1
Vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động
học tập trong dạy học phần bảy “Sinh thái học” -
Sinh học 12,Trung học phổ thông
ADOPHING THE CO - OPERATIVETEACHING TO ORGANISE
LEARNING ACTIVITIES IN TEACHING " ECOLOGY" BIOLOGY 12 HIGHSCHOOL
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 108 tr. +
Hoàng Hải Long
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học( bộ môn Sinh học);
Mã số:60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Thành
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dạy học hợp tác. Xác định thực trạng vận dụng
dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Phần bảy Sinh Thái Học - Sinh
học 12 Trung học phổ thông. Đề xuất nguyên tắc và qui trình sử dụng dạy học hợp tác trong
dạy học Phần bảy Sinh Thái Học - Sinh học 12 Trung học phổ thông. Thiết kế mẫu giáo án
về dạy học hợp tác để làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp. Thực nghiệm sư phạm nhằm
kiểm tra tính khả thi của giả thuyết đã nêu
Keywords: Sinh học; Phương pháp giảng dạy; Hoạt động học tập; Sinh thái học; Phổ thông
trung học; Dạy học hợp tác
Content.
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
1.2. Do vai trò của dạy học hợp tác
1.3. Do đặc điểm nội dung của Phần bảy Sinh Thái Học – Sinh học 12 Trung học phổ thông
1.4. Thực trạng vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học Sinh học lớp 12 hiện nay
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được quy trình và biện pháp sử dụng dạy học hợp tác phù hợp để tổ chức hoạt động
học tập góp phần năng cao hiệu quả dạy học Phần bảy Sinh Thái Học- Sinh học 12 THPT.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng hợp lí dạy học hợp tác trong dạy học Phần bảy Sinh thái học - Sinh học 12 THPT thì
HS sẽ nắm vững kiến thức và phát triển năng lực phối hợp học tập, diễn đạt kết quả học được và nhận
xét, góp ý hoàn thiện nội dung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dạy học hợp tác
4.2. Xác định thực trạng vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học
Phần bảy Sinh Thái Học - Sinh học 12 Trung học phổ thông
4.3. Đề xuất nguyên tắc và qui trình sử dụng dạy học hợp tác trong dạy học Phần bảy Sinh Thái
Học - Sinh học 12 Trung học phổ thông.
4.4. Thiết kế mẫu giáo án về dạy học hợp tác để làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp
4.5. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết đã nêu
5. Câu hỏi nghiên cứu
Áp dụng dạy học hợp tác một cách phù hợp thì chất lượng dạy học Phần bảy Sinh Thái Học -
Sinh học 12 Trung học phổ thông có thể được nâng cao không?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm làm cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2. Điều tra sư phạm
- Điều tra bằng quan sát, bằng bảng hỏi và phỏng vấn.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hồ sơ giáo án
6.3. Thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học phần bảy Sinh thái học - Sinh học 12
Trung học phổ thông.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Năm (1954,1960) Herbert Thelen ở trường đại học Chicago giúp HS làm việc theo nhóm. Thelen
quan tâm tới sự năng động của nhóm. Hình thành khái niệm cơ bản cho sự phát triển của DHHT.
W.Glasser đã nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa HS với nhau.
Albert Bandura đưa ra lý thuyết học tập mang tính xã hội
Jean Piaget với học thuyết "sự giải quyết mâu thuẫn"
Các tác giả Palincsar và Brown xây dựng và phát triển phương pháp dạy lẫn nhau.
3
1.1.2. Việt Nam
Tác giả Thái Duy Tuyên đi sâu nghiên cứu vấn đề về PPDH, trong cuốn sách "Phương pháp
dạy học truyền thống và đổi mới". Trên cơ sở khái quát về bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của DHHT
ông đã đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp DHHT.
Theo Nguyễn Hữu Châu, trong cuốn sách "Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học" đã đề cập đến DHHT như là một quan điểm dạy học mới.
Tác giả Trần Bá Hoành, trong cuốn sách "Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa". Trong cuốn sách này tác giả cũng đã chỉ rõ DHHT là chiến lược dạy học luôn hướng về
người học, phát huy có hiệu quả tính tích cực sáng tạo của người học.
Tác giả Đặng Thành Hưng, trong cuốn sách "Dạy học hiện đại" khi đề cập đến DHHT đã khẳng
định "Các quan hệ của dạy học hiện đại sẽ phát triển theo xu thế tăng cường sự tương tác, hợp tác và
cạnh tranh, tham gia và chia sẻ".; "Trong quan hệ thầy trò, tính chất hợp tác là xu thể nổi bật"; "Quan
hệ giữa người học với nhau trong quá trình dạy học hiện đại nói chung mang tính hợp tác và cạnh
tranh tương đối".
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về những khía cạnh khác nhau của kiểu DHHT như tác giả Lê
Văn Tạc đã đăng bài viết "Một số vấn đề về cơ sở lý luận hợp tác nhóm" trên tạp chí giáo dục
(TCGD) số 81 (3/2004), nội dung bài viết đề cấp đến khái niệm của DHHT, cơ sở lý luận của DHHT
cũng như các bước thực hiện trong quá trình dạy học.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm về dạy học hợp tác
1.2.1.1. Quan niệm về dạy học hợp tác
Sự hợp tác là linh hồn của cuộc sống xã hội. Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng “Hợp tác là
cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích
chung’’.
Từ việc nghiên cứu các quan niệm của những nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm hợp
tác, chúng tôi rút ra những đặc điểm: hợp tác có mục đích chung trên cơ sở cùng có lợi; bình đẳng, tin
tưởng lẫn nhau và tự nguyện cùng làm việc ; cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Trong luận văn này, khái niệm hợp tác được hiểu là sự tự nguyện của các cá nhân cùng nhau
làm việc một cách bình đẳng trong một tập thể (nhóm). Các thành viên trong nhóm tiến hành hoạt
động nhằm đạt mục đích chung, đồng thời đạt được lợi ích riêng cho mỗi thành viên.
Theo chúng tôi, DHHT được hiểu là dạy học theo hướng học tập hợp tác giữa các thành viên
trong nhóm, trong đó GV tổ chức cho HS cùng học tập với nhau; mục đích, nội dung học tập, mô
hình tổ chức dạy học được tiến hành dựa trên đặc điểm nguyên tắc của HTHT. DHHT vừa tạo ra môi
trường thuận lợi cho HS học tập tiếp thu kiến thức, phát huy tiềm năng trí tuệ, góp phần tạo ra sự
4
thành công của nhóm; đồng thời hướng dẫn họ biết cách rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp trong
hoạt động học tập.
Trong DHHT GV cần đảm bảo 5 yếu tố: xây dựng các bài tập bắt buộc HS phải tư duy; đoàn kết
các thành viên trong nhóm tạo sự tin tưởng lẫn nhau để cùng hợp tác làm việc; đảm bảo cho các thành
viên trong nhóm đều hoạt động; phải quan sát người học làm việc như thế nào, biết những gì; dạy người
học cách đánh giá, cách suy nghĩ, cách lắng nghe và tiếp nhận ý kiến người khác.
1.2.1.2.Vai trò về dạy học hợp tác
Về mục đích, DHHT không chỉ truyền thụ cho HS những kiến thức trong chương trình mà còn
hướng vào việc phát triển tư duy, hình thành các kỹ năng hợp tác, kỹ năng thực hành sáng tạo, chuẩn
bị cho HS thích ứng hòa nhập với đời sống xã hội.
Về phương pháp, coi trọng việc rèn luyện cho HS thói quen tự học, hoạt động độc lập cá nhân
hoặc hợp tác trong tập thể thông qua thảo luận nhóm và thực hành.
Về hình thức tổ chức dạy học, DHHT sử dụng phối hợp và linh hoạt các dạng tổ chức dạy:
nhóm - tập thể, nhóm - cá nhân. Trong đó dạng tổ chức dạy học nhóm - cá nhân có nhiều ưu thế
trong việc tích cực hóa hoạt động học tập và hợp tác của HS. Không gian tổ chức dạy học, thiết bị
dạy học, bàn ghế được bố trí cơ động và linh hoạt.
Về đánh giá, HS tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, cho nên cùng với việc kiểm
tra, đánh giá của GV, HS được tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
1.2.1.3.Các kiểu nhóm hợp tác
1.2.2. Khái niệm tổ chức hoạt động học tập
1.2.2.1.Khái niệm về học tập
Học tập là công việc do chính học sinh thực hiện, chứ không phải điều được làm sẵn cho các em.
1.2.2.2.Hoạt động học tập
Hoạt động học tập là hoạt động của người học hướng vào phát hiện tri thức của nhân loại đã
khám phá.
Hoạt động học là hoạt động phát hiện những tri thức lý luận, khoa học.
Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn
hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học.
1.2.2.3.Hoạt động học tập bằng học hợp tác
- Bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau và tự nguyện hợp tác.
- Phụ thuộc, liên đới trách nhiệm trên cơ sở trách nhiệm cá nhân.
- Cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
+ Phụ thuộc nhau một cách tích cực:
+ Tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh.
+ Trách nhiệm cá nhân cao
5
+ Sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội
+ Rút kinh nghiệm trong tương tác
Tóm lại: Vận dụng DHHT phù hợp tức là:
+ Kết hợp học các nhân – học hợp tác,
+ Sử dụng hợp tác - phù hợp với nội dung.
+ Tổ chức nhóm – phù hợp mục đích.
+ Tổ chức hợp tác thực sự, GV phải thiết kế được bài học hợp tác:
* Cấu trúc nội dung theo hướng hợp tác.
* Xây dựng bài giảng có tính hợp tác.
* Dự đoán được những khó khăn HS gặp phải.
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Mục đích xác định thực trạng
+ Nhận thức của giáo viên về dạy học hợp tác
+ Mức độ sử dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Phần bảy Sinh
Thái Học- Sinh học 12 Trung học phổ thông.
+ Hiệu quả của dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Phần bảy Sinh
Thái Học- Sinh học 12 Trung học phổ thông.
+ Thái độ của học sinh trong dạy học hợp tác Phần bảy Sinh Thái Học- Sinh học 12 Trung
học phổ thông.
1.3.2. Phương pháp điều tra
- Sử dụng phiếu điều tra
Khảo sát với 8 GV Sinh học của 4 trường THPT Huyện Kiến Thụy – Quận Đồ Sơn thành phố
Hải phòng năm học 2011 – 2012. Đối tượng là HS khối 12 đang học phần bảy Sinh Thái Học của 4
trường THPT thuộc Huyện Kiến – Quận Đồ Sơn thành phố Hải phòng.
1.3.3. Kết quả điều tra
Bảng 1.1: Kết quả điều tra về việc sử dụng các phƣơng pháp
dạy học của GV THPT
Tên phƣơng pháp
Các mức độ sử dụng các nhóm PPDH
Sử dụng
thƣờng xuyên
Sử dụng
không thƣờng
xuyên
Không sử dụng
Số Gv
%
Số
Gv
%
Số Gv
%
1. Thuyết trình, giảng giải cho HS nội
8
80
2
20
0
0
6
dung chính của bài
2. Trực quan
4
40
6
60
0
0
3. Vấn đáp
5
50
5
50
0
0
4. Dạy học theo dự án
0
0
1
10
9
90
5. Dạy học hợp tác
3
30
6
60
1
10
6. Trò chơi đóng vai
0
0
0
0
10
100
7. Phương pháp nêu vấn đề
0
0
3
30
7
70
Qua kết quả bảng trên, ta thấy phương pháp dạy học hiện nay còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng
được mục tiêu dạy học.
Bảng 1.2: Kết quả điều tra về việc vận dụng DHHT để tổ chức
hoạt động học tập trong dạy học Sinh học
STT
Các chỉ tiêu
Số lượng
(10GV)
Tỉ lệ
(%)
1
Tổ chức nhóm
02 học sinh
7
70
04 học sinh
5
50
08 học sinh
3
30
2
Nội dung sử dụng
dạy học hợp tác
Mô tả sự kiện
3
30
Giải thích cơ chế
9
90
Nêu quá trình dạy học
4
40
Hiệu quả sử dụng
dạy học hợp tác
Tạo môi trường cởi mở để HS tự do trao
đổi ý kiến với GV và cả nhóm học tập
3
30
Tổ chức HS thành nhóm nhỏ để học tập
6
60
Tạo cơ hội cho mỗi HS tự do phát biểu ý
kiến của mình
4
40
7
3
HS có hứng thú học tập hơn
5
50
GV năng động và dạy học hiệu quả
4
40
Phân biệt rõ hơn trình độ học tập và phát
triển của HS
6
60
Từ kết quả khảo sát thấy đa số GV chưa hiểu đầy đủ về tác dụng và chưa biết cách vận dụng
DHHT trong giảng dạy.
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập theo nhóm
STT
Các chỉ tiêu
Số lƣợng HS
điều tra
Tỉ lệ %
1
Ý thức học tập ( 200 )
Yêu thích môn học
15
7,5
Chỉ coi môn học là nhiệm vụ
145
72,5
Không hứng thú với môn học
40
20
2
Để chuẩn bị cho một bài học môn Sinh học, em thường ( 200)
Nghiên cứu trước bài học theo nội dung hướng
dẫn của thầy (cô)
51
25,5
Tự đọc trước nội dung bài học ngay cả khi
không có nội dung hước dẫn
12
6
Tìm đọc tài liệu có liên quan ngoài Sgk
3
1,5
Học thuộc lòng bài cũ để kiểm tra (miệng, viết)
7
3,5
Không chuẩn bị gì cả
7
3,5
3
Trong dạy học hợp tác ( 200)
Thích học nhóm
180
90
Thích học một mình
35
17.5
Tích cực tham gia ý kiến trong nhóm
165
82.5
4
Kết quả học tập hợp tác ( 200)
8
Dễ nhớ, dễ hiểu.
165
82.5
Rèn luyện được kĩ năng lập luận, trình bày
165
82.5
Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy đa số HS không hứng thú, say mê môn học. Chỉ có một
phần nhỏ là yêu thích môn học.
Về việc chuẩn bị bài: khi giao nhiệm vụ cụ thể ( nghiên cứu bài mới ở nhà có hướng dẫn) thì
phần nhiều HS có ý thức chuẩn bị bài nếu không có sự hướng dẫn cụ thể thì các em cũng không
chuẩn bị gì hết. Rất ít HS tìm đọc tài liệu có liên quan tới bài học .
1.3.4. Nhận xét và đánh giá
Vận dụng DHHT vào trong giảng dạy là chưa nhiều .Chưa hiểu được ưu điểm khi vận dụng
DHHT vào bài giảng sẽ thu được kết quả tốt, hoàn thiện cho nhiều kĩ năng.
CHƢƠNG 2
VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHẦN BẢY SINH THÁI HỌC-
SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Đặc điểm nội dung Phần bảy Sinh thái học – Sinh học 12 Trung học phổ thông
2.1. 1. Các mạch kiến thức
2.1.2. Tính logic của các mạch kiến thức
2.1.3. Nội dung kiến thức
2.1.4. Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt
2.1.5. Khả năng sử dụng dạy học hợp tác trong dạy học Phần bảy Sinh thái học-Sinh học 12
Trung học phổ thông
Trong chương trình STH ở các chủ đề trong các bài đều gồm nhiều nội dung và mỗi nội dung
đó cần có sử dụng nhận biết của từng thành viên trong nhóm. Mỗi nội dung trong một chủ đề như là
một mắt xích trong cả một dây truyền. Mục đích của DHHT là các thành viên trong nhóm phối hợp
cùng nhau để từng nội dung được tổ hợp lại thành chủ đề nên nội dung STH lớp 12 và mục đích
DHHT là phù hợp. Nhìn chung STH có nhiều thuận lợi cho việc tổ chức DHHT.
2.2. Nguyên tắc sử dụng dạy học hợp tác trong dạy học Phần bảy Sinh thái học – Sinh học 12
Trung học phổ thông
2.2.1.Đảm bảo mục tiêu dạy học
Trong thực tế dạy học, tổ chức cho HS HTHT là rất cần thiết, có hiệu quả khi: + Có đủ
thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó hoặc rất khó.
2.2.3.Phát huy tính tích cực chủ động giữa thành viên trong nhóm
9
2.2.4.Đảm bảo phối hợp hoạt động
+ Lựa chọn nội dung DHHT phù hợp.
+ Lựa chọn số lượng thành viên nhóm phù hợp.
+ Xác định thời gian cho nhóm hoạt động hợp lí.
2.3. Quy trình dạy học hợp tác trong dạy học Phần bảy Sinh thái học, lớp 12 Trung học phổ
thông
2.3.1. Quy trình dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức mới
2.3.1.1. Qui trình chung
Bước
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1
Tổ chức nhóm
Ngồi theo nhóm
2
Giao nhiệm vụ học tập theo nhóm
( Nêu nhiệm vụ và cách thực hiện)
Nhận nhiệm vụ
( Nắm vững mục tiêu học và cách thực
hiện)
3
Điều khiển hoạt động nhóm
Theo dõi và giúp đỡ nhóm
Nhóm tự nghiên cứu.Thảo luận, kết
luận theo nhiệm vụ được giao
4
Điều khiển các nhóm báo cáo; theo
dõi; tổng kết.
Nhóm báo cáo kết quả học tập
Góp ý kiến với bạn về kết quả
5
Tổng kết; Nhận xét; Bổ sung; Kết luận
Tự chỉnh sửa kết luận và rút kinh
nghiệm học tập
10
2.3.1.2. Giải thích qui trình
Bƣớc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1
Lựa chọn học sinh thành lập nhóm.
Phân công vị trí của nhóm phù hợp
trong không gian lớp học
Tham gia nhóm học tập
2
- Nhiệm vụ phải cụ thể, phù hợp với
trình độ của HS.
- Yêu cầu giải thích các vấn đề cần
giải quyết trong học tập nhóm và mục
tiêu cần đạt.
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Tiếp nhận nhiệm vụ từ GV và nhiệm
vụ từ nhóm .
- Phổ biến nhiệm vụ cụ thể tới từng
thành viên .
- Qui định thời gian thảo luận nhóm .
3
- Định hướng hoạt động nhóm:
+ Xác định mục tiêu và chương trình
thảo luận nhóm.
+ Xác định nhiệm vụ của nhóm
+ Hướng dẫn nhóm những biện pháp
tăng cường sự hợp tác.
+ Qui định thời gian cho nội dung
thảo luận.
+ Yêu cầu chuẩn bị phát biểu ý kiến.
- Điều khiển hoạt động của nhóm:
+ Kích thích hoạt động của nhóm.
+ Khai thác nội dung nhóm thảo luận.
+ Thúc đẩy hoạt động nhóm tiến tới
mục tiêu.
- Bằng cách nghiên cứu SGK, tài liệu
và bằng vốn kiến thức của mình để
tìm hướng xử lí tình huống. Trình tự
HS thực hiện:
+ Tìm hiểu vấn đề.
+ Xây dựng giả thuyết cho tình
huống.
+ Chứng minh giả thuyết.
+ Đánh giá và thử nghiệm giải pháp.
- Các thành viên nhóm tiến hành trao
đổi, hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm nhằm đánh giá, bổ sung. Các
thao tác thực hiện:
+ Trình bày và bảo vệ ý kiến của
mình trước nhóm.
+ Ghi lại các ý kiến của thành viên
11
nhóm.
+ Đưa ra nhận xét của mình đối với
phương án của thành viên nhóm.
+ Thống nhất ý kiến giữa các thành
viên nhóm
4
- Các nhóm trao đổi và bổ sung cho
nhau. Yêu cầu các nhóm tiến hành theo
trình tự sau:
+ Tổng kết báo cáo của từng nhóm.
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình
bày.
+ Yêu cầu các nhóm bổ sung hoàn
thiện.
+ Nhấn mạnh những khác biệt, mâu
thuẫn giữa các nhóm.
- Các nhóm trong lớp sẽ tiến hành
thảo luận để thống nhất ý kiến.
- Cách tiến hành như sau:
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm
khác.
+ Bổ sung và điều chỉnh kết quả.
5
- - Đưa ra kết luận có tính khoa học về
cách xử lí tình huống.
- - Cách tiến hành như sau:
+ Tóm tắt vấn đề trong tình huống.
+ Bổ sung và chính thức hoá tri thức
mới.
+ Đưa ra câu hỏi để tìm hiểu mức độ
hiểu vấn đề của HS.
+ Nhận xét, đánh giá hoạt động của
từng nhóm, từng học sinh.
- - Tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả học
tập của mình.
- - Cách tiến hành như sau:
+ So sánh với kết luận của GV.
+ Khái quát, tổng hợp lại từng vấn đề.
+ Chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện kết
quả.
+ Rút kinh nghiệm về cách học.
2.3.1.3. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 36- Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. GV lựa
chọn Mục II- Để dạy học hợp tác.
GV: Chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu quan hệ hỗ trợ.
Chỉ định một em làm nhóm trưởng và có một HS đóng vai trò tổng hợp kiến thức sau khi đã thảo
luận.
12
HS: Nghiên cứu nội dung SGK và quan sát hình ảnh tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
học tập
Khái niệm
Ví dụ
Ý nghĩa
Nhóm 2: Tìm hiểu quan hệ cạnh tranh.
Chỉ định một em làm nhóm trưởng và có một HS đóng vai trò tổng hợp kiến thức sau khi đã thảo luận.
HS: Nghiên cứu nội dung SGK và quan sát hình ảnh tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
học tập
Khái niệm
Ví dụ
Ý nghĩa
HS: Nghiên cứu nội dung SGK và quan sát hình ảnh tiến hành thảo luận
GV: Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung kiến thức đã thảo luận
HS: Tiếp thu và điều chỉnh kiến thức.
2.3.2. Quy trình dạy học hợp tác trong củng cố, hoàn thiện kiến thức
2.3.2.1. Qui trình chung
Bƣớc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1
Tổ chức nhóm
Ngồi theo nhóm
2
Giao câu hỏi , bài tập
Nhận câu hỏi, bài tập
Thông hiểu được câu hỏi, bài tập
3
Hướng dẫn HS thảo luận
Thảo luận về nôi dung đã nhận
4
Điều khiển thảo luận
Tạo sản phẩm hệ thống hóa kiến thưc
5
GV tổng kết
HS điều chỉnh
13
2.3.2.2. Giải thích qui trình
Bƣớc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1
Lựa chọn số lượng thành viên thành
lập nhóm
Tham gia nhóm học tập
2
Chuẩn bị câu hỏi tổng quát, bài tập
củng cố theo từng mức độ khác nhau
nhằm đánh giá trình độ nhận thức
của HS.
Mỗi thành viên tiếp nhận thông tin từ
GV và nhóm thảo luận, tìm hiểu nội
dung câu hỏi và bài tập .
3
Khái quát và hệ thống lại nội dung
bài học, mối quan hệ giữa các luận
điểm thông qua hệ thống câu hỏi và
bài tập củng cố
Mỗi thành viên trong nhóm hợp tác
xem lại toàn bộ nội dung bài học.
Xác định trọng tâm từng phần hoặc
toàn bài.Xây dựng được mối quan hệ
giữa các phần trong bài. Biết cách
sắp xếp các ý theo trật tự nhất định.
Khái quát lại luận điểm, nội dung chủ
yếu
4
Hướng hoạt động của nhóm HTHT
vào đúng trọng tâm câu hỏi, bài tập
cần thảo luận.
Nêu câu hỏi gợi ý, các tình huống
phụ khi hoạt động nhóm bị bế tắc.
Tiến hành thảo luận nhằm xây dựng
cho mình một hệ thống tri thức đầy
đủ giá trị về mặt khoa học, tạo ra các
sản phẩm có giá trị giúp học sinh vận
dụng để giải quyết các tình huống
thực tế.
5
Đánh giá kết quả thông qua mức độ
thực hiện kế hoạch, mức độ đạt được
về tri thức, kĩ năng, thái độ, nguyên
nhân tồn tại, cách khắc phục những
tồn tại
Tự đánh giá kết quả học tập thông
qua đối chiếu kết quả đạt được với
mục tiêu đề ra.
Tự tìm ra những hạn chế, tìm cách
khắc phục những hạn chế đó. Phân
tích được nguyên nhân của sự tồn tại.
Rút kinh nghiệm về cách học, cách
làm. Đề xuất phương hướng và giải
pháp khắc phục.
14
2.3.2.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 44: “Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển”, để khắc sâu kiến thức cho HS về
vai trò của chu trình sinh địa hoá, GV sử dụng sơ đồ :
GV treo sơ đồ trên bảng, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
Yêu cầu HS điền thành phần còn thiếu vào các ô trống ở sơ đồ trên.
Giải thích được các chu trình trong tự nhiên( chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước)
Từ đó trình bày vai trò của chu trình sinh địa hoá trong tự nhiên?
2.4. Một số bài soạn có sử dụng dạy học hợp tác
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra hiệu quả giả thuyết khoa học của đề tài, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng dạy học
hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Phần bảy Sinh Thái Học - Sinh học 12 Trung học
phổ thông.
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.1. Nội dung của các bài dạy thực nghiệm:
Chất dinh dưỡng trong
môi trường tự nhiên
Sinh vật sản
xuất
Chu trình sinh địa hoá
Trao đổi vật chất
trong QX
15
Từ Bài 35 – Bài 41
3.2.2. Tiêu chí đánh giá trong thực nghiệm
3.2.2.1.Kĩ năng làm việc theo nhóm
3.2.2.2.Kĩ năng trình bày nội dung trước lớp, trước nhóm
3.2.2.3.Kết quả học tập: nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức, phát triển tư duy
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm
HS lớp 12 ở 4 trường : Trường THPT Kiến thụy , trường THPT Thụy Hương, trường THPT
Nguyễn Đức Cảnh, trường THPT Đồ Sơn.
3.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm
Đối tượng được chia làm 2 nhóm
- Các lớp đã chọn:
+ Các lớp TN: Bài học được thiết kế trên cơ sở vận dụng DHHT, bài giảng được điều chỉnh theo
trình độ của HS.
Nhóm này gồm 8 lớp 12 thuộc 4 trường với tổng số 362 học sinh.
+ Các lớp ĐC: Chúng tôi thiết kế bài giảng không vận dụng DHHT mà theo hướng dẫn của sách giáo
viên.
Nhóm này gồm 8 lớp 12 với tổng số 360 học sinh.
- Cách bố trí: các lớp TN và ĐC ở mỗi trường cùng một GV dạy, đảm bảo sự đồng đều cùng thời
gian, nội dung kiến thức và điều kiện dạy học.
- Kiểm tra: trong TN và sau TN
+ Sau mỗi bài dạy thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra để đánh giá kiến thức HS.
+ Các lớp TN và ĐC đều được kiểm tra cùng một đề. Các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm và
đối chứng được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm nhằm so sánh và đánh giá về
kĩ năng phối hợp, kĩ năng trình bày, diễn đạt trước tập thể nhằm phát triển năng lực học tập ử HS.
+ Kiểm tra kiến thức của HS ở mỗi nhóm TN và ĐC ở lớp bằng 2 bài kiểm tra.
3.3.3. Xử lí số liệu bằng tham số thống kê
+ Điểm trung bình (
X
)
+ Phương sai (
2
S
)
+ Độ lệch chuẩn ( S )
+ Sai số trung bình cộng ( m)
+ Hệ số biến thiên ( Cv(%)):
+ Hiệu trung bình (d
TN-ĐC
):
16
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả định lượng
Nhóm ĐC và TN tiến hành kiểm tra 3 lần trong thực nghiệm và 2 lần kiểm tra sau TN.
Với 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm: 2157 bài (1081 bài TN và 1076 bài ĐC).
Với 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm: 1437 bài( 717 bài ĐC và 720 bài TN)
3.4.1.1.Phân tích kết quả trong thực nghiệm.
Bảng 3.1.Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinh qua
3 lần kiểm tra trong thực nghiệm
Lần
KT
Lớp
n
i
Số học sinh đạt điểm X
i
0 - 2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
ĐC
358
0
41
42
79
93
61
26
16
0
TN
360
0
0
47
42
72
102
56
29
12
2
ĐC
360
0
24
41
94
86
69
32
14
0
TN
361
0
0
32
44
54
113
69
38
11
3
ĐC
358
0
9
43
91
96
71
34
12
2
TN
360
0
0
21
43
44
121
74
41
16
Tổng
hợp
ĐC
1076
0
74
126
264
275
201
92
42
2
TN
1081
0
0
100
129
170
336
199
108
39
Trên cơ sở bảng thống kê điểm trên, chúng tôi tiến hành tính toán để so sánh định lượng kết
quả giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2.So sánh định lƣợng kết quả nhóm TN và ĐC qua các lần
kiểm tra trong thực nghiệm
Lần KT
Lớp
Số bài
(n)
Xm
S
Cv
( % )
d
TN-ĐC
t
d
1
ĐC
358
5.56 0.08
1.57
0.28
0.7
5.75
TN
360
6.25 0.08
1.6
0.25
2
ĐC
360
5.79 0.08
1.47
0.25
0.73
6.5
TN
361
6.52 0.08
1.54
0.23
17
3
ĐC
358
5.88 0.07
1.38
0.24
0.8
7.3
TN
360
6.58 0.08
1.54
0.22
Tổng
hợp
ĐC
1076
5.77 0.05
1.48
0.26
0.68
11.3
TN
1081
6.45 0.04
1.41
0.22
Bảng 3.3. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra
trong thực nghiệm
Lần KT
Lớp
Số bài
( n )
Yếu, kém
(%)
Trung bình
( %)
Khá
( % )
Giỏi (%)
1
ĐC
358
23.18
48.04
24.30
4.47
TN
360
13.06
31.67
43.89
11.39
2
ĐC
360
18.06
50.00
28.06
3.89
TN
361
8.86
27.15
50.42
13.57
3
ĐC
358
14.53
52.23
29.33
3.91
TN
360
5.83
24.17
54.17
15.83
Tổng
hợp
ĐC
1076
18.59
50.09
27.23
4.09
TN
1081
9.25
27.66
49.49
13.60
Qua bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ % điểm khá, giỏi nhóm TN cao hơn nhóm ĐC; tỉ lệ % điểm yếu,
kém và trung bình của nhóm TN lại thấp hơn nhóm ĐC. Để thấy rõ hơn kết quả giữa 2 nhóm TN và
ĐC, từ bảng 3.2 thiết kế một biểu đồ 3.1 về trung bình cộng các điểm trong thực nghiệm giữa 2
nhóm TN và ĐC. Cụ thể như sau:
18
5
5.2
5.4
5.6
5.8
6
6.2
6.4
6.6
Lần 1 Lần 2 Lần 3
ĐC
TN
Biểu đồ 3.1. Trung bình cộng các điểm trong thực nghiệm
giữa 2 nhóm TN và ĐC
3.4.1.2.Phân tích kết quả sau thực nghiệm
Bảng 3.4. Thống kê tần số kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinh
qua 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm
Lần
KT
Lớp
n
i
Số học sinh đạt điểm X
i
0-2
3
4
5
6
7
8
9
10
4
ĐC
359
0
0
73
102
120
41
16
7
0
TN
360
0
0
48
49
78
120
25
36
4
5
ĐC
358
0
52
62
100
69
46
21
8
0
TN
360
0
0
43
49
62
101
68
32
5
Tổng
hợp
ĐC
717
0
52
135
202
189
87
37
15
0
TN
720
0
0
91
98
140
221
93
68
9
19
Bảng 3.5. So sánh kết quả lần kiểm tra sau thực nghiệm
Lần KT
Lớp
Số bài
(n)
Xm
S
Cv
( % )
d
TN-ĐC
t
d
4
ĐC
359
5.57 0.10
1.82
0.33
0.73
6.08
TN
360
6.30 0.08
1.48
0.23
5
ĐC
358
5.25 0.08
1.5
0.29
1.22
11.9
TN
360
6.47 0.07
1.29
0.20
Tổng hợp
ĐC
717
5.41 0.05
1.37
0.25
1.0
15.57
TN
720
6.38 0.06
1.5
0.23
Bảng 3.6. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra
sau thực nghiệm
Lần KT
Lớp
Số bài
( n )
Yếu, kém
(%)
Trung bình
( %)
Khá
( % )
Giỏi (%)
4
ĐC
358
20.33
61.84
15.88
1.95
TN
360
13.33
35.28
40.28
11.11
5
ĐC
360
31.84
47.21
18.72
2.23
TN
361
11.94
30.83
46.94
10.28
Tổng
hợp
ĐC
1076
26.30
54.99
17.44
2.11
TN
1081
12.64
33.06
43.61
10.69
Để thấy rõ kết quả hơn nữa về sự khác biệt giữa 2 nhóm ĐC và TN chúng ta theo dõi bảng 3.5
và biểu đồ 3.2 về trung bình cộng các điểm sau thực nghiêm giữa 2 nhóm ĐC và TN:
20
0
1
2
3
4
5
6
7
Lần 4 Lần 5
ĐC
TN
Biểu đồ 3. 2. So sánh kết quả sau thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và TN
Như vậy những kết quả trên khẳng định rõ hiệu quả của việc vận dụng phương pháp DHHT
vào dạy học phần bảy Sinh thái học đã phát huy hứng thú và kĩ năng phối hợp trong học tập đối với
HS. Ngoài ra còn hình thành khả năng trình bày , diễn đạt trước tập thể.
3.4.2. Kết quả định tính
3.4.2.1. Trong thực nghiệm
- Về hứng thú và kĩ năng phối hợp trong học tập.
- Khả năng trình bày, diễn đạt trước tập thể.
3.4.2.2. Sau thực nghiệm
- Về hứng thú và kĩ năng phối hợp trong học tập:
- Về khả năng trình bày, diễn đạt trước tập thể:
- Về độ bền kiến thức:
Những nghiên cứu so sánh kết quả học tập của HS cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả
dạy học đặc biệt tốt là những trường có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm.
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm sƣ phạm
Việc vận dụng dạy học hợp tác đã tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Các giờ học
theo phương án TN giúp cho HS lĩnh hội tri thức và hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác tương
trợ và giúp đỡ nhau trong học tập.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn chúng tôi có những
kết luận sau:
- Về mặt lí thuyết, dạy học hợp tác là một mô hình dạy học mà dưới sự tổ chức điều khiển của
giáo viên học sinh liên kết lại với nhau trong những nhóm nhỏ với phương thức tác động qua
lại của các thành viên bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành nhiệm vụ học tập.
21
Trong qua trình giảng dạy, các thành tố thầy, trò và tri thức vừa tồn tại độc lập, với các chức
năng riêng biệt, vừa vận động và phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau.
Dạy học hợp tác về bản chất là quá trình thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học, tổ
chức và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố trên nhằm làm cho chúng vận động và
phát triển theo logic nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy - học.
Trên thực tế, các giáo viên đã có thái độ ủng hộ việc đưa dạy học hợp tác vào thực hiện ở
trường THPT đặc biệt là đối với lớp 12 nhằm giúp các em hình thành thói quen và các kĩ năng
học trong học tập. Tuy nhiên phương pháp dạy học hợp tác còn ít được sử dụng và hiệu quả sử
dụng chưa cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ yếu là chưa
hình thành được kĩ năng dạy - học mang tính hợp
tác.
- Trong quá trình thực hiện DHHT hoạt động dạy và hoạt động học có thể phân chia thành nhiều
giai đoạn, các bước, các thao tác. Trên cơ sở đó chúng tôi đã hoàn chỉnh quy trình tiến hành DHHT
giúp cho GV và HS sử dụng như một bản chỉ dẫn để tổ chức thực hiện dạy và học mang tính hợp tác.
- Trong quá trình thực hiện có rất nhiều nhân tố tác động vào DHHT. Đó có thể là các nhân tố bên
ngoài (gia đình, nhà trường, xã hội…) hoặc là các nhân
tố bên trong (tiền năng trí tuệ, vốn sống, phong cách dạy - học…). Tuy nhiên DHHT vẫn thể hiện
được nhiều ưu điểm mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với các phương pháp dạy học khác.
- Việc triển khai thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông đã cho kết quả tốt. Hiệu quả học tập của
HS nhóm TN, xét trên nhiều phương diện, đều cao hơn nhóm ĐC. Điều đó có thể khẳng định tính
phù hợp, tính khả thi của DHHT, đồng thời chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học đã đề ra. Vì vậy, DHHT có thể triển khai và ứng dụng trên diện rộng. Đây sẽ là một trong
những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông.
2. Khuyến nghị
• Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện qui trình thực hiện DHHT.
• Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với chương trình sinh học 12 và các môn học khác nhau
trong chương trình giáo dục THPT.
References.
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
2. Nguyễn Lăng Bình( Chủ biên) và cộng sự( 2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Châu, Nguyên Văn Cƣờng, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang
Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS, NXB Đại học sư phạm,
Hà Nội.
22
4. Chu Nam Chiếu – Tôn Vân Hiểu(2012), Học cách học tập, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2007), Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học
sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Ngô Thị Thu Dung (2002), “Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh”,
Tạp chí giáo dục, số 46
7. Nguyễn Văn Giang (2008), “Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học
sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học vật lí”, Tạp chí giáo dục, số 196
8. Trần Bá Hoành (1996), Kĩ thuật dạy học sinh học, NXB giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí giáo dục,
số 32
10. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học sinh học, NXB giáo dục,Hà Nội.
11. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB
Đại học sư phạm, Hà Nội.
12. Trần Thị Bích Hà (2006), “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ
thông”, Tạp chí giáo dục, số 146.
13. Nguyễn Văn Hiền (2003), “Phương pháp nhóm chuyên gia”, Tạp chí
giáo dục, số 56.
14. Trần Ngọc Lan (2007), “Kĩ thuật chia nhóm và điều khiển nhóm học tập
hợp tác trong dạy học toán ở tiểu học”, Tạp chí giáo dục, số 157.
15. Đỗ Thi Minh Liên (2004), “Thảo luận nhóm - Một hình thức đổi mới
dạy và học ở trường đại học”, Tạp chí giáo dục, số 89.
16. Vũ Thị Mai Liên (2008), “Hoạt động nhóm với dạy học thơ trữ tình hiện đại ở trường trung học
phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 198.
17. Trần Viết Lƣu (2001), “Những yếu tố ảnh hưởng việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước
ta hiện nay”, Tạp chí giáo dục, số 14.
18. Phạm Văn Lập (2001), “Một số đề suất về đổi mới phương pháp dạy học
sinh học ở bậc THPT”, Tạp chí giáo dục, số 10.
19. Lê Thuỳ Linh (2008), “Vận dụng phương pháp cùng tham gia trong dạy học giáo dục học ở
các trường sư phạm nhằm phát huy vai trò của người học”, Tạp chí giáo dục, số 189.
20. Hoàng Lê Minh (2007), “Thiết kế tình huống hoạt động hợp tác trong dạy học môn toán”,
Tạp chí giáo dục, số 157.
21. Hoàng Lê Minh (2007), “Tổ chức dạy học hợp tác thông qua bài: Dấu
tam thức bậc 2 (Đại số 10)”, Tạp chí giáo dục, số 169.
22. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002), “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học
tập theo hình thức thảo luận nhóm”, Tạp chí giáo dục, số 26.
23
23. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ
XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Phán (2007), “Sử dụng phương pháp hợp tác trong dạy học các môn khoa học xã hội nhân
văn ở nhà trường quân sự”, Tạp chí giáo dục, số 173.
26. Trần Hồng Quân (1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Trọng Sửu (2007), “Dạy học nhóm - phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí giáo
dục, số 171.
28. Lê văn Tạc (2004), “Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí giáo dục, số 46.