Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CAM ĐƯỜNG Ở HUYỆN TUY PHONMG TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

#"
Tống Thò Thu Trinh

NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA
CÂY CAM ĐƯỜNG (LIMNOCITRUS LITTORALIS (Miq.)Sw.)
THUỘC HỌ CAM (RUTACEAE Juss.1789)
Ở HUYỆN TUY PHONG – TỈNH BÌNH THUẬN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2006


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

TỐNG THỊ THU TRINH


LỜI CẢM ƠN
‘ Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

PGS. TS. Trần Hợp
Thầy đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên


môn cùng nhiều kinh nghiệm quý báu; động viên và chia sẻ khó khăn với tôi trong
suốt thời gian vừa qua để luận văn này được hoàn thành.

‘ Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Các Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy.
- Ban chủ nhiệm khoa Sinh – Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
- Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học – Trường Đại học Sư Phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Giám hiệu cùng tập thể Giáo viên – Trường Trung học phổ thông Bắc
Bình – Bình Thuận.
- Ban Giám đốc Trung tâm giống cây trồng Bình Thuận.
- Tiến só Phạm Quang Khánh – Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế NN Miền
Nam
- Ông Philippe Caron – Chủ tòch Viện Phát triển Việt Nam – Thái Bình Dương.
- Hãng Mỹ phẩm CHRISTIAN DIOR (Pháp).
- Tiến só Trương Thò Đẹp – Chủ nhiệm bộ môn Thực vật, khoa Dược –Trường
ĐHYD Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thạc só Trònh Thò Lâm – Viện Sinh học nhiệt đới Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Gia đình và bạn bè.
Đã tạo điều kiện hỗ trợ về chuyên môn, chia sẻ, động viên tinh thần và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để luận văn này được
hoàn thành.

TỐNG THỊ THU TRINH


MỤC LỤC
Trang

Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các bản đồ
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................5
1.4. Những đóng góp của luận văn .....................................................................6
1.5. Bố cục của luận văn .....................................................................................6
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................7
2.1. Nghiên cứu ngoài thực đòa ...........................................................................7
2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................................................8
2.2.1. Khảo sát đặc điểm hình thái .....................................................................8
2.2.2. Khảo sát đặc điểm giải phẫu ....................................................................8
2.2.3. Phân tích các thành phần dinh dưỡng của cây Cam đường.....................9
2.2.4. Phân tích đất ..............................................................................................10
2.3. Bố trí thí nghiệm ở vườn ươm ......................................................................10
2.3.1. Phương pháp đo chiều cao cây và đường kính thân cây .........................12
2.3.2. Xác đònh số lá trên cây ............................................................................12
2.3.3. Tính diện tích lá ........................................................................................12
2.3.4. Phương pháp tính sinh khối .......................................................................12
2.3.5. Xử lý số liệu ..............................................................................................13
Chương 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................14
3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận ..................14
3.1.1.Vò trí đòa lý .................................................................................................. 14
3.1.2. Đòa hình, đòa mạo .....................................................................................15
3.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 16
3.1.4. Thủy văn ...................................................................................................18
3.2. Tình hình dân sinh kinh tế của huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận .....19

3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động ..................................................................19
3.2.2. Thực trạng phân bố, phát triển các đô thò và khu dân cư .......................20
3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế ...................................................................21


3.3. Lòch sử nghiên cứu cây Cam đường ............................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................27
4.1. KẾT QUẢ ................................................................................................27
4.1.1. Hình thái và giải phẫu cây Cam đường....................................................27
4.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ....................................33
4.1.3. Quang phổ vật hậu ...................................................................................34
4.1.4. phân loại, vò trí loài, chi, họ trong hệ thống sinh ....................................34
4.1.5.Phân tích các thành phần dinh dưỡng trong lá và vỏ quả.........................36
4.1.6. Phân tích đất nơi có cây Cam đường mọc tập trung ...............................38
4.1.7. Bố trí thí nghiệm tại vườn ươm ................................................................41
4.1.8. Nghiên cứu các quần thể thực vật qua các đòa điểm khảo sát ...............69
4.2. THẢO LUẬN ...........................................................................................77
4.2.1. Về tên gọi ..................................................................................................77
4.2.2. Dạng sống và sinh thái .............................................................................77
4.2.3. Về phân bố ...............................................................................................77
4.2.4. về công dụng ............................................................................................78
4.1.5. Về các đặc điểm hình thái .......................................................................78
4.1.6. Về đặc điểm giải phẫu .............................................................................79
4.1.7. Về hàm lượng tinh dầu .............................................................................80
4.1.8. Về sinh trưởng – phát triển ......................................................................80
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................82
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................82
5.1.1. Về phân loại thực vật ...............................................................................82
5.1.2. Về phân bố đòa lý .....................................................................................82
5.1.3. Về công dụng ............................................................................................82

5.1.4. Về sinh thái, môi trường ..........................................................................82
5.1.5. Về đặc điểm giải phẫu .............................................................................83
5.1.6. Về hàm lượng tinh dầu .............................................................................83
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................85
PHỤ LỤC.


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN.
B.
b. bần
bb. biểu bì
bd. biểu bì dưới
bt. biểu bì trên
G.
g. gỗ
g1: gỗ 1
g2: gỗ 2
L.
l: libe
l1: libe 1
l2: libe 2
M.
md: mô dày
mg: mô giậu
mm: mô mềm
S.
sg: sợi gỗ
sl: sợi libe
st: sợi trụ bì

T.
td: tuyến dầu
tg: tia gỗ
tt: tia tuỷ.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng3.1: Số liệu khí tượng khu vực Phan Thiết từ 10/2005 – 03/2006 .......16.
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tuy Phong qua các năm........21
Bảng 4.1: Kết quả kiểm nghiệm các thành phần dinh dưỡng trong lá
Cam đường.......................................................................................................37
Bảng 4.2: Kết quả kiểm nghiệm các thành phần dinh dưỡng trong vỏ quả
Cam đường.......................................................................................................37
Bảng 4.3: Kết quả phân tích đất .....................................................................40
Bảng 4.4: Tỉ lệ nẩy mầm của hạt ở lần ươm gieo thứ nhất ...........................43
Bảng 4.5: Tỉ lệ nẩy mầm của hạt ở lần ươm gieo thứ hai.............................44
Bảng 4.6: Tỉ lệ nẩy mầm của hạt ở lần ươm gieo thứ ba ..............................44
Bảng 4.7: Số liệu khí tượng khu vực Phan Thiết từ 07/2005 –09/2005.........45
Bảng 4.8: Tỉ lệ nẩy mầm của hạt Cam đường ở vườn ươm ..........................49
Bảng 4.9: Tỉ lệ sống của cây Cam đường trong các lô thí nghiệm ...............52
Bảng 4.10: Chiều cao trung bình của cây Cam đường qua 6 tháng .............54
Bảng 4.11: Gia tăng chiều cao trung bình của cây Cam đường ....................54
Bảng 4.12: Đường kính thân của cây Cam đường qua 6 tháng .....................56
Bảng 4.13: Gia tăng đường kính thân trung bình của cây Cam đường giai
đoạn vườn ươm ................................................................................................57
Bảng 4.14: Số lượng cành cấp 1 và gia tăng cành cấp 1...............................59
Bảng 4.15: Số lá trung bình của cây Cam đường giai đoạn vườn ươm.........60
Bảng 4.16: Gia tăng số lá của cây Cam đường giai đoạn vườn ươm............60
Bảng 4.17: Diện tích lá trung bình của cây Cam đường................................62
Bảng 4.18: Gia tăng lá Cam đường giai đoạn vườn ươm ..............................62

Bảng 4.19: Trọng lượng khô trung bình của cây Cam đường........................63
Bảng 4.20: Thành phần thực vật sống chung với cây Cam đường................72


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tiêu bản Cam đường [36] ............................................................25
Hình 4.1: Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.)Sw.) ...............................29
Hình 4.2: Quả Cam đường...............................................................................30
Hình 4.3: Cấu tạo giải phẫu cây Cam đường .................................................32
Hình 4.4: Sâu ăn lá Cam đường......................................................................51
Hình 4.5: Đồ thò biểu diễn tỉ lệ sống của cây Cam đường ............................53
Hỉnh 4.6: Đồ thò về sự tăng trưởng chiều cao của cây Cam đường ..............55
Hình 4.7: Đồ thò về sự tăng trưởng đường kính thân của cây
Cam đường.......................................................................................................57
Hình 4.8: Đồ thò về sự tăng trưởng số lượng lá của cây Cam đường............61
Hình 4.9: Vườn ươm Cam đường 2 tháng tuổi ...............................................65
Hình 4.10: Vườn ươm Cam đường 3 tháng tuổi .............................................66
Hình 4.11: Vườn ươm Cam đường 6 tháng tuổi .............................................67
Hình 4.12: Vườn ươm Cam đường 2, 3,6 tháng tuổi. .....................................68
Hình 4.13: Quần thể Cam đường. ...................................................................74
Hình 4.14: Một số loài thực vật sống chung với Cam đường ........................75
Hình 4.15: Một số loài thực vật sống chung với Cam đường. .......................75
Hónh 4.16: Cây Cam đường 6 tháng (được trồng ở Chí Công) ......................84


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Bình Thuận.
2. Bản đồ ranh giới hành chính huyện Tuy Phong.
3. Bản đồ phân bố cây Cam đường ở huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận.



Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn, ít mưa, nhiều nắng gió, không có
mùa đông, với phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc và Tây Bắc giáp
tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai; phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu và phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông. Huyện Tuy Phong nằm ở
phía Bắc của tỉnh có khí hậu khô hạn nhất nước; khí hậu được chia làm 2 mùa
tương đối rõ rệt, mùa mưa ngắn, lượng mưa trung bình chỉ đạt khoảng 600 – 700
mm/năm, số ngày mưa trung bình trong năm là 40 – 50 ngày. Trong khí đó nhiệt
độ ở đây khá cao (trung bình tháng cao nhất là 34,10C); số giờ nắng trung bình
2919 giờ/năm, với cường độ ánh sáng rất mạnh, lượng bốc hơi trung bình cả năm
lớn làm cho không khí khô nóng quanh năm [26], [27]. Tình trạng khô hạn đó lại
được tăng cường do ở vùng đồng bằng đất thấp; các bãi, cồn cát chiếm diện tích
lớn, chòu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam làm gia tăng sự bốc hơi, độ ẩm không
khí hạ đến mức thấp nhất. Đi dọc theo quốc lộ 1A, ta thấy một bên là sườn của
một bình phong núi; một bên là biển xanh được bao bọc bởi các dãi cát trắng
mênh mông, xen lẫn các trảng cỏ dại và cây bụi lúp xúp, chòu được nắng nóng
khô hạn.
Trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt như vậy, tài nguyên về cây cỏ rất hạn
chế, chất lượng thảm thực vật không cao, đang có chiều hướng suy thoái dẫn đến
nguy cơ phá vỡ thế cân bằng sinh thái. Ở đây thường xuyên xuất hiện hiện tượng
sa mạc hoá, mùa khô cát bay và xâm lấn nhiều làng mạc, đồng ruộng, nương rẫy
… Khí hậu trong những năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp, theo chiều
hướng xấu dần, ít mưa, lượng bốc hơi lớn, các nguồn nước ngầm đang cạn kiệt,

1



môi trường đang bò ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chế
biến hải sản; đồng thời sức ép của sự hoạt động trong các khu dân cư tập trung
làm cho các quần thể thực vật xung quanh bò xâm hại nghiêm trọng, môi trường
ven biển không còn đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh và các cảnh quang thiên
nhiên nên đã dần mất đi vẻ hấp dẫn đối với khách du lòch.
Các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và huyện Tuy Phong từ lâu đã chỉ đạo cho
các cơ quan chức năng thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát việc trồng rừng, phủ
xanh các vùng đất trống, đồi trọc. Tuy nhiên, các loài cây được trồng ở đây hầu
như đều có xuất xứ ngoại lai, trong đó nổi bật là các loài như Keo lá tràm, Keo
lai, Keo tai tượng, Phi lao, Xoan chòu hạn, Bạch đàn và rãi rác đây đó một vài
vườn Điều. Công tác chọn giống cây trồng cho Lâm nghiệp chưa được quan tâm
và đầu tư đúng mức, chưa đònh hướng rõ ràng về tổ chức sản xuất. Việc sản xuất
giống cây trồng chưa có quy hoạch lâu dài, chưa có hệ thống chặt chẽ nên việc
quản lý còn nhiều khó khăn, bất cập.
Qua kết quả nghiên cứu và điều tra sơ bộ các loài cây bản đòa, quý hiếm ở
Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện được một số
loài cây vùng ven biển huyện Tuy Phong vừa có sức sống mãnh liệt, vừa có giá
trò kinh tế cao, chứa các hoạt tính sinh học tốt để phục vụ các nhu cầu về dinh
dưỡng, làm thuốc chữa bệnh, làm mỹ phẩm … Các loài cây này rất đa dạng về
mặt sinh học, chúng sống tạo thành các quần hệ thực vật chòu được khô hạn, nắng
gió; Đó là các quần thể cây gỗ thấp, cây bụi rậm rạp xen lẫn các loài cỏ cứng
mọc trên các cồn cát đã góp phần cố đònh cát, ngăn chặn cát bay. Cây cỏ tuy ít
loài nhưng số cá thể trong mỗi loài khá phong phú, đặc trưng bởi các đặc tính
chòu được nắng hạn, thường có lá cứng, phân cành thấp, xanh quanh năm và có
nhiều gai móc.

2


Trong số các loài cây đặc sắc của vùng đồi cát ven biển, nổi bật có cây Cam

đường (Limnocitrus littoralis (Miq.)Sw.) thuộc họ Cam ( Rutaceace Juss.1789)
được người dân khai thác sử dụng từ lâu đời như dùng lá phơi khô để trừ muỗi, lá
tươi để đun nước tắm sát trùng và phơi khô quả để làm thuốc trò ho … Qua khảo
sát và điều tra sơ bộ, chúng tôi nhận thấy đây là một loài cây cần được quan tâm
nghiên cứu vì:
1/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) – một trong những loài
cây thường gặp ở vùng đồi cát, phát triển rất tốt trên nền đất cát ven biển nghèo
dinh dưỡng, chòu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như: nắng nóng, gió
bão...
2/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) được người dân đòa
phương sử dụng nhiều trong việc trò các bệnh thông thường. Các thầy thuốc Đông
y của tỉnh cũng đã nghiên cứu, chế biến nhiều bài thuốc chữa bệnh có giá trò từ
loài cây này [28]. Đặc biệt, qua phân tích bước đầu cho thấy hàm lượng tinh dầu
trong lá khá cao, có mùi thơm độc đáo và chứa nhiều hoạt tính có giá trò.
3/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) là loài cây đặc hữu cho
vùng đất cát ven biển Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Nam Trung bộ trở vào,
trung tâm phân bố của loài thuộc vùng đất của 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Các quần thể Cam đường thuộc huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận rất phong
phú xen lẫn với các cây bụi gai vùng khô hạn, nhu cầu vế sinh lý – sinh thái của
cây Cam đường rất phù hợp với hoàn cảnh sống ở vùng đất cát ven biển. Đặc
biệt cây có sức sống rất mãnh liệt. Vào các tháng khô hạn kéo dài, trong khi các
loài cây khác đều chết hoặc rụng hết lá thì các cây bụi Cam đường vẫn xanh tươi
ra hoa kết trái.
4/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) có hệ rễ đâm sâu, lan
rộng rất thích hợp cho việc cố đònh cát, ngăn chặn được các cồn cát di động, phủ

3


xanh các vùng đất trống đồi trọc rất tốt. Ngoài ra, sức sống của loài cây này hơn

hẳn các loài cây được dùng để trồng rừng ở đây.
5/ Các công trình nghiên cứu về cây Cam đường ở vùng này còn rất ít. Đặc
biệt chưa thấy công trình nào nghiên cứu cụ thể các đặc điểm sinh học, về sự
phân bố, về sinh trưởng – phát triển, về các đặc điểm thực vật học của loài cây
này để làm cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn
tài nguyên thực vật có giá trò ở đòa phương.
Trên cơ sở những hiểu biết bước đầu về cây Cam đường cùng với các lý
do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu những đặc điểm sinh vật học của
Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) thuộc Họ Cam (Rutaceae
Juss. 1789) ở Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận” để nghiên cứu sâu hơn
các đặc tính sinh vật học của loài cây này. Từ đó, đề xuất hướng giải quyết cho
việc trồng cây Cam đường trên quy mô lớn nhằm vừa tạo nguồn nguyên liệu cho
việc sản xuất tinh dầu trong nước và xuất khẩu, vừa góp phần giải quyết các vấn
đề phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, duy trì đa
dạng sinh học và đảm bảo phát triển bền vững ở đòa phương.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) trong vườn ươm và mọc
tự nhiên tại một số vùng thuộc Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận.
1.2.2.Phạm vi nghiên cứu và hạn chế vấn đề
Với thời gian hạn hẹp khoảng một năm, trong phạm vi khảo sát một số đặc
điểm cơ bản về cây Cam đường, chúng tôi chỉ có thể tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
_ Nghiên cứu hoàn cảnh sống, vật hậu và phân bố của cây Cam đường trong
các khu vực khảo sát thuộc huyện Tuy Phong – Bình Thuận để nắm được các đặc

4


điểm thích nghi của cây ở ngoài thiên nhiên cùng với các giai đoạn sinh trưởng –

phát triển, sinh sản của cây trong năm.
_ Phân tích đất tại một số nơi có cây Cam đường phân bố để biết thêm về
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cần cho sự sinh trưởng và phát triển
bình thường của cây.
_ Nghiên cứu hình thái, giải phẫu các bộ phận cơ quan của cây Cam đường
để thấy rõ hơn các đặc điểm giải phẫu hình thái thực vật của cây.
_ Phân tích hình thái so sánh và tra cứu theo các khoá tra để đònh danh chính
xác về tên khoa học của loài.
_ Nghiên cứu hạt giống, nẩy mầm và các giai đoạn sinh trưởng – phát triển
của cây Cam đường trong vườn ươm để theo dõi sự sinh trưởng – phát triển và sự
thích nghi với các điều kiện sống khác nhau của cây con. Từ đó chọn ra công
thức ươm gieo tốt nhất làm chuẩn để đề xuất hướng gieo trồng đại trà phục vụ
cho công tác trồng rừng ở đòa phương.
_ Phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong lá và vỏ quả của cây Cam
đường để biết được hàm lượng các chất trong những bộ phận này. Trên cơ sở đó,
so sánh với các thành phần dinh dưỡng ở một số loài khác trong Họ Cam để thấy
được giá trò của loài cây này trong các ngành công nghiệp hương liệu, dược liệu,
mỹ phẩm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
_ Xác đònh tên khoa học của cây Cam đường và vò trí bậc phân loại trong hệ
thống sinh tiến hoá.
_ Mô tả các đặc điểm hình thái, minh họa bằng các hình chụp thân, lá, hoa,
quả…
_ Thu mẫu, làm tiêu bản cây Cam đường.

5


_ Mô tả các đặc điểm giải phẫu các bộ phận thân, lá, rễ của cây Cam đường.
Minh họa bằng hình chụp vi phẫu các bộ phận này.

_ Phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong lá, vỏ quả của cây Cam
đường.
_ Xác đònh được các điều kiện khí hậu thích hợp cho cây con phát triển ở giai
đoạn vườn ươm. Từ đó tìm ra được công thức ươm gieo tốt nhất.
1.4. Những đóng góp của luận văn:
Cung cấp tư liệu về một loài cây đặc hữu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong
chương trình trồng rừng ở đòa phương. Đặc biệt có thể phát hiện, sử dụng được
cây tài nguyên ở đòa phương, góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu tự nhiên cho
một số ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu, thực phẩm…
1.5. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan tài liệu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghò.

6


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu ngoài thực đòa
Trước khi tiến hành nghiên cứu ngoài thực đòa, đề tài đã có một bước chuẩn
bò. Đó là việc thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đối tượng và
đòa điểm nghiên cứu để có thể xác đònh thật chuẩn xác nội dung cần điều tra.
Qua điều tra, chúng tôi chọn một số điểm khảo sát điển hình, nơi có nhiều quần
thể Cam đường sinh sống. Đó là các xã Vónh Tân, Bình Thạnh, Chí Công và Hoà
Minh thuộc huyện Tuy Phong.
Sau khi hoàn tất việc thu thập các số liệu cần nghiên cứu, bắt đầu tiến hành

khảo sát thực đòa. Đầu tiên là sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu nơi có cây
Cam đường sinh sống trước đây và hiện thời. Để cho việc điều tra nhanh chóng
và đạt hiệu quả, chúng tôi đã điều tra dựa vào kinh nghiệm của người dân đòa
phương; các đòa điểm được chọn là: Vónh Tân, Bình Thạnh, Chí Công và Hòa
Minh. Mỗi đòa điểm chọn ra 1 ô tiêu chuẩn điển hình nhất để tiến hành đo đếm,
quan sát và ghi nhận các số liệu cần thiết ( theo phương pháp ngẫu nhiên).
Về đòa hình, tại các đòa điểm khảo sát có đòa hình tương đối bằng phẳng nên
không chú ý nhiều đến độ dốc .
Về khí hậu, các tài tiệu về khí hậu – thủy văn mới nhất được cập nhật từ
Trạm khí hậu – thủy văn tỉnh Bình Thuận .
Về thực bì, kết hợp với sự nhận biết chính xác các loài cây thông thường, tiến
hành thu hái mẫu vật, chụp ảnh, làm tiêu bản và ghi chép các số liệu đầy đủ cần
thiết cho việc giám đònh tên sau này.

7


Chọn diện tích ô tiêu chuẩn 100m x 100m [9], [22] để thu mẫu, đònh danh
loài và vẽ phẫu đồ chiếu tán của quần thể Cam đường, còn về phẫu đồ cắt ngang
thì chỉ chọn 1 dãi điển hình có diện tích 30m x 10m trong ô tiêu chuẩn.
Chiều cao cây dùng thước đo và sào đo 2 chỉ tiêu là mút ngọn và dưới cành,
đường kính tán được đo bằng thước dây đo ở đoạn ngang nơi tán rộng nhất.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn, đào một phẫu diện đất, mỗi phẫu diện đất lấy 3 mẫu
đất ở 3 độ sâu khác nhau: 0 – 20 cm; 20 – 50 cm và 50 – 80 cm [7]. Các mẫu đất
này được phân tích trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, chúng tôi còn lấy mẫu thân, lá, rễ cây Cam đường cho vào dung
dòch cố đònh để cố đònh mẫu, làm cho mẫu vật ít bò co rúm, giữ nguyên hình dạng
ban đầu để sau này tiến hành giải phẫu các bộ phận này trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp cố đònh mẫu theo Lavdowsky [15].
2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.2.1. Khảo sát đặc điểm hình thái
Sử dụng kính lúp bàn và kính hiển vi quang học để quan sát và mô tả các đặc
điểm hình thái của các bộ phận thân, lá, hoa, quả của cây Cam đường. Sau đó
chụp hình minh họa các bộ phận này.
2.2.2. Khảo sát đặc điểm giải phẫu
Việc khảo sát được thực hiện theo hướng dẫn của tài liệu [15], [19] tại Bộ
môn Thực vật – Trường Đại học Dược TP. HCM. Các bước tiến hành như sau:
¾ Cắt ngang các bộ phận rễ, thân, lá:
_ Đối với thân: cắt ngang đoạn giữa 2 mấu của cành.
_ Đối với phiến lá: cắt ngang đoạn 1/3 đáy phiến lá, gồm gân giữa và
một ít 2 bên thòt lá.
_ Đối với cuống lá: cắt ngang cuống lá phần gần sát với cành.
_ Đối với rễ: Cắt ngang các rễ sơ cấp và thứ cấp.

8


¾ Tiến hành nhuộm vi phẫu bằng phương pháp nhuộm kép.
¾ Quan sát vi phẫu đã nhuộm bằng kính hiển vi quang học.
¾ Chụp hình vi phẫu các bộ phận đã được quan sát bằng kính hiển vi và máy
ảnh kỹ thuật số.
Trình bày hình ảnh: các hình chụp được trình bày trên từng trang riêng biệt và
được đánh số theo quy đònh. Trên mỗi trang, chúng tôi sử dụng các chữ viết tắt để
chú thích trực tiếp trên các hình đã chụp. Phía dưới mỗi trang hình đều có ghi
nghóa đầy đủ của các chữ viết tắt và được xếp theo vần a b c…đồng thời có một
trang chú thích rõ các chữ viết tắt dùng trong luận văn.
2.2.3. Phân tích các thành phần dinh dưỡng trong lá và vỏ quả của cây
Cam đường
Để nắm được số liệu về một số thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng
của loài cây này; chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích một số thành phần dinh

dưỡng trong lá và vỏ quả. Vì đây là 2 bộ phận chứa lượng tinh dầu khá cao và
được người dân đòa phương sử dụng nhiều nên chúng tôi chọn ra để phân tích.
Các chỉ tiêu phân tích là: Tinh dầu, protid, lipid, gluxid và chất xơ. Việc phân tích
này được tiến hành tại Trung tâm dòch vụ phân tích thí nghiệm Tp.HCM và
Trung tâm phân tích thí nghiệm của trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Phương pháp phân tích như sau:
¾ Phân tích hàm lượng tinh dầu bằng phương pháp TCVN 1015 – 1970.
¾ Phân tích hàm lượng protid bằng phương pháp FAO p.221 – 223 (1986) và
Kjeldahl.
¾ Phân tích hàm lượng lipid bằng phương pháp FAO p.212 (1986) và Soxhlet.
¾ Phân tích hàm lượng gluxid bằng phương pháp TCVN 4594 – 1988, TCVN
5266 – 1990 và AOAC 52.019 (1984).
¾ Phân tích hàm lượng chất xơ bằng phương pháp TCVN 5103 – 1990.

9


2.2.4. Phân tích đất
Mẫu đất được lấy vào ngày 01/07/2005 tại 4 đòa điểm có cây Cam đường sinh
sống là: Chí Công, Vónh Tân, Hoà Minh và Bình Thạnh.
Chúng tôi tiến hành phân tích đất tại Phân viện điều tra quy hoạch và thiết
kế Nông Nghiệp Tp. HCM với các chỉ tiêu phân tích và phương pháp như sau:
¾ PH KCl được chiết rút bằng dd KCl 1M pH = 5.8 đến 6.0. Tỉ lệ đất: tỉ lệ
dòch là 1:5, đo trên máy C535.
¾Xác đònh hàm lượng mùn theo phương pháp Tiourin.
¾ N tổng số được chiết rút bằng phương pháp Kjendahal.
¾ P2O5 tổng số được công phá bằng hỗn hợp H2SO4 và HClO4 so màu trên
máy SFECTRONIC 21D.
¾ Na+, Ca+, Mg+ chiết rút bằng dd NH4Ac 1M pH = 7, chuẩn độ bằng dd
trilon B 0.05N.

¾ CEC( Cation Exchange Capacity) chiết rút bằng dd 1M pH = 7.
¾ HCO3- chiết rút bằng nước cất theo tỷ lệ đất : dòch là 1:5, chuẩn độ bằng dd
HCl 0.02N với chỉ thò Metyl da cam ( dd chuẩn độ đã loại CO32-).
¾ Thành phần cơ giới 3 cấp bằng phương pháp tỷ trọng kế.
2.3. Bố trí thí nghiệm ở vườn ươm
Bố trí thí nghiệm để xác đònh một số nhu cầu về dinh dưỡng, về điều kiện khí
hậu của cây con, các khảo nghiệm được thiết kế so sánh trong các điều kiện khác
nhau để tìm ra phương pháp ươm gieo tối ưu nhất. Trên cơ sở kết quả đã được xử
lý tính toán, so sánh, đề xuất các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong giai đọan
mới gieo trồng nhằm đẩy mạnh tốc độ sinh trưởng của cây con. Việc bố trí thí
nghiệm được thực hiện tại vườn ươm của Trung Tâm Giống Cây Trồng Tỉnh Bình
Thuận.

10


Hạt giống thu được từ các cây hoang dại vùng Chí Công, Hòa Minh, Bình
Thạnh và Vónh Tân thuộc huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Chọn những quả
đồng đều về kích thước và màu sắc để thu hái, tách hạt.
Trước khi gieo, hạt cần được xử lý để duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để
kích thích sự nẩy mầm và diệt trừ mầm mống gây bệnh. Phương pháp phổ biến
nhất là ngâm trong dung dòch KMnO4 0,05% 20 phút trước khi ngâm vào nước
ấm 35 – 400C trong 1 – 2 giờ.
Gieo hạt đã xử lý vào bầu, vỏ bầu là chất dẻo tổng hợp có kích thước 13cm
x18cm, hỗn hợp bầu gồm đất và phân hữu cơ trộn theo tỉ lệ nhất đònh [đất thòt
nhẹ 60% + đất cát pha 30% + phân hỗn hợp 10% (95% phân chuồng hoai và phân
kali)] [20].
Xếp bầu vào 5 ô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi ô 400 bầu với quy trình tưới
nước và chăm sóc giống nhau nhưng cường độ chiếu sáng khác nhau: che bóng
100%, che bóng 75%, che bóng 50%, che bóng 25% và không che bóng.

Sau khi gieo hạt, tiến hành theo dõi và đo đếm một số chỉ số sinh trưởng của
cây con trong các lô sau mỗi tháng liên tục trong 6 tháng. Trong thời gian này,
chúng tôi cũng chú ý đến các yếu tố thời tiết – khí hậu có ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây con. Kết quả sau mỗi lần đo đếm được ghi chép, xử
lí tính toán và so sánh sự sinh trưởng giữa các lô để tìm ra công thức ươm gieo
thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu. Từ đó đề xuất được công thức tốt nhất
khi tiến hành ươm gieo đại trà.
Khi đo đếm các kết quả, chọn xác xuất 20% số bầu trong mỗi lô; mỗi bầu
tỉa bớt chỉ để lại 1 cây phát triển tốt nhất (20% của 400 bầu là 80 bầu). Các bầu
được theo dõi có đánh số cố đònh từ 1 đến 80 để khỏi bò nhầm lẫn trong quá trình
theo dõi ở những lần tiếp theo; các lô cũng được gắn bảng để không bò nhầm lẫn
giữa lô này với lô khác. nh của mỗi lô thí nghiệm được chụp mỗi tháng 1 lần

11


vào ngày 13 hàng tháng trong suốt quá trình theo dõi (ngày ghi chép kết quả). So
sánh kết quả giữa các ô để tìm ra phương pháp ươm gieo tốt nhất.
2.3.1. Phương pháp đo chiều cao cây và đường kính thân cây
Cây Cam đường được ươm vào ngày 13/10/2005. Thí nghiệm được theo dõi
đến ngày 13/04/2006.
¾ Theo dõi và đo các chỉ số tăng trưởng của cây Cam đường vào ngày 13
mỗi tháng trong suốt 6 tháng. Để xác đònh tăng trưởng đường kính, dùng thước
kẹp đo tại phần cổ rễ giáp với thân sát mặt đất.
¾ Chiều cao của cây được đo bằng thước thẳng có đánh số.
2.3.2. Xác đònh số lá trên cây
Đếm tất cả các lá trên từng cây ở mỗi lô thí nghiệm vào cùng thời gian đo
chiều cao và đường kính của cây. So sánh với số lá ở lần theo dõi trước để xác
đònh số lá tăng thêm sau mỗi tháng.
2.3.3. Tính diện tích lá

¾ Trên mỗi cây chọn lá lớn nhất và lá nhỏ nhất để đo chiều dài và chiều
rộng nơi rộng nhất của lá.
¾ Đo diện tích lá của tất cả 80 cây trên mỗi lô thí nghiệm.
2.3.4. Phương pháp tính sinh khối
Sau khi ươm gieo 6 tháng, chúng tôi nhổ tất cả các cây trong mỗi lô thí
nghiệm, chặt và phân thành 3 bộ phận rễ, thân, lá. Cân trọng lượng tươi của từng
bộ phận, sau đó đem sấy khô dần cho đến khi trọng lượng không thay đổi (độ ẩm
15%). Sinh khối được tính bằng g/m2.

2.3.5. Xử lý số liệu
Dùng phần mềm exel 2000 và thống kê toán học để xử lý các số liệu thu
được [23].

12


n

¾ Tính trò số trung bình của mẫu:
Ghi chú: X : trò số trung bình;

∑X

X =

i =1

i

n


X i : giá trò đo đếm; n: tổng số mẫu đo

đếm;
n

¾ Tính phương sai mẫu:

S=

Ghi chú: S: phương sai mẫu.

∑(X
i =1

i

− X )2

n

n: tổng số mẫu đo đếm.

13


Chương 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận

Theo các tài liệu dẫn [26], [27], điều kiện tự nhiên của huyện Tuy Phong–
tỉnh Bình Thuận được tóm tắt như sau:
3.1.1.Vò trí đòa lý
Huyện Tuy Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, huyện lỵ đặt tại thò
trấn Liên Hương cách tỉnh lỵ Phan Thiết 100 km về phía Bắc, có diện tích tự
nhiên 795,42 km2.
Tọa độ đòa lý của Huyện nằm trong khoảng:
- Từ 1080 30’ đến 1080 52’ 30” Kinh độ Đông.
- Và từ 11017’ 30” đến 110 37’ 30” Vó độ Bắc.
Phía Bắc giáp : huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận.
Phía Nam giáp : Biển Đông.
Phía Đông giáp : Biển Đông.
Phía Tây giáp : huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng và huyện Bắc Bình
- tỉnh Bình Thuận.
Vò trí nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn như TP.Hồ Chí Minh (300km),
Nha Trang (165km) … và nằm ở vòng ngoài của các vùng kinh tế trọng điểm
Đông Nam Bộ nên việc giao lưu kinh tế, văn hoá bò hạn chế và chưa tạo được sự
hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển Kinh tế – Xã hội của đòa
phương. Việc tiếp nhận và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất và đời sống cũng bò chậm trễ. Tuy vậy, trong những năm đầu của thế kỷ
21, khi dự án khôi phục quốc lộ 1A được hoàn thành, tuyến đường sắt Thống nhất

14


được nâng cấp, xây dựng mới quốc lộ 1B thì việc giao lưu của Tuy Phong với các
vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực và cả nước được cải thiện hơn.
3.1.2. Đòa hình, đòa mạo
Là huyện ven biển cực Nam Trung Bộ (đông Đông Nam Bộ) có đòa hình
phức tạp, phần lớn lãnh thổ thuộc đồi núi xen lẫn đồng bằng nhỏ hẹp và các cồn

cát ven biển. Nhìn chung có 4 dạng đòa hình chủ yếu sau:
- Dạng đòa hình núi trung bình và núi cao tập trung ở phía Tây và Tây Bắc
của Huyện bao gồm xã Phan Dũng và một phần của các xã Phong Phú, Phú
Lạc,Vónh Hảo giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận, có diện tích 56.300 ha
chiếm 73,23% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc trưng của dạng đòa hình bò chia
cắt mạnh bởi các dãy núi đá nối tiếp nhau có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.400
m (so với mặt nước biển), với đỉnh cao nhất 1.428 m. Do dạng đòa hình bò chia cắt
và độ dốc lớn nên đất đai được sử dụng chủ yếu cho mục đích Lâm nghiệp hoặc
trồng cây lâu năm để giữ tán che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá
đất.
- Dạng đòa hình đồi núi thấp: Chủ yếu ở vùng trung tâm Huyện bao gồm một
phần của các xã Phong Phú, Phú Lạc, Liên Hương, Hòa Minh, Chí Công, Hòa
Phú, Vónh Hảo. Đặc trưng của dạng đòa hình là các dải đồi lượn sóng và núi thấp
diện tích khoảng 13.600 ha (chiếm 14,76% diện tích tự nhiên của huyện). Dạng
đòa hình có độ dốc tương đối lớn nên chủ yếu chỉ phát triển Nông – Lâm nghiệp
kết hợp gồm trồng rừng, cây lâu năm xen lẫn trồng màu và cây Công nghiệp
ngắn ngày. Ngoài ra đây cũng là nơi đặt nền móng thuận lợi cho việc xây dựng
các công trình, các khu Công nghiệp, các khu dân cư …
- Dạng đòa hình đồng bằng có diện tích nhỏ hẹp nằm ven các sông lớn như
sông Lòng Sông, sông Đá Bạc, sông Lũy… tập trung ở các xã: Phú Lạc, Phước
Thể, Vónh Hảo, Hòa Minh … Đòa hình có độ cao trung bình từ 5 - 20 m, diện tích

15


khoảng 5.500 ha chiếm 7,2% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng tương
đối bằng phẳng thuận tiện cho việc sản xuất Nông nghiệp nhất là lúa và các cây
công nghiệp ngắn ngày nhưng do nằm ven các sông nhỏ dốc nên thường bò ngập
cục bộ trong mùa lũ.
- Dạng đòa hình cồn cát, bãi cát ven biển: có diện tích khoảng 3.700 ha chiếm

4,81% diện tích tự nhiên của huyện. Đại bộ phận bề mặt đất gồm những cồn cát
bãi cát trắng, vàng ven biển kéo dài từ xã Hòa Phú đến xã Vónh Hảo. Trong đó
có những cồn cát di động lấn sâu vào vùng đồng bằng và trung du của huyện như
ở các xã Chí Công, Bình Thạnh, Hòa Minh … Ở đây cần có sự đầu tư thoả đáng
từ nhiều nguồn vốn để trồng rừng phòng hộ ngăn chặn sự xâm lấn của cát di
động vào các vùng đất sản xuất và dân cư đang sinh sống.
3.1.3. Khí hậu
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng khu vực Tuy Phong từ tháng 10/2005 – 03/2006
Tháng
10/2005
11/2005
12/2005
01/2006
02/2006
03/2006

Tb
27,5
27,4
25,9
25,5
26,5
27,1

Nhiệt độ (0C)
Tx
Tn
33,8
23,7
33,2

21,9
33,3
21,2
31,1
19,9
32,3
21,4
33,7
22,5

U(%)

S (giờ)

BH(mm)

82
80
82
81
77
78

219
193
125
245
260
298


89,6
99,8
98,6
119,3
139,6
129,0

Số ngày
13
5
9
1
3

Mưa
mm
225,9
5,1
38,9
0,3
2

R24 max
Ngày
mm
11
107,5
4
2,0
14

27,9
28
0,3
14
2,8

Ghi chú: Tb: nhiệt độ trung bình; Tx: nhiệt độ ngày cao nhất; Tn: nhiệt
độ ngày thấp nhất; U: độ ẩm tương đối trung bình; S: tổng số giờ nắng;
BH: tổng lượng bốc hơi; R24 max:ngày mưa nhiều nhất trong tháng.
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng - thuỷ văn Bình Thuận).

Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành 2

mùa tương đối rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhưng trên thực tế những năm gần đây mùa mưa
chỉ tập trung vào 3 tháng tháng 8, 9, 10, vì vậy mùa khô ở đây thường kéo dài.

16


×