Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ internet trên địa bàn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khóa 2007 – 2011
Đề tài:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET- LẤY THỰC
TIỄN Ở TỈNH VĨNH LONG

Giảng viên hướng dẫn:
Thạc sĩ VÕ DUY NAM
Bộ môn Hành Chính
5075275

Sinh viên thực hiện:
Dương Thị Trúc Linh
Lớp : Luật Hành Chính K33
MSSV :

Cần Thơ, tháng 11/2010


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

---------…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

---------…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….



Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
LỜI NÓI ĐẦU

---------1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay thế giới đang sôi động với sự phát triển của Công Nghệ Thông Tin và
dần đi vào một xã hội tri thức trên cơ sở phát triển của xã hội thông tin. Đối với các
nước phát triển, CNTT đã trở thành công cụ đắc lực để nâng cao dân trí của xã hội
cũng như làm tăng trưởng kinh tế về nhiều mặt.
Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua lĩnh vực Internet phát triển nhanh tạo
nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn cả nước nói
chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Người ta có thể tìm thấy tất cả những thông tin cần
thiết trên mạng Internet, ngoài ra internet còn cung cấp những dịch vụ giải trí như:
nghe nhạc, chat, xem phim, đọc báo, mail, game…làm cho cuộc sống con người thêm
đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó thì Internet luôn có mặt trái của nó, internet là
công cụ vô cùng nguy hiểm đối với con người, nhiều người đã lợi dụng internet để
thực hiện các hành vi phạm tội như: lừa đảo, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,…và
hiện nay tệ “nghiện chat”, “nghiện game” đã ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần
của giới trẻ hiện nay. Và lợi dụng điểm này, các dịch vụ internet mọc lên ngày càng
nhiều, khiến cho công tác quản lý nhà nước về internet ngày càng gặp nhiều khó khăn
hơn.
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
tăng trưởng về kinh tế, xã hội của đất nước. Để Internet đóng góp tích cực cho sự phát
triển của xã hội nhiều hơn nữa, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, góp phần nâng cao dân trí, hạn chế những tác động tiêu cực mà
Internet mang lại, cần thiết hơn nữa phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà
cung cấp dịch vụ và nhà kinh doanh dịch vụ Internet công cộng và cả người sử dụng
dịch vụ Internet nhằm làm sao cho Internet phát triển đúng định hướng, đúng mục

đích, phục vụ thiết thực cho lợi ích chính đáng của cộng đồng. Chính vì những lí do
trên mà người viết chọn đề tài: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
Internet, lấy thực tiễn ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long.” Và từ đó người viết xin đưa ra một
số nguyên nhân, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ Internet.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về lĩnh vực “ quản lý nhà
nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ internet trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. Người
viết nghiên cứu đề tài này, trước hết là để bản thân hiểu biết và vận dụng những quy
GVHD: Ths. Võ Duy Nam

Trang 1

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
định của pháp luật về quản lý kinh doanh dịch vụ internet. Và thông qua nghiên cứu
này để tìm ra mặt trái của việc sử dụng internet và tình hình các đại lý kinh doanh dịch
vụ internet hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật, vi phạm các nguyên tắc quản lý
của nhà nước, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý. Người viết
đã đi thực tế và tìm hiểu những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ internet trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, phân tích nguyên nhân của những lỗi vi
phạm. Từ đó, người viết đề xuất những giải pháp để làm giảm vi phạm và hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để hoàn thành luận văn này người viết dựa trên cơ sở vận dụng kiến thức cùng
với quá trình thực tế ở địa phương, người viết còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng hợp và thống

kê số liệu, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh các quy định của
pháp luật.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được chia làm 3
chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET
CHƯƠNG 2: NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ
KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ
INTERNET Ở ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

GVHD: Ths. Võ Duy Nam

Trang 2

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long
MỤC LỤC

---------LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………..Trang 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................……...1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………….1
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài...............................................................……...2
4. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………….2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH

VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET…………………………………….3
1.1. Một số vấn đề về công nghệ thông tin và Internet..........................................3
1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin và Internet..........................................3
1.1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin......................................................3
1.1.1.2. Khái niệm về Internet ........................................................................3
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa, lợi ích của Internet..........................................................4
1.1.3. Sự ra đời và phát triển của Internet...........................................................5
1.1.4. Công nghệ thông tin và Internet du nhập vào Việt Nam và tác động của nó
đến xã hội...............................................................................................................9
1.2. Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Internet.........................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet..........................12
1.2.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet...............12
1.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Internet và các biện pháp
khắc phục hậu quả................................................................................................13
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ Internet............................................................................................................13
1.3. Quản lý nhà nước về Internet........................................................................15
1.3.1. Nội dung quản lí nhà nước về Internet...................................................15
1.3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực Internet..........................15
CHƯƠNG 2: NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ
KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET..............................................................18
2.1. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lí kinh doanh dịch vụ
Internet.................................................................................................................18
2.2. Những chủ trương của tỉnh về quản lý Internet ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long. .19
2.3. Cơ sở pháp lí về quản lí Internet.................................................................35
2.3.1. Luật.......................................................................................................35
2.3.2. Các văn bản dưới luật............................................................................36
GVHD: Ths. Võ Duy Nam


SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long
2.4. Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Internet.....................................39
2.4.1. Cấp Trung Ương...................................................................................39
2.4.2. Cấp địa phương.....................................................................................40
2.4.2.1. Cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương..................................40
2.4.2.2. Cấp Quận, Huyện, Thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh.....................40
2.5. Phân cấp quản lí từ Tỉnh đến cơ sở ở địa bàn Tỉnh Vĩnh Long...................41
2.5.1. Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Vĩnh Long....................................41
2.5.2. Phòng Văn hóa thông tin các huyện, và thành phố Vĩnh Long trực thuộc
Tỉnh Vĩnh Long...................................................................................................46
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ
INTERNET Ở ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG...................................................49
3.1. Đánh giá vấn đề phát triển Internet ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua. .49
3.1.1. Tình hình phát triển Internet ở địa bàn Tỉnh Vĩnh Long.......................49
3.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet
ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long.....................................................................................51
3.1.3. Đánh giá tình hình vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ Internet
trong giai đoạn 2008 đến nửa tháng đầu năm 2010..............................................57
3.2. Nguyên nhân của những hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
internet.................................................................................................................59
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lí nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
internet..................................................................................................................61
3.3.1. Giải pháp đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật………....61
3.3.2. Tăng cường quản lí, sử dụng Internet và thông tin điện tử trên Internet62
3.3.3. Kết hợp sự quản lý của các cấp chính quyền, các cơ sở kinh doanh, nhà

trừơng và gia đình.................................................................................................63
3.3.4. Giải pháp đối với game trên internet......................................................63
3.3.5 Nâng cao năng lực, trách nhiệm, trình độ chuyên môn về CNTT cho cán
bộ quản lý và lực lượng thanh tra, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra...........64
3.3.6. Một số giải pháp khác............................................................................65
KẾT LUẬN..........................................................................................................67

GVHD: Ths. Võ Duy Nam

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH DỊCH VỤ INTERNET.
1.1. Một số vấn đề về công nghệ thông tin và Internet
1.1.1.

Khái niệm về công nghệ thông tin và Internet
1.1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, tiếng Anh là: Information Technology (hay là IT) là
ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin.
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu
trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này
thường được gọi là dân CNTT (IT specialist), hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp
(Business Process Consultant).
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương

pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về Internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ
hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người
dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, Internet là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin
quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an
toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước, mọi tổ chức cá nhân.
Việc phát triển Internet ở Việt Nam được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển, đồng thời phải có biện
pháp đồng bộ để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an
ninh quốc gia và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 3

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
- Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp

lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa, lợi ích của Internet.

* Vai trò, ý nghĩa.
Công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích
tăng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của
mỗi nước nói riêng. Theo tính toán của IDC, doanh thu của thị trường sản phẩm và
dịch vụ CNTT trên thế giới trong năm 2002 đã đạt trên 1.000 tỷ USD, đến năm 2005
doanh thu của thị trường này đạt 1.400 tỷ USD.
Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt ngành nghề mới có giá trị tăng
cao, đã đào tạo được hàng triệu nhân công CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất
lớn cho ngân sách Nhà nước, từ thu thuế (nhiều chục tỷ USD mỗi năm). Chỉ riêng
trong lĩnh vực đảm bảo lập trình trong 2 năm 1996-1997, mỗi năm Tập đoàn Microsoft
đã nộp thuế cho ngân sách của các nước trên phạm vi toàn thế giới 28 tỷ USD, trong
đó ở Mỹ là 7 tỷ USD, ở các nước khác là 21 tỷ USD. Năm 2001, thuế thu từ khu vực
CNTT ở các nước (trừ Mỹ) là 34 tỷ USD;
Trong 28 nước được nghiên cứu, tốc độ phát triển của CNTT vẫn tăng lên và
mang tính ổn định. Mặc dù, có những khó khăn về kinh tế, nhưng tốc độ phát triển của
lĩnh vực CNTT vẫn tăng hàng năm từ 4,1 đến 43,7% trong suốt thời kỳ 1995-2001.
Đến giai đoạn 2001-2005, tốc độ phát triển của CNTT ở các nước này tăng
trung bình mỗi năm từ 4,94 đến 31,6%, trong đó 16 nước có khả năng tăng mỗi năm
45% và hơn nữa.
Đến năm 2005, dịch vụ CNTT sẽ trở thành bộ phận lớn nhất của lĩnh vực
CNTT ở hầu hết các nước được nghiên cứu.
Số nhân công làm việc trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 1995-2001 đã tăng
không dưới 35%.
Mặc dù gần đây có hiện tượng suy thoái kinh tế, nhưng các doanh nghiệp
CNTT vẫn giữ vai trò then chốt trong việc làm sống lại nền kinh tế của các quốc gia và
đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong 10 năm gần đây.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tỷ trọng của ngành công nghiệp máy

tính và viễn thông trong nửa sau của những năm 90 đã đóng góp tới 1/3 tăng trưởng
kinh tế của siêu cường này.
* Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ Internet
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một
trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện
GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 4

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và
chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các
lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên
Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các
trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái
với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là
một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn
WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết
(hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng
Internet. Trong tiếng Anh, sự nhầm lẫn của đa số dân chúng về hai từ này thường được
châm biếm bằng những từ như "the intarweb".
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không
dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.
1.1.3. Sự ra đời và phát triển của Internet 1
Internet đã là từ ngữ quen thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi, len lỏi vào

từng nhà, trở thành một phương tiện không thể thiếu trong công việc, sinh hoạt, giải trí
hằng ngày của hàng triệu triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, trong chúng ta mấy ai
biết đến thời điểm hình thành, quá trình phát triển để trở thành mạng Internet toàn cầu
như ngày hôm nay, ảnh hưởng của nó trong cuộc sống.
.
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của nó để thấy được xu
hướng phát triển của Internet ngày nay là một sự tất yếu.
Thời kỳ phôi thai của Internet bắt nguồn từ việc năm 1969, Bộ Quốc phòng
Mỹ xây dựng dự án ARPANET (Advanced Research Projects Agency- ARPA). Đây là
Cơ quan Dự án nghiên cứu tiên tiến, tiền thân của cơ quan sau này được thành lập với
nhiệm vụ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia đặt trên vũ trụ. Cơ quan này
nghiên cứu lĩnh vục mạng, với ý đồ là chia sẻ thông tin giữa các trung tâm nghiên cứu
được chính phủ bảo trợ. Theo đó các máy tính được liên kết với nhau và sẽ có khả
năng tự định đường truyền tin ngay sau khi một phần mạng đã được phá hủy.
Trong 10 năm sau đó (từ năm 1972 đến năm 1982), các nhà khoa học cùng một
số các trường đại học tại Mỹ, Anh, Na- uy…đã nhiều lần cải tiến, thay đổi, nâng cấp
các đời mạng từ mạng ARPANET liên kết 40 máy thông qua các bộ xử lý giao tiếp
1

InternetBách khoa toàn thư mở Wikipedia, />
Sự ra đời và phát triển của Internet, />%e1%bb%9di-va-phat-tri%e1%bb%83n-c%e1%bb%a7a-internet/

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 5

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Long.
giữa các trạm cuối (Terminal Interface Processor-TIP), thiết lập giao thức bắt tay
(agreed-upon), phát minh ra E-mail để gửi thông điệp trên mạng. Từ đó đến nay, Email là một trong những dịch vụ được dùng nhiều nhất…
Năm 1976, phòng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp
cho mạng FTP (file transfer protocol - giao thức chuyển giao tệp tin). Năm 1978, Tom
Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho những người sử dụng
UNIX.
Mạng USENET là 1 trong những mạng phát triển sớm nhất và thu hút nhiều
người nhất. Năm 1979 ARPA thành lập ban kiểm soát cấu hình Internet.
Năm 1981 ra đời mạng CSNET(Computer Science NETwork) cung cấp các dịch vụ
mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy cập vào mạng
ARPANET.
Năm 1982 các giao thức TCP và IP được DAC và ARPA dùng đối với mạng
ARPANET.Sau đó TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn. Năm 1983, được đánh dấu
là một mốc quan trọng bởi ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET.


MILNET tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng



ARPANET trở thành 1 mạng dân sự với quy mô nhỏ hơn.

Lúc này, hội đồng các hoạt động internet ra đời, sau được đổi tên thành Hội
đồng kiến trúc internet.
Như vậy, ở thời kỳ phôi thai này, ARPANET, mạng toàn khu vực đầu tiên và
tiền thân của Internet được thiết lập tại "bốn điểm nút" là Viện nghiên cứu Stanford,
UCLA, Đại học California ở Santa Barbara và Đại học Utah.
Internet còn phải trải qua 3 giai đoạn phát triển nữa mới có được vị trí như
ngày hôm nay.

Mạng Internet ban đầu chỉ khởi sắc trong giới học thuật với việc tạo ra
BITNET (because It is Time Networt - Bởi vì đã đến thời của Mạng). Sau này, năm
1984 khi giới nghiên cứu đưa ra "hệ thống tên miền" cho phép người sử dụng tìm kiếm
các máy vi tính khác theo tên chứ không phải theo số thì số máy chủ trên Internet đã
tăng lên con số chóng mặt (từ 1987 có 10.000 máy chủ, hai năm sau có tới 100.000
máy chủ). Hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System)được chia thành sáu
loại chính:


- .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục



- .gov (government) thuộc chính phủ



- .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 6

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.



- .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại



- .org (organization) cho các tổ chức



- .net (network resources) cho các mạng

Giai đoạn bùng nổ thứ nhất vào năm 1986 mạng NSFnet chính thức được
thiết lập. Khi công nghệ mạng đã phát triển, nhiều mạng mới đã hình thành và đều
được kết nối với ARPANET, CSNET và NSFNET, tất cả các mạng này nối với nhau
và trở thành Internet. Cuối cùng thì ARPANET và CSNET suy thoái, chỉ còn
NSFNET là 1 mạng khá tốt trở thành mạng chính liên kết các mạng khác trên Internet.
Lúc này đối tượng sử dụng internet chủ yếu là những nhà nghiên cứu và dịch vụ phổ
biến nhất là E-mail và FTP. Internet đã là một phương tiện đại chúng.
Cuộc bùng nổ thứ hai với sự phát triển của wwwww, bắt đầu từ việc tìm ra
cách để lưu giữ và tìm kiếm các cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu này phải được kết nối
với các tài liệu của thư viện.
Đến năm 1991, Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu
Âu(CERN) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản
được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên
internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dể dàng, nhanh chóng.
Trước sự phát triển "chóng mặt" của mạng Internet, ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản HTML (HyperText Mark- up Language) cùng với giao thức truyền siêu văn
bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), báo chí lúc bấy giờ không thể đứng ngoài
cuộc. Kết quả là những từ báo mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển của mọi thời
đại.
Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là

tờ báo Internet đầu tiên. Cũng có tài liệu cho rằng năm 1992, tờ báo Chicago của Mỹ
mới là tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới.
Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng
cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. "Cơn sốt vàng" của thời
thông tin trực tuyến bắt đầu.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh
tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải
thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi báo
điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình
(video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có
thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình. Công ty Netsscape tung ra các
phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công
GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 7

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
ty Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997 và IBM tung ra chiến dịch quảng cáo
cho các mô hình điện tử năm 1997…
Nếu như cuối năm 1996, trên toàn thế giới chỉ có khoảng trên 1.400 đầu báo
điện tử thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên gấp khoảng 10 lần-trên 14.000 đầu
báo. Số đầu báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập internet cũng
như số lượng độc giả. Theo một số liệu thống kê không chính thức, độc giả báo điện tử
ở các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nhật… hiện đã chiếm tới 1/4 tổng dân số của những
nước này.
Đến cuối thời kỳ này, Internet bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail bởi công

ty Hotmail vào tháng 7 năm 1996. Sau đó nó được Microsoft mua lại với giá 400 triệu
đô la. Cũng trong năm đó triễn lãm Internet 1996 World Exposition là triển lãm thế
giới đầu tiên trên mạng Internet.
Internet bùng nổ với mạng không dây. Năm 1985, Cơ quan quản lý viễn
thông của Mĩ quyết định mở cửa một số băng tần của giải phóng không dây, cho phép
người sử dụng chúng mà không cần giấy phép của Chính phủ. Đây là bước mở đầu
cho các mạng không dây ra đời và phát triển rất nhanh. Ban đầu các nhà cung cấp các
thiết bị không dây dùng cho mạng LAN như Proxim và Symbol ở Mĩ đều phát triển
các sản phẩm độc quyền, không tương thích với các sản phẩm của các công ty khác.
Điều này dẫn đến sự cần thiết phải xác lập 1 chuẩn không dây chung.
Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và
đã ban hành chuẩn chính thức IEE 802.11. Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a
lần lượt được phê duyệt vào các năm 1999 và năm 2000.
Tại Việt Nam dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp chính thức từ năm
1997. Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc toàn cầu hóa thông tin của Việt Nam ra
thế giới. Tuy nhiên phải nói rằng, việc tham gia vào lĩnh vực này tuy muộn nhưng đã
tạo ra một "cuộc cách mạng" về công nghệ thông tin tạo đà cho sự "thay da đổi thịt"
của nền truyền thông đại chúng "đi hơi chậm" so với thế giới.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị,
quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet
không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại
điện tử trên Internet.

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 8

SVTH: Dương Thị Trúc Linh



Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
1.1.4. Công nghệ thông tin và Internet du nhập vào Việt Nam và tác động
của nó đến xã hội.
Công nghệ thông tin từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã trải qua các giai
đoạn sau 2:
Giai đoạn 1960 – 1967: Giai đoạn này chủ yếu là các mô hình tính toán ( vận
trù học), tại Uỷ ban KH – KT nhà nước đã thành lập các phòng ban, tiền thân của các
viện nghiên cứu sau này.
Giai đoạn 1968 – 1975: thành lập các phòng máy tính (bí mật) thuộc Uỷ ban
KH – KT Việt Nam. Trong giai đoạn này nhiều cán bộ, kỹ sư được cử đi học về máy
tính, các máy tính Minsk 22, 32 được đưa về Hà Nội và thành lập các phòng máy tính
tại Uỷ ban KH – KT Nhà nước, Viện khoa học Việt Nam, các ngôn ngữ đã bắt đầu
giảng dạy: FORTRAN, COBOL, ALGOL 60,… nhiều bài toán đã được xử lý trên máy
tính.
Giai đoạn 1976 – 1985: giai đoạn này là giai đoạn thống nhất đất nước, có
nhiều biến đổi về tổ chức nhà nước, về khoa học máy tính như thành lập Viện Khoa
học Việt Nam, Toán học tính toán và điều khiển (tiền thân của Viện Công nghệ thông
tin ngày nay), thành lập tổng cục Điện tử và Tin học, thành lập Viện Công nghệ quốc
gia, máy PC quả táo 2 nhập vào Việt Nam…
Giai đoạn 1986 – 1995: Trong giai đoạn này có nhiều biến đổi, Nhà nước đã có
nhiều chương trình phát triển của tin học, như chương trình 48A (1985 – 1990), trong
chương trình này đã có nhiều đề tài tin học, như xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số Bộ
ngành, chương trình KC. 01 (1991 – 1995),…Trong giai đoạn này Tổng cục Bưu điện
có nhiều chương trình phát triển viễn thông và là điều kiện phát triển mạnh. Giai đoạn
này có nhiều sự kiện đáng nhớ như thành lập Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh, Hội
tin học Việt Nam (1988). Việc kinh doanh máy tính cũng phát triển đáng kể, nhiều
công ty máy tính, trung tâm máy tính ra đời như 3C, FPT, Genpacific,…
Giai đoạn 1996 – 2005: Giai đoạn này tin học Việt Nam phát triển với tốc độ

chưa từng có, thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông, chương trình KH – 01, Chương
trình quốc gia về Công nghệ thông tin, nhiều nghị quyết của Đảng và Chính Phủ về
phát triển Công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm), các trung tâm phần mềm ra
đời, khu công nghệ cao…Đặc biệt, sự kết nối với mạng toàn cầu Internet. Điểm mốc
của giai đoạn này là sự ra đời của hai Bộ luật liên quan là Luật Giao dịch điện tử
(11/2005), Luật Công nghệ thông tin (6/2006)3.
2

Lịch sử CNTT ở Việt Nam,
Mười năm Internet ở Việt Nam: Những thay đổi kinh ngạc,
3
Nhìn lại 10 năm Internet ở Việt Nam,

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 9

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
Ngày 19/11/1997, tại tầng 2 hội sở của Tổng cục Bưu điện và Tổng Công ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhà 18 Nguyễn Du, Hà Nội (nay là trụ sở của Bộ
Thông tin và Truyền thông), Việt Nam đã chính thức kết nối vào mạng Internet toàn
cầu. Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc toàn cầu hóa thông tin Việt Nam ra thế
giới. Tuy nhiên phải nói rằng việc tham gia vào lĩnh vực này của Việt Nam tuy muộn
nhưng đã tạo ra một “cuộc cách mạng” về công nghệ thông tin tạo đà cho sự “thay da
đổi thịt” của nền truyền thông đại chúng.
Sau 13 năm phát triển, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong

đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Sau 13 năm phát triển, Internet đã chuyển mạnh từ
hình thức quay số sang băng rộng và liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức bùng nổ.
Sau 13 năm, Internet đã tác động khá toàn diện đến mọi mặt đời sống xã hội
và tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Ngay cả các
hoạt động của bộ máy công quyền cũng ngày càng sử dụng Internet như một công cụ
hữu hiệu để tăng cường hiệu quả quản lý. Những cuộc đối thoại qua mạng, tiếp nhận
giải quyết đơn khiếu nại trực tuyến của nhân dân đang được nhiều địa phương triển
khai. Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của Việt Nam. Việt Nam đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ Internet vào
nhiều mặt của cuộc sống. Nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội sẽ không thể vận hành nếu
thiếu Internet. Trong xu hướng hội nhập, Internet là một cây cầu quan trọng nối Việt
Nam với thế giới, là chìa khóa cho việc tiếp cận thông tin và phát triển công nghệ. Việt
Nam đã kịp thời bước lên con tàu cao tốc đi vào nền kinh tế số và hội nhập quốc tế.
thể s Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh
vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó
mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, internet đã được coi như một
phương tiện không thể thiếu đối với con người
 Mặt trái của việc sử dụng Internet.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Internet cũng để lại những tác
động tiêu cực không nhỏ đến đời sống xã hội, như nạn lừa đảo qua mạng, những thông
tin sex, tệ nghiền Net của một bộ phận thanh thiếu niên… khiến xã hội phải quan tâm
và tìm biện pháp hạn chế. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà
các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện internet" của không ít người đã trở
thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội thời hiện đại. Lượng thời gian mà
giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lý lo sợ đối với các bậc
phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho
thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối
internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học
GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 10


SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn... Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận
ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở
con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào
những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game
online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các
hoạt động harker phá hoại...
Thời gian gần đây, việc nở rộ các trang blog cá nhân đã trở thành mảnh đất màu
mỡ để những kẻ vô trách nhiệm muốn chơi trội, muốn đánh bóng tên tuổi nhưng do
thiếu tài năng và sự sáng tạo đã tải lên không gian Internet những chuyện thầm kín,
riêng tư, những clip sinh hoạt vợ chồng hay ảnh khỏa thân thô thiển, nhằm mục đích
câu khách, tạo tiếng vang để đánh bóng tên tuổi của mình.
Thêm nữa là việc các công ty sản xuất và cung cấp game online với sự hậu
thuẩn tích cực của các cửa hàng dịch vụ Internet mọc lên đầy rẫy khắp nơi. Chúng tấn
công vào trường học, vào tận phòng ngủ của khách hàng đã gây không ít bức xúc
trong xã hội. Nếu như trước đây giới trẻ bị cuốn hút bởi các game bạo lực hay tự hóa
thân thành nhân vật ảo đi chinh chiến khắp nơi thu hút người chơi bằng các màn đâm
chém., đấu súng đẫm máu, nhiều bạn trẻ đã mất ăn mất ngủ vì say sưa đi làm những
anh hùng trong thế giới ảo, thì hiện nay lại thêm hiện tượng nở rộ game sex, chat sex
và nhật ký cá nhân câu khách rẽ tiền, đã càng ngày càng thu hút tính tò mò của giới
trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của một bộ phận không nhỏ
thanh thiếu niên hiện nay. Đã có nhiều trường hợp thanh thiếu niên phạm tội vì game,
vì nghiện nét, nhiều em ở lứa tuổi đến trường đã phải bỏ học vùi đầu vào những cuộc
chinh chiến online thâu đêm suốt sáng, thậm chí có những bạn trẻ đã hoang tưởng, đã
phạm tội vì không phân biệt được những cảnh bắn giết trong game và trong đời thực.

Trước những nguy hại tiềm ẩn từ các dịch vụ trực tuyến, nhà nước đã thắt chặt công
tác cấp phép, kiểm tra và giới hạn độ tuổi được vào cửa hàng nét, nhưng việc thực hiện
lại chưa nghiêm còn nhiều bất cập, nhiều nơi tiệm nét mở cửa cho khách hàng chơi
thâu đêm suốt sáng nên hiệu quả thực sự của các biện pháp chấn chỉnh chưa cao.
Mặt tiêu cực của thế giới ảo chẳng những làm một bộ phận giới trẻ phát triển
lệch lạc về tinh thần mà còn là nơi để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, bêu xấu
bản chất tốt đẹp truyền thống của dân tộc. Còn bọn tội phạm công nghệ cao thì lợi
dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,
hoặc tổ chức các trò đỏ đen đánh vào lòng tham của người sử dụng khiến nhiều gia
đình phải lâm vào cảnh khốn đốn. Trước đà phát triển ngày càng tăng của các đối
tượng này, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao đã được thành lập. Tuy nhiên,

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 11

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
những vụ mà Cục triệt phá và ngăn chặn thành công chưa nhiều. Những biện pháp
giản đơn như đặt tường lửa đều bị bọn chúng sử dụng các thủ thuật để vô hiệu hóa. .
1.2. Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực Internet.
1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet.
Vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin điện tử trên Internet (sau đây gọi tắt là vi phạm hành chính về
Internet) là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá

nhân, tổ chức) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Internet là một năm, kể từ ngày vi
phạm hành chính được thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm quy định về giá cước, phí, lệ phí thì thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm về
Internet ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều
tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử
phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều
tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền
xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ
ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
Quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả theo quy định.
Trong thời hạn quy định trên nếu tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành
chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở
việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực
hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở
việc xử phạt.
1.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Internet và các biện pháp
khắc phục hậu quả
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu
một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Cảnh cáo;
GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 12


SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
- Phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn
có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép,
chứng chỉ hành nghề;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định trên, tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc
phục hậu quả sau đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây
ra;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm,
phương tiện liên quan tới vi phạm hành chính về Internet;
- Buộc tiêu hủy vật phẩm hoặc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet có
nội dung độc hại, gây hại cho tinh thần, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến thuần
phong mỹ tục;
- Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí thu sai hoặc thu hồi tang vật, phương
tiện đã bị tẩu tán;
- Buộc thu hồi tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng.
Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất
được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp
cụ thể.
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ Internet.

* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông
tin và Truyền thông
Thanh tra viên chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ
có thẩm quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị
đến 2.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 13

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
- Thực hiện các quyền quy định tại điểm 2 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 2 Điều 48
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
* Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
- Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

* Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
- Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
* Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác
Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh
tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền
xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch
vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
* Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định
tại các khoản 4, 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 đã được sửa đổi tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính năm 2007 trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi
phạm hành chính về Internet được quy định tại Nghị định này.
* Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải
quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường
GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 14

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Long.
Cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan
Thuế, cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các
khoản 6, 7, 8, 9, 11 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 đối với những hành vi vi phạm hành chính về Internet có liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực mình quản lý.
1.3. Quản lý nhà nước về Internet
1.3.1. Nội dung quản lí nhà nước về Internet
- Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển Internet
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thiết lập
hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng Internet.
- Quản lý việc cấp phép trong hoạt động Internet
- Quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ Internet.
- Quản lý giá, cước dịch vụ Internet.
- Quản lý khoa học, công nghệ trong hoạt động Internet.
- Quản lý thông tin trên Internet
- Quản lý an toàn, an ninh trong hoạt động Internet.
- Quản lý việc mã hóa và giải mã thông tin trên Internet
- Quản lý tài nguyên Internet
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong hoạt động
Internet.
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động Internet.
1.3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực Internet
* Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về Internet trong phạm vi cả nước. Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Internet theo phân
công của Chính phủ.
Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện chức năng điều hòa, phối hợp công tác
quản lý nhà nước về Internet của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và làm đầu mối trong các
hoạt động quốc tế về Internet.
* Tổng cục Bưu điện thực hiện quản lý nhà nước đối với việc thiết lập hệ thống
thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet, bao gồm:
- Xây dựng chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet.
GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 15

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về cấp phép và quản lý dịch
vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet.
- Quy hoạch, quản lý và phân bổ tài nguyên Internet.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý hệ thống chứng thực
trên Internet.
* Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước việc
nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động
Internet.
* Bộ Văn hóa – Thông tin thực hiện quản lý nhà nước đối với thông tin trên
Internet, bao gồm:
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thông tin trên
Internet.
- Ban hành và hướng dẫn các quy định về cấp phép và quản lý đối với việc phát
hành báo chí, xuất bản phẩm trên Internet; các quy định về quản lý việc thiết lập và
cung cấp các loại hình tin tức điện tử trên Internet.
* Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước đối với việc bảo đảm an ninh trong

hoạt động Internet, bao gồm:
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh quốc gia đối với hoạt
động Internet.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý an ninh
thông tin trên Interenet theo quy định của pháp luật , trên cơ sở bảo đảm chất lượng
dịch vụ Internet.
* Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế hỗ trợ tài chính đối với việc
cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet cho các đối tượng ưu
tiên theo quy định.
* Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với việc mã hóa và
giải mã thông tin trên Internet, bao gồm:
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chính sách, tiêu chuẩn mật mã quốc gia sử
dụng trên Internet.
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về cung cấp và sử dụng mã
hóa và giải mã thông tin trên Internet.

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 16

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
* Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý Nhà
nước đối với các dịch vụ ứng dụng Internet thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của
mình, bao gồm:
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý đối với việc cung cấp

và sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet
- Ban hành và công bố danh mục các dịch vụ ứng dụng Internet bị cấm hoặc
chưa được phép cung cấp và sử dụng trên Internet.
* Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý hoạt động
Internet trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định.

GVHD: Ths.Võ Duy Nam

Trang 17

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vu Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
CHƯƠNG 2:
NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÍ KINH DOANH
DỊCH VỤ INTERNET.
2.1. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh doanh dịch vụ
Internet
Từ khi công nghệ thông tin du nhập vào Việt Nam đến nay để đẩy mạnh công
tác triển khai và quản lý ứng dụng CNTT, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý tới công
tác tổ chức, thành lập các đơn vị chuyên trách về CNTT. Đến nay, 100% tỉnh, thành
phố đã thành lập Sở Thông tin và Truyền thông. Tại tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ
đều có đơn vị chuyên trách về CNTT, trong đó 06 đơn vị (chiếm tỉ lệ 27%) đã thành
lập đơn vị chuyên trách về CNTT cấp Cục là: Bộ Công Thương: Cục Thương mại điện
tử và CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cục CNTT, Bộ Tài chính: Cục Tin học và
thống kê tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Cục CNTT, Bộ Tư pháp: Cục
CNTT, Ngân hàng Nhà nước: Cục Tin học ngân hàng. Để chỉ đạo công tác triển khai

ứng dụng CNTT, đến hết năm 2008, đã có 75% địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo
CNTT của đơn vị.
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu
phát triển đến năm 2010: “Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông
trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát
triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử,
giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu
vực ASEAN” và tầm nhìn 2020: “Với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng
cốt Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ
tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
.
Thời gian qua, để thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh dịch vụ Internet,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này
như Nghị định 55; Quyết định số 27; Thông tư số 04; Nghị định 97; Thông tư 09; Nghị
định 28….
Bộ Thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ các
nội dung, nhiệm vụ, trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và tình hình thực
tế tại địa phương tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về
quản lý Internet và xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển CNTT.

GVHD:Ths.Võ Duy Nam

Trang 18

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vu Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long

2.2. Những chủ trương của tỉnh về quản lý Internet ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
miền Nam Việt Nam. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Vĩnh Long là
1.028.365 người. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền
Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam,
Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam
Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là:


Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã



Huyện Bình Minh 1 thị trấn và 5 xã

Huyện Bình Tân (thành lập theo Nghị định 125/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7
năm 2007) 11 xã




Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã



Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã



Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã




Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã



Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã 4
Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các dịch vụ viễn thông,
quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet có tốc độ
phát triển vượt bậc, góp phần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp
nguồn thông tin trên mạng, giúp người dân tiếp thu nhiều kiến thức mới, nâng cao
trình độ và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mọi lĩnh vực hoạt động của
đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long
nói riêng.
Tuy nhiên, việc quản lý các hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng Internet vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: Việc tuyên truyền để
công dân hiểu biết và chấp hành các quy định về quản lý, kinh doanh và sử dụng mạng
Internet chưa sâu, rộng. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà
nước đối với dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet chưa chặt chẽ. Các cơ sở
cung cấp dịch vụ Internet và người sử dụng còn vi phạm các quy định của pháp luật về
quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet như: sử
dụng trò chơi trực tuyến gây cảm giác kích động bạo lực; nhiều thông tin trên các
4

Tổng quan về Tỉnh Vĩnh Long />
GVHD:Ths.Võ Duy Nam


Trang 19

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vu Internet trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
website có nội dung độc hại, đồi trụy; đưa tin vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân;
xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích
động dân tộc, tôn giáo gây phương hại đến khối đại đoàn kết dân tộc; nhiều thông tin
thiếu lành mạnh gây phương hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam. Lợi dụng kinh doanh trên mạng để lừa đảo thu lợi bất
chính…
Để khắc phục các hạn chế, yếu kém; thực hiện nghiêm các quy định của pháp
luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet trên địa bàn
của tỉnh, ngày 30 tháng 6 năm 2010, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị số
11 / CT – UBND, Chỉ thị về tăng cường quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng Internet, chỉ thị đã nêu rõ:
1. Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện – thành phố.
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về quản lý các hoạt động
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng Internet để cán bộ, công
chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình quán triệt thực hiện.
- Xây dựng nội quy, quy định việc sử dụng mạng LAN và mạng internet trong nội bộ
cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm bảo thực hiện tốt Nghị định số 64/2007/NĐCP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan Nhà nước và Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 10/ 02/2010 của
UBND tỉnh quy định về việc quản lý và vận hành mạng tin học hóa quản lý hành
chính của UBND tỉnh Vĩnh Long.
2. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện
- thành phố tăng cường quản lý các hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và

thông tin trên mạng Internet; kiểm soát chặt chẽ các trang thông tin điện tử của các tổ
chức, cá nhân có nội dung thông tin, tuyên truyền trái quy định của pháp luật.
- Tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật đối
với các đối tượng, các nhà cung cấp, các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet, trang
thông tin điện tử và trang điện tử cá nhân trên mạng Internet, nhằm nâng cao nhận
thức hiểu biết về pháp luật trong các hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin điện tử trên mạng Internet.
- Phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet; triển khai thực hiện
nội dung Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND,ngày 02/02/2010 của Uỷ ban nhân dân
GVHD:Ths.Võ Duy Nam

Trang 20

SVTH: Dương Thị Trúc Linh


×