Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích tốc độ tăng trưởng và giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng các tiện ích của thẻ thanh toán techcombank tại cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.59 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
VÀ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH NHU CẦU
SỬ DỤNG CÁC TIỆN ÍCH CỦA THẺ
THANH TOÁN TECHCOMBANK TẠI
CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ TẤN NGHIÊM

Sinh viên thực hiện
LIỄU NHƯ QUỲNH
Mã số SV: B070071
Lớp: Tài chính- ngân hàng K33

Cần Thơ - 2010


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian là sinh viên học ở trường đại học, được sự quan tâm và
nhiệt tình truyền đạt kiến thức các môn học của quý thầy cô là niềm vinh dự và
hạnh phúc của toàn thể sinh viên trường nói chung và bản thân em.
Để hoàn thành được chương trình đào tạo của trường, trường đã tạo điều
kiện cho em được đi thực tập để được bám sát với thực tế và qua đó có thể hoàn
tất được bài luận văn cuối khóa.
Trong thời gian thực tập em đã được sự giúp đở rất nhiệt tình của thầy cô
trong khoa nhất là thầy Lê Tấn Nghiêm người trực tiếp hướng dẫn em trong quá


trình hoàn tất luận văn, đồng thời em cũng được sự hỗ trợ rất nhiều từ chi nhánh
Ngân hàng Techcombank Cần Thơ.
Em xin chân thành cám ơn
− Quý thầy cô khoa kinh tế - quản trị kinh doanh Trường Đại Học Cần Thơ
− Thầy Lê Tấn Nghiêm
− Ông Nguyễn Thế Hoàng Quốc Anh – Phó giám đốc chi nhánh
Techcombank Cần Thơ
− Cùng tất cả anh chị cán bộ viên chức các phòng ban trong Ngân hàng đã
giúp đỡ, và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô ở khoa kinh tế trường đại học Cần
Thơ và toàn thể anh chị ở Techcombank Cần Thơ luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong công tác
Em xin chân thành cám ơn!
Ngày 11 tháng 11 n ăm 2010
Sinh viên th ực hiện


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 11 tháng 11 n ăm 2010
Sinh viên thực hiện


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày ...... tháng ........ năm 2010

Thủ trưởng đơn vị
( ký tên và đóng dấu )


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày ........ tháng ........ năm 2010
Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày ......... tháng .......... năm 2010
Giáo viên phản biện


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ....................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4.1 Không gian ........................................................................................... 3
1.4.2 Thời gian ............................................................................................... 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Phương Pháp Luận....................................................................................... 4

2.1.1. Lịch sử ra đời của thẻ thanh toán .......................................................... 4
2.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ ................................................................... 8
2.1.3. Qui trình thanh toán thẻ ..................................................................... 12
2.1.4. Lợi ích của của việc dùng thẻ.............................................................. 16
2.2. Kinh nghiệm của một số thị trường thẻ trên thế giới ................................. 16
2.3. Phương Pháp Nghiên Cứu.......................................................................... 22
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 22
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 22
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
3.1. Lịch sử hình thành Techcombank .............................................................. 24
3.2. Sứ Mệnh và Tầm Nhìn Của Techcombank................................................. 26
3.3. Sản Phẩm Techcombank ............................................................................ 27
3.3.1. Ngân hàng cá nhân ............................................................................. 27


3.3.2. Ngân hàng doanh nghiệp .................................................................... 29
3.4. Sơ Lược Về Techcombank Chi Nhánh Cần Thơ ....................................... 34
3.4.1. Giới thiệu sơ lược ............................................................................... 30
3.4.2. Thành tựu đạt được của Techcombank Cần Thơ từ ngày thành lập ..... 30
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI
VIỆT NAM
4.1. Tốc Độ Phát Triển Thẻ Thanh Toán Trong Nước ...................................... 32
4.2. Một Số Điểm Bất Cập Trong Thanh Toán Thẻ........................................... 36
4.2.1. Bất cập về dịch vụ ngân hàng tự động ATM ....................................... 36
4.2.2. Bất cập cập về xử lý yêu cầu của khách hàng...................................... 38
4.2.3. Phương tiện thanh toán thẻ ................................................................. 39
4.2.4. An toàn trong việc sử dụng thẻ ........................................................... 40
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG THẺ THANH
TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1. Tốc Độ Phát Triển Từ Năm 2007 Đến 6 Tháng Đầu Năm 2010 ................. 42
5.1.1. Tăng trưởng về số lượng thẻ ............................................................... 42
5.1.2. Hoạt động thanh toán thẻ .................................................................... 50
5.1.3. Thu nhập từ dịch vụ thẻ ...................................................................... 53
5.2. Những Mặt Tích Cực ................................................................................. 58
5.3. Những Khó Khăn Vướng Mắc ................................................................... 58
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ GIẢI PHÁP
KÍCH THÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC TIỆN ÍCH CỦA THẺ THANH
TECHCOMBANK TẠI CẦN THƠ
6.1. Thực Trạng Sử Dụng Thẻ Tại Techcombank ............................................. 61
6.1.1. Đối tượng khảo sát.............................................................................. 61
6.1.2. Tính năng được sử dụng nhiều nhất .................................................... 62


6.1.3. Nguyên nhân sự chênh lệch của việc sử dụng các tính năng thẻ
Techcombank ................................................................................................... 64
6.1.4. Mức độ hài lòng của khách hàng về thẻ Techcombank ....................... 65
6.1.5. Đề nghị phát triển các tính năng thẻ ................................................... 70
6.2. Giải Pháp Kích Thích Nhu Cầu Sử Dụng Thẻ ............................................ 71
6.2.1. Qui trình, qui định mới. ................................................................. 73
6.2.2. Phát triển các công cụ thanh toán thẻ. ............................................. 74
6.2.3 Giải pháp phát triển công nghệ ........................................................ 75
6.2.4. Giải pháp hạn chế rủi ro.................................................................. 76
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 78
7.1. Kết Luận ........................................................................................... 78
7.2. Kiến Nghị.......................................................................................... 79
7.2.1. Kiến nghị đối với Techcombank .................................................. 79
7.2.2. Kiến nghị đối với chính phủ......................................................... 80



DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Xu hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới....................................... 20
Bảng 2: Số lượng thẻ phát hành trong năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010..... 43
Bảng 3: Số lượng máy ATM và POS ................................................................ 47
Bảng 4: Số lượng tài khoản chi lương và đơn vị chi lương qua Techcombank Cần
Thơ................................................................................................................... 49
Bảng 5: Hoạt động thanh toán tại máy ATM..................................................... 51
Bảng 6: Phí dịch vụ thẻ từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 ...................... 54
Bảng 7: Doanh thu từ số dư trong tài khoản thanh toán..................................... 55
Bảng 8: Lợi nhuận từ dịch vụ thẻ tại chi nhánh ................................................ 55
Bảng 9: Tổng hợp đối tượng khảo sát ............................................................... 62
Bảng 10: Tỷ lệ các tính năng thường được sử dụng nhất................................... 63
Bảng 11: Đo lường mức độ hài lòng về thẻ Techcombank ................................ 66
Bảng 12: Mức độ hài lòng về việc thu phí giao dịch khác hệ thống................... 68


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán thẻ ................................. 12
Biểu đồ 2: Qui trình thanh toán thẻ ................................................................... 14
Biểu đồ 3: So sánh chỉ tiêu và số lượng thẻ phát hành từ 2007 đến 6 tháng đầu
năm 2010.......................................................................................................... 44
Biểu đồ 4: Tổng hợp số lượng các loại thẻ phát hành tại tại chi nhánh Cần Thơ từ
năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ................................................................ 46
Biểu đồ 5: So sánh số lượng máy ATM với một số ngân hàng.......................... 48
Biểu đồ 6: Lợi nhuận từ dịch vụ thẻ Techcombank ........................................... 56
Biểu đồ 7: Mức độ hài lòng về thẻ Techcombank phân theo đối tượng ............ 66
Biểu đồ 8: Những tiện ích được nghị phát triển................................................. 70



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- NHTM : ngân hàng thương mại
- NHTM CP : ngân hàng thương mại cổ phần
- DVNH CN : dịch vụ ngân hàng cá nhân
- VCB: Ngân hàng Ngoại Thương
- ACB: Ngân hàng Á Châu
- Vietinbank: Ngân hàng Công Thương
- ATM: Automatic Teller Machine
- POS: point of sale
- SIG: observed significance level
- VN: Việt Nam
- Agribank: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- SCB: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
- Sacombank: Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín
- BIDV: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
- Techcombank: Ngân hàng Thương Mại Kỹ Thương Việt Nam
- VietABank: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á
- Navibank: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt
- NH: ngân hàng
- IT: information technolody
- TK: tài khoản
- SDBQ: số dư bình quân
- CBCNV: cán bộ công nhân viên
- NV: nhân viên
- DN: doanh nghiệp


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Sự Cần Thiết Nghiên Cứu Đề Tài

Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu
ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều
phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và được
gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Và thẻ thanh toán là
một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ
biến nhất trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng là sự đa dạng dịch vụ ngân
hàng, trong đó thẻ thanh toán được chú ý đầu tư với hy vọng có thể thay thế được
hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Khi hoạt động thương mại, hàng hoá diễn ra
ngày càng đa dạng và vượt ra khỏi phạm vi về lãnh thổ, nếu xét về gốc độ thanh
toán, thanh toán bằng tiền mặt sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn. Tại sao tại các nước
phát triển trên thế giới họ đều sử dụng thẻ thanh toán và rất ngại dùng tiền mặt
trong hoạt động mua bán của mình, đó chính là vì lý do an toàn và ti ện lợi. Trong
khi đó tại Việt Nam tỷ lệ người dân sử dụng thẻ trong thanh toán chỉ chiếm một
con số không đáng kể so với con số hơn 83 triệu dân như hiện nay. Rõ ràng việc
sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã mang đến không biết bao nhiêu tổn thất cho
cá nhân và nền kinh tế. Thấy rõ được vấn đề trên chính phủ Việt Nam đã ban
hành rất nhiều chính sách vừa khuyến khích, vừa mang tính bắt buộc đối với
người dân trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, như trả lương qua tài khoản ngân
hàng. Tuy nhiên, các quy định trên của chính phủ chỉ giải quyết về mặt kết quả
không giải quyết được nguyên nhân của vấn đề đang tồn tại, thực tế người dân
Việt Nam khi cầm trong tay chiếc thẻ thanh toán thì họ vẫn chỉ sử dụng để rút
tiền mặt chứ chưa hoàn toàn dùng thẻ đó để thay thế tiền mặt. Nguyên nhân nằm
ở chỗ các ngân hàng đồng loạt phát triển thẻ, phát triển các máy ATM (automatic
teller machine) mà trên thế giới họ gọi là ngân hàng tự động trong khi ở Việt
Nam thì đơn thuần chỉ là máy rút tiền tự động, mà quên đi việc tăng cường các
phương tiện để người dân có thể thanh toán thay tiền mặt, mặc khác, cũng do sự
thiếu hợp tác của các đơn vị kinh doanh. Nếu nhà nước và ngân hàng có cố gắng



tăng cường các tiện ích trong thanh toán mà các đơn vị kinh doanh vẫn thờ ơ và
thiếu hiểu biết về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt, thì những cố gắng
cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân,
ngân hàng, đơn vị kinh doanh và nhà nước để có thể đưa hình thức thanh toán
thông qua thẻ trở thành hình thức thanh toán tất yếu trong xã hội, góp phần đẩy
mạnh sự phát triển của nền kinh tế.
Về phía ngân hàng, việc tăng cường dịch vụ thẻ và kích thích người dân sử
dụng thẻ trong thanh toán mang lại nhiều lợi ích, điển hình việc ngân hàng có thể
tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng, thu nhập từ các loại phí liên
quan đến thẻ, phí chuyển lương, số dư trong tài khoản thẻ. Lợi nhuận thu được từ
dịch vụ thẻ là động lực để các ngân hàng không ngừng phát triển ngày càng đa
dạng các tiện ích dành cho thẻ thanh toán và tìm kiếm các biện pháp để thu hút
khách hàng. Cũng chính từ những lý do trên, đề tài tập trung phân tích tốc độ
tăng trưởng và giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng các tiện ích của thẻ thanh
toán Techcombank tại Cần Thơ.
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích tốc độ tăng trưởng và giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng thẻ thanh
toán tại ngân hàng Techcombank Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: tìm hiểu thực trạng về thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam.
Mục tiêu 2: phân tích tốc độ tăng trưởng của thẻ thanh toán tại Techcombank
chi nhánh Cần Thơ.
Mục tiêu 3: phân tích thực trạng việc sử dụng và giải pháp kích thích nhu cầu
sử dụng các tiện ích của thẻ thanh toán Techcombank tại Cần Thơ.
Mục tiêu 4: đề xuất các giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng các tiện ích của

thẻ thanh toán Techcombank tại Cần Thơ

1.3. Phạm Vi Nghiên Cứu


1.3.1 Phạm vi về không gian

Quá trình nghiên cứu diễn ra tại Techcombank chi nhánh Cần Thơ số 293F
Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TPCT.
1.3.2. Phạm vi về thời gian

Thông tin số liệu được thu thập qua các năm từ 2007 đến 6 tháng đầu năm
2010.
1.4. Đối Tượng Nghiên Cứu

Thẻ thanh toán tại ngân hàng Techcombank chi nhánh C ần Thơ


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Phương Pháp Luận
2.1.1. Lịch sử ra đời của thẻ thanh toán
“Thẻ nhựa bao gồm thẻ tín dụng, thẻ chấm công, thẻ rút tiền tự động… đầu
tiên ra đời vào năm 1951 mang tên là Creditcard. Cha đẻ của những chiếc thẻ
nhựa này là ông Frank X.Mc Namara (Mỹ). Ngay khi vừa ra đời, thẻ nhựa được
nhiệt liệt đón chào nồng nhiệt bởi những người giàu trong xã hội Mỹ. Song
những chiếc Creditcard đầu tiên này chỉ được sử dụng hạn chế trong 27 nhà hàng
sang trọng ở New York. Nhận thấy vai trò tiện ích của thẻ nhựa, vào năm 1965,
một ngân hàng của Mỹ tên là Bank of America Đã cấp giấy phép cho những ngân

hàng lớn nhỏ khắp Hoa Kỳ Được sử dụng Bank Americard cho khách hàng. Và
những chiếc thẻ thần kỳ này đã đưa Bank of America từ một ngân hàng địa
phương thành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Sự ra đời của
Creditcard khởi đầu cho một bước đột phá trong công nghệ thẻ nhựa trên thế
giới.
Thoạt đầu chức năng của những thẻ này khá đơn giản. Đó là phương tiện lưu
trữ dữ liệu được bảo vệ nhằm tránh giả mạo và sửa đổi. Thông tin chung như tên
nhà phát hành thẻ được in trên bề mặt thẻ trong khi những thông tin cá nhân như
tên của chủ thẻ và số thẻ thì được dập nổi. Nhiều thẻ có thêm chỗ ký tên để chủ
thẻ ký tên dành cho tham khảo. Trong thế hệ thẻ phát hành đầu tiên này, việc bảo
vệ chống lại sự giả mạo dựa trên những đặc điểm trực quan như phần in trên thẻ
và phần ký tên. Vì thế sự an toàn của hệ thống phụ thuộc khá nhiều sự tỉnh táo
của người chịu trách nhiệm chấp nhận thẻ. Sau này việc dùng thẻ phát triển tăng
vọt nên những đặc điểm trực quan này không còn hiệu quả, đặc biệt là các mối đe
dọa từ các tổ chức tội phạm đang phát triển nhanh.
Tiến bộ đầu tiên của thẻ nhựa là dùng dải từ trên mặt sau của thẻ, cho phép dữ
liệu số được lưu trữ trên thẻ dưới dạng máy có thể đọc được để hỗ trợ thêm vào
thông tin trực quan. Điều này làm giảm khả năng dùng biên nhận giấy, mặc dù


chữ ký khách hàng vẫn được yêu cầu trên ứng dụng thẻ tín dụng truyền thống
như là một hình thức định danh người dùng. Tuy nhiên, người ta cũng đưa ra một
cách tiếp cận mới không yêu cầu biên nhận giấy, dẫn tới khả năng đạt được một
mục đích lâu dài là thay thế giao dịch dựa trên giấy bằng xử lý dữ liệu điện tử. Vì
vậy cần thiết phải có một phương pháp khác được sử dụng để xác thực định danh
người dùng. Phương pháp được sử dụng rộng rãi liên quan đến một con số định
danh cá nhân bí mật, hay còn gọi là số PIN (personal identification number).
Những thẻ dập nổi với dải từ vẫn còn là loại thẻ được sử dụng thông thường cho
các giao dịch tài chính đến thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, công nghệ từ có một điểm yếu quan trọng là dữ liệu lưu trữ trên dải

từ có thể bị đọc, xóa và thay đổi bởi bất cứ người nào với thiết bị cần thiết. Vì thế
không thích hợp cho việc lưu trữ dữ liệu bí mật.
Thế hệ thẻ cải tiến tiếp theo sau thẻ từ là thẻ thông minh. Sự phát triển của thẻ
thông minh đi liền với sự phát triển của các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, dẫn
đến khả năng sáng chế ra nhiều giải pháp mới. Sự phát triển to lớn của vi điện tử
những năm 1970 cho phép tích hợp dữ liệu và xử lý logic trong một con chip
silicon đơn có kích thước chỉ bằng một vài mili mét vuông. Ý tưởng kết hợp một
mạch tích hợp vào một thẻ định danh đã được sáng chế bởi hai nhà phát minh
người Đức Jurgen Dethloff và Helmut Grotrupp năm 1968. Sau đó, năm 1979 ra
đời một sáng chế tương tự của Kunitaka Arimura ở Nhật Bản. Tuy nhiên sự phát
triển thật sự đầu tiên của thẻ thông minh là khi Roland Moreno đăng ký sáng chế
thẻ thông minh ở Pháp năm 1974. Và chỉ lúc đó công nghệ bán dẫn mới có khả
năng cung cấp các mạch tích hợp cần thiết với giá chấp nhận được.
Một bước đột phá lớn của thẻ vào năm 1984 là khi French PTT (post,
telegraph and telephone) đã thành công trong việc thử nghiệm thẻ điện thoại.
Trong lĩnh vực thử nghiệm này, thẻ thông minh ngay lập tức chứng minh đã đáp
ứng tất cả mong đợi về tính tin cậy cao và an toàn, tiện ích trong việc sử dụng.
Kết quả thẻ thông minh đã chứng minh được sự nổi trội về tính an toàn cao,
ngoài ra thẻ thông minh còn có khả năng được sử dụng linh hoạt trong các ứng
dụng trong tương lai. Các mạch tích hợp ban đầu được sử dụng trong thẻ điện
thoại là những chip nhớ (memory chip) nhỏ, đơn giản và không đắt tiền với một
security logic chuyên biệt cho phép số dư thẻ giảm xuống trong khi vẫn chống lại


các thao tác bất hợp pháp. Những chip vi xử lý sau này thường lớn hơn và phức
tạp hơn, lần đầu tiên được sử dụng số lớn ở các ứng dụng truyền thông, đặc biệt
trong truyền thông di động. Năm 1988, bưu điện Đức đóng vai trò tiên phong
trong việc giới thiệu thẻ vi xử lý hiện đại dùng công nghệ EEPROM như một thẻ
chứng thực cho các mạng điện thoại di động tương tự (analog mobile). Năm
1991, tại các nước Châu Âu, thẻ thông minh được ứng dụng vào công nghệ di

động GSM, thẻ SIM cho điện thoại di động ra đời, đặt nền tảng cho sự phát triển
vũ bão của công nghệ di động ở hơn 170 quốc gia như hiện nay.
Không giống như thành công rực rỡ của thẻ thông minh trong lĩnh vực truyền
thông, việc áp dụng thẻ thông minh trong lĩnh vực tài chính nhằm thay thế thẻ từ
gặp khó khăn do đòi hỏi về an toàn và bảo mật thông tin do đặc thù thông tin
nhạy cảm của lĩnh vực tài chính. Phần cứng và phần mềm hiện đại đã cho phép
thực thi các thuật toán phức tạp với nhiều cấp độ bảo mật chưa từng có trước đây.
Hơn nữa, công nghệ mới này là sẵn có cho mọi người, ngược lại với trước đây
bảo mật chỉ được sử dụng trong quân đội và các dịch vụ bí mật. Thẻ thông minh
đã chứng minh là một phương tiện lý tưởng, có độ bảo mật cao (dựa trên mật mã
học) khả dụng cho mọi người vì có thể lưu các khóa bí mật và thực thi các thụât
toán mật mã an toàn. Hơn nữa, thẻ thông minh nhỏ và dễ quản lý nên có thể được
mang và sử dụng khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một ý kiến tự nhiên
trong việc cố gắng dùng những đặc điểm bảo mật mới cho những thẻ ngân hàng,
để nắm và ngăn chặn các rủi ro về bảo mật xuất hiện từ việc gia tăng dùng thẻ từ.
Năm 1997, tất cả các tổ chức tiết kiệm Đức và nhiều ngân hàng phát hành các
thẻ thông minh mới. Năm trước đó, Úc đã phát hàng thẻ thông minh đa chức
năng với các chức năng POS, ví điện tử và các dịch vụ tùy chọn được thêm vào.
Điều này làm Úc trở thành nước đầu tiên trên thế giới có một hệ thống ví điện tử
toàn quốc.
Một mốc quan trọng trong việc sử dụng thẻ thông minh cho việc thanh toán
trên toàn thế giới trong tương lai là sự hoàn thiện của chuẩn kỹ thuật EMV
(europay, Mastercard và Visa). Đó là một sản phẩm kết quả của nỗ lực liên kết
giữa Europay, MasterCard và Visa. Phiên bản kỹ thuật đầu tiên là vào năm 1994.
Nó mô tả chi tiết của thẻ tín dụng tích hợp chip vi xử lý và đảm bảo tính tương
thích lẫn nhau của thẻ thông minh sau này của 3 tố chức thẻ tín dụng lớn nhất.


Thanh toán qua Internet đưa ra một lĩnh vực ứng dụng mới và hứa hẹn cho ví
điện tử. Tuy nhiên, vấn đề an toàn trong thanh toán qua mạng Internet công cộng

chưa được giải quyết một cách thoả mãn. Thẻ thông minh đóng vai trò quyết
định để giải quyết bài toán này. Ngoài ra, thẻ thông minh vạch ra một vai trò
quan trọng trong việc giới thiệu chữ ký điện tử. Nhiều nước ở Châu Âu đã bắt
đầu giới thiệu các hệ thống ví điện tử sau khi một một cơ sở pháp lý về việc sử
dụng chữ ký điện tử được phê duyệt và ban hành năm 1999.
Tính linh động cao về chức năng của thẻ thông minh, thậm chí cho phép
chương trình của những ứng dụng mới được thêm vào thẻ thông minh đang dùng
đã mở ra một lĩnh lực ứng dụng hoàn toàn mới vượt xa giới hạn sử dụng thẻ
truyền thống. Hiện tại, thẻ thông minh đang được sử dụng trong việc chăm sóc
sức khỏe, thẻ bảo hiểm quốc gia trên nhiều nước. Ngoài ra thẻ thông minh còn
được dùng như là thẻ điện tử cho việc vận chuyển trên các phương tiện giao
thông công cộng trong nhiều thành phố trên thế giới.” [6]
Tại Việt Nam, năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng
Ngoại Thương Pháp BFCE và Ngân hàng Ngoại thương VN đã mở đầu cho sự
du nhập của thẻ thanh toán vào VN. Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho
lượng khách du lịch quốc tế đang đến VN ngày càng nhiều. Sau Ngân hàng
Ngoại Thương, Sài Gòn Thương Tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ
Visa để làm đại lý thanh toán.
Năm 1996 Ngân hàng Ngoại thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa
International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương VN
cũng lần lượt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card, trong đó Ngân
hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này.
Cũng trong năm này Ngân hàng Ngoại thương VN phát hành thí điểm thẻ ngân
hàng đầu tiên, đồng thời Hội các ngân hàng thanh toán thẻ VN cũng được thành
lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và
First Vinabank. Việc ứng dụng thẻ ở VN vào thời điểm này còn bị giới hạn rất
nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật…



Thị trường thẻ từ năm 2006 trở lên sôi động vì VN đã bước vào sân chơi rộng
là WTO, thị trường tài chính VN càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm
nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là
một loại vũ khí đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm
thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc cạnh tranh phát hành thẻ giữa các ngân
hàng trong nước.
2.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ
2.1.2.1 Khái niệm
Thẻ ngân hàng hay còn gọi là thẻ thanh toán được biết đến như công cụ giao
dịch được các tổ chức tài chính phát hành cho khách hàng c ủa họ, nhằm cung cấp
những tiện ích giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, và tiếp cận được
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại.
Thẻ thanh toán có thể được hiểu rõ hơn thông qua những chức năng mà nó
mang đến cho khách hàng như:
- Thẻ thanh toán có thể dùng để rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán hoặc tài
khoản tiết kiệm mở tại ngân hàng, dùng để kiểm tra thông tin tài khoản, chuyển
khoản giữa các tài khoản cùng hệ thống. Trong tương lai, thẻ thanh toán sẽ có thể
dùng để chuyển khoản giữa các tài khoản khác hệ thống ngân hàng.
- Hiện tại các ngân hàng đã phát triển thêm cho thẻ thanh toán một số tiện ích
khác ngoài chức năng truyền thống của nó như thanh toán tiền điện, nước, điện
thoại, thanh toán trên Internet…
- Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua
máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ
chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh
toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh
toán.
- Theo chuẩn quốc tế một thẻ thanh toán sẽ có kích thước 86 × 54 mm.
2.1.2.2. Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại thẻ thanh toán:



- Phân loại theo công nghệ sản xuất: có 3 loại thẻ


Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,

thông tin của khách hàng và ngày phát hành th ẻ được dập nổi, riêng thông tin của
đơn vị phát hành thẻ được in trên mặt trước của thẻ. Thế hệ thẻ đầu tiên được sản
xuất theo công nghệ này. Tuy nhiên, hiện nay người ta không còn sử dụng loại
thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.


Thẻ từ: là loại thẻ mà trên đó có dải băng từ (magnetic stripe). Dải băng

từ này có từ tính và các thiết bị đọc ghi thẻ có thể thay đổi nội dung dữ liệu trên
thẻ. Có hai loại thẻ từ là thẻ từ có mật độ từ cao (hico) và thẻ từ có mật độ từ thấp
(loco). Để mã hóa thẻ từ hico người ta phải dùng nhiều năng lượng hơn so với
thẻ từ loco và do vậy các thông tin lưu trên dải từ hico cũng khó bị phá huỷ hơn.
Nhưng để đảm bảo an toàn, người ta thường để thẻ từ của mình tránh xa các thiết
bị có gây ra từ tính.


Thẻ chip hay còn gọi là thẻ thông minh: là loại thẻ có gắn con chíp điện

tử có chứa chỉ bộ nhớ hoặc bộ nhớ với một bộ vi xử lý. Thẻ chip có cấu trúc hoàn
toàn giống với một máy vi tính. Trong tương lai các ngân hàng bắt buộc phải
chuyển đổi sang thẻ chip để đảm bảo độ an toàn cho việc sử lý thẻ và thông tin
khách hàng sẽ được bảo mật hơn. Hiện tại, một số ngân hàng như Vietcombank,
VP bank, Á Châu,… đã mạnh dạn chuyển đổi sang công nghệ thẻ chip.
- Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: có 4 loại thẻ



Thẻ tín dụng (credit card): đây là một loại thẻ được dùng như một công

cụ thanh toán, cho phép người dùng mua hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi
các đơn vị liên kết với ngân hàng hoặc dùng rút tiền mặt tại các máy ATM. Thẻ
tín dụng khác với các loại thẻ thanh toán khác ở đặc điểm tài khoản của người
dùng thẻ không cần phải nộp tiền vào, mà thay vào đó ngân hàng sẽ cấp cho
khách hàng của họ một tài khoản hạn mức tín dụng và tài khoản này phải được
sử dụng thông qua chiếc thẻ do ngân hàng cấp. Để có thể được cấp khoản vay
thông qua thẻ tín dụng khách hàng phải thỏa mãn những yêu cầu do ngân hàng
đưa ra. Có hai hình thức cấp thẻ tín dụng tín chấp và có thể chấp. Thẻ tín dụng có
ưu điểm cho phép người dùng có thời gian ân hạn 45 ngày, đến thời điểm thanh
toán nếu người dùng thanh toán hết số dư nợ sẽ không phải chịu lãi của ngân


hàng. Tuy nhiên, chủ thẻ không nhất thiết phải thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ vì họ
chỉ cần thanh toán 10% trên dư nợ vẫn được chấp nhận và được tiếp tục sử dụng
hạn mức được cấp.


Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền

với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch
vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ
thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn..., đồng thời số
tiền thanh tóan sẽ chuyển ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn...
Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên
tài khoản của chủ thẻ.

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ offline: có thể xem loại thẻ này như một dạng thẻ trả trước với hạn mức
được cấp theo ngày hoặc bằng với số tiền tối đa có trong tài khoản của chủ thẻ,
giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó từ 2-3 ngày.
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức
vào tài khoản chủ thẻ. Các giao dịch online được đảm bảo an toàn nhờ hệ thống
xác nhận mật khẩu cá nhân (số PIN personal identifica tion number). Các máy có
thể thực hiện giao dịch online như máy ATM hoặc máy POS (point of sale), các
máy này đều có bộ phận nhập mã PIN (PINpad). Nhìn chung, giao dịch online
đảm bảo an toàn cho chủ thẻ và ngân hàng hơn các giao dịch offline


Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền

tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu
cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân
hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Cash card
không ghi tên chủ thẻ, là một ví điện tử, khi giao dịch chủ thẻ không cần phải
nhập mã Pin hay ký tên.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
- Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.


- Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn
được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với
Ngân hàng phát hành thẻ.


Thẻ trả trước (charge card): loại thẻ này tương tự như thẻ tín dụng,


nhưng đến kỳ thanh toán chủ thẻ buộc phải thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng
để được tiếp tục sử dụng thẻ. Chủ thẻ không thể duy trì dư nợ từ tháng này sang
tháng khác như đối với thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, chủ thẻ sẽ phải chịu một mức
phạt rất cao nếu không thể thanh toán dư nợ trong kỳ. Ưu điểm của thẻ này là chủ
thẻ không phải chịu lãi suất.
- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:


Thẻ trong nước hay còn gọi thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn trong phạm

vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Thẻ
nội địa của một số ngân hàng: Ngân hàng Techcombank phát hành thẻ nội địa
với thương hiệu F@st Access, Vietcombank nổi tiếng với thẻ CONNECT24,
ACB với ATM2+….


Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng

các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Các thương hiệu thẻ quốc tế phổ biến tại Việt
Nam hiện nay có Visa, Master, JCB, AMEX.
- Phân loại theo chủ thể phát hành:


Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng

phát hành giúp cho khách hàng s ử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.


Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí


của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu
lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...
2.1.3. Qui trình thanh toán thẻ


Biểu đồ 1 Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán thẻ
Sơ đồ 1 cho thấy một giao dịch thanh toán thẻ có 5 chủ thể tham gia:


Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các

ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt
buộc các thành viên phải áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu. Bất cứ
ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế đều phải
là thành viên của một Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi Tổ chức thẻ quốc tế đều có tên
trên sản phẩm của mình. Khác với ngân hàng thành viên, Tổ chức thẻ quốc tế
không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay cơ sở chấp nhận thẻ, mà chỉ cung cấp
một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép
cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng.


Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ

hoặc công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Ngân
hàng phát hành trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở
và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử
dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có quyền kí hợp đồng
đại lý với bên thứ 3 là một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng khác trong việc
thanh toán hoặc phát hành thẻ. Từng định kỳ, ngân hàng phát hành phải lập bảng
sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với chử thẻ

tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ ghi nợ


Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ như

một phương tiện thanh toán thông qua việc kí kết các hợp đồng chấp nhận thẻ với


các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Qua việc kí kết hợp đồng, các địa điểm
cung cấp hàng hóa, dịch vụ này được chấp nhận vào hệ thống thanh toán thẻ của
ngân hàng, ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị đọc thẻ, đào tạo nhân viên về dịch
vụ thanh toán thẻ, quản lí và xử lí những giao dịch thẻ diễn ra tại địa điểm này.
Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành,vừa là ngân hàng
thanh toán.


Chủ thẻ: là cá nhân hay người đựơc uỷ quyền được ngân hàng cho phép

sử dụng thẻ để chi trả các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo những điều
kiện, quy định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ.


Cơ sở chấp nhận thẻ: là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có kí kết

với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ
mà mình cung cấp bằng thẻ.

Biểu đồ 2 Qui trình thanh toán thẻ
Trên thực tế, qui trình thanh toán thẻ được diễn ra theo các bước như sau:
- Khi khách mua hàng có nhu cầu thanh toán bằng thẻ (ví dụ thẻ VISA), cửa

hàng sẽ quẹt (swipe) thẻ vào một chiếc máy đọc (gọi là EDCT - Electronic Data
Capture Terminal). EDCT đọc các thông tin về thẻ ghi trên băng từ và kết nối
(contact) tới ngân hàng của cửa hàng (Merchant's Bank) thông qua modem,


×