Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Thành ngữ trong tác phẩm của chu văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 147 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TÔN NGỌC VI
MSSV:6075400

THÀNH NGỮ
TRONG TÁC PHẨM CỦA CHU VĂN

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Cần thơ, tháng 4/2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung
Chương I. Một số vấn đề chung về thành ngữ.
I. Một số vấn đề về khái niệm thành ngữ
1. Các quan niệm về thành ngữ
2. Khái niệm thành ngữ


II. Cấu tạo thành ngữ
1. So Sánh
2. Phép đối
3. Phép điệp
III. Đặc điểm của thành ngữ
1. Tính biểu trưng
2. Tính hình tượng và cụ thể
3. Tính biểu thái
4. Tính dân tộc
5. Tính hàm súc
IV. Phân loại thành ngữ
1. Dựa vào kết cấu
2. Dựa vào nguồn gốc
3. Dựa vào tính biểu trưng
V. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
1. Những nét tương đồng của thành ngữ và tục ngữ
1.1. Nguồn gốc
1.2. Tính biểu trưng
2. Cấu trúc hình thức
2.1 Vần


2.2 Kiến trúc sóng đôi
3. Những nét dị biệt của thành ngữ và tục ngữ
3.1. Về nội dung ý nghĩa
3.2. Về hình thức ngữ pháp
3.3. Về chức năng
3.4. Về đối tượng nghiên cứu

Chương II. Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn

I. Cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp sáng tác
II. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn
1. Thông kê và phân loại thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn
1.1. Thống kê
1.2. Phân loại
2. Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn
2.1. Sử dụng ở dạng nguyên mẫu
2.2. Sử dụng ở dạng cải biển, sáng tạo
3. Mục đích sử dụng thành ngữ của Chu Văn
3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật
3.2. Miểu tả hành động nhân vật
3.3. Miêu tả hoàn cảnh nhân vật
3.4. Miêu tả tính cách nhân vật

Phần kết luận:
Phần phụ lục: Bảng thống kê thành ngữ trong tác phẩm của
Chu Văn


Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài.
Việt Nam ta đã trải qua bốn ngàn năm lịch sử, đã chiến đấu, giữ gìn và phát triển
để có được một Việt Nam vững chãi như hôm nay. Một đất nước độc lậpphải là một
đất nước có tiếng nói riêng của mình trên thế giới. Đối với nước ta điều đó không hề
đơn giản. Đó là cả một quá trình sáng tạo, chiến đấu, gìn giữ và phát huy để đến ngày
hôm nay kho tàng ngôn ngữ nước ta ngày càng phong phú và đa dạng nhưng vẫn giữ
được nét văn hóa riêng của mình. Có thể kể đến là ca dao, dân ca, hò, vè, tục ngữ,
thành ngữ… Trong đó thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ rất quý báo của dân tộc góp

phần tạo nên tiếng nói người Việt. Và do được truyền qua nhiều thế hệ nên số lượng
hết sức phong phú và đa dạng.
Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ được hình thành từ những kinh nghiệm sống,
những triết lí, tư duy từ cuộc sống hằng ngày mà ông cha ta đã đúc kết lại. Vì thế qua
thành ngữ ta có thể nhìn thấy được tâm hồn và trí tuệ của cả dân tộc.
Từ cụ già cho đến trẻ con Việt Nam điều trang bị cho mình một vốn quý về thành
ngữ. Bởi lẽ thành ngữ Việt Nam được cấu tạo rất ngắn gọn, súc tích nên người tiếp
nhân rất dễ thuộc, dễ nhớ và khi sử dụng cũng rất dễ dàng trơn tru không hề khó chịu
và khiên cưỡng, mà lại cảm thấy rất thú vị và thanh lịch. Vả lại thành ngữ lại giàu hình
ảnh, giàu cảm xúc, nói ít những gợi được nhiều. Và do thành ngữ là những câu nói hết
sức bóng bẩy và sâu sắc như thế, lại phần lớn là xuất thân từ nhân dân nên khi sử dụng
thành ngữ ta thấy đậm đà màu sắc dân tộc.
Tìm hiểu về thành ngữ chúng ta có thể hiểu biết hơn về lịch sử, về văn hóa xã hội,
mở rộng kiến thức, nâng cao tầm nhìn, biết sử dụng thành ngữ hợp lí, đúng cách trong
mọi trường hợp và đúng ý nghĩa như thế sẽ nâng cao được giá trị sử dụng của thành
ngữ.
Thành ngữ không chỉ sử dụng trong đời sống hằng ngày mà nó còn được vận
dụng trong sáng tác văn chương để giúp cho lời văn cô động, xúc tích hơn, mang tính
biểu cảm cao hơn, đậm nét văn hóa, dân tộc hơn. Vì thế mà không ít nhà văn, nhà thơ
đã thành công và xây dựng được cho mình phong cách riêng nhờ việc sử dụng linh
hoạt các thành ngữ.
Đến với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn”, một đề tài tính đến thời
điểm hiện nay thì tuy không còn mới lắm. Vì những vấn đề về thành ngữ đã được các


nhà nghiên cứu, mổ xẻ với nhiều khía cạnh. Và việc nghiên cứu, thống kê thành ngữ
trong tác phẩm của một tác giả nào đó không phải là ít. Nhưng với mảnh đất văn
chương phong phú, thì đề tài này vẫn còn nhiều thú vị và khiến nhiều người quan tâm.
Đến với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn” người viết có thể tìm hiểu về
cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bên cạnh đó, người viết có thể thấy được cách vận

dụng thành ngữ và mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn để qua
đó thấy được cái hay, cái đẹp và nét độc đáo của thành ngữ trong văn chương của ông
và phong cách của ông. Qua đó người viết sẽ học hỏi kinh nghiệm và bổ sung kiến
thức cho mình.
Và một lí do nữa đó là chính vì lòng yêu tiếng Việt, yêu giá trị văn hóa của đất
nước. Tất cả những lí do trên mà người chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của
mình.

2. Lịch sử vấn đề.
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ quý giá trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam,
nó góp phần làm cho ngôn ngữ Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Thành ngữ đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp hằng ngày của người Việt. Nó giúp cho
việc giao tiếp trở nên thú vị, tế nhị, sắc sảo, thanh lịch, và đậm đà tính dân tộc. Chính
vì sự quan trọng và gần gũi đó, từ lâu thành ngữ đã thu hút được sự nghiên cứu của các
nhà nghiên khoa học, các nhà ngôn ngữ học và đã đạt được một số thành tựu đáng ghi
nhận.
Năm 1921 công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt “Về tục ngữ và ca dao”
của Phạm Quỳnh đã tạo được một bước khởi đầu trong việc nghiên cứu Tiếng Việt
nhưng vẫn còn mờ nhạt.
Năm 1976, trong quyển “Thành ngữ tiếng Việt” do Nguyễn Lực và Lương Văn
Đang (chủ biên). Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ
tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến
vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn.
Trong quyển “Kể chuyện thành ngữ và tục ngữ” do Hoàng Văn Hành chủ biên.
Các tác giả đã đi sâu vào giới thiệu nguồn gốc thành ngữ thông qua kể lại các câu
chuyện vui. Qua quyển sách này ông đã phần nào định hướng cho người đọc sử dụng
đúng thành ngữ trong những trường hợp nhất định và mở rộng kiến thức trong những
mẫu chuyện thú vị.



Năm 1981, Đỗ Hữu Châu với quyển “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”- NXB Giáo
dục. Tác giả đã dành trọn chương III để nói về nghĩa cố định. Ngoài ra tác giả còn đi
sâu phân biệt thành ngữ với từ ghép và thành ngữ với cụm từ tự do. Trong công trình
này ông đã cho người đọc cái nhìn thấu đáo hơn về ngữ cố định và ngữ cố định có tính
thành ngữ.
Năm 1983, Cù Đình Tú trong quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng
Việt”- NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp đã tiến sâu hơn một bước nữa trong
nghiên cứu thành ngữ. Tác giả đã đi vào khái niệm thành ngữ. Đồng thời, tác giả còn
phân biệt thành ngữ với tục ngữ và nói lên đặc trưng, đặc điểm của thành ngữ.
Nguyễn Như Ý (Chủ biên)- Kể chuyện thành ngữ Việt Nam- NXB Văn hóa- Hà
Nội. Các tác giả đã sưu tầm và giải thích hơn tám nghìn thành ngữ cùng với những ví
dụ minh họa.
Trong Thành ngữ văn học tiếng Việt –NXB KHXH-2004- Hoàng Văn Hành có
nghiên cứu về “ Giá trị và nghệ thuật sử dụng thành ngữ qua văn thơ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh” tác giả kết luận “Sự sáng tạo cách dùng thành ngữ của Hồ Chủ tịch là sáng
tạo ra những tổ hợp từ có tính thành ngữ và những tổ hợp có tính thành ngữ đó gồm có
hai loại: một loại bắt nguồn trực tiếp từ các thành ngữ vốn có, một loại được tạo ra từ
các tổ hợp từ tự do”
Ngoài những công trình nghiên cứu như đã nêu thì thành ngữ còn được các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ đề cập trên một số tạp chí ngôn ngữ.
Năm 1970, Cù Đình Tú với bài viết “ Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ và tục ngữ”
đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 2. Trong bài viết này ông đã bàn luận về việc dùng
thành ngữ và tục ngữ của Bác và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để làm nêu bật lên sự
khéo léo của Bác khi vận dụng thành ngữ tục ngữ.Chính điều này đã làm cho lời nói
cũng như trong văn chương của Bác có sức thuyết phục cao và gần gũi với mọi người.
Năm 1972, Nguyễn Văn Mệnh với bài viết “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục
ngữ” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về sự khác nhau
giữa thành ngữ và tục ngữ.
Năm 1978, Bùi Khắc Việt - Về tính biểu trưng của thành ngữ trong Tiếng Việt Tạp chí Ngôn ngữ số 1. Tác giả đã đi vào tìm hiểu khái niệm biểu trưng trong thành
ngữ, phân loại thành ngữ theo tiêu chí mức độ biểu trưng hóa cao hay thấp và chia



chúng thành hai loại: Biểu trưng hoàn toàn và biểu trưng bộ phận. Bên cạnh đó, tác giả
còn phân tích khá sâu sắc một số hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ.
Năm 1975, Nguyễn Thiện Giáp- Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ- Tạp chí
Ngôn ngữ số 3- Viện Ngôn ngữ- Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Tác giả đã khái
niệm thành ngữ, nhưng vẫn chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể.
Đặng Thanh Hòa với bài viết: “Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương”
đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 4 năm 2004. Tác giả đã đánh giá việc vận
dụng thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác của Hồ Xuân Hương qua hai hình thức là vận
dụng nguyên dạng và chỉ lấy ý. Bên cạnh đó tác giả còn làm nổi bật lên cách vận dụng
thành ngữ, tục ngữ trong thơ của Hồ Xuân Hương.
Ngoài ra khi nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí các nhà nghiên cứu cũng đã có
những kết quả đáng ghi nhận, tiêu biểu là nghiên cứu của Bùi Thanh Lương với bài
viết “ Cách sử dụng thành ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” đăng trên tạp chí
Ngôn ngữ & Đời sống số 9 năm 2006. sau khi khảo sát một số loại báo như: Đại đoàn
kết, Thể thao- Văn hóa, Sài gòn giải phóng, Hà Nội mới, tác giả đã nhận ra được ba
cách để tạo thành ngữ mới trên báo chí: Cải biến các thành ngữ quen thuộc nhưng
nghĩa không thay đổi bằng cách thế từ đồng nghĩa hoặc chen từ, cải biến bắng cách sử
dụng các mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới.
Hiện nay vấn đề nghiên cứu thành ngữ vẫn được quan tâm chú ý nhất là trong các
trường Đại học, để thấy được tầm quan trọng của thành ngữ trong sáng tác văn chương
cũng như trong giảng dạy và học tập.
Luận văn của Trần Thị Kim Giao, Đại học Cần Thơ năm 2004 nghiên cứu về
“Tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan” Qua việc
nghiên cứu này chị đã làm nổi bật việc vận dụng thành ngữ trong sáng tác văn chương
của Nguyễn Công Hoan và chị cũng chỉ ra được nét độc đáo trong sáng tác của
Nguyễn Công Hoan đã làm tăng giá trị hiện thực trong sáng tác và sự tố cáo của ông
về hiện thực xã hội.
Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Mỹ Uyên, Đại học Cần Thơ nghiên cứu về

“Thành ngữ trong văn chính luận của Hồ Chủ tịch”. Tác giả đã cho thấy được cách sử
dụng thành ngữ điêu luyện của Bác. Thể hiện được những vấn đề của đất nước, sự tự
hào và lòng hi sinh của chiến sĩ. Qua đó cũng thấy được những mâu thuẫn, xung đột,
phê phán châm biến và đã kích trong văn chương và lí luận của Bác.


Về tác giả, Chu Văn là một nhà văn có khá nhiều đóng góp trong kháng chiến và
đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Công việc
tuy bận rộn, vất vả nhưng với ngòi bút luôn sáng tạo và không biết mệt mỏi của mình
ông đã để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm hay với nhiều thể loại như:
truyện thơ, truyện ngắn, bút kí, và đặc biệt là tiểu thuyết. Tuy có những đóng góp đáng
ghi nhận như thế nhưng hiện nay ngoài những tác phẩn đã xuất bản của ông thì hiếm
thấy có những nghiên cứu hay tài liệu nào khai thác toàn diện về ông. Có chăng là
những nhận xét chung, những bài nghiên cứu nhỏ, mà cụ thể là:
Với bài nghiên cứu “Đặc trưng ngữ âm của các từ láy đôi trong tác phẩm của Chu
Văn” Văn Tú Anh đã có nhận xét “Chu Văn là một trong những nhà văn lớn của Việt
Nam đương đại. Ông có nhiều tác phẩm văn học hay về nhiều đề tài. Đặc biệt, ông viết
nhiều về các vùng công giáo toàn tòng, về cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu ở các
vùng công giáo ấy”.[24;Tr231]. Bên cạnh đó tác giả cũng đã cho thấy được sự khéo
léo của Chu Văn trong việc khai thác tác dụng của từ láy đôi trong tác phẩm của mình.
“Trong từ điển văn học- tập 1 cũng nhân xét rằng: “… Chu Văn có một vốn hiểu
biết phong phú về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ qua những năm kháng chiến và xây
dựng Chủ nghĩa Xã hội, một bút pháp hiện thực chặt chẽ vừa có khả năng dựng những
bức tranh xã hội, vừa có khả năng đi sâu vào số phận cá nhân, khắc họa tính cách nhân
vật”
Trên báo văn nghệ số 80- Trích, Ghi nhận về nhà văn Chu Văn của Kim Ngọc
Diệu có một ghi nhận đáng chú ý: “… Năm tháng qua đi, ông đã bảy mươi tuổi. Cái
tuổi thất thập không dày vò nổi thân thể và tâm hồn ông. Xét theo những truyện ông
viết gần đây, văn ông lại trẻ ra, mới ra. Hình thức biểu hiện cũ kỹ - một cố tật của
người già - ít thấy ở trong ông. Hơn nữa, ông lại luôn “phá cách” để tìm hiểu cái mới,

cái mới thật sự. Chẳng hạn như ngôn ngữ biểu cảm, cách dựng nhân vật, sắp xếp mạch
truyện càng đa dạng. Và một điều lạ nữa - những trang viết về tình yêu đằm thắm “tâm
trạng” và phong phú hơn hẳn những đoạn viết về tình yêu nơi Đất mặn và Bão Biển…
Sinh thời, thi sĩ Nguyễn Bính có lần bàn về ông: “Đó là một kẻ sĩ - một cây bút có
bản lĩnh”… Khó tính như Nguyễn Bính mà còn nhận xét về ông như vậy cũng đã là
điều khẳng định, đáng tin cậy… Với tư cách là người gần gũi ông ngót 40 năm, tôi vẫn
thấy lời bình về Chu Văn của nhà thơ Nguyễn Bính là vô cùng công bằng và chính
xác.”[19;Tr.753]


Với những công trình nghiên cứu về thành ngữ và những nhận xét về nhà văn
đáng kính Chu Văn người viết hy vọng có thể kết hợp những tư liệu ấy để hoàn thiện
hơn đề tài nghiên cứu “ Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn”.

3. Mục đích yêu cầu.
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ quý báo trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam,
được cha ông ta đúc kết bằng cả một quá trình sống, lao động để truyền lại cho đời sau
và thành ngữ cũng là nét văn hóa của dân tộc. Chính vì thế mà thành ngữ cần được
nghiên cứu một cách nghiêm túc với những mục đích yêu cầu hết sức rõ ràng.
Với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn” cần có những yêu cầu và
mục đích như sau:
Người viết phải tìm hiểu khái quát về thành ngữ, về những nghiên cứu về thành
ngữ của các nhà nghiên cứu khoa học và những nhà ngôn ngữ học để có kiến thức cơ
bản đi sâu vào nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn.
Người viết phải khám phá cái hay cái đẹp của thành ngữ để thấy được giá trị văn
hóa tinh thần dân tộc của thành ngữ. Bên cạnh đó người viết phải đi sâu phân tích cấu
trúc hình thức, giá trị biểu đạt và giá trị sử dụng của thành ngữ.
Thêm vào đó người viết phải đi sâu vào miêu tả thành ngữ trong tác phẩm của
Chu Văn để thấy được cái hay cái đẹp và độc đáo của thành ngữ trong văn chương
của Chu Văn và hiểu thêm về phong cách của ông.

Người viết cũng phải phân biệt được thành ngữ và tục ngữ một cách cơ bản để
tránh nhầm lẫn khi sử dụng thành ngữ.
Người viết phải khái quát được cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn. Đặc biệt là
khảo sát bao quát tác phẩm của ông để thống kê chọn lọc thành ngữ phục vụ cho việc
nghiên cứu và làm nêu bật lên nét độc đáo trong việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác
của ông.
Qua việc tìm hiểu “Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn” người viết có thể
làm giàu vốn từ cho bản thân, hiểu biết thêm về lịch sử và nâng cao vốn hiểu biết về
thành ngữ của dân tộc. Bên cạnh đó người viết trao dồi cách sử dụng thành ngữ một
cách chỉnh chu và hiệu quả để phục vụ cho cuộc sống, học tập và làm việc sau này.
Và cuối cùng người viết phải làm việc với một tinh thần độc lập, tiếp thu và có
sáng tạo để hoàn thành việc nghiên cứu một cách tốt đẹp.

4. Phạm vi nghiên cứu.


Thành ngữ được sáng tạo bằng cả một quá trình sống và đúc kết của cha ông, nên
số lượng và nội dung của thành ngữ rất phong phú và đa dạng. Chính vì thế, thành ngữ
là một vấn đề rất rộng đã được các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà ngôn ngữ học
tốn khá nhiều giấy mực.
Ở đây với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn người viết đã được thu
hẹp phạm vi nghiên cứu một cách đáng kể.
Người viết chỉ nghiên cứu, rút ra những kết luận về những vấn đề chung của
thành ngữ.
Và như đề tài đã nêu thì người viết chỉ tập trung nghiên cứu thành ngữ trong tác
phẩm của Chu Văn. Bên cạnh đó tìm hiểu về Chu Văn và cuộc đời sự nghiệp của ông
để làm bật lên giá trị sử dụng thành ngữ trong tác phẩn và biệt tài sử dụng thành ngữ
của ông.
Nhưng trở ngại lớn nhất của người viết trong đề tài này là số lượng tài liều về tác
giả và sự nghiên cứu về ông rất ít, làm cho người viết thiếu cơ sở trong việc nghiên

cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu là một vấn đề rất quan trọng được đặt ra trong bất kì
một công trình nghiên cứu nào dù lớn dù nhỏ. Vì khi đã xác định được vấn đề cần
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu thì người viết phải xác định được phương pháp và
phương hướng thật đúng thì công việc nghiên cứu mới đạt được hiệu quả cao.
Vì thế khi nhận được đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn” sau khi xác
định được mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, người viết đã xác định được
một số phương pháp để nghiên cứu như sau:
Đầu tiên là người viết tìm, thu thập, sưu tầm những tài liệu có liên quan đến thành
ngữ. Bên cạnh đó, xác định tác giả và tác phẩm cần nghiên cứu.
Sau đó người viết đọc tài liệu, chọn lọc những ngữ liệu cần thiết, thống kê và
phân loại thành ngữ trong tác phẩm của Chu Văn để thực hiện đề tài.
Tiếp theo là miêu tả những thành ngữ của Chu Văn thêm vào đó là dùng những
phương pháp như phân tích, so sánh, đối chiếu để thấy được biệt tài sử dụng thành ngữ
của Chu Văn. Qua đó làm nêu bật lên cái hay cái đẹp của thành ngữ trong tác phẩm
của Chu Văn.


Phần nội dung
Chương I: Một số vấn đề chung về thành ngữ.
I.
1.

Một số vấn đề về khái niệm thành ngữ.
Các quan niệm về thành ngữ

Thành ngữ là môt đơn vị ngôn ngữ quan trọng trong nền văn học dân gian nói
riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung. Vì thế nó đã thu hút được sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu và đến nay ta có được các quan niệm về thành ngữ như sau:
Đầu tiện là quan niệm của Đỗ Hữu Châu.Ông không trực tiếp nói đến khái niệm
của thành ngữ mà ông mầ ông có ý kiến về tính thành ngữ như sau: “Cho một tổ hợp
có ý nghĩa S do các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần lượt là s1, s2, s3… tạo nên.
Nếu ý nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s1, s2, s3 thì tổ hợp A, B, C có
tính thành ngữ” [1;Tr.61].Thí dụ: hết nước hết cái là tổ hợp có tính thành ngữ vì ý
nghĩa quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột của nó không thể giải thích được bằng các
ý nghĩa của hết, nước, cái…”[1;Tr.62]
Nguyễn Lân: “Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái
niệm”[13;Tr.5]. Ở đây, tác giả cũng đồng ý với quan niệm cho thành ngữ là những
cụm từ cố định.
Hoàng Văn Hành: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái
cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”[11;Tr.21]
Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam Văn học sử yếu” đã khái niệm thành
ngữ như sau: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lặp thành sẵn, ta
có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hay viết văn” [7;Tr.9]. Và
ông còn nhận định rằng “Thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà
diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mẽ.[7;Tr.9]
Cũng nói về thành ngữ, tục ngữ các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi trong cuốn “Từ diển thuật ngữ văn học”-NXB Giáo dục-2004. Cũng đưa ra
khái niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là một cụm từ hay ngữ cố định, bền vững
và có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn đạt trọn một ý, một nhận xét
như tục ngữ mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hiện tượng sinh động, hàm
súc. Thành ngữ hoạt động như một từ trong câu.”[16;Tr.297]


Nguyễn Văn Tu “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất
tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc,
hoàn chỉnh, nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Những

thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc có thể không có. Nghĩa của chúng cũng
khác nghĩa của từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng những từ nguyên học”
[26;Tr.187]. Trong quan niệm này, ông đã đồng ý thành ngữ là một cụm từ cố định và
nghĩa của nó là nghĩa của một chỉnh thể.
Nguyễn Thiện Giáp: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, vừa có tính hoàn
chỉnh về ý nghĩa vừa có tính gợi cảm. Bên cạnh nội dung trí tuệ, thành ngữ bao giờ
cũng kèm sắc thái, bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng tán thành hoặc là
chê bai khinh rẻ, hoặc là ái ngại, xót thương”[5;Tr.80]. Đây là một quan niệm khá chi
tiết về thành ngữ. Bên cạnh đó ông còn cho rằng thành ngữ không chỉ hoàn chỉnh về ý
nghĩa mà còn mang tính gợi cảm, sắc thái bình giá và cảm xúc.
Cù Đình Tú- Tạp chí Ngôn ngữ số 1- 1973 có bài “Góp ý kiến về phân biệt thành
ngữ với tục ngữ”. Ông đã quan niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những quan
niệm có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi là dùng để gọi tên sự vật, tính
chất, hành động.[28;Tr.40] Và ông cũng cho rằng thành ngữ có kết cấu một trung tâm.
Với Hồ Lê trong quyển “Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại” ông quan
niệm: “Thành ngữ là tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý
nghĩa dùng để miêu tả một tính cách hay một trạng thái nào đó. Ví dụ: Bới lông tìm
vết, cao chạy xa bay, da bọc lấy xương, ếch ngồi đáy giếng…”.[14;Tr.97]
Nguyễn Văn Tu: “Từ và vốn từ hiện đại”. Ông đã cụ thể thành ngữ hơn với quan
niệm: “Thành ngữ là những cụm từ cố định mà các tư trong đó đã mất đi tính độc lập
đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh”
[25;Tr.187,188]
Đái Xuân Ninh trong quyển “Hoạt động của từ” cũng cho rằng: Thành ngữ là
những cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở mức độ nào đó.
Và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh. Ví dụ “mẹ tròn con
vuông”không thể đổi thành “mẹ cũng tròn, con cũng vuông” hay “mẹ tròn lắm, con
vuông lắm”[20;Tr.212]


Vũ Ngọc Phan lại có quan niệm khác: “Thành ngữ là một phần câu có sẵn có, nó

là một bộ phận của câu mà người đã quen dùng, nhưng tự nhiên nó không diễn đạt
được một ý trọn vẹn”[22;Tr.38]

2. Khái niệm thành ngữ.
Qua tìm hiểu những quan niệm về thành ngữ của các nhà nghiên cứu chúng ta
thấy rằng các quan niệm ấy chưa thống nhất và chưa hoàn chỉnh, có lẽ vì thành ngữ là
cả một quá trình sáng tạo, chọn lọc lâu dài của nhân dân nên gây nhiều khó khăn cho
người nghiên cứu. Qua các quan niệm trên người viết rút ra được định ngĩa về thành
ngữ như sau:
Thành ngữ là một nhóm những từ cố định ở dạng có sẵn, trọn vẹn về ý nghĩa và
có tính gợi cảm đã quen dùng. Thành ngữ có nội dung và hình thức hoàn chỉnh. Nghĩa
của nó thường khó giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên câu đó.
Và bên cạnh nội dung trí tuệ, thành ngữ bao giờ cũng kèm sắc thái, bình giá, cảm xúc
nhất định.

II.

Cấu tạo thành ngữ

1. So sánh.
So sánh là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại, giống nhau một thuộc
tính nào đó, nhằm biểu hiện một cách hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối tượng.
Vậy: Thành ngữ so sánh là một tổ hợp bền vững bắt nguồn từ phép so sánh. Là
loại bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh.
Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt, như cá nằm trên
thớt, vắng như chùa bà Đanh…
Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông
thường khác nó bao gồm ba phần:
Vế được so sánh ta gọi là A. Vế A không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện
trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được biểu thị.

Vế A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành
động… nào đó.
Từ so sánh ta gọi là SS: Hầu hết là từ “như”, nhưng trong tiếng Việt cũng có
những từ so sánh khác là: tựa như, dường như, bao nhiêu, bấy nhiêu, là, tựa, hệt,
bằng… nhưng tần số sử dụng rất ít


Vế so sánh ta gọi là B. Vế B luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ
hơn về tính chất cho vế A, nhưng cũng có khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong
khi kết hợp với vế A, thông qua vế A.
Ví dụ: Ý nghĩa “lạnh” của tiền chỉ bộ lộ trong “Lạnh như tiền” mà thôi. Các
thành ngữ “Nợ như chúa Chổm”, “Rách như tổ đỉa”, “Say như điếu đổ”, “Say khướt
cò bợ”… cũng tương tự như vậy. Ngoài ra, những sự vật, sự việc, hiện tượng được
nêu trong vế B cũng mang màu sắc dân tộc. “ Qua vế B của thành ngữ so sánh, chúng
ta có thể thấy được bóng dáng của cách nhìn, cách nghĩ, thấy được một phần cái dấu
ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của dân tộc được
phản ánh trong ngôn ngữ”[9;Tr.42]
Ví dụ:
Hiền như bụt
Nợ như chúa Chổm
Dối như cuội.
Thế nhưng do sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng,
không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các
kiểu so sánh như sau:
A ss B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh.
Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa

at hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói,

Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Cười như nắc nẻ, Yếu như sên…

Ở kiểu so sánh này có thể chia thành hai trường hợp
+ Sau ss “như…” là một từ. Ta có những thành ngữ tiêu biểu như sau:
Chậm như rùa
Khóc như ri
Quý như vàng
+ Sau ss “như…” là một cụm từ hay một câu. Ta có những thành ngữ tiêu biểu
như sau:
Ăn như rồng cuốn


Nợ như chúa Chổm
Lừ đừ như ông từ vào đền.
Ướt như chuột lột
Ăn như tằm ăn rỗi
+ A ss B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ có thể vắng mặt. Nó có thể
xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn
vẹn.
Ví dụ: (Nhanh) như chớp, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong
bụng, (Chậm) như rùa,…
+ ss B: Ở kiểu này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động
trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng
nhất thiết phải có.
Ví dụ:
Làm như tằm ăn rỗi.
Ăn như tằm ăn rỗi.
Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm,
Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị…
Do thành ngữ là một cụm từ cố định, luôn bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa
nên thành ngữ so sánh ít biến dạng.


2. Phép đối.
Thành ngữ được hình thành bằng cả một quá trình sống của dân tộc, vì thế nó rất
đa dạng và phong phú. Ngoài thành ngữ so sánh còn rất nhiều loại nữa, tất cả tạo nên
sự đa dạng cho thành ngữ. Đó là thành ngữ đối.
Trong quyển “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”, Hoàng Văn Hành khẳng định:
“Thành ngữ đối là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Chúng chiếm tới 56%
tổng số thành ngữ có trong thực tế” [10;Tr.32]
Để tìm hiểu về thành ngữ xin nói một chút về đối ngữ:


“Đối ngữ là biện pháp tu từ dùng hình thức sóng đôi cú pháp và ngữ nghĩa tạo
nên một cấu trúc đối nhằm làm nổi bậc nội dung cần biểu đạt và tăng cường sức biểu
cảm cho thơ văn.”
Một thành ngữ đối bao giờ cũng có hai vế. Thường thì hai vế này có sự tương
đồng về cú pháp, cân bằng về số lượng âm tiết, đối nhau về nội dung.
Hoặc có thể nói rằng: Thành ngữ đối là thành ngữ có tính chất đối xứng giữa các
bộ phận tạo nên thành ngữ.
Ví dụ:
Mẹ tròn con vuông
Chim sa cá lặn
Xanh vỏ đỏ lòng
Ðặc điểm của loại thành ngữ này là bốn từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa
riêng; chia thành hai cặp đối xứng nhau.
Ví dụ: Như câu “Xấu người đẹp nết” thì xấu, người, đẹp, nết; bốn từ đơn mang
hàm nghĩa riêng, độc lập, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác; chia thành
hai cặp đối xứng là xấu người đối với đẹp nết; đối cả ý lẫn lời; xấu đối với đẹp, người
đối với nết. Toàn bộ câu thành ngữ đại ý nói: Người ta không được trời phú cho cái
nhan sắc bề ngoài, thậm chí bề ngoài không vừa mắt ai song cái người “xấu người” ấy
hoá ra lại mang vẻ đẹp bên trong, giàu có về đạo đức, về đường ăn nết ở mà người
Việt gộp chung vào khái niệm “nết” nhấn mạnh phần hơn hẳn, phần ưu việt của nết so

với vẻ đẹp hình thức.
Phân tích thêm câu “Văn mình vợ người” nói về một cái chung khá phổ biến ở
giới mày râu là tự cho văn mình bao giờ cũng hay hơn văn người, ngược lại vợ người
thường bao giờ cũng đẹp hơn vợ mình trong con mắt soi ngắm của họ. Bốn từ đơn
“văn, mình, vợ, người” đều có nghĩa riêng; chia thành hai cặp từ đối: “văn mình” và
“vợ người”. “Văn” đối với “vợ”, “mình” đối với “người”. Câu thành ngữ có ý phê bình
tính chủ quan, cảm tính của cánh đàn ông, tự phụ cho văn mình hơn hẳn văn người
khác, song vì đã quá quen nên họ chỉ thấy vợ mình là người bình thường, thậm chí tầm
thường, chỉ thấy vợ người là đáng để chiêm ngưỡng.
Vì thành ngữ chỉ là những cụm từ cố định bản thân không phải là một câu hoàn
chỉnh. Thế cho nên, đa phần thành ngữ đối đều tồn tại ở dạng tiểu đối. Nghĩa là giữa


các từ ở hai vế của các thành ngữ có sự đối ứng với nhau và vế trước, vế sau của thành
ngữ có sự đối ứng với nhau.
Với thành ngữ đối này ta có hai dạng: đối ý và đối lời. Đó là các dạng tiểu biểu
của thành ngữ đối.
+ Đối ý:
Là sự đối ứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý. Một số thành ngữ ở dạng
này có thể kể đến:
“Xanh vỏ đỏ lòng”. Câu thành ngữ này ta thấy có gam màu lạnh “xanh” đối với
gam màu nóng “đỏ”. “Xanh vỏ đỏ lòng”, một thành ngữ bốn âm tiết, có kết hợp chặt
chẽ, hiệp vần và đối nhau rất chỉnh. Ngữ nghĩa ở đây cũng rất tường minh, mô tả một
sự tình đơn giản được cảm thụ bằng mắt.
Vỏ (cái bên ngoài, phía ngoài) thì xanh còn lòng (cái bên trong, phía trong) thì
đỏ. Thông thường, hầu hết các loại quả bình thường khi còn non vỏ đều có màu xanh
và khi đến lúc chín thà sẽ chuyển sang các màu như đỏ, hồng, vàng Vì vậy, người ta
thường nói chín vàng, chín đỏ, chín hồng chứ không ai nói chín xanh cả.Vậy nhưng
cũng có loại quả, vỏ non còn xanh nhưng bổ ra thì ruột lại đỏ hồng, vàng rộm, đã chín
và ăn được mà cụ thể là trai dưa hấu. Đây chính là căn cứ làm nên ngữ nghĩa của thành

ngữ “Xanh vỏ đỏ lòng”, dùng để chỉ sự không tương hợp giữa bên ngoài và bên trong,
giữa hình thức và nội dung mà xa hơn là giữa hiện tượng và bản chất.
Hiểu là thế nhưng vấn đề là cách dùng trong dân gian lại đi theo 2 hướng trái
chiều nhau. Một bên hiểu theo sắc thái dương tính, một bên hiểu theo sắc thái âm tính.
Hai quyển sách “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” và “Thành ngữ tiếng
Việt” cũng có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ này.
Tác giả Nguyễn Lân trong quyển Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB
Văn học 2003) giải thích thành ngữ này dùng chỉ “những kẻ giả dối, bề ngoài thì tử tế
nhưng ngấm ngầm làm hại người ta”
Ví dụ:
Rõ quân xanh vỏ đỏ lòng
Nói thì thơn thớt làm không ra gì.
Nhưng Nguyễn Lực và Lương Văn Đang (Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học
xã hội 1979) lại cắt nghĩa thành ngữ này là “ngoài mặt thì giả xấu, nhưng trong lòng
thì tốt”


Ví dụ:
Em đây xanh vỏ đỏ lòng
Đói no vẫn cứ chờ chồng nuôi con.
Từ điển thành ngữ Việt Nam (Viện Ngôn ngữ học, NXB Văn hoá Thông tin
1993, 2005) đã hợp nhất hai cách hiểu này, coi như chấp nhận sự tồn tại của hai biến
thể khác biệt về cách dùng một thành ngữ: “Bản chất tốt đẹp, tiến bộ ẩn giấu đằng sau
vẻ dáng xấu kém… Giả dối, tráo trở, bề ngoài thì tỏ ra tử tế nhưng trong lòng thì thâm
hiểm, ngấm ngầm hại người”
Như vậy là cách sử dụng thành ngữ này đã đi theo hai chiều trái ngược, một đằng
ví chuyện “xấu người đẹp nết” (nghĩa tích cực), một đằng ví chuyện “gỗ không tốt chỉ
tốt nước sơn” (nghĩa tiêu cực).
Ngoài ra ta có thể kể ra các thành ngữ đối sau:
Trên đe dưới búa

Mặt sứa gan lim
Từ ví dụ trên ta thấy sự đối ứng về ý nghĩa giữa các vế của thành ngữ, đã làm nổi
bật lên ý nghĩa chung của thành ngữ. Mặc dù chỉ đơn thuần nói đến những hiện tượng,
những sự vật sự việc nhưng sâu xa trong những thành ngữ là nói cuộc sống về tính
cách, bản chất của con người.
+ Đối đồng nghĩa: Là những thành tố ở vế trước và nhữ thành tố ở vế sau trong
thành ngữ có nghĩa tương đồng nhau.
Ví du: “Mồm năm miệng mười”: Ở thành ngữ này ta có thành tố ở vế trước là
“mồm” đối với thành tố “miệng” ở vế sau. Nhưng hai thành tố này đồng nghĩa nhau vì
nó chỉ chung một bộ phận trên cơ thể người.
Lòng lang dạ sói
Thay lòng đổi dạ
+ Đối trái nghĩa: Là thành ngữ đối mà thành tố ở vế trước và thành tố ở vế sau
có ý nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ:
Thừa sống thiếu chết
Trên trời dưới đất
Lo trước tính sau
Già trai non hột


Đánh đông dẹp tây
+ Đối lời:
Là các quan hệ đối ứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ.
Ngữ âm:
• Bằng bằng – trắc trắc: Vế trước bằng vế sau trắc
Ví dụ: Chim trời cá bể
BB

TT


Tương tự:
Lên voi xuống chó
Màn trời chiếu đất
Rừng vàng biển bạc
• Trắc trắc – Bằng bằng: Vế sau bằng, vế trước trắc.
Ví dụ: Nghĩa nặng tình sâu
TT

BB

Tương tự:
Khẩu phật tâm xà
Lá ngọc cành vàng
• Trắc bằng – bằng trắc: Vế trước trắc – bằng, vế sau bằng – bằng trắc.
Ví dụ: Mẹ gà con vịt
T B B T
Tương tự:
Khẩu xà tâm phật
Miệng hùm gan thỏ
• Bằng trắc – trắc bằng: Vế trước bằng – trắc, vế sau trắc bằng
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh
B T

T

B

Tương tự: Buôn ngược bán xuôi
+ Đối về mặt ngữ pháp:

Các yếu tố đối ứng phải thuộc cùng một phạm trù từ loại. Tức là có cùng một
thuộc tính ngữ pháp.
Ta có các loại đối sau:
• Đối danh từ: là cả hai vế trong thành ngữ phải là danh từ.


Ví dụ: “Cha già mẹ héo”: Danh từ “cha” vế trước đối với danh từ “mẹ” vế sau.
Tương tự:
Chim sa cá lặn
Mẹ góa con côi
Chồng chung vợ chạ
• Đối động từ: Là cả hai vế trong thành ngữ phải là động từ.
Ví dụ: “Người tung kẻ hứng”: Động từ “tung” vế trước đối với động từ “hứng”
vế sau.
Tương tự:
Chim sa cá lặn
Lên thác xuống ghềnh
Lội suối trèo đèo
• Đối tính từ: Là cả hai vế trong thành ngữ phải là tính từ.
Ví dụ: “Nhìn xa thấy rộng”: Tính từ “xa” vế trước đối với tính từ “rộng” vế sau.
Tóm lại, nhờ có phép đối mà thành ngữ có thêm âm điệu nhịp nhàng, dễ thuộc,
dễ nhớ.

3. Phép điệp.
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật những thành phần tạo câu hoặc
một câu trọn vẹn hay một kiểu cấu trúc ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh một nội dung ý
nghĩa và tăng cường nhạc tính, tăng cường sức biểu cảm cho thơ văn.
Thành ngữ điệp là loại thành ngữ đối đặc biệt ở quan hệ đối ứng ở vế đầu, và vế
sau trùng nhau hoàn toàn về âm và về nghĩa. Quan hệ đối ứng kiểu này gọi là phép
điệp.

Ví du:
Mắt trước mắt sau
Nói trăng nói cuội
Đi đông đi tây
Một trời một vực
Từng li từng tí.
Đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của thành ngữ loại này là yếu tố được lặp lại
thường là động từ và số từ và bao giờ cũng đặt ở đầu mỗi vế tức là ở đầu thành ngữ.


Nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ điệp luôn luôn gắn liền với một phạm trù
quá trình trong sắc thái, nhấn mạnh mức độ của hành động (là những thành ngữ có yếu
tố được lặp lại là động từ). Còn số từ (thường người Việt hay dùng số một) trong thành
ngữ điệp dường như không biểu thị về số lượng mà biểu thị sắc thái ý nghĩa về tính
mức độ, tính khẳng định, tính cương quyết cho phép lặp đem lại.
Nhìn chung thành ngữ cho dù được cấu tạo theo quan hệ gì đi nữa thì nó cũng
phải đảm bảo những đặc trưng cơ bản sau:
Nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối ứng với nhau trong hai vế phải phản ánh
những đặc trưng cùng thuộc một phạm trù. Tính thuộc cùng một phạm trù của các đặc
trưng thể hiện ở chổ chúng đều là những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình thuộc
cùng một tiểu nhóm hay tiểu phạm trù, cùng một bậc quan hệ, lời giống nhau.
Ví dụ:
Đầu, tay – Đầu Ngô mình Sở- cơ thể người
Đầu, tay- Đầu cua tay nheo – cơ thể vật
Con ông cháu cha- quan hệ họ hàng
Quỷ tha ma bắt – ma, quỷ là hai từ gần nghĩa cùng chỉ một nhóm đối tượng.
“Ăn ngon mặc đẹp” – Ăn, mặc
Các yếu tố đối ứng, phải cùng phạm trù từ loại, tức cùng một thuộc tính ngữ
pháp. Nghĩa là nếu trong một thành ngữ hai yếu tố A,B đối nhau thì bên cạnh tính
đồng nhất về mặt phạm trù ngữ nghĩa, còn phải đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp là

phải cùng từ loại
Ví dụ: Thành ngữ “Vào luồn ra cuối” Tính điệp được thể hiện ở hai động từ “ra”
và “vào”
Xét về mặt ngữ âm: Là sự lặp lại ở phần đầu âm tiết trong thành ngữ theo nhiều
kiểu khác nhau.
Ví dụ: Thành ngữ “Đầu tắt mặt tối” Tính điệp thể hiện ở sự lặp lại phụ âm đầu
của hai từ “tắt” và “tối”
Thành ngữ “Xanh vỏ đỏ lòng” tính điệp thể hiện ở sự lặp lại phần vần “o”
Ngoài những kiểu cấu tạo cơ bản trên thành ngữ còn cấu tạo một cách đơn giản là
sự cố định hóa bằng những cụm từ hay mệnh đề bình thường.
Ví dụ:
Châu chấu đá xe


Lấy thúng úp voi
Đi guốc trong bụng

III.

Đặc điểm của thành ngữ.

1. Tính biểu trưng.
Hầu hết những dân tộc có tiếng nói của riêng mình đều có những thành ngữ để
làm bóng bẩy thêm về ý nghĩa trong câu nói.
Trong đó thành ngữ là loại định danh đơn vị bậc hai, nghĩa là nội dung của thành
ngữ không nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ, mà nó được ẩn bên trong người
tiếp nhận phải dùng biện pháp loại suy thì mới hiểu được. Đó là bóng bẩy hay ý nghĩa
biểu trưng được hình thành nhờ quá trình biểu trưng hóa.
Về tính biểu trưng của thành ngữ các nhà ngôn ngữ học có một vài ý kiến sau:
Đầu tiên là theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu biểu trưng là: “Lấy những vật thực,

việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động tình thế… phổ biến
khái quát” [2;Tr.70]
Bùi Khắc Việt cũng có ý kiến về tính biểu trưng như sau: “Quan niệm biểu trưng
là ký hiệu (Signe) và quan hệ với qui chiếu (Rejaren) là có nguyên do” [34;Tr.15].
Theo cách hiểu của ông như vậy thì tính biểu trưng được thể hiện là: Từ những sự vật,
sự việc hiện tượng cụ thể của hiện thực cuộc sống được miêu tả trong thành ngữ người
ta nâng lên để nói về những ý niệm khái quát.
Còn theo ý kiến của Cù Đình Tú thì: “Dựa vào quy luật hài hòa âm thanh, dựa
vào quy tắc ngữ pháp, dựa vào quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ, người ta chọn
lấy những tổ hợp từ miêu tả nhữn ghiện tượng sinh động và quen thuộc trong cuộc
sống, dùng chúng làm dấu hiệu gọi tên những đối tượng, lối gọi tên này tính chất biểu
trưng, nghĩa là qua hình ảnh, dấu hiệu này, thành ngữ gợi ra một cái gì ở đằng sau,
biểu trưng một cái gì đó” [29;Tr.234]
Từ những ý kiến trên người viết hiểu về tính biểu trưng của thành ngữ như sau:
Do thành ngữ có tính đa nghĩa, trong đó nghĩa bóng mang những hình ảnh biểu
trưng có tầm quan trọng hơn cả. Nghĩa này không chỉ có tính khái quát mà còn tượng
trưng cho toàn bộ tổ hợp, nhưng lại không phải là nghĩa của các thành tố cộng lại.
Biểu trưng hóa dựa vào quan hệ tương đồng và tương cận trong quá trình liên hội
ngữ nghĩa gọi là giá trị biểu trưng hóa ngữ nghĩa. Hình thái liên hội ngữ nghĩa theo


quan hệ tương đồng là so sánh. Và nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả
hai hình thái biểu trưng hóa: hình thái tỷ dụ (so sánh), hình thái ẩn dụ (so sánh ngắn).
Ví dụ: “Cõng rắn cắn gà nhà”.
Trong thành ngữ này, “rắn” biểu trưng cho kẻ xấu, độc ác hại người, và hiểu rộng
ra là kẻ thù, là bọn giặc. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi trong ý thức của nhân dân ta, rắn
bao giờ cũng được liên hệ với cái độc ác, nham hiểm. Còn gà là vật nuôi quen thuộc,
là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ chu đáo. Trong nhận thức dân gian, gà hay
được biểu trưng cho tình anh em ruột thịt: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (Ca
dao). Khi từ “gà” kết họp với từ nhà, tạo thành tổ hợp “gà nhà”, thì ý nghĩa đó càng thể

hiện rõ. Cho nên khi nói, rắn cắn gà nhà, thì ý nghĩa nổi bật lên đầu tiên là kẻ ác làm
hại những người thân thích của mình. Cái lí thú của thành ngữ này còn ở từ “cõng” với
nghĩa khom lưng đưa rước kẻ khác. Và trớ trêu thay, hành động cõng ở đây lại là cõng
rắn, đưa rước kẻ độc ác, kẻ nguy hiểm về làm hại những người thân của mình. Sự kết
hợp ý nghĩa biểu trưng của các từ, các thành tố riêng lẻ đã dem lại cho thành ngữ cõng
rắn cắn gà nhà ý nghĩa chung hàm chỉ hành động đem kẻ ác, kẻ nham hiểm đến làm
hại người thân của mình, và hiểu rộng ra, đó là hành động phản bội đồng bào, đưa giặc
vào giày xéo Tổ quốc thân yêu của mình. Cùng nghĩa với thành ngữ “Cõng rắn cắn gà
nhà”, trong tiếng Việt còn có thành ngữ “Rước voi về giày mả tổ”. Về cơ bản, ý nghĩa
hai thành ngữ này tương tự nhau, tuy nhiên, thành ngữ “rước voi về giày mả tổ” có sắc
thái biểu cảm mạnh hơn.
Tương tự ta có một số thành ngữ mang tính biểu trưng tiêu biểu như:
Lấy thịt dè người
Đông như kiến cỏ
Tối như mực

2. Tính hình tượng và tính cụ thể.
Thế giới muôn màu muôn vẻ mà mỗi câu thành ngữ được hình thành là do sự
quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống vì thế mỗi sự vật hiện tượng và một
hình tượng rất riêng biệt, không trùng lắp. Chính vì thế, mà thành ngữ có tính hình
tượng.
Có các ý kiến về tính hình tượng như sau:


Theo Đỗ Hữu Châu thì: “Tính hình tượng là của thành ngữ là kết quả tất yếu của
tính biểu trưng”[1;Tr.71]. Bởi lẽ, các thành ngữ được hình thành chủ yếu do sự cảm
nhận và quan sát các sự vật, hiện tượng thật ấn tượng trong thế giới quan.
Còn theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp thì tính hình tượng là: “Những hình
ảnh trong thành ngữ tồn tại độc lập, song song với ý nghĩa của thành ngữ vì thế thành
ngữ có giá trị gợi tả. Giá trị gợi tả này được củng cố ở thành ngữ ngay cả khi hình thái

khác bên trong của thành ngữ bị lu mờ hoặc bị lãng quên” [6;Tr.183]
Qua hai ý kiến trên về tính hình tượng chính là những hình ảnh, của sự vật sự
việc, hiện tượng gây ấn tượng mạnh trong sự quan sát và cảm nhận của con người
trong cuộc sống trong quá trình tạo nên thành ngữ tạo nên.
Do có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thế là tất yếu. Bởi lẽ, các hình
tượng khác nhau trong mỗi thành ngữ là đã là cụ thể. Nói về tính cụ thể cũng có các ý
kiến tham khảo sau:
Theo Đỗ Hữu Châu thì tính cụ thể là: “tính cụ thể ở đây thể hiện tính bị quy định
về phạm vi sử dụng” [1;Tr.72]
Với quan niệm này của ông thì ta có thể hiểu rằng do tính cụ thể ở mỗi vật là khác
nhau nên việc vận dụng rất hạn chế ở mỗi ngữ cảnh khác nhau.
VD: Hình ảnh trong thành ngữ “Nước mắt cá sấu”. Cá sấu là động vật sống ở
dưới nước, rất to khỏe có thể tấn công được nhữ động vật lớn và cả con người. Khi cá
sấu ăn mồi thì ở khóe mắt nhỏ ra vài giọt nước mắt (Thật ra, đó không phải là những
giọt nước mắt mà chỉ là lượng muối thừa được thải ra ngoài qua một tuyến thông ra ở
khóe mắt của cá sấu). Cá sấu ăn mồi và những giọt nước mắt đó đã được người đời
quan sát thấy và lấy làm cơ sở cho sự liên tưởng tới tính giả dối, đã gây đau khổ cho
ngườ khác rồi lại vờ vịt xót thương, tỏ ra thông cảm trước hoạn nạn của người bị hại
để che mắt người khác.
Nguyễn Thiện Giáp có ý kiến về tính cụ thể của thành ngữ: “Do có tính hình
tượng nên ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể” [6;Tr.183]. Và ông đã chúng
minh bằng thành ngữ sau: “Chạy long tóc gáy” thể hiện một trạng thái chạy bận rộn,
tíu tít, khẩn cấp khác với “Chạy bở hơi tai”, “Chạy như cờ lông công”.
Qua khảo sát hai ý kiến trên, ta thấy thành ngữ có tính hình tượng và cụ thể, đã
giúp cho người người sử dụng thành ngữ và cả người tiếp nhận đẽ hình dung ra những
sự vật, sự việc, hiện tượng được thành ngữ đề cập đến.


3. Tính biểu thái.
Khi nói về một vấn đề nào đó con người luôn thể hiện cảm xúc và thái độ của

mình, không chỉ thể hiện ở hành động cử chỉ mà còn thể hiện trong lời ăn, tiếng nói
Do mỗi thành ngữ đều có tính cụ thể riêng biệt nên phải tùy vào sự vật, sự việc,
tình thế nào đó mà sử dụng cho phù hợp chứ không thể muốn dùng vào lúc nào, đối
tượng nào cũng được. Chính điều đó, đã tạo nên tính biểu thái của thành ngữ. Nói về
tính biểu thái của thành ngữ có những ý kiến sau:
Đỗ Hữu Châu đã nói về tính biểu thái của thành ngữ như sau: “Kèm theo sắc thái,
cảm xúc, sự đánh giá có thể nói lên hoặc lòng kính trọng, hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót
thương, hoặc sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định… Của
chúng ta đối với người, vật hay việc được nói tới” [2;Tr.73]
Nguyễn Thiện Giáp cũng nói đến tính biểu thái như sau: “Bên cạnh nội dung trí
tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhận định
hoặc lòng kính trọng tán thành, hoặc là chê bai khinh rẻ hoặc là ái ngại xót thương”
[6;Tr.83].
Qua các ý kiến trên về thành ngữ ta hiểu được rằng trong mỗi thành ngữ đều chứa
đựng thái độ, cảm xúc khác nhau, theo các thang độ khác nhau của sắc thái âm tính và
dương tính. Vì thế khi sử dụng phải cân nhắc đối tượng, hoàn cảnh để sử dụng thành
ngữ cho đúng nếu không có thể sẽ làm hỏng nội dung biểu đạt của thành ngữ.
Ví dụ: Thành ngữ “Ăn cá bỏ lờ” thái độ trong câu thành ngữ này là chê bai một ai
đó vong ơn bội nghĩa, biểu lộ cảm xúc giận hờn, khinh ghét.
Thành ngữ “Một nắng hai sương” biểu lộ thái độ cảm thương người lao động cần
cù, chịu khó nắng sương trên cánh đồng.
Nói tóm lại, khi sử dụng thành ngữ ta phải hiểu được thái độ, cảm xúc trong
thành ngữ như thế nào có áp dụng đợc vào trường hợp và thái độ của mình cần biểu lộ
hay không để thành ngữ phát huy được hết tác dụng ngư nghĩa trong khi sử dụng.

4. Tính dân tộc.
Mỗi đất nước đều có bản sắc dân tộc riêng. Và được thể hiện trên nhiều mặt của
cuộc sống. Trong đó, văn học dân gian góp phần to lớn vào việc giữ gìn bản sắc dân
tộc.



×