Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nội dung tư tưởng của thơ ca kháng chiến chống pháp giai đoạn 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.8 KB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HUỲNH THÙY DUNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA THƠ CA
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN
1945-1954
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: Ths.GV Trần Văn Minh

Cần Thơ, năm 2011


ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG VĂN
HỌC GIAI ĐOẠN 1945-1954
1. Bối cảnh lịch sử
2. Những đặc điểm của văn học 1945-1954



CHƢƠNG II: THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP-BỨC
TRANH HIỆN THỰC CHÂN THỰC VÀ SINH ĐỘNG VỀ CUỘC
KHÁNG CHIẾN
1. Bức tranh bi tráng
2. Bức tranh tâm tình

CHƢƠNG III: NHỮNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO
TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954


1. Hình tượng người Vệ quốc quân
1.1.Lý tưởng chiến đấu cao đẹp
1.2.Tư thế chiến đấu hiên ngang
1.3. Đời sống tinh thần phong phú, chân thành
2. Hình tượng quần chúng nhân dân
2.1. Những con người có số phận bất hạnh-nạn nhân của xa hội bất cơng
2.2.Những con người có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ
2.3.Những con người có đời sống tình cảm sâu sắc
3. Hình tượng Bác Hồ
3.1.Một nhân cách giản dị, gần gũi, thân thương
3.2.một người suốt đời tận tụy vì dân vì nước
3.3.Một con người có tình u thương bao la

PHẦN KẾT LUẬN


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 8
Chƣơng 1. THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG VĂN
HỌC GIAI ĐOẠN 1945-1954 .............................................................................. 8
1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................................. 8
2. Những đặc điểm của văn học 1945-1954 ................................................................... 10

Chƣơng 2. THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP-BỨC TRANH
HIỆN THỰC CHÂN THỰC VÀ SINH ĐỘNG VỀ CUỘC KHÁNG
CHIẾN ................................................................................................................. 20
1. Bức tranh bi tráng ....................................................................................................... 20
2. Bức tranh tâm tình ....................................................................................................... 27

Chƣơng 3. NHỮNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO
TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954 .................. 40
1. Hình tượng người Vệ quốc quân ................................................................................. 40
1.1. Lý tưởng chiến đấu cao đẹp ............................................................................... 40
1.2. Tư thế chiến đấu hiên ngang .............................................................................. 46
1.3. Đời sống tinh thần phong phú, chân thành ......................................................... 50
2. Hình tượng quần chúng nhân dân ............................................................................... 56
2.1. Những con người có số phận bất hạnh-nạn nhân của chế độ xã hội bất
công ................................................................................................................................. 56


2.2. Những con người có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ............................................ 62

2.3. Những con người có đời sống tình cảm sâu sắc ................................................. 69
3. Hình tượng Bác Hồ ..................................................................................................... 74
3.1. Hình ảnh một con người giản dị, gần gũi, thân thương...................................... 74
3.2. Một người suốt đời tận tụy vì dân vì nước ......................................................... 78
3.3. Một con người có tình yêu thương bao la .......................................................... 81

PHẦN LẾT LUẬN .............................................................................................. 84


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chín năm chiến tranh chống Pháp đã qua đi và một giai đoạn lịch sử cũng
đã khép lại. Nhưng những ngày kháng chiến gian khổ, vĩ đại ấy lúc nào cũng sống
mãi trong lịng mỗi người dân Việt Nam khơng chỉ qua những trang sử, những
thước phim tài liệu mà còn qua những trang thơ. Thơ ca 1945-1954 đã ghi lại nét
đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam anh hùng, dũng cảm, giữa tột cùng gian
khổ, hi sinh mà lòng vẫn tràn đầy lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Khi
chọn đề tài “Nội dung tƣ tƣởng của thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn
1945-1954”, trước hết, bản thân người viết xuất phát từ niềm yêu thơ và lòng tự
hào dân tộc. Mặt khác, khi đi vào nghiên cứu đề tài này người viết có điều kiện bổ
sung những kiến thức về thơ ca cách mạng 1945-1975 nói chung và thơ ca 19451954 nói riêng. Ngồi ra, việc thực hiện luận văn này sẽ giúp người viết có thêm
điều kiện rèn luyện một số kĩ năng cần thiết như phân tích, tổng hợp, so sánh và kĩ
năng viết; là cơ hội tốt để làm quen với công việc nghiên cứu và trau dồi thêm
kiến thức cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Trong suốt 30 năm, từ 1945 đến 1975, văn học thực hiện nhiệm vụ thiêng
liêng-phục vụ kháng chiến: kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và kháng chiến
chống Mỹ 1954-1975. Số lượng và chất lượng những tác phẩm ra đời trong thời
gian này là rất đáng kể. Không chỉ là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn, là
vũ khí sắc bén trên mặt trận văn nghệ vào thời điểm chiến tranh mà thơ văn cách

mạng còn tạo nên niềm hứng khởi, kích thích nhiều trái tim, khối óc chung tay
khám phá và nghiên cứu trong thời hậu chiến. Đặc biệt trong bước đi của văn học
cách mạng 1945-1954, do hoàn cảnh lịch sử đổi khác nên thơ ca giai đoạn này có
nhiều điểm khác biệt so với văn học trước và sau đó. Điểm đặc biệt này được đề
cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu, chun luận văn học, tạp chí văn


học…Vấn đề mà người viết đang nghiên cứu: Giá trị nội dung tƣ tƣởng của thơ ca
kháng chiến chống Pháp khơng phải là một đề tài hồn tồn mới. Viết về đề tài
này đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết, chuyên luận của các tác giả
khác nhau. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Trong cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (Phong Lê chủ
biên-Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội-1986), với mong muốn tiến tới xây
dựng một bộ lịch sử văn học Việt Nam, sau công trình Văn học Việt Nam chống
Mỹ cứu nƣớc, các tác giả cố gắng phác thảo lên diện mạo chung của văn học giai
đoạn chống Pháp để thấy được “những nét đặc trƣng có tính chất q độ từ một
nền văn học phải tồn tại và phát triển trong văn học thuộc địa chuyển sang một
nền văn học dân tộc-hiện thực-nhân dân, tiến lên hiện thực Xã hội chủ nghĩa”.
Cuốn sách trên cịn có đoạn “cái dáng dấp chiến sĩ hào hoa, cái hào hùng “Chiến
trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh-Áo bào thay chiếu anh về đất” khơng phải khơng có
cơ sở tâm lý thực tế trong lớp ngƣời tiểu tƣ sản”. [25, tr.170] và theo chiều hướng
lãng mạn thì nó cũng phản ánh được “cái khí thế hào hùng pha chút lãng mạn đầu
kháng chiến”. [16, tr.170].
Cuốn Văn học Việt Nam 1945-1975 (tập 1) (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biênNhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội-1988) trình bày những đặc điểm cơ bản của nền
văn học cách mạng, trong đó từng giai đoạn văn học ứng với phân mục riêng. Cụ
thể, sách có đoạn: “Các thi sĩ đã thổi một luồng gió mới vào thơ, ghi nhận đƣợc
tâm tình phơi phới, tự tin, tự hào của con ngƣời đƣợc giải phóng, tình cảm thắm
thiết vơ cùng của những con ngƣời cùng giai cấp, cùng cảnh ngộ” [23, tr.49].
Trong một đoạn khác có ghi: “Các nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần yêu
nƣớc, ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Đây là kết quả của sự cảm nhận hiện thực

vừa cụ thể, cô đọng vừa khái quát và nặng suy tƣ” [23, tr.49]. Đây là hướng tích
cực mà phần lớn nhà văn, nhà thơ đã hòa nhập với thời cuộc. Hơn nữa, tác giả
cũng có khẳng định: “Tình u nƣớc trong thơ kháng chiến còn đƣợc thể hiện rất
đậm nét qua tình yêu những con ngƣời kháng chiến. Khác với thơ lãng mạn, giai
đoạn này các nhà thơ rất ít nói về “cái tơi” mà chủ yếu miêu tả, ngợi ca quần
chúng nhân dân. Thơ ca nói đến những chị dân công, những em liên lạc, những bà


bầm bà bủ, những bần cố nông theo Đảng làm cách mạng ruộng đất…những con
ngƣời này vừa bình thƣờng, chân chất vừa phi thƣờng, chói sáng, vừa mang
truyền thống cha ông-cần cù, chịu thƣơng chịu khó, nhẫn nại hi sinh-vừa có đƣợc
khí phách anh hùng của giai cấp vơ sản, của ngƣời anh hùng mới” [23, tr.51].
Quyển Cách mạng-kháng chiến và đời sống văn học 1945-1954 (Phong Lê
chủ biên, Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên tập-Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội-1995) là cơng trình ghi chép, sưu tầm, biên tập toàn bộ nội dung hồi ức kỉ
niệm của trên sáu mươi tác giả nhằm ôn lại một thời kì văn học mới sau cách
mạng tháng Tám về văn học kháng chiến chống Pháp. Qua cuốn sách này, người
nghiên cứu có thể hình dung được phần nào diện mạo của văn học kháng chiến
chống Pháp và tham khảo được một số tài liệu có giá trị hỗ trợ cho q trình
nghiên cứu. Trong đó, ở phần Nhật kí cuối năm 1947, Nguyễn Huy Tưởng có viết:
“Tƣ tƣởng cầu an, tâm lý tiểu tƣ sản, cịn thích cái pittoresque…Nhà văn Việt Nam
nhút nhát quá, không dám dấn thân vào chốn nguy hiểm. Chỉ nghĩ đến sáng tác,
mà không nghĩ đến sống cho mạnh” [17, tr.74].
Cuốn sách chung về Văn học Việt Nam hiện đại, tuyển tập Chính Hữu (Ngơ
Vĩnh Bình-Nhà xuất bản văn học, Hà Nội-1998) có đoạn: “một số bài thơ của các
cây bút trẻ cịn đang ít nhiều mắc phải các bệnh ấu trĩ của nền văn học vơ sản mới
thành hình, khi thì gƣợng ép với các khẩu hiệu bê nguyên văn từ lĩnh vực thông tin
tuyên truyền sang, lúc mang theo những rơi rớt “máu giang hồ”, khẩu khí “tráng
sĩ hề” hoặc tâm lý ủy mị…” [02, tr.167].
Trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945-1975 (Đại học Cần Thơ, khoa Sư

Phạm, bộ môn Ngữ Văn-2004), Nguyễn Lâm Điền và Trần Văn Minh giới thiệu
đặc điểm, thành tựu nổi bật cũng như những gương mặt tiêu biểu của thơ văn giai
đoạn này. Trong chương I, phần Thơ ca sau cách mạng tháng Tám đến 1954 có đề
cập: “thơ bắt nguồn từ cuộc sống và trở về với cuộc sống, thơ phải có tính chiến
đấu, phải trở thành nguồn động viên, ngƣời bạn tinh thần của nhân dân. Cũng vì
thế thơ ca kháng chiến ln mở rộng về đề tài, thể loại và chú trọng khai thác
nhiều phƣơng diện khác nhau của đời sống kháng chiến. Mặt khác nhà thơ cần có
sự vƣợt mình, nhanh chóng bắt nhịp đƣợc bƣớc đi của thời đại và luôn ý thức


đƣợc sứ mệnh của mình đối với Tổ Quốc và phải là nhà thơ của nhân dân, vì nhân
dân. Trên cơ sở đó các nhà thơ đã viết nên những vần thơ đặc sắc, ngợi ca vẻ đẹp
tâm hồn, tính cách của con ngƣời Việt Nam trong kháng chiến” [08, tr.7-8]. Ở một
đoạn khác các tác giả cũng đã khẳng định: “Cuộc kháng chiến tuy phải trải qua
nhiều gian khổ, mất mát hi sinh, nhƣng rất đỗi hào hùng dân tộc đã góp phần tạo
nên âm hƣởng hùng tráng cho nhiều bài thơ. Nhiều hình tƣợng thơ tái hiện chân
thật sinh động cuồn cuộn khí thế chiến đấu có sức tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm
hồn ngƣời đọc…Bên cạnh đó thơ kháng chiến đã thể hiện đƣợc nhiều tình cảm cao
đẹp của con ngƣời Việt Nam trong kháng chiến nhƣ tình mẹ con, tình vợ chồng,
tình yêu, tình quân dân, tình đồng đội…” [08, tr.8].
Cuốn sách Vẻ đẹp văn học cách mạng (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội2006) là cơng trình tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả. Trong bài viết Áng
mây trắng xứ Đoài: Quang Dũng, Văn Giá nhận định khá cụ thể về thơ ca những
năm đầu kháng chiến chống Pháp. Các tác giả đã khái quát: “Bƣớc vào cuộc kháng
chiến, họ nhìn chiến tranh nhƣ nhìn vào một nơi sa trƣờng tràn đầy hùng khí của
các cuộc chiến chinh thời cổ đại…với cái ngang tàng, hùng tâm tráng trí, lắm khi
lẫm liệt, nhƣng cũng lại rất thơ mộng, lãng mạn, tài hoa. Nghĩa là có một sự hịa
điệu giữa con ngƣời tráng sĩ và con ngƣời thi sĩ…Con ngƣời tráng sĩ này một khi
ra đi là bất chấp gian khổ, bất chấp cái chết”. Hơn nữa, Văn Giá giải thích thêm
rằng: “Đó là những con ngƣời yêu nƣớc. Nhƣng họ yêu nƣớc theo cái cung cách
của lứa tuổi mƣời tám đơi mƣơi nhóm chất Kinh Kha sang Tần thích khách thƣở

nào…nó đã thể hiện thật đúng cái tƣ thế trẻ trung, náo nức, cái hùng tâm tráng trí
lên đƣờng của một thế hệ thanh niên đô thị những năm đầu kháng Pháp” [09,
tr.41-44].
Trong cuốn Một thời đại mới trong văn học (nhóm tác giả: Nguyễn Đăng
Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngơ Thảo-Nhà xuất bản
Văn học-1996) các tác giả đã bao quát một tiến trình nửa thế kỉ phát triển văn học
dưới chế độ mới 1945-1995, có tính chất tổng kết bước đầu thành tựu và những
kinh nghiệm của năm mươi năm văn học cách mạng. Trong phần Hệ thống thể
loại ở văn học Việt Nam từ sau 1945, Lại Nguyên Ân có viết rằng: “Vẫn đứng chủ


yếu từ tƣ thế trữ tình riêng tƣ-tƣ thế của một cá nhân chiêm nghiệm thế giớinhƣng thơ của họ nhằm vào những khía cạnh ân tình, ân nghĩa của cách mạng,
của cuộc đời mới, nhằm vào những sự đổi mới của cuộc sống trên đất nƣớc dƣới
tác động của cách mạng mà lên tiếng thán phục, ca tụng, hoặc họ sử dụng những
mơtíp tình nghĩa gắn bó keo sơn của tình vợ chồng, cha con để cất lên tiếng thơ
kích thích việc đấu tranh thực hiện một nhiệm vụ cách mạng trƣớc mắt: giành
thống nhất đất nƣớc” [25, tr.141].
Quyển 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (Đại học Quốc
Gia Hà Nội, trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân đội-Nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia, Hà Nội-1996) tập trung đánh giá đặc điểm, diện mạo, hướng
tiếp cận của văn học 50 năm sau cách mạng tháng Tám từ 1945-1995. Các tác giả
đã khai thác khá đầy đủ đặc điểm về thể loại, đề tài và ảnh hưởng của nền văn học
thế giới đến nền văn học Việt Nam: “Chiến tranh, bom đạn chỉ đƣợc miêu tả nhƣ
một cái nền để nhà văn dẫn độc giả vào một thế giới khác: thế giới của tình ngƣời,
của đức vị tha, lịng dũng cảm và nghĩa tình chung thủy. Nói cách khác, đó là thế
giới của cái cao cả, cái đẹp vƣợt lên trên sự tàn phá, hủy diệt của bom đạn chiến
tranh” [28, tr.213].
Trong Văn học Việt Nam 1945-1954 (Mã Giang Lân-Nhà xuất bản Giáo
dục-2004) tác giả giới thiệu rõ từng thể loại và cũng có sơ lược hồn cảnh lịch sử
cũng như đặc điểm của nền văn học sau cách mạng tháng Tám 1945-1954. Mã

Giang Lân cho rằng: “Thơ lúc này là tiếng nói ngợi ca Tổ Quốc đƣợc giải phóng,
ca ngợi tự do, ca ngợi cuộc đời mới. Mặc dù còn thiếu những hình ảnh cụ thể và
sinh động của hiện thực cách mạng nhƣng thơ đã góp phần tăng thêm sự phấn
khởi, lịng tự hào và ý chí trách nhiệm của nhân dân đối với đất nƣớc” [15, tr.40].
Trong cuốn Văn học Việt Nam trong thời đại mới (Nguyễn Văn Long-Nhà
xuất bản Giáo dục-2003) tác giả tập trung vào những vấn đề và hiện tượng của văn
học Việt Nam từ sau 1945, chủ yếu là giai đoạn 1945-1975. Tuy chỉ là sự tìm
hiểu, trình bày ý kiến của một cá nhân nhưng cũng đã đề cập và bao quát được
một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1945. Về giá trị tư tưởng của
thơ ca kháng chiến, Nguyễn Văn Long có nhận định: “Thơ kháng chiến thể hiện


hình ảnh quần chúng nhân dân qua hình tƣợng cái “tơi” trữ tình quần chúng và
các nhân vật trữ tình trong thơ. Cách mạng khơng chỉ giải phóng cho đơng đảo
quần chúng nhân dân mà còn dựa hẳn vào lực lƣợng quần chúng, phát huy sức
mạnh vĩ đại và tiềm năng cách mạng của quần chúng để thể hiện đƣợc những sự
nghiệp lớn lao. Quần chúng nhân dân, mà trong thời kì kháng chiến chống Pháp
thì đó là cơng, nơng, binh, đã trở thành nhân vật chính yếu của lịch sử, do đó cũng
khơng thể khơng trở thành những nhân vật chủ chốt và tiêu biểu của nền văn học
mới. Trong thơ kháng chiến, hình ảnh con ngƣời quần chúng đã xuất hiện ngay từ
buổi đầu và ngày càng đông đảo, đa dạng, chân thực, làm biến đổi hẳn các dạng
thức của cái tơi trữ tình và nhân vật trữ tình” [19, tr.76]. Sau đó ơng cịn khẳng
định: “Nhân vật quần chúng trong thơ kháng chiến là một thế giới nhân vật phong
phú, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, địa phƣơng, dân tộc, với nhiều nét phẩm chất,
vẻ đẹp, đƣợc thể hiện trong nhiều tình huống, hồn cảnh. Nhƣng có lẽ tiêu biểu và
nỗi bật nhất là hình ảnh những ngƣời mẹ, ngƣời phụ nữ và anh bộ đội Vệ quốc
quân” [19, tr.78]
Trên cơ sở tham khảo, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu, bình luận,
người viết đi vào nghiên cứu đề tài “Giá trị nội dung tƣ tƣởng của thơ ca kháng
chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954”. Nhìn chung, nhiều bài viết đã có nhận

định khái qt về thơ ca giai đoạn 1945-1975 nói chung và những nội dung chủ
yếu của thơ ca chống Pháp giai đoạn 1945-1954 nói riêng. Theo định hướng đó,
người viết đi sâu nghiên cứu giá trị nội dung tƣ tƣởng của thơ ca kháng chiến
chống Pháp giai đoạn 1945-1954 để thấy được cái hay cái đẹp của một thời hào
hùng, một thời kì thơ ca phát triển rực rỡ.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, mục đích mà người viết hướng tới đó là khảo sát giá
trị nội dung tư tưởng và khẳng định đóng góp của thơ ca kháng chiến giai đoạn
1945-1954 đối với nền văn học Cách mạng.

4. Phạm vi nghiên cứu


Nghiên cứu đề tài: “Giá trị nội dung tƣ tƣởng của thơ ca kháng chiến
chống Pháp giai đoạn 1945-1954” người viết chỉ khảo sát những tác giả, tác phẩm
thơ tiêu biểu thuộc giai đoạn 1945-1954 và ở phương diện những nội dung nổi bật
; đi vào khảo sát, tìm hiểu và làm sáng tỏ những nét giá trị bao trùm ấy của thơ ca
chống Pháp bằng những vần thơ cụ thể. Vì khối lượng sáng tác ở mảng thơ này rất
lớn nên người viết sẽ chỉ đưa ra những dẫn chứng về một số tác phẩm, khổ thơ,
câu thơ mà bản thân cho là tiêu biểu và phù hợp với nội dung cần chứng minh.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương
pháp khác nhau. Đầu tiên người viết sử dụng phương pháp hệ thống để phân loại
những câu thơ, những đoạn thơ theo một tiêu chí, một hệ thống có trước. Từ đó rút
ra nhận xét giúp người đọc nắm bắt các sự việc trong cùng mối quan hệ tổng thể,
bao qt. Bên cạnh đó, người viết cịn sử dụng phương pháp tổng hợp và so sánh.
Đây là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, cách thức lựa chọn, tổng hợp nguồn

tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc lý giải, làm sáng
tỏ nội dung tư tưởng của thơ ca giai đoạn 1945-1954. Trong quá trình thực hiện
luận văn có kết hợp nhiều thao tác như: giải thích, chứng minh, bình luận, phân
tích…để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1945-1954
1. Bối cảnh lịch sử
Sau nhiều năm chuẩn bị và kiên cường, đến tháng 8 năm 1945, cách mạng
Việt Nam đã đến độ chín muồi. Ảnh hưởng của Đảng lan rộng khắp nước. Phong
trào đấu tranh phát triển mạnh, một số vùng giải phóng đã được mở rộng. Cục diện
của đại chiến thế giới thứ hai đã được phân định: Hitle tự tử, lá cờ búa liềm đã
được Hồng quân cắm trên nóc nhà quốc hội Đức-đạo qn Quan Đơng hùng mạnh
của phát xít Nhật bị Liên Xô đánh quỵ.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện.
Chủ động đón thời cơ đó, ngày 16 tháng 08 năm 1945, Ủy ban dân tộc giải phóng
trung ương do Hồ Chủ tịch đứng đầu đã phát lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 19 tháng
08 năm 1945, cách mạng làm chủ Hà Nội và chỉ trong mười hai ngày cuộc tổng
khởi nghĩa đã đạt được thắng lợi trên toàn quốc.


Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc tuyên ngơn độc lập tại quảng
trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Gọng xiềng
thực dân đã gãy, nhưng nước Cộng hòa còn trẻ tuổi của chúng ta phải đối mặt với
những khó khăn quá lớn: kho tàn kiệt quệ, nạn đói hồnh hành, cách mạng Việt
Nam bị tách biệt với các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân anh em, quân
Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc, giặc Pháp núp bóng quân Anh trở lại Nam
Bộ, đủ loại phản động Việt quốc, Việt cách dựa vào quan thầy điên cuồng chống

phá Cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo hết sức tài tình của Đảng và Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân
dân ta đã chặn đứng nạn đói, phát động một cao trào diệt giặc dốt, một phong trào
tình nguyện nhập ngũ để bảo vệ nhà nước cách mạng và để chi viện đồng bào
miền Nam chống xâm lược Pháp. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, quốc hội được bầu
qua tổng tuyển cử. Hiến pháp được cơng bố. Chính sách ngoại giao kiên quyết về
ngun tắc nhưng uyển chuyển về sách lược đã buộc đạo quân Tưởng hai trăm
ngàn tên phải rút về nước. Bọn phản động tay sai như rắn mất đầu, bỏ chạy theo
chủ.
Hiệp định sơ bộ ngày 06 tháng 3 năm 1946 và tạm ước ngày 14 tháng 9
năm 1946 đã được kí với Pháp. Chúng ta đã đạt được mục đích tranh thủ thời gian
hịa hỗn để chuẩn bị lực lượng đối phó với chúng.
Khơng từ bỏ dã tâm cướp nước ta một lần nữa, giặc Pháp tìm mọi cách lấn
tới, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến.
Chiến thắng Việt Bắc (1947) đã chặn đứng sức tiến công của địch. Chiến
thắng Biên Giới (1950) phá vỡ vòng phong tỏa của chúng, mở đường thông với
phe xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Hịa Bình (1952) mở rộng hành lang giữa Bắc
Bộ với toàn quốc…Cuối cùng, chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954) đã đánh
tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chính phủ Pháp- dù đã được đế quốc
Mĩ hà hơi tiếp sức rất nhiều-phải thương lượng và kí hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương (20-7-1954).


Năm 1951, Đảng tiến hành đại hội toàn quốc lần thứ hai để xác định đường
lối kháng chiến. Nền kinh tế tự túc đã đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của công
cuộc kháng chiến và đời sống nhân dân.
Năm 1953, Hồ Chí Minh ra sắc lệnh về giảm tơ và cải cách ruộng đất. Cuộc
cách mạng phản phong này đã giải phóng nơng dân khỏi ách bóc lột của giai cấp
địa chủ, đem lại cho kháng chiến một động lực mới mạnh mẽ.

Dù hồn cảnh hết sức khó khăn, phương tiện vật chất hết sức thiếu thốn,
văn hóa giáo dục vẫn không ngừng phát triển. Nạn mù chữ được thanh toán về cơ
bản ở vùng tự do. Tiếng Việt được dùng để giảng dạy và học tập trong các cấp
học. Một số trường đại học như y khoa, sư phạm, các lớp huấn luyện nhà văn trẻ
được mở ra để đào tạo nhân tài. Nhân dân, khi đã giác ngộ và đã được giải phóng,
nhiệt tình đến với văn nghệ. Họ khơng chỉ thưởng thức mà cịn trực tiếp tham gia
sáng tác, biểu diễn.
Tất cả các mặt hoạt động và tiến bộ kể trên đã tạo ra những cơ sở vững
vàng để nền văn học mới có điều kiện xây dựng và phát triển tốt đẹp.

2. Những đặc điểm của văn học 1945-1954
Nhờ cách mạng tháng Tám, văn nghệ sĩ hai lần được giải phóng. Cùng với
nhân dân, họ thốt ách nơ lệ. Ngịi bút của họ được cởi bỏ xiềng xích. Cảm nhận
hạnh phúc lớn lao đó, hầu hết các nhà văn đã đi theo cách mạng, gia nhập hội văn
hóa cứu quốc. Những bài thơ, những truyện ngắn, những vở kịch đầu tiên đã ra
mắt người đọc để ca ngợi cách mạng, ca ngợi lãnh tụ, nói lên sự phấn khởi cực độ
của toàn dân. Một số tác phẩm đã tố cáo trực diện tội ác của thực dân, phê phán
triệt để bản chất xấu xa và đánh tan những ảo tưởng cuối cùng về chúng. Một số
tác phẩm có giá trị: Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Hồ Chí Minh (Tố Hữu), trường ca
Ngọn quốc kì (Xn Diệu), truyện ngắn Mò sâm banh (Nam Cao), kịch Bắc Sơn
(Nguyễn Huy Tưởng)…


Kháng chiến tồn quốc bùng nổ, đơng đảo văn nghệ sĩ hăng hái bước vào
cuộc chiến đấu chung. Phong trào văn nghệ quần chúng vốn đã nảy nở từ ngày đầu
cách mạng, giờ đây phát triển sôi nổi hẳn lên và giữ vai trò chủ yếu trong sinh hoạt
văn nghệ kháng chiến. Khơng khí và hồn cảnh kháng chiến rất thích hợp với “thơ
báng súng”, “ca dao diệt đồn”, với kịch cương, kịch lửa trại. Những hình thức này
có tác dụng rất tốt đến sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân.
Để tạo đà cho văn nghệ chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu của

kháng chiến, Đảng đã có hàng loạt biện pháp tích cực: Những báo cáo quan trọng
của các đồng chí lãnh đạo Đảng về văn nghệ như Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt
Nam (1948) của đồng chí Trường Chinh. Xây dựng nền văn nghệ nhân dân (1949)
của đồng chí Tố Hữu. Nhiều hội nghị tranh luận văn nghệ được tiến hành sôi nổi:
Hội nghị văn nghệ bộ đội (4-1949), Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc (91949), Hội nghị tranh luận về sân khấu (3-1950)…
Tổ chức của giới sáng tác được kiện toàn. Hội văn nghệ Việt Nam được
thành lập (1948), những đợt đi thực tế ra mặt trận được tổ chức trang nghiêm, tưng
bừng, đã gây ấn tượng rất đậm trong tâm trí những người cầm bút mà hầu hết xuất
thân từ giai cấp tiểu tư sản.
Những tài liệu, những cuộc tranh luận và những chuyến đi ấy đã giúp văn
nghệ sĩ rũ bỏ những ám ảnh tiêu cực của nếp sống và nếp suy nghĩ cũ, tạo một sự
gắn bó máu thịt với cuộc sống rộng lớn và cao đẹp của nhân dân, để giải quyết
bước đầu nhưng rất căn bản, những vấn đề tưởng như đơn giản nhưng thiết yếu:
Viết cái gì? Viết cho ai? Viết như thế nào?
Thơ ca bộ đội và các dân tộc ít người có một số thành tựu đột xuất (Em là
con gái Châu Yên-dân tộc Thái, Thƣơng nhau mãi nhƣ suối Blong chảy mạnh-dân
tộc BaNa…).
Giải thưởng văn nghệ 1951-1952 đã khẳng định sự tiến bộ của văn học
kháng chiến. Một khoảng thời gian năm, sáu năm là cần để các nhà văn tích lũy
vốn sống, nghiền ngẫm đề tài, làm quen với phương pháp sáng tác mới. Tuy chưa
có sự đột biến, nhưng thể loại nào cũng có bước phát triển khá tốt. Bên cạnh
truyện ngắn và kí, bắt đầu có tiểu thuyết. Xung kích, con trâu, vùng mỏ là những


thể nghiệm đầu tiên có kết quả. Các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
được phục hồi. Kịch phục vụ khá đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và cải cách
ruộng đất, nhưng cịn hiếm những kịch bản có giá trị văn học vững vàng. Đặc biệt,
thơ ca có bước phát triển vượt bậc.
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ khơng cịn là vương quốc riêng của các nhà
thơ chun nghiệp. Giờ đây, “anh cán bộ chính trị, anh cán bộ qn sự, anh cơng

an, anh bình dân học vụ, anh thông tin, anh hỏa lực, các chị phụ nữ, các em thiếu
nhi, hết thảy đều làm thơ” (Hoài Thanh). Bộ đội là lực lượng chủ lực trong phong
trào thơ quần chúng đó. Thơ và súng đã cùng người chiến sĩ gắn bó trong suốt
những năm dài chiến đấu. Gắn bó đến mức:
Trời mƣa thấm nƣớc qua vai
Ƣớt ngƣời ƣớt cả mấy bài thơ hay.
Cái nền quần chúng rất rộng và sâu này đã tạo điều kiện cho những tài năng
nảy nở. Những Nơng Quốc Chấn, Bàn Tài Đồn, Hồng Ngun, Hồng Lộc,
Chính Hữu, Hồng Trung Thơng, Trần Hữu Thung, Xuân Hoàng, Minh Huệ,
Trinh Đường, Phạm Hổ, Lưu Trùng Dương, Bảo Định Giang, Hoàng Tố Nguyên,
Xuân Miễn…đã trưởng thành từ phong trào quần chúng đó. Cũng chính những
phong trào này đã góp sức cùng với cao trào cách mạng của dân tộc tạo điều kiện
cho các nhà thơ lãng mạn trước đây hồi sinh và thanh xn hóa. Vì thế, Xuân
Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tế Hanh…mọi hồn thơ đều quay
về một hướng, ngay từ những ngày đầu tiên của “mùa thu lớn” (Lưu Trọng Lư)
các nhà thơ đã náo nức góp vào ngày hội chung của thơ những sáng tác đầu tiên
của mình để chào mừng thành công của cách mạng, sự ra đời của chế độ mới.
Những tác phẩm này đem đến cho thơ khơng khí u nước, khơng khí đấu tranh,
tự hào dân tộc. Cảm hứng chung là chủ nghĩa lãng mạn anh hùng có pha màu sắc
tiểu tư sản.
Ở buổi đầu tuy có sự ngỡ ngàng và chưa bắt kịp với bước đi của thời đại
nhưng đối với các nhà thơ sự đổi thay ấy thật kì diệu và thiêng liêng biết bao
nhiêu, để rồi họ gắn bó ngày một sâu sắc hơn với Tổ Quốc và cuộc đời mới.
Với Trần Mai Ninh là tình sơng núi


Có mối tình nào hơn thế nữa
Ăn sâu lịng đất, thấm tình ngƣời
Đƣợm lều tranh thơm dậy ngàn khơi
Khi vui non nƣớc cùng cƣời

Khi căm non nƣớc cùng ngƣời đứng lên.
(Tình sơng núi-Trần Mai Ninh)
Nếu cái đằm thắm thiết tha của Trần Mai Ninh đối với Tổ Quốc là tình
sơng núi thì Tố Hữu lại cảm nhận niềm vui bất tuyệt, niềm tự hào của một dân tộc
bẻ gãy gông xiềng nô lệ đứng lên làm chủ cuộc đời :
Ngực lép bốn nghìn năm, trƣa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời.
(Huế tháng Tám)
Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc ý nghĩa lớn lao trong cuộc đấu tranh nhiều
gian khổ, hy sinh của dân tộc để tô thắm thêm vẻ đẹp của lá cờ Tổ Quốc :
Càng tranh đấu vàng mới lại vàng ra
Có nung nấu, đỏ mới càng đỏ riết
Theo cờ gọi những con dân Việt
Dâng máu xƣơng khơng tiếc với sơn hà !
(Ngọn quốc kì)
Và Nguyễn Đình Thi đã tìm thấy bức tranh quê tươi đẹp trong « Mùa thu
mới »
Trái hồng trĩu xuống cây rơm
Sáng nay mùa cốm dậy thơm khắp làng
Lúa vƣơn thân hút ánh vàng
Nguồn tƣơi vồng nở thu sang tốt lành.
Điều đáng chú ý trong giai đoạn này xuất hiện một số bài thơ viết về Chủ
tịch Hồ Chí Minh : Đêm nay Bác khơng ngủ -Minh Huệ, Hồ Chí Minh-Tố Hữu,
Bác ơi-Tố Hữu, Hồ Chí Minh-Tế Hanh...Người là kết tinh cao đẹp cho truyền
thống lịch sử hàohùng của dân tộc và tình thương lớn :
Trăm thế kỉ trong tên Ngƣời : Ái Quốc


Bạn mn đời của thế giới đau thƣơng !
(Hồ Chí Minh-Tố Hữu)

Tầm vóc và những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh cịn được
Tế Hanh thể hiện trong niềm tự hào :
Sáng láng ôn tồn thành tâm quyết chí
Sóng gió khinh, sấm sét chẳng kinh hồng
Hồ Chí Minh, chỉ ngƣời là có thể
Đƣa con thuyền Tổ Quốc đến vinh quang.
(Hồ Chí Minh-Tế Hanh)
Một trong những thành tựu tiêu biểu của nền thơ kháng chiến là những bài
thơ của Bác Hồ. Tết trung thu, Bác có thơ tặng các cháu thiếu nhi. Tết nguyên đán,
Người làm thơ gửi toàn thể nhân dân để động viên, kêu gọi. Ngày thường có khi
Bác « khun thanh niên », có lúc Người « Tặng các cụ lão du kích » hoặc « Gửi
nơng dân ». Bác thường có những bài thơ mang phong thái ung dung, lạc quan.
Người ứng khẩu góp vui trong dịp đại biểu Đảng, Chính phủ, nhân dân tới mừng
thọ nhân ngày sinh của Người (Không đề-1949, Sáu mƣơi tuổi-1950, Thất cửu1953). Bác cịn có cả một chùm thơ mang cảm hứng trữ tình: Cảnh rừng Việt Bắc
(1947), Cảnh khuya (1947), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng-1948), Báo tiệp (Tin
thắng trận-1948), Thu dạ (Đêm thu-1948), Tƣ chiến sĩ (Nhớ chiến sĩ-1950), Đăng
sơn (Lên núi-1950)...Những bài thơ này được sáng tác trong những giây phút thư
nhàn hết sức hiếm hoi của Bác. Trong chừng mực nào đó, Bác muốn được thỏa
mãn một phần nhu cầu tinh thần phong phú của mình. Nhưng qua đó ta có thể hiểu
được tâm hồn cao đẹp của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ-chiến sĩ hết sức nhạy cảm với
vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và tình người.
Bên cạnh đó, những tên đất, tên làng, những chiến cơng được phản ánh rất
gợi cảm. Những chính sách, đường lối được vận dụng khá nhuần nhị. Lần giở
những trang thơ, ta gặp lại những bước đi của lịch sử. Ngày về (Chính Hữu) ghi
nhận tâm trạng của quân dân ta lúc rời thủ đô sau những ngày chống trả quyết liệt
bọn xâm lược. Lưu Trọng Lư, Lương An, Vĩnh Mai, Tế Hanh, Bảo Định Giang,
Xuân Miễn...tái hiện hình ảnh kháng chiến rất gian khổ nhưng vơ cùng dũng cảm


của đồng bào Bình Trị Thiên, khu Năm, Nam Trung Bộ và Nam Bộ thành đồng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo cảm hứng để Tố Hữu có Hoan hơ chiến sĩ Điện
Biên.
Thơ kháng chiến xuất hiện rất phong phú, đa dạng và ln có mặt trong đời
sống tinh thần của quần chúng. Quần chúng đến với thơ để giãi bày những tình
cảm và nhận thức của mình trước hiện thực đời sống kháng chiến. Họ làm thơ
không chỉ là thú vui, sở thích mà cịn để vơi bớt đi bao nỗi nhọc nhằn gian khổ,
bao mất mát hy sinh, đồng thời làm thơ cũng để khẳng định con người cơng dân,
con người văn hóa của mình, để tâm tình cùng với những con người đồng điệu.
Với lẽ đó thơ trở thành sợi dây vơ hình tạo nên sự thống nhất, đồn kết trong một
ý chí, một mục đích chung là bảo vệ quyền tự do, độc lập của dân tộc. Hồi Thanh
trong bài « Nói chuyện thơ kháng chiến » đã khẳng định : « Dân tộc ta từ xƣa vẫn
thích làm thơ, ngâm thơ. Từ Cách mạng tháng Tám, số ngƣời thích làm thơ, ngâm
thơ lại càng nhiều. Một mặt hàng triệu ngƣời thoát nạn mù chữ tham gia sinh hoạt
văn hóa văn nghệ, một mặt khác, cuộc sống kháng chiến gian nan và phong phú,
con ngƣời kháng chiến lo lắng, hồi hộp chờ đợi, hi vọng, phấn khởi sống dồn
trong một hai năm nhiều hơn những cuộc sống nhợt nhạt kéo dài, kéo dài trong
hàng thế kỉ. Do đó càng cần phải có thơ. »
Với những lẽ trên lực lượng sáng tác thơ ở thời kì này ngày một thêm đông
đảo. Hầu hết các nhà thơ trong phong trào thơ Mới đều tham gia cách mạng, đến
với cuộc kháng chiến của dân tộc như : Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Chế
Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Anh Thơ...Chính từ trong hiện thực cuộc sống
đó họ có bước chuyển mạnh mẽ cả về tình cảm cũng như nhận thức để rồi từ
« Thung lũng đau thƣơng đến cánh đồng vui » và nhận rõ con đường tất yếu để trở
thành nhà thơ của nhân dân, sáng tác để góp phần phục vụ đời sống kháng chiến.
Xuân Diệu viết « làng Cịng », « Mẹ con », « Bà cụ mù lòa »...Chế Lan Viên viết
« Bữa cơm thƣờng ở trong bản nhỏ », « Trên dãy Trƣờng Sơn » ; Tế Hanh có
« Ngƣời đàn bà Ninh Thuận » ; Lưu Trọng Lư có « Ngơ cải đơm hoa » ; Huy Cận
với « Gặt lúa đêm trăng » ; Anh Thơ viết thành công bài thơ dài « Kể chuyện Vũ
Lăng »...Có thể nói, thành công mà các nhà thơ đạt được không nhiều nhưng mang



ý nghĩa lớn trong việc đánh dấu một bước chuyển, một chặng đường trên con
đường thơ của họ.
Từ phong trào thơ ca quần chúng sôi động với nhiều dạng thức phong phú
đã xuất hiện và ngày càng trưởng thành của một thế hệ nhà thơ đầy hứa hẹn như :
Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hồng Trung Thơng, Trần Hữu Thung, Hữu Loan,
Hồng Ngun, Hồng Cầm, Quang Dũng, Thơi Hữu, Hồng Lộc, Minh Huệ,
Nơng Quốc Chấn, Bàn Tài Đồn...Tất cả đi vào cuộc kháng chiến để chiếm lĩnh
hiện thực và tìm được nguồn cảm hứng mới về Tổ Quốc, dân tộc. Đồng thời, họ có
một quan niệm mới mẻ về thơ : Thơ bắt nguồn từ cuộc sống và trở về với cuộc
sống, thơ phải có tính chiến đấu, phải trở thành nguồn động viên, người bạn tinh
thần của nhân dân. Cũng vì thế thơ ca kháng chiến ln mở rộng đề tài, thể loại và
chú trọng khai thác nhiều phương diện khác nhau của đời sống kháng chiến. Mặt
khác, nhà thơ cần vượt mình, nhanh chóng bắt kịp được bước đi của thời đại và
luôn ý thức được sứ mệnh của mình đối với Tổ Quốc và phải là nhà thơ của nhân
dân, vì nhân dân. Trên cơ sở đó các nhà thơ đã viết nên những vần thơ đặc sắc,
ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam trong kháng chiến.
Thơ ca kháng chiến chống Pháp 1945-1954 còn là nỗi buồn, sự chia ly mất
mát. Nỗi niềm tình cảm ấy được thể hiện trong một số bài thơ : « Viếng bạn »Hồng Lộc, « Tây Tiến »-Quang Dũng, « Bên kia sơng Đuống »-Hồng
Cầm...Nhiều bài thơ còn tái hiện được sinh động cuồn cuộn khí thế chiến đấu có
sức tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người đọc : « Việt Bắc »-Tố Hữu, « Hoan
hơ chiến sĩ Điện Biên »-Tố Hữu, « Chỉ có trên trời »-Quang Dũng...
Bên cạnh đó, thơ ca kháng chiến đã thể hiện được nhiều tình cảm cao đẹp
của con người Việt Nam trong kháng chiến như tình mẹ con, tình vợ chồng, tình
yêu, tình quân dân, tình đồng đội...Tố Hữu viết nhiều về tình mẹ con : « Bà bầm »,
«bà bủ », « bà mẹ Việt Bắc » ; Hồng Trung Thơng viết « Bao giờ trở lại » ; « Việt
Bắc »-Tố Hữu ; « Cá nƣớc »-Tố Hữu ; « Đồng chí »-Chính Hữu...
Đặc biệt, thơ ca giai đoạn này thể hiện khá trọn vẹn về vẻ đẹp của anh Vệ
quốc quân. Có thể xem đây là hình ảnh nỗi bật trong thơ kháng chiến được nhiều
nhà thơ khám phá và thể hiện. Nhiều phương diện tình cảm trong kháng chiến



được thể hiện thông qua mối quan hệ với người lính vệ quốc. Họ xuất thân từ
nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tất cả cùng chung một ý chí, vì một mục đích
chung « Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh ». Trong đời thường họ sống chân chất,
giản dị, hiền lành, còn trong chiến đấu lại tràn đầy dũng khí : « Áo vải chân khơng
đi lùng giặc đánh ». Họ ln u thương gắn bó với q hương đất nước.
Ba năm rồi gửi lại quê hƣơng
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trƣờng
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều ngƣời vợ trẻ
Mịn chân bên cối gạo canh khuya.
(Nhớ-Hồng Nguyên)
Vẻ đẹp tâm hồn của anh Vệ quốc quân còn được thể hiện gắn liền với tâm
trạng « bồn chồn nhớ mắt ngƣời yêu », hay mơ Hà Nội với « dáng kiều thơm ».
Chính điều đó làm họ có thêm tinh thần và lạc quan hơn trong cuộc sống.
Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu cho nên người Vệ quốc qn
ln mang nặng tinh thần « cá nƣớc ». Trên đường hành quân chiến đấu họ đã đi
qua biết bao vùng đất mà không nhớ hết tên làng, tên xóm...Ở nơi nào nhân dân
cũng chào đón các anh với tấm lịng rộng mở, đằm thắm nghĩa tình trong cảnh
« các anh về tƣng bừng trƣớc ngõ » và lưu luyến khi các anh ra đi.Tình quân dân
đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần giúp họ vượt lên gian truân thử thách để vững
bước trên con đường chiến đấu.
Một vẻ đẹp khác của người Vệ quốc quân được nhiều nhà thơ thể hiện đó là
tình đồng đội. Tuy là người tứ xứ, từ những phương trời « chẳng hẹn quen nhau »
nhưng ở họ ln có tình u thương, gắn bó, cảm thơng sâu sắc và cùng chung
một ý chí quyết tâm chiến đấu cho dù cuộc sống phải trải qua nhiều gian truân, thử
thách khắc nghiệt. Tuy phải trải qua nhiều khó khăn, gian khó và trong hồn cảnh
« mỗi bƣớc đƣờng mỗi bƣớc hy sinh » nhưng người lính vệ quốc khơng bao giờ lùi

bước, Thơi Hữu đã viết về họ với niềm xúc động đến nghẹn ngào :


Lịng tơi xao xuyến tình thƣơng xót
Muốn viết bài thơ thấm lệ nhịa
Tặng những anh tơi từng rỏ máu
Đem thân xơ xác giữ sơn hà.
(Lên Cấm Sơn)
Có thể nói, tất cả những tình cảm trên được các nhà thơ cảm nhận và thể
hiện khá đa dạng, phong phú qua nhiều bài thơ. Nó chính là cội nguồn tạo nên sức
mạnh để dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Các thi sĩ đã thổi một luồng gió mới vào thơ, ghi nhận được tâm tình phơi
phới, tự tin, tự hào của con người cùng giai cấp, cùng cảnh ngộ. Ở phương diện
nghệ thuật, thơ ca chống Pháp cũng có nhiều đặc điểm nỗi bật. Trước hết là về thể
thơ, thể thơ cũng có sự đổi khác, bên cạnh những thể thơ mới được vận dụng
nhuần nhuyển hay những phá cách độc đáo vẫn có chổ dành cho những hình thức
cổ kính và những thể nghiệm hiện đại. Nhiều bài thơ trữ tình của Bác Hồ viết bằng
chữ Hán và theo thể thất ngơn tứ tuyệt. Bài « Về thăm làng bị chiếm » của Phạm
Phú Thuần viết theo thể cổ phong. Trong khi đó Trần Mai Ninh lại làm thơ khơng
vần và Nguyễn Đình Thi ra sức tìm tịi qua những bài phá thể, thơ tự do...Thế
nhưng số đông đã viết những bài thơ quen thuộc với dân tộc: lục bát, ngũ ngôn.
Thể thơ dân tộc được các nhà thơ sử dụng nhiều và rộng rãi nhất là thể lục bát.
Trên thực tế, thể thơ lục bát rất gần gũi, phù hợp với cách cảm nhận và cách tâm
tình của quần chúng nhân dân. Mặt khác, các nhà thơ đã có sự cố gắng để tăng
cường khả năng thể hiện những vấn đề lớn trong thơ lục bát. Nhiều bài thơ lục bát
trong tập thơ « Việt Bắc » của Tố Hữu là biểu hiện sinh động cho sự thành công
của thể thơ này. Thanh Tịnh nâng cao tính nghệ thuật của vè, sáng tạo ra độc tấu.
Viết « Ngơ cải đơm hoa », « Thăm lúa »...Lưu Trọng Lư, Trần Hữu Thung dựa
theo thể hát dặm rất phổ biến của Nghệ Tĩnh. Cuối cuộc kháng chiến, hợp thể và
biến thể đã được nhiều người vận dụng một cách thành thục, nhuần nhuyển. Riêng

thể thơ tự do được các nhà thơ sử dụng ngày một nhiều. Ở thể thơ này các nhà thơ
có được điều kiện thuận lợi trong cách gieo vần, cách ngắt nhịp, độ ngắn dài của
câu thơ được xuất phát trên cơ sở mạch cảm xúc và nội dung bài thơ. Nhiều bài


thơ kháng chiến sáng tác theo thể thơ này có sức hấp dẫn và lay động mạnh mẽ đối
với tâm hồn người đọc, tiêu biểu là Tình sơng núi của Trần Mai Ninh, Nhớ của
Hồng Nguyên, Bao giờ trở lại của Hồng Trung Thơng, Hoan hơ chiến sĩ Điện
Biên của Tố Hữu...
Nghệ thuật thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954, hình
tượng thơ cũng có sự vận động tích cực. Những ngày đầu cách mạng, hình tượng
thơ là kết quả của cảm hứng anh hùng xốc nổi pha màu sắc tiểu tư sản ồn ào.
Nhiều nhà thơ trẻ như Chính Hữu, Quang Dũng, Hồng Ngun cũng khơng tránh
được tật đó. Thơ đã dần dần tước bỏ được những kiểu cách xa lạ ấy, để thật hơn,
mộc hơn, gần gũi với cuộc sống hơn. Đặc trưng thẩm mỹ này phản ánh sự vận
động có quy luật của cảm xúc và tâm hồn người chiến sĩ.
Về ngôn ngữ, thơ kháng chiến đã dần dần gạt bỏ được sự cầu kì, kiểu cách
để tìm đến và tiếp nhận được cái phong phú của ngôn ngữ trong đời sống chiến
đấu của quần chúng. Chính điều đó tạo cho thơ có khả năng tác động mạnh mẽ
hơn đối với tình cảm nhận thức của người đọc. Thơ Hồ Chủ tịch đã nêu gương
sáng về một lối viết có lời lẽ bình dị mà trong sáng, gợi cảm, vừa thoải mái phóng
khống, vừa cơ đọng chắt lọc. Thơ ngày càng đón nhận nhiều hơn ngơn ngữ đại
chúng, rất « đời thường », những khẩu ngữ, những từ ngữ địa phương, những thuật
ngữ chuyên môn quân sự...miễn là được dùng đúng chổ, có ý thức, có nghệ thuật.
Thơ nói đến lợn gà, khoai sắn, ổ chuối khơ, ngơ nếp nướng, mà vẫn rất thơ. Câu
thơ « Độc lập nhớ viền chơi ví chắc » của Hồng Nguyên không làm ai ngỡ ngàng
mà lại nổi lên sắc thái của vùng q Thanh Hóa. Thơi Hữu viết « Ở đây đƣờng
ngập đƣờng bùn phân cũ » mà không dung tục. Trần Mai Ninh gọi giặc là « một
đàn chó ghẻ của lau nhau » chỉ làm chúng ta thêm khối trí. Trước kia có lẽ khơng
ai viết rằng « Thằng Tây con chó, cúp đi chạy dài, mả bố nhà nó, nịnh Tây hết

thời ». Thế nhưng người đọc chấp nhận một cách hả hê. Bởi chỉ viết như thế mới
nói rõ được cái căm giận thấu xương của nhân dân đối với bọn cướp nước. Những
cách sử dụng ngơn ngữ như thế khơng chỉ đơn thuần có ý nghĩa xác thực mà cịn
có giá trị thẩm mỹ.


Đặc biệt, cái tơi trữ tình trong thơ kháng chiến vừa giãi bày tâm tư tình
cảm, vừa có sự gắn bó hịa hợp với cái ta trong mối quan hệ riêng chung giữa : tơi
và chúng ta, tơi và anh...Vì thế bạn đọc dễ dàng cảm nhận lối xưng hô thể hiện
khá phổ biến trong thơ thời kì này : lũ chúng tôi, chúng ta, anh, tôi, ta... Bài thơ
không chỉ là tiếng nói tâm tình của nhà thơ mà cịn là nỗi niềm của bao người
trong hồn cảnh đó. Nó chính là điệu tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.
Điều này biểu hiện rõ các bài thơ như : « Nhớ » của Hồng Nguyên, « Bao giờ trở
lại » của Hồng Trung Thơng, « Đồng chí » của Chính Hữu hay bài « Cá nƣớc »
và « Lên Tây Bắc » của Tố Hữu...
Bên cạnh những thành tựu to lớn, thơ ca kháng chiến chống Pháp 19451954 vẫn còn một số hạn chế : các thể loại văn học phát triển phong phú, kịch
cũng xuất hiện nhưng ở buổi đầu hình thức sáng tác kịch cương cịn q thơ sơ.
Hơn nữa, các nhà thơ tuy có mang đến sức sống mới cho thơ nhưng điểm hạn chế
là ở chổ, thơ giai đoạn này mới chỉ chú ý nhiều đến tình cảm cơng dân và chưa
quan tâm đúng mức đến những tình cảm nhân bản khác. Thậm chí tình u nam
nữ bị coi như một điều cấm kị. Nhiều thi sĩ mới khai thác mặt chói sáng của các
anh hùng, chưa lần xuống những tầng, những vỉa sâu của sự bi tráng. Nhân vật trữ
tình trong thơ kháng chiến chủ yếu nghĩ và hành động hướng về số phận của Tổ
Quốc. Các nhà thơ nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ
Quốc. Đây là kết quả của sự cảm nhận hiện thực vừa cụ thể, cô đọng vừa khái quát
và nặng suy tư.
Nói tóm lại, văn học giai đoạn 1945-1954 là bước phát triển vượt bậc so với
văn học giai đoạn trước đó. Văn học giai đoạn này đã khốc lên mình một diện
mạo mới để bước lên văn đàn Việt Nam. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng là
một bước chuyển mang tính đột phá, là một bức tranh chân thực và sinh động về

cuộc kháng chiến hào hùng của cả dân tộc.


×