Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng lên sự tạo rễ in vitro, loại giá thể lên sự thuần dưỡng cây bằng lăng nhiều hoa (l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.34 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ LÀNH

ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ HÀM LƯỢNG KHOÁNG
LÊN SỰ TẠO RỄ IN VITRO, LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ
THUẦN DƯỠNG CÂY BẰNG LĂNG NHIỀU HOA
(Lagerstroemia floribunda Jack)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành Hoa Viên Cây Cảnh

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ HÀM LƯỢNG KHOÁNG
LÊN SỰ TẠO RỄ IN VITRO, LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ
THUẦN DƯỠNG CÂY BẰNG LĂNG NHIỀU HOA
(Lagerstroemia floribunda Jack)

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Văn Ây


Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Lành
MSSV: 3083729
Lớp: Hoa Viên & Cây Cảnh K.34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HOÁ

Luận văn tốt nghiệp ngành Hoa Viên & Cây Cảnh với đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA
IBA VÀ HÀM LƯỢNG KHOÁNG LÊN SỰ TẠO RỄ IN VITRO, LOẠI GIÁ THỂ
LÊN SỰ THUẦN DƯỠNG CÂY BẰNG LĂNG NHIỀU HOA (Lagerstroemia
floribunda Jack)” do sinh viên LÊ THỊ LÀNH thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…...năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Văn Ây

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HOÁ


Hội đồng chấm luận văn đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên
& Cây cảnh với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ HÀM LƯỢNG KHOÁNG
LÊN SỰ TẠO RỄ IN VITRO, LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ THUẦN DƯỠNG CÂY
BẰNG LĂNG NHIỀU HOA (Lagerstroemia floribunda Jack).”, do sinh viên Lê
Thị Lành thực hiện và bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và đã được
thông qua.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ...................................................................
Ý kiến hội đồng:..............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Chữ ký của thành viên hội đồng
Thành viên 1

.......................

Thành viên 2

... ......................

Khoa Duyệt
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii

Thành viên 3


.............................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Lành

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: LÊ THỊ LÀNH
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Ngày, tháng, năm sinh: 16/06/1990
Nơi sinh: Tân Quới, Bình Minh, Vĩnh Long.
Quê quán: Xã Tân Thành, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.
Chỗ ở hiện nay: Số nhà 131, Ấp Tân Lập, Xã Tân Thành, Huyện Bình Tân, Tỉnh
Vĩnh Long.
Cha: Lê Văn Minh
Sinh năm: 1964
Chỗ ở hiện nay: Số nhà 131, Ấp Tân Lập, Xã Tân Thành, Huyện Bình Tân, Tỉnh
Vĩnh Long.
Mẹ: Bùi Thị Nghen

Sinh năm: 1958
Chỗ ở hiện nay: Số nhà 131, Ấp Tân Lập, Xã Tân Thành, Huyện Bình Tân, Tỉnh
Vĩnh Long.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ 1996 - 2001 học tiểu học ở trường Tiểu học Tân Thành “A”
Từ 2001 - 2005 học trung học cở sở ở trường THCS Tân Thành
Từ 2005 - 2008 học trung học phổ thông ở trường THPT Tân Quới
Từ 2008 - 2012 sinh viên ngành Hoa viên & Cây cảnh khóa 34, khoa Nông Nghiệp
và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Ngày.....tháng....năm 2012
Người khai

Lê Thị Lành

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ
Người đã suốt đời nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con học tập nên người.
Chân Thành biết ơn
Quý Thầy, Cô công tác tại Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt thời gian của khoá học.
Thầy Nguyễn Văn Ây đã tận tình hướng dẫn truyền đạt nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thầy Phạm Phước Nhẫn và cô Lê Minh Lý cố vấn học tập lớp Hoa viên & Cây
cảnh khóa 34 tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Quý Thầy Cô và các Anh Chị đang công tác tại Bộ môn Sinh Lý - Sinh Hoá, Khoa

Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Chân thành cảm ơn
Các bạn lớp Hoa Viên Cây Cảnh Khoá 34 đã gắn bó cùng tôi trong quá trình học tập
và rèn luyện.

Tác giả luận văn

Lê Thị Lành

v


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
Chấp nhận luận văn của Hội Đồng
Lời cam đoan
Lý lịch khoa học
Lời cảm tạ
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh sách chữ viết tắt
Tóm lược
MỞ ĐẦU

i
ii

iii
iv
v
vi
ix
x
xi
xii
1

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Đặc điểm chung về cây Bằng lăng

2

1.2 Phân loại cây bằng lăng

2

1.2.1 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda
Jack)

2

1.2.2 Bằng lăng hoa đỏ (Lagerstroemia balansae
Koechne)


3

1.2.3 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz)

3

1.2.4 Bằng lăng còi (Lagerstroemia lecomtei Cagnep)

4

1.2.5 Bằng lăng xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijm. Et
Binn)

4

1.2.6 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers)

5

1.2.7 Bằng lăng lông (Lagerstroemia tomentosa Presl)

5

1.3 Phương pháp nuôi cấy mô tế bào

5

1.3.1 Định nghĩa

5


1.3.2 Những ưu thế của nuôi cấy mô

6

1.3.3 Khó khăn của nhân giống cây thân gỗ trong nhân

6

vi


giống vô tính in vitro
1.3.4 Các giai đoạn trong nuôi cấy mô tế bào

7

1.3.5 Yêu cầu của môi trường tự nhiên hoặc nhà lưới trong
giai đoạn thuần dưỡng

9

1.4 Môi trường nuôi cấy

10

1.4.1 Nước

10


1.4.2 Các nguyên tố khoáng

10

1.4.3 Nguồn carbohydrate

12

1.4.4 Vitamin

12

1.4.5 Chất tạo gel

12

1.4.6 Chất điều hòa sinh trưởng

13

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về sự tạo rễ và thuần dưỡng của
một số cây thân gỗ
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

14
15
15

2.1.1 Vật liệu thí nghiệm


15

2.1.2 Điều kiện thí nghiệm

15

2.1.3 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

16

2.1.4 Môi trường nuôi cấy

16

2.2 Phương pháp

17

2.2.1 Thí nghiệm 1: Hiệu quả của IBA và hàm lượng
khoáng đa lượng lên sự tạo rễ của chồi Bằng lăng
nhiều hoa in vitro

17

2.2.2 Thí nghiệm 2: hiệu quả của các loại giá thể và điều
kiện ẩm độ lên sự sinh trưởng của cây Bằng lăng
nhiều hoa in vitro trong điều kiện nhà lưới

17


2.3 Xử lý số liệu

18

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1 Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng đa lượng lên sự
tạo rễ in vitro của chồi Bằng lăng nhiều hoa

vii

19


3.1.1 Tỷ lệ (%) chồi tạo rễ

19

3.1.2 Số rễ/chồi

20

3.1.3 Chiều dài rễ (cm)

23

3.1.4 Chiều cao chồi gia tăng (cm)


24

3.1.5 Số lá gia tăng /chồi

28

3.2 Ảnh hưởng của các loại giá thể và điều kiện ẩm độ lên sự
sinh trưởng của cây Bằng lăng nhiều hoa in vitro trong điều
kiện nhà lưới

30

3.2.1 Tỷ lệ (%) cây sống

30

3.2.2 Số rễ mới phát sinh

33

3.2.3 Chiều dài rễ mới phát sinh (cm)

35

3.2.4 Chiều cao gia tăng (cm)

35

3.2.5 Số lá gia tăng


40

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

43

4.1 Kết luận

43

4.2 Đề nghị

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

PHỤ CHƯƠNG 1
PHỤ CHƯƠNG 2

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


Trang

2.1

Thành phần của môi trường nuôi cấy

16

2.2

Các nghiệm thức của thí nghiệm 1

17

2.3

Các nghiệm thức của thí nghiệm 2

18

3.1

Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng đa lượng lên tỷ lệ (%)
tạo rễ của chồi Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời điểm 8 tuần
sau khi cấy

20

3.2


Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng đa lượng lên số rễ của
chồi Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời điểm 8 tuần sau khi cấy

21

3.3

Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng đa lượng lên chiều dài
rễ của chồi Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời điểm 8 tuần sau
khi cấy

24

3.4

Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng đa lượng lên chiều cao
gia tăng chồi Bằng lăng nhiều hoa in vitro theo thời gian

26

3.5

Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng đa lượng lên số lá gia
tăng/chồi Bằng lăng nhiều hoa in vitro theo thời gian

29

3.6

Ảnh hưởng của loại giá thể và điều kiện ẩm độ đến tỷ lệ sống (%) của

cây Bằng lăng nhiều hoa theo thời gian thuần dưỡng

32

3.7

Ảnh hưởng của loại giá thể và điều kiện ẩm độ đến số rễ mới phát
sinh của cây Bằng lăng nhiều hoa vào thời điểm 4 tuần sau khi
thuần dưỡng

34

3.8

Ảnh hưởng của loại giá thể và điều kiện ẩm độ đến chiều dài rễ
mới phát sinh của cây Bằng lăng nhiều hoa vào thời điểm 4 tuần
sau khi thuần dưỡng

35

3.9

Ảnh hưởng của loại giá thể và điều kiện ẩm độ đến chiều cao gia
tăng của cây Bằng lăng nhiều hoa theo thời gian thuần dưỡng

38

3.10

Ảnh hưởng của loại giá thể và điều kiện ẩm độ đến số lá gia tăng

của cây Bằng lăng nhiều hoa theo thời gian thuần dưỡng

41

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Cây Bằng lăng nhiều hoa trong khuôn viên Trường Đại học Cần
Thơ

3

3.1

Chồi Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời điểm 8 tuần sau khi
cấy trên môi trường có nồng độ IBA và hàm lượng khoáng đa
lượng khác nhau

22

3.2


Sự tăng trưởng của cây Bằng lăng nhiều hoa in vitro vào thời
điểm 8 tuần sau khi cấy trên môi trường có các nồng độ IBA và
hàm lượng khoáng đa lượng khác nhau

27

3.3

Cây Bằng lăng nhiều hoa vào thời điểm 4 tuần sau khi thuần
dưỡng trên các loại giá thể và điều kiện ẩm độ khác nhau

33

3.4

Sự sinh trưởng của cây Bằng lăng nhiều hoa vào thời điểm 4
tuần sau khi thuần dưỡng trên các loại giá thể và điều kiện ẩm
độ khác nhau

39

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
IBA:
ctv.:
MS:
SKC:

MXD:
TT:
PR:
Đ:

Indole-3-butyric acid
Cộng tác viên
Murashige & Skoog (1962)
Sau khi cấy
Mụn xơ dừa
Tro trấu
Phân rơm
Đất

xi


LÊ THỊ LÀNH. 2012. “ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ HÀM LƯỢNG KHOÁNG
LÊN SỰ TẠO RỄ IN VITRO, LOẠI GIÁ THỂ LÊN SỰ THUẦN DƯỠNG CÂY
BẰNG LĂNG NHIỀU HOA (Lagerstroemia floribunda JACK)”. Luận văn tốt
nghiệp đại học chuyên ngành Hoa Viên & Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 47 trang. Cán bộ hướng dẫn: ThS.
Nguyễn Văn Ây.

TÓM LƯỢC
Cây Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) đang được ưa chuộng vì
hoa có màu sắc từ trắng, tím, tím nhạt xen lẫn nhau rất đẹp, dễ thích nghi với nhiều
vùng đất và điều kiện khí hậu khác nhau, thích hợp trồng trong cảnh quan. Ngoài ra
gỗ cây còn được dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng trong gia đình, làm ván và làm
đồ mỹ nghệ,... Do đó, việc nhân giống loại cây này là việc làm cần thiết. Vì vậy đề

tài “Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng lên sự tạo rễ in vitro, loại giá thể lên
sự thuần dưỡng cây Bằng lăng nhiều hoa” được tiến hành nhằm xác định môi
trường MS bổ sung hàm lượng khoáng và IBA khác nhau cho sự tạo rễ in vitro,
cũng như tìm ra điều kiện ẩm độ và giá thể thích hợp cho giai đoạn thuần dưỡng cây
Bằng lăng nhiều hoa in vitro. Kết quả thí nghiệm cho thấy: (i) Sử dụng môi trường
MS bổ sung IBA 1 mg/l để tạo rễ cây Bằng lăng nhiều hoa là thích hợp nhất, tỷ lệ
tạo rễ tối ưu (100%), số rễ, chiều dài rễ và số lá/chồi đều cao, chồi sinh trưởng và
phát triển tốt; (ii) Trong giai đoạn thuần dưỡng cây con trong nhà lưới, thuần dưỡng
cây con trong điều kiện trùm bọc cây con có tỷ lệ sống cao (86,23%) so với điều
kiện không trùm bọc (44,45%). Có thể sử dụng giá thể phối trộn như: mụn xơ dừa +
tro trấu (1:1) kết hợp trùm bọc nylon, mụn xơ dừa + tro trấu + phân rơm (1:1:1)
hoặc mụn xơ dừa + tro trấu + đất (1:1:1) kết hợp trùm bọc nylon có tỷ lệ cây sống
cao (tương ứng là 95,56%, 80% và 91,12% sau 4 tuần thuần dưỡng). Cây con sinh
trưởng và phát triển tốt, có thể đem trồng trong điều kiện tự nhiên.

Từ khóa: Cây bằng lăng nhiều hoa, IBA, hàm lượng khoáng MS, tạo rễ và thuần
dưỡng.

xii


MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các khu
công nghiệp, khu đô thị, nhà máy và xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều làm cho
không khí càng ngày bị ô nhiễm. Do đó, nhu cầu về mảng xanh ngày càng lớn. Nhu
cầu trồng cây xanh và việc cung cấp các cây giống ngày càng tăng. Bằng lăng nhiều
hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) là loại cây gỗ lớn, tán rộng, dày, có hoa lớn
với màu trắng và tím xen kẻ nhau rất đẹp nên được trồng phổ biến để làm cây cảnh,
cây bóng mát, cây trang trí cho sân vườn biệt thự, cây đường phố và các công trình
và đang rất được ưa chuộng hiện nay. Ngoài ra, gỗ Bằng lăng nhiều hoa được dùng

trong xây dựng, đóng đồ dùng trong gia đình, làm ván và làm đồ mỹ nghệ. Do đó
việc nhân giống loại cây này là việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, cho đến nay việc nhân giống cây Bằng lăng nhiều hoa chủ yếu vẫn bằng
các phương pháp truyền thống là nhân giống bằng hạt. Phương pháp nhân giống này
còn rất hạn chế vì tỷ lệ hạt nảy mầm chưa cao, cây không đồng nhất, tốn nhiều thời
gian và chưa tạo được số lượng cây con lớn. Chưa đáp ứng được nhu cầu Bằng lăng
nhiều hoa giống. Song song đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô đã và
đang rất phát triển, khắc phục được các nhược điểm trên, đồng thời tạo ra nguồn cây
giống đồng nhất và số lượng lớn trong thời gian ngắn. Tạo được cây con khỏe mạnh
và đáp ứng được nhu cầu cây giống.
Với những lý do trên đề tài: “Ảnh hưởng của IBA và hàm lượng khoáng lên sự tạo
rễ in vitro, loại giá thể lên sự thuần dưỡng cây Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia
floribunda Jack)” đã được tiến hành nhằm xác định môi trường MS bổ sung hàm
lượng khoáng và IBA thích hợp cho sự tạo rễ cây Bằng lăng nhiều hoa in vitro;
cũng như tìm ra loại giá thể và điều kiện ẩm độ để thuần dưỡng cây Bằng lăng
nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack).

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY BẰNG LĂNG
Bằng lăng là chi thuộc họ tử vi Lythraceae, là cây gỗ hay cây nhỏ, cành mọc đối
hay mọc vòng, nhánh non hình bốn cạnh. Lá mọc đối hay mọc so le, hình thuôn hay
hình trái xoan. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá hoặc ở ngọn. Mỗi hoa kèm theo
hai lá bắc. Đài hoa Bằng lăng hình con quay hay hình chuông, có 6 - 9 thùy. Tràng
hoa có 6 cánh, hình trái xoan - thuôn. Quả nang thuôn mang đài hoa tồn tại, quả
Bằng lăng là quả tự khai, hạt có cánh (Võ Văn Chi, 2004).
1.2 PHÂN LOẠI CÂY BẰNG LĂNG

Theo Trần Hợp (2002), Bằng lăng gồm những loại sau:
1.2.1 Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack)
Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) là loại cây gỗ lớn. Cây cao từ
10 - 15 m, thân cây mập xốp có màu xám nâu, gần nhẵn. Cây phân cành lớn có tán
rộng và dày.
Lá cây đơn mọc đối hay gần đối dạng bầu dục thuôn đều. Đầu lá tù hẹp có mũi
nhọn. Lá có màu xanh bóng dày, dai, nhẵn và cứng. Lá dài từ 15 - 20 cm. Gân bên
của lá có từ 12 - 14 đôi. Gân bên mảnh và nối lại với nhau ở mép lá. Cuống lá dài
khoảng 1 cm.
Cụm hoa Bằng lăng nhiều hoa có chùy lớn mọc ở đầu cành. Cây có hoa lớn màu
trắng và tím nhạt xen lẫn nhau. Nụ hoa thuôn hẹp ở gốc và rộng ở đỉnh. Đài hoa hợp
ở gốc thành hình chén và có 12 gờ dọc thấp và mảnh. Hoa có từ 4 - 5 cánh. Cánh
hoa cao 1,5 cm và nhăn nheo.
Ở Việt Nam cây mọc rộng rãi ở các tỉnh Nam bộ: Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu (Côn Đảo) trong các rừng khô, rừng thưa, rừng nửa rụng lá ở các vùng
đồi núi cao trung bình.
Hàng năm, cây Bằng lăng nhiều hoa có hoa từ tháng 5 đến tháng 7. Cây mang quả
từ tháng 11 đến tháng 12. Cây cho quả tốt. Gỗ Bằng lăng nhiều hoa được dùng
trong xây dựng, đóng đồ dùng trong gia đình, làm ván, làm đồ mỹ nghệ. Ngoài ra,
cây có hoa đẹp nên được trồng làm cây bóng mát hoặc cây trang trí.

2


Hình 1.1. Cây Bằng lăng Nhiều hoa trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ
1.2.2 Bằng lăng hoa đỏ (Lagerstroemia balansae Koechne)
Bằng lăng hoa đỏ (Lagerstroemia balansae Koechne) là loại cây thân gỗ, cao từ
20 - 30 m, đường kính từ 30 - 50 cm. Vỏ ngoài mỏng, thịt vỏ màu vàng sẫm. Cành
non có màu nâu sẫm. Lá đơn mọc đối hoặc gần mọc đối, hình mác hay hình trứng
thuôn, lá dài từ 6 - 15 cm, rộng từ 3 - 6 cm, đỉnh lá có mũi nhọn, gốc lá hình nêm
rộng hoặc gần hình tròn, lá lúc non hai mặt có lông màu vàng, lúc già thì nhẵn.

Cuống lá dài từ 4 - 5 mm, cuống có lông màu xám nâu, nách lá mang chồi nhỏ phủ
lông.
Bằng lăng hoa đỏ có cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành. Hoa khá lớn. Cánh đài
hợp hình chuông, có từ 5 - 6 răng, có cánh tràng màu đỏ nhạt, hình tròn, có cuống
dài. Nhị đực có từ 60 - 70 nhị. Bầu từ 3 - 6 ô, hoa không có cuống, phần dưới có
phủ lông dày.
Quả nang của Bằng lăng hoa đỏ có hình trứng, cao từ 1,2 - 1,5 m, màu đen,
nứt thành 6 mảnh.
1.2.3 Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz)
Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz. hay Lagerstroemia angustifolia
Pierre Ex Lann.) là loại cây gỗ rụng lá, cây cao từ 30 - 35 m và có đường kính từ
3


40 - 80 cm. Vỏ cây màu vàng nhạt, xen những mảnh màu nâu lục rất nhẵn, thịt cây
màu vàng nhạt và có nhiều xơ. Cành cây mảnh, có lông màu vàng.
Lá Bằng lăng ổi hình mác thuôn, gốc lá tù, hơi lệch, đỉnh lá kéo dài thành mũi, lá
dài từ 7 - 14 cm và rộng từ 2 - 5 cm. Lá có gân bên từ 10 - 13 đôi, có lông. Cuống lá
dài 3 - 5 mm và có lông.
Bằng lăng ổi có cụm hoa hình chùy, có nhiều lông vàng, dài từ 12 - 20 cm. Cánh
hoa dài hình chuông có nhiều lông. Hoa có sáu cánh tràng, hình tròn hày hình tim
ngược, cánh tràng rộng từ 2 - 5 mm. Hoa có nhiều nhị đực gần bằng nhau.
Quả nang Bằng lăng ổi có hình trứng, dài 12 mm, nằm ẩn 1/3 trong đài và nứt thành
6 mảnh. Hạt dài 8 mm.
1.2.4 Bằng lăng còi (Lagerstroemia lecomtei Cagnep)
Bằng lăng còi (Lagerstroemia lecomtei Cagnep) là cây gỗ nhỏ. Cây cao từ 4 - 6 m.
Thân cây nhẵn bóng. Vỏ cây mỏng có màu xám vàng. Lá cây đơn mọc đối. Lá nhỏ
và có dạng trái xoan tròn. Đầu lá thuôn nhọn, gốc lá tròn hay tù rộng Lá dài khoảng
6 cm và rộng 3 cm. Lá có màu xanh lục bóng. Gân bên lá có từ 6 - 7 đôi. Cuống lá
dài từ 0,3 - 0,5 cm và nhẵn.

Cụm hoa Bằng lăng còi có chùy lớn ở đầu cành và dài 5 cm. Hoa có nụ tròn đường
kính từ 1,2 - 1,4 cm. Lá đài hợp ở gốc dạng hình chén và có 6 gờ dọc nổi. Cánh hoa
Bằng lăng còi lớn từ 5 - 6 cánh. Cánh hoa hình gần tròn, cao 1,2 - 1,4 cm, răn reo.
Cánh hoa có màu hồng hay tím. Hoa có nhiều nhị đực.
Cây có quả nang dạng trái xoan và cao 2 cm. Hạt Bằng lăng còi dẹt và có cánh.
1.2.5 Bằng lăng xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijm. Et Binn)
Bằng lăng xoan (Lagerstroemia ovalifolia Teijm. Et Binn) là loại cây gỗ rụng lá
mùa khô. Cây cao từ 12 - 18 m, đường kính 18 - 45 cm. Bằng lăng xoan có tán rậm,
màu xanh lục đậm. Thân cây không thẳng, có nhiều u mấu. Vỏ thân màu xám trắng
với lớp ngoài xốp, lớp giữa màu trắng vàng, lớp trong cùng nhẵn mịn. Cành non của
cây màu xanh lục vuông cạnh.
Lá Bằng lăng xoan là lá đơn nguyên, mọc đối. Lá hình trứng rộng, dài từ 4 - 15 cm
và rộng từ 3,5 - 9 cm. Phiến lá dày cứng, mặt trên màu xanh lục thẫm, mặt dưới hơi
nhạt hơn. Lá khi khô có màu đỏ. Đầu lá nhọn, gốc lá hình nêm. Lá có từ 7 - 11 đôi
gân bên. Cuống lá dài từ 3 - 5 cm, có cánh rất nhỏ men dọc cuống lá.
Bằng lăng xoan có cụm hoa hình chùy ít hoa dài từ 12 - 35 cm và rộng từ 7 - 15 cm.
Cây có hoa to màu tím hồng. Hoa có 6 cánh đài , hợp thành hình chuông, có 6 gờ
cánh dọc. Cánh hoa hơi lượn sóng hình tam giác có phần phụ, phía ngoài có lông

4


mịn, phía trong nhẵn. Cánh tràng của hoa có từ 6 - 7 cánh. Cánh tràng lượn sóng
gốc hẹp lại. Hoa có nhiều nhị đực.
Bằng lăng xoan có quả nang hình trứng, khi non màu xanh lục nhẵn. Nang dài từ
2,2 - 2,5 cm, rộng 1,3 - 1,4 cm.
1.2.6 Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers)
Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers) là loại cây rụng lá. Cây cao
15 - 25 m và đường kính 30 - 50 cm. Vỏ cây màu xám, nứt dọc. Cây có tán dày.
Lá Bằng lăng nước là loại lá đơn, mọc đối hay gần đối. Lá hình bầu dục, đầu có mũi

nhọn. Khi khô lá có màu đỏ hung nhạt ở mặt dưới. Lá dài từ 10 - 20 cm, rộng từ
5 - 9 cm. Gân bên của lá từ 12 - 17 đôi. Cuống lá dài 8 - 10 mm, khỏe và nhẵn.
Cây có cụm hoa đầu cành hình chóp, dài 15 - 20 cm. Cánh đài hình ống với 6 dải lồi
nổi lên. Hoa có 6 cánh tràng, không lượn sóng hay ít. Cánh tràng thót dần thành một
móng rộng và ngắn. Hoa có nhiều nhị đính khoảng giữa của ống đài. Cây có quả
nang hình trứng, cao 2 cm và đường kính khoảng 18 mm.
1.2.7 Bằng lăng lông (Lagerstroemia tomentosa Presl)
Bằng lăng lông (Lagerstroemia tomentosa Presl) là cây gỗ rụng lá. Cây cao tới 30
m, thân cây có bạnh to và cao. Vỏ cây mỏng, nhẵn màu xanh hồng. Cành con
thường vuông 4 cạnh, phủ dày lông hình sao, màu nâu vàng.
Lá cây là lá đơn nguyên, mọc đối. Lá hình trứng dài, dài từ 8 - 14 cm và rộng từ
4 - 6 cm. Gân bên của lá từ 9 - 11 đôi. Cuống lá ngắn.
Cụm hoa Bằng lăng lông hình chóp và mọc ở đầu cành. Cây có hoa màu trắng.
Cánh tràng của hoa có hình trứng, đuôi hình tim và có móng.
Cây có quả nang hình trái xoan, hoa có cánh đài tồn tại và nứt thành 5 - 6 mảnh. Hạt
cây có cánh dài từ 2 - 3 mm.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
1.3.1 Định nghĩa
Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là phạm trù khái niệm chung cho tất cả các loại nuôi
cấy các nguyên liệu (tế bào, mô, phôi,…) thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật,
trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo trong điều kiện vô trùng (Trịnh Đình Đạt,
2007). Đây là phương pháp nhân nhanh và giảm giá thành (Debergh và Read, 1991)
và nó phương pháp nhân giống lý tưởng không chỉ do đòi hỏi ít diện tích, nhanh mà
còn giữ nguyên được tính ưu việt của giống ban đầu (Chu Thị Thơm và ctv., 2005).

5


1.3.2 Những ưu thế của nuôi cấy mô
 Thực hiện trong phòng thí nghiệm với các chuẩn mực ổn định, không chịu

ảnh hưởng dao động thất thường của thời tiết và không phụ thuộc vào mùa vụ. Có
thể chủ động sản xuất giống đón đầu mùa vụ.
 Sinh sản vô tính tạo ra số lớn cây giống con giữ nguyên các đặc tính tốt như
cây gốc ban đầu đã lựa chọn cho năng suất tốt và chúng có sự đồng đều cao, thuận
tiện cho thu hoạch và chế biến ở quy mô công nghiệp.
 Hệ số nhân giống cao, tốc độ tăng trưởng nhanh và rút ngắn thời gian ra hoa
quả với những cây lâu năm (Phạm Thành Hổ, 2008).
1.3.3 Khó khăn của nhân giống cây thân gỗ trong nhân giống vô tính in vitro
Theo Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên (2002), một số điểm khác nhau giữa
cây thân gỗ và cây thân thảo dẫn đến việc khó có thể nhân giống cây thân gỗ trong
điều kiện in vitro, những khó khăn đó là do những nguyên nhân sau:
- Các loài cây thân gỗ ít có khả năng tái sinh hơn các loài cây thân thảo
- Các nghiên cứu nhân giống trên cây thân gỗ được bắt đầu trễ hơn so với cây
thân thảo
- Việc cảm ứng trẻ hóa ở cây thân gỗ khó hơn so với cây thân thảo
- Tốc độ nhân giống cây thân gỗ thấp hơn cây thân thảo
- Tác động của trạng thái hưu miên trên sự tăng trưởng của chồi và sự kéo dài
của thân cây thân gỗ theo từng thời kỳ trong năm
- Cây thân gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc tiết ra trong môi trường nuôi
cấy
- Mô của cây thân gỗ khó khử trùng hơn vì đa số mọc ngoài thiên nhiên
- Cây thân gỗ và bụi thường được chọn lọc để nhân dòng sau khi cây đã
trưởng thành. Ở giai đoạn này các mô của cây thường rất khó hoặc không thể sử
dụng được trong nhân giống in vitro.
- Sự đa dạng về mặt di truyền của cây thân gỗ lớn hơn so với các dạng cây
thân thảo khác do đó khi nhân giống sẽ thu được nhiều kết quả khác nhau khó kiểm
soát.
- Cây thân gỗ không thể trồng trong nhà kính, vì vậy việc thu mẫu bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi điều kiện khí hậu và các điều kiện tăng trưởng khác.


6


1.3.4 Các giai đoạn trong nuôi cấy mô tế bào
Theo Trịnh Đình Đạt (2007), quy trình nhân giống vô tính thực vật gồm các bước
sau:
 Bước 1: Chọn lọc và chuẩn bị cây mẹ
Trước khi tiến hành nhân giống in vitro cần chọn lọc cẩn thận các cây mẹ (cây lấy
mẫu, mô, tế bào để nuôi cấy). Các cây mẹ phải là cây sạch bệnh, sạch nấm, sâu, đặc
biệt là sạch virus. Cây lấy mẫu nuôi cấy mô phải là cây ở giai đoạn sinh trưởng
mạnh. Các cây này phải được trồng trong điều kiện thích hợp, có chế độ chăm sóc
tốt và phòng trừ sâu bệnh tốt trước khi lấy mẫu mô, tế bào. Có như vậy thì mới làm
giảm mẫu nhiễm bệnh, tăng khả năng sống và sinh trưởng của mẫu nuôi cấy in vitro.
 Bước 2: Nuôi cấy khởi động
Đây là giai đoạn lấy mẫu, khử trùng và đưa vào nuôi cấy in vitro. Giai đoạn nuôi
cấy khởi động phải đảm bảo tỷ lệ nhiễm virus, nhiễm bệnh thấp, tỷ lệ sống cao, các
mô tồn tại và sinh trưởng tốt. Khi lấy mẫu phải chọn đúng loại mô, đúng giai đoạn
phát triển cần thiết. Thông thường người ta lấy mô ở đỉnh chồi ngọn, đỉnh chồi nách
rồi đến đỉnh chồi hoa và có thể là đoạn thân non, hoặc mảnh lá non. Đỉnh chồi ngọn,
đỉnh chồi nách dùng để nhân nhanh nhiều loại cây trồng như: dứa, khoai tây, thuốc
lá, cà chua, hoa cúc, hoa hồng,… Đỉnh chồi hoa để nhân nhanh Súp lơ. Mảnh lá
mầm để nhân nhanh họ Bầu bí,… Sử dụng chồi non của hạt nảy mầm cũng dễ dàng
nhân nhanh nhiều loại cây trồng.
 Bước 3: Nhân nhanh
Đây là giai đoạn kích thích mô nuôi cấy phát sinh hình thái và tăng nhanh số lượng
cây thông qua con đường tạo chồi và tạo phôi vô tính. Tùy theo môi trường và điều
kiện ngoại cảnh thích hợp mà việc nhân nhanh có hiệu quả cao. Nếu môi trường có
hàm lượng cytokinin cao sẽ giúp tạo chồi ở giai đoạn đầu. Điều kiện nuôi cấy thích
hợp để nhân nhanh là ở nhiệt độ 25oC - 27oC, thời gian chiếu sáng là 16 giờ/ngày và
cường độ chiếu sáng khoảng 2.000 - 4.000 lux. Tuy nhiên, tùy loài mà có chế độ

môi trường cũng như điều kiện khác nhau.
 Bước 4: Tạo cây in vitro hoàn chỉnh
Muốn tạo cây hoàn chỉnh thì khi có chồi phải tạo rễ cho chồi. Muốn tạo rễ cho chồi
cần chuyển chồi sang môi trường tạo rễ. Môi trường tạo rễ có tỷ lệ auxin/cytokinin
cao. Do vậy cần bổ sung vào môi trường tạo rễ một lượng nhỏ auxin. Khi ở môi
trường tạo rễ thích hợp, chồi sẽ tạo rễ ngay sau khi được chuyển sang môi trường
mới.

7


Nồng độ của khoáng đa lượng và vi lượng trong môi trường ra rễ thường giảm
xuống còn một nửa so với bình thường (tùy vào loài thực vật). Các chất hữu cơ bổ
sung trong môi trường nuôi cấy cũng không nhất thiết bổ sung trong môi trường tạo
rễ (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2002).
 Bước 5: chuyển cây in vitro ra vườn ươm
Theo Lâm Ngọc Phương (2010), giai đoạn chuyển cây in vitro ra vườn ươm là giai
đoạn cuối cùng của kế hoạch in vitro. Chất lượng cuối cùng của quá trình in vitro
tùy thuộc một phần vào việc thuần dưỡng. Chính trong giai đoạn này có thể xảy ra
những thất bại làm chán nản người trồng, điều này sẽ là một trở ngại lớn cho sự
phát triển ngành nuôi cấy mô thực vật.
Để chuyển cây in vitro ra vườn ươm ngoài tự nhiên có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng
tốt, cần đảm một số yêu cầu sau:
- Cây in vitro phải đạt tiêu chuẩn về hình thái nhất định, có một số lá nhất định,
có bộ rễ và chiều cao cây thích hợp.
- Giá thể trồng cây in vitro phải đảm bảo sạch, tơi xốp, thoát nước và có đủ
điều kiện dinh dưỡng phù hợp.
- Vườn ươm phải chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm, chế độ chiếu
sáng cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010), đặc tính giải phẫu và sinh lý của cây con cấy mô

cho thấy, chúng cần có thời gian hoàn thiện cấu trúc và chức năng sinh lý để thích
nghi với môi trường tự nhiên. Các kỹ thuật thuần dưỡng có mục đích làm cho cây
cấy mô dần dần hoàn thiện cấu trúc. Các yếu tố môi trường cần đạt đến như làm
thấp ẩm độ, tăng dần cường độ chiếu sáng. Quá trình thuần dưỡng có thể bắt đầu ở
giai đoạn cuối của các cây cấy mô, khi cây còn trong bình nuôi cấy và giai đoạn sau
khi chuyển cây con ra ngoài môi trường tự nhiên. Có thể làm tăng quá trình thuần
dưỡng bằng cách:
- Làm giảm ẩm độ của môi trường xung quanh như mang các bình nuôi cấy ra
ngoài phòng tăng trưởng, nơi mà ẩm độ không khí tương đối thấp.
- Nới lỏng nắp bình nuôi cấy để tăng sự trao đổi khí với môi trường xung
quanh. Tuy nhiên, theo cách này bình nuôi cấy dễ bị nhiễm. Nhưng vấn đề nhiễm ở
giai đoạn này không quan trọng, vì vi sinh vật gây nhiễm chưa chắc là vi sinh vật
gây bệnh.
- Có thể giảm ẩm độ của khoảng trống bên trên nắp bình bằng cách làm lạnh
đáy bình.

8


1.3.5 Yêu cầu của môi trường tự nhiên hoặc nhà lưới trong giai đoạn
thuần dưỡng
 Ẩm độ
Cây cấy mô sinh trưởng trong môi trường đậy kín, vì vậy ẩm độ bên trong bình rất
cao. Khi chuyển sang môi trường tự nhiên dễ bị mất nước do sự sai biệt ẩm độ (ẩm
độ môi trường tự nhiên thấp). Nhiều kỹ thuật tạo ẩm độ cao trong điều kiện tự nhiên
cũng được đề nghị bởi các tác giả như phun sương, trùm kín, tưới cách khoảng.
Trong các khuyến cáo, người ta đề nghị không sử dụng phương pháp tạo ẩm độ
bằng cách phun sương, vì làm như thế cây con rất dễ bị mất khoáng do rửa trôi.
Phương pháp được nhiều tác giả đề nghị là trùm kín plastic trong để tạo ẩm độ cao
và đặt trong điều kiện có ánh sáng thấp.

 Ánh Sáng
Cây cấy mô có cấu trúc hình thái, giải phẫu lá mỏng và ít tế bào thịt lá nên dễ thích
nghi với môi trường có ánh sáng thấp. Cây cấy mô đặt dưới ánh sáng cao dễ bị cháy
lá. Khi đặt trong môi trường mới, thông thường cường độ ánh sáng bằng hoặc lớn
hơn ánh sáng trong phòng tăng trưởng một ít. Sau đó tăng dần cường độ ánh sáng
lên.
 Đất
Chất nền để trồng cây con rất quan trọng, trong đó pH đất, độ giữ ẩm, độ thoáng khí
và dinh dưỡng cần chú ý. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, rễ của cây cấy
mô được tạo ra trong quá trình nuôi cấy chưa có chức năng hoàn toàn, mà các rễ
này cần có thời gian mới hoàn thiện các cấu trúc bên trong. Vì vậy, trrong thời gian
đầu cần tránh làm cho cây con bị mất nước trước khi rễ cây thực hiện chức năng
hấp thu nước và khoáng.
 Bệnh và côn trùng
Cây cấy mô khi chuyển sang môi trường tự nhiên thường gặp phải các vấn đề
về bệnh và côn trùng tấn công. Do môi trường thuần dưỡng có ẩm độ cao là điều
kiện tốt để nấm bệnh phát triển. Ngoài ra, cây cấy mô cũng là thức ăn ưa thích của
côn trùng, nên phương pháp thường được áp dụng cho các nhà lưới hoặc vườn
dưỡng cây luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường ra cây. Trong một số trường hợp, cây
con trước khi cấy vào đất được ngâm trong thuốc diệt nấm bệnh, cũng như đất ươm
cây cần được sử dụng thêm thuốc trừ sâu.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí là một yếu tố quan trọng trong quá trình thuần dưỡng cây con.
Nhiệt độ không khí có liên quan nhiều đến ánh sáng chiếu vào môi trường. Ánh

9


sáng trực xạ chiếu vào các vòm phủ plastic gây ra hiệu ứng nhà kính, làm gia tăng
nhiệt độ bên trong, dẫn đến gia tăng hô hấp của cây con.

 Phân bón
Phân bón cung cấp cho cây con trong giai đoạn đầu chưa quan trọng lắm, vì giai
đoạn đầu rễ cây cần nhiều thời gian để hoàn thiện cấu trúc. Khi cây con hấp thu
được nước, cung cấp phân bón cho cây là điều cần thiết. Có thể tiên đoán tình trạng
hấp thu nước của cây con bằng cách quan sát các lá trên cây con mới chuyển từ
trong bình nuôi cấy ra môi trường ngoài dễ bị héo, nhưng sau đó các lá này dần dần
hồi phục.
1.4 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010), thành phần của môi trường nuôi cấy bao gồm rất
nhiều chất. Thông thường các chất được phân thành hai thành phần. Thành phần cơ
bản là thành phần luôn luôn có trong môi trường. Thành phần tự chọn là thành phần
có thể thêm hoặc không thêm vào môi trường. Thành phần cơ bản gồm:
1.4.1 Nước
Phẩm chất nước là điều kiện quan trọng trong nuôi cấy. Nước sử dụng trong cấy mô
thường là nước cất một lần. Trong một số trường hợp, người ta cũng sử dụng nước
cất hai lần hoặc nước khử khoáng (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.4.2 Các nguyên tố khoáng
Có nhiều nguyên tố khoáng sử dụng trong môi trường nuôi cấy, mỗi nguyên tố có
một vai trò riêng. Các nguyên tố khoáng được chia làm hai nhóm: nguyên tố
khoáng đa lượng và nguyên tố khoáng vi lượng.
Các nguyên tố khoáng đa lượng
Nguyễn Đức Lượng (2001) cho rằng, trong điều kiện phát triển tự nhiên, thực vật
cần các loại muối đa lượng như nitơ, phosphorus, calcium, magnesium,… Trong
nuôi cấy tế bào, các muối đa lượng trên cũng có nhu cầu tương tự.
 Nitrogen (N): nitơ vô cơ được đưa vào môi trường ở hai dạng nitrate (NO3-)
và amon (NH4+). Đa số môi trường có chứa dạng nitrat nhiều hơn dạng amon (Vũ
Văn Vụ và ctv., 2005).
 Lân (P): lân là thành phần cấu tạo của các thành phần quan trọng trong cây
như acid nhân (DNA, RNA), màng tế bào (phospholipid), ATP, NADPH,… Mô cây
hấp thu lân ở các hình thức khác nhau H2PO4-, HPO42-, PO43-.


10


 Potassium (K): potassium là thành phần xúc tác của nhiều enzyme. Vai trò
của potassium liên quan nhiều đến quá trình tổng hợp carbohydrate. Mô cây hấp thu
potassium ở dạng K+.
 Magnesium (Mg): magnesium là thành phần của chlorophyll. Cây hấp thu
Mg ở dạng Mg2+.
 Calcium (Ca): calcium là thành phần của vách tế bào, màng tế bào và hoạt
tính của một số enzyme. Mô hấp thu calcium ở dạng Ca2+.
 Lưu huỳnh (S): lưu huỳnh là thành phần của một số amino acid như cystein,
methionine và vài vitamine. Mô cây hấp thu lưu huỳnh ở dạng SO42-.
 Sodium (Na): ion Na+ được hấp thu vào cây, tuy nhiên chức năng của Na đối
với cây trồng thực sự chưa rõ.
Các nguyên tố khoáng vi lượng
 Bo (B): vai trò của Bo trong cây chưa thực sự rõ. Người ta cũng thấy là Bo
có liên quan đến sự điều hòa hoạt động của enzyme phenolase.
 Mangan (Mn): mangan là một trong các nguyên tố vi lượng quan trọng trong
môi trường nuôi cấy. Mô cây hấp thu mangan ở dạng Mn 2+.
 Kẽm (Zn): mô cây hấp thu kẽm ở dạng Zn2+.
 Molybden (Mo): mô cây hấp thu molybden ở dạng molybdate (MoO42-).
 Đồng (Cu): đồng là nguyên tố vi lượng tham gia vào sự hoạt hóa của các
emzyme cytocrome oxydase trong hô hấp, trong các chất vận chuyển điện tử như
plastocyanin.
 Cobalt (Co): cobalt là thành phần kim loại của vitamine B13 liên quan đến
sự tổng hợp acid nhân. Mô cây hấp thu Co ở dạng Co 2+.
 Sắt (Fe): sắt là nguyên tố cần thiết vì chính nó hình thành bộ phận của vài
enzyme hay của nhiều protein vận chuyển điện tử trong quá trình quang hợp và hô
hấp. Nó biến đổi sự oxy hóa khử luân phiên giữa trạng thái Fe2+ và Fe3+ khi nó đóng

vai trò như chìa khóa của các hệ thống enzyme. Các enzyme này bao gồm catalase,
peroxidase và một số cytocrome.
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (2005) sắt là nguyên tố được đưa vào môi trường ở dạng
muối FeSO4.7H2O, Fe2(SO4)3,...nhưng chúng sẽ bị kết tủa và mẫu nuôi cấy rất khó
hấp thụ các loại muối này. Do đó, phải cho thêm vào môi trường nuôi cấy
Na2EDTA (Sodium ethylene diamine tetraacetate), để tạo muối phức NaFeEDTA
có chứa cả Na và Fe và được mô nuôi cấy hấp thụ dễ dàng.

11


×