Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn ngữ văn ở các lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THPT long mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.93 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ DẠY HỌC HỢP TÁC MƠN
NGỮ VĂN Ở CÁC LỚP 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7
TRƯỜNG THPT LONG MỸ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN MINH CHÍNH

Cần Thơ, 05 - 2011


CÁC KÍ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1. THPT: Trung học phổ thông
2. PT: Phổ thông
3. GV: Giáo viên
4. HS: Học sinh
5. SGK: Sách giáo khoa
6.
7.

Giáo viên giảng
?


Giáo viên hỏi

8.

Giáo viên nhận xét

9.

HS trả lời

10.

HS thảo luận


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Các kí hiệu được sử dụng trong luận văn
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích, yêu cầu của đề tài
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài
V. Phương pháp nghiên cứu đề tài

B. Nội dung
Chương I. Vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở trường PT
I. Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học
1. Định nghĩa dạy học theo hình thức thảo luận nhóm
2. Các yếu tố tác động đến việc dạy học theo hình thức thảo luận nhóm
3. Các loại hình nhóm và cách chia nhóm

4. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học
5. Các dạng bài tập thảo luận nhóm
II. Vai trị của người giáo viên
III. Tác dụng của thảo luận nhóm

Chương II. Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các
lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THP Long Mỹ
I. Dự giờ và nhận xét
1. Biên bản dự giờ
1.1. Bài “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử
1.2.Bài Người cầm quyền khơi phục uy quyền” (Trích “Những người khốn khổ”) –
Victor – Huygo
1.3. Bài “Về luân lí xã hội ở nước ta” (trích “Đạo đức và ln lí Đơng Tây”) – Phan
Châu Trinh
1.4. Bài “Bài “Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của
câu”
2. Nhận xét từng tiết dự


II. Ý kiến của HS thơng qua phiếu thăm dị về vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở
các lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THPT Long Mỹ
III. Ý kiến của BGH, GV về vấn đề dạy học hợp tác ở trường THPT Long Mỹ
IV. Thực tế của bản thân về việc tổ chức dạy học hợp tác trong đợt thực tập Sư Phạm.
1. Những thuận lợi khi vận dụng hình thức thảo luận nhóm
2. Những khó khăn và hạn chế của vấn đề dạy học hợp tác ở các lớp 11XH1, 11XH2,
11TN5, 11TN7 trường THPT Long Mỹ
V. Nhận xét chung

C. Kết luận
Tranh ảnh minh họa và phiếu thăm dò ý kiến học sinh

Tài liệu tham khảo
Mục lục


A-PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống ngày nay, mỗi chúng ta khơng phân biệt trình độ, nghành nghề đều phải
vận động hết sức mình, phải tự đổi mới và nâng cao theo sự phát triển của xã hội. Do đó, việc học
tập khơng cịn là một nhiệm vụ mà nó là sự tự ý thức cao độ. Mỗi người phải tự tìm hiểu, học hỏi,
rèn luyện mọi lúc mọi nơi, nâng cao tầm hiểu biết của mình nói riêng và góp phần nâng cao tầm
hiểu biết của xã hội nói chung.
Hiện nay, vấn đề về phương pháp và đổi mới phương pháp trong dạy học ở trường phổ
thông được xem như là một yêu cầu bức thiết trong nhà trường, với sự cần thiết này thì mơn Ngữ
Văn có một vị trí đặc biệt quan trọng hơn so với các môn khác bởi đặc trưng đa dạng và phong
phú của nó: “ Khơng thể giảng bài theo lối đọc bài đã có sẵn từ năm ngối năm kia hoặc nước
ngồi để rồi học trị cứ ngồi nghe, chữ được chữ mất và ghi chép như máy. Làm như vậy liệu có
ích gì”. Việc đổi mới và vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại rất cần thiết nhằm giúp
học sinh lãnh hội tri thức một cách có hiệu quả nhất, mặt khác qua đó giúp phát triển và nâng cao
những kỹ năng của bản thân mình. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương
pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy hoc mơn Ngữ Văn nói riêng trong giai đoạn hiện nay
chúng tơi quyết định chọn: “Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ văn ở các lớp 11XH1,
11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THPT Long Mỹ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình
thực hiện đề tài này, chúng tơi sẽ có cơ hội thời gian để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mà nhiều
giáo viên ln lo lắng và bận tâm trong suốt q trình giảng dạy, thêm vào đó sẽ tích lũy thêm
nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình giảng dạy trong tương lai, và áp dụng tốt hơn để
phục vụ cho q trình soạn giáo án. Bên cạnh đó chúng tơi mong góp một phần hiểu biết và kinh
nghiệm khi làm đề tài này để phục vụ cho công tác giảng dạy sau khi ra trường của mình.

II. Lịch sử vấn đề
Trong những thập kỉ gần đây, cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung giảng dạy, vấn

đề đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng người học nhằm đào tạo thế hệ trẻ thích ứng với
mơi trường luôn luôn biến động, đáp ứng sự phát triển của xã hội. Trong đó, dạy học theo hình
thức thảo luận nhóm được đánh giá rất cao và bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Trong quyển “Dạy học Ngữ Văn ở trường THPT’’ của Nguyễn Thị Thanh Hương- Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2001, gồm 3 phần:
Phần 1: Vấn đề lí luận văn học liên quan đến việc dạy học môn văn
Phần 2: Dạy văn là một khoa học và là một nghệ thuật


Phần 3: Bình giảng, phân tích, lí giải một số tác phẩm trong nhà trường
Tác giả đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng hiệu quả của tiết
dạy: “Đổi mới trong dạy học văn hiện nay là giáo viên phải coi học sinh là bạn đọc, là chủ thể
cùng bình đẳng với mình trước tác phẩm, giáo viên và học sinh cùng đối thoại với tác giả thơng
qua văn bản để từ đó các em mới tự phát huy năng lực chủ quan của mình để cùng cảm xúc, tri
giác, tưởng tượng, bình giảng, suy luận, phân tích tác phẩm”[ 4; tr. 145].
Trong quyển “ Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, tác giả Phan Trọng
Ngọ đã dành hẳn chương một giới thiệu Khái quát về dạy học và ở chương ba tác giả dành ra một
phần để nói rõ thêm Hoạt động dạy và hoạt động học. Nhìn tổng quát mà nói thì những vấn đề về
hoạt động dạy học khơng được tác giả đi sâu tìm hiểu mà hầu như chỉ chú trọng bàn đến Các
phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay
Trong quyển “Phương pháp dạy học văn” do Phan Trọng Luận chủ biên, tác giả đã khẳng
định được những ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm,và sự phù hợp của mỗi phương pháp:
“mỗi phương pháp đều có tính năng riêng của nó, cần được vận dụng sáng tạo trong những bài
học và trường hợp cụ thể.[6; tr. 90].
Trong “Lí luận dạy học” của Lê Phước Lộc-1998 gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học
Phần 2: Những cơ sở của việc thay đổi phương pháp dạy học
Phần 3: Phương pháp dạy và học
Tác giả nêu lên những cơ sở của việc thay đổi phương pháp dạy học, và những ứng dụng
của phương pháp dạy học mới mới vào trong nhà trường.

Trong cuốn “ Văn chương và phương pháp dạy văn chương” của Trịnh Xuân Vũ, ông
viết: “ Phải vượt qua một khoảng cách từ lí luận đến phương pháp ứng dụng để xây dựng một
phương pháp riêng, tích cực, hoạt động với những đặc điểm riêng của nó”, ơng đã mạnh dạn
khẳng định phải áp dụng những phương pháp dạy học mới vào trong nhà trường.
Trong giáo trình “ Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học ngữ văn” của Tiến sĩ Nguyễn
Thị Hồng Nam. Giáo trình đã khẳng định thảo luận nhóm là một hình thức tổ chức dạy học phát
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tuy nhiên bên cạnh đó phương pháp này địi hỏi
giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế các tình huống thảo luận nhóm.
Đó là một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học
Ngữ Văn nói riêng mà người viết đã sưu tầm được. Các cơng trình nghiên cứu hầu như chỉ dừng
lại nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà chưa đi vào nghiên cứu đầy đủ và cụ thể. Cho nên khi thực
hiện đề tài: “ Tìm hiểu hoạt động dạy học Ngữ Văn ở các lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 ở


Trường THPT Long Mỹ”, chúng tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó cho việc tìm hiểu thực
tiễn hoạt động dạy học Ngữ văn hiện nay khơng cịn mang tính chất lý thuyết nữa. Bên cạnh đó,
nó sẽ giúp chúng tơi có một cách nhìn khái qt nhất, đầy đủ nhất về vấn đề dạy học hợp tác
trong trường phổ thơng nhằm hồn thiện hơn kỹ năng và nghiệp vụ Sư phạm.

III. Mục đích, yêu cầu của đề tài
Chúng tơi thực hiện đề tài này là để tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở các
lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THPT Long Mỹ. Và thơng qua đó nhận thấy được
những điểm mạnh cũng như hạn chế, thiếu sót trong q trình dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở
các lớp lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THPT Long Mỹ để từ đó rút ra kinh nghiệm
bổ ích cho bản thân.
Với mục tiêu là phải tìm hiểu kỹ lý thuyết về phương pháp thảo luận nhóm trong trường
THPT. Sau đó khảo sát vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn của GV và HS ở các lớp 11XH1,
11XH2, 11TN5, 11TN7 trường THPT Long Mỹ từ đó rút ra bài học cho bản thân, để thực hiện
được những vấn đề trên người thưc hiện phải có tinh thần học hỏi, thái độ nghiêm túc trong quá
trình thực hiện.


IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Theo yêu cầu của đề tài, người viết sẽ tập trung tiến hành tìm hiểu hoạt động dạy học Ngữ
Văn ở các lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7. Cụ thể công việc như sau:
- Dự giờ một số tiết dạy của giáo viên
- Phân tích hoạt động dạy của giáo viên ở một số khía cạnh như: những phương pháp dạy
học đã được sử dụng, hoạt động giáo viên và hoạt động của học sinh có hợp lý chưa.
- Khảo sát ý kiến của các em học sinh ở các lớp 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7, trao đổi
với BGH, thầy cô trong tổ Ngữ văn.

V. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Để hoàn thành đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp như:
- Phương pháp sưu tầm tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: tìm hiểu
các sách báo, các tạp chí nghiên cứu về hoạt động dạy và học. Sau đó tổng hợp và chọn lọc lại
các kiến thức để phục vụ cho việc làm luận văn của tơi.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá các hoạt động dạy học của thầy và trò qua một
số tiết Ngữ văn.


- Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp lại các ý kiến trao đổi trực tiếp với giáo viên
và từ việc phát phiếu thăm dò ý kiến các em học sinh.

B-PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở trường PT
I. Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học
1.Định nghĩa dạy học theo thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm học sinh cùng nhau
giải quyết các nhiệm vụ học tập do người dạy nêu ra, từ đó rút ra bài học cho bản thân dưới sự
hướng dẫn của người dạy. Hình thức học tập này địi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích
cực của mỗi học sinh vào q trình học tập và sẽ tạo nên môi trường giao tiếp, hợp tác giữa trị thầy, trị - trị, trong đó vai trò của mỗi người học sinh ngang nhau.

Học hợp tác khác hẳn với lối dạy truyền thống chỉ có sự đối thoại giữa thầy và trị, thậm
chí trong nhiều giờ học sự đối thoại ấy cũng bị triệt tiêu. Trong một số môn học, người dạy cũng
cho học sinh học theo nhóm, tuy nhiên, việc học nhóm truyền thống được thực hiện ở nhà chứ
không phải trong lớp và thường là như sau: người dạy giao nhiệm vụ cho các nhóm, phân chia
nhóm và chỉ định nhóm trưởng (thường là học sinh giỏi, ngoan ngỗn). Các nhóm tự quản lý, tự
quy định giờ học, nơi trốn học, vai trò chủ chốt thuộc về nhóm trưởng, các thành viên khác có thể
đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ mà người dạy giao ra.

Thầy

Nhóm 1


Sơ đồ học hợp tác
2. Các yếu tố tác động đến việc dạy học theo hình thức thảo luận nhóm
Hiệu quả của thảo luận nhóm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: học sinh cộng tác trong từng nhóm nhỏ, sự
thành cơng của nhóm phụ thuộc hồn tồn vào sự nổ lực của các thành viên trong nhóm.
Tương tác mặt đối mặt trong nhóm học sinh: học hợp tác nhóm địi hỏi sự trao đổi qua
lại giữa các thành viên trong nhóm, điều đó được thực hiện khi các thành viên trong nhóm nhìn
được thấy nhau trong q trình giao tiếp, yếu tố này có một số mặt tích cực như: tăng động cơ
học tập, kích thích mỗi thành viên trong nhóm, tăng khả năng thành cơng, ngồi ra cịn giúp mỗi
thành viên trong nhóm tăng cường kĩ năng xã hội.
Ràng buộc trách nhiệm cá nhân - trách nhiệm nhóm: các cá nhân trong nhóm phải thể
hiện trách nhiệm đối với bản thân và đối với nhóm, cùng hỗ trợ nhau trong các cơng việc của
nhóm, mỗi cá nhân phải biết nổ lực, và có ý thức trong cơng việc. Mọi người phải đóng góp phần
sức của mình vào cơng việc của nhóm và ý thức được cơng việc mình làm và khơng được có thái
độ chủ quan, ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.
Sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội: trong làm việc nhóm thì học sinh phải tận
dụng đầy đủ các kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội như: phải lắng nghe cũng như tôn trọng ý

kiến người khác, biết tôn trọng người khác, chờ đến ý kiến của mình, qua ánh mắt, thái độ bày tỏ
ý kiến của mình. Sẵn sàng giúp đỡ, lắng nghe và chia sẽ với các thành viên trong nhóm, cũng như
phải biết kiềm chế thái độ của mình, thể hiện thái độ bất đồng một cách khéo léo tránh làm xúc
phạm, ảnh hưởng đến người khác.
Tiến hành hoạt động nhóm: khi cả nhóm nhận được cơng việc thì phải phân cơng rõ
ràng, các thành viên trong nhóm phải biết khi giải quyết một vấn đề cần tìm hiểu vấn đề, xây


dựng kế hoạch để giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện cuối cùng là đánh giá lại hiệu quả cơng
việc xem thành quả đạt được, cần sửa đổi gì hay khơng.
Rút kinh nghiệm tương tác nhóm: sau mỗi hoạt động của nhóm, học sinh phải đánh giá
lại kết quả làm việc của nhóm, xem xét những việc đã làm được và chưa làm được, qua đó đánh
giá kết quả làm việc của mỗi thành viên trong nhóm, xem thành viên nào làm việc có hiệu quả và
thành viên nào làm việc chưa hiệu quả. Từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Điều này giúp học
sinh học được kĩ năng hợp tác với người khác một cách hiệu quả.

3. Loại hình nhóm và cách chia nhóm:
Có hai loại hình nhóm cơ bản, đó là nhóm cố định và nhóm khơng cố định. Nhóm cố
định là loại hình nhóm gồm những học sinh được chia và hoạt động cùng nhau trong suốt một
thời gian từ một tuần đến và tuần lễ thực hiện một bài tập lớn và phức tạp. Nhóm khơng cố định
là loại hình nhóm gồm những học sinh cùng nhau làm việc từ vài phút đến một tiết để giải quyết
một số nhiệm vụ khơng q khó và phức tạp, số lượng thành viên trong nhóm là 3 hoặc 4 học
sinh, tùy thuộc vào số học sinh trong lớp. Đó là các loại nhóm: 2 học sinh, 4 - 5 học sinh, ghép
nhóm, kim tự tháp và hoạt động trà trộn.

3.1. Các loại hình nhóm
3.1.1. Làm việc theo cặp 2 học sinh
Đây là hình thức 2 học sinh ngồi cạnh nhau, trao đổi với nhau để giải quyết tình huống do
người dạy nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một
cách tích cực. Để học sinh có thể làm việc theo cặp, người dạy phải tạo ra dạng bài tập “lỗ hỗng

thông tin” cho học sinh. Điều này có nghĩa là: học sinh A nắm giữ một số thông tin này, học sinh
B nắm giữ một số thông tin kia. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, chia sẽ thảo luận những thơng
tin mình có, nói cách khác là ghép các: “mảnh kiến thức” lại với nhau, 2 học sinh mới có thể tạo
nên một “bức tranh” thơng tin hồn chỉnh. Như vậy, nếu giáo viên khơng tạo được “lỗ hổng
thơng tin” thì sẽ tạo ra nhu cầu hợp tác thật sự giữa các học sinh.
Ví dụ: Để giúp cho học sinh hiểu nhân vật Bê - li - côp trong tác phẩm “ Người trong
bao” (Sê - khơp), giáo viên có thể chia nhóm 2 học sinh và tiến hành các hoạt động sau:

- GV đọc, yêu cầu HS theo dõi tác phẩm.
- Cho mỗi HS một số: 1 hoặc 2, yêu cầu HS phải nhớ số của mình.
- Phát cho các HS mang số 1 bài tập 1.
- Phát cho HS mang số 2 bài tập 2.


- Yêu cầu học sinh xếp SGK lại, làm việc độc lập, trả lời câu hỏi: “Các ý kiến sau đúng
hay sai? Sai chổ nào? Cần bổ sung cái gì?
- Sau đó, các HS số 1 thảo luận với các HS số 2, hoàn chỉnh bài tập:

Bài tập cho các học sinh số 1

Bài tập cho các học sinh số 2

- Luôn đi giày cao su, mặc áo bành

- Khát khao được thu mình trong cái

tơ, tai nhét bơng,…
- Bị Va-len-ca và Cô-va-len-cô cười
chể.


vỏ.
- Bị xã hội xa lánh, mọi người không
dàm chơi với y

- Chết do bị té ngã cầu thang

- Chết do sự đào thải của xã hội

- Hạnh phúc khi được nằm trong

- Sau khi y chết được vài ngày khơng

chiếc quan tài.

khí xã hội lại y như cũ.

3.1.2. Làm việc theo nhóm 4 - 5 học sinh:
Lớp học được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 4 - 5 học sinh, giáo viên đưa ra bài
tập, câu hỏi cho nhóm thực hiện. Có hai loại hình bài tập: bài tập dạng hoạt động trao đổi và bài
tập dạng hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau
(nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết vấn đề của nhóm mình với
các nhóm khác. Trong hoạt động so sánh tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so
sánh cách giải quyết giữa các nhóm với nhau.
Loại hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có dung lượng kiến thức
lớn mà thời gian trên lớp lại có hạn .
Ví dụ: khi dạy “ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”, người dạy chia lớp thành 4 nhóm,
mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả cái chết của Các Mác. Phân tích ý nghĩa các chi tiết
đó.
- Nhóm 2: Tìm những chi tiết về 3 cống hiến vĩ đại của Mác. Phân tích ý nghĩa các chi tiết

đó.
- Nhóm 3: Tìm những chi tiết nói về tâm trạng của Ăng - ghen. Phân tích ý nghĩa các chi
tiết đó.
- Nhóm 4: Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng . Phân tích ý nghĩa các biện
pháp đó.


Loại hoạt động so sánh cũng thường dùng cho những bài học có dung lượng khơng lớn.
Ví dụ: Người dạy có thể cho tất cả các nhóm cùng thảo luận về 1 vấn đề: nội dung, nghệ
thuật của một đoạn văn, phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu, hoặc xây dựng dàn ý cho một đoạn
văn.

3.1.3. Ghép nhóm:
Trong hình thức ghép nhóm, việc tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Trước tiên,
người dạy chia lớp thành nhiều nhóm, giả dụ là 5 nhóm, mỗi nhóm 5 thanh viên theo hình thức
sau: nhóm 1 gồm 5 thành viên mang số 1: 1 1 1 1 1, nhóm 2 gồm 5 thành viên mang số 2: 2 2 2 2
2, các nhóm 3, 4, 5 cũng tương tự như vậy. Mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết một vấn đề của
một bài học, mỗi thành viên trong nhóm phải nắm được bài tập của nhóm mình. Sau đó, người
dạy tách các thành viên trong nhóm ra và lập thành nhóm mới, mỗi nhóm mới gồm 5 thành viên
1 2 3 4 5 của các nhóm cũ. Các thành viên này trở thành “đại sứ” cho nhóm cũ trong nhóm mới,
họ thông báo nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ của nhóm mình cho nhóm mới.
Hình thức ghép nhóm khó sử dụng ở những lớp đơng học sinh nhưng có ưu điểm rất lớn
là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các thành viên trong nhóm thực hiện chứ
khơng nghiêng về học sinh giỏi hoặc khá trong nhóm thực hiện. Mỗi học sinh sẽ nắm một mảng
thông tin để lắp ghép thành một thông tin hồn chỉnh và sẽ khơng có học sinh nào đứng ngồi
hoạt động của lớp học, nếu trong các nhóm khác ưu thế thường thuộc về các nhóm có nhiều em
học sinh khá hoặc giỏi thì trong loại ghép nhóm này, mỗi thành viên có một vai trị nhất định.
Cách học này làm tăng sự tự tin cho các hành viên trong nhóm.
11
111


22
222

33
333

12
345

44
444

12
345

12
345

55
555

12
345
12
345

Mơ hình ghép nhóm

3.1.4. Kim tự tháp

Đây là loại nhóm có hình kim tự tháp. Hoạt động nhóm kiểu kim tự tháp là cách tổng hợp
ý kiến của tập thể lớp về một vấn đề của bài học. Đầu tiên, người dạy nêu một vấn đề cho học
sinh làm việc độc lập, sau đó ghép 2 học sinh thành 1 cặp để các học sinh chia sẻ các ý kiến của
mình, kế đó các cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người tiếp tục trao đổi ý kiến. Các nhóm 4 người


sẽ họp lại thành nhóm 8, nhóm 16,… Cuối cùng, cả lớp sẽ có một bảng tổng hợp ý kiến hoặc một
giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề, bất kì ý kiến cá nhân nào cũng dựa trên ý kiến số
đơng.
Hình thức học tập nào thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hổ. Cách học
này giúp học sinh nhận ra rằng: ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân. Học sinh có thể nhận ra
điều hay, đáng học hỏi từ bạn mình.Việc tổ chức lớp học theo mơ hình kim tự tháp rất phù hợp
với các giờ ôn tập khi học sinh càn phải nhớ các công thức, định nghĩa,… đã học của một chương.

Mơ hình kim tự tháp

3.1.5. Hoạt động trà trộn
Trong hình thức này tất cả học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển để thu thập
thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho học sinh thấy hứng
thú hơn, đối với các học sinh yếu, kém là một cơ hội tốt nhất để học hỏi từ những người bạn của
mình mà khơng ngại hay cảm thấy xấu hổ gì. Cũng bằng cách học này, học sinh sẽ thấy rằng có
thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có
thể coi hoạt động trà trộn là “bảng trưng cầu ý kiến” của tập thể. Hoạt động này rất thích hợp với
giờ ơn tập.
Ví dụ: khi ơn tập chương “các biện pháp tu từ” người dạy có thể nêu các câu hỏi về biện
pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, … u cầu học sinh tìm ra những điểm chung và dị
biệt . Mỗi học sinh có thể đem những vấn đề mình cịn thắc mắc, những câu hỏi mà mình khơng
trả lời được đi hỏi bất kì bạn nào trong lớp cho đến khi thỏa mãn với câu trả lời của các bạn.

3.2 Cách chia nhóm:

3.2.1. Chia nhóm ngẫu nhiên:
Bước 1: Yêu cầu học sinh bàn đầu tiên hoặc học sinh ngồi vị trí đầu tiên đọc các số lẽ bắt
đầu từ 1, hoc sinh bàn thứ 2 hoặc ngồi vị trí thứ 2 đọc các số chẵn bắt đầu từ 2.


Bước 2: yêu cầu các học sinh mang số chẵn thì ngồi vào một nhóm, các học sinh mang
số lẽ thì ngồi vào một nhóm.
Bước 3: Giao nhiệm vụ và xem kết quả các nhóm thực hiện được.
Chia nhóm ngẫu nhiên có ưu điểm là các thành viên trong nhóm là ngẫu nhiên, trình độ
các nhóm khơng q xa nhau, tuy nhiên nhược điểm của cách chia nhóm nay là các em chia thân
thiết với nhau nên mất thời gian để tìm hiểu, nhiều khi sẽ xảy ra trường hợp những em khơng hợp
nhau ngồi chung một nhóm.

3.2.2. Chia nhóm đủ trình độ:
Bước 1: Phân hoạch các học sinh trong lớp thành 3 loại giỏi khá, trung bình, yếu.
Bước 2: Đánh số thứ tự từng thành viên trong 3 loại đó lần lượt là 1.2.3.4….
Bước 3: Số 1 nhóm khá giỏi, nhóm trung bình, nhóm yếu thì vào một nhóm 3 người, số 2
của nhóm khá giỏi, nhóm trung bình, nhóm yếu vào một nhóm, cứ như thế cho đến hết.
Bước 4: Giao cơng việc cho các nhóm thực hiện và đánh giá kết quả.
Chia nhóm theo trình độ có ưu điểm là tận dụng được trình độ của các em khá giỏi kèm
cập, giúp đỡ các em yếu kém, và đặc biệt là trình độ của các nhóm ngang bằng nhau, đồng thời
việc tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chia nhóm
theo trình độ lại có nhiều nhược điểm: các em học sinh yếu kém sẽ dựa dẫm, ỷ lại vào các em có
thành tích học tốt hơn trong nhóm, ít chịu phát huy.

3.2.3. Chia nhóm cùng sở trường
Bước 1: Phân chia lớp học theo trình độ thành 3 nhóm là: nhóm học sinh khá giỏi, nhóm
học sinh trung bình, nhóm học sinh yếu kém.
Bước 2: Tùy theo trình độ từng nhóm mà lần lượt giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Bước 3: Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

- Ưu điểm của việc phân chia nhóm này là tận dụng được khả năng của mọi học sinh,
phát huy hết sở trường của các nhóm.
- Nhược điểm là địi hỏi giáo viên phải có kiến thức chun mơn sâu rộng, trình độ
chun mơn cao, thiết kế bài tập cho nhóm này cũng địi hỏi có đầu tư, chuẩn bị.

Một số lưu ý khi chia nhóm:


Thành viên trong mỗi nhóm gồm các học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, học sinh nam và
nữ. Các thành viên trong nhóm cần được thường xuyên luân chuyển. Điều này sẽ tạo cơ hội cho
các học sinh được tiếp xúc, học hỏi và khám phá ý kiến của tất cả các học sinh trong lớp.
Việc sử dụng các loại nhóm này tùy thuộc vào nội dung và thời lượng của tiết học và số
học sinh cũng như bàn ghế trong lớp. Để đảm bảo thời gian tiết học, người dạy phải xác định rõ
thời gian cho mỗi lần thảo luận. Thời gian thảo luận ngắn thì số lượng học sinh trong nhóm ít, nội
dung bài tập đơn giản.
Hạn chế sử dụng loại hình nhóm trên 7 học sinh vì số lượng thành viên trong nhóm q
nhiều thì những học sinh thụ động sẽ ỷ lại vào các học sinh khác, khơng tham gia hoặc tham gia
một cách khơng tích cực vào việc của nhóm. Hơn nữa, trong một nhóm có q nhiều thành viên
thì mối quan hệ tiếp xúc mặt đối mặt giữa các thành viên trong nhóm sẽ bị giảm. Kết quả là giữa
các thành viên trong nhóm khơng có mối quan hệ chặt chẽ.
Mỗi thành viên trong nhóm được phân cơng nhiệm vụ rõ ràng và phải cùng hợp tác để
giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.
Khơng nên lạm dụng quá nhiều việc thảo luận nhóm trong 1 tiết học mà chỉ nên cho học
sinh thảo luận những vấn đề cần thiết, phức tạp với mục đích buộc học sinh khám phá kiến thức,
chia sẻ kinh nghiệm, rèn luyện năng lực hợp tác.
Hiệu quả của việc tổ chức dạy học thảo luận nhóm phụ thuộc vào các yếu tố như: sự đối
mặt giữa các thành viên trong nhóm, tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm, độ khó của
bài tập mà người dạy đưa ra.
4. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học
4.1. Quy trình tổ chức thảo luận nhóm:

Trong tổ chức giờ học theo nhóm có 3 nhân tố cơ bản tác động với nhau. Quy trình tổ
chức giờ học theo nhóm phải làm rõ được mối quan hệ của ba nhân tố này và sự vận động của
chúng trong các bước dạy học. Nó bao gồm các bước cơ bản sau:
Điểm xuất phát --------- học sinh --------- đối tượng học tập.
Bước 1: Hướng dẫn ------ tự nghiên cứu ----- kinh nghiệm cá nhân
Bước 2: Tổ chức ---------- nhóm học sinh --------- học sinh ---- kinh nghiệm nhóm.
Bước 3: Tổ chức ---- nhóm 1--- nhóm 2 --- nhóm 3 ---- nội dung học tập.
Bước 4: Cố vấn( tổ chức) ----- tự điều chỉnh ------- tri thức cá nhân .---- kiến thức thu
nhận được.
Các bước dạy học trên được hiểu cụ thể là:


Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập nhóm, phân cơng nhiệm vụ cho mỗi nhóm, nêu
vấn đề, hình thành tình huống có vấn đề để giúp học sinh thảo luận. Học sinh tiếp nhận và tiến
hành tổ chức nhóm, huy động kinh nghiệm cá nhân, tự tìm tịi để đi đến nhận xét, phát hiện vấn
đề nhằm tái hiện lại tri thức.
Bước 2: Học sinh tự sắm vai, nêu ra giả thuyết, bảo vệ giả thuyết, rồi cùng nhóm thảo
luận, ghi chép lại ý kiến, quan niệm. Giáo viên ở giai đoạn này đóng vai trị điều khiển, khích lệ
tinh thần làm việc của học sinh. Có thể nêu câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh khi hoạt động của học
sinh chệch hướng.
Bước 3: Giáo viên tổ chức các nhóm thảo luận, yêu cầu nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
giáo viên ghi lại những điểm nhất trí, chưa nhất trí hay các ý kiến phản hồi từ học sinh. Cho các
nhóm thảo luận lần hai để bổ sung thêm ý kiến.
Bước 4: Giáo viên tóm tắt, tổng kết từng vấn đề, đưa ra nhận xét. Học sinh tiếp thu tự
điều chỉnh kết quả của mình bằng cách so sánh kết quả với các nhóm, với nhận xét của giáo viên.
Từ đó rút kinh nghiệm.
Tóm lại trong bốn bước trên ,bước hai và bước ba học sinh làm việc theo nhóm cịn hai
bước cịn lại chủ yếu học sinh làm việc cá nhân. Bước một giúp học sinh phát huy được kinh
nghiệm cá nhân, tự suy nghĩ, tìm tịi. Bước bốn giúp học sinh tự lãnh hội được, tự điều chỉnh tri
thức nhận được. Giúp học sinh nắm rõ hơn kiến thức một cách vững chắc nhất.


4.1. Cách tổ chức nhóm
Người dạy cần phân cơng nhiệm vụ và vai trị của từng cá nhân trong nhóm, cụ thể như
sau:
Nhóm trưởng: Người lãnh đạo nhóm hoạt động, đại diện nhóm phát biểu ý kiến và chịu
trách nhiệm trước GV.
Thư ký: Người ghi chép các ý kiến đề xuất, thảo luận.
Giám sát: Người quan sát quá trình làm việc của nhóm, và đưa ra nhận xét cho q trình
làm việc của nhóm: Nhóm làm việc như thế nào? Cần điều chỉnh gì?
Người “chạy bận”: Kiểm tra thời gian làm việc của nhóm, phân phát và giữ tài liệu cần
thiết cho nhóm.
Giáo viên cần giải thích rõ vai trị của mỗi thành viên là đóng góp, lắng nghe và giúp đỡ
nhau, khuyến khích nhau giải quyết vấn đề. Khi xác định được những điều nêu trên giáo viên có
thể sử dụng một trong các cách tổ chức nhóm sau cho có hiệu quả nhất.

5. Các dạng bài tập thảo luận nhóm


5.1. Bài tập “ lỗ hổng thông tin”:
Dạng bài tập này thích hợp với nhóm hai học sinh. Để cho học sinh làm việc theo cặp có
hiệu quả, thì giáo viên phải tạo ra dạng bài tập “lỗ hổng thông tin” cho học sinh. Tức là giáo viên
đưa ra một số yêu cầu cho học sinh suy nghĩ, kế đến là cho hai học sinh thảo luận với nhau. Lúc
đó, mỗi học sinh đều nắm giữ một số thông tin khác nhau. Bằng cách hợp tác với nhau, chia sẻ
thảo luận những thơng tin mình có. Nói cách khác là ghép các mãnh kiến thức lại với nhau để tạo
thành một thơng tin hồn chỉnh. Do đó nếu giáo viên khơng tạo ra được “lỗ hỗng thơng tin” thì sẽ
khơng tạo ra được nhu cầu hợp tác giữa các học sinh.
Ví dụ: Học sinh A có một bảng liệt kê chưa đầy đủ các sự kiện trong một tác phẩm, trật tự
các sự kiện này bị đảo lộn. Học sinh B cũng có một bảng liệt kê chưa đầy đủ các sự kiện, các sự
kiện này cũng bị đảo lộn nhưng sắp xếp theo một trật tự khác.
Trước tiên học sinh A và B làm việc riêng lẻ với nhau, sau đó A và B sẽ trao đổi và tìm ra

câu trả lời đúng nhất.
Chẳng hạn khi dạy xong bài : “Các biện pháp tu từ từ vựng” giáo viên có thể tiến hành
những hoạt động sau:
Phát cho hoc sinh các phiếu có mang số 1 và 2, sao cho 2 học sinh ngồi kế nhau thì khơng
trùng số phiếu.
Sau đó yêu cầu học sinh làm việc độc lập.
Sau khi học sinh đã làm xong bài của mình thì 2 học sinh ngồi kế nhau trao đổi với nhau
để hoàn thiện bài tập.

Bài tập cho học sinh số 1
- Biện pháp tu từ từ vựng gồm có các
biện pháp: so sánh, ẩn dụ, nói giảm.
- So sánh là đối chiếu hai sự vật hiện
tượng.

Bài tập cho học sinh số 2
- Biện pháp tu từ từ vựng gồm có các biện
pháp: nói giảm, cường điệu, so sánh.
- Ẩn dụ là đối chiếu hai sự vật hiện tượng
- Cấu trúc so sánh: A và B, A - B đều xuất

- Cấu trúc so sánh: A và B, A hiện còn hiện trong văn bản.
B thì ẩn.

- ……

-Ẩn dụ cũng là so sánh nhưng là so
sánh ngầm

5.2. Bài tập theo hình thức trao đổi, so sánh:



Bài tập theo hình thức trao đổi và so sánh cần 4 - 5 học sinh trong cùng một nhóm, giáo
viên phải thiết kế bài tập nhóm. Các bài tập nhóm thường được chia thành hai hoạt động: hoạt
động trao đổi và hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi mỗi nhóm giải quyết một vấn đề
khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau đó cùng trao đổi vấn đề của nhóm mình với các nhóm
khác. Trong hoạt động so sánh tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách
giải quyết của các nhóm. Loại hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có
nhiều vấn đề cần được giải quyết trong một thời gian ngắn.
Ví dụ: Khi dạy bài trích đoạn “ Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi giáo viên chia lớp ra thành
4 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí PáTra,
ý nghĩa các chi tiết đó.
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí PáTra, ý
nghĩa các chi tiết đó.
Nhóm 3: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vât A Phủ, ý nghĩa các chi tiết đó.
Nhóm 4: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ, ý nghĩa các chi
tiết đó.
Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách
giải quyết khác nhau giữa các nhóm.

5.3. Bài tập phân loại
Dạng bài tập này được sử dụng khi yêu cầu học sinh phân chia các yếu tố ra từng loại khi
làm bài tập.
Ví dụ: khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, khi đi vào phân tích nhân vật Chí
Phèo, Bá Kiến, giáo viên cho các nhóm phân loại những chi tiết thuộc về ngoại hình, lời nói,
hành động … bằng cách sau:

Nhân vật


Ngoại hình

Lời nói

Hành động

Diễn biến nội tâm

Chí Phèo
Bá Kiến

5.4. Bài tập sắp xếp thứ tự
Là sắp xếp trình tự từng bước có điều kiện, biến cố, thời gian trong tác phẩm. Giáo viên
thiết kế dạng bài tập (cho nhiều sự kiện chính của tác phẩm tự sự hoặc các nội dung của đoạn thơ


trong một bài thơ) và sắp xếp theo thứ tự. Yêu cầu học sinh sắp xếp lại cho đúng với trình tự các
nội dung, các sự kiện dưới dạng biểu bảng.
Ví dụ: Với bài thơ “Thương vợ”_ Tú Xương giáo viên có thể yêu cầu hoc sinh sắp xếp lại
các kết cấu nội dung đã bị xáo trộn thành một kết cấu mới phù hợp với nội dung bài học.
1
2
3
Loại bài tập này có thể cho học sinh làm trước ở nhà hoặc làm việc theo nhóm. Việc sắp
xếp trật tự các sự kiện, biến cố của tác phẩm giúp cho học sinh nắm bắt được kết cấu tác phẩm
mà khơng mất nhiều thời gian đọc và tìm hiểu bài tập tại lớp.
5.5. Bài tập phân tích, khái quát vấn đề:
Là phân tích một bức tranh, sự kiện, một vấn đề.. có thể sử dụng bài tập này cho các kiểu
bài học: văn học sử, giảng văn…để đảm bảo cho việc phân tích hoặc khái quát vừa gọn, dễ hiểu.
Giáo viên nên hướng học sinh trình bày theo dạng biểu đồ: biểu đồ hình nhện, biểu đồ hình

mạng…
Ví dụ: Khi học bài “Thương vợ “- Tú Xương, khi giáo viên u cầu phân tích nhân vật bà
Tú thì u cầu học sinh sử dụng biểu đồ mạng.

5.6. Các dạng bài tập khác:
Bài tập nhớ lại: là dạng bài tập nhớ lại các khái niệm, định nghĩa… dạng này rất phù hợp
với giờ ơn tập.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh ôn tập phần: “ Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến Cách
mạng tháng Tám 1945”, giáo viên giao cho từng nhóm những vấn đề cho học sinh nhớ lại:
Nhóm 1: kể tên các tác phẩm của Nam Cao, cho biết thời gian sáng tác, nội dung chính
từng tác phẩm.
Nhóm 2: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của thời kì này?
Nhóm 3: Kể tên một số tác giả nổi tiếng của thời kì này?
…………..
Bài tập lựa chọn: là lựa chọn các chi tiết, sự kiện về nhân vật A, B ... dạng bài tập này
giúp học sinh hiểu rõ tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm.
Ví dụ: Trong tác phẩm “Người cầm quyền khơi phục uy quyền”- Victor-Huygo, giáo viên
yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Nhóm 1: Lựa chọn những chi tiết nói về nhân vật Gia-ve


Nhóm 2: Lựa chọn những chi tiết nói về nhân vật Giăng Van Giăng
Nhóm 3: Lựa chọn những chi tiết nói về nhân vật Phăng tin
Từ đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh phân tích tính cách nhân vật và từ phân tích so
sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật. Bài tập này, học sinh chuẩn bị trước ở nhà
khi tiến hành phân tích ở lớp.
Bài tập lập mô phỏng: Đối với bài tập này, giáo viên thường sử dụng khi tiến hành học
bài mới. Giáo viên cho ví dụ, hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ. Sau đó, u cầu hoc sinh cho
ví dụ khác tương tự.
Bài tập chuẩn bị: là hình thức bài tập ở nhà, giáo viên có thể thiết kế một số bài tập và

giới hạn một số tài liệu cần thiết. Sau đó, yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị vận dụng vào bài học
sắp tới.
Ví dụ: Khi dạy tới bài tác giả “Nguyễn Du” giáo viên có thể quy định cơng việc cho mỗi
nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu tiểu sử Nguyễn Du.
Nhom 2: Tìm hiểu những nội dung về thơ văn của Nguyễn Du.
Nhóm 3: Tìm hiểu về những biện pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng.
Đối với dạng bài tập này, đòi hỏi giáo viên phái có thời gian chuẩn bị, thu thập tài liệu, …
Giáo viên sẽ thu nhận những ý kiến của học sinh sau đó sửa chữa và bổ sung cho đầy đủ. Hoạt
động này giúp học sinh mở rộng hiểu biết và góp phần làm bài học thêm phong phú.
Bài tập kế hoạch: Đối với dạng bài tập này, học sinh tự mình đặt các bước làm bài tập,
thí nghiệm, các bước trình bày một vấn đề.
Bài tập cải tiến: Giáo viên cho bài tập sai và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
Trên đây là những dạng bài tập mà giáo viên có thể áp dụng khi cho học sinh thảo luận
nhóm, tuy nhiên giáo viên khơng nên q lợi dụng các bài tập này mà cần lựa chọn phù hợp mỗi
bài tập đối với mỗi tiết dạy.

II. Vai trò của người giáo viên.
Vai trò của người giáo viên trong các giờ tổ chức thảo luận là: tổ chức, hướng dẫn, quản
lý hoạt động học tập của học sinh chứ không làm thay học sinh.
Trước tiên, giáo viên phải thiết kế bài tập, các vấn đề, các tình huống cho các nhóm học
sinh giải quyết. Các bài tập nhóm phải là thử thách đòi hỏi học sinh phải vận động tư duy, tìm
cách giải quyết. Nếu giáo viên nêu ra các bài tập đã có sẵn trong sách giáo khoa thì sẽ làm cho


học sinh bị nhàm chán và ỷ lại vào sách giải dẫn đến việc thảo luận nhóm bị thất bại. Sự thành
cơng của thảo luận nhóm là phụ thuộc giáo viên đưa ra các câu hỏi thú vị, thách thức buộc học
sinh phải hợp tác mới có thể tìm ra câu trả lời.
Nhiệm vụ thứ hai của người giáo viên là kích thích tinh thần học tập của học sinh, khuyến
khích sự hợp tác của học sinh trong nhóm và các nhóm với nhau, phát huy tối đa năng lực suy

nghĩ, sự tự tin của học sinh bằng các biện pháp như: tạo khơng khí thoải mái, vui vẻ trong quá
trình thảo luận, nêu rõ các tiêu chuẩn cần đạt khi làm bài tập nhóm, làm cho học sinh thấy được
trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình đạt được, hạn chế tối đa việc 1 hoặc 2 học sinh làm hết
bài tập trong nhóm và động viên học sinh bằng cách cộng điểm (1hoặc 2 điểm vào điểm miệng
hoặc 15 phút)
Nhiệm vụ thứ ba là khi học sinh thảo luận, giáo viên cần đến gần các nhóm, nhắc nhở học
sinh thời gian, lắng nghe ý kiến của học sinh, khuyến khích học sinh trình bày bằng các sơ đồ,
biểu bảng….
Nhiệm vụ thứ tư của người giáo viên là khi học sinh đã thảo luận xong thì giáo viên tạo
mọi điều kiện cho học sinh trình bày kết quả trước lớp. Đặc biệt khi báo cáo nên chọn bất kì học
sinh nào trong nhóm để cho thấy được sự cơng bằng và khuyến khích sự làm việc của mọi thành
viên trong nhóm. Khi học sinh trình bày, giáo viên lắng nghe, ghi chép. Khuyến khích các nhóm
khác bổ sung và chính bản thân. Giáo viên có thể tham khảo bảng đánh giá thuyết trình sau:

Thang điểm

Tiêu chuẩn đánh giá

Số điểm đạt được

10

Đặt tiêu đề rõ ràng chính xác

20

Bài thuyết trình đầy đủ ý

10


Có phần mở bài

5

Mỗi đoạn có câu chủ đoạn

5

Có câu chuyển ý

10

Trình bày rõ ràng chính xác

20

Lập

luận

vững

chắc.



dẫn

chứng, ...


10

Có phần kết luận

10

Có tham khảo tài liệu ngồi SGK (ít


nhất là 2 tài liệu)
100

Tổng số điểm

Tóm lại, khi thực hiện hình thức thảo luận nhóm, GV cần đảm bảo 5 yếu tố sau:
- B (Build): Xây dựng các bài tập buộc HS phải tư duy.
- U (Untie): Đoàn kết các thành viên trong nhóm và các nhóm trong lớp, tạo sự tin cậy lẫn
nhau để cùng hợp tác làm việc.
- I (Insure): Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt động, hoạt động nhóm tạo
điều kiện thuận lợi cho các cá nhân nắm vững kiến thức và kĩ năng.
- L (Look): Phải quan sát xem HS đã làm việc như thế nào và biết những gì, dạy HS cách
đánh giá, cách suy nghĩ, cách lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác.
- D (Develop): Phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS.
Kết hợp các chữ cái đầu của các hoạt động trên, ta sẽ được chữ BUILD, thể hiện ý nghĩa
của toàn bộ các hoạt động trên.
Dạy học theo hình thức thảo luận nhóm đòi hỏi GV phải sáng tạo trong việc xây dựng bài
tập thảo luận, linh hoạt trong việc tổ chức thảo luận. Thiếu những phẩm chất này, việc áp dụng
thảo luận nhóm trong dạy học khó có thể thành cơng.

III. Tác dụng của thảo luận nhóm:

Đối với giáo viên: Hình thức dạy học theo kiểu thảo luận nhóm sẽ tạo điều kiện cho giáo
viên đo lường và đánh giá chính xác mức độ hiểu bài, nhận thức, tình cảm và năng lực diễn đàn
cũng như năng lực tư duy của ngươiù giáo viên. Ngồi ra qua đó giáo viên có thể điều chỉnh
phương pháp dạy hoc của mình để hoc sinh tiếp thu một cách tốt nhất.
Đối với học sinh: Học theo hình thức trhảo luận nhóm là một trong những phương pháp
có tác dụng tích cực đối với người học.
Trước hết, khi thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh hiểu biết bạn bè trong lớp nhiều hơn, rèn
luyện tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện ở thái độ làm việc, biết chấp
nhận ý kiến của người khác, giải quyết xung đột theo cách xây dựng, biết chia sẻ kinh nghiệm và
thơng tin mà mình có được.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh, tập cho học sinh khả năng
nhận xét đánh giá một vấn đề, rèn luyện năng lực tư duy, diễn đạt trình bày ngắn gọn, qua đó bộc
lộ những nhận xét chính kiến của mình.


Khi thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho mọi học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động học
tập trong lớp, không phân biệt khả năng của học sinh, tạo cơ hội học hỏi từ nhiều phía cho học
sinh như: bạn bè, thầy cơ…
Qua q trình giải quyết được vấn đề mà giáo viên nêu ra, học sinh sẽ tăng cường được
lòng tự tin của bản thân và giúp người học tự điều chỉnh phương pháp học của bản thân.
Như vậy có thể nói hình thức dạy học bằng hình thức thảo luận nhóm giúp học sinh nâng
cao những phẩm chất và năng lực của bản thân, góp phần tạo hành trang vững chắc cho học sinh
bước vào thời đại mới.

Chương II. Tìm hiểu vấn đề dạy học hợp tác môn Ngữ Văn ở
các lớp: 11XH1, 11XH2, 11TN5, 11TN7 Trường THPT Long Mỹ
I. Dự giờ và nhận xét
1. Biên bản dự giờ
1.1. Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử
Lớp dạy 11XH2. Sĩ số 48. Vắng 00

Ngày 22/02/2011. Buổi chiều; tiết 1
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Xại

Thời

Nội dung lưu

gian

bảng

7h00’

* Kiểm tra bài


Hoạt động
Giáo viên

Ý kiến
Học sinh

riêng

Cha là một ơng - Có nhiều
? Theo em những yếu
tố nào trong cuộc đời của đồ Nghệ “văn vẻ giỏi HS
xung
Xuân Diệu đã ảnh hưởng giang”, ……


phong

tới sự nghiệp văn chương

bài.

của ông?
Sau cách mạng thơ
Xuân Diệu có những đặc

Sáng

tác

rất

điểm nổi bật như thế nhiều, nội dung chính
nào?

là ca ngợi sự nghiệp
của cách mạng,…….

trả


HS đọc thuộc
? Đọc thuộc lòng
một đoạn thơ trong bài lòng một đoạn thơ.
“Vội vàng”- Xuân Diệu?
GV nhận xét và cho

7h05’

điểm

* Vào bài mới

Các em có biết
?
Quy Nhơn là quê của nhà
thơ nào không?

Quy Nhơn là
quê của nhà thơ Hàn

Quy Nhơn là quê Mặc Tử.
hương của nhà thơ Hàn
Mặc Tử, nhà thơ Hàn
Mặc là người như thế nào
thì hơm nay chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu qua
bài “Đây thơn Vĩ Dạ”
Các em đã đọc bài
trước ở nhà, vậy em nào
có thể nêu một vài nét
I.

thiệu chính về tác giả Hàn Mặc Nguyễn

Giới


Tử?

chung

thật



Trọng

Trí

Tên

(1912- 1940), sinh ra

1. Tác giả

bên bờ sơng Nhật Lệ-

- Tên: Nguyễn

Đồng

Trọng

Trí

Bình……..


(1912

-

sinh
1940),

q ở Đồng Hới,

Hới-

Quảng

Làm thơ từ năm
GV nhận xét

14 -15 tuổi, với nhiều

Quảng Bình.

bút danh khác nhau

- Là nhà thơ có

như: Phong Trần, Lệ

sức

Thanh,….


sáng

tạo

mãnh liệt trong
phong trào Thơ
mới.
- Ông là người có
cảnh

ngộ

? Kể tên một số tác
bất phẩm chính của ơng?


hạnh.

Gái quê (1936)

chính như: Gái

điên

Thơ

- Các tác phẩm
GV nhận xét

quê (1936), tập


Duyên

(1938),

kỳ

ngộ

(1939),……

Thơ điên (1938),
Duyên

kỳ

ngộ

(1939),…

? Em hãy nêu hoàn
cảnh sáng tác bài thơ.
Bài thơ được

2. Tác phẩm
a-

Hoàn

viết vào năm 1938, in


cảnh

sáng tác:

trong tập Thơ điên,

- Viết vào năm

được khơi nguồn từ

1938, in trong tập

cảm hứng từ mối tình

điên,

đơn phương của tác

Thơ

tác

phẩm được khơi
nguồn

từ

GV nhận xét


cảm

giả với Hoàng Thị
Kim Cúc.

hứng từ mối tình
đơn phương của
tác giả với cơ gái

Em nào có thể
?
Hồng Thị Kim tìm bố cục bài thơ và nội
Cúc.

dung của từng phần?

Bài thơ

chia

làm 3 phần.

B - Bố cục:

- Phần 1 - Khổ 1:

3 phần

Cảnh ban mai thôn Vĩ
- Phần 2 - Khổ 2 :

Cảnh hồng hơn thơn

- Phần 3 - Khổ 3: Nỗi
GV nhận xét

? Em nào có thể tìm
cho cô trọng tâm của bài
thơ này?

niềm tác giả

Bài thơ miêu tả
cảnh thơn Vĩ
Bài thơ miêu tả

C - Trọngtâm

lịng u đời và tình


×