Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chất umua trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng tám 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.26 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

THÁI THỊ NHƯ NGUYỆT
MSSV: 6075438

CHẤT “UMUA” TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM – 1945

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH

Cần Thơ, 5-2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Mục đích


Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG 8 -1945 TRONGTRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945
1.2 Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của ông trước Cách Mạng Tháng 8- 1945

CHƯƠNG 2: CHẤT UMUA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8- 1945
2.1 Giới thuyết chất umua
2.2 Cảm hứng Umua thể hiện qua cái nhìn về hiện thực của Nguyễn Công Hoan
2.3 Đối tượng của umua trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
2.3.1 Quan lại và bọn thực dân
2.3.2 Những con người học đòi, hãnh tiến
2.3.3 Những người có tiền của

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT UMUA TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 81945
3.1 Những biểu hiện umua ở phương diện nghệ thuật
3.1.1Giọng điệu
3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật


3.1.3 Tình huống gây cười
3.1.4 Chi tiết gây cười và cách tạo dựng chi tiết gây cười
3.2 Ý nghĩa của nghệ thuật umua trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan


PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nguyễn Công Hoan- một cây bút kỳ cựu trong nền văn học hiện thực phê phán
giai đoạn 1930-1945. Hơn nửa thế kỉ cầm bút bằng tài năng vốn có và tâm huyết trong
nghề, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ với đầy đủ
thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài…nhưng thể loại thành công nhất của ông
là truyện ngắn. Hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan mang đậm chất “Umua”chất châm biếm, đả kích với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng đánh giá cao tài năng viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
Xuất phát từ việc thấy được tài năng, những đóng góp lớn lao của nhà văn Nguyễn
Công Hoan đối với nền văn học nước nhà và mục đích muốn tìm hiểu sâu hơn những
đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan người viết đã chọn đề tài “Chất Umua
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” để tìm hiểu và nghiên cứu.
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, người viết sẽ có điều kiện hiểu sâu hơn
những nét đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Đồng thời cũng muốn góp
một chút tâm huyết của mình vào việc khai thác chất umua trong các tác phẩm văn học
nói chung, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng 8- 1945.

2. Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Công Hoan là một cây bút viết truyện ngắn rất khỏe, là một trong số
những nhà văn để lại dấu ấn đậm nét trên văn đàn văn học Việt Nam giai đoạn 19301945. Nguyễn Công Hoan có nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển của văn học.
Hầu hết các sáng tác của ông được đón nhận một cách nồng nhiệt và sự quan tâm đặc
biệt của giới nghiên cứu phê bình văn học.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn Công Hoan cũng như tác
phẩm của ông. Tuy nhiên, nghiên cứu về “ chất umua” trong truyện ngắn của ông thì
chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy, người viết chỉ có thể khảo sát những

công trình có liên quan về Nguyễn Công Hoan cũng như mãng truyện ngắn của ông
trước Cách Mạng tháng 8- 1945 như:
Năm 1932, Trúc Hà với bài viết: “Một cây bút mới-Nguyễn Công Hoan”, tác giả nhận
xét: “ Văn ông có cái hay, cái rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh gọn. Lời
văn hàm một giọng trào phúng lại thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ
có ý khôi hài, bông lơn, thú vị” [30;tr.18].


Trong “Tiểu thuyết thứ 7” số 62, tháng Tám năm 1935. Hải Triều có bài viết: “Kép Tư
Bền-một tác phẩm thuộc về cái triều lưu nghệ thuật vị nhân sinh ở nước ta”. Trong bài
viết này, tác giả đã bày tỏ quan điểm của mình một cách thẳng thắn có khi khen, chê rõ
ràng nhưng cuối cùng đã khẳng định: “ Xem văn của “Kép Tư Bền” chúng ta nhận
thấy rõ ràng tác giả đứng về mặt tả thực chủ nghĩa, với những câu rất thành thực,
chắc chắn, dí dỏm, ngộ nghĩnh, nhiều khi cọc cằn, thô bỉ…” [26;tr.406].
Năm 1961, Phan Cự Đệ trong bài nghiên cứu “Nguyễn Công Hoan” đưa ra nhận định:
“Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã có đóng góp một
khối lượng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển lãm phong phú
nhiều về những cảnh ngộ, những con người đang múa may, khóc cười trong xã hội
cũ” [6;tr.164]. Đồng thời, Phan Cự Đệ còn nhận định thêm: “Truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan có cốt truyện quan trọng hơn nhân vật. Tiếng cười châm biếm thường đến
bất ngờ trong phần kết thúc của câu chuyện” [6;tr.165]. Những nhận định trên của tác
giả phần nào giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Năm 1973, với bài viết “Nguyễn Công hoan và những truyện ngắn của ông”, Vũ Ngọc
Phan viết: “Truyện ngắn viết rất khó, Nguyễn Công Hoan đã đạt đến kỹ thuật cao
trong sự miêu tả hiện thực đồng thời có nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
toàn là truyện khôi hài, mang tính chất phóng đại, cường điệu với những yếu tố bất
ngờ” [30;tr.28]. Trong bài viết này tác giả đánh giá cao nghệ thuật trào phúng của
Nguyễn Công Hoan.
Khi nói đến truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Vũ Ngọc Phan còn đưa ra nhận

định: “Đó là tính chất trào lộng không nhiều thì ít trong hầu hết các truyện của anh”.
Bài nghiên cứu “Nguyễn Công Hoan” của tác giả Trần Đăng Suyền có nhận định: “khi
khắc họa nhân vật, Nguyễn Công Hoan cũng như nhiều cây bút truyện ngắn trào
phúng khác thường thiên về ngoại hình, ít tả nội tâm” [6;tr.250]. Đặc biệt tác giả còn
nhận định thêm: “Đây cũng là nơi thể hiện sự hóm hỉnh và cái duyên của cây bút
truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” [6;tr.25].
Tác giả Như Phong trong bài viết “Một nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực
phê phán” in trong báo “Nhân Dân” số 6008, chủ Nhật, ngày 25 tháng 03 năm 1973
đã khẳng định Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn 19301945: “Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch tất cả những sự thật ấy


ra, những sự thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát đến xương tủy
những sự thật mà nhiều người có thể biết nhưng chưa nhận thức hết cái tính chất vô
đạo, bất nhân của nó” [30;tr.16]. Còn về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan thì Như Phong có nhận định: “Anh thiên về lối kể chuyện hài hước và trào
phúng, do vậy ngòi bút phê phán và tố cáo của anh lại càng lợi hại hơn. Cái cười mỉa
mai, khinh bỉ có sức công phá mạnh hơn là lời kêu ca, than vãn, đánh mạnh vào cái
chế độ độc ác nhưng lại mơn trớn, đểu cáng, giả đạo đức” [30; tr.16].
Bài nghiên cứu về tác giả Nguyễn Công Hoan của tác giả Nguyễn Hoành Khung đã
điểm qua những nét tiêu biểu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đặc biệt khi bàn
đến chất trào phúng, Nguyễn Hoành Khung có nhận xét: “Sự nhạy bén đặc biệt trước
những mâu thuẫn trào phúng trong đời sống xã hội là đặc điểm quan trọng nhất trong
tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan” [30; tr.30].
Năm 1976, nhà nghiên cứu văn học Tiệp Khắc J’an Mucka đã đọc tham luận “truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sêkhôp tại hội nghị quốc tế về văn học so
sánh ở Budeipét có đoạn viết: “Trong những năm ba mươi của thế kỷ này, Nguyễn
Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không theo truyền thống, một thể
loại truyện ngắn mang tính xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm” [30; tr.194].
Năm 1977, Lê Thị Đức Hạnh nhận định về văn Nguyễn Công Hoan qua bài viết “Kỹ
thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”, tác giả đề cao bút pháp tu từ trào

phúng của Nguyễn Công Hoan: “Ông là nhà văn đầu tiên đạt đến trình độ viết truyện
ngắn khá điêu luyện và một trong những đặc điểm thành công nhất của ông trong
nghệ thuật viết văn lại là nghệ thuật trào phúng” [30;tr.208].
Trong bài nghiên cứu về “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan” tác giả lại nhận định thêm “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan được biểu hiện ở nhiều mặt: từ cách lặp ý, xây dựng tính cách, tìm chi tiết,
đến lời văn, ngôn ngữ, tên truyện rồi kết truyện…Ta thấy nhiều truyện của ông đậm
chất trào phúng chủ yếu là do tác giả đã tổng hợp được nhiều cách rất tự nhiên trong
thủ pháp gây cười [30; tr.240].
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh còn nhận xét: “Do bản tính hay hài hước,
thường nhìn cuộc đời dưới khía cạnh khôi hài, trào phúng nên dễ dàng có ngay một
góc độ để lia ống kính chiếu thẳng vào những cái đáng cười, đáng giễu” [6; tr.387]


Trong tạp chí văn học, số 06, 1993 Phong Lê với bài viết “Nguyễn Công Hoan một đời
văn lực lưỡng” và được in lại trong quyển “Nguyễn Công Hoan- về tác gia và tác
phẩm” có nhận định: “Nghĩ về Nguyễn Công Hoan, tôi luôn luôn nhớ đến một tiếng
cười riêng, tiếng cười Nguyễn Công Hoan, tiếng cười gây cười, lập tức làm ta bậc
cười, cười không cản được, cười to lên hoặc tủm tỉm nhưng rồi sau đó là một vị chua
chát, có lúc như nghẹn đắng, có lúc làm cay nơi mắt ta”. Đồng thời, Phong Lê còn
viết: “Truyện ngắn-đó mới chính là sở trường của ông, trào phúng mới là giọng điệu
của ông” hay “hơn thế, đó lại là cái trào phúng xem ra không chỉ một mà nhiều cung
bậc, mọi cung bậc không phải tất cả đều thuận tai; nhưng khi một nhà văn được viết
hòn nhiên theo thiên tính của mình, thì cái hồn nhiên ấy mới làm phát lộ ra biết bao
tài hoa khiến cho ta kinh ngạc [6; tr.222]
Ngoài ra, năm 2007 trong “Nguyễn Công Hoan-về tác gia và tác phẩm” có bài viết
“Kịch hóa trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” tác giả Nguyễn Thanh Tú
có nhận định: “Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, theo quan niệm của
chúng tôi, đã xuất hiện cái cười mới, cao hơn, sâu sắc hơn cái cười thông thường. Cái
cười của ông chỉa vào từng sự tha hóa trong xã hội, qua đó mà tầm phổ quát của nó là

tố cáo trạng thái tha hóa của toàn xã hội. Ngoài nhu cầu mỉa mai, đả kích, trong
truyện ngắn của ông còn có cả nhu cầu biểu hiện thái độ, tình cảm…”[6; tr.410]
Trong “Nguyễn Công Hoan-về tác gia và tác phẩm” còn có bài viết “Chất trí tuệ của
tiếng cười và óc châm chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan” tác giả Trần Đình Hiếu
có viết “Đọc truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, ta thấy chất muối hài hước
dường như đã hòa tan trong “món ăn chế biến và nấu giỏi”. Tuy nhiên, nếu tinh ý vẫn
có thể nhận ra “máu” châm chọc và óc tinh quái của nhà trào phúng” [6;tr. 426]
Điểm qua một số ý kiến của nhà nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan người viết nhận thấy mỗi tác giả có một nhận xét riêng của mình trong việc nhận
định và đánh giá về truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Hầu hết các tác giả
đều thừa nhận Nguyễn Công Hoan là người khai mở và phát triển một thể loại truyện
hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng, ông đã làm được những điều mà ít người
làm được, thậm chí chưa ai làm được. Đồng thời, ghi nhận những đóng góp to lớn của
Nguyễn Công Hoan trong nền văn học hiện thực 1930-1945. Những công trình nghiên
cứu về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm của ông mang giá trị là tài liệu tham


khảo đặc biệt, gợi mở để người viết thực hiện tốt đề tài “Chất Umua trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan”.

3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Chất Umua trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, người
viết bàn về biểu hiện, đối tượng và giá trị của chất umua trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan. Từ đó cho thấy được sự tài hoa của ông trong việc vận dụng các phương
tiện phục vụ cho mục đích châm biếm, đả kích của mình. Khi tiến hành nghiên cứu đề
tài này người viết sẽ có điều kiện học hỏi, tích lũy thêm kiến thức về tác giả Nguyễn
Công Hoan cũng như những nét đặc sắc trong sáng tác của ông. Đặc biệt khi đề tài
hoàn thành sẽ góp vào kho tài liệu về Nguyễn Công Hoan thêm một bình diện khác để
phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập của người viết sau này.


4. Phạm vi nghiên cứu:
Đối với đề tài này, người viết đi sâu tìm hiểu một số truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Đồng
thời, người viết sẽ tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan để làm nổi bật thêm
vấn đề mình nghiên cứu. Cụ thể là các sách phê bình nghiên cứu về nhà văn cũng như
những sáng tác của ông.
Thực hiện đề tài “Chất Umua trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” thì phạm
vi giới hạn người viết đi vào nghiên cứu là nghệ thuật châm biếm, đả kích, hài hước,
trào phúng…với nhiều cung bậc để làm rõ cái chất “Umua” ấy.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Trước hết người viết đọc một số tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan,
các bài phê bình và lí luận văn học. Sau đó, tập hợp và thống kê các dẫn chứng, ý kiến
có liên quan đến đề tài.
Người viết vận dụng thao tác phân tích, so sánh, chứng minh, bình luận để làm
sáng tỏ vấn đề mà đề tài đặt ra.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG XÃ HỘI THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN Ở
VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng 8-1945
Từ thế kỷ XVI giai cấp phong kiến không còn giữ vai trò tích cực trong lịch sử
nữa nhưng nó cũng chẳng thay thế được bằng một chế độ tiến bộ hơn. Xã hội Việt
Nam phải trì trệ mãi trong vũng lầy phong kiến. Cũng như một số nước phương Đông,
giai cấp phong kiến ở Việt Nam không có khả năng chủ trương tiếp thu khoa học-kỹ
thuật của chủ nghĩa Tư Bản mặc dù đó là chỗ ưu thắng của phương Tây, mà chỉ một
mực đóng cửa nước nhà không thèm cho bọn “mọi rợ” ấy giao thiệp cho đến khi

chúng dùng vũ lực cướp nước thì quay lại đầu hàng và làm tay sai cho chúng. Vào
giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược và đặt nền cai trị lên nước ta, từ đó nước ta
trở thành nước thuộc đia-nửa phong kiến.Thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai
thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu
thụ hàng hóa, chúng bóp nghẹt tự do dân chủ, dìm dân tộc ta vào biển máu. Những
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 chưa dứt thì xảy ra cuộc khủng hoảng
mới 1935-1937. Hậu quả chiến tranh đế quốc vẫn còn, lại tiếp đến cuộc đại chiến thứ 2
năm 1939-1945 với quy mô rộng lớn. Con người và xã hội Việt Nam bị thực dân Pháp
ra sức đàn áp, bóc lột nặng nề: tăng sưu, thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát…Ở nông
thôn dân cày bị đày đọa bằng mọi thứ tai trời ,ách đất: lụt lội, hạn hán ,tô cao, tức
nặng, thực dân địa chủ cướp ruộng, quan lại cường hào nhũng nhiễu…Cảnh đói
khát,bán vợ đợ con, tha phương cầu thực diễn ra thê thảm. Ở thành thị, công nhân viên
chức bị sa thải, dân nghèo bị phá sản hợp với những người nông dân không sống nỗi
với quê hương kéo ra thành thị, tạo thành một đội quân thất nghiệp, sống cầu bơ cầu
bất tìm đến những “chợ bán người” và dẽ dàng sa vào con đường lưu manh trụy lạc để
kiếm ăn. Xã hội Việt Nam hiện lên như một bức tranh xám xịt, nham nhở, phơi bày
mọi cảnh đời đồi bại và lố lăng. Nếu ở giai đoạn trước nhân dân phải kham khổ dưới


sự thống trị của giai cấp phong kiến thì đến giai đoạn này nỗi khổ ấy càng tăng lên gấp
bội.
Giai cấp phong kiến tồn tại hơn ngàn năm cho đến khi thực dân Pháp xâm lược
thì nó vẫn được duy trì để làm cơ sở thượng tầng cho sự thống trị của thực dân Pháp.
Trước cảnh “một cổ hai tròng” cuộc sống con người Việt Nam lâm vào đường cùng
không lối thoát. Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa-nửa phong kiến, văn
học Việt Nam thời kỳ này là cột mốc rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và
lịch sử văn học nói riêng. Cuộc sống và con người Việt Nam được phản ánh vào trong
văn học hay nói đúng hơn cuộc sống và con người Việt Nam đã in mình trên văn học.
Hiện thực cuộc sống nhức nhối, tủi nhục, quẩn quanh trong vòng vây của thực dân
phong kiến, của xã hội mà quyền lực và đồng tiền có thể chà đạp lên đạo đức, nhân

cách, tình cảm của con người. Xã hội chuyển từ hình thái phong kiến sang hình thái
thực dân nửa phong kiến, văn học nảy sinh trong tình hình đó không hề đơn giản.
Trong đấu tranh giai cấp, thời giai cấp phong kiến còn tiến bộ kết hợp chặt chẽ với
nhân dân, văn học dân gian, văn học viết đều phát triển mạnh mẽ. Văn học tuy nhằm
phục vụ giai cấp thống trị nhưng đồng thời có tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc, khi
giai cấp phong kiến trở thành tiêu cực phản động, nhân dân vùng lên chống lại thì văn
học tuy có gặp trở ngại nhất định nhưng vẫn tiến lên phát triển vượt bậc , có khi làm
nhiệm vụ bảo vệ chế độ phong kiến, có khi là vũ khí đánh trả bọn phong kiến tàn ác
đồng thời cũng là tiếng cười vui vẻ tiễn đưa chế độ phong kiến đến mồ chôn của nó.
Văn học giai đoạn này tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát
của xã hội đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của tầng lớp nhân dân bị áp
bức bóc lột với thái độ cảm thông sâu sắc. Hầu hết những nhà văn đều mang một thái
độ phẫn uất, đau thương cho dân tộc khi hằng ngày phải chứng kiến tội ác, những thói
đời vô thường, vô luân do thực dân phong kiến đem lại, không ít người sẵn sàng ném
thẳng nỗi căm hờn, phẫn uất ấy qua từng trang viết với từng thái độ khác nhau. Tuy
nhiên, họ có chung một bước đi, cùng chĩa mũi nhọn vào cái xã hội với biết bao xấu
xa, tàn nhẫn, rởm hợm cùng những điều thương tâm, ai oán. Ta cần phải nhận thấy
rằng, trước đó nền văn học nước nhà đã xuất hiện một số tác gia có tư tưởng tiến bộ,
có lối sống tránh xa thị phi, khinh miệt lẽ sống tầm thường, lạc lõng ấy từ Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ đến Hồ Biểu Chánh…


Xã hội Việt Nam những năm đầu dưới ách thống trị của thực dân phong kiến
được khắc họa rõ nét qua từng trang văn. Thời đại mất nước, dân tộc bị chà đạp, là một
người yêu quê hương, tận mắt chứng kiến những nền móng đạo đức đang suy tàn,
Nguyễn Khuyến không thể không kêu lên một tiếng “đau thương”, ông sáng tạo ra thứ
văn thơ trào phúng, sâu cay, đả kích vào cuộc đời đồi bại và lố bịch lúc bấy giờ:
“Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo, vai nhọ khác chi thằng hề”
(Lời vợ anh phường chèo)

Những bọn quan lại theo Tây rởm hợm cũng bị ông miệt khinh, đấu đá:
“Ghế tréo, lộng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”
(Vịnh tiến sĩ giấy)
Ở thơ văn Trần Tế Xương ta cũng thấy cảnh những kẻ mua quyền, mua tước, học hành
không đỗ đạt mà dùng tiền mua danh phận, địa vị:
“Ông ở khoa nào, ở xứ nào
Thế mà hoa, hốt với trâm, bào?
(Tiến sĩ giấy)
Hay:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Đứa thì mua tước, đứa mua quan”
(Năm mới chúc nhau)
Trong xã hội đó, những con người từng được kính trọng thì giờ đây họ bị tha hóa đến
độ không còn liêm sỉ:
“Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây”
(Thầy đồ ve gái góa-Nguyễn Khuyến)
“Có một cô gái nuôi một ông đồ
Quần áo rách rưới, ăn mặc xô bồ”
(Thầy đồ dạy học-Trần Tế Xương)
Hình ảnh những người nông dân “dải nắng dầm mưa”, quanh năm suốt tháng “bán mặt
cho đất, “bán lưng cho trời” nhưng đến khi thu hoạch xong thì cũng là lúc nợ nần, sưu,
thuế bủa vây:


“Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò”
(Chốn quê-Nguyễn Khuyến)
Chúng ta sẽ không thể quên hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt Đèn” của

Ngô Tất Tố phải bán con ,bán chó đóng suất sưu hết sức vô lý cho người đã chết.
Dường như trong thời kì này những người càng lao động cực khổ thì cuộc sống càng
bấp bênh, khốn cùng. Một xã hội mà khi đó con người phải “vào chỗ chết để giữ lấy
sự sống” (Lầm than-Lan Khai), có người bị đói mà chết nhưng cũng có người vì quá
no mà chết. “Một Bữa No” của Nam Cao, nói là no nhưng là một cái no biến dạng thê
thảm của cái đói vì no và chết trong đói khổ và tủi nhục…còn nhiều nữa số phận
những người nông dân lương thiện bị vùi dập tả tơi dưới gọng kìm của bọn thực dânphong kiến. Thời kỳ ấy không phải chỉ có tiếng trống thúc thuế, dồn sưu, bắt phu ,bắt
lính …đe dọa đời sống nhân dân lao động mà xã hội đó còn là một địa ngục, khắp nơi
nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái người chết hàng loạt,
người sống nhiều khi cũng không khác gì “hồn ma bóng quỷ”. Những vấn đề trong xã
hội đang chuyển động ngỗn ngang với những bất công và đói khổ. Những con người
sống và tồn tại trên mảnh đất màu mỡ, đồng bãi phù sa nhưng vẫn không có cái ăn cái
mặc.
“Quan được tăng lương dân cũng tăng
Tăng sưu, tăng thuế đến nhăn răng
Còn manh khố rách càng thêm rách
Đời sống lầm than ai thấu chăng?”
(Tú Mỡ)
Trong tác phẩm “Nhà Mẹ Lê” của Thạch Lam cũng phần nào nêu lên cái hiện
thực chua chát ấy- cái chết của người mẹ vì quẫn bách trong ngày giáp hạt, phải đi vay
gạo bị bọn nhà giàu xua chó cắn. Chung kết câu chuyện mở ra cái chết ngầm và chết
thật ấy có thể đến chậm hơn, dai dẳng hơn.
“Năm nay đành vậy, mong năm sau
Khốn nỗi năm nào cũng giống nhau
Thiếu áo thiếu cơm gì cũng thiếu
Vẫn tro đầy mặ , bụi đầy đầu”
(Thế Nhu)


Cuộc sống của con người được phản ánh trong “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng là

những con người nghèo khổ cũng là nạn nhân bị chế độ xã hội xô đẩy vào con đường
lưu manh tội lỗi. Rõ ràng xã hội Việt Nam ở giai đoạn này nhiều điều mắt thấy tai
nghe thì càng làm cho con người ta thêm phẩn uất. Nhìn về phía “thượng lưu” không ít
tác phẩm đã miêu tả, lên án những tên Nghị gật, những tên trí thức mất gốc, những tên
quan luồn trên nạt dưới ,những tên lý trưởng tìm mọi cách để ăn tiền của dân…Tất cả
bọn chúng là loại người gian xảo và sát nhân được dung túng làm bậy, xa xỉ, dâm ô.
Chúng ở những tòa lâu đài đồ sộ ,tắm nước suối Vi-ten nhà lúc nào cũng có hàng chục
nàng hầu để khi nào “ngứa mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì cấu véo một cái” (Giông
tố) hay có cả chuyện một tên chủ nhà xua chó cắn chết đứa bé ,con người vú ở cho nhà
nó vì chồng chị dám đem con đến bú trộm sữa mẹ…thật quá khủng khiếp khi cùng là
con người với nhau mà đối xử với nhau tàn nhẫn như thế!
Trong xã hội này đồng tiền cũng chiếm một vị trí chúa tể “bây giờ à? Chỉ có
đông tiền là giời là phật, chí có đông tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi
người, ai ai cũng phải thờ nó mới được” (Vũ Trọng Phụng- Không Một Tiếng Vang).Ở
đây đồng tiền có khả năng mua được mọi thứ, người này dùng đồng tiền để chà đạp
lên người kia, chà đạp lên cả luân thường đạo lý.
Mối quan hệ gắn bó thiêng liêng trong gia đình diễn ra trước mắt như một tấn tuồng,
vợ chồng sống với nhau bằng sự lọc lừa, dối trá:
“Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương tiếc cái xe tay”
(Mồng hai Tết viếng cô Ký-Trần Tế Xương)
Con cái thì chửi bới, coi thường bậc sinh thành:
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”
(Đất Vĩ Hoàng-Trần Tế Xương)
Những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức đã sụp đổ hoàn toàn những tầng lớp
“thượng lưu”thì mất hết tình nghĩa thiêng liêng cao cả của con người: tình cha con,
anh em, vợ chồng…Con người đã mất hết mọi ý thức về nhân cách và liêm sỉ. Làm
chồng có thể vì tiền bạc, địa vị mà để vợ ngủ với kẻ khác không chút đắn đo, ái ngại.
Làm con thì vác gậy đánh bố vì ông không quẳng tiền cho nó đi chơi hay hăng hái nhét

phân vào mồm mẹ nó vì người mẹ đã dám ngang nhiên nhổ vào mặt tình nhân yêu quý


của nó những câu: đồ đĩ, chém cha đồ đĩ! Ngay đến sự chết của bậc sinh thành cũng là
cơ hội để những đứa con có dịp khoe phẩm hàm, chức vị và lấy tiếng báo hiếu để khoe
giàu, khoe sang… (Một chuỗi cười-Đỗ Phồn)
Có lẽ do phải chứng kiến sự đổi thay dâu bể làm cho mọi giá trị, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc bị đảo lộn nên các nhà văn nhà thơ thời đó càng thêm phẩn uất, xót xa.
Đồng tiền và quyền lực trong giai đoạn này đã lật ngược trắng- đen, thật- giả. Một số
đông người phải bán thân nuôi miệng, những đứa bé khốn khổ phải “chịu đấm- ăn
xôi”. Trái ngược với những cảnh đời cùng đinh ấy là những kẻ thuộc giai cấp thượng
lưu, quan lại sẵn sàng mua vui trên sự đau khổ của người nghèo khó. Quan lại giờ đây
chỉ đóng vai trò là tay sai đắc lực cho bọn thực dân Pháp, chúng tìm mọi cách đục
khoét, bòn tiền xương máu của đồng bào để sống xa hoa, sung sướng. Quan thì ăn của
đút, địa chủ thì cho vay nặng lãi để cướp đất, cướp nhà...Bọn chúng có quyền biến một
người lương thiện thành một tên tù tội , nhân cách ,sinh mạng của con người được bọn
chúng mua và đánh đổi bằng “tiền”.
“Ví khiến trong tay tiền bạc có
Nói “dơi” nói “chuột” chán người khen”
(Vì tiền-Trần Tế Xương)
Hay:
“Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ tiền”
(Bỡn Tri phủ Xuân Trường-Trần Tế Xương)
Ở xã hội đó, con gái, đàn bà đua nhau “lấy chồng Tây”, lấy kẻ đã giày xéo quê cha, đất
tổ mà không biết thẹn:
“Con gái đời này, gái mới ngoan
Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan
Ba vuông phất phới cờ bay dọc
Một bức tung hoành váy xoắn ngang”

(Lấy Tây- Nguyễn Khuyến)
Nhưng cũng có nhiều thân phận phụ nữ bị hiếp đáp, chà đạp không thương tiếc
vẫn không dám “kêu”. Trong cảnh nước mất, nhà tan kẻ giàu có, quyền lực là bọn gây
ra tội ác, gây ra những chuyện xấu xa nhơ nhuốc, những con người càng thấp cổ bé
họng ,càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị áp bức một cách tàn nhẫn, phủ phàng…


Văn học trãi dài cùng lịch sử, đưa văn chương vào quỹ đạo các vấn đề xã hội, trong đó
nổi lên cực kì gay gắt vấn đề áp bức và bóc lột ,vấn đề quyền sống,quyền tự do và
công bằng dân chủ là cần thiết. Nhìn thẳng vào thực tại để thấy cái đen tối, ảm đạm là
điều đúng đắn bởi dù có bất công như thế nào thì con người vẫn phải sống, vẫn phải
vươn lên. Trong xã hội phong kiến và xã hội thực dân phong kiến nhiều nhà văn, đã
lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền, bày tỏ lòng cảm thông với người
dân bị áp bức. Hiện thực cuộc sống của nhân dân nhức nhối, tủi nhục, bộn bề cùng
tiếng thúc sưu, thúc thuế trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; nỗi bế tắc, quẩn quanh
trong vòng vây của cái nghèo, của phong kiến và xã hội đồng tiền qua giọng điệu triết
luận sắc nhọn của Nam Cao. Ở một số truyện viết về người nông dân bị lưu manh hóa,
Nam Cao kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt cả nhân tính của những con
người vốn có bản tính lương thiện, hiền lành. Bao cảnh tham tàn, độc ác, thối bẩn ,lố
bịch của tầng lớp tư sản liên kết với thực dân và bao nỗi khốn đốn, đồi trụy dưới ngòi
bút sắc sảo của Vũ Trong Phụng…Qua tác phẩm “Số đỏ” Vũ Trọng Phụng đã xây
dựng nên Xuân tóc đỏ, một nhân vật thực sự đốn mạt thích hợp với bản chất đốn mạt
của xã hội đương thời. Văn học ở giai đoạn đó có biết bao chân dung biếm họa của
đám người cặn bã, chó đểu, quái thai của xã hội thực dân, phong kiến, tư sản! Trong
đó có “me Tây” ,bọn nhà giàu hãnh tiến,bọn trí thức nửa mùa kiếm ăn trong phong
trào Âu hóa trụy lạc , những gái tân thời mất nết, đám vua quan bù nhìn, hèn nhát dựa
dẫm bọn Phá… được đưa lên trang sách như một hồi chuông báo động cần phải thay
đổi cái xã hội không còn có thể sữa chữa được nữa đó.Tất cả những khía cạnh xã hội
được nêu lên bộc lộ sự quyết liệt, sâu sắc trong phê phán, phanh phui, lật tẩy các vấn
đề của một xã hội thuộc địa tàn độc đầy rẫy những bất công ngang trái.


1.2 Vài nét về Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của ông trước Cách
mạng tháng 8-1945
Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn tài năng, tầm cỡ vượt ngoài thế giới
(truyện ngắn của ông được dịch ra thành nhiều thứ tiếng trên thế giới). Ông là một
trong những đại biểu ưu tú nhất trong dòng văn học hiện đại phê phán giai đoạn 19301945. Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6-3-1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện
Châu Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Nguyễn Công Hoan vốn là
người có tính hài hước. Tính hài hước của ông mang màu sắc chính trị, điều đó xuất
phát từ tấm lòng ưu ái người cùng khổ đã được báo hiệu ngay từ ngày ông còn nhỏ. Ở


với bác, nhà văn chứng kiến bao nhiêu chuyện phố phủ, quan lại, chuyện những người
nông dân đến quan bị bóp nặn. Tất cả đều đọng lại trong trí nhớ của ông. Từ bé
Nguyễn Công Hoan đã được dạy dỗ những phương ngữ, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn,
thơ văn chống Pháp của những tác giả như: “Việt Nam phục kí” của Phạm Huy Hổ ;
“Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn; “Nam Hải dị nhân” của Phan Kế Bính….
Ông lớn lên cùng với tình yêu văn học, được bồi đắp chí khí yêu nước, phản kháng
trước những áp bức, bất công bằng con mắt nhìn đầy tính trào lộng.
Nguyễn Công Hoan là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền
móng cho dòng hiện thực phê phán Việt Nam. Đó là thời kì văn học đang ở giai đoạn
thứ hai của nền văn xuôi Quốc Ngữ. Nguyễn Công Hoan đã chọn cho mình một con
đường đi riêng độc đáo. Viết những truyện trong đời sống bình thường về những con
người bình thường với một phong cách gây cười độc đáo nên truyện của ông làm bật
lên những chuỗi cười rơi nước mắt
Chính vì vậy ông được xem là “người mở đường”, là “lá cờ đầu” của dòng văn
học hiện thực phê phán Việt Nam. Nguyễn Công Hoan là một trong những người viết
truyện ngắn thành công nhất, tạo nên sự mới mẻ cho văn học nước ta những năm
1930- 1945 đầu thế kỉ XX.Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan phản ánh đúng thực
tại xã hội lúc bấy giờ. Điều dễ thấy trong truyện ngắn của ông là sự mâu thuẫn giữa
tầng lớp phong kiến và nhân dân lao động nghèo dưới đáy xã hội.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp lại thành một bức tranh rộng lớn, khá đầy
đủ về xã hội cũ. Hầu hết các tầng lớp trong xã hội nửa thực dân phong kiến dều có
mặt: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tri thức làm nghề tự do: thầy thuốc, nhà báo,
nhà giáo, các nghệ sĩ rối, tư sản, nhà buôn, nhà thầu phán, địa chủ quan lại, cường hào,
nghị viện, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm,
chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp…Từ các giai cấp bị áp bức bóc lột, các giai cấp
thống trị đến các tầng lớp trung gian cho đến những người dưới đáy xã hội đều hết sức
phức tạp. Tất cả đều có vai trò trong tấn hài kịch đồ sộ với bao nhiêu màn, lớp trong
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Trên sân khấu ấy hầu như diễn ra đủ mọi tấn trò
đời, bao nhiêu truyện ngắn là bấy nhiêu cảnh sống của cái xã hội thối nát cũ. Tất
nhiên, ông cũng có những nét vẽ lệch lạc hoặc ít hoặc nhiều nhưng toàn bộ truyện
ngắn của ông giai đoạn này toát lên một ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ. Người xem tranh có


thể tự mình rút ra kết luận: xã hội đó là một xã hội đen tối, bất công, bẩn thỉu và như
vây nhất định không thể tồn tại được.
Bên cạnh đó, tác giả còn nói lên một hiện tượng thoái hóa về đạo đức con người
trong xã hội, trong đó có truyện “Báo hiếu trả nghĩa cha”, “Báo hiếu trả nghĩa mẹ”,
“Mất cái ví”…Đọc truyện “Mất cái ví” người đọc thể hiện sự bất bình trước thái độ
ngờ vực của lão Tham đối với cậu ruột mình. Hắn đã mượn cớ mất cái ví để đuổi khéo
cậu mình về quê. Trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan còn đề cập đến những lối
sống rởm đời, đua đòi lối sống phương Tây: “Samandji”, “Thế là mợ nó đi Tây”,
“Oẳn tà roằn…Mỗi tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là một xã hội thu hẹp. Nó phản
ánh một cách tinh tế và đầy đủ mọi thứ tồn tại trong xã hội. Nó khai thác mọi ngõ
ngách đời sống của con người và kể cả thế giới nội tâm của nhân vật.
Nói đến nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ta cần phải nói đến
nghệ thuật trào phúng. Mục đích trong sáng tác của ông là đánh ngã kẻ thù và gây
tiếng cười, cho nên lúc nào nhà văn cũng xây dựng truyện giống như một vở hài kịch.
Về cách xây dựng nhân vật, nhà văn hay dùng bút pháp phóng đại, là một trong những
thủ pháp gây cười. Tác giả tập trung tất cả những cái xấu về hình thức cũng như về

tinh thần vào nhân vật phản diện, cách đó làm cho nhân vật kì dị, méo mó không thật.
Về bố cục, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn, cách vào truyện lí thú
và kết thúc truyện bất ngờ. Ông nắm độc giả ở ngay chỗ thú vị nhất của câu chuyện,
làm bật lên tiếng cười giòn giã thì ngưng lại ngay.
Nói tóm lại, Nguyễn Công Hoan là một nhà văn có nhiều khả năng và kinh
nghiệm trong nghệ thuật viết truyện ngắn. Truyện của ông thường rất ngắn. Lời kết
thúc cô đọng, hàm súc nhưng chứa đựng những nụ cười mỉa mai, sâu sắc. Cốt truyện
được dẫn dắt một cách có nghệ thuật dễ hấp dẫn người đọc. Mỗi truyện là một màn
kịch ngắn có giới thiệu, thắt nút và mở nút đồng thời qua đó thể hiện tiếng cười, đả
kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan.


CHƯƠNG 2:
CHẤT UMUA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG
HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945
2.1 Giới thuyết về chất Umua
Đã là nhà văn phải có một cái nhìn và cách thể hiện thật độc đáo, sâu sắc về con
người về cuộc đời. Để có được những tác phẩm văn chương để đời thì trong tác phẩm
ấy nhà văn phải thể hiện được dấu ấn riêng của mình. Mỗi nhà văn có cách nhìn riêng
đối với cuộc sống xung quanh thế giới hiện lên với sự biến hình qua lăng kính riêng
của từng nhà văn. Hiện thực cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ mỗi nhà văn chỉ có thể
nắm bắt và tái hiện một hoặc vài khía cạnh nào đó của cuộc sống. Chẳng hạn đối với
nhà văn này thế giới xung quanh là một tấn trò bỉ ổi, đối với nhà văn khác thế giới là
tấn bi kịch ,ở nhà thơ kia thế giới là một thiên đường… Văn chương nghệ thuật không
đi theo lối mòn quen thuộc của một cách viết bản năng. Do sở trường, tài nghệ và đặc
biệt là cảm quan riêng về thế giới mà mỗi nhà văn đã tìm cho mình một hướng đi phù
hợp. Sự đào thải trong nghệ thuật thường khắt khe hơn so với các lĩnh vực khác, thế
nhưng, đã hơn nửa thế kỷ qua Nguyễn Công Hoan và tác phẩm của ông vẫn tồn tại và
đứng vững. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là một pho sử liệu sống sinh động và
chân thực về thời kỳ hiện đại. Mỗi một câu, một chữ của Nguyễn Công Hoan đã thể

hiện một quá trình rèn luyện và tu dưỡng nghệ thuật một cách đáng trân trọng. Thành
công với dòng văn học hiện thực phê phán không phải chỉ có một Nguyễn Công Hoan
song chúng ta không thể nào lầm văn của Nguyễn Công Hoan với văn của Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố hay những nhà văn khác dù họ viết cùng đề tài, thể loại. Nguyễn
Công Hoan đã đưa vào văn phong của mình dấu ấn nghệ thuật riêng và chất “Umua”
có trong tác phẩm đóng vai trò quan trọng tạo nên giá trị của truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan. Tài năng trong việc sử dụng chất “Umua” trong hàng loạt tác phẩm góp
phần đưa vị trí của Nguyễn Công Hoan lên đỉnh cao và tạo nên sức thuyết phục lớn
cho độc giả. Để tìm hiểu chất “Umua” trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
trước hết chúng ta cần có cách hiểu về chất “Umua”.
“Umua” (hay còn gọi là Uymua) theo từ điển Anh-Việt xuất phát từ nguyên văn
là Humour.(phiên âm /:humэr/ ) Khi du nhập vào nước ta có nhiều cách phiên âm và
cách đọc khác nhau. Tuy nhiên người nghiên cứu chọn cách đọc là “umua” cho gần


gũi với cách đọc thông thường đã phổ biến từ rất lâu trong ngôn ngữ Việt Nam. Hơn
nữa đây là cách đọc thông dụng của người Việt Nam từ trước đến nay vì chúng ta vốn
chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp trước nền văn hóa Anh-Mỹ. Cách đọc “Umua” của
Từ điển Pháp-Việt : “h” là âm tắc nên “h”câm. Tuy theo cách đọc của Từ điển PhápViệt nhưng chúng ta hiểu về nghĩa của “Umua” theo gốc tiếng Anh. Về nghĩa của
“Umua” theo Từ điển Anh-Việt như sau:
+Humour(dt)
● Thể hiện tính chất vui hoặc buồn cười.
● Khả năng nhận thức được sự vật những tình huống, hoặc những con
người khôi hài có khả năng thích thú,vui vẻ
+Humour(dt)
● Tâm trạng của một người, tâm tình ,tính khí.
+ Humour(dt)
● Một trong bốn thể dịch trong cơ thể mà trước đây người ta cho rằng nó
quyết định các phẩm chất và tinh thần trong thể xác của con người.
Theo các định nghĩa về “Umua” (humour) của Từ điển Anh- Việt thì tạm hiểu

như sau. Chất “Umua” xuất hiện làm cho người tiếp nhận nó cảm thấy vui vẻ,thích
thú. Từ nghĩa gốc là vấn đề thuộc về khí chất của con người nên khi được đưa vào văn
học ,chất “umua” được xem như một trong những yếu tố làm nên dân tộc tính của
người Anh.
Chất “Umua” xuất hiện trong văn chương rất sớm trong nhiều tác phẩm nổi
tiếng. Đến thế kỷ XVIII chất “umua” rất được ưa chuộng trong việc thể hiện văn
chương ở các nước phương Tây. “Umua” theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, dịch là
“hài hước”. Hài hước là một dạng của cái hài có mức độ phê phán nhẹ nhàng chủ yếu
là gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất cân đối giữa nội dung và hình thức,
bản chất và hiện tượng. Đặc biệt là lí tưởng và thực tế như dốt mà hay nói chữ, sợ vợ
mà lên mặt làm chồng.
Hài hước khác cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác
cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Hài hước là sản phẩm trí tuệ của
con người, là dấu hiệu của tài năng và biểu hiện của tinh thần lạc quan. Hài hước khéo
léo vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận biết ra sự trớ
trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai.


Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “Umua”. Nhưng các dịch giả đều
chuyển dịch là “hài hước”. Theo “Từ điển Tiếng Việt”, “hài hước” là vui đùa nhằm
mục đích gây cười (thường nói về hình thức văn nghệ). Tuy nhiên, những cách định
nghĩa trên vẫn chưa thật sự bao quát hết nghĩa của “Umua”. Bên cạnh tính chất vui đùa
nhằm mục đích gây cười là chính, tiếng cười của nó còn bao hàm rất nhiều ý nghĩa bên
trong. Có hai lí do để người nghiên cứu quyết định sử dụng thuật ngữ “Umua” mà
không phải là “hài hước”:
+ “Umua” khi sang tiếng Việt Nam dịch giả quen chuyển là “hài hước”. Tuy
nhiên nếu dịch như thế sẽ không thật sự sát với nghĩa gốc của “Umua”.
+ Do lịch sử phát triển “Umua” xuất phát từ gốc tiếng Anh “Humuor” và vẫn
chưa có một định nghĩa chính xác nhất về thuật ngữ này.
“Umua” cũng là một trong những biểu hiện của cái hài, cũng có nhiều cung bậc

và sắc thái khác nhau. Người ta coi “Umua” là cung bậc đầu tiên và châm biếm là
cung bậc cuối cùng. Tuy nhiên vẫn có một mối quan hệ chặt chẽ giữa “Umua” và
châm biếm, đó là mối quan hệ biện chứng giữa hai cung bậc của cái hài. Cái hài theo
định nghĩa của nhà văn, nhà tư tưởng Nga Sccnưsepxki: “cái hài là sự trống rỗng và
sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huyênh hoang tự cho rằng có nội
dung và ý nghĩa thật sự”. Cái hài bao hàm một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng
định lí tưởng thẩm mĩ cao cả. Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực
và có tính công phá mạnh mẽ đối với những cái xấu xa, kịch cỡm. Sức mạnh của nó
vừa có ý nghĩa phủ định vừa mang ý nghĩa khẳng định. Nó phủ định cái xấu xa và
nhân danh cái cao đẹp. Do “Umua” cũng là cung bậc của cái hài, nên nó cũng có
những đặc trưng của cái hài cũng mang tính cảm xúc và sáng tạo tích cực. Ngày nay,
cái hài được phân thành 4 loại: hài hước; dí dỏm; châm biếm, mỉa mai và đả kích. Mỗi
loại có ý nghĩa riêng và độc đáo của nó. Cái hài có những đặc điểm cơ bản sau:
- Cái hài phải gắn với cái cười, nhưng không phải cái cười nào cũng gây ra cái hài, cái
hài là một hiện tượng của cái đáng cười, là hiện tượng gây cười. Cái cười đòi hỏi trước
tiên phải nằm trong mối quan hệ giữa đối tượng gây cười và chủ thể bị cười.
- Cơ sở để hình thành cái hài là những mâu thuẫn trong đời sống, có thể là mâu thuẫn
giữa cái cũ và cái mới, giữa hình thức và nội dung, có thể là vi phạm những chuẩn
mực của đời sống, vi phạm những chuẩn mực của cái đẹp (đây còn gọi là đối tượng
của cái cười)…Những yếu tố trên đều có thể gây cười.


- Cái hài mang khuynh hướng xã hội. Khi người ta dám cười cái xấu là họ đã phủ định
cái xấu, dám phủ định cái xấu là xấu tức là dám đứng ra chống lại cái xấu và tin tưởng
vào cái đẹp, xây dựng cuộc sống trên nền tảng của cái đẹp.
- Tình cảm trong tiếng cười của cái hài là mĩ cảm. Cảm xúc thẫm mĩ là cảm xúc vô tư
không vụ lợi. Cười do không tiếp nhận cái xấu, cái mâu thuẫn với cái đẹp, cái xung đột
nên khiến người ta phải cười.
- Cái hài là sự nhận thức. Khi chủ thể cười nhận thức được đối tượng thì mới có thể
cười. Điều này giải thích việc, khi mọi người cùng có thể cười trước một sự việc, hiện

tượng nhưng đôi khi cùng đứng trước sự việc, hiện tượng đó có người cũng không
cười. Những người không cười là họ chưa nhận thức được đối tượng của mình. Nói
như Platon: “Không thể nhận thức được cái nghiêm chỉnh nếu thiếu cái buồn cười, và
nói chung, cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập với nó”
Tuy rằng “Umua” không chính xác là “hài hước” nhưng bản chất của nó chứa
đựng những đặc điểm đã nêu trên. “Hài hước” là phép biện chứng của trí tưởng tượng
phóng khoáng hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cái cao quý, sau cái điên
rồ là cái anh minh, sau cái buồn cười là nỗi đau. Trong châm biếm đối tượng là tiếng
cười, là thói hư tật xấu nên nổi bật lên cái giọng đả kích tố cáo.
“Umua” gần với “hài hước” và tiến dần đến châm biếm. Đối với cái hài dù ở
cung bậc nào cũng có bản chất mang tính hài của đối tượng mà ai cũng dễ dàng cảm
nhận được, sự cường điệu của đường nét kích thước và liên hệ của chúng trong việc
miêu tả, sự nhạy bén ý nhị, bản lĩnh của người thể hiện làm tăng hiệu quả của tiếng
cười. Như thế “Umua” rất gần với hài hước. Tuy nhiên không phải là thứ hài hước
mua vui mà trong đó còn chứa đựng tính chất châm biếm dù mang tính chất phê phán
hay xây dựng. Trong lịch sử phát triển của “Umua”, mặc dù lúc xuất thuật ngữ này
mang nhiều sắc thái khác nhau nhưng “Umua” vẫn là khái niệm ngay cả những từ điển
bách khoa hiện nay cũng khó định hình chính xác “trong một ngôn ngữ bao hàm
những quy tắc xác định về chức năng”. Do sự phát triển của chính bản thân “Umua”
nên “Umua” được xem là một thuật ngữ văn học để chỉ một cung bậc của cái hài.
Trong văn học Anh người ta dùng từ “Umua” để diễn tả tiếng cười độc đáo, đặc biệt
của dân tộc mình, có một thời gian “Umua” được dịch nghĩa và phiên âm sang tiếng
Trung Quốc bằng một từ rất đặc biệt “Umặc”. Vấn đề đặt ra là các nhà văn muốn châm
biếm xã hội thì mỗi một người chọn một con đường đi riêng để nói lên tiếng nói của


mình mà không lẫn với bất cứ ai khác. Không nhiều các nhà văn ở các nước phương
Tây thành công khi đưa cái hài hước vào tác phẩm của mình. Bắt đầu bằng tiếng cười
sảng khoái của Rabơle đến cái cười chua chát buồn thương của Xécvăngtéc. Sang thế
kỷ Ánh sáng tiếng cười Giônêthan Xuyp đã thể hiện tài năng tuyệt vời của một nghệ sĩ

thiên tài dùng tiếng cười để châm biếm xã hội. Do chất “Umua” gắn liền với dân tộc
tính của người Anh nên thật khó để có một định nghĩa chính xác về “Umua” trong từ
điển Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan đã chọn cho mình một con đường riêng biệt không giống
với những nhà văn cùng thời và ông đã gặt hái được những thành công đáng kể trong
dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng và dòng văn học hiện đại nói chung. Hàng
trăm tác phẩm ra đời mang âm hưởng của một giọng điệu hài hước nhưng cái hài hước
trong truyện ngắn của ông lại rất phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc. Nguyễn
Công Hoan xứng đáng là cây bút hài hước, châm biếm hàng đầu Việt Nam. Chính vì
thế, tìm hiểu chất “Umua” trong truyện ngắn của ông là việc làm cần thiết

2.2 Cảm hứng Umua thể hiện qua cái nhìn về hiện thực Nguyễn Công Hoan
trước cách mạng tháng 8-1945
Thực tế cuộc sống xã hội cực kỳ bi đát, mọi người sống mòn mỏi trong màn
đêm u tối. Xã hội thực dân- nửa phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị ngày càng
bộc lộ những ung nhọt tấy lên trầm trọng, những điều chướng tai gai mắt không còn
che giấu được hoặc không thèm che giấu đã ảnh hưởng rất nhiều đến cảm hứng sáng
tác của không ít nhà văn trong đó có Nguyễn Công Hoan. Tuy nhiên đứng trước mỗi
vấn đề xã hội, với mỗi người mỗi cảnh, mỗi hiện tượng từng nhà văn có cách nhìn,
cách nghĩ khác nhau. Với Nguyễn Công Hoan, ông đã nhận thấy được những mâu
thuẫn mang tính hài hước, trái ngược giữa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và
hình thức...có khả năng làm nổi bật lên tiếng cười để cho ra đời những sản phẩm đậm
chất umua và trào lộng đặc biệt ở thể loại truyện ngắn. Nhưng phải công nhận rằng
đằng sau cái cảm hứng umua đó ta sẽ nhìn thấy một trái tim đau thương, quằn quại với
những mặt trái của xã hội đương thời. Ai cũng biết rằng, Nguyễn Công Hoan sinh ra
và lớn lên dưới chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, ngày đang trên đà đi đến chỗ
sụp đổ hoàn toàn. Đứng trước cái hiện thực đó, nhà văn có tinh thần yêu nước, ý thức
dân tộc, lòng khinh ghét những bất công, ngang trái nên trong những trang viết của
mình, ông không thể không đề cập đến những vấn đề thuộc mặt trái của xã hội đương
thời. Ta thấy hầu hết đề tài truyện ngắn đều được Nguyễn Công Hoan lấy từ đời sống



thực, đều được rút ngay từ cuộc sống đông đặc trước mắt nhà văn. Ông từng viết: “ đề
tài truyện ngắn của tôi là những việc ,những cảnh xảy ra trước mắt. Thường là một
câu nói ,một hình ảnh, một chi tiết, một tấm ảnh, một câu thì thào từ miệng người này
sang người kia….” Với tài quan sát hiện thực nhanh nhậy, lại nhờ mối thiện cảm, ác
cảm khá đúng đắn, nên truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trở thành những bức tranh đầy
sức sống về cái xã hội đương thời.
Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương…Nguyễn Công Hoan thường đứng trên
lập trường phong kiến để phê phán những gì trái với đạo đức phong kiến, trái với
những gì thuộc nền nếp gia đình phong kiến gia trưởng, cái mà Nguyễn Công Hoan
cho là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống
trào phúng của văn học dân tộc nói chung, tiếng cười Nguyễn Khuyến, Tú Xương nói
riêng, Nguyễn Công Hoan vừa đứng trên lập trường dân tộc vừa đứng trên lập trường
dân chủ để phê phán những kẻ áp bức bóc lột người nghèo. Là một người có trực quan
nhạy bén, có tấm lòng trung thực, có lương tâm trong sạch Nguyễn Công Hoan luôn
cảm thấy boăn khoăn, day dứt trong lòng khi nhận ra những hiện tượng áp bức bất
công, những tình huống ai oán đau lòng xảy ra nhan nhản trong xã hội trước mắt. Để
giải tỏa những nỗi niềm ấy, là một con người vốn có khiếu văn chương, lại ảnh hưởng
truyền thống văn học của gia đình nên nên trong những sáng tác của mình Nguyễn
Công Hoan bao giờ cũng đề cập đến những việc chướng tai, gai mắt trong xã hội lúc
bấy giờ. Nguyễn Công Hoan không sa đà vào những truyện phù phiếm, vẩn vơ mà
đều xuất phát từ cái hiện thực do quan sát được và ông viết những điều cần viết, những
điều ông cho là “không viết thì không an tâm”, không viết là “che giấu cho đối
phương tội lỗi mà duy chỉ mình biết, mình thấy”. Nhà văn đã đưa vào văn học nhiều
lớp người, nhiều cuộc đời, nhiều tình huống với những cảnh sống có vẻ như bình
thường, giản dị nhưng thường lại ẩn chứa hoặc phơi bày những nỗi niềm những tình
cảnh khốn khổ, khốn nạn hoặc những hiện tượng áp bức bất công, phi lý đến khủng
khiếp. Người đọc bắt gặp hầu như đủ các hạng người, từ những tên quan lại, cường
hào, địa chủ, tư sản cho đến những người lao động những người nông dân viên chức,

kép hát, kéo xe, đi ở, cả những kẻ ăn mày, ăn xin, gái điếm…với những người có lối
sống lố lăng, kệch cỡm…Từ những cảnh sống lam lũ, lầm than, vắt mũi không đủ đút
miệng , đến những cảnh sống xa hoa, đàng điếm, dâm dật, lấy thế, lấy lực đè người.
Hết thẩy đều bắt nguồn từ thực tế sinh động với những chi tiết sắc nét, nóng bỏng hơi


thở của cuộc sống. Trong thời buổi Tây, Tàu nhố nhăng ấy, đám quan lại xuất thân
khoa bảng bị thất thế nên họ bất mãn với thực dân, với thời cuộc. Sự đắc chí của bọn
quan lại hãnh tiến vốn từ thằng đội, bồi bếp, thông ngôn…nhờ nịnh nọt Tây mà ngoi
lên là sự xúc phạm đến những người có học thức nhưng phải “gác bút” trước thực tế
xã hội lúc bấy giờ. Cũng như phần lớn nhà văn tiến bộ không ưa gì bọn thống trị lại
sinh trưởng trong một gia đình quan lại khoa bảng từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã chịu
ảnh hưởng khá nặng của hệ tư tưởng phong kiến từ sớm. Nhưng khác với các nhà văn
cùng thời, Nguyễn Công Hoan bao giờ cũng nhìn hiện thực cuộc sống từ góc nhìn hài
hước. Chính vì thế, Nguyễn Công Hoan nhìn thấy nhiều cái ngược đời trong các chủ
trương chính sách của bọn thực dân phong kiến. Ông lôi ra để cười, cười một cách
thâm thúy và sắc sảo. Từ đó chất umua trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan làm
nổi bật lên sự bất công có tính chất giai cấp của xã hội đồng tiền lạnh lùng đó.
Từ năm 1920 Nguyễn Công Hoan đã bắt đầu cầm bút và trong vài năm viết
được mấy truyện ngắn, khai thác những đề tài từ hiện thực trước mắt như: Kiếp hồng
nhan, Sóng vũ môn, Cụ đồ Ba, Cô hàng nước, Trần ai tri kỷ. Đó là một dấu ấn quan
trọng, bộc lộ tinh thần, tư tưởng cơ bản của Nguyễn Công Hoan như ghét bọn quan tân
học, luyến tiếc nhà nho cũ (Cụ đồ Ba), có ý thức dân tộc, có khuynh hướng bài ngoại
(Kiếp hồng nhan), chống sự bất công vô lý trong lối thi cử cũ (Sóng vũ môn).
Nhìn hiện thực từ quan điểm giàu nghèo, phản ánh sự xung đột giữa giàu-nghèo là
một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Quan niệm giàu- nghèo
có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa đã giúp ông phanh phui được nhiều chuyện xấu xa,
thối nát, cùng những sự đau thương, khổ nhục của đời người trong xã hội cũ. Người
nghèo theo quan niệm của Nguyễn Công Hoan không chỉ là nông dân mà bất cứ hạng
người nào không có tiền, bị lép vế trong xã hội, xác định được đối tượng đả kích của

mình là kẻ giàu Nguyễn Công Hoan thường đứng về phía người nghèo, bênh vực họ.
Viết về truyện ăn cắp, ông đứng ra bào chữa, thanh minh, cãi trắng án cho những kẻ
khốn khổ, vì quá đói mà phải ăn quỵt, ăn cắp (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, Thế cho nó
chừa). Trong truyện ngắn “Thằng ăn cắp” tác giả tả cảnh đứa trẻ nửa ăn mày, nửa ăn
cắp xuất hiện giữa đám hàng rong :“Một hôm, nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong.
Thấy nó, bà hàng rau đứng dậy, quẩy gánh hàng lên vai, đi chỗ khác. Bà hàng thịt rờ
lại ruột tượng. Bà hàng bún riêu nắn túi tiền. Bà hàng lê bấm cô hàng bánh đúc. Chị
bán bánh rán sốt đưa mắt cho bác hàng khoai. Họ thì thào:


-Thằng ăn cắp!”
……
Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gán vướng. Người ngã. Hàng
đổ. Bát vỡ.
- Bắt lấy nó!
Người ta đuổi bắt nó. Người thì bảo nó giật khăn, người thì đồn nó giật đôi
khuyên tai vàng. Cuối cùng người ta bắt được nó, khám người nó không có gì, người
ta cho là nó có bè có đảng nên đã tẩu thoát tang vật. Người ta đánh nó nhừ tử:
Ức! Một cái đá vào mạng mỡ…Hự! Một cái tống vào ngực. Huỵt! Huỵt! Bốp!
Bốp!... A lê! Lên Cẩm!...Nó mềm như sợi bún, không dậy được…”
Bà hàng bún riêu “Áo lấm, khăn sổ, tóc rũ”, chạy “lạch đạch như con vịt” còn
mãi phía sau. Đến lúc tới gần người ta xúm lại hỏi: Bà mất cái gì?
Bà ấy cố trả lời, nói rời rạc như người sắp tắt thở:
- Nó ăn…của…tôi…hai xu…bún riêu…rồi…nó quỵt…nó chạy”.
Cả một cảnh sống thực bày ra trước mắt chúng ta. Lối tả tỉ mỉ các chi tiết là một
đặc điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan. Câu
chuyện kết thúc một cách rất đột ngột. Hai xu bún riêu, một trận đòn nhừ tử! Đó là giá
trị một con người dưới thời Pháp thuộc. Nguyễn Công Hoan đã giáng một đòn chí
mạng vào chế độ xã hội coi mạng người như cỏ rác. Dư luận thành kiến bất công trút
lên kẻ nghèo đói đủ thứ tội tầy đình, xấu xa trong khi họ chỉ có một “tội”…nghèo và

đói! Vì đói quá mà những “thằng ăn cắp”phải ăn quỵt hai xu bún riêu, vài củ khoai
luộc, một chiếc bánh…để rồi bị gán cho những tội tài đình và bị đánh đập dã man; Tất
cả coi chúng như những kẻ nguy hiểm. Chất umua trong truyện được Nguyễn Công
Hoan xây dựng để lật tẩy, phơi bày bản chất đểu giả, ti tiện của bọn nhà giàu (Cái ví ấy
của ai?, Cụ Chánh bá mất giày, Thằng Quýt, Thằng ăn cướp,…). Nhìn hiện thực đời
sống qua lăng kính giàu-nghèo chứng tỏ sự nhạy cảm của Nguyễn Công Hoan trước
những mâu thuẫn trong xã hội cũ. Một mặt, ông bênh vực những người nghèo thấp cổ
bé họng, bị ức hiếp, mặt khác, ông lên án bọn có tiền và có quyền nhưng bất nhân bất
nghĩa “đó là quan điểm xã hội căn bản, là quan điểm hiện thực, khỏe khoắn, tiến bộ
của nhà văn, khiến ông sớm đi ngay vào con đường văn học hiện thực phê phán”
[29,283]. Khi gặp hoàn cảnh xã hội thuận lợi như thời kỳ Mặt trận dân chủ và chịu ảnh
hưởng của những chiến sĩ cộng sản thì quan điểm giàu-nghèo được mài sắt có xu


×