Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tính biểu trưng của các khuôn vần trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 119 trang )

Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

------

-----

VÕ THỊ THẢO

TÍNH BIỂU TRƯNG CỦA CÁC KHUÔN VẦN TRONG
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn, khóa 33: 2007–2011

CBHD: BÙI THỊ TÂM

Cần Thơ,
-1- 5/2011


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một tác phẩm muốn lắng đọng sâu trong lòng độc giả. Thì tác phẩm đó đòi hỏi
không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn cả về hình thức thể hiện. Và khuôn vần là
một trong những khuôn sẽ góp phần làm cho từ ngữ có sức gợi hình, gợi tả rất cao...
Chính nhờ những giá trị biểu trưng của khuôn vần sẽ tiếp lữa cho nhà văn, nhà thơ
trong việc thể hiện giá trị nội dung, trong việc truyền tải những cung bậc cảm xúc,


những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng… đến bạn đọc một cách hiệu quả nhất.
Biểu trưng của khuôn vần chính là những nét nghĩa về sự vật sự việc mang tính
hình tượng rất gần gũi với đời sống con người, đã được con người quan sát và nhận
thức sâu sắc. Khuôn vần có thể tồn tại ở hình thức là từ đơn, từ ghép và từ láy… Đặc
biệt là những giá trị biểu đạt trong từ láy thường được rất nhiều nhà ngôn ngữ nghiên
cứu. Trong thơ ca, ta thấy có những khuôn vần mang nghĩa nhưng cũng có những
khuôn vần không mang nghĩa, cũng có những khuôn vần được sử dụng rất nhiều lần,
tuy nhiên vai trò của chúng trong mỗi trường hợp có thể khác nhau. Bên cạnh đó, ta
thấy tương ứng có những khuôn giống nhau hoặc gần giống nhau giữa chúng có một
mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. Đó là ngữ nghĩa gì? Tác dụng như thế nào đến nội
dung tác phẩm? Chính từ những vấn đề nghi vấn như vậy mà thôi thúc người viết
muốn đi tìm những nét nghĩa cơ bản của các khuôn vần đó trong thơ ca, cụ thể là tác
phẩm Truyện Kiều ( NguyễnDu) – là tác phẩm người viết chọn làm để khảo sát.
Truyện Kiều ( Nguyễn Du) là một tác phẩm văn học cổ. Trải qua sự sàng lọc
khắc nghiệt của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn sống mãi cùng năm tháng, vẫn sống mãi
trong tầng tầng lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam. Có thể nói Truyện Kiều đã vượt ra được
giới hạn về không gian và thời gian của một quốc gia để đến với hàng triệu trái tim
nhân loại trên khắp thế giới . Để có được sự bất tử như hôm nay, thiên tài Nguyễn Du
của chúng ta không chỉ dụng tâm mà còn dụng công rất khéo, hình như mỗi âm mỗi
tiếng đều có “ máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thắm trên tờ giấy” thì phải! Trong
Truyện Kiều có khá nhiều từ láy sử dụng rất thành công. Nhưng cũng không thể phủ
nhận vai trò quan trọng của các khuôn vần trong từ đơn, từ ghép và các loại từ khác
trong việc thể hiện nội dung và giá trị đặc sắc cho tác phẩm.

-2-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Tất cả những lí do trên người viết đã quyết định chọn đề tài “ Tính biểu trưng
của các khuôn vần trong Truyện Kiều ( Nguyễn Du)” để nghiên cứu, với hi vọng sẽ

góp một phần nhỏ cho việc tìm hiểu biểu trưng của tác phẩm nói riêng và trong thơ ca
nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ học là một ngành ra đời muộn, nhưng những đóng góp của ngành
cho ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ của từng dân tộc nói riêng là không nhỏ. Những
năm gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ đã dành nhiều thời gian cho việc khai thác và tìm
hiểu về vấn đề ngôn ngữ, trong đó có vấn đề về tính biểu trưng của khuôn vần. Từ các
từ cùng khuôn, người ta xem xét chúng có những nghĩa chung nào, hay biểu trưng cho
nội dung gì. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về khuôn vần nói chung và các
nghiên cứu về tác phẩm Truyện Kiều ( Nguyễn Du) mà người viết chọn lựa và trên cơ
sở đó để đi sâu hơn khi nghiên cứu biểu trưng của các khuôn vần trong tác phẩm
Truyện Kiều.
Nguyễn Đại Bằng trong cuốn Khuôn vần tiếng Việt và sự sáng tạo của từ đã đi
nghiên cứu khuôn vần và sự sáng tạo của các từ ở từ láy. Ông nhận thấy sự sáng tạo từ
theo quy tắc “ đối ứng khuôn hay ý nghĩa cơ bản” và sự chuyển đổi khuôn đã tạo nên
một lớp từ mới mang những nghĩa chung với các khuôn vần này:
“ Chẳng hạn, khuôn -ANG, hình tượng tương ứng mà chúng tôi tìm thấy là
NGANG, một trong những ý nghĩa của nó là “ rộng – mở rộng, lan rộng, rộng khắp,
rộng lớn” ứng với nhóm từ: thênh thang, mở mang, mênh mang, lênh láng, nở nang,
hở hang… Như vậy sự kết hợp của các khuôn vần khác nhau -ÊNH-ANG và -Ơ-ANG ở
nhóm từ kể trên là sự kết hợp cặp khuôn đối ứng với nhau về cùng một trạng thái biểu
thị độ rộng mà khuôn đối ứng mang nghĩa cơ bản “ rộng” đã tăng thêm cường độ cơ
bản của từ gốc” [1; tr.114]. Ông đã tìm thấy và chứng minh được rằng chính nhờ
những nghĩa chung cơ bản của những nhóm từ cùng khuôn vần có thể tìm thấy được
những nghĩa cơ bản đối xứng với nhau của từng cặp khuôn vần từ thành tố gốc là từ
láy. Khi đi sâu vào cấu tạo từ như vậy, ông đã giúp chúng ta có cơ sở hơn khi đi phân
tích nghĩa biểu trưng của từ trong các nhóm khuôn vần mà nó đảm nhiệm.
Hoàng Văn Hành trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt, khi đi khảo sát ngôn từ ở
phương diện từ láy, ông nhận thấy rằng từ láy cũng giá trị biểu trưng và ông phân tích

thành những loại từ mang tính biểu trưng như sau:

-3-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn. Đó là những từ có nét chung là mô phỏng
âm thanh trong tự nhiên theo cơ chế láy. Ví dụ: lộc cốc, thùng thùng, oai oái, i ới,
nheo nhéo…
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu. Biểu thị thuộc tính ( tính chất, trạng thái,
quá trình…); biểu thị sự vật, ví dụ: đăm đăm, chồm chồm, lổm ngổm, bâng khuâng…
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa. Ở dạng từ láy vừa
biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt về ngữ nghĩa ông định nghĩa chúng như sau: “
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa là từ mà nghĩa của nó có
thể giải thích được không chỉ nhờ nghĩa của từ gốc mà còn nhờ ở giá trị tạp nghĩa (
tức là giá trị biểu trưng hóa) của sự hòa phối ngữ âm trong cấu tạo của nó. Hình thái
biểu hiện của sự hòa phối ngữ âm này là điệp và đối. Trong đó, điệp và đối khuôn vần
vẫn là quan trọng” [8; tr.86].
Điều đó cho thấy ông đã có những tìm hiểu và nhìn nhận sâu sắc về các dạng từ
láy. Đặc biệt những từ láy có chung một khuôn vần thường mang những sắc thái ý
nghĩa cho một dạng thức nào đó, chúng có thể là biểu thị âm thanh, hay biểu thị tính
chất, trạng thái sự vật sự việc. Nhất là các từ láy chuyên biệt nghĩa ở chúng có những “
giá trị biểu trưng hóa” nhờ có sự phối âm và cấu tạo từ nên chúng làm nên ý nghĩa
cho từ ngữ đó. Chứng tỏ sự tồn tại của những khuôn vần có nghĩa trong từ láy là vấn
đề cần quan tâm và cần làm rõ cụ thể trong những trường hợp tồn tại của nó.
Hoàng Văn Hành tuy nhìn vấn đề quan trọng của khuôn vần nhưng chỉ từ góc
độ biểu trưng hóa ngữ âm – ngữ nghĩa của từ láy. Ông chưa phân tích tới những giá trị
của những từ láy có gần ngữ nghĩa, và những ý nghĩa biểu trưng tồn tại ở các dạng từ
khác như đơn, ghép. Song ông đã phần nào cho thấy vai trò của việc nghiên cứu nghĩa
biểu trưng của các khuôn vần trong âm tiết tiếng Việt. Dựa trên cơ sở này, các nhà

nghiên cứu ngôn ngữ đã tiếp tục đi sâu và nghiên cứu các khuôn vần để vận dụng tìm
hiểu nghĩa của các khuôn vần trong thơ nói chung.
Phi Tuyết Hinh trong cuốn Từ láy những vấn đề bỏ ngỏ, ông đã đi tìm hiểu ý
nghĩa của một số từ láy có cấu tạo như: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhoi,
quanh co, loanh quanh… và những từ láy có cấu tạo từ những từ không rõ nghĩa như:
thờ ơ, ỡm ờ, chới với, lâng lâng, bảng lãng, bùi ngùi… để tìm thấy những nét nghĩa
biểu trưng chung của các từ có cùng khuôn. Ông cho rằng: “ khuôn vần có giá trị biểu
trưng ngữ âm, và giá trị biểu trưng ngữ âm ấy có vai trò quan trọng góp phần tạo nên
ý nghĩa của những từ láy thuộc loại này” [35; tr.39]. Phát biểu của ông lần nữa đã

-4-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
khẳng định vai trò thiết yếu của khuôn vần có vai trò quan trọng tạo nên ý nghĩa của
các từ. Nhưng ông cũng chỉ dừng lại ở những khuôn vần trong từ láy mà chưa mở rộng
ở những khuôn vần từ đơn hay ghép.
Và ông nói thêm rằng: “ giá trị biểu trưng của mỗi khuôn vần được xem xét theo
nhiều góc độ khác nhau. Trước hết nó là bộ phận của từ láy không rõ thành tố gốc, rồi
tiếp theo nó được xét với tư cách là bộ phận của thành tố láy trong những từ láy có
thành tố gốc; và cuối cùng, nó là bộ phận của từ đơn” [35; tr.39]. Nên những khuôn
vần ở dạng từ láy được ông đi tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu, từ những cách cấu tạo
từ cho đến nghĩa của từ. Điều đó càng làm rõ một vấn đề là khuôn vần tồn tại những
giá trị ngữ nghĩa nhất định. Do đó ông khẳng định “ không dễ gì có thể nghi ngờ hay
bác bỏ tính hệ thống, tính quy tắc ở giá trị biểu trưng của khuôn vần”.
Phi Tuyết Hinh đã phần nào khẳng định và chứng minh được sự tồn tại của
những giá trị biểu trưng mà các khuôn vần góp phần tạo nên nội dung ý nghĩa của thơ
ca nói chung. Đặc biệt là ông đã thử đi tìm hiểu nghĩa biểu trưng của các khuôn vần
trong các từ láy không rõ thành tố gốc, hay các khuôn vần từ láy trong các trường hợp
khác. Nghiên cứu của ông có vai trò hết sức quan trọng cho việc tìm hiểu nghĩa biểu

trưng của các khuôn vần trong tác phẩm mà người viết khảo sát.
Theo Nguyễn Thái Hòa cho rằng “ Cù Đình Tú đã thống kê được nhiều khuôn,
vần nhưng chưa đủ”. Theo ông “ ngay sự đối lập âm vực cao, thấp cũng tạo ra những
từ có nét nghĩa khác nhau về mức độ”:
- Sát/sạt, phát/phạt, dát/dạt, bát/bạt, ngát/ngạt…
- Bấp/bập, tấp/tập, váp/vập, gấp/gập, rấp/rập…
- Óp/ọp, móp/mọp, tóp/tọp, sóp/sọp, bóp/bọp…
Chúng ta có thể cảm nhận dễ dàng những nét nghĩa ấy mà không cần giải thích.
Ví dụ: “ “ hương thơm ngát” với “ hương thơm ngan ngát” có liên quan chặt chẽ với
nhau chứ không phải là những từ biệt lập” [4; tr.267].
Và theo ông “ tính biểu trưng của các phương tiện ngữ âm là có thực và cần được
nghiên cứu. Nhưng tính biểu trưng không phải là quy tắc khái quát cho tất cả các từ
mà có tính chất võ đoán của tín hiệu vẫn là chủ yếu” [4; tr.267].
Ở đây Nguyễn Thái Hòa mới chỉ có nhận xét rằng giữa các khuôn vần có chung
một nét ngữ nghĩa chung, trong cơ chế đối ứng của nó, ông đã dẫn chứng được những
nét nghĩa khác nhau đó. Và cũng khẳng định đây là vấn đề cần nghiên cứu, tuy nhiên
ông chưa đi tập hợp chúng lại và chưa đi sâu phân tích với một nhóm khuôn vần như

-5-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
vậy mang giá trị biểu trưng gì cho tác phẩm. Theo người viết thì đó là một phương
diện rộng, cần đưa chúng vào phạm vi cụ thể.
Hồ Lê trong cuốn từ Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại có bàn tới phần
vần của âm tiết tiếng Việt như sau: “ để tượng thanh và để tượng hình, khuôn vần
tiếng Việt, bộ phận quan trọng nhất trong sự cấu tạo ý nghĩa, được chủ yếu sử dụng.
Khuôn vần có khả năng biểu thị. Cùng một khuôn tiếng, có thể có một nhóm từ nhất
định cùng mang một nét nghĩa chung nào đó” [19; tr.62]. Nhận định trên của ông
chứng tỏ một vấn đề quan trọng, đó là các từ có cùng một khuôn vần, khuôn tiếng vẫn

tồn tại trong những nét nghĩa chung. Chính những nét nghĩa chung này làm cho tác
phẩm tránh được sự trùng lặp nhưng mặt khác lại tạo âm hưởng và sắc thái ý nghĩa cho
ngôn từ khi dùng đúng chỗ, đúng cách. Mặt khác ông nhận thấy một điều là: “ Ý kiến
một số tác giả trước đây cho rằng giữa một dãy từ như: chặt, vặt, gặt, cắt… hay: tụt,
rụt, thụt, hụt… tất cả cái chung đó, không phải là không có lí. Vấn đề là cần phải chỉ
rõ đó là cái chung như thế nào, trên cơ sở nào, và nó được hình thành trong điều kiện
nào? Trên cơ sở nào?” [19; tr.62].
Qua ý kiến của ông, chúng ta thấy ông cũng đã tìm hiểu về những nhà nghiên
cứu trước đây, họ từng đưa ra những ý nghĩa chung cho các từ cùng khuôn, ông thừa
nhận điều đó là có lí nhưng ông đã đặt ra vấn đề quan trọng hơn cho các nhà ngôn ngữ
nói chung là “ phải chỉ rõ đó là cái chung như thế nào, trên cơ sở nào, và nó được
hình thành trong điều kiện nào? Trên cơ sở nào?” của những từ có nghĩa chung ấy.
Đó chính là việc đi tìm các từ có cùng khuôn tiếng. Ông cũng nhận định rằng “
các khuôn vần này có giá trị quan trọng trong việc cấu tạo nghĩa”. Vì vậy ông cố
gắng đi tìm hiểu các khuôn vần ở dạng chung khái quát trên cơ sở thực tế và một số
câu thơ. Tuy nhiên, ông chưa đi tìm giá trị biểu trưng trên một tác phẩm cụ thể để
chứng minh cho điều này mà ông chỉ thống kê chúng dưới dạng những từ có cấu tạo
cùng khuôn mang những ý nghĩa biểu trưng chung.
Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt cũng
đề cập tới vấn đề ý nghĩa biểu trưng của các khuôn vần trong phong cách học ngữ âm
như sau: “ nhiệm vụ của phong cách học ngữ âm là phải nghiên cứu những giá trị
biểu trưng của các khuôn vần trong từ láy ( cùng với các yếu tố ngữ âm khác) để nêu
lên cách sử dụng chúng trong hoạt động lời nói, nhất là trong lời nói nghệ thuật, bởi
vì chính những giá trị biểu trưng này cùng với các yếu tố khác nữa đã tạo nên cái

-6-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
luồng ý nghĩa ngầm của khổ thơ, đoạn văn, giúp người đọc cảm nhận được cái hồn

của văn bản nghệ thuật” [15; tr.98].
Nói về vai trò nhiệm vụ của ngữ âm tiếng Việt, Đinh Trọng lạc đã cho thấy
nghĩa biểu trưng của vần trong từ láy chính là từ cấu tạo âm tiết của vần trong thơ.
Chúng có ý nghĩa quan trọng cho sự cảm nhận của người đọc đối với thơ ca và góp
phần giúp cho tác giả gửi gắm những tình cảm, những suy nghĩ của mình đến độc giả,
điều mà ông gọi là “ cái hồn” vậy.
Cù Đình Tú trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, khi đi
khảo sát cách cấu tạo từ của tiếng Việt về mặt mối quan hệ cơ cấu ngữ âm và nội dung
ngữ nghĩa có nói rằng: “ có một hiện tượng rất lí thú là nhiều đơn vị từ ngữ của tiếng
Việt dường như được cấu tạo theo những khuôn ngữ âm – ngữ nghĩa nhất định. Mỗi
khuôn ngữ âm – ngữ nghĩa gồm có một hoặc hai thành tố này mang tính gợi hình, biểu
cảm được rút ra từ hàng loạt đơn vị từ ngữ cấu tạo theo khuôn này” [32; tr.236]. Và
ông đã thống kê được khá nhiều nhóm khuôn vần gợi hình ảnh như: khuôn vần “op”
mang một nghĩa chung là “ giảm thể tích” hoặc “ thu lại”: óp lại, móp, hóp, tọp, tóp…
Nhiều khuôn vần “ê - a” biểu thị “ quá trình kéo dài từ chỗ này qua chỗ khác, từ lúc
này qua lúc khác”.
Cù Đình Tú đã đi sâu vào phân tích được những nhóm khuôn vần có chung
những giá trị biểu trưng. Thông qua những đặc điểm chung đó đã giúp chúng ta có
thêm cơ sở để đi tìm hiểu thêm những biểu trưng của khuôn vần ở trong thơ. Đặc biệt
những khuôn vần mà ông đã tập hợp chúng trong những nhóm từ cùng khuôn biểu thị
một nét nghĩa tương đương mà ông đã tìm thấy.
Trong quá trình phân tích tìm hiểu Truyện Kiều ( Nguyễn Du), chúng tôi nhận
thấy không ít nhà nghiên cứu tìm thấy ở Truyện Kiều có những giá trị nghệ thuật trong
cách sử dụng từ ngữ. Đồng thời qua đó, các nhà nghiên cứu muốn khẳng định Truyện
Kiều là viên ngọc quý, là tiếng nói, là tâm hồn của dân tộc Việt Nam, và tượng trưng
cho những gì tinh hoa văn hóa của dân tộc. Sau đây, chúng tôi xin dẫn một vài công
trình của các nhà nghiên cứu khác nhau như sau:
Đào Duy Anh trong cuốn Truyện Kiều những lời bình, ông có nhận xét như
sau: “ Một cớ khác khiến người ta dù có học hay không học, đã đọc đến Truyện Kiều
là phải say mê, tức là âm điệu nhịp nhàng của câu văn êm dịu như bài hát. Ta thường

thấy những người nhà quê, những đứa trẻ chăn trâu, những con bé giữ em, hát những

-7-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
câu Kiều mà nó không hiểu gì cả. Nghĩ ta không cần nghĩ đến nghĩa, chỉ cốt để cho cái
âm điệu véo von uyển chuyển của câu hát ru mê hồn mà thôi” [13; tr.24].
Đào Duy Anh tuy chưa đề cập tới nội dung, nhưng phần nào cho ta thấy được ưu
điểm về thể thơ Kiều, một thể thơ rất gần gũi với tâm hồn người Việt. Với cách nhìn
này góp phần thú vị để chúng tôi nghiên cứu Truyện kiều sâu hơn.
Hà Như Chi trong cuốn Việt Nam thi văn giảng luận cũng khẳng định như sau:
“ Truyện Kiều đáng được tôn trọng vì giá trị văn chương của nó. Truyện ấy cho ta
một kiểu mẫu hàn bị về kỹ thuật văn chương. Những cảnh tả người, tả cảnh, tả tình,
biến đổi âm điệu, đặt câu, dùng chữ, chuyển mạch, những đặc tính cân đối, trang nhã,
duyên dáng của nó đáng được bất cứ ai muốn làm thơ, làm văn đều noi theo và chiêm
ngưỡng” [2; tr.493].
Với khẳng định của Hà Như Chi, ta thấy Truyện Kiều không chỉ hay về sự trau
chuốt dùng câu, dùng từ mà giá trị văn chương cũng rất “ đáng được tôn trọng”. Hà
Như Chi cũng đề cập đến sự “ biến đổi âm điệu” nhưng vẫn còn chung chung. Dù sao
bà cũng đã diễn tả được cái tài của Nguyễn Du trong cách thể hiện thơ và cho những ai
muốn làm thơ “ noi theo và chiêm ngưỡng”.
Xuân Diệu trong cuốn Truyện Kiều những lời phê bình đã phát biểu như sau: “
Nguyễn Du dùng rất nhiều cái phương pháp cách điệu hóa: trong thơ có chất vũ khúc,
múa, và chất âm nhạc. Nhà thơ khi diễn tả sự vật, diễn tả sự việc, rồi lên khung các
vật, việc ấy, có khi đưa nó lên trên một sân khấu ca múa, có dàn nhạc đệm theo” [13;
tr.275].
Xuân Diệu cũng giống như Đào Duy Anh và Hà Như Chi, đã thấy được cái tài
của nhà thơ trong việc thể hiện giá trị nội dung cho tác phẩm. Và Xuân Diệu cũng có
đề cập đến “ chất âm nhạc” “ chất vũ khúc” trong việc diễn tả sự vật, sự việc cho thơ.

Nhưng cái gì đã làm nên chất âm nhạc đó thì Xuân Diệu chưa đề cập đến.
Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Truyện Kiều những lời bình như sau: “ Nguyễn Du láy
lại nhiều lần những cảnh chia lìa. Có thể nói mực của nhà thơ chảy bao nhiêu trên
trang giấy, thì bấy nhiêu giọt lệ thấm vào những trang kể truyện ấy” [13; tr.368].
Đổ Đức Hiểu đã đề cập đến vấn đề quan trọng cách dùng từ “ láy lại nhiều lần”
để thể hiện nội dung, đó cũng là vấn đề tìm hiểu về giá trị biểu trưng khuôn vần trong
lớp từ láy. Nhưng ông vẫn chưa có ví dụ cụ thể, vẫn còn mang tính khái quát chung
chung.

-8-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trần Ngọc Hưởng trong cuốn Luận đề về Nguyễn Du và Truyện Kiều có viết
như sau: “ vẻ u buồn của tâm trạng cũng như của cảnh vật được diễn tả còn nhờ nhịp
đôi của câu thơ lục bát, nhờ các từ láy ( thấp thoáng, man mác), nhờ cách dùng điệp
ngữ ( buồn trông) và cách láy từ ( xa xa, dàu dàu, xanh xanh, ầm ầm)” [14; tr.135].
Với đánh giá trên của Trần Ngọc Hưởng cho thấy Truyện Kiều không chỉ sử
dụng nhiều từ láy cũng như điệp ngữ, mà còn cho thấy tác dụng của các từ láy, điệp
ngữ này trong việc thể hiện tâm trạng nói riêng và giá trị nội dung nói chung. Do đó
việc nghiên cứu từ láy này nói chung và nghĩa biểu trưng về phương diện của từ láy có
ý nghĩa quan trọng, cho việc hiểu thêm vai trò của chúng cũng như ý nghĩa của chúng
từ dạng khuôn vần là rất có ý nghĩa.
Nguyễn Lộc trong cuốn Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm đã khám phá như
sau: “ Truyện Kiều hoàn toàn không có hiện tượng túng vần phải gieo vần bằng những
tu từ như thường thấy trong khá nhiều trong truyện Nôm khác, nhất là truyện Nôm
bình dân. Nguyễn Du sử dụng các vần không phải chỉ để móc nối các câu thơ lại với
nhau mà vần của Nguyễn Du thường có âm điệu dư ba. Vì vậy mà khi cần thiết nhà
thơ nhân vần lên bằng cách sử dụng nhiều từ trùng điệp, từ đồng âm” [36; tr.784].
Cho thấy Nguyễn Lộc đã có sự tìm hiểu sâu về Truyện Kiều, ông cũng đã đề

cập được sự gieo vần rất là linh hoạt, đa dạng trong Truyện Kiều. Nhưng vẫn chưa có
sự minh họa trong từng trường hợp cụ thể nào.
Nguyễn lai trong cuốn Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học như sau: “
Chúng ta thán phục nghệ thuật tạo hình của Nguyễn Du với những nét tả Tú Bà như:
nhờn nhợt màu da, cao lớn đẫy đà, vì chính những từ ngữ trên, tác giải đã khơi dậy
nơi ta mọi sự căm ghét và ghê tởm để tự làm bật dậy cho ta một mụ Tú Bà” [16; tr.93].
Có thể nói trong Truyện Kiều có hai tuyến nhân vật chính và tà. Nguyễn Lai đã
nhìn nhận được sự sáng tạo của Nguyễn Du trong cách thể hiện tính cách xấu xa của
mụ Tú Bà như: “ nhờn nhợt màu da”, “ cao lớn đẫy đà”. Nhưng ông cũng chỉ mới chỉ
ra được cách dùng từ, chớ chưa đề cập đến cách gieo vần trong việc biểu trưng hình
tượng nhân vật.
Nguyễn Ngọc thiện trong cuốn Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam đã có
nhìn nhận như sau: “ Trong Truyện Kiều như câu: Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa (
Vì có chữ “ thơ” nên câu văn mới có giá trị, mới có vẻ êm ái và dịu dàng, rõ ra lời
nói của một người con gái đẹp còn trẻ tuổi; nếu bỏ chữ ấy chắc không chữ nào thay
vào được). Chữ “ thơ” trong câu văn ấy tức là “ một ngón tay lạ lùng, chạm khẽ vào

-9-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
óc ta như chạm vào một sợi dây đàn, rồi trong linh hồn ta như vang lên một tiếng
thanh tao” [28; tr. 443].
Và ông nói thêm “ Nay cứ xét trong toàn thiên Truyện Kiều, ta thường hay gặp
những “ chữ đôi”; những chữ ấy dự một phần khá to trong cách làm văn. Thí dụ như
hai câu: Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng… Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình
xưa… toàn là những câu hay cả, mà hay cũng vì có những chữ: lần khân, sàm sỡ,
bâng khuâng, ngậm ngùi” [28 ;tr.445].
Dù Nguyễn Ngọc Thiện chưa đề cập đến vấn đề từ ghép, nhưng ông đã có đóng
góp lớn về từ đơn và từ láy. Và ông cũng đã đưa ra dẫn chứng minh họa khá cụ thể

trong từng trường hợp để thấy cái tài trong cách chọn lựa từ ngữ của nhà thơ cho tác
phẩm.
Hoàng Tuệ trong cuốn Truyện Kiều – những lời bình đã có lời bình như sau: “
“ Gieo thoi trước chẳng giữ giàng” “ Giữ giàng” là một thể láy – và láy từ “ giữ”
chăng? Nếu xét hệ thống của các thể láy có vần “-ang” như: Vội vàng, sỗ sàng, bẽ
bàng, ngỡ ngàng, võ vàng, rõ ràng, sẳn sàng, trễ tràng, vững vàng, lỡ làng… thì thấy
rằng “ giữ” không thể tạo nên thể láy như trong hệ thống ấy được” [22; tr.558].
Giống như Trần Ngọc Hưởng, Hoàng Tuệ đã đưa ra rất nhiều từ láy, đã góp
phần hiểu thêm giá trị biểu trưng của các khuôn vần ở cấp độ từ láy cho thể thơ. Ông
cũng đã có sự đối chiếu và so sánh rất cặn kẽ, đặc biệt ông đã chỉ ra được cách gieo
vần “-ang” để thấy được vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên nó. Chúng chính là
những yếu tố đã góp phần tạo nên những giá trị về ngữ âm, ngữ nghĩa của tác phẩm.
Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu trên, người viết nhận thấy Truyện Kiều
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tính đến nay đã có trên hàng trăm công trình
nghiên cứu khác nhau về Truyện Kiều. Nhưng vấn đề “ Tìm hiểu tính biểu trưng của
các khuôn vần trong Truyện Kiều ( Nguyễn Du)” thì chưa được nghiên cứu. Nếu có
nói tới thì chỉ mới chạm tới các vấn đề còn khái quát ở dạng như từ láy, hoặc một số
phương diện của các từ ngữ tiêu biểu cho một số biểu tượng…

3. Phạm vi nghiên cứu
Do đặc điểm của tính biểu trưng của các khuôn vần trong thực tế là rất nhiều,
nhưng không phải lúc nào chúng cũng được khai thác và vận dụng hết trong thơ. Vì
vậy ở đây người viết xác định là tập trung khảo sát “ Tính biểu trưng của các khuôn
vần trong tác phẩm Truyện Kiều ( Nguyễn Du)” ( bản dịch hiện hành).

-10-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Khuôn vần được người viết tìm hiểu là ở các dạng từ đơn, từ ghép và từ láy.

Đặc biệt là những biểu trưng khuôn vần trong từ láy.
Văn bản mà người viết chọn làm tư liệu khảo sát là quyển Truyện Kiều (
Nguyễn Du) do Đào Duy Anh hiệu khảo và chú giải, NXB Văn học, năm 1997.

4. Mục đích nghiên cứu
Việc đi nghiên cứu và tìm hiểu “ Tính biểu trưng của các khuôn vần trong
Truyện Kiều ( Nguyễn Du)” nhằm hướng tới việc tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như
giá trị của các khuôn vần trong tiếng Việt, cụ thể là sự đóng góp của các khuôn vần có
giá trị biểu trưng trong thơ nói chung và trong Truyện Kiều nói riêng.
Tác phẩm Truyện Kiều không chỉ có giá trị nhân đạo nhân văn sâu sắc, mà thể
thơ cũng rất ngọt ngào, truyền cảm - một thể thơ rất đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy
người viết sẽ tìm hiểu tác phẩm từ nhiều cấp độ, trong đó có cấp độ tìm hiểu giá trị
biểu trưng của các khuôn vần trong thơ góp phần không nhỏ cho việc hiểu rõ nội dung,
giá trị tác phẩm.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và yêu cầu đặt ra ở trên, người viết tiến hành thu thập
thông tin, tư liệu những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
Trên cơ sở thu thập tài liệu, người viết sẽ tiến hành thống kê, phân loại các
khuôn vần có giá trị biểu trưng. Từ đó, chúng ta có một số liệu cụ thể để có thể đánh
giá được nội dung và giá trị tác phẩm một cách có khoa học hơn.
Bên cạnh đó bài luận văn này sẽ sử dụng thêm phương pháp đối chiếu và so
sánh các khuôn vần được sử dụng trong các trường hợp khác để làm nổi bật ý nghĩa
biểu trưng cho tác phẩm. Và người viết sẽ dựa trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa ngữ âm
học của cách cấu tạo âm tiết trong khuôn vần mang giá trị biểu trưng.

-11-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÂM TIẾT VÀ VẦN
TIẾNG VIỆT
Có thể nói một ngôn ngữ nào phát ra cũng đều dựa trên những cơ sở ngữ âm
nhất định và việc kết hợp âm vị, âm tiết để tạo nên một ngôn ngữ hoàn chỉnh, điều đó
hoàn toàn không đơn giản chút nào.
Bên cạnh đó, không ngẫu nhiên mà các nhà văn, nhà thơ phối hợp các vần,
thanh điệu trong các vần ở một câu thơ nào đó. Ngoài các yếu tố như thanh, vần, nhịp
điệu, sự phối hợp giữa các âm tiết cũng là những dụng ý khác nhau của nhà thơ khi thể
hiện nội dung tác phẩm thêm hình tượng, thêm sinh động và giàu sức gợi tả.
Trước khi đi vào tìm hiểu những giá trị của các vần trong thơ, chúng ta nên
khảo sát một số vấn đề chung về âm tiết và vần trong tiếng Việt. Bởi vì trên cơ sở đó
chúng ta sẽ thấy những giá trị sử dụng của chúng.

1.1. Khái niệm âm tiết
Có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa âm tiết.

1.1.1. Theo Bùi Thị Tâm
“ Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn vị tự nhiên nhất trong lời nói của
con người. Mỗi âm tiết là một tiếng”.
Ví dụ: “ Tiến lên chiến thắng nhất định về tay ta”. Có 8 âm tiết [27; tr. 17].

1.1.2. Theo Nguyễn Thị Thu Thủy
“ Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong chuỗi âm thanh lời nói.
Trong tiếng Việt mỗi âm tiết được phát ra bằng một hơi, vang lên thành một tiếng,
luôn gắn với một thanh điệu nên dễ được nhận biết. Đó là đơn vị mà người Việt quen
gọi là “ tiếng” ” [33; tr.58].


1.1.3. Theo Mai Ngọc Chừ
“ Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác
nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết. Tiếng tức là âm tiết”. Ví dụ “ Vườn hồng
có lối nhưng chưa ai vào” có cả thảy là 8 âm tiết [3; tr.76]. Và ông dựa vào cách kết
thúc âm tiết để chia thành bốn loại sau:
Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm vang được gọi là âm tiết nửa khép.
-12-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Những âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm được gọi là những âm tiết nửa mở.
Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm không vang được gọi là những âm tiết
khép.
Những âm tiết kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm
tiết được goi là các âm tiết mở.

1.1.4. Theo Nguyễn Thiện Giáp
“ Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Âm tiết là đơn vị mang những sự kiện
ngôn điệu như thanh âm, trọng âm và do đó con người đã gọi là điệu vị ( prosodeme).
Mỗi âm tiết phát ra tương ứng với sự luân phiên tăng lên rồi trùng xuống của cơ thịt
trong bộ máy phát âm. Mỗi âm tiết gồm có ba phần: khởi đầu, đỉnh và kết thúc” [7;
tr.125].

1.1.5. Theo Trần Trí Giỏi
“ Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất”. Và ông giải thích: Chẳng hạn, khi muốn
phát âm ra một âm tiết [b], nhất thiết chúng ta phải tạo ra một âm tiết [bơ]. Điều này
có nghĩa là, trong thực tế không ai phát âm ra một âm tố mà phải tối thiểu là một âm
tiết. Chuổi lời nói, thực chất chỉ được tách ra ở ranh giới âm tiết. Vì thế với người nói
tiếng Việt, người ta nhận ra câu: “ Năm qua thắng lợi vẻ vang” sẽ là một chuổi phát

âm có 6 âm tiết [6; tr.56].

1.1.6. Theo Mai Thị Kiều Phượng
“ Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói mà bất cứ người bản ngữ nào
cũng có thể nhận ra”. Ví dụ: tôi/ là/ sinh/ viên. Có 4 âm tiết [23; tr.126]

1.1.7. Theo Nguyễn Hữu Quỳnh
“ Âm tiết là đơn vị phát âm tối thiểu của lời nói”. Ông cho rằng: “ một đặc
điểm cơ bản nhất của âm tiết là ranh giới của âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới
của hình vị, tức là mỗi âm tiết đều đóng vai trò là dấu hiệu của một hình vị”. Do đó: “
Trong âm tiết tiếng Việt, mỗi âm tiết đồng thời là một hình vị” [25; tr.152]

1.1.8. Theo Cù Đình Tú
“ Âm tiết là đơn vị ngữ âm tự nhiên nhất mà bất cứ người nào cũng có thể nhận
ra. Ví dụ: “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” có 8 âm tiết”. Ông giải thích:
Âm tiết là một đoạn của lời nói ( chuỗi âm thanh) mà khi phát âm mỗi bộ máy phát âm
căng thẳng rồi chùng xuống. Như vậy mỗi khi phát âm, mỗi âm tiết gồm có ba giai

-13-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
đoạn: giai đoạn tăng độ căng, giai đoạn đỉnh của độ căng, giai đoạn giảm độ căng và
kết thúc [31; tr.18].
Qua những nhận định của các nhà ngôn ngữ trên, người viết nhận thấy mặc dù
cách dùng từ để định nghĩa về âm tiết có khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ đều thống nhất với nhau ở: âm tiết chính là đơn vị phát âm nhỏ nhất
trong lời nói, trong tiếng Việt âm tiết phát ra gồm ba bộ phận: phụ âm đầu, vần và
thanh. Và chúng tôi đồng tình với cách hiểu này khi đi phân tích âm tiết .


1.2. Cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Khi mô tả âm tiết tiếng Việt các nhà ngôn ngữ thừa nhận những đặc điểm sau:
Trong tiếng Việt, âm tiết có tính độc lập rất cao. Đặc điểm này được thể hiện trong các
lời nói. Thể hiện rõ ở trong lời nói, âm tiết bao giờ cũng được thể hiện rõ ràng tách ra
từng khúc đoạn riêng biệt. Đồng thời âm tiêt tiếng Việt cũng có khả năng biểu hiện ý
nghĩa. Đây là điều mà các ngôn ngữ khác không có được. Chính vì vậy ta thấy có
những âm tiết tự thân chúng đã có nghĩa mà ta gọi là từ đơn. Bên cạnh đó ta thấy một
đặc điểm rất quan trọng của tiếng Việt nữa là cấu trúc chặt chẽ, riêng biệt của mình.
Hiện nay các nhà nghiên cứu về tiếng Việt xem mô hình cấu trúc của tiếng Việt
như sau:
Mô hình 1:
Thanh điệu ( 5)
Vần
Âm đầu

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

( 1)

( 2)

( 3)

( 4)

Mô hình 2:

Thanh điệu ( 5)
Âm đầu
( 1)

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

( 2)

( 3)

( 4)

Mô hình 1 cho ta thấy các nhà ngôn ngữ cho rằng phần thanh điệu bao trùm lên
các yếu tố âm đầu và phần vần. Mô hình 2 cho rằng thanh điệu tách rời phụ âm đầu và
chỉ bao trùm lên bộ phận phần vần. Đa số các nhà ngôn ngữ hiện nay thiên về mô hình
1.

-14-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Từ hai mô hình trên cho thấy trong tiếng Việt, mỗi âm tiết ở dạng đầy đủ nhất
sẽ gồm có 3 phần, ở 5 vị trí cụ thể như sau:

1.2.1. Âm đầu ( số 1)

Âm đầu hay còn gọi là thủy âm. Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết trong
tiếng Việt, bao giờ cũng do phụ âm đảm nhiệm. Âm đầu có thể vắng mặt như: ăn,
uống… thực chất với những âm tiết này, âm đầu do âm tắc thanh hầu đảm nhiệm, âm
này không biểu hiện lên chính tả của chữ viết.

1.2.2. Phần vần
Phần vần gồm có 3 yếu tố: âm đệm, âm chính, âm cuối.
1.2.2.1. Âm đệm ( số 2)
Âm đệm có chức năng làm thay đổi âm sắc, âm tiết sau lúc mở đầu. Thành phần
này do bán nguyên âm /w/ đảm nhiệm. Chính nhờ nó mà ta phân biệt được với các âm
tiết như: tán với toán, tấn với tuấn. Âm tiết tán và tuấn không có âm đệm, người ta gọi
là âm đệm zêrô.
1.2.2.2. Âm chính ( số 3)
Âm chính hay còn gọi là hạt nhân của âm tiết. Thành phần này quy định âm sắc chủ
yếu của âm tiết và nó bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm, khác với các thành
phần khác của âm tiết tiếng Việt. Âm chính luôn luôn có mặt trong mọi trường hợp
của âm tiết tiếng Việt.
1.2.2.3. Âm cuối ( số 4)
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết, nó do các phụ âm và các bán nguyên
âm đảm nhiệm. Ví dụ: tán, cao, tay… Thành phần này có thể vắng mặt trong âm tiết
tiếng Việt ở một số trường hợp như: ta, to, thể… Trong những trường hợp này ta gọi là
âm cuối zêrô.

1.2.3. Thanh điệu ( số 5)
Mỗi một âm tiết tiếng Việt đều có một thanh điệu, thanh điệu có chức năng
phân biệt các âm tiết. Trong tiếng Việt hiện nay có 6 thanh là: thanh ngang ( thanh
không dấu), thanh huyền, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng, thanh ngã.

Đặc điểm của các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt
Theo các nhà nghiên cứu thì năm thành phần trên của âm tiết tiếng Việt không

phải bình đẳng như nhau về mức độ độc lập và khả năng kết hợp. Năm thành phần cấu
tạo nên âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ luôn có tính chất cố định không thể thay thế
đổi chỗ cho nhau được.
-15-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ âm đầu và thanh điệu kết hợp lõng lẽo với
phần vần hơn so với bản thân tự kết hợp các thành phần của vần. Chính vì vậy người
ta nói rằng âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: bậc 1 là thanh điệu, âm đầu và phần
vần; bậc 2 là âm đệm, âm chính và âm cuối. Theo sơ đồ sau:
Âm tiết

Bậc 1:

Âm đầu

-

Bậc 2:

Âm điệu

-

Vần

Âm chính

-


Thanh điệu

-

Âm cuối

1.3. Vần của âm tiết tiếng Việt
Dựa trên mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như đã nói ở trên. Phần vần được
mỗi nhà ngôn ngữ quan niệm như sau:

1.3.1. Vần của âm tiết theo Bùi Thị Tâm
Âm tiết tiếng Việt có 5 vị trí đó là phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và
thanh điệu. Có âm tiết có đủ 5 vị trí, có âm tiết có vị trí vắng, nhưng nguyên chính âm
luôn luôn có mặt.
“ Âm tiết tiếng Việt được chia làm ba phần: phần đầu; phần vần và thanh điệu,
thanh điệu luôn nằm trên toàn bộ âm tiết” [27; tr.19].
Do đó mô hình của âm tiết theo Bùi Thị Tâm như sau:
Thanh điệu
Phụ âm
đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Như vậy, phần vần được chia làm các phần: âm đệm, âm chính và âm cuối.

* Âm đệm:
Gồm có bán nguyên âm môi, ghi bằng /-w-/ thể hiện trên chính tả bằng hai
trường hợp là “o” hoặc “u”, và một âm vị có nội dung tiêu cực là âm vị /zero/ không
thể hiện trên chính tả. Âm đệm có tính chất nước đôi. Âm đệm có thể nghiêng về phần
vần, nhưng cũng có thể nghiêng về phần phụ âm đầu. Âm đệm có chức năng trầm hóa

-16-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
âm tiết. Âm đệm /-w-/ không kết hợp với phụ âm môi, không kết hợp với nguyên âm
hàng sau tròn môi ( u, uô, ô) và nguyên âm (ươ).
* Âm chính:
Gồm có 13 nguyên âm đơn được ghi bằng các con chữ: a, ă, â, e, ê, i, o, ơ, ô, u,
ư, y, trong đó i và y là do một âm vị như nhau về hình thức thể hiện. Và 3 nguyên âm
đôi được thể hiện trên chính tả bằng các con chữ: ia, ya, iê, yê, ua, uô, ưa, ươ. Ví dụ:
khuya, mượn, tiên, mua, bia, người, yêu...
Âm chính có chức năng: tạo âm sắc cho âm tiết. Đồng thời là đỉnh của âm tiết.
* Âm cuối:
Gồm có 8 nguyên âm được thể hiện trên chính tả là các con chữ: t, m, n, nh, ch,
ng, p, o, u, a, ô, ơ, e, ê.
Âm cuối được chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm phụ âm ồn: /p, t, k / ( ví dụ: họp, chất, cách, cất).
- Nhóm phụ âm vang: -m, -n, -nh, -ng ( ví dụ: tủm tỉm, tin, mênh mang, lênh
đênh).
- Nhóm bán nguyên âm cuối: -i, -y, -o, -u ( ví dụ: “ mai sau dù có bao giờ” –
Truyện Kiều).
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết.

1.3.2. Vần của âm tiết tiếng Việt theo Huỳnh Công Tín

Theo ông âm tiết tiếng Việt được chia làm ba phần. Phần phụ âm đầu hay thủy
âm, phần vần: gồm tiền chính âm, chính âm, chung âm và phần thanh điệu.
* Tiền chính âm (âm đệm) -wTiền chính âm được thể hiện ở các trường hợp khác nhau. Biểu hiện lên chữ
viết bởi chữ “o” trong toán, hoàn…và chữ “u” trong: quân, huân…
Tiền chính âm có mặt trong âm tiết tiếng Việt có chức năng tạo âm sắc cho âm
tiết. Là cơ sở để phân biệt âm tiết như trong các âm tiết.
* Âm chính
Có 9 nguyên âm đơn là /i/, /u/, /ư/, /e/, /ê/, /a/, /o/, /ơ/, /ô/ và 3 nguyên âm đôi
được thể hiện trên chữ viết là: /iê/, /ua/, /uô/, /ưa/, /ue/
Ngoài thanh điệu ra, chính âm là thành tố duy nhất của âm tiết không bao giờ
có thể thay thế được bằng /zero/. Nó là yếu tố chính của phần vần (vận mẫu) cung cấp
cho toàn bộ âm tiết cái âm sắc chủ đạo của nó: âm sắc này bao quát toàn bộ âm tiết, kể
cả âm đoạn phụ âm tuyến tính.

-17-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
* Chung âm (âm cuối)
Chung âm là phần kết thúc âm tiết. Nó thường được biểu hiện bằng một âm tiết
khép vào trong âm tiết kín. Có hai bán nguyên âm cùng làm nhiệm vụ kết thúc âm tiết.
Trong các âm tiết hở, chung âm có dạng zero. Trong các âm tiết kín tiếng Việt chỉ có 8
chung âm là: /-p/, /-m/, /-n/, /-k/ và 2 chung âm bán nguyên âm /-w/, /-j/.
Nhìn chung thì cách chia phần vần âm tiết tiếng Việt của Huỳnh Công Tín cũng
giống như cách phân chia của Bùi Thị Tâm, chỉ có cách gọi tên của thành phần âm tiết
là khác nhau.

1.3.3. Vần theo Nguyễn Quang Hồng
Ông đưa ra hai khái niệm về “ vần” và “ vần cái”. Dưa trên sơ đồ về hai bậc của
âm tiết như trên, phần vần thường được đề cặp tới phần thứ hai của âm tiết sau phần

âm đầu. Theo ông “ “ vần” sẽ không tính phần âm đệm và thanh điệu của âm tiết – đó
là vần cái (vận mẫu). Nói cách khác, vần cái là đơn vị ngữ âm nằm trong cấu trúc “
đoạn tính” của âm tiết, bắt đầu từ đỉnh âm tiết đến cuối âm tiết. Vần cái cũng có thể
gọi là khuôn vần” [11, tr.247]. Cách phân chia này của ông tách hai khái niệm vần và
vần cái bởi yếu tố âm đệm. Phần vần cái mà ông đưa ra được gọi là khuôn vần cũng
trùng với nhiều nhà ngôn ngữ khác cho đó là vần hay khuôn vần.

1.3.4. Vần của âm tiết tiếng Việt theo Mai Thị Kiều Phượng
Theo Mai Thị Kiều Phương trong cuốn Tiếng Việt đại cương – ngữ âm, cho
rằng: “ Vần là một thành tố cấu tạo thuộc cấp độ bậc 1. Tuy phụ âm đầu cũng là yếu tố
cấu tạo bậc 1, nhưng phụ âm đầu có thể khuyết trong một số trường hợp, còn vần là
yếu tố quan trong không thể vắng mặt để tạo nên âm tiết. Vần là thành phần chủ yếu
tạo nên âm tiết” [23, tr.217].
Theo Mai Thị Kiều Phượng, vần của âm tiết tiếng Việt có cấu tạo gồm 3 yếu tố
thuộc cấu trúc âm đoạn: âm đệm, âm chính và âm cuối và một yếu tố thuộc cấu trúc
âm đoạn: thanh điệu.
Cấu tạo tối thiểu của vần là gồm hai âm vị (một âm vị đoạn tính là ngữ âm và
âm vị siêu đoạn tính là thanh điệu). Thanh điệu là yêu tố chẳng bao giờ vắng mặt trong
thành phần của vần, nó bao trùm lên toàn bộ phần vần.
Cấu tạo tối đa của vần là 4 âm vị: 3 yếu tố thuộc cấu trúc âm đoạn: âm đệm, âm
chính và âm cuối; và một yếu tố thuộc cấu trúc siêu âm đoạn: thanh điệu.

-18-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Về chức năng, theo Mai Thị Kiều Phượng vần là yếu tố âm tiết tính, là hạt nhân
chủ yếu của âm tiết nên vần có chức năng chính là tạo đỉnh cho âm tiết. Vần là thành
phần cấu tạo âm sắc của âm tiết. Mô tả phần vần của âm tiết theo bà như sau:
* Âm đệm /-w-/

Là âm vị duy nhất. Là âm vị bậc 1 nó sẽ đứng ở vị trí số 2, trong cấu trúc âm
tiết. Âm đệm khi là âm vị bậc 2 nó sẽ đứng ở vị trí đầu vần:
- Âm đệm là một bán âm môi, âm đệm có cấu tạo bằng một bán nguyên âm. Nó
có cấu tạo cũng giống như nguyên âm chính /u/ (nguyên âm có độ mở hẹp, cực trầm,
tròn môi, hàng sau). Ở những kiểu âm tiết “ ngang”, “ tân” yếu tố tròn môi như trên
không tồn tại người ta gọi đó là âm đệm zero.
- Âm đệm có chức năng trung gian nối phụ âm đầu với phần còn lại của vần. Âm
đệm cùng với phụ âm đầu có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết lúc mở đầu. Nó
còn có chức năng làm trầm hóa âm tiết. Đồng thời, nó còn có chức năng khu biệt nghĩa
và nhận diện từ. Ví dụ từ có hình thức âm tiết “ toán” khác về mặt ngữ âm và ý nghĩa
so với từ có hình thức cấu tạo âm tiết “ tán”.
- Âm đệm /-w-/ không xuất hiện sau các phụ âm môi. Và /-w-/ không xuất hiện
với các nguyên âm tròn môi.
- Âm đệm /-w-/ có 2 cách biểu hiện trên chữ viết:
Bằng chữ “o” khi đi trước các nguyên âm rộng và hơi rộng /a/, /ă/, /e/. Ví dụ: hoa,
hòe, xoan…
Nó được ghi bằng chữ “u” khi đi sau /k/ như “ qua” và khi đi trước các nguyên
âm còn lại. Ví dụ: “ tuân”, “ huy”, “ thuở”…
* Âm chính
Âm chính đứng ở vị trí số 3, là vị trí của chính âm, vị trí này bắt buộc luôn luôn
là các nguyên âm đảm nhiệm.
- Trong tiếng Việt có cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi đóng vai trò và đứng ở
vị trí âm chính. Âm chính có cấu tạo bằng nguyên âm chân chính (nó chính là yếu tố
âm tiết tính, là hạt nhân của âm tiết).
- Âm chính có chức năng tạo đỉnh cho âm tiết. Và tạo âm sắc cho âm tiết. Ví dụ:
âm tiết “ loan” có /a/ tạo âm sắc chính, nhưng vì trước nó có âm đệm nên trầm hóa âm
tiết hơn âm tiết “ lan” và /a/ cũng là nguyên âm tạo âm sắc nhưng vì trước nó có âm
đệm nên trầm hóa âm tiết hơn âm tiết “ lan” và /a/ cũng là nguyên âm tạo âm sắc

-19-



Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
nhưng vì trước nó có âm đệm nên nó tạo âm sắc rõ hơn. Đồng thời, nó còn có chức
năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ nhờ sự khác biệt giữa âm tiết này với âm tiết khác.
- Âm chính luôn có mặt trong mọi trường hợp.
Về mặt số lượng âm chính theo Mai Thị Kiều Phương có 14 nguyên âm, trong
đó là 9 âm vị dài, 2 nguyên âm đơn ngắn và 3 nguyên âm đôi.
* Âm cuối
Vị trí số 4, là vị trí cuối vần và cũng là vị trí cuối âm tiết.
Cấu tạo bằng phụ âm và nó mang đầy đủ đặc trưng của phụ âm.
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết.
Âm cuối có thể khuyết trong một số trường hợp của âm tiết tiếng Việt.
* Thanh điệu
Thanh điệu trong tiếng Việt gồm có 6 thanh là: thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã,
thanh huyền, thanh ngang, thanh nặng. Một âm tiết có cấu tạo luôn có thanh điệu và
thanh điệu luôn đi kèm theo phần vần.
Cách phân chia phần vần của Mai Thị Kiều Phượng khác với cách phân chia
của Bùi Thị Tâm và Huỳnh Công Tín ở chỗ là phần vần là phần có sự bao trùm bởi
yếu tố thanh điệu. Phần phụ âm đầu không được bao trùm bởi yếu tố thanh điệu.

1.3.5. Vần theo Nguyễn Tài Thái
“ Vần là một thành phần chính, trực tiếp của âm tiết, nó không bao gồm âm
đệm. Nó đứng cuối âm tiết và gồm hai thành phần khác nhau: nguyên âm và âm cuối”
[34; tr.551].

1.3.6. Vần theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ trong cuốn Ngữ pháp
tiếng Việt do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn biên soạn
Vần được chia làm ba yếu tố: âm giữa, âm cuối và âm đệm.
* Âm giữa

Âm giữa là một trong những âm vị sau: a, ă, e, ê, i, ô, o, u, ư ( là những âm
đơn); iê, uô, (ua), ươ, (ưa) (là âm phức).
Đặc điểm: Xét trong vai trò trung tâm của phần vần thì nguyên âm đơn hay
nguyên âm phức đều có giá trị mỗi nguyên âm là một âm vị. Các nguyên âm đơn được
ghi bằng một chữ cái, các nguyên âm phức được ghi bằng hai chữ cái ghép lại và có
hai cách ghi.
Trong vần khi có âm cuối thì âm này ảnh hưởng tới âm giữa; nói chung âm giữa
ngắn lại ít nhiều, đặc biệt là khi âm cuối “ tắc”: t, p, c, ch.

-20-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
* Âm cuối
Âm cuối là một trong những âm vị sau: m, n, p, t; ng/nh, c/ch ( là những âm có
tính chất phụ âm), i (y), u (o) (là những âm có tính chất nguyên âm).
Những âm tiết có âm cuối thường được gọi là những âm tiết “ đóng”, ví dụ:
chăn, xem, ốc… Đó là vì sau âm cuối, không thể có âm vị nào hơn được nữa. Nếu ở vị
trí cuối cùng mà không có âm vị nào thì đó là trường hợp âm tiết “ mở”, ví dụ: che, đỏ,
mía…; vị trí âm cuối còn trống, âm tiết chưa được đóng lại.
Các cặp âm cuối: m và p, n và t, ng và nh, c và ch làm thành từng cặp và cũng
có thể nhận thấy khả năng phối hợp giữa những âm vị cùng cặp đó ở những từ láy.
* Âm đệm
Âm đệm là một âm vị có tính chất đặc biệt, với hai cách ghi: u và o.
Đặc điểm:
- Nếu âm giữa đã là một nguyên âm tròn môi như u, ô, o, uô (ua) thì trước nó
không thể có âm đệm; nếu âm đầu là phụ âm môi như: ph, b, v, m thì sau nó trong vần
cũng không thể có âm đệm ( những trường hợp như: phuy, buýt, moa, voan… đều là
những từ gốc nước ngoài phiên âm).
- Âm đệm ghi u hay o là tùy theo hoàn cảnh có âm giữa và âm đầu nào.

Nếu trước âm đệm không có âm đầu mà âm giữa là i, ê, yê, â thì vần được ghi là
ủy, uể, uyên, uất; trong trường hợp này khi âm giữa là a, ă, e thì ghi oa, oắt, oe.
Nếu trước âm đệm có âm đầu mà âm đầu này không phải là “q” thì âm đệm
cũng được ghi như trên: duy, huê, thuyền, khuya, huơ, xuân… nhưng lại ghi là hoa,
hoạt, xoen, khoe…; nếu trước âm đệm có âm đầu mà âm đầu là “q” thì các vần: oa,
oă, oe… cũng ghi thành: ua, ue… ví dụ: quà, quăng, quét...
Như vậy nhìn chung về cách phân loại phần vần của âm tiết tiếng Việt của các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ chủ yếu đều chia vần của âm tiết gồm có ba phần là: âm
đệm, âm chính và âm cuối. Chính ba phần này làm nên cốt lõi của phần vần có tác
dụng rất quan trọng trong âm tiết cũng như cách tạo nghĩa của từ ( âm tiết).
Như trên đã nói, âm tiết tiếng Việt chia làm hai bậc. Phần vần được chia làm
các phần: âm đệm, âm chính và âm cuối. Vần là cơ sở của khuôn vần trong thơ, phần
vần có sự kết hợp chặt chẽ hơn so với âm đầu và thanh điệu.

1.4. Tính biểu trưng của vần trong âm tiết tiếng Việt

-21-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

1.4.1 Khái niệm tính biểu trưng
Biểu trưng là một từ được dịch từ tiếng Anh ( symbol) hay trong tiếng Pháp là (
symbole) là một khái niệm được sử dụng trong nhiều ngành học. Nó có nguồn gốc từ
tiếng La tinh ( symbolus) nghĩa là dấu hiệu. Ở Việt Nam, từ ngữ này được dịch là biểu
trưng hay biểu tượng. Biểu trưng tồn tại rộng khắp các nền văn học và đời sống tinh
thần của một cộng đồng.
Trong văn học gần đây xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về biểu trưng. Cho đến
nay, người ta vẫn chưa thống nhất một quan niệm nào. Dưới đây là khảo sát một số
quan niệm của các nhà nghiền cứu.

Theo quan niệm của Nguyễn Lân trong Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, ông giải
thích: “ “ biểu” là tỏ ra, “ trưng” là điềm. “ Biểu trưng” là tỏ ra một cách tượng
trưng” [17; tr.146]. Nguyễn Lân đã giải thích nghĩa từ “ biểu trưng” theo kí tự Hán
Việt. Rõ ràng nếu đi giải thích theo nghĩa chữ Hán thì chưa khái quát được tính biểu
trưng mà thơ ca muốn hướng tới.
Trong Ngữ học trẻ - 2007 Trương Thị Nhàn cho rằng: “ Nghĩa biểu trưng nghệ
thuật là nghĩa trong văn bản được hình thành trong văn bản, do những mối quan hệ
nhất định trong hệ thống văn bản quy định, đó là những ý nghĩa hàm ẩn mang tính
liên hội” [12; tr.21]. Ở đây ta thấy bà đã không đi vào giải thích định nghĩa biểu trưng
mà đi vào giải thích cơ chế hình thành và ý nghĩa của các biểu trưng.
Hoàng Hinh trong cuốn Từ kí hiệu học đến thi pháp học cho rằng: “ Biểu trưng
là một sự vật mang tính thông điệp được dùng để chỉ ra ở bên ngoài, theo quan niệm
ước lệ võ đoán giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài” và theo ông “ biểu
trưng bao giờ cũng có: tính biểu hiện một cái gì bằng một sự vật có hình thù đại diện
cho cái gì theo liên tưởng và có tính ước lệ” [9, tr.28]. Nhìn chung cách giải thích này
được nhiều người chấp nhận.
Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
thì ông phân biệt ý nghĩa và biểu trưng như sau: “ Nói tới ý nghĩa là nói tới cái gì đó
mang nghĩa võ đoán, bởi vì nói chung, ý nghĩa thường gắn với võ âm thanh một cách
ước định. Còn nói tới biểu trưng là nói tới mối quan hệ có tính lí do giữa cái biểu hiện
và cái được biểu hiện, mối quan hệ được cảm nhận do sự liên tưởng tương đồng”.
Theo ông biểu trưng cũng có thể gọi là biểu tượng: “ Trong tiếng Việt biểu
tượng ngữ âm được hình thành do hai nguyên nhân sau: Sự liên tưởng trong đầu óc
những từ ngữ có một số nét giống nhau về cơ cấu ngữ âm – ngữ nghĩa, về các khuôn

-22-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
vần trong từ láy. Sự lựa chọn âm thanh khi sử dụng tạo ra các từ phù hợp, sự thống

nhất giữa hình thức ngữ âm và nội dung biểu đạt” [15; tr.132]. Cách giải thích của
ông cũng gần với cách giải thích của Hoàng Hinh như trên.
Theo Nguyễn Văn Nở, “ Biểu trưng là một hiện tượng mang tính phổ quát
trong các ngôn ngữ và trong nghệ thuật ngôn từ. Đây là hình thức dùng một sự vật,
hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách trừu tượng, ước lệ về một cái gì đó mang tính
chất khái quát, trừu tượng ” [21; tr.53]. Cách giải thích này của Nguyễn Văn Nở cho
thấy sự cảm nhận của các hình ảnh ở các ngôn từ đưa lại thiên về sự vật, hiện tượng.
Cách giải thích này nhìn chung có phần gần với giải thích về các hình ảnh tượng trưng,
ước lệ trong thơ hay ca dao tục ngữ.
Từ các định nghĩa trên về biểu trưng ta có thể nhận xét chung về biểu trưng của
vần trong thơ ca nói chung: “ Nói tới biểu trưng là nói tới mối quan hệ có tính lí do
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, mối quan hệ được cảm nhận do sự liên tưởng
tương đồng”. Như vậy với tư cách là một hệ thống kí hiệu ngôn ngữ cũng là biểu
trưng. Chúng ta có thể hiểu biểu trưng của khuôn vần theo cách: “ Chất liệu biểu
trưng là cái nằm bên ngoài, cái mà nó biểu trưng lại nằm sâu bên trong nội tâm” [12;
tr.348] để phân tích biểu trưng khuôn vần trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn
Du.

1.4.2. Tính biểu trưng của các khuôn vần trong tiếng Việt
1.4.2.1. Theo Phi Tuyết Hinh
Giá trị biểu trưng của khuôn vần được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau “
trước hết nó là bộ phận cấu tạo từ láy không rõ thành tố gốc, đến bộ phận của từ láy
trong những từ láy có thành tố gốc, và cuối cùng là bộ phận cấu tạo của từ đơn” [35;
tr.39]. Do đó, theo ông trong những trường hợp khác nhau, khuôn vần đều mang một
hình ảnh ngữ nghĩa nhất quán vào trong ý nghĩa của những từ mà nó có mặt. Và ông đi
vào khảo sát ấn tượng ngữ nghĩa của những khuôn vần trong từ láy ở các phương diện
từ láy không rõ thành tố gốc; những từ láy có ý nghĩa cụ thể là từ đơn.
Dưới đây là một số khuôn vần trích từ công trình nghiên cứu của ông trong
cuốn Từ láy những vấn đề còn để ngõ:
Biểu trưng của các nhóm khuôn vần “ơ”

Nhóm 1: Gồm các từ: bơ vơ, chơ vơ, lơ thơ, lơ vơ, lơ phơ. Nói chung là những
từ biểu hiện trạng thái lẻ loi, trơ trọi, thưa vắng.

-23-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nhóm 2: Gồm những từ: thờ ơ, bơ thờ, bỡ ngỡ, lơ ngơ, lờ ngờ, lớ quớ. Nói
chung là những từ biểu hiện trạng thái không hòa nhập, không thích ứng.
Nhóm 3: Gồm những từ: lơ xơ, lớ xớ, lớ rớ, xớ rớ, nhờ nhờ, lờ lờ, lơ lớ. Nói
chung đó là những từ biểu hiện trạng thái không xác định.
Nhóm 4: Gồm những từ: chơ hơ, hơ hớ, sờ sờ, rờ rỡ… Nói chung đó là những
từ biểu hiện trạng thái phô bày.
Cuối cùng có thể khái quát ấn tượng ngữ nghĩa chung của bốn từ láy vần không
rõ thành tố gốc, mang khuôn vần “ơ” vừa được nói trên là biểu hiện trạng thái mở,
buông thả, bất định và không hòa nhập.
Ở những từ có ý nghĩa, cụ thể là từ đơn, khuôn vần “ơ” cũng bộc lộ rõ được
nghĩa biểu trưng của mình.
- Đó là trạng thái mở, buông thả, thông thoáng, làm cho không bị ràng buộc kết
dính vào nhau: hở, mở, nở, giở, bở, lở, dở, gỡ, vỡ.
- Hoặc là trạng thái không tiếp cận, không hòa nhập: bơ ( tỉnh bơ), lơ ( làm lơ),
lờ, ngơ ( làm ngơ), trơ, hờ, vờ.
- Hoặc trạng thái vừa nửa vời, lở dở, không xác định: dở, lỡ, nhỡ, nỡ, hở, lợ, nhợ,
ngờ, ngỡ, ngợ, ngớ, ớ, quờ, rờ, sờ.
Ngay cả một số từ đơn hai âm tiết ( không phải từ láy) mang khuôn vần “ơ”
như: bâng quơ, tầm phơ, tình cờ… nhưng ý nghĩa người bản ngữ cảm nhận được về
một cái gì đó buông thả, lững lơ, bất định cũng lại rất phù hợp với ấn tượng ngữ nghĩa
của hàng trăm từ mang khuôn vần “ơ” như vừa được phân tích ở trên.
Từ khảo sát về khuôn vần “ơ” ông đi tới nhận xét ấn tượng ngữ nghĩa chung
của vần “ơ” trong từ láy nói chung và những từ có vần “ơ” có nghĩa nói riêng là “

cảm nhận được một cái gì đó buông thả, lững lơ, bất định”.
Tiếp tục đi khảo sát về ấn tượng ngữ nghĩa của những khuôn vần: ăm, âm, um,
ôm, om. Ông nhận thấy cho dù ấn tượng ngữ nghĩa cụ thể khác nhau, xong chúng vẫn
tạo được một giá trị biểu trưng chung: biểu thị sự thu khép, tụ hợp.
Ấn tượng ngữ nghĩa của khuôn vần “ăm”
Trong các từ láy không rõ thành tố gốc, khuôn vần “ăm” gợi ấn tượng từ sự thu
khép và tụ hợp để có sự tập trung; trạng thái tập trung cao độ ( bám rất sâu, rất chặt
vào mục tiêu, một hướng, một ý đồ nhất định).

-24-


Tính biểu trưng khuôn vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Gồm các từ: chằm chằm, đăm đăm, đắm đắm, nhăm nhăm, lăm lẳm, phăm
phăm, xăm xăm, xăm xắm, căm căm, xắm nắm, xăm xắn, xắm xúi, lăm le, nhăm nhe,
cặm cụi, hặm hụi.
Với các từ đơn, ngoài ấn tượng nghĩa tập trung, khuôn vần “ăm” còn biểu hiện
trạng thái sâu đắm, chìm ẩn: chăm, ngắm, nhắm, nhằm, bằm, vằm, găm, xăm, đắm,
giắm, cắm, nắm, bặm ( bặm môi), gằm ( cúi gằm), thẳm ( sâu thẳm, xa thẳm, xanh
thẳm), hăm ( hăm dọa), căm ( căm hờn)…
Ấn tượng ngữ nghĩa của khuôn vần “âm”
Trong các từ không rõ thành tố gốc đã gợi ấn tượng “ thầm lặng, ngầm ẩn”.
Khuôn vần “âm” nằm trong thành tố láy của từ láy có thành tố gốc.
Nhóm 1: lầm râm, lâm thâm, lầm rầm, lẩm bẩm, lầm bầm, lẫm chẫm, ngâm
ngẩm, tẩm ngẩm, tâm ngẩm, âm ỉ, xầm xì, nhâm nhi, lầm lũi, lậm lụi, ngậm ngùi, rấm
rứt. Nói chung đó là những từ gợi ấn tượng ngữ nghĩa nhỏ, lặng, thầm kín.
Nhóm 2: lầm lầm, hầm hầm, hâm hực, ậm ực, hậm hụi, hầm hè, hầm hừ, hậm
họe, rậm rật. Nói chung những từ này biểu hiện trạng thái nén giữ để không bộc lộ
thành lời hoặc hành động.
Nhóm 3: ậm ừ, ậm ợ, ấm ứ, ậm ớ, dấm dớ, ậm ọe, dấm dẳn, nhấm nhẳn. Nói

chung những từ này biểu hiện trạng thái không rõ ràng, dứt khoát, không công khai
bộc lộ ý tứ ( thường là trong cách nói năng).
Sự phối hợp của khuôn vần “âm” với các thành tố gốc chắc hẳn cũng không
phải là sự phối hợp ngẫu nhiên. Với ấn tượng “ thầm lặng”, “ ngầm ẩn”, khuôn vần
“âm” đã ghép với các từ láy khác tạo thành các từ láy miêu tả những cách nhìn mang
nghĩa ngầm ẩn, thầm lén: lầm lừ, lấm lét, ngấm nguýt, nhấm nháy; những cử chỉ, động
tác cố ý lần tìm, ẩn dấu: mò mẫm, dò dẫm, sờ sẫm, thậm thụt, dấm dúi, dấm dứ…
Những từ đơn không mang khuôn vần “âm” cũng cậy, rất nhiều từ có ý nghĩa
nhỏ, lặng thầm, ngầm ẩn: câm, thầm, nhẩm, ngẫm, ngâm, ngầm, ngấm, ngậm, thấm,
dấm (mưa dầm)…
Như vậy từ khảo sát của một số khuôn vần ( ơ, ăm, âm) Phi Tuyết Hinh đã cho
thấy ấn tượng ngữ nghĩa của các khuôn vần với ý nghĩa biểu trưng chung của chúng
trong các nhóm khác nhau.
Đồng thời, ông cũng chứng minh được trong các khuôn vần như: ăm, âm, om,
ôm, um có nguyên âm cuối là /-m/ có một giá trị biểu trưng chung là: biểu thị sự thu
khép, tụ hợp. Thu khép để có sự “ tập trung” ( ở khuôn vần “ăm”), thu khép nên giữa

-25-


×