Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG VITAMINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.55 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Tiểu luận dinh dưỡng

GVHD: TRẦN THỊ THU TRÀ

SVTH:

Hoàng Công Tuấn 61003742
Trần Hoàng Anh Khoa 61001565
Bùi Thị Hoàng Nga 61002069


Mục lục

1/Giới thiệu :
Vitamin E được tìm ra khoảng năm 1922, tới năm 1936 được cô lập lần đầu tiên. Bao gồm 8 loại,
phân thành 2 nhóm lớn là tocopherol và tocotrienol. Trong mỗi nhóm lớn là 4 đồng phân alpha
beta, gamma, denta, mỗi loại khác nhau bởi tính oxi hóa. Cơ thể chúng ta hấp thu cả 8 loại
vitamin E, nhưng ta chỉ tích trữ dạng alpha tocopherol


Ta có thể thấy tocotrienol nhiều hơn tocopherol ba nối đôi trong công thức cấu tạo, vì thế nên
tính chống oxi hóa cũng cao hơn. Thông thường tocotrienol có trong thực phẩm tự nhiên. Với
các viên E tổng hợp, người ta thường dùng alpha tocopherol do dễ bảo quản hơn

2/ Lý tính:
Vitamin E có màu vàng nhạt, bền trong môi trường axit. Trong không khí, vitamin E dễ bị phá
hủy bởi tia tử ngoại.Vitamin E còn khá bền nhiệt, nó có thể chịu được 170oC trong không khí.


Nếu ta kết tinh nó trong rượu ở nhiệt độ thấp -35oC, ta sẽ thu được các tinh thể hình kim
Trong cơ thể, vitamin E còn ở các dạng liên kết với các gốc khác như axetat hoặc succinate


3/Hấp thu và dự trữ:
Vì là 1 vitamin tan trong dầu nên quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra như sau
a. Dưới tác dụng của muối mật, dầu mỡ bị nhũ tương hóa, giọt dầu lớn bị xé nhỏ ra thành
nhiều giọt dầu nhỏ, trong đó có hòa tan vitamin E
b. Vitamin e bị hấp thu ở ruột non, thông qua các lông ruột, theo hệ bạch huyết chạy về
gan. Tại đây sẽ đươc phân phối đến tế bào theo các lipoprotein

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hấp thu và dự trữ vitamin E
 Khi ta ăn không đủ vitamin C thì kéo theo việc hấp thu vitamin E sẽ sụt giảm và
ngược lại. Tuy nhiên tác hại do thiếu C gây ra sẽ nghiêm trọng hơn thiếu E. Cơ
thể dễ bị tấn công bới các tác nhân oxi hóa. Thí nghiệm trên được người ta khảo
sát trên chuột, thực hiện trong 21 ngảy, người ta chia chúng ra làm 4 nhóm: nhóm
ăn thiếu vitamin C, nhóm ăn thiếu vitamin E, nhóm ăn đầy đủ và nhóm ăn thiếu
cả hai loại vitamin trên
 Thí nghiệm bằng cách phân lập riêng tế bào gan cho ta kết quả là vitamin E sẽ có
tương tác với nguyên tố canxi trong việc bảo vệ tế bào gan. Nếu thiếu một trong
hai loại thì đầu gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của loại kia
Việc dự trữ vitamin E
Vitamin E sẽ dự trữ trong mô mỡ, tử cung và tinh dịch, ở gan có một lương nhỏ, đã bị oxi
hóa. Ngoài ra, trong sữa mẹ rất giàu vitamin E, gấp khoàng 2 lần sữa bò, tùy thuộc giai đoạn cho
sữa


4/ Nhiệm vụ:
a. Nhiệm vụ trong sinh sản
Thiếu vitamin E ở chuột gây ra hiện tương không thụ thai ở chuột cái và teo tinh hoàn ở chuột

đực. Song, tác động trên không rõ ràng ở người
b. Sự hoạt động của cơ
Thiếu viamin E có thể gây ra hiện tương đau bắp thịt, gây canxi hóa, chai cứng bắp thịt, có liên
quan tới bệnh đau tim, thể hiện rõ ở gà. Ở người, người ta nghiên cứu thấy rằng, vitamin E cũng
góp phần trong việc chữa lành chấn thương ở cơ bắp do tập luyện quá mức
c. Vitamin E và Ca cùng tương tác với nhau để bảo vệ tế bào gan
d. Vitamin E tham gia bảo vệ hệ thần kinh và não bộ
Vì trong não và hệ thần kinh có một hàm lượng cholesterol và các acid béo không no rất lớn, nên
vitamin E được xem như có thể bảo vệ não khỏi các tác nhân oxi hóa. Tuy nhiên, việc này vẫn
đang tiến hành nghiên cứu thêm, trước khi có kết luận cụ thể
e. Vitamin E đóng vai trò của 1 coenzym trong cơ thể
Vitamin E tham gia trong hệ vận chuyển electron của các phản ứng oxi hóa khử liên quan tới sự
tích lũy năng lượng
f.Vitamin E cũng góp phần chống lại quá trình suy giảm thị lực ở người già
Một nghiên cứu cho thấy những người dùng vit E khoảng 30IU/ngày sẽ giảm nguy cơ mù
khoảng 15% so với những người dùng ít (<15IU/ngày). Tuy nhiên nghiên cứu lại không cho kết
quả tương tự với liều cao trên 400IU/ngày. Vậy vit E có thể ngăn cản hoặc làm giảm quá trình
mất thị lực ở người già, nhưng nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành để xác định rõ liều lượng
cần thiềt
g. Ngăn cản sự hình thành một số loại ung thư
Người ta tin rằng vitamin e có thể giảm được chứng ung thư ruột, ung thư vú. Song vẫn đang
được nghiên cứu thêm. Nếu ta dùng quá liều vitamin E, thì ta lại có nguy cơ mắc bệnh ung thư
tinh hoàn
h.Vitamin E tốt cho người có tiền sử nhồi máu cơ tim
Nó có thể hạn chế sự oxi hóa các LDL, được xem là nguyên nhân của chứng xơ vữa dộng mạch.
Ngoài ra, nó còn giúp ngăn việc tạo thành các cục máu đông, gây nghẽn mạch, là nguyên nhân
dẫn tới đột quỵ


i. Vitamin E gia cố thành tế bào máu, chống vón cục lại với nhau

5/Nhu cầu:

 Nhu cầu vitamin E tăng phụ thuộc vào lượng acid béo chưa no có nhiều nối đôi trong
khẩu phần và có thể dao động từ 5-20mg/ngày.
 Khó xác định liều thường ngày cần thiết, vì nó tùy theo tuổi, giới tính, tình trạng thể lực,
các thức ăn cung cấp vào….
 Khi ăn nhiều thức ăn có chứa acid béo không no, phải cần cung cấp thêm vitamin E để ổn
định chúng, tức là ngăn ngừa quá trình ôxy hóa các acid béo không no này.
 Do vitamin E có chức năng chính là bảo vệ chất béo, đặc biệt là các acid béo chưa no
nhiều nhánh, nên nhu cầu về vitamin E có thể được tính theo tỷ số giữa vitamin E (tính
bằng mg ∝ -tocopherol) và acid béo chưa no cần thiết (tính bằng gam) nên là 0,6.
Adequate Intake (AI) cho vitamin E: ( mg alpha tocopherol)
Trẻ em:
0-6 thángtuổi: 4 milligrams
6-12 thángtuổi: 5 milligrams

Bảng 1:Recommended Dietary Allowances (RDAs) for vitamin E


Tolerable Upper Intake Level (UL) : 1000mg
Trẻ sinh non, nhẹ cân,phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, khi tập thể thao, stress, tiếp
xúc với môi trường ô nhiễm (thuốc lá, rượu, thuốc trừ sâu, ánh nắng mặt trời…) hay khi có các
nguy cơ bị bệnh tim mạch (do béophì,tiểu đường,cao huyết áp, rối loạn lipid máu…) sẽ có nhu
cầu vitamin E cao.

Bảng 2: UL for Vitamin E

6/Nguồn thực phẩm
– Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, các loại rau cải, xà lách, đặc biệt trong
mầm hạt, và trong dầu hạt cây như hướng dương, lạc

– Trong thực phẩm, các nguồn phổ biến nhất chứa vitamin E là các loại dầu thực
vật như cọ dầu, hướng dương, ngô, đậu tương, ô liu. Các loại quả kiên, hạt hướng
dương, quả nhót gai (Hippophae spp.), dương đào (Actinidia spp.) và mầm lúa mì
cũng là các nguồn cung cấp vitamin E. Các nguồn khác có hạt ngũ cốc, cá, bơ lạc,
các loại rau lá xanh. Mặc dù ban đầu vitamin E được chiết ra từ dầu mầm lúa mì,
nhưng phần lớn các nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên hiện nay lại tách ra từ dầu
thực vật, thông thường là dầu đậu tương.


Hình : Dầu oliu

Hình : xà lách

Bảng 3: Hàm lượng vitamin E trong thực phẩm

– Trong trái cây người ta cũng tìm thấy vitamin E, tuy nhiên với số lượng không
nhiều


Bảng 4: Vitamin E trong một số loại trái cây

7/Những biến đổi trong quá trình bảo quản và chế biến
a. Tinh chế dầu ăn:
Các quá trình lọc kiềm, tẩy màu, khử mùi làm giảm lượng anpha vitamin E trong dầu ( dầu hải sản)
Đối với mỡ cá voi, vitamin E mất chủ yếu ở giai đoạn khử mùi
Do vitamin E có khối lượng phạn tử nhỏ nên dễ bay hơi trong quá trình khử mùi dầu ăn, người ta thu
vitamin E bằng pp chưng cất và bổ sung lại vào thực phẩm.
VD: Dầu dừa phải trải qua 20 quá trình tinh chế trước khi thành phẩm

b. Hydro hóa dầu:

Theo những tài liệu trước năm 1979, sự hydro hóa dầu như không phá hủy vitamin E. nhưng những
nghiên cứu gần đây của Rabascal và Riera cho thấy sự thoái hóa của vitamin E bắt đầu từ phản ứng đầu
tiên của quá trình hydro hóa.
Đối với dầu oliu, khoảng 60% anpha vitamin E mất đi sau 5h hydro hóa ở điều kiện 2 atm, 180 C, xúc tác
Ni.

c. Đóng hộp và đông lạnh:
Đóng hộp:

-

-

Đóng hộp gồm 2 loại như sau:
1. Đóng hộp nước sôi: Dùng với sản phẩm cà chua, trái cây, mức…Phương pháp này
dùng ở nhiệt độ 100oC trong một thời gian nhất định
2. Đóng hộp áp suất: Ta dùng nồi áp suất để nâng nhiệt dộ lên 116oC. Phương pháp này
có thể tiêu diệt hoàn toàn bào tử Clostridium botulinum
Nghiên cứu của E.Bauernfeind: 50% vitamin E mất khi đóng hộp đậu, bắp
Thomas và Callonay : đóng hộp thịt làm giảm lượng vitamin E hơn dehydro hóa hoặc
chiếu xạ

Đông lạnh
- Đóng hộp spinach ở 1210C trong 30s làm giảm khoảng 90% α-Tocopherol.Tuy nhiên, không có
thất thoát đáng kể giữa spinach tươi và spinach đông lạnh. Từ đó có thể kết luận rằng : đông lạnh không


làm thay đổi lượng vitamin E trong thực phẩm. Tuy nhiên bảo quản lạnh trong thời gian dài có thể làm
mất vitamin E do sự oxi hóa.


d. Các quá trình khác:
Chiếu xạ

-

-

Được sử dụng để tiêu diệt hoặc hạn chế vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, bao gồm:
sóng điện từ, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia UV
Sóng điện từ
• Đậu nành : 2450 MHz; 0.5kW; 0-12 phút
6 phút : mất 10% alpha tocopherol
12 phút : mất 40% alpha tocopherol
• Sữa : 2450 MHz; 0.7 kW ; 2 phút trong bóng tối
Gia nhiệt đến 56.20C không ảnh hưởng alpha T trong sữa nguyên chất
Sữa ít béo : ở 80.20C và 56.20C đều mất 14%
Tia γ


Bột mì : Coban-60, 105 – 107 rad. Quá trình tự oxi hóa làm giảm 38-79%
tocopherol phụ thuộc vào loại bột mì
Nhưng hiện nay quá trình chiếu xạ thực phẩm không được sử dụng nữa vì những lo ngại có thể
gây nguy hiểm cho người tiêu dùng
Xay

-

-

Tocopherol và Tocotrienols trong hạt ban đầu mất trong khi xay và tăng theo thời gian

xay
Các yếu tố khác: nhiệt độ khi xay, sự chín nẫu của phần nhân quả , sự phân bố của
vitamin E trong hạt. Vitamin E phân bố chủ yếu trong phôi và vỏ nên bột sẽ có ít vitamin
E hơn hạt nguyên thủy. Việc tách vỏ và mầm của ngũ cốc làm mất 35-70% tocopherol so
với hạt ban đầu
Lượng vitamin E của sản phẩm xay phụ thuộc vào mức độ xay xát.
VD: lượng vitamin E trong bột mì khi xay lần đầu (0-70%) cao hơn 71% so với lần xay
cuối (82-100%)

Tẩy màu

-

Tẩy trắng phá hủy nhiều vitamin E trong bột. Tẩy màu bằng azodicacbonamide, benzoyl
peroxide, cholorine dioxide và acetone peroxide, trong đó chlorine phá hủy vitamin E
nhiều nhất (91%) và azodicarbonamide phá hủy ít nhất (58%)

Chế biến sản phẩm sữa
Sữa nguyên kem chứa 0.05-0.1 mg Tocopherol, chủ yếu là alpha tocopherol (84-92%)
Sản phẩm

Chưa chế biến
Giảm béo
Ít béo

Hàm lượng béo
(g/100g)
3.5
2.1
1.1


(mg/100g)
α-T
0.045
0.026
0.014

γ-T
0.019
0.001
0.001

α-T/cholesterol
(µg/mg)
α -T3
0.002
0.001
0.001

2.8
3.7
4.0


Không béo

0.3

0.005


0.001

…..

2.6

Sấy:
Sấy ngũ cốc sau khi thu hoạch: ảnh hưởng rất ít đến lượng vitamin E
Drum drying: 90% lượng α-T trong bột mì trắng bị phá hủy
Trong một nghiên cứu về quá trình gia nhiệt ( sấy khô = hơi nước, khử trùng bằng nồi hấp, rang,…) drum
drying và extrusion làm mất nhiều vitamin E nhất. một nghiên cứu tương tự cho thấy < 10% vitamin E
được giữ lại trong bột thô và bột mì trắng sau khi drum drying





Drum drying là phương pháp làm khô dung dịch. VD: sữa được rưới lên một tấm
phim mỏng và để lên bề mặt một cái trống đun nóng, sữa đông đặc lại và người ta
ta cạo lớp sữa ra bằng một con dao.
Extrusion cooking: là phương pháp chế biến thức ăn trong một khoảng thời gian
rất ngắn

Chiên:
Chiên ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài làm mất vitamin E. Các yếu tố khác: bề mặt tiếp xúc
giữa dầu và không khí, sự có mặt của oxi.
Chiên ngập dầu: hàm lượng vitamin E trong sản phẩm chiên dễ bị thay đổi, phụ thuộc vào loại
dầu, chất lượng dầu, sự hấp thu dầu và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hút dầu trong quá trình chiên

e. Các quá trình khác:

Magarine: lượng vitamin E trong magarine ổn định khi bảo quản trong tủ lạnh ở 40C trên 136 ngày. Tuy
nhiên, ở 200C tocopherols bị mất đi. Do chỉ số PoV tăng, sự suy thoái vitamin E diễn ra mau hơn.

Dầu ăn
Dầu trước khi chiên
Dầu sau khi chiên
Dầu tách từ khoai tây chiên (snack) :
Ngay khi sản xuất
Sau 2 tuần tại nhiệt độ phòng
Sau 1 tháng tại nhiệt độ phòng
Sau 2 tháng tại nhiệt độ phòng
Sau 1 tháng ở -12oC
Sau 2 tháng ở -12oC
Dầu tách từ khoai chiên ngập dầu:
Ngay sau khi sản xuất
Sau 1 tháng ở -12oC
Sau 2 tháng ở -12oC

8/Tương tác dược phẩm:

Tổng Vit.E (mg/100g)
82
73

Lương vit mất đi %
1

75
39
22

17
28
24

48
71
77
63
68

78
25
20

68
74


- Aspirin
Vitamin E và aspirin đều có thể làm giảm độ nồng độ máu, khi cùng sử dụng cần có sự đồng ý và
điều chỉnh của bác sĩ theo tình hình cụ thể của người bệnh.
- Vitamin K
Vitamin E có tác dụng đối kháng với vitamin K, có thể ức chế sự kết tụ tiểu cầu, giảm đông máu.
Vì vậy không nên đồng thời sử dụng hai loại vitamin cùng lúc.
- Neomycin
Neomycin có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất béo đồng thời ảnh hưởng đến sự hấp thụ
vitamin E, khi cùng sử dụng sẽ làm giảm vai trò của cả hai loại thuốc.
- Estrogen
Sử dụng vitamin E liều cao hơn 400mg trong thời gian dài, đặc biệt khi kết hợp cùng estrogen có
thể gây ra huyết khối, cần hết sức thận trọng.

9/Bệnh do thừa và thiếu vitamin E
a. Thiếu vitamin E
 Trẻ em : vàng da, chảy máu não, vỡ hồng cầu (Vitamin E, giống tất cả các
vitamin tan trong mỡ, đi qua nhau thai kém. Vì vậy, em bé mới sinh ra có lượng
vitamin E rất thấp, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vỡ hồng cầu và vàng da
sau khi sinh, đặc biệt khi hồng cầu đột ngột bị tiếp xúc với ôxy được mang đến từ
phổi. Ở trẻ em đẻ non, tình trạng này càng trầm trọng hơn, nó sẽ gây ra thiếu máu
huyết tán, phá hủy hồng cầu, từ 4 đến 6 tuần ở đứa trẻ nhẹ cân lúc sinh ( nhỏ hơn
1,5 kg) nếu không được cung cấp thêm. Ngoài ra, bổ sung vitamin E làm giảm
xuống 4 lần nguy cơ chảy máu não ở trẻ đẻ non.)
 Đối với người lớn, quá trình này diễn ra âm ỉ, gây hại lớn (Phần lớn người
trưởng thành, thiếu vitamin E có thể vẫn âm ỉ trong hàng chục năm, khi đó nó
không đủ lượng trong cơ quan để bảo đảm cho đặc tính bảo vệ hiệu quả của màng
tế bào và mỡ trong tuần hoàn. Kết quả là xuất hiện đột ngột bệnh tim mạch và một
vài bệnh ung thư.)
 Một số căn bệnh có thể mắc do thiếu vitamin E:
1. Bệnh tim: vit E giúp ngăn chặn chứng nhồi máu cơ tim, nó có thể hạn chế sự oxi

hóa các LDL, được xem là nguyên nhân của chứng xơ vữa dộng mạch, ngoài ra,
nó còn giúp ngăn việc tạo thành các cục máu đông, gây nghẽn mạch, dẫn tới đột
quỵ. Một nghiên cứu cho thấy, từ khoảng 90000 y tá, rằng nhồi máu cơ tim giảm
từ 30-40% ở nhóm người bổ sung đầy đủ vit E.


2. Suy giảm trí nhớ và khả năng vận động : Theo giới khoa học, người cao tuổi hay

bị mắc bệnh suy giảm trí nhớ là do những tế bào não bị tổn thương do quá trình
ôxy hóa.
Chính vì vậy, để ngăn chặn bệnh này, con người đã can thiệp vào quá trình ôxy
hóa bằng cách bổ sung các chất chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa như

vitamin E. Tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu rộng hơn trong lĩnh vực
này
3. Tổn thương võng mạc: Lão hóa và đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây ra sự mù

ở người lớn tuổi, tuy nhiên các chất oxi hóa cũng đóng vai trò trong đấy, nên vit E
được tin rằng sẽ giúp hạn chế việc mất thị lực ở người già. Một nghiên cứu cho
thấy những người dùng vit E khoảng 30IU/ngày sẽ giảm nguy cơ mù khoảng 15%
so với những người dùng ít (<15IU/ngày). Tuy nhiên nghiên cứu lại không cho
kết quả tương tự với liều cao trên 400IU/ngày. Kết luận: vit E có thể ngăn cản
hoặc làm giảm quá trình mất thị lực ở người già, nhưng nghiên cứu này vẫn đang
được tiến hành để xác định rõ liều lượng cần thiềt
4. Cao huyết áp ở sản phụ: Sản phụ do phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên

số lượng máu trong cơ thể tăng, vì thế sẽ dẫn tới nguy cơ gây áp lực ở các thành
mạch. Vitamin E có khả năng chống các tế bào màu vón cục, giảm sự oxi hóa các
lipo protein nên được tin sẽ giúp ổn định huyềt áp ở phụ nữ có thai
b. Thừa vitamin E
 Gây ngộ độc : cơ thể sẽ có một số biểu hiện rối loạn như : chóng mặt, mắt mờ, nhức

đầu, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn,…Phụ nữ có thể bị ra kinh huyết quá nhiều hoặc
tắc kinh
 Phụ nữ thời kỳ mang thai

-

Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị thâm tím, chảy máu và cơ bắp yếu ớt

-

Trẻ sinh ra có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn:Qua một loạt các nghiên cứu và so

sánh về sự liên quan giữa chế độ dinh dưỡng của phụ nữ thời kỳ mang thai với
sức khỏe của trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt chú ý tới những trẻ bị tim bẩm sinh. Kết
quả cho thấy mẹ của những trẻ bị tim bẩm sinh thì tiêu thụ vitamin E cao hơn
những bà mẹ khác. Nghiên cứu đã chứng minh rằng 276 bà mẹ của những trẻ bị
tim bẩm sinh thì có lượng tiêu thụ vitamin E hàng ngày là 13,3 mg/ngày. Trong
khi đó, 324 bà mẹ có con khỏe mạnh thì có lượng tiêu thụ vitamin E trung bình là
12,6mg/ngày Tuy vậy, các nghiên cứu cũng bị giới hạn rằng chế độ ăn uống của
mẹ được đánh giá là lúc trẻ nhỏ đã được 16 tháng tuổi, nó chưa thể phán ánh hết


được chế độ ăn uống của bà mẹ trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh
con.)
 Thiếu máu và rối loạn đông máu nghiên cứu đã cho thấy rằng, dư lượng vit E có thể
gây ra thiếu máu và rối loạn đông máu ở động vật. Hai khảo sát trên người đã được thực
hiện, 1 là thử nghiệm trên Nam người Phần Lan hút thuốc ăn trên 50mg vit E/ ngày trong
khoảng 6 năm, 2 là 1 nhóm lớn các dược sĩ Mỹ ăn khoảng 400IU/ ngày trong 8 năm. Và
bởi vì ở lần thử nghiệm thứ 2 naỳ, họ còn dùng kèm thêm aspirin nên có thể kết luận rằng
vit E gây xuất huyết
 Tương tác thuốc
-Vitamin E có thể hạn chế đông máu và tương tác với tác nhân đông máu vit K,
nên dùng 1 liều lớn chất chống đông máu có thể gây xuất huyết, đặc biệt khi thiếu
vitamin K, nếu dùng liều vit E vượt quá 400IU/ngày sẽ thấy các triệu chứng trên
-Một số người hay dùng chung vitamin E với một số chất oxi hóa như vitamin C,
Se hay beta caroten, những chất này có thể làm giảm sự tạo thành của lipoprotein HDL,
đặc biệt là HDL 2, điều này quan sát thấy ở những bệnh nhân được diều trị bằng
simvastin và niacin
 Ngăn cản tác động hủy hoại lên tế bào ung thư Các nhà nghiên cứu khuyên rắng nên

hạn chế các chất chống oxi hóa trong quá trình hóa trị và xạ trị, vỉ các chất chống oxi hóa
có thể ngăn cản tác động hủy hoại lên tế bào ung thư. Nhưng điều này vẫn đang được đưa

vào nghiên cứu thêm
 Nguy cơ tiềm ẩn:

-Dùng ở liều cao, Vitamin E sẽ hoạt động như chất ủng hộ ôxy hóa, gây tổn hại
cho tế bào
-Nếu cơ thể phải tiếp nhận một hàm lượng quá lớn loại vi chất này sẽ khiến cho
DNA bị trục trặc hoặc gặp lỗi, đây chính là tiền nguyên nhân dẫn đến ung thư
-Thường xuyên uống Vitamin E liều cao sẽ tăng 28% nguy cơ ung thư phổi
-Dùng vitamin E quá liều làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, gây tình
trạng nhiễm trùng trầm trọng vì làm giảm sự miễn nhiễm và sức đề kháng của cơ thể
-Những người dùng nhiều hơn 200 IU vitamin E/ ngày có nguy cơ tử vong sớm
cao hơn 5% so với những người không dùng (tiến sĩ Edgar Miller tại Đại học Johns
Hopkins (Baltimore, Mỹ)
10/Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình hóa sinh công nghiệp, Lê Ngọc Tú, Nhà xuất bàn khoa học kỹ thuật


2. Hóa học thực phẩm, Hoàng Kim Anh, Nhà xuất bàn khoa học kỹ thuật
3. Dinh dưỡng học và những bệnh dinh dưỡng thông thường, Vũ Ngọc Ruẩn, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TPHCM
4. Tocopherol and tocotrienol contents of raw and processed fruits and vegetables in United
States diet, Jiyeon Chun, Junsoo Lee, Lin Ye, Jacob Exler, Ronal R Eitenmiller, Journal
of food composition and analysis, 16 August 2005
5. Handbook of vitamin, fourth edition, Janos Zempleni, Robert B Rucker, Donal B
McCormick, Jonh W Suttie



×