dự án sống gần nhau
- Cùng tự nguyện tham gia dự án Heifer

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 14


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************


- Cùng có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau để từng bước thoát nghèo, xây dựng
cộng đồng.
Mục tiêu của bước 1: Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm
- Nhóm tương trợ họp mặt hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm
- Thảo luận các vấn đề của cộng đồng (môi trường, sản xuất, sức khỏe, giáo
dục con cái, gia đình,..)
- Đóng quỹ tiết kiệm để cùng giúp nhau
Bước 2: Tăng cường các điều cơ bản (Cornerstones)
- Tập huấn 12 Điều cơ bản của Heifer
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt
Mục tiêu của bước 2: nâng cao nhận thức thông qua các điều cơ bản, hiểu được
những giá trị của cá nhân và của nhóm.
- Sử dụng 12 điều cơ bản để giúp nhóm tương trợ lập được các mục tiêu và
kế hoạch hoạt động của nhóm.
- Sử dụng 12 điều cơ bản như các chỉ tiêu đánh giá tiến độ bằng Phương
pháp đánh giá có sự tham gia-PSRP
Bước 3: Cung cấp các hỗ trợ
- Gia súc (bò thịt, bò sữa, heo, thỏ,….)
- Cỏ giống, cây giống
- Các hỗ trợ tiêm phòng, thuốc thú y,…
- Hỗ trợ xây dựng chuồng trại
- Hỗ trợ sản xuất nhỏ- tín dụng nhỏ
- Tập huấn tổ chức và quản lý nhóm
- Tập huấn lập kế hoạch sản xuất và sử dụng vốn tín dụng nhỏ
- Tập huấn các vấn đề về giới, gia đình,trẻ em,dinh dưỡng, môi trường,sức
khỏe,.. và các lớp tập huấn cho vợ, chồng, và con cái,…
Mục tiêu của bước 3: giúp cho nhóm cộng đồng có được những nguồn lực vật
chất và năng lực kiến thức để phát triển
Bước 4: Nâng cao năng lực và trao quyền cho nhóm

- Hỗ trợ nhóm tự xác định nhu cầu của nhóm.
- Hỗ trợ nhóm xác định các nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương cho các
hoạt động của nhóm.
LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 15


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

- Hỗ trợ nhóm mở rộng tầm nhìn để hướng đến sự phát triển tồn diện
Mục tiêu: Giai đoạn này giúp cho nhóm cộng đồng hiểu rõ các vấn đề khác
ngoài con gia súc để phát triển toàn diện.
Các bước trên thực hiện một cách hiệu quả thì cộng đồng tham gia dự án
sẽ đạt được sự phát triển tồn diện thơng 03 ba mức độ tác động:
Tác động bề mặt: (i) Tăng thu nhập và lợi nhuận, cải thiện kinh tế gia đình; (ii)
Cải thiện về mơi trường trong nhóm tham gia và cộng đồng; (iii) những thành
công khác về mặt vật chất khác...
Tác động chiều sâu: thay đổi tích cực ở mức độ cá nhân như ý thức tập thể, cộng
đồng hòa hợp, phát huy các giá trị truyền thống trong xóm làng, thay đổi tập
quán sản xuất...
Tác động lan tỏa: Về mặt xã hội các tổ chức Nhà nước và Phi Chính phủ trân
trọng và chấp nhận mơ hình phát triển cộng đồng toàn diện bền vững dựa trên giá
trị con người của Heifer (về chính sách và thực tiễn)
3.1.5. Thành phần trong dự án Heifer Việt Nam
Dự án Heifer là một dự án phát triển nhằm mục tiêu nâng cao năng lực
cho nông hộ nghèo, cộng đồng nghèo và giúp cộng đồng sử dụng được các ngồn
lực của mình để phát triển kinh tế và đời sống tinh thần, tiến tới tự lực tự cường.

Dự án Heifer được thực hiện trong 3 năm. Trong dự án Heifer bao gồm 3 thành
phần chính:
- Hoạt động đầu tư trực tiếp cho hộ tham gia: bao gồm cấp phát gia súc (bò, heo,
gia cầm..) và nguồn vốn sản xuất nhỏ
- Hoạt động đầu tư gián tiếp: tăng cường năng lực thông qua các lớp huấn luyện
về quản lý, thay đổi tập quán, kiến thức trong sản xuất bằng cách cung cấp các
lớp huấn luyện về kỹ thuật.
- Thành phần sinh hoạt nhóm: hoạt động nhóm tham gia, vận hành quỹ tiết kiệm
nhóm => tạo ý thức cộng đồng, giúp đỡ nhau cùng phát triển một cách bền vững.

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 16


GVHD: Đinh Thị Lệ Trinh
SVTH: Nguyễn Thanh Bình
*****************************************************************************

Gia súc
Thiết bị nông nghiệp
Vốn sản xuất nhỏ

12 ĐIỀU CƠ BẢN HEIFER
Sinh hoạt nhóm
Quỹ tiết kiệm nhóm

Huấn luyện Heifer
Huấn luyện kỹ thuật


Hình 3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MỘT DỰ ÁN HEIFER
Các điều cơ bản của Heifer (12 Cornerstones for just and sustainable
development)
Chuyển giao tặng phẩm

Pasing on the gift

Trách nhiệm quản lý dự án

Accountability

Chia sẻ và chăm lo

Sharing and caring

Tự túc và bền vững

Sustainability and Self-Reliance

Cải tiến công tác chăn nuôi

Improved animal management

Dinh dưỡng và lợi nhuận

Nutrition and income

Nhu cầu thật sự và công bằng

Genuine need and justice


Tập trung cho gia đình và giới

Gender and family focus

Cải thiện môi trường

Improving the environment

Tham gia đầy đủ

Full participation

Huấn luyện và giáo dục

Training and education

Niềm tin

Spirituality

LVTN: Phân tích sự ảnh hưởng của việc tham gia dự án Heifer…

Trang 17


×