Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát sự đa dạng về hình thái và cấu tạo giải phẫu của cây tràm (melaleuca cajuputi powell) ở long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.54 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG HÌNH THÁI
VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU CỦA
CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL)
Ở LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S. PHÙNG THỊ HẰNG

ĐOÀN VĂN XEM
Lớp: SP Sinh – KTNN
MSSV: 3072381

NĂM 2011
-i-


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN



Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, chúng tôi cũng gặp phải một
số khó khăn nhất định, nhưng được sự ủng hộ và giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn
bè, chúng tôi đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, nhân đây chúng tôi xin
chân thành:
Cảm ơn Cô Phùng Thị Hằng đã định hướng và hướng dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các Thầy Cô phòng thí nghiệm Thực vật – Bộ môn sư phạm Sinh học đã
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn các Thầy Cô ở Bộ môn sư phạm Sinh học đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm học tại trường Đại học Cần Thơ.
Cảm ơn Dược sĩ Nguyễn Văn Bé và cô Nguyễn Thị Kim Mai ở Trung tâm nghiên
cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Cảm ơn anh Huỳnh Văn Lâm,
anh Nguyễn Văn Út trong ban quản lí Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen đã tận tâm,
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Hồng Phúc, tất cả các bạn lớp SP Sinh
– Kỹ thuật nông nghiệp K33 và các bạn cùng nhóm luận văn đã quan tâm giúp đỡ và
ủng hộ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tuy đã cố gắng hoàn thiện nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những
sai sót mong được sự góp ý của quý Thầy Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện

Đoàn Văn Xem

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát sự đa dạng về hình thái và cấu tạo giải phẫu của cây Tràm
(Melaleuca cajuputi Powell) ở Long An” được tiến hành tại 2 địa điểm thuộc địa
phận tỉnh Long An là Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng
Tháp Mười và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, thời gian từ tháng 10 năm 2010
và đến tháng 5 năm 2010.
Mục tiêu đề tài là quan sát và mô tả hình thái của Tràm (Melaleuca cajuputi
Powell) bao gồm các dạng Tràm gió, Tràm cừ có ở 2 điểm khảo sát. Đồng thời thu
mẫu cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của các cây đại diện để tiến hành các
thí nghiệm đánh giá độ đa dạng như khảo sát cấu tạo giải phẫu lá bằng cách làm tiêu
bản cắt ngang để đếm số túi tiết và số bó libe gỗ, phân loại bào tử phấn hoa với dung
dịch Natri hydroxit, nghiên cứu tế bào bằng việc thực hiện tiêu bản nhiễm sắc thể
hiển vi tạm thời với thuốc nhuộm Acetocarmine có xử lí trong dung dịch sốc nhược
trương Natri citrate và cố định bằng dung dịch Carnoy.
Kết quả sơ bộ chúng tôi đã đánh giá được hình thái Tràm có ở 2 khu vực khảo
sát, đánh giá các đặc điểm giải phẫu của lá Tràm (Melaleuca cajuputi Powell), quan
sát được hình dạng ngoài của hạt phấn Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) và bước
đầu lập được qui trình, phương pháp nghiên cứu và đếm nhiễm sắc thể của Tràm.
Kết quả này có thể được bổ sung vào công tác đánh giá sâu hơn độ đa dạng của
rừng Tràm, phân loại các nhóm Tràm hiện có tại Long An nói riêng và Việt Nam nói
chung.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
TÓM LƯỢC .............................................................................................................ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................vi
TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................vii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................3
1. Sơ lược cây Tràm:..........................................................................................3
1.1. Nguồn gốc...................................................................................................3
1.2. Đặc điểm sinh lí, sinh thái ...........................................................................3
1.3. Đặc điểm giải phẫu .....................................................................................5
1.4. Lợi ích của Tràm.........................................................................................6
1.5. Phân bố Tràm ở Long An ............................................................................7
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực nghiên cứu..........................7
2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí tỉnh Long An...............................................7
2.2. Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười..11

2.3. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ........................................................13
3. Đặc điểm cây Tràm tại hai khu vực nghiên cứu............................................16
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............18
1. Địa điểm và thời gian thực hiện ...................................................................18
1.1. Địa điểm ...................................................................................................18
1.2. Thời gian thực hiện đề tài..........................................................................18
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2. Phương tiện và hóa chất ...............................................................................19
2.1. Phương tiện...............................................................................................19
2.2. Hóa chất....................................................................................................19
3. Phương pháp ................................................................................................19
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................19
3.2. Phương pháp thừa kế.................................................................................20
3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ....................................................20
3.4. Phương pháp đánh giá độ đa dạng.............................................................22
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................26
1. Độ đa dạng về hình thái ...............................................................................26
1.1. Hình thái Tràm gió ....................................................................................26
1.2. Hình thái Tràm cừ Láng Sen .....................................................................28
1.3. Hình thái Tràm cừ TTDL ..........................................................................31

1.4. So sánh giữa Tràm gió và Tràm cừ ............................................................31
2. Đa dạng về cấu tạo giải phẫu........................................................................35
2.1. Số lượng túi tiết.........................................................................................36
2.2. Số lượng bó libe gỗ ...................................................................................44
3. Khảo sát số lượng NST của tế bào chóp rễ ...................................................53
4. Khảo sát bào tử phấn hoa .............................................................................55
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................57
1. Kết luận .......................................................................................................57
2. Đề nghị ........................................................................................................57

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Phân biệt 2 dạng Tràm gió và Tràm cừ .......................................................32
Bảng 2: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá già ............37
Bảng 3: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá bánh tẻ......37
Bảng 4: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang cuống lá non ...........38
Bảng 5: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa lá già ...............39
Bảng 6: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa lá bánh tẻ ........39
Bảng 7: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang giữa lá non..............40

Bảng 8: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá già..................41
Bảng 9: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá bánh tẻ ...........42
Bảng 10: Số lượng túi tiết trung bình trên 1 đơn vị lát cắt ngang rìa lá non...............42
Bảng 11: Số lượng trung bình bó libe gỗ trên 1 đơn vị lát cắt cuống lá già, cuống lá
bánh tẻ và cuống lá non....................................................................................45
Bảng 12: Số lượng trung bình bó libe gỗ trên 1 đơn vị lát cắt giữa phiến lá già, lá
bánh tẻ và lá non ..............................................................................................48
Bảng 13: Số lượng trung bình bó libe gỗ trên 1 đơn vị lát cắt rìa lá già, lá bánh tẻ và lá
non ...................................................................................................................50

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Địa điểm thu mẫu tại Long An.....................................................................18
Hình 2: Sơ đồ thu mẫu tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ..............................20
Hình 3: Sơ đồ thu mẫu Tràm tại Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM...............21
Hình 4: Thiết bị đo pH đất.......................................................................................21
Hình 5: Thiết bị đo pH nước.....................................................................................21
Hình 6: Các phương pháp để thu mẫu rễ...................................................................23
Hình 7: Các giai đoạn phát triển của hoa Tràm .........................................................25

Hình 8: Vỏ thân Tràm gió TTDL..............................................................................27
Hình 9: Lá Tràm gió TTDL ......................................................................................27
Hình 10: Hoa, quả Tràm gió TTDL ..........................................................................28
Hình 11: Các phân khu Tràm ở Láng Sen .................................................................29
Hình 12: Khả năng thích nghi với sự ngập nước bằng hiện tượng ra rễ phụ ..............29
Hình 13: Thân Tràm cừ ............................................................................................30
Hình 14: Lá non và lá bánh tẻ của Tràm cừ Láng Sen...............................................31
Hình 15: Màu vỏ thân Tràm .....................................................................................33
Hình 16: Hoa Tràm...................................................................................................34
Hình 17: Lát cắt ngang cơ quan sinh dưỡng Tràm ....................................................36
Hình 18: Lát cắt giải phẫu cuống lá Tràm .................................................................36
Hình 19: Lát cắt ngang cuống lá Tràm khảo sát số bó libe gỗ ...................................44
Hình 20: Lát cắt ngang phiến lá Tràm khảo sát số bó libe gỗ ....................................47
Hình 21: Các kì nguyên phân của tế bào chóp rễ Tràm .............................................53
Hình 22: Bộ NST của tế bào rễ Tràm cừ ở cuối kì đầu quá trình nguyên phân ..........54
Hình 23: Các dạng hạt phấn Tràm quan sát được dưới kính hiển vi ở vật kính x60...56

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TỪ VIẾT TẮT


NC

Nghiên Cứu

BT

Bảo Tồn

PT

Phát Triển

ĐTM

Đồng Tháp Mười

KBT

Khu Bảo Tồn

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

DTTN

Diện Tích Tự Nhiên

NST


Nhiễm sắc thể

NNQN

Ngập nước quanh năm

NNTM

Ngập nước theo mùa

TTDL

Trung tâm dược liệu

LS

Láng Sen

TB

Trung bình

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011


Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, các loài Melaleuca có sự đa dạng về mặt hình thái và phân bố, có
dạng cây gỗ cao, có dạng cây bụi thấp; có dạng cây có dạng lá tre, có cây có dạng lá
bầu,… mọc ở các điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Sự đa dạng và phức tạp về hình
thái và cấu tạo giải phẫu của loài Melaleuca cajuputi Powell đã dẫn đến sự không
thống nhất trong việc mô tả và định tên cho các loài, các thứ, các giống cây khác
nhau.
Ở Việt Nam, sự đa dạng sinh thái, đa dạng phân bố của cây Tràm (Melaleuca
cajuputi Powell) cũng được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, với các nghiên cứu của
Phạm Hoàng Hộ, Phùng Trung Ngân, Thái Văn Trừng,… với mục tiêu định tên cho
các loài Tràm ở Việt Nam.
Long An là một vùng đất có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam,
phía Tây Nam là vùng trũng Đồng Tháp Mười. Tại Long An, rừng Tràm tự nhiên và
rừng trồng chủ yếu tập trung ở các huyện: Tân Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh
Hưng, Thạnh Hóa, Đức Hòa và Đức Huệ.
Theo Barlow (1988), sự thay đổi về hình thái của cá thể trong cùng một loài có
liên quan chặt chẽ với các điều kiện sinh thái khác nhau. Chiều hướng phân ly trong
loài do các điều kiện sinh thái phân bố khác nhau dẫn đến khái niệm các thứ sinh thái,
các thứ hóa học… Theo nhiều tài liệu và kinh nghiệm của nông dân ghi nhận ở Long
An, Tràm có nhiều dạng như: Tràm cừ, Tràm gió và Tràm dù... Như vậy việc khảo sát
tính đa dạng sinh học, tìm hiểu mối liên quan giữa điều kiện môi trường với các quần
thể Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Long An có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
bảo vệ, cải tạo và khai thác hợp lí quần thể Tràm (Melaleuca cajuputi Powell).
Đặc biệt tại Long An có 2 khu vực thuộc vùng trũng ĐTM là Trung tâm NC BT
và PT dược liệu ĐTM, KBT đất ngập nước Láng Sen thì Tràm được qui hoạch với
diện tích lớn, được trồng và có tổ chức quản lí chăm sóc mặt khác lại có nhiều dạng

tồn tại đồng thời nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu về đa dạng cây Tràm.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2. Mục tiêu của đề tài
Chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát sự đa dạng về hình thái và cấu tạo giải
phẫu của cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Long An” với mục tiêu đánh giá
được thực trạng phát triển rừng Tràm, làm rõ sự phân bố cũng như mô tả chi tiết hình
thái, cấu tạo cũng như phân loại Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở khu vực khảo
sát, góp phần bổ sung nguồn thông tin dữ liệu về cây Tràm (Melaleuca cajuputi
Powell) hiện nay. Mặt khác có thể sử dụng kết quả trên làm tư liệu minh họa sinh
động cho các bài giảng thuộc phần sinh thái hoặc tiến hóa trong chương trình Sinh
học ở phổ thông.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Sơ lược cây Tràm:
1.1. Nguồn gốc
Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) thì vào giữa thế kỉ XVIII
(1744 – 1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên trong tác phẩm “HEBARIUM
AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph, trong giai đoạn này cây Tràm có tên
là Myrtus leucadendra L. in Stickman. Năm 1767, Linné đặt ra chi Melaleuca với một
loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790 cây Tràm được tìm thấy ở
Việt Nam bởi Jean Loureiro (Lê Minh Lộc, 2005).
Tại Việt Nam, năm 1927 Crevost và Lecomte đã giám định tên khoa học của
loài Tràm phân bố tự nhiên là Melaleuca leucadendra L. Đến năm 1988, John Brock
trong cuốn “Top and Native plant’s” viết về Tràm mọc ở Đông Dương, Ông gọi loài
này là Melaleuca cajuputi Powell. Theo giám định của Lyn Craven ở phòng tiêu bản
thực vật quốc gia Canberra (Australia) thì loài Tràm mọc tự nhiên ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) là Melaleuca cajuputi. Phạm Hoàng Hộ (1992) dựa vào tài liệu
S.T Blake (1968) sử dụng tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell cho loài Tràm
mọc phổ biến ở Việt Nam (Nguyễn Việt Cường và ctv., 2004).
Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực vật Melaleuca
thuộc họ Sim (Myrtaceae). Trong cuốn sách “Các loài cây rừng của Úc” được sửa
chữa và tái bản năm 1984 các tác giả cho biết chi Tràm gồm khoảng 150 loài; song
hiện nay với các kết quả nghiên cứu khảo sát thêm được các loài mới đồng thời sử
dụng các phương pháp hiện đại để giám định lại các biến dị cấp loài, các nhà khoa
học đã thống kê được chi Melaleuca có tới hơn 250 loài khác nhau (Lê Minh Lộc,
2005).
1.2. Đặc điểm sinh lí, sinh thái
1.2.1. Dạng sống

Theo điều tra của Nguyễn Việt Cường và ctv. (2004) thì Tràm (Melaleuca
cajuputi Powell) mọc trên 3 nhóm đất chính: đất phèn, đất cát, đất gò đồi với 10 loại

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

đất: đất phèn hoạt động mạnh, than bùn phèn hoạt động trung bình, than bùn phèn
tiềm tàng, cồn bãi cát cao và khô hạn, bãi cát ẩm ướt, bãi cát bán ngập, bãi cát ngập
thường xuyên, trên phiến sét và phấn sa, trên granit, trên sa thạch và sỏi sạn kết.
Trong 3 nhóm đất trên thì nhóm đất phèn chiếm diện tích khá lớn ở ĐBSCL, do đó
diện tích rừng Tràm trồng cũng như Tràm mọc tự nhiên chiếm diện tích khá lớn
(Nguyễn Việt Cường và ctv., 2004)
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là loài cây gỗ, thường xanh, ưa sáng, tán
tương đối thưa, có phạm vi phân bố rộng trên vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thường được tìm thấy ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và ẩm ướt.
Ở ĐBSCL, rừng Tràm phát triển mạnh ở các vùng đất phèn ngập nước không
hoặc ít bị nhiễm mặn. Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm
(Melaleuca cajuputi Powell) sinh trưởng mạnh thành quần tụ đơn thuần, tái sinh tự
nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên đất phèn có độ pH trên dưới 4 (Lê Minh
Lộc, 2005).
1.2.2. Thân
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992); Lâm Bỉnh Lợi, Nguyễn Văn Thôn (1972), Tràm

là loài cây gỗ lớn cao đến 20 – 25 m, đường kính đến 60 cm. Theo Hoàng Chương
(2004) thì đại đa số các loài Tràm là các cây bụi hoặc cây nhỏ, cây trưởng thành chỉ
cao từ 1 – 2m đến không quá 20m. Nhưng theo tài liệu “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam” của Viện Sinh Thái và tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm khoa học tự
nhiên và công nghệ Quốc Gia, Nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2003 thì Tràm là loài
cây gỗ nhỏ, khoảng 10 m (Lê Minh Lộc, 2005).
Theo mô tả của Đào Trọng Hưng (1995) thì Tràm vùng Bình Trị Thiên có vỏ
xốp màu xám trắng gồm nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau. Ở dạng cây gỗ to, vỏ
bong thành mảng to, mềm và dai. Ở dạng cây gỗ nhỏ và cây bụi, do cây phân cành
nhiều và thấp, thân cong queo do vậy vỏ bong thành từng mảng nhỏ và giòn hơn (Đào
Trọng Hưng, 1995).
1.2.4. Lá
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) có lá dạng lá nguyên, hình mũi mác, đôi
khi có dạng liềm, gốc và chóp lá nhọn. Lá có tinh dầu thơm, phiến thon, không lông,
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

có từ 3 – 7 gân phụ. Lá mọc so le, ở cây con khoảng 6 – 9 lá đầu tiên đính vuông góc
với trục thân theo kiểu hai mặt trên/ dưới. Nhưng khi lá già, cây bắt đầu phân cành tất
cả các lá đều xoay cuống để phiến lá thẳng góc với thân thành dạng lá nghiêng theo
kiểu hai bên phải/ trái.
Lá non thường mềm, phủ lớp lông nhỏ màu ánh bạc, dần dần lá dày lên, rụng

hết lông, nhẵn, có màu xanh đến xanh đậm. Có 5 gân cong theo chiều dài của lá, ở lá
non thì đôi gân ngoài cùng không nổi rõ. Ở lá già, đôi khi có 2 gân phụ chạy dọc ở
khoảng giữa của 2 bên mép lá. Vì vậy, thông thường lá được mô tả có 3 – 7 gân,
trong đó lá trưởng thành có 5 gân chính. Cuống lá dài 4 – 5 cm, được phủ bởi lớp
lông tơ mềm (Đào Trọng Hưng, 1995).
1.2.5. Cụm hoa, quả
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) có cụm hoa dạng gié dài từ 3 – 7 cm,
thường mọc thành 3 gié ở đầu cành hay mọc đơn độc ở nách lá, trục gié có lông tơ
mịn. Đầu cùng của gié có mang chùm lá nhỏ, phủ đầy lông màu ánh bạc. Sau khi hoa
nở và quả hình thành thì chùm lá nhỏ này khô và rụng đi, ở đó bắt đầu nảy chồi mới
hình thành một đoạn cành mang lá mới. Vì vậy trên cành già có nhiều tầng quả, mỗi
đoạn mang quả đặc trưng cho một mùa hoa. Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trổ
hoa vào tháng 5, kết trái vào tháng 11 (Đào Trọng Hưng, 1995; Lê Minh Lộc, 2005).
Hoa không cuống, tụ thành 2 – 3 hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ hoặc
hình chén, có 5 thùy, dài 0,6 mm có phủ lông mềm phía ngoài, đài tồn tại ôm sâu vào
quả. Có 5 cánh hoa tròn lõm vào trong dài 2 – 2,5 mm. Nhị nhiều, trắng, chỉ nhị dài
10 – 12 mm dính thành 5 bó đối diện với cánh hoa, bao phấn hướng trong. Vòi nhụy
hình sợi.
Quả nang gần tròn, đường kính khoảng 4 mm. Quả khai thành 3 lỗ trên 3 buồng,
có nhiều hạt hình trứng dài khoảng 1 mm, tử diệp dày (Đào Trọng Hưng, 1995; Lê
Minh Lộc, 2005).
1.3. Đặc điểm giải phẫu
Đào Trọng Hưng (1995) đã mô tả cấu tạo giải phẫu lá cây Tràm ở vùng Bình Trị
Thiên thể hiện các đặc tính sau:

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

+ Biểu bì có lớp cutin dày ở cả hai bên mặt lá hạn chế quá trình thoát hơi nước.
+ Lá dày, tỉ lệ các mô tương đối đều ở cả hai mặt lá.
Mô dậu phát triển ở cả hai bên lá, mỗi bên gồm hai lớp tế bào kéo dài, chiếm
gần nửa chiều ngang phiến lá, trong đó chứa đầy các hạt diệp lục.
+ Mô khuyết gồm nhiều lớp tế bào to, xếp vô trật tự và có nhiều khoảng gian
bào chứa khí.
+ Các túi tinh dầu nằm ở ranh giới tiếp giáp giữa mô dậu và mô khuyết và phân
bố tương đối đồng đều ở cả hai mặt lá.
+ Gân lá gồm nhiều bó libe gỗ xếp sít nhau, giống nhau về hình dạng, kích
thước bó ở giữa to nhất.
Thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau, các đặc điểm của cây Tràm
cũng khác nhau khá rõ. Lá của cây mọc ở đầm lầy ngập nước, kích thước tế bào lớn
hơn, tế bào mô khuyết to, túi tinh dầu to hơn nhưng có số lượng ít hơn. Ngược lại, lá
cây Tràm mọc ở vùng khô hạn có tế bào các loại dày hơn, cấu trúc vững chắc hơn,
kích thước bé hơn, túi tinh dầu nhỏ nhưng có số lượng nhiều hơn (Đào Trọng Hưng,
1995).
1.4. Lợi ích của Tràm
Lợi ích của rừng Tràm đã được biết đến trong việc phòng hộ chắn gió bão, là
nơi cư trú của rất nhiều loài động vật hoang dã nhất là các loài bò sát, cá, các loài
chim, nuôi ong lấy mật,… Những sản phẩm kinh tế từ rừng Tràm cũng rất đa dạng:
+ Lá dùng để chiết xuất tinh dầu, dùng trong chế biến dược phẩm, hương liệu.
+ Gỗ Tràm được sử dụng phổ biến trong việc gia cố nền móng các công trình
xây dựng, làm chất đốt,…
+ Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏng với tích tụ chất oxalate và carbonate vôi

giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên được dùng làm ván ép cách nhiệt,
sản xuất giấy,… Hiện nay, vỏ Tràm còn được sử dụng làm chất liệu trong các tác
phẩm hội họa.
Ngoài những tác dụng trên loài cây này có khả năng cải tạo đất và môi sinh. Đặc
biệt, trên các khu vực giao đất giao rừng trên địa bàn tỉnh cùng một số địa phương ở
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

6

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

đồng bằng sông Cửu Long, Tràm được xem là loài cây chủ lực trong việc phát triển
kinh tế nông hộ. Cũng chính vì thế Tràm là loài cây chiếm tỉ trọng tương đối lớn
trong tổng số diện tích đất trồng rừng ở Việt Nam nói chung và Long An nói riêng.
1.5. Phân bố Tràm ở Long An
Tại Long An, rừng Tràm tự nhiên và rừng trồng chủ yếu tập trung ở các huyện:
Tân Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Đức Hòa và Đức Huệ.
Tràm có khi mọc tự nhiên thành rừng, cũng có khi được người dân trồng với diện tích
lớn.
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí tỉnh Long An
2.1.1. Vị trí địa lí
Tỉnh Long An có vị trí địa lí khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại
thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế
động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Tọa độ địa lí : Long An có tọa độ địa lí là: 105o30’ – 106o59’ Đông, 10o21’ –
12o19’ Bắc.
+ Phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.
+ Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
+ Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia.
+ Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện
tích cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng ĐBSCL.
Trên địa bàn tỉnh có 1 Thành phố và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong
khu vực Đồng Tháp Mười. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi
trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa
sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp,
dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.
2.1.2. Địa hình
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Địa hình Long An bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ phía Bắc – Đông Bắc
xuống Nam – Tây Nam, trong đó khu vực phía Bắc và Đông Bắc tương đối cao, phía
tây Nam là khu vực Đồng Tháp Mười thấp, trũng, chiếm 66,4% diện tích đất tự nhiên
thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông
và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích của tỉnh Long

An được xếp vào vùng đất ngập nước. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và
Đông Bắc.
2.1.3. Khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Do tiếp giáp giữa hai
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng
ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 – 27,7 oC, thường vào tháng 4 có nhiệt độ
trung bình cao nhất là 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 1.200 – 1.400 mm. Mùa mưa chiếm trên 70
– 82 % tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp
ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông
Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao,
đồng thời kết hợp với triều cường, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống của dân cư.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 – 82%.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ
2500 – 2800 giờ. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 – 4oC.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông ngòi rất chằng chịt ở Long An. Long An chịu ảnh hưởng của chế
độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Quá trình xâm
nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do
hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai
thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh
Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 – 4 gam/lít. Ngoài ra,
do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển nâng dần lên,
đẩy quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội địa. Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ
sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất
và sinh hoạt của dân cư.
Một năm có hai chu kỳ nước chua là đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 7) và cuối
mùa mưa (tháng 11 đến tháng 1).
Lũ đến hàng năm đổ về trước tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực Đồng
Tháp Mười, bắt đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Trong
thời gian này mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm. Lũ đến
tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian ngâm lũ
lâu hơn.
Tần suất lũ lớn có xu hướng rút ngắn lại, trước đây từ 8 – 10 năm 1 lần, hiện nay
xuống còn 3 – 4 năm 1 lần (1961, 1966, 1978, 1984, 1991) và liên tiếp trong 3 năm lũ
lớn liên tục xảy ra (1994, 1995, 1996) và đặc biệt là năm 2000 lũ rất lớn.
+ Mức ngập nước theo diện tích tự nhiên năm 1996 như sau :
- Dưới 50 cm với diện tích ngập 50294 ha, chiếm 13,2 % diện tích tự nhiên
(DTTN).
- Từ 50 – 100 cm với diện tích ngập 72360 ha, chiếm 18,99% DTTN.
- Từ 100 – 150 cm với diện tích ngập 63830 ha, chiếm 16,75% DTTN.
- Từ 150 – 200 cm với diện tích ngập 94840 ha, chiếm 24,88% DTTN.
- Từ 200 – 250 cm với diện tích ngập 66720 ha, chiếm 17,50% DTTN.
- Ngập trên 250 cm với diện tích ngập 33070 ha, chiếm 8,68% DTTN.

+ Thời gian ngập lũ :
- Dưới 3 tháng 305757 ha, chiếm 69,91% DTTN.
- Từ 3 – 5 tháng 64724 ha, chiếm 30,09 % DTTN.
Đặc biệt là trong năm 2000 lũ lớn nhất trong nhiều thập niên qua và thời gian
ngâm lũ kéo dài gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Mực nước cao

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

nhất xuất hiện tại Mộc Hóa là 3,27 m, cao hơn 41 cm so với đỉnh lũ năm 1978. Lũ đổ
mạnh về phía Nam cộng hưởng với đợt triều cường gây ngập sâu và trên diện rộng
gần 300.000 ha tự nhiên, bao gồm 132/188 xã phường, tương ứng 12/14 huyện thị của
tỉnh. Độ ngập bình quân từ 1,5 – 2 m, có vùng ngập sâu trên 3 m.
2.1.5. Đất đai và thổ nhưỡng
Long An là nơi tập trung đất phèn đến 208.449 ha, chiếm 69,8% diện tích toàn
vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện tồn tại 2
vùng thấp – rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo – Mỏ vẹt.
Về phương diện địa chất – trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc
trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích
Holocene. Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều
tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng
thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản,

Long An có 6 nhóm đất chính :
+ Nhóm đất phù sa cổ: chiếm 21,5% diện tích. Phân bố ở địa hình cao 2 – 6 m
so với mặt biển, bao gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do
địa hình cao thấp khác nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
+ Nhóm đất phù sa ngọt: chiếm 17,04% diện tích. Đất có hàm lượng dinh dưỡng
khá cao, phân bố chủ yếu ở các huyện, thị: Tân Thạnh, Thành phố Tân An, Tân Trụ,
Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hóa.
+ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: chiếm 1,26% diện tích. Phân bố ở các huyện
Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao,
thường bị nhiễm mặn trong mùa khô.
+ Nhóm đất phèn: chiếm 55,47% diện tích, phần lớn nằm trong vùng Đồng
Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu
cơ, nồng độ độc tố trong đất cao (Cl- , Al3+, Fe2+ và SO4 2- ), mất cân đối nghiêm trọng
NPK.
+ Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và
bị nhiễm mặn trong mùa khô.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

+ Nhóm đất than bùn: chiếm 0,05% diện tích, phân bố ở phía Nam huyện Đức
Huệ, giáp với huyện Thạnh Hóa.

Qua những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An có nhiều bất lợi
trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn.
2.1.6. Tài nguyên rừng
Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng
tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười.
Đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh.
Trong đó : rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha tập trung chủ yếu
là các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Hưng 13.731 ha, Tân Thạnh 5.540
ha, Mộc Hóa 4.581 ha, Vĩnh Hưng 3.035 ha, Thạnh Hóa 2.850 ha, Đức Hòa 1.243 ha
và Đức Huệ 1.072 ha) (www.longan.gov.vn).
Năm 2000 diện tích rừng là 44.481 ha, tỉ lệ che phủ rừng chiếm 17,15%. Cây
trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn với tổng trữ lượng khoảng 1,26 triệu m3 gỗ
tràm và bạch đàn.
Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha.
Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 2.977 triệu cây cừ tràm. Ngoài
ra Long An là một trong những địa phương có phong trào trồng cây phân tán rất
mạnh. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất
trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề (www.longan.gov.vn).
2.2. Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười
2.2.1. Quá trình thành lập
Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Trung
tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM) từ ngày đầu thành lập cho đến nay là do sự cần cù
lao động, tinh thần yêu khoa học và muốn giúp đỡ người dân lao động ở địa phương
và vùng lân cận.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

11


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Cách đây trên 30 năm, tại khu vực xã Bình Phong Thạnh – Mộc Hóa có khoảng
7.000 ha rừng Tràm gió tự nhiên. Tại thời điểm đó, cây Tràm gió chưa được nhiều
người nhận ra giá trị tuyệt vời của nó, lại bị cao trào phát động “khai hoang”, phá
hủy, đốn ngã tràm gió làm cho diện tích rừng tràm còn sót lại rất ít. Tuy nhiên, rừng
tràm gió còn sót lại khoảng 800 ha như ngày nay là do Dược sĩ Nguyễn Văn Bé tìm
nhiều cách để giữ lại, mặc cho bị chính quyền bấy giờ phê bình rất nhiều.
Đầu những năm 1980, Dược sĩ Nguyễn Văn Bé rời đất Sài Gòn tìm tới vùng đất
hoang vu Mộc Hóa để nghiên cứu cây Tràm gió Long An. Sau nhiều năm vất vả gầy
dựng, hiện nay nơi này đã trở thành khu bảo tồn với tên gọi chính thức là Trung tâm
NC BT và PT dược liệu ĐTM, Xí nghiệp dược Remedica với Giám đốc là dược sĩ
Nguyễn Văn Bé, được biết đến với danh xưng rất dân dã là “ông Ba đất phèn”. Ngoài
800 ha rừng tràm gió còn có 21 loài thực vật bậc cao và gần như đầy đủ hệ động vật
đặc trưng của Đồng Tháp Mười nguyên bản như Cò, Diệc, Giang Sen, Cồng Cộc,
Sếu... Dọc ngang cơ quan là những kênh rạch trong khu rừng, kênh rạch tự tạo, nối
nhau thành mạng “huyết quản”, tổng cộng khoảng 4,5 km. Nơi đây được ví như một
“Vạn lý trường thành” để bảo bọc báu vật Tràm gió – một bức thành không bằng đá
gạch mà bằng… cây nối cây, cùng với hệ thống tháp canh.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lí
Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM có vị trí địa lí 10°43' bắc và 106°5'
nam, nằm trên kênh Nùi Gõ thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long
An. Trên bản đồ hiện tại, Mộc Hoá nằm về phía bắc tỉnh Long An có đường biên giới

giáp Campuchia dài 39 km.
- Phía Đông giáp huyện Thạnh Hoá.
- Phía Tây giáp 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng.
- Phía Bắc giáp huyện Kôngpôngrồ, tỉnh Vrây- viêng, Campuchia.
- Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh.
Do Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM thuộc huyện Mộc Hóa nên nó
mang những đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn, đất đai và thổ nhưỡng đặc trưng
của huyện.
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

+ Địa hình
Huyện Mộc Hóa là một trong số các huyện thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Mộc Hóa có diện tích tự nhiên 501,829 km2 (50.182 ha), trong đó trung tâm nghiên
cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười chiếm diện tích khoảng 800 ha.
+ Khí hậu
Khu vực này chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2
mùa mưa nắng rõ rệt.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27,4 – 27,9o C.
- Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.454 – 2.669 giờ.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.347 – 2.464 mm.
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 79,4 – 80,9%.

+ Thủy văn
Trung tâm NC BT và PT dược liệu ĐTM nằm trong lưu vực sông Mê Kông,
chịu sự chi phối trực tiếp của sông Vàm Cỏ Tây, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của
một số kênh rạch mà chủ yếu là rạch Ba Hồng Minh. Mùa lũ thường xuất hiện từ
tháng 8 hàng năm, đỉnh lũ thường xuất hiện từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, mức nước
lũ giảm dần vào tháng 11, có năm kéo dài đến tháng 12, thời gian ngâm lũ trung bình
hàng năm từ 3 đến 4 tháng và lũ mang đến một lượng lớn phù sa giúp đất đai nơi đây
thêm màu mỡ.
+ Đất đai và thổ nhưỡng
Mộc Hoá nằm ở vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ với vùng thượng
châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nên có 2 kiểu cảnh quan chính là bồn trũng phèn
và khối đất xám dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Trung tâm NC BT và PT dược
liệu ĐTM là khu vực có cả hai kiểu cảnh quan trên.
2.3. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
2.3.1. Quá trình thành lập
Thông qua Chương trình điều tra cơ bản vùng ĐBSCL (CT 60. 02) năm 1984 –
1985, tính phong phú của các loài động thực vật và sự đa dạng sinh học trong vùng
Láng Sen đã được ghi nhận. Một số nhà khoa học đã có những gợi ý chọn Láng Sen
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

để thành lập một khu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đặc trưng của ĐTM. Nhận thức

được vấn đề này, vào năm 1994, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ra quyết định
thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen nhưng mang tên Khu bảo tồn di tích lịch
sử Láng Sen. Với nhiều ý kiến đề xuất từ các nhà khoa học và cơ quan quản lý, Ủy
ban nhân dân tỉnh Long An đã quyết định đổi tên là Khu bảo tồn thiên nhiên Rừng
Đồng Tháp Mười Láng Sen, nhưng sau đó đổi tên là Khu bảo tồn di tích lịch sử cách
mạng Láng Sen và trình Bộ Lâm nghiệp Việt Nam phê chuẩn dự án và được Bộ Lâm
Nghiệp đổi tên thành: Rừng phòng hộ biên giới Việt Nam – Campuchia và Bảo tồn di
tích lịch sử Láng Sen với diện tích 2.847 ha, lấy điểm trung tâm của vùng lõi tại rạch
Cái He. Điểm đáng chú ý là trong khu vực vành đai tự nhiên của Láng Sen có sự hiện
diện của Lâm trường Tân Hưng và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An quyết
định đổi tên thành Khu sinh thái rừng Tràm Đồng Tháp Mười vào năm 2000, với diện
tích 2.245 ha, khu vực này chưa phải là vùng lõi của Láng Sen.
Trong quá trình này, mặc dù khu đất ngập nước Láng Sen vẫn chưa được thành
lập như một khu bảo tồn thiên nhiên nhưng nhiều nhà khoa học đã đến nghiên cứu và
công bố kết quả sơ bộ về tính đa dạng sinh học đất ngập nước của vùng Láng Sen.
Nhận thấy việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên, đa dạng sinh học vùng đất ngập
nước khu vực Đồng Tháp Mười là việc cần thiết, vào đầu tháng 1 năm 2004, Ủy ban
nhân dân tỉnh Long An đã ra quyết định số: 199/QĐ-UB ngày 19/1/2004 thành lập
Khu bảo tồn (KBT) Đất ngập nước Láng Sen, với diện tích là 5.030 ha. Trong đó, bao
gồm cả diện tích của Khu bảo tồn sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười, Lâm trường
Vĩnh Lợi và một phần diện tích của xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Đại của huyện Tân Hưng,
lấy địa điểm Cái He làm trung tâm của vùng lõi.
KBT đất ngập nước Láng Sen được xem như một bồn trũng nội địa thuộc vùng
trũng rộng lớn ĐTM, tỉnh Long An. Với hình thái địa mạo đa dạng và là vùng sinh
thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều quần thể động thực vật phong
phú mang tính đặc trưng. Sự duy trì thảm thực vật ven sông, đồng cỏ tự nhiên ngập
nước theo mùa, đầm lầy và gia tăng diện tích tràm trồng đã làm phong phú quần thể
động thực vật nơi đây.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2.3.2. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lí
KBT đất ngập nước Láng Sen nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 10o45’ – 10o49’
vĩ độ Bắc và 105o45’ – 105o49’ kinh độ Đông, cách trung tâm huyện Tân Hưng 8 km
theo đường Kinh 79.
+ Địa hình
KBT đất ngập nước Láng Sen được xem như một bồn trũng nội địa có cao độ từ
0,42 – 1,8 m (so với mực nước chuẩn tại mũi Nai – Hà Tiên) thuộc vùng trũng rộng
lớn Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Với địa hình như thế, khu vực nầy được xem
như một vùng đầm lầy ngập nước chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông
Cửu Long, và chịu ngập lũ hàng năm.
Theo Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Long An (2004) thì diện tích tự nhiên của
KBT đất ngập nước Láng Sen là 5.030 ha phần lớn nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lợi và
một phần thuộc xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Trong đó có một giới
hạn tự nhiên khá đặc biệt là "cù lao" với diện tích khoảng 1.500 ha là vùng đầm lầy
có nhiều sinh cảnh thích hợp cho động thực vật ưa nước và nơi dễ khôi phục các hệ
sinh thái đồng cỏ, bãi ăn của nhiều loài chim nước, được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ
Tây.
+ Khí hậu
KBT đất ngập nước Láng Sen chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa, chia làm 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
+ Thủy văn
Chế độ thủy văn khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Cửu Long và
thay đổi do ảnh hưởng biến đổi về chế độ dòng chảy trong toàn vùng Tân Hưng –
Vĩnh Hưng.
Mạng lưới sông rạch tự nhiên trong khu vực Láng Sen và vùng lân cận khá dày
đặc, tuy nhiên lưu lượng lưu thông không lớn do lưu vực nhỏ. Láng Sen được tiếp
nước chủ yếu do các kinh tạo nguồn lớn từ sông Cửu Long, như: kinh Hồng Ngự –
Long An, kinh 79, kinh 28 và sông Lò Gạch. Nguồn nước trực tiếp tới khu vực Láng
Sen đi qua 2 tuyến dẫn nước chính là kinh 79 và rạch Bông Súng. Mặc dù nằm trong
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

nội địa, nhưng ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều, và lớn
nhất vào mùa khô. Tuy nhiên biên độ dao động mực nước lớn nhất cũng trong khoảng
dưới 0,5 m. Biên độ này giảm dần tới khi đỉnh lũ xuất hiện.
Ngập lũ: vùng ngập sâu trung bình ở vùng từ 2,5 đến 3,5 m trong các năm lũ lớn
(tương đương lũ 1996, 2000). Thời gian ngập từ 3 đến 4 tháng. Do mạng lưới kinh
mương được phát triển và mở rộng nên thời gian ngập hiện nay là ngắn hơn khoảng 1
tháng so với trước đây.
+ Đất đai và thổ nhưỡng
Địa chất khu vực phần lớn thuộc trầm tích Holocen và những gò Pleistocen

(hoặc Pleistocen muộn) nổi lên ở một số nơi trong vùng. Ngoài ra, vài vạt trũng thấp
là lòng sông cổ với lớp đất mặt tích tụ nhiều chất hữu cơ.
Các nhóm đất hiện diện trong vùng là kết quả từ những tiến trình và yếu tố hình
thành đất, trong đó tính đa dạng của vật liệu trầm tích đóng vai trò quan trọng. Các
nhóm đất chính: Đất xám (Aeric Paleaquults, Aquic Arenic Paleustults, Typic
Plinthaquults), đất phèn hoạt động (Typic Sulfaquepts, Umbric Sulfaquepts,
Hydraquentic Sulfaquepts), đất phù sa có tầng sinh phèn trung bình (Aquic sulfic
Tropaquepts), đất phù sa có tầng phèn trung bình (Sulfic Tropaquepts), đất phù sa
phát triển (Typic Tropaquepts).
Bồi lắng phù sa trong nội đồng chỉ xảy ra khi lượng phù sa theo dòng nước lũ
đưa về. Một lượng lớn phù sa phủ trên đồng ruộng đã được ghi nhận vào cuối trận lũ
năm 2000. Với lớp trầm tích phù sa khá dày đã gây ra hiện tượng những cánh đồng
năng bị chết hàng loạt.
3. Đặc điểm cây Tràm tại hai khu vực nghiên cứu
Tại hai khu vực khảo sát Trung tâm NC và PT dược liệu ĐTM và KBT đất ngập
nước Láng Sen thì Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) với diện tích lớn được qui
hoạch chi tiết, cụ thể. Theo Dược sĩ Nguyễn Văn Bé, tại Trung tâm NC và PT dược
liệu ĐTM thì Tràm được trồng nhiều lần lặp lại để kiểm chứng sự phân hóa thành
phần loài, cụ thể: từ năm 1983, Tràm được trồng và chăm sóc riêng từng ô (Tràm cừ
và Tràm gió) và đến năm 2003, Tràm được khai thác, và sau đó được trồng lại rừng
mới bằng giống được thu thập trên chính rừng vừa khai thác. Như vậy với sự lặp lại
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011


Trường Đại học Cần Thơ

nhiều lần trong phép thử này càng tạo được độ tin cậy cao cho các nghiên cứu về cây
Tràm trong thời gian tiếp theo. Dưới sự quản lí, chăm sóc của ban Giám đốc Trung
tâm NC và PT dược liệu ĐTM và ban quản lí KBT đất ngập nước Láng Sen, Tràm
được qui hoạch thành rừng, tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Mặt khác, Tràm nơi đây
có nguồn gốc rõ ràng, được ghi nhận bởi ban quản lí rừng. Chính những điều kiện
trên tạo nên lí do cho chúng tôi chọn hai khu vực này làm điểm khảo sát đặc trưng
của tỉnh Long An, điều tra và thu mẫu nghiên cứu.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

17

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×