Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong
Truyện Kiều
Phạm Thị Mai Hương
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Đinh Văn Đức
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Khảo sát ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật chính trong Truyện Kiều. Từ
đó bước đầu làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hội thoại độc đáo, đặc sắc của đại thi
hào Nguyễn Du. Chỉ rõ nhóm động từ chỉ hành động nói năng trong Truyện Kiều và
vai trò của chúng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật cũng như thể hiện ý đồ nghệ
thuật của truyện. Nghiên cứu phương thức lập luận trong lời thoại của các nhân vật
trong Truyện Kiều cũng như chiến lược giao tiếp của các nhân vật từ đó chỉ rõ các quy
tắc cấu tạo lập luận trong lời nói và quy tắc hội thoại nhằm tăng hiệu quả giao tiếp.
Keywords: Ngôn ngữ học; Ngôn ngữ hội thoại; Truyện Kiều
Content
MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chỉ rõ nhóm hành động nói năng trong Truyện Kiều và vai trò của chúng trong việc
khắc hoạ tính cách nhân vật cũng như thể hiện ý đồ nghệ thuật của truyện.
- Nghiên cứu phương thức lập luận trong lời thoại của các nhân vật trong Truyện
Kiều cũng như chiến lược giao tiếp của các nhân vật.
- Làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hội thoại độc đáo, đặc sắc của đại thi hào
Nguyễn Du.
Phƣơng pháp nghiên cứu: phương pháp xã hội – dân tộc học kết hợp phương pháp
phân tích diễn ngôn.
Nguồn tƣ liệu: bản Truyện Kiều của Nhà xuất bản Giáo dục (1996) do Giáo sư
Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải.
Cấu trúc luận văn: gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết
Chương 2. Lập luận trong hội thoại và chiến lược giao tiếp của các nhân vật trong
Truyện Kiều
2
Chương 3. Khảo sát các nhóm động từ chỉ hành động nói năng qua ngôn ngữ hội thoại
của các nhân vật trong Truyện Kiều
NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Trên thế giới, ngôn ngữ hội thoại đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu: N.
Chomsky, J.Austin, J. Fillmore, H.P. Grice, S.C. Dik trong đó H.P.Grice là tác giả có những
đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu lí thuyết hội thoại hơn cả.
- Ở Việt Nam: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên
- Song ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học ở Việt Nam, đặc biệt là
truyện thơ là địa hạt nghiên cứu khá mới mẻ.
1.2. Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
- Hội thoại
+ Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời
giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương
tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”.
- Quy tắc hội thoại
+ Tuân thủ 5 nguyên tắc: nguyên tắc thương lượng, nguyên tắc luân phiên lượt lời, mạch lạc,
lịch sự, cộng tác.
- Lập luận: là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận
mà người nói, người viết có định hướng, có chủ đích nêu ra.
- Chiến lược giao tiếp: là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ
trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp sao
cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
+ Gồm chiến lược lịch sự dương tính hoặc chiến lược lịch sự âm tính.
3
CHƢƠNG 2. LẬP LUẬN TRONG HỘI THOẠI
VÀ CHIẾN LƢỢC GIAO TIẾP CỦA CÁC NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN KIỀU
2.1. Vài nét về ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều
- Ngôn ngữ hội thoại đóng vai trò khá quan trọng trong Truyện Kiều.
+ Có 1.467 câu hội thoại/ 3254 câu (chiếm 45,1% ).
+Có 1.191 câu đối thoại (chiếm khoảng 81,2%); 276 câu độc thoại (chiếm khoảng 18,8 %).
+ Có tới 90 cuộc thoại.
2.2. Lập luận trong hội thoại Truyện Kiều
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của lập luận trong hội thoại Truyện Kiều
- Một lập luận bao gồm hai phần: luận cứ và kết luận. Lập luận có thể có một luận cứ hoặc
một số luận cứ.
- Về cấu tạo: lập luận có thể là một phát ngôn ghép hoặc là một đoạn văn.
2.2.2. Cách thức lập luận trong hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều và cơ sở tạo
nên tính thuyết phục của lập luận
- Cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận: hội tụ 4 yếu tố: cơ hội, lí lẽ, tính biểu cảm của
lời và thái độ của người nghe.
- Ngôn ngữ của Kiều nổi bật trong Truyện Kiều bởi tính lập luận sắc bén và sức cảm hoá,
thuyết phục người đối thoại.
Ví dụ: Kiều thuyết phục Từ Hải ra hàng:
Nhân khi bàn bạc gần xa
Thừa cơ, nàng mới bàn ra nói vào.
Rằng: “Trong Thánh trạch dồi dào
Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu
Bình thành công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao!
Ngẫm từ dấy việc binh đao,
Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.
Làm chi để tiếng về sau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
Sao bằng lộc trọng quyền cao,
Công danh ai dứt lối nào cho qua?”
Nghe lời nàng nói mặn mà,
Thế công, Từ mới chuyển qua thế hàng.
4
Ở đây, màn lập luận của Kiều đã hội tụ được các yếu tố cần thiết để tạo nên sự thành
công.
1. Cơ hội để thực hiện màn lập luận đắc địa: Nhân khi bàn bạc gần xa, Thừa cơ, nàng
mới bàn ra nói vào.
2. Luận cứ hết sức xác đáng: Luận cứ 1: Ca ngợi công đức Từ Hải (câu 3-6). Luận cứ
2: Nêu tác hại của chiến tranh (câu 7,8). Luận cứ 3: Đề cao tính chính thống của triều đình
trong sự so sánh với cuộc khởi nghĩa của Từ Hải với cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào (phi chính
thống) (câu 9-10). Luận cứ 4: Đưa ra lợi ích của việc đầu hàng (câu 11-12).
3. Tính biểu cảm của lời nói (khi thực hiện màn lập luận, Kiều nói mặn mà).
4. Thái độ tích cực của Từ Hải.
Chính vì vậy, màn lập luận của Kiều đã thành công: Thế công, Từ mới chuyển qua thế
hàng.
- Thuý Kiều có cách thức lập luận đa dạng, mang lại hiệu quả cao.
- Ngôn ngữ lập luận thành công của Hoạn Thư, Sở Khanh, Tú Bà, Thúc Sinh
2.3. Chiến lƣợc giao tiếp của các nhân vật trong Truyện Kiều
- Chiến lược giao tiếp của Thuý Kiều: sử dụng lối nói gián tiếp, ước lệ, sử dụng các điển cố,
điển tích, tránh đề cập trực tiếp vào vấn đề nhằm giữ thể diện cho người nghe, tránh sự sỗ
sàng, đột ngột cho họ; ngôn ngữ được lựa chọn, cân nhắc.
- Chiến lược giao tiếp của Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Thư
- Chiến lược giao tiếp đã được các nhân vật trong Truyện Kiều sử dụng một cách nhuần
nhuyễn, điêu luyện và phát huy tác dụng của nó.
Chƣơng 3. KHẢO SÁT CÁC NHÓM ĐỘNG TỪ
CHỈ HÀNH ĐỘNG NÓI NĂNG
QUA NGÔN NGỮ HỘI THOẠI CỦA CÁC NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN KIỀU
3.1. Đặc điểm các nhóm động từ chỉ hành động nói năng trong Truyện Kiều
- Có 124 động từ chỉ hành động nói năng gắn với lời của các nhân vật.
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc
- Từ đơn tiết: có 26 từ.
- Từ song tiết: 56 từ.
- Từ có ba âm tiết: 2 từ.
- Từ có bốn âm tiết: 16 từ.
3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa và sự hành chức
5
- Gồm 7 nhóm hành động nói năng. Đặc biệt là các hành động nói năng được sử dụng với
mục đích phong phú
Ví dụ:
- Nhóm động từ chỉ hành động hỏi: khảo, tra, hỏi, hỏi han, hỏi tra, hỏi thăm, ngọn hỏi ngành
tra, lên tiếng, đón hỏi, hỏi trước han sau.
+ Thông thường, khi gặp một sự việc, sự kiện chưa rõ, chưa xác định, người nói thường sử
dụng hành động hỏi.
Song Nguyễn Du đã sử dụng hành động hỏi với mục đích đa dạng:
+Hỏi để tìm hiểu về sự vật, sự việc:
+ Dùng hình thức hỏi để giới thiệu nhân vật:
+Hỏi để thăm dò thái độ người nghe:
+Hỏi để truy xét sự việc đã xảy ra:
- Nhóm động từ chỉ hành động chào: chào hỏi, han chào, chào thưa
- Nhóm động từ chỉ hành động nói: rằng, thưa, nói, kêu, đáp, dẫn
- Nhóm động từ chỉ hành động ước: nguyện, khấn
- Nhóm động từ chỉ hành động cầu khiến - mệnh lệnh: khẩn cầu, quát mắng, thét, khuyên nhủ,
khuyên can
- Nhóm động từ chỉ hành động cam kết: thề, chỉ non thề bể
- Nhóm động từ chỉ hành động biểu cảm cười, giã giề, hàn huyên, trách, văng vào mặt
3.2. Nhận xét về các nhóm động từ chỉ hành động nói năng qua ngôn ngữ hội thoại của
các nhân vật trong Truyện Kiều
- Các hành động nói năng được sử dụng với số lượng lớn, phong phú.
- Diễn tả được những cung bậc tình cảm khác nhau của nhân vật và thể hiện một cách tinh tế
đời sống nội tâm phức tạp của nhân vật.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật đồng thời góp phần thể hiện
sự phát triển tính cách nhân vật.
- Nguyễn Du đã xây dựng thế giới nhân vật trong Truyện Kiều với những tính cách riêng
hết sức độc đáo.
- Bằng chính ngôn ngữ hội thoại độc đáo và việc sử dụng một số lượng lớn các hành động
nói năng Nguyễn Du khắc hoạ thành công tính cách điển hình của các nhân vật trong Truyện
Kiều: Hoạn Thư giảo hoạt, Sở Khanh bạc tình, Tú Bà làm nghề buôn thịt bán người, Thúc
Sinh bạc nhược
KẾT LUẬN
6
- Ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều đã vượt lên hẳn so với các tác phẩm cùng thể loại,
cùng thời đại và thậm chí khác thời đại của Nguyễn Du. Đó là ngôn ngữ gắn với lời ăn tiếng
nói hàng ngày của quần chúng nhân dân.
- Ngôn ngữ lập luận đã được các nhân vật sử dụng một cách linh hoạt trong nhiều tình
huống giao tiếp khác nhau và đã phát huy tác dụng tích cực của nó.
- Các nhân vật ấy đã vận dụng một cách uyển chuyển các phương châm, biện pháp, yếu tố
của chiến lược giao tiếp khi tham gia hội thoại làm cho những cuộc thoại có mặt họ trở nên
nhuần nhị, nhanh chóng đạt được hiệu đích giao tiếp và trở thành một trong những mẫu mực
về hội thoại mà các nhà ngữ dụng học cần phải quan tâm nghiên cứu.
Thông qua các động từ nói năng này và ngôn ngữ hội thoại độc đáo, Nguyễn Du đã
khắc hoạ thành công tính cách nhân vật trong Truyện Kiều.
References
1. Chu Thị Thuỷ An (1996), Ngữ nghĩa và cách thể hiện lời đáp trong hội thoại, Luận án
Thạc sĩ Khoa Ngữ văn, Vinh.
2. Trần Thị Vân Anh (2006), Quan hệ thời gian theo kiểu trùng ứng - một định hướng
cho việc phân tích Truyện Kiều, Ngữ học trẻ 2006, tr.300-304.
3. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
5. Hoàng Cao Cương (2007), Cơ sở kết nối lời tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.
6. Đinh Trần Cương (1991), Một số ý kiến về chữ nghĩa Truyện Kiều, Tạp chí Hán Nôm,
số 1, tr.67-72.
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Đinh Trí Dũng (1999), Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Ngữ
học trẻ 99, tr.268.
9. Lê Đông, Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa ngữ dụng của
câu hỏi, Ngôn ngữ, 1991, số 3.
10. Đinh Văn Đức (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Phân tích hội thoại, Viện Thông tin Khoa học Xã hội.
12. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
13. Hoàng Văn Hành (1966), Từ nhiều nghĩa trong Truyện Kiều, một biểu hiện phong phú
về vốn từ vựng của Nguyễn Du, Tạp chí Văn học,số 1, tr.76-78.
7
14. Nguyễn Chí Hòa (1992), Phát ngôn như là đơn vị giao tiếp trong tiếng Việt hiện đại,
Luận án PTS Ngôn ngữ, Hà Nội.
15. Nguyễn Chí Hòa (1996), Cấu trúc đoạn hội thoai – trên ngữ liệu giao tiếp và văn bản
hội thoại tiếng Việt hiện đại, Mã số 93-95, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Chí Hòa (1997), Một vài nhận xét bước đầu về cấu trúc đoạn thoại tiếng Việt
hiện đại, Ngữ học trẻ 97, tr.18.
17. Nguyễn Chí Hòa (2000), Cấu trúc của phiên thoại, Ngữ học trẻ 2000, tr.50.
18. Nguyễn Chí Hoà (2003), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự
tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr.61-
63.
19. Nguyễn Công Hoan (1977), Chữ và nghĩa của Truyện Kiều, Văn nghệ, số 5-6, tr.16.
20. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 8.
21. Đỗ Đức Hiểu (1991), Những con đường thoát li của Thuý Kiều, Tạp chí Ngôn ngữ, số
3, tr.6-9.
22. Đinh Thị Khang (1992), Ngôn ngữ đối thoại trong truyện Nôm, Văn hoá dân gian, số
4, tr.49-53.
23. Đào Thanh Lan (2004), Ý nghĩa cầu khiến của các động từ nên, cần, phải trong câu
tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11.
24. Đào Thanh Lan (2004), Phân tích sắc thái nghĩa cầu khiến của các động từ ra lệnh,
cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời, chúc, xin trong câu tiếng Việt, Tạp chí
Khoa học, ĐHQG, số 1.
25. Đào Thanh Lan (2006), Hoạt động và ý nghĩa của các tiểu từ biểu thị tình thái cầu
khiến trong câu tiếng Việt trích trong Những vấn đề ngôn ngữ học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
26. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Thử vận dụng lí thuyết lập luận để phân tích màn đối thoại
“Thuý Kiều xử án Hoạn Thư”, Ngôn ngữ và đời sống, số 7, tr.20-22.
28. Đỗ Thị Kim Liên (2003), Nhóm động từ chỉ hành động nói năng trong Truyện Kiều,
Ngữ học trẻ, Hà Nội, tr. 535-540.
29. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
30. Đặng Thanh Lê (1977), Về ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều, Tạp chí Văn học, số 3,
tr.53.
8
31. Nguyễn Lộc (1965), Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, Tạp chí Văn học, số
11, tr. 62-75.
32. Lê Thị Hồng Minh (2002), Vài nét về vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong Truyện
Kiều, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr.71-77.
33. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh.
35. Hoàng Phê (1981), Ngữ nghĩa của lời, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3-4, tr.3-24.
36. Nguyễn Vân Phổ (2005), Ngữ cảnh và lời dẫn trong hội thoại nhìn từ lí thuyết quan
yếu, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr.1-12.
37. Phạm Đan Quế (1991), Truyện Kiều đối chiếu, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
38. Chu Thị Thanh Tâm (1995), Đề tài diễn ngôn: sự cộng tác hội thoại để hình thành đề
tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn, Luận án Thạc sĩ Ngữ văn, Hà
Nội.
39. Đào Thản (1966), Đi tìm một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều , Tạp chí Văn
học, số 1, tr. 67-75.
40. Hồ Thị Thuỷ (1995), Cấu trúc câu hỏi, câu đáp trong tiếng Việt, Luận án Thạc sĩ
Khoa Ngữ văn.
41. Nguyễn Việt Tiến (2002), Phân tích hội thoại dưới góc độ văn hoá, Tạp chí Ngôn ngữ,
số 13, tr.62-66.
42. Nguyễn Việt Tiến (2005), Phân tích hội thoại dưới góc độ văn hóa trong Những vấn
đề cơ bản về dạy – học ngoại ngữ. Tuyển tập các bài báo khoa học 1995-2005, NXB
ĐHQG HN, Hà Nội, tr.491.
43. Nguyễn Quảng Tuân (1990), Về vấn đề khảo chứng Truyện Kiều, Tạp chí Hán Nôm,
số 1, tr.42-47.
44. George Yule (2003), Dụng học , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.