Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tìm hiểu một số kiến trúc thăng long xưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN
TRÚC THĂNG LONG XƯA
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ HIỀN

Sinh viên thực hiện:
ĐINH VĂN PHÚC
MSSV: 6030950
Lớp sư phạm Lịch Sử K29

Cần Thơ, 04/ 2007


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

PHẦN
MỞ ĐẦU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC



Trang 1


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian gần một năm (2005- 2006) nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu
một số kiến trúc Thăng Long xưa”, người viết được sự huớng dẫn tận tình của
cô Nguyễn Thị Hiền- giảng viên trường Đại học Cần Thơ. Trong quá trình thực
hiện đã gặp không ít những hạn chế, khó khăn tưởng như không thể vượt qua
đựơc, nhưng người viết luôn được sự ủng hộ của quý thầy cô trong và ngoài
trường Đại học Cần Thơ.
Nguời viết xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hiền- giảng viên hướng
dẫn đề tài.
Người viết xin cảm ơn tất cả các Quí thầy cô trong bộ môn lịch đã tận tình
động viên tinh thần và ủng hộ.
Thật vậy, để thực hiện hoàn chỉnh đề tài này, người viết luôn được sự giúp
đỡ, ủng hộ, khai sáng của tất cả các thầy cô giáo trong bộ môn lịch sử. Đó là
động lực lớn nhất để người viết hoàn thành đề tài: “Tìm hiểu một số kiến trúc
Thăng Long xưa” .

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Người viết( SV thực hiện)

Đinh Văn Phúc

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC


Trang 2


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

1/ Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử dân tộc, từ khi tổ tiên ta xây dựng quốc gia đầu tiên (Văn
Lang- Âu Lạc) đến triều Đinh thống nhất đất nước, định đô ở Hoa Lư, có thể
coi đây là mốc mở đầu của nghệ thuật kiến trúc dân tộc trong kỷ nguyên phong
kiến tự chủ.
Đặc biệt, thời nhà Lý (1009- 1225), Lý Thái Tổ đã đưa công cuộc xây
dựng đất nước vào quy mô lớn với việc dời đô về Thăng Long (1010). Trong
hoàn cảnh như vậy, nghệ thuật kiến trúc nhất là kiến trúc cung đình đã phát
triển với một nhịp điệu chưa từng có. Thăng Long với tư cách là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa qua các triều đại Trần, nhà Lê sơ, Lê Trung Hưng đã
có một cơ ngơi với hàng trăm cung điện lầu gác, đền đài, chùa tháp… mang
đậm văn hiến kinh thành. Thăng Long- Hà Nội hiện nay đã trải qua thăng trầm
của lịch sử, các công trình này bị tàn phá nhiều đợt, có cái được trùng tu, có cái
bị hủy hoại hoàn toàn.
Tất cả quần thể kiến trúc cổ Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc Thăng Long
đã tác động không nhỏ đến tôi tạo nên sự tò mò và cảm thấy thật thú vị khi đi
sâu tìm hiểu. Người viết quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp với nhan đề: Tìm hiểu một số kiến trúc Thăng Long xưa.
Chỉ thị 32- CT/TW của Bộ chính trị Trung Ương Đảng( khóa VIII) về
kỷ niệm 1000 Thăng Long- Hà Nội đã chỉ rõ: “...... Đây là một sự kiện trọng
đại trong lịch sử nước nhà. Bởi vậy, việc tổ chức 1000 năm Thăng Long- Hà
Nội là biểu hiện tình cảm và đạo lý uống ước nhớ nguồn của người Việt Nam

đốitâm
với các
thế liệu
hệ chaĐH
ôngCần
đã có Thơ
công dựng
nướcliệu
và giữ
nuớc;
dịpnghiên
giáo dục cứu
Trung
Học
@ Tài
học
tậplàvà
truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc; động viên toàn Đảng, toàn dân
phấn đấu xây dựng đất nước theo định hướng Xã Hội chủ Nghĩa……”.
Chỉ thị của Bộ chính trị còn nhấn mạnh: “…việc thực hiện chương trình
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và
nhân dân Hà Nội, đồng thời là cuộc vận động mang ý nghĩa rộng lớn trên
phạm vi cả nước. Quá trình tổ chức kỷ niệm cần thiết thực, gắn liền với chương
trình phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng thủ đô; gắn với việc xây dựng và
bồi dưỡng con nguời mới, xây dưng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc; phát huy truyền thống Hà Nội 1000 văn hiến”.
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của chương trình kỷ niệm 1000 Thăng Long
–Hà Nội (1010- 2010) Người viết cũng hưởng ứng chỉ thị này của Bộ chính trị
để giúp người đọc hiểu thêm về kiến trúc Thăng Long của 1000 năm văn hiến.


2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Kinh thành Thăng Long được mang tên từ năm 1010, đến nay đã gần trọn
một ngàn năm tuổi. Trong khoảng thời gian đó, ông cha ta không ngừng đấu
tranh rất khó khăn để chinh phục thiên nhiên, tồn tại và phát triển giống nòi;
chiến đấu ngoan cường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giành độc lập cho đất nước
và xây dựng những nền tảng bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc. Trong di
sản văn hóa nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng, ông cha ta đã để lại
nhiều công trình vô giá, đáng để ngày nay chúng ta tìm hiểu, tự hào, trân trọng
và bảo tồn .

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 3


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Việc tìm hiểu những công trình kiến trúc đó ngày càng đựơc sự quan
tâm của Đảng và nhà nước, các ngành hữu quan, các nhà khoa học cũng như
đông đảo quần chúng nhân dân.
Ở đây, người viết chỉ gói gọn trong phạm vi kiến trúc của kinh thành
mang tên Thăng Long. Đó là giới thiệu vài nét lịch sử hình thành Thăng Long
và một số kiến trúc được tạo dựng trong thời kỳ này.
Chúng ta tìm hiểu lại quá trình xây dựng những công trình kiến trúc
Thăng Long xưa để chúng ta nhận định, đánh giá lại những di sản quí báu của
ông cha ta, tăng thêm lòng yêu nước và tự hào dân tộc.Với tinh thần học xưa là
vì nay, học cũ để làm mới… vừa trân trọng bảo tồn những công trình di tích
lịch sử và nghệ thuật kiến trúc ngày xưa còn lưu lại, đáp ứng nhu cầu về thẩm

mĩ và văn hóa của nhân dân làm giàu đẹp kho tàng văn hóa truyền thống của
dân tộc và góp phần làm phong phú nền văn hóa nhân loại; chúng ta vừa tìm
hiểu vừa khai thác để bảo tồn những di tích, thừa kế những tinh hoa nghệ thuật
cổ xưa để sáng tác, phát triển kiến trúc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có tính hiện
đại và dân tộc.

3/ Phương pháp nghiên cứu và lịch sử đề tài:
“ Tìm hiểu một số kiến trúc Thăng Long xưa” được người viết định
hình nghiên cứu từ năm 2006. Bắt đầu tìm hiểu về “kinh thành Thăng Long
qua các thời kỳ” để hiểu được vì sao thành mang tên Thăng Long cũng như vị
trí của thành qua các triều đại phong kiến, bước đầu định hình sơ bộ về một số
kiếntâm
trúc Học
được xây
thời @
kỳ này.
đặt ratập
hàngvà
loạtnghiên
câu hỏi: cứu
Trung
liệudựng
ĐHtrong
CầncácThơ
TàiSau
liệuđóhọc
kiến trúc này được dựng vào thời kỳ nào? Thời vua nào? ở đâu? Nó mang ý
nghĩa gì? Đến nay nó còn tồn tại hay không? Nếu còn thì ở đâu? Nay có còn
nguyên trạng chăng?....
Trong thời gian nghiên cứu luôn gắn với tìm tòi học hỏi từ sách vở, tập

hợp, sang lọc tư liệu cần thiết. Sau đó, người viết tổng hợp thành dàn ý tổng
quát. Để viết được bài chi tiết, người viết từ nguồn tư liệu trên tiến hành phân
tích tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và ý nghĩa của nó rồi đưa ra những ý kiến
đóng góp vào đề tài mà người viết cho là đúng quan điểm và tâm đắt nhất.
Ngoài những nguồn tư liệu từ sách vở, người viết còn tìm hiểu thêm qua
các phương tiện thông tin, đặc biệt là Internet, thâm nhập thực tế kiến trúc chùa
Diên Hựu (theo mô hình chùa Thiên Nam nhất trụ). Với sự hiểu biết hạn chế,
người viết đã khái quát một số kiến trúc Thăng Long xưa trên cơ sở hệ thống
hóa những tư liệu sưu tầm được. Những chương viết về vị trí, cấu trúc thành
Đại La- Thăng Long- Hà Nội của Nguyễn Vĩnh Phúc Trần Quốc Vượng- Vũ
Tuấn Sán… Những sách viết về kiến trúc cổ Việt Nam, đình chùa, lăng tẩm nổi
tiếng…của Vũ Tam Lang, Ngô Huy Quỳnh, Trần Mạnh Thường…
Đặc biệt trong quá trình thực hiện đề tài luôn có sự hướng dẫn, chỉ đạo
tận tình của Giáo Viên hướng dẫn- Cô Nguyễn Thị Hiền. Bên cạnh đó, người
viết còn học hỏi đựơc nhiều vấn đề qua Thầy Lê Phú Thi- giảng viên trường
Đại học Cần Thơ, bộ môn lịch sử - giảng dạy môn “lịch sử kiến trúc”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không thể vượt qua được những khó
khăn trở ngại:

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 4


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

- Vì nguồn tư liệu còn thiếu và tản mát nên một số công trình kiến trúc
người viết chưa biết hoặc biết nhưng không đầy đủ và thiếu độ chính xác.

- Cũng do nguồn tư liệu nghèo nàn nên khi giới thiệu một số công trình
kiến trúc, người viết chỉ dừng lại ở mức độ thông tin sơ lược, chưa đi sâu phân
tích đánh giá đầy đủ.
- Một số công trình kiến trúc chưa rõ về niên đại, xây dựng và trùng tu,
sửa chữa cũng như bị hủy hoại như thế nào.
Tuy vậy, người viết vẫn tiếp tục cố gắng và hoàn thành bởi vì luôn mong
rằng: Từ việc hệ thống hóa, phân loại và đánh giá, bước đầu rút ra những bài
học kinh nghiệm, giới thiệu cái hay cái đẹp của công trình có giá trị trong di
sản nghệ thuật kiến trúc dân tộc..Nhằm phục vụ cho việc kế thừa và phát huy
truyền thống kiến trúc tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi người chúng ta đều tự ý thức
bảo tồn những di sản 1000 năm văn hiến để truyền lại cho thế hệ con cháu đời
sau. Đó là điều mong mỏi của nhiều người.
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, bài viết có thể có thiếu sót và hạn
chế về nội dung cũng như hình thức, người viết hy vọng sẽ được quý thầy cô,
các bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết ngày càng mang tính khoa học, hoàn
chỉnh và phong phú hơn.
SV thực hiện
Đinh Văn Phúc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 5


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN


PHẦN
NỘI DUNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 6


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Chương I: TÓM TẮT LỊCH SỬ
THÀNH THĂNG LONG
I. THỜI KỲ TIỀN THĂNG LONG.
I.1 Từ La Thành đến Đại La thành:
179 TCN, An Dương Vương bị Triệu Đà lừa lấy mất nỏ thần và bị diệt
vong. Từ đấy, đất nước rơi vào ách thống trị của chính quyền Trung Hoa và bị
chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Vùng đất sau này được
gọi là Thăng Long thuộc Giao Chỉ nhưng không được sách sư ghi chép. Mãi
đến thế kỷ thứ V (454- 456) Thăng Long được ghi là trung tâm huyện Tống
Bình, ít lâu sau nâng cấp thành quận Tống Bình.
544, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, xưng đế, đặt
quốc hiệu là Vạn Xuân, định đô ở sông Tô Lịch. Nhà Tiền Lý tồn tại đến 603
mới bị đánh bại bởi nhà Tuỳ. Nhà Tuỳ đặt trung tâm ở quận Tống Bình.
618- 907 nhà Đường đặt “đô hộ phủ”, đất nước ta được gọi là An Nam,
cũng với trung tâm là quận Tống Bình.
767 La Thành do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại lịch thứ hai. Năm Trình

Nguyên thứ bảy (791) Triệu Xương đắp thêm. 808 năm Nguyên Hoà thứ ba,
Trung
tâm Chu
Họcđắpliệu
@Thành”,
Tài liệu
học
vàthành
nghiên
Trương
lại ĐH
gọi làCần
“An Thơ
Nam La
“cao
22 tập
thước,
có 3 cứu
cổng, trên có lầu theo phong cách môn lâu phương Bắc. Cổng Đông và cổng
Tây có lầu 3 gian…Trong thành có 10 toà thành làm theo kiểu cung điện phong
kiến…Đấy là cái thành có qui mô tương đối lớn đầu tiên của Hà Nội cổ, dựng
ở bờ Nam sông Tô Lịch”.(11)trang 130
Năm Trường Khánh thứ tư (824) Lý Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô
Lịch đắp một thành nhỏ cũng gọi là La Thành.
Năm 865, Cao Biền- viên Tiết độ sứ tỉnh Hải Quân Tiết Trấn, tướng giỏi
của nhà Đường sang đắp lại “An Nam La Thành” của Trương Chu thường
được gọi là thành Đại La “Chu vi 3000 bộ (5,580 km) trong đó dựng 80 gian
nhà”. “Đại Việt sử lược chép chi tiết hơn…Chu vi 1980 trượng 5 thước (6,139
km), cao 2 trượng 5 thước (8,06 m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (8,36
m)…có 55 lầu vọng dịch, 5 môn lâu, 6 ứng môn, đào 3 ngòi nước, đắp 34 con

đường đê bọc quanh dài 2,125 trượng 8 thước (6,589 km), cao 1 trượng (3,90
m), dựng 5000 gian nhà.”(11)trang 133
La Thành hay La Quách Thành hay thành Đại La đều chỉ là tường luỹ bao
quanh một cái thành. Chính cái nguyên nghĩa này cũng đủ để giải thích vì sao
có nhiều thành được xây mà lại mang cùng một tên La Thành như vậy. Do đó,
thành Đại La mà Cao Biền xây dựng năm 865 thật ra cũng không phải là do tự
ông xây nên, cái chính là ở chỗ: Cao Biền chỉ sửa chữa lại thành của các bậc

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 7


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

tiền nhân trước xây đắp mà thôi. Và từ thành Đại La của Cao Biền tu sửa chính
là cái nôi của Thăng Long thành sau này.

I.2 Từ Cổ Loa qua Hoa Lư đến Thăng Long:
Sau 1000 năm Bắc thuộc. Năm 938 Ngô Quyền đã đứng lên đánh đuổi
quân Nam Hán, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Ông xưng vương và định đô
tại Cổ Loa.

Di tích Cổ Loa
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, Di tích Cổ Loa hội tụ các giai đoạn
lịch sử đồ đá, đồ đồng, sắt với hệ thống vòng thành hình xoáy ốc, xung quanh
là hệ thống sông hào có sự phối hợp hài hòa giữa đồng lầy tự nhiên và nhân
tạo, có hệ thống các công trình kiến trúc và các làng cổ có giá trị lịch sử văn

hóa nghệ thuật lớn. Và đây cũng chính là nơi thành phố chọn để tu bổ, tôn tạo
sao cho xứng tầm là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Di tích Cổ Loa

Thành Cổ Loa có 3 vòng rõ rệt được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là
Loa thành), dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Chu
vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới
2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó,
thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong
xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có
chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Chất liệu chủ yếu
dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Xen giữa đám đất đá là
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 8


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa
thành để chống sụt lở.
Cổ Loa có vị trí chiến lược thuận lợi, nối liền mạng lưới đường thủy của
sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới
đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ Việt Nam.
Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông

Hồng có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông
Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Ðông Bắc Bộ
thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông
Thương và sông Lục Nam.
Người xưa xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm
hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là
đường thủy quan trọng. Ðầm Cả rộng lớn nằm ở phía Ðông cũng được tận
dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho hàng trăm thuyền bè. Cổ Loa là
một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Nhờ
ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để
vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Như vậy sau hàng ngàn năm, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất Việt.
Đến khi Ngô Quyền mất, các thế lực trong nước nổi lên tranh quyền đoạt lợi,
gây nên phiến loạn thập nhị sứ quân (loạn 12 sứ quân). Trong 12 sứ quân này
không ai quan tâm đến việc chiếm giữ miền thành Đại La- Thăng Long cổ cả,
hầutâm
như Học
nó bị liệu
bỏ quên
nửaThơ
thế kỷ.
năm 967,
Thắng cứu
Trung
ĐHhơn
Cần
@ Cuối
Tài liệu
học thế
tậplựcvàVạn

nghiên
Vương Đinh Bộ Lĩnh ngày càng nổi “ từ đấy các lại dân ở Kinh Phủ đều khâm
phục mà theo về” .
Nhà Đinh cũng như nhà Tiền Lê đều đóng đô ở Hoa Lư. Tuy vùng Đại La
có phần kém hơn Hoa Lư nhưng vẫn là nơi muôn vật giàu thịnh đông vui.
Chính vì thấy được điều này, năm 1010 khi vua Lý lên thay ngôi triều Lê, đi tư
Hoa Lư về thăm quê Đình Bảng ông có ghé thăm lại đất cũ Đại La. Lý Công
Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành cũ Đại La. Và đổi tên là Thăng Long
thành. Khu vực nhân dân ở bao quanh thành gọi là Kinh thành, có tên là phủ
Ứng Thiên, gồm 61 phố phường. Từ đây, Thăng Long bắt đầu thật sự mang
trọng trách của một trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa.

II. THỜI KỲ HÌNH THÀNH THĂNG LONG:
Thành Đại La trải qua biết bao sự thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn đứng
vững vì nó được đặt đúng vị trí Long Đỗ- là nơi trung tâm của đất nước. Nhưng
nó thật sự phát huy được chức năng của một trung tâm đầu não của quốc gia từ
khi mang tên Thăng Long thành. Và người khai sinh là Lý Công Uẩn.

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 9


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

II.1 Vài nét về Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


(Tượng đài vua Lý Thái Tổ)

II.1.1 Huyền thoại thân thế và gia đình Lý Công Uẩn:
Triều đại nhà Lý gồm chín đời vua, là một trong những triều đại mở đầu
cho việc xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc sau hơn 1000 năm
sống trong đêm trường thống trị của phong kiến Trung Quốc. Người có công
lớn nhất phải kể đến là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đã sáng lập Lý triều.
Trước đây, làng Dương Lôi có tên là Long Châu thuộc hương Diên Uẩn,
châu Cổ Pháp. Làng nằm giữa một thắng địa nổi tiếng, phía trước có sông Tiêu
Tương chảy qua, sau làng là dãy núi Đại Sơn Phượng Hoàng bao bọc, phía
Đông có hồ Đầm Dạ. Thời nhà Đường đô hộ, Cao Biền đã qua đây xem thế đất
có hình bông sen 8 cánh (Liên hoa khai bát điệp) mà tâm của nó nằm ở cánh
đồng của làng, gần đấy có một quả đất hình rồng ấp và ngày một to thêm. Ông
ta thấy rằng đất này có mạch phát đại đế vương, ông cho đào sông và ao 19 chỗ
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 10


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

để cho đứt long mạch. Ít lâu sau có một thiền sư La Quí An qua đây cũng phát
hiện ra thế đất đế vương nhưng ông không phát hiện nơi đây đã bị hãm địa bởi
phù thuỷ Cao Biền. Thiền sư bèn hướng dẫn lấp 19 địa nguyệt và ông còn trồng
cây gạo đầu làng để trấn an long mạch. Ngày tháng trôi qua thắm thoát cũng
được hàng trăm năm…Trong làng có một gia đình họ Phạm, nhà chỉ có hai ông
bà già và một cô con gái nết na xinh đẹp “bà Phạm Thị Ngà người đất Cổ

Pháp, có Cha họ Phạm tên Long, mẹ là Đặng Thị Quang”(6)trang76. Gia đình này
rất nghèo với túp lều rơm, ruộng vườn không có. Không bao lâu cha cô Ngà
mất, hai mẹ con phải bỏ làng, dựng lều sống tạm ở trước cổng chùa Minh
Châu, ngày ngày bán nước với hương cau cho những người qua đường hay
những người lễ phật. Một ngày nọ, có hai vị thiền sư đến chùa truyền giảng
kinh kệ ghé qua quán hàng của hai mẹ con cô gái, một vị là Lý Vạn Hạnh trụ trì
chùa Tiêu, vị kia là Lý Khánh Văn trụ trì chùa Cổ Pháp. Thấy hai mẹ con Ngà
là người nhân hậu, hai vị sư hứa khi nào cụ bà mất sẽ đặt mộ và đặt lại mộ
người cha để con cháu sau này được phần hiểu quý. Ít lâu sau người mẹ qua
đời, cùng với hai vị thiền sư cô Ngà an tán mẹ và dời mộ cha về cùng một chỗ,
ở gò đất có hình rồng ấp, sau khu rừng miễu. Cũng theo lời khuyên của hai vị
sư cô gái vào ở hẳn trong chùa (Tiêu Sơn) làm thủ hộ: “ngoài việc nhổ cỏ, quét
chùa, gánh nước, có lúc nàng nghe trộm thiền sư giảng kinh…”(3)trang 1
Sau một ngày làm lụng mệt nhọc, cô gái ngả lưng thiếp đi trước cổng
chùa, trong đêm tĩnh mịt thanh vắng, cô gái mơ màng thấy một vị thần đi đến
và bước qua người cô gái, sáng ra cô thấy trong người khác lạ…Cô bảo:

Trung tâm Học“Tự
liệu
ĐHtrong
Cần
Thơ
nhiên
giấc
hồn @
hoaTài liệu học tập và nghiên cứu
Ngỡ ai đã đến giao hoà cùng ai
Âm dương thăng gián một hồi,
Thuỷ Liêm mở động ngọc lơi dề dề…
Máy trời cơ nhiệm ai bì!

Thác lầy thần khí nàng thì thụ thai…”(3)trang 3
Đã mang thai, cô cảm thấy ái ngại, vì đây là việc xảy ra ở nhà chùa, cô
không muốn thiền sư phải mang tiếng và ảnh hưởng tiếng tăm của nhà chùa, cô
xin phép sư trụ trì quay về xóm cũ.
Nhưng thật sự có phải cha của đứa bé là một “vị thần linh” hay không?
Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Duy Nhất khi viết cuốn Văn Hoá Quê Hương
Nhà Lý, Nhà Xuất Bản Hà Nội. 1999, trang 66, cho rằng: Lý Vạn Hạnh mới
thật sự là cha của đứa bé (Lý Công Uẩn). Cuốn Lý Triều Vọng Mãi 1000 Sau
của Kim Cổ, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin. 2004, cũng đề cặp đến vấn đề
này…
Trong một đêm mưa gió ngày đầu năm Giáp Tuất (12- 2- 974) cô hạ sinh
một bé trai bụi bẫm, điều lạ là dưới hai bàn chân cậu có chữ “Đế Vương”. Cô
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 11


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

đặt tên con là Uẩn (lấy tên xóm của cô là Diên Uẩn). Ba năm sau, bà Phạm Thị
Ngà đem gửi câu bé vào chùa Cổ Pháp nhờ Lý Khánh Văn nuôi dạy. Sau khi
nhận nuôi đứa bé, Lý Khánh Văn đặt họ cho Uẩn là: Lý Công Uẩn, mang họ
ông. Từ nhỏ Uẩn tỏ ra rất thông minh lanh lẹ và có khẩu khí của bậc đế vương.
Do đó có rất nhiều câu chuyện được viết về cậu bé với tình tiết bí ẩn, ly kỳ.
Đặc biệt là khẩu khí kỳ lạ khi đọc nhẫm mấy câu thơ lúc bị sư Khánh Văn phạt
nằm sấp xuống đất:
“Dạ tam bất cảm thân trường túc
Chỉ khung sơn hà xả tắc điên”(3)trang 4

(Đêm khuya không dám dang chân duỗi
Vì ngại non sông xã tắc xiêu)
Thật đúng là khẩu khí của bậc đế vương.
Năm lên 7 tuổi Uẩn đã học hết cả chữ của Khánh Văn, ông phải “cầu cứu”
với đạo hữu cũng là anh ruột ông- đó là Lý Vạn Hạnh, là bậc thượng toạ uyên
thâm kim cổ, tu ở chùa Lục Tổ, rộng thông 3 học phái (Nho, Lão, Phật), ông tu
theo Phật giáo Thiền tông nhưng cũng nặng về Phật giáo Mật tông. Vạn Hạnh
có khả năng sáng tác nhiều bài thơ văn mang tính chất sấm ký. Do đó, ông
được các vua Lê rất trọng dụng.

Trung tâm
ĐHsưCần
Thơ nhà
@ sư
Tàiliềnliệu
tậplờivà
nghiên
Khi Học
Công liệu
Uẩn gặp
Vạn Hạnh,
thốthọc
lên một
sấm:
lớn lên cứu
có thể kinh bang tế thế làm bậc minh chủ trong thiên hạ…sau khi Công Uẩn về
sống ở chùa Lục Tổ, cậu toàn tâm toàn ý châm chỉ học hành cùng với sự nâng
đỡ chăm sóc tận tình của Vạn Hạnh Quốc Sư. Mười năm trôi qua, công Uẩn đã
là một chàng trai trưởng thành, tuấn tú khôi ngô, tài trí có thừa. Uẩn được Vạn
Hạnh tiến cử vào triều đình Hoa Lư. Từ đây, Uẩn bước lên con đường chính trị,

bắt đầu nghiệp đế vương của mình. Đặt biệt với Lý Công Uẩn- người có vai trò
rất quan trọng cho sự phát triển thịnh đạt của Thăng Long thành.

II.1.2 Nghiệp đế vương của Lý Công Uẩn:
Thời vua Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn là một người thân tín theo hầu Thái
tử Long Việt và được sự che chở của các nhà sư đang giữ những chức vụ quan
trọng trong triều đình. Khi vua Đại Hành băng hà, Long Việt lên ngôi lấy hiệu
là Trung Tông. Nhưng sau 3 ngày làm vua, Trung Tông bị chính em ruột mình
là Lê Long Đĩnh sát hại, cướp ngôi vua. Các thị vệ và quân thần sợ hãi bỏ chạy,
chỉ riêng Lý Công Uẩn ở lại, ôm xác vua Lê Trung Tông mà khóc. Long Đĩnh
khen Công Uẩn là người trung nghĩa và phong làm Tứ sương quân, Phó chỉ huy
sứ, nắm trực tiếp 500 quân Tuỳ Long dưới trướng. Nói về sự kiện này sách “Sự
Phục Hưng Của Nước Đại Việt đã nhận định: “Ngoạ Triều (Long Đĩnh) khen
(Lý Công Uẩn) là người trung, ban tiền, cho làm Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ
Huy Sứ. Tuy nhiên vẫn chưa rõ là Lê Ngoạ Triều nổi tiềng tàn bạo đã cảm
được lòng trung của Lý Công Uẩn, hay Uẩn có tiếp tay trong kế hoạch sát hại
Lê Trung Tông…”(1)tr 71 . Đây là một nhận định không thể bỏ qua được, tuy
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 12


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

nhiên nhận định vẫn là nhận định, không luận cứ khoa học nào để chứng minh
làm sáng tỏ được điều này, nhưng với nó, cũng đã để lại ít nhiều suy ngẫm
trong mỗi chúng ta…
Năm 1005 Lê Long Đĩnh lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Thụy. Và ông là một

vị “hôn quân”, quần thần quan lại, tăng lữ Phật giáo ai cũng oán than. Tất cả họ
chuẩn bị thay một vị vua mới.
Sư Vạn Hạnh, nhân thấy vua Ngoạ Triều đã ốm yếu, không thọ được bao
lâu, có ý phù trợ cho Lý Công Uẩn, ông dùng các mẹo dựa vào thần linh, sáng
tác các bài đồng dao, bài sấm truyền để chuẩn bị cho Lý Công Uẩn lên ngôi.
Cây gạo đầu làng do Thiền sư La Quý An trồng ngày xưa ở hương Diên
Uẩn để trấn an long mạch. Nay bị sét đánh, dấu vết thành chữ:
“Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Chấn cung hiện nhật
tinh Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm HọcĐoài
liệucung
ĐHẩnCần
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình”(6).
Sư Vạn Hạnh giải thích: “căn” là gốc, gốc là vua, “diểu” là yểu đồng âm,
vậy câu đầu nghĩa là: vua chết yểu. “Biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, “thanh” là
thịnh, nghĩa là: trong số bầy tôi lên nắm quyền. “Hoà ( ), đao (
), mộc
(
)” ghép lại thành chữ Lê (
), thế là Lê mất. “Thập (
), bát ( ), tử
(
)” ghép thành chữ Lý (
), thế là Lý lên ngôi. Thiên tử hiện ở phương
Đông thì thứ nhân phải lạc ở phương Tây. Trải qua 6,7 năm thiên hạ sẽ thái

bình.
Ngoài ra, Vạn Hạnh còn sáng tác nhiều bài thơ, văn báo trước sự thay đổi
triều đại như: Đại Sơn, Quốc Tự, Yết Bảng Thị Chúng…Sau đây là bài “Quốc
Tự”:
“Cái tam nguyệt chi nội
Thân vệ đăng trụ xả tắc
Lạc trà ấn quốc tự,
Thập khẩu thuỷ khổ khứ

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 13


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Ngộ thánh hiện thiên đức.”
Dịch thơ của Hoàng Lê: “Chữ Quốc”.
“Trong vòng 3 tháng nữa
Thân vệ lên nối ngôi
Cây đa inh chữ Quốc
Đất Cổ Pháp này thôi
Gập thánh hiệu Thiên Đức”. (6)trang 55, 56
Ngoài ra, viên quan Chi Hậu Đào Cam Mộc cũng khuyên:
“Lâu nay chúa thượng u mê, bạo ngược làm nhiều điều bất nghĩa, trời
chán ghét ông ta…Thân Vệ sao không lúc này đem kỳ mưu, dùng quyết đoán,
xa thì theo trời, dưới chiều lòng người mà cứ khư khư giữ tiểu tiết làm
gì?”(2)trang 35, 36

Cuối 1009 Lê Long Đĩnh chết, các triều thần đứng đầu là Đào Cam Mộc
cùng nhau suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhưng ông chưa đồng ý. Thật
vậy, không có con đường nào khác để chọn, hơn nữa, mẹ Lê Long Đĩnh- bà
Thái Hậu thân chinh đến khuyên Công Uẩn lên ngôi. Bấy giờ ông mới lên ngôi
Hoàng
đặt niên
Thuận Thơ
Thiên.@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
tâmĐếHọc
liệuhiệu
ĐHlà Cần
Như vậy, Lý Công Uẩn được định hướng chính trị từ nhỏ và đã trải qua
biết bao gian nan, biết bao sự khôn khéo, ứng xử lanh lẹ chốn cung đình, ông
đem lại mọi người lòng yêu thương tin tưởng, vào một tương lai đất nước được
yên bình và phát triển thịnh vượng.

II.2 CHIẾU DỜI ĐÔ TỪ HOA LƯ RA THĂNG
LONG
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế. Mùa xuân năm Canh Tuất,
vua đi thăm thú một dải sông Hồng từ bến Hạc Trì đến Hoàng Giang, ngắm thế
đất ở thành Đại La, có núi Tản Viên, Tam Đảo trấn ngự, ở mạn Bắc sông Hồng
chảy phía mặt, đứng chỗ cao nhìn rộng ra khắp miền. Cuộc tuần du về đến
Trường Yên, Ngài chép miệng thấy đất Hoa Lư chật hẹp, và có ý định dời đô.
Quốc sư Vạn Hạnh bàn:
“Đế đô phải có mạch lớn. Con mắt của Cao Vương (Cao Biền) nhìn đúng
mới xây Đại La thành, Bệ hạ còn chần chừ gi nữa”.(3)trang 11
Nhưng không phải trong triều ai cũng đồng ý. Cuối cùng với ý chi quyết
đoán, lập trường vững vàng, Lý Thái Tổ quyết định lập chiếu dời đô:


SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 14


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

(Chiếu dời đô)

Thiên đô chiếu (遷都詔)Bản chữ Hán:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正
南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居
蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要
会。爲万世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
Bản phiên âm Hán-Việt:
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam
tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch
trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu
hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị
gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an
quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn
vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung;
đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 15


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải.
Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt
bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế
vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô ¹, nhà Chu đến đời
Thành Vương ba lần dời đô ², há phải các vua thời Tam Đại ³ ấy theo ý riêng tự
tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho
con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện
thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà
Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương
Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi,
trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương , ở giữa khu vực trời đất,
được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông
sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,
dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem
khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn
phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.


Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký
toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
• Bản chú thích chiếu dời đô:
1. Năm lần dời đô: Vua Thang (Thành Thang) đóng đô ở phía đông
nam huyện Thương Khâu (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Trọng Đinh dời đô
đến huyện Thành Cao (thuộc tỉnh Hà Nam). Hà Đản Giáp đời đô đến phủ
Chương Đức (cũng thuộc tỉnh Hà Nam).Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức
(tỉnh Hà Đông bây giờ). Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (hay Ân Sư
thuộc tỉnh Hà Nam)
2. Ba lần dời đô: Chu Văn Vương đóng đô ở phía đông tỉnh Thiểm
Tây. Chu Vũ Vương dời đô đến huyện Tương Yên (tỉnh Thiểm Tây). Chu
Thành Vương dời đô đến huyện Lạc Dương (tỉnh Hà Nam).
3.
Quốc.

Thời Tam Đại: Ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung

4. Cao Biền: Quan đô hộ Giao Châu của nhà Đường vào khoảng các
năm 864-875. Cao Biền đắp thêm thành Đại La vào khoảng năm 865.

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 16


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA


GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Đầu thu tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ thành
Hoa Lư ra thành Đại La. Khi thuyền đến nơi, trên phía thành có mây lớn kéo
đến, bỗng dưng có dáng rồng từ dưới đất bay lên, vua mừng rỡ phán bảo rằng:
“Đất mới rồng lên, ta nên đổi Đại La thành Thăng Long há phải chẳng đẹp
sao?”.(3)trang 13 . Và từ đó kinh đô Đại Việt mang tên Thăng Long.
Vòng thành ngoài là La Thành của Cao Biền đắp, được Lý Công Uẩn cho
giữ nguyên.
Vòng thành trong được Lý Công Uẩn cho đắp thêm, gồm 4 cửa:
Cửa Đông: được mang tên chữ Tường Phù, là điềm tốt lành luôn đón ánh
sáng từ phương Đông lại.
Cửa Tây: mang chữ Quảng Phúc, là phúc lớn.
Cửa Nam: được mang tên chữ Đại Hưng là hưng thịnh, bền vững lâu dài
và phát triển.
Cửa Bắc: được mệnh chữ Diệu Đức, là đức sáng ngời, còn hàm ý làm tiêu
tan màu đen tối u ám của phương Bắc, cậy nước lớn dân đông xâm lấn từ bao
đời nay.
Vòng thành trong gồm 2 khu: khu làm việc của triều đình và khu hoàng
thất. Quan trọng nhất là điện Càn Nguyên- nơi vua và triều thần hội họp luận
Trung
bàntâm
chínhHọc
sự. liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhà Lý dời đô về Thăng Long đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong vai trò là trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa của nhà nước Đại Việt .
“Một trong các biện pháp trước tiên nhằm thiết lập chính thể trung ương
tập quyền do Lý Công Uẩn tiến hành là dời đô từ Hoa Lư về trung tâm đất
nước”(1).
Việc lập một chính quyền là điều tối cần thiết cho bất cứ triều đại phong

kiến nào. Để làm được điều này, việc chọn một nơi thích hợp hội tụ yêu cầu
kinh tế, xã hội, có vị trí trung tâm, nơi giao lưu của các tuyến giao thông thủy
bộ, từ đó có thể chi phối toàn bộ đất nước một cách hiệu quả nhất đồng thời
bảo vệ cả mặt Bắc lẫn mặt Nam. Đây là nguyên nhân bao trùm quan trọng, có
lý lẽ sắc bén, thuyết phục nhất để giải thích việc dời đô của Lý Công Uẩn. Thật
vậy, ý đồ này được Lý Công Uẩn nói rõ trong chiếu dời đô: “….Huống chi
thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất ở thế rồng cuộn
hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này
đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không thể thấp trũng
tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi
thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương…”(1)tr75
Vua Hùng đóng đô ở Bạch Hạc, Việt Trì. Vì là miền giáp ranh giữa miền
núi và miền xuôi, nơi đầu mối giao thông xuôi ngược, đồng bằng còn đang
trong tình trạng đầm lầy, rừng rậm chưa khai phá.
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 17


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

218 TCN An Dương Vương dời đô xuống Cổ Loa, vì đồng bằng lúc này
mơn mởn lúa xanh, trung tâm kinh tế rút về xuôi.
Rồi Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, Bà Triệu đóng đô dưới chân núi Nưa,
đó là những chốn quê nhà, có ý nghĩa quân sự nhiều hơn ý nghĩa kinh tế- văn
hóa…
Thời Bắc thuộc chính quyền đô hộ đều đóng đô ở xứ Bắc (Luy Lâu, Long
Biên…), vì giao thông thủy bộ thuận lợi với miền ngược miền xuôi, với nước

ta và Bắc quốc.
Lý Bí đã nhận ra vùng Thăng Long cổ, là nơi có vị trí quan trọng, xứng
đáng xây dựng kinh đô. Đến thời kỳ phụ thuộc, nhà Tùy- Đường cho đắp Tử
thành đến Đại La thành. Tất cả cho thấy họ có tầm nhìn chiến lược lớn lao…
Đinh, Lê rút về Hoa Lư, đây là nơi nhỏ hẹp ẩm thấp, giao lưu không tiện,
cũng là quê nhà của Đinh Tiên Hoàng, thích hợp về phòng ngự quân sự.
Lý Thái Tổ chọn thành Đại La vốn do Cao Biền xây đắp. Không thể loại
trừ việc Lý Thái Tổ cũng như các tiền nhiệm của mình dự định đặt đô ở châu
Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc), nơi quê hương ông. Tuy nhiên trên đường về quê
ông thấy trường thành Đại La vẫn còn và quyết định xây dựng kinh đô ở đó.
Hiển nhiên lý do khác nữa của việc chọn kinh đô là vì ở đây kề sát với quê
hương ông.

Trung tâm HọcII.3.
liệuÝĐH
Cần
@ Tài Long
liệu học
tập và nghiên cứu
nghĩa
củaThơ
tên Thăng
thành:
“…kinh thành được đổi tên là Thăng Long, có nghĩa là “rồng bay”. Tên
gọi này tượng trưng cho một quốc gia mới non trẻ, báo hiệu một sự phát triển
rực rỡ trong tương lai”(1)
Trong hoàn cảnh đất nước hòa bình thịnh trị, chính quyền trung ương tập
quyền bước đầu được củng cố, thì việc chăm lo phát triển kinh tế, chăm lo đời
sống nhân dân là công việc tiên quyết mà Lý Công Uẩn phải làm. Triều đại nào
cũng vậy, phải luôn lấy dân làm gốc, muốn nước thịnh thì trước hết dân phải

thịnh, dân thịnh nghĩa là kinh tế của họ phải được đảm bảo, no ấm, hết lòng xây
dựng cuộc sống, xây dựng đất nước.Để làm được điều này nhà vua phải có
những chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp.Với Lý Công Uẩn, ông đã
chọn nơi có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng cơ nghiệp. Do đó, việc dời đô
đến đây nó mang ý nghĩa đầu tiên là ý nghĩa về kinh tế, đảm bảo cuộc sống no
ấm cho nhân dân sau này.
“…khi Lý Công Uẩn dời đô tới đây, tư tưởng của nhà vua cũng là mong
muốn dân tộc Việt Nam, đất nước Đại Việt cũng sẽ luôn phát triển như “Rồng
bay lên”(4). Tư tưởng này còn được bảo tồn qua các triều đại sau. Mặc dầu
Thăng Long đã bị nhiều sóng gió do xâm lược Nguyên, Mông, Minh, Thanh
tàn phá, song vẫn không mất đi mà trường tồn mãi mãi vì nó đã được đặt đúng
vị trí của rốn Rồng.

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 18


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Thật vậy, ý nghĩa lớn, vì tên gọi “Rồng bay” vạch được khí thế mạnh mẽ
vương lên của kinh thành đất nước. Và hữu thức hay vô thức nó ẩn tàng ý
nghĩa về nguồn, gợi nhớ về gốc tổ rồng tiên. Rõ ràng “Rồng” là một biểu tượng
của dũng mảnh tung hoành “vân tùy long, phong tùy hổ”. Tướng rồng là
dương, nhưng bản chất rồng lại là âm, đó cũng là biểu tượng của tính cách Việt
Nam, rất dũng cảm mà cũng rất nhu hòa, tùy thời, tùy lúc…Rồng là biểu tượng
chính xác nhất của quốc gia Đại Việt, được xây dựng trên nền gốc văn minh
nông nghiệp. Tất cả cho thấy với cái tên Thăng Long, Lý Công Uẩn mong

muốn nơi đây, phát triển cả về kinh tế- chính trị- văn hóa- giáo dục, lịch sử…
Nhà thơ Huy Cận ca ngợi tầm nhìn của Lý Thái Tổ cũng như ý nghĩa của
việc dời đô, Huy Cận viết:
“Mắt chứa thời gian chứa không gian
Nhìn trước nghìn năm mắt địa bàn
Vạn dặm phù sa bồi lịch sử
Dời đô đất nước đã sang trang.
(Xuân Ất Hợi 1995)”(2)tr41

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương II : TỔNG QUAN V Ị TR Í
THÀNH THĂNG LONG XƯA
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 19


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Như trong chương I đã đề cập tới, khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng
lập vương triều Lý (1009-1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2/11 Kỷ
Dậu (2/11/1009). Tháng 7 mùa Thu năm 1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư về
thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Ngay trong mùa Thu năm đó, nhà Lý
đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua,
triều đình và hoàng gia. Trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà
vua, hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Võ, phía sau là điện Long An, Long
Thụy làm nơi vua nghỉ. Những năm sau, một số cung điện và chùa tháp được

xây dựng thêm. Một vòng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp
trong năm đầu, gọi là Long Thành. Trong Long Thành có một khu vực được
đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia.
Trong những biến loạn cuối đời Lý, Hoàng Thành bị tàn phá nặng nề.
Cuộc thay triều đổi đại từ triều Lý sang triều Trần đã diễn ra ở kinh đô Thăng
Long bằng màn kịch nhường ngôi của vị nữ vương Lý Chiêu Hoàng cho chồng
là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông) vào năm 1225.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cuộc đảo chính êm ả đó làm cho kinh đô của đất nước hầu như không bị
xáo động. Ngay cả tên kinh đô: Thăng Long, cũng tồn tại nguyên vẹn; cho mãi
tới cuối triều Trần, khi mà Hồ Quý Ly cho xây dựng thành Tây Đô để chuẩn bị
cướp ngôi nhà Trần, kinh thành Thăng Long mới được gọi thêm tên mới là
Đông Đô nhằm phân biệt với Tây Đô.
Nhà Trần tiếp thu toàn bộ mọi tài sản của kinh đô nhà Lý rồi tiếp tục tu
bổ xây dựng theo yêu cầu mới.
Vòng thành Đại La có lúc mở rộng thêm, dựng thêm rào trại củng cố việc
phòng thủ chung cho cả kinh thành. Tuy nhiên về cơ bản vòng thành này vẫn
không có gì thay đổi về cả hình dáng, kỹ thuật kiến trúc lẫn chức năng của nó.
Đáng chú ý có vòng thành trong cùng được đắp từ thời Lý gọi là Long
Thành. Ở thời Lý, Long Thành mới được đắp như một vòng tường bao quanh
một số cung điện nơi vua ở và làm việc.

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 20


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA


GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Tới thời Trần, vòng thành này được đắp thêm kiên cố và có đặt quân canh
gác nghiêm mật. Vòng thành đã mang hoàn toàn tính chất quân sự và trở thành
vòng tường thứ ba của công trình kiến trúc quân sự Thăng Long.
"Quý mão (1243)... Tháng 2 đắp thành bên trong gọi là thành Long Phượng.
Thành Long Phượng cũng chính là Long Thành thời Lý. Có chỗ sử chép khác
gọi là Phượng Thành, nhưng cũng chỉ là vòng thành trong cùng của ba vòng
thành của kinh đô. Quân Tứ Sương canh giữ bốn cửa thành và quản cả số tội
đồ vào làm việc dọn ở Phượng Thành”.(14)
Cung điện trong thành được dựng thêm không ít. Ngay từ đời Trần Thái
Tông đã xây thêm cung điện mới. "Canh dần (1230)... Trong thành dựng cung
điện, lầu gác và nhà lang vũ đông tây, bên tả là cung Thánh Từ, bên hữu là
cung Quan"(14). Tiếp tục những đời sau xây thêm khá nhiều. Đường sá phố
phường có nhiều đổi thay.
“Những lần chiến tranh, kẻ thù vào cướp phá Thăng Long ví như lần
quân Chiêm Thành vào Thăng Long ngày 27 tháng 3 nhuận năm Tân Hợi

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(1371) đã "đốt phá cung điện cướp lấy con gái, ngọc lụa đem về", "giặc đốt
cung điện, đồ thư trụi cả. Bộ mặt Thăng Long đổi thay to lớn, vẻ uy nghiêm,
tráng lệ, sầm uất mất hẳn. Song những vòng thành, những dải hào ngoài thì,
dù cũng có bị tàn phá phần nào, vẫn giữ được dáng vẻ cũ, vẫn hoàn toàn có
thể sử dụng lại được.
Thời Lê sơ, Hoàng Thành nhiều lần được tu bổ và mở rộng thêm mà
trung tâm điểm là điện Kính Thiên dựng năm 1428, xây lại năm 1465 với lan
can bằng đá chạm rồng năm 1467 nay vẫn còn trong thành Hà Nội. Năm
Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước gồm 13

thừa tuyên và phủ Trung Đô tức thành Đông Kinh thời Lê sơ. Tập Bản đồ
Hồng Đức còn lại đến nay đã qua nhiều lần sao chép lại về sau, nhưng vẫn là
tập bản đồ xưa nhất của nước Đại Việt, trong đó có bản đồ thành Đông Kinh.
Qua bản đồ này, có thể hình dung được qui mô và cấu trúc của Hoàng Thành
và Cấm Thành của thành Thăng Long thế kỷ XV cùng một số cung điện đương
thời”(14)
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 21


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Tất cả những công trình kiến trúc trong hoàng thành Thăng Long đã tồn
tại cách chúng ta ngày nay gần hàng ngàn năm và chính bản thân nó cũng để lại
biết bao nhiêu những giá trị văn hóa lịch sử- niềm tự hào của dân tộc.
Vị trí kinh thành cũng như vị trí một số công trình kiến trúc trước đây
được xác định bởi bản đồ Hồng Đức xưa, thì nay,chúng ta cùng tìm hiểu vị trí
thực của chúng trên thực địa. Bởi lẽ, sang thời Nguyễn, 1805 Gia Long đã cho
san lấp một số di tích kinh thành để xây thành Hà Nội.
Đây là vấn đề không những nhà nước ta, giới sử học, khảo cổ học quan
tâm mà còn cả thế giới cũng đang mong chờ vào việc tìm lại những giá trị bất
diệt của kinh thành Thăng Long 1000 năm văn hiến.
Vị trí thành Thăng Long xưa, cũng như những kiến trúc tiêu biểu của kinh
thành đã được rất nhiều người tìm tòi khảo cứu và đưa ra những kết luận.

I. THEO QUAN NIỆM TRƯỚC ĐÂY VỀ VỊ TRÍ
THÀNH THĂNG LONG XƯA

Theo bản đồ Hồng Đức được soạn vẽ và ban hành vào năm 1490 (cuối
thời Lê Thánh Tông 1460- 1497) thì hoàng thành Thăng Long hình gấp khúc
chạy song song với sông Tô Lịch ở phía Bắc và phía Tây, sau đó đi về phía
Đông đến chỗ gặp bức tường đất đi về phía Đông Nam thì ngoặt về hướng
Đông Bắc, đến chỗ phía Bắc Quốc Tử Giám lại đi về phía Đông, đên chỗ quá
Trung
liệuthìĐH
Cần
Thơ
học thành
tập và
nửatâm
NamHọc
một đoạn
quay
trở lên
phía@
BắcTài
gặp liệu
bức tường
phíanghiên
Bắc trên cứu
bờ phía Nam sông Tô Lịch. Khoảng đầu năm 1959, để góp phần biên soạn bộ
Lịch sử thủ đô Hà Nội do viện sử học phụ trách và nhân dịp kỷ niệm 950 năm
định đô Thăng Long vào năm 1960 tòa soạn Tạp chí nghiên cứu lịch sử đề xuất
ý kiến cần xác định vị trí thành Thăng Long đời Lý- Trần- Lê ở đâu? Và trân
trọng mời các nhà nghiên cứu tham gia thảo luận.
Theo Tạp Chí Khoa Học Lịch Sử xưa và nay số 10 năm 1995 cho rằng:
“Qua xác minh, đoạn đường Hoàng Hoa Thám và đoạn đê La Thành từ Bưởi
đến Cầu Giấy và khu triển lãm Giảng Võ chính là di tích của bức tường thành

Thăng Long. Phần còn lại đi theo phố Giảng Võ đến bến xe Kim Mã, rồi đi về
phía Đông qua vườn hoa Lê Trực, sau đó chạy song song với phố Trần Phú,
cách phố này khoảng 60m về phía Bắc gặp bức tường thành ở Hàng Lược, men
theo phía Tây phố này qua vườn hoa Hàng Đậu, chạy song song với phố Quán
Thánh rồi nối vào phố Hoàng Hoa Thám.
Theo bản đồ Hồng Đức, hoàng thành lúc này có ba cửa là “Cửa Đông”, “Cửa
Nam” và “Cửa Bảo Khánh”. Cửa Đông ở vào quãng ngã tư Lãn Ông và Phố
Thuốc Bắc ngày nay. Cửa Nam nằm trên phố Tôn Thất Thiệp cách phố Trần
Phú khoảng 60m về phía Bắc. Cửa Bảo Khánh nằm chỗ nào trên đoạn đê La
Thành từ Cầu Giấy đến Làng Giảng Võ chưa có tài liệu để xác minh. Nhưng
tên gọi “ Bảo Khánh” vẫn còn lưu truyền lại ở tên làng “Bảo Khánh” và hồ “
Bảo Khánh” mà năm 1962 được đổi là Ngọc Khánh do kiêng niên hiệu Bảo
Đại. Cấm thành hình vuông, nhỏ hơn nhiều so với hoàng thành, mỗi bề dài
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 22


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

chừng 700m mà trung tâm là điện Kính Thiên. Phía trước điện Kính Thiên là
cửa Đoan Môn và cửa Chu Tước. Hiện nay, trên thực địa nền điện Kính Thiên,
cửa Đoan Môn vẫn còn. Nền điện Kính Thiên nằm trong doanh trại quân đội,
phía Đông phố Hoàng Diệu, hơi chếch về phía Bắc so với phố Bắc sơn. Cửa
Đoan Mông cách Điện Kính Thiên khoảng 150m về phía Nam, trông ra Câu
Lạc Bộ Quân Đội. Cửa Chu Tước tức cửa Nam cửa Cấm Thành là nơi xây cột
cờ Hà Nội. Ngày nay, đứng trên tam cấp của cột cờ Hà Nội, nhìn về phía Bắc,
người ta còn thấy một lầu mái cong đó chính là “ lầu Ngũ Môn” trên cửa

Đoan Môn, một di tích của thành Thăng Long xây từ thời Lý.”(13)Tr 6,7
Sau khi dựa vào những chứng cứ trong sử sách và trên thực địa, Trần Huy
Bá(a) đưa ra nhận định mới: “ Dựa vào những địa điểm đã được xác định ấy, tôi
(Huy Bá) thử tìm lại các khu vực chính của nội thành Thăng Long vào thời Lý,
Trần, Lê và thấy vị trí của nó như sau:
Phía Bắc áng chừng ở chỗ rẽ đường xuống trường đua ngựa cho đến quá
Đền Quán Thánh.
Phía Đông từ quá Đền Quán Thánh cho đến gần Văn Miếu bây giờ.
Phía Nam từ gần Văn Miếu tới gần chỗ rẽ tránh đường xe điện Cầu Giấy.
Phía Tây từ gần tránh xe điện Cầu Giấy đi tắt đến gần chỗ đường rẽ
xuống trường đua ngựa bây giờ.
Như thế các cung điện chính phải ở vào khu vực Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Vạn
Phúc, nhà máy rượu bia và chùa Bút Tháp bây giờ mới là đúng chỗ. Vậy thành
Thăng Long xây năm 1805 có lẽ đã theo sự nhu cầu về gần bến sông Hồng Hà
Trung
Học
ĐH Cần
Thơthành
@ Tài
liệu
học
và di
nghiên
mà tâm
đã thiên
hẳnliệu
ra ngoài
phía Đông
Thăng
Long

cũ tập
rồi, các
vật đều cứu
thiên cả ra mà sử không chép tường tận chăng?”(13)
Ý kiến trên đây ngay sau đó được một số nhà sử học, khảo cổ học đồng
tình ủng hộ.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến khác, các nhà nghiên cứu như Trần Quốc
Vượng, Vũ Tuấn Sán, Nguyễn Đức Nùng…căn cứ vào những tài liệu điều tra
tại chỗ, kết hợp với tài liệu văn bản địa danh học lịch sử đã xác định khu vực
hoàng thành Thăng Long bao gồm: “Phía Bắc là song song với đường Thụy
Khuê, Đền Quan Thánh, Phan Đình Phùng, dốc hàng Lược, phố Chả Cá.
Phía Đông là gần sát với bờ đê sông Hồng.
Phía Nam là khu vực cửa Nam ngày nay
Phía Tây là chạy song song với đường Hùng Vương.”(15)
Ý kiến vị trí hoàng thành Thăng Long đời Lý Trần, Lê vừa nêu trên đây
được nhiều nhà nghiên cứu tán thành hơn ý kiến do Trần Huy Bá đề xuất.
Ý kiến thứ hai này lại càng được khẳng định hơn sau kết quả khai quật địa
điểm Hậu Lâu do Viện khảo cổ học Việt Nam và Ban quản lý di tích- Danh
thắng Hà Nội tiến hành từ ngày 15- 10- 1998 đến 15- 01- 1999.
a

. Trần Huy Bá vốn là một người sống lâu ở Hà Nội và nguyên là nhân viên của Viện Viễn Đông Bác
Cổ

SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 23


TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN TRÚC THĂNG LONG XƯA


GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN

Trong lần khai quật địa điểm Hậu Lâu này các nhà khảo cổ học đã đào
một hố với diện tích 172 m2. Tới độ sâu 3,2m tìm thấy một hàng đá với một
chân cột lớn có trang trí 16 cánh sen nổi mang phong cách của nghệ thuật thời
Lý, Trần. Cạnh đó là hàng nghìn di vật trang trí, nhiều gạch Giang Tây Quânloại gạch tìm thấy ở Hoa Lư và một vài phế tích khác có niên đại cuối thế kỷ
thứ X, đầu thế kỷ XI. Những kiến trúc đất nung là những mảnh diềm mái, trong
đó rồng uốn khúc trong lá đề, những gạch men thời Lý Trần, những đồ gốm có
đúc nổi chữ Quan (b) (gợi ý về vật phẩm được sản xuất ở lò Quan hay lò đồ
cung đình, dinh thự cho vua và quan lại ở hoàng cung).
Tất cả những nhận định trên phải chăng đã khẳng định cho giả thuyết là:
hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê cũng chỉ quanh quẩn khu vực
thành cổ Hà Nội được xây dựng lại dưới thời Gia Long. Dẫu còn tiếp tục
nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa, song kết quả khai quật Hậu Lâu có thể
khẳng định cho giả thuyết: Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê chính là
năm trên khu vực Hà Nội hiện nay mà điện Kính Thiên là trung tâm.

II. NHỮNG NHẬN ĐỊNH GẦN ĐÂY
CỦA CÁC NHÀ KHẢO CỔ
Để tìm dấu vết thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê và vị trí của Cấm
Thành xưa trên vị trí thực hiện nay cũng như tìm lại vết tích một số công trình
Trung
liệucủa
ĐHkinh
Cần
Thơ
@ Tài
họcta tập
vàtrên

nghiên
kiếntâm
trúcHọc
tiêu biểu
thành
Thăng
Long.liệu
Người
đã dựa
cơ sở cứu
những cuộc khai quật và tìm tòi khảo cổ đã có những nhận định sơ bộ khá
thuyết phục.
Năm 1932 đã tìm thấy một hộp nhỏ chạm hoa cúc dây, trong có một cán

dao hình đầu con vẹt. Hai hiện vật đều bằng vàng tìm thấy ở độ sâu chừng 2
mét, nơi cổng vào trường Đua Ngựa.
Vùng Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Kim Mã v.v... hàng trăm năm nay
thường tìm thấy đồ đất nung hình rồng, phượng, cầm thú v.v... Đó là những bộ
phận vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc mang phong cách Lý - Trần. Hàng
vạn mảnh đồ sứ tráng men xanh, vàng, nâu cũng tìm được tại vùng này.
Năm 1970 - 1972, Khoa Sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội đã khai
quật ở sườn phía tây nam núi Cung nhằm tìm dấu vết cung Thái Hòa và thành
trong. Đợt khai quật không mang lại kết quả mong muốn.
Năm 1972, Viện Bảo tàng Lịch sử khai quật khu Đồng Gạch và Đồng
Giếng. Hàng loạt di vật kiến trúc như gạch, ngói, sư tử đá và đất nung... đã
được phát hiện rải rác trong tầng văn hóa nhưng chưa tìm thấy nền kiến trúc.
Những chồng bát đĩa nung hỏng dính liền nhau tìm thấy ở Đồng Gạch và
b

Gợi ý về vật phẩm được sản xuất ở lò Quan hay lò đồ cung đình, dinh thự cho vua và quan lại ở

hoàng cung.
SVTH: ĐINH VĂN PHÚC

Trang 24


×