Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.95 KB, 113 trang )


1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
( )   



LÊ THỊ NHÂN


THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn


Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ TÂM













Cần Thơ, 5/ 2009

2
LỜI CẢM ƠN!

Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy Cô thuộc Bộ môn Ngữ Văn, đã tận tình
giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở Trường Đại học Cần Thơ.
Đặc biệt là giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp. Dù có cố gắng để hòan thành bài viết, nhưng bản thân tôi tự thấy
khả năng mình còn vụn vặt trong cách dùng từ cũng như về dung lượng chữ viết. Bởi
do sự trang bị về mặt kiến thức còn non yếu, dù biết rằng trong cách trình bày sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót cần thiết, nhưng có điều sự việc trên thế gian này
không có gì là viên mãn mười phân vẹn mười, đã có tròn tất có khuyết, có đầy tất có
vơi, đã có dài tất có ngắn. Tôi rất tiếc gì không có điều kiện để đi sâu hơn vào những
tư liệu quý giá này, nếu có thời gian chắc chắn tôi sẽ tìm ra được nhiều vấn đề nữa hết
sức lý thú! Đó cũng là mặt hạn chế đáng tiếc xảy ra cho người viết.
Từ đề tài nghiên cứu này rất mong quý Thầy cô tận tình dạy bảo và giúp em có
cách nhìn nhận đúng đắn, để vận dụng phương pháp được tốt hơn trong cách viết cũng
như trong cách dùng vốn ngôn ngữ tiếng Việt, để đáp lại tấm lòng ưu ái của quý Thầy
cô em sẽ cố gắng học hỏi, nghiên cứu và khắc phục những mặt hạn chế của mình.

Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2009
Người viết
(Đã ký)

Lê Thị Nhân









3
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU Số trang
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...2
3. Mục đích yêu cầu…………………………………………………………..6
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...7
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ
1.1. Khái niệm về thành ngữ……………………………………………………9
1.2. Cấu tạo của thành ngữ……………………………………………………...11
1.2.1. So Sánh…………………………………………………………………...11
1.2.2. Phép đối…………………………………………………………………..12
1.2.3. Phép điệp………………………………………………………………….13
1.3. Đặc điểm của thành ngữ…………………………………………………….15
1.3.1. Tính biểu trưng…………………………………………………………....15
1.3.2. Tính dân tộc và tính cụ thể………………………………………………..16
1.3.3. Tính biểu thái……………………………………………………………..18
1.3.4. Tính hình tượng…………………………………………………………...18
1.3.5. Tính điệp và đối…………………………………………………………...19
1.4.Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ…………………….-

1.4.1. Phân loại thành ngữ……………………………………………………….-
1.4.1.1. Dựa vào cấu trúc………………………………………………………...-
1.4.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm từ………………………………....-
1.4.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị…………………………….19
1.4.1.2. Dựa vào nguồn gốc……………………………………………………...20
1.4.1.2.1. Thành ngữ Thuần Việt………………………………………………..-
1.4.1.2.2. Thành ngữ Hán Việt…………………………………………………..-
1.4.1.3. Dựa vào tính biểu trưng…………………………………………………-
1.4.1.3.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp……………………………………-
1.4.1.3.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao…………………………………….20
4
1.4.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ…………………………………………...21
1.4.2.1.Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ………………22
1.4.2.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ……………….-
1.4.2.2.1.Về mặt ý nghĩa………………………………………………………...22
1.4.2.2.2. Về mặt ngữ pháp……………………………………………………...23
1.4.2.2.3. Về mặt chức năng……………………………………………………..23
1.5. Ý nghĩa của thành ngữ………………………………………………………25
CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh………………………27
2.1.1. Cuộc đời………………………………………………………………….28
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác……………………………………………………….29
2.2. Phân loại thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh……………………....30
2.2.1. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ……………………………………..31
2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị………………………………..33
2.2.3. Thành ngữ Thuần Việt…………………………………………………...35
2.2.4. Thành ngữ Hán Việt……………………………………………………...39
2.2.5. Thành ngữ có tính biểu trưng…………………………………………….43
2.2.6. Thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể…………………………………45
2.2.7. Thành ngữ có tính biểu thái………………………………………………49

2.2.8. Thành ngữ tính hình tượng………………………………………………50
2.2.9. Thành ngữ có tính điệp và đối………………………………………...…..51
2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh……………...56
2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm…………………………...57
2.3.2. Thành ngữ miêu tả nhân vật trong tác phẩm……………………………...60
2.3.2.1. Thành ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật………………………………...61
2.3.2.2. Thành ngữ miêu tâm lí tính cách hình nhân vật………………………...65
2.3.2.3. Thành ngữ miêu tả hàng động hoạt động nhân vật……………………..69
CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ BIÊU CHÁNH TRONG VIỆC SỬ
DỤNG THÀNH NGỮ Ở MỘT SỐ TÁC PHẨM
3.1. Sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu……………………………………76
3.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo………………………………………...82
3.2.1. Thành ngữ dùng ở dạng mượn ý………………………………………….83
5
3.2.2. Thành ngữ dùng ở dạng tách đôi………………………………………….85
3.2.3.Thành ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân………….87
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO




























6










PHẦN MỞ ĐẦU




















7
1. Lý do chọn đề tài.
Ngôn ngữ tiếng Việt vốn là phương tiện giao tiếp của con người, nó được hình
thành và tồn tại trên cơ sở vững chắc trong kho tàng văn học, nhưng trong toàn bộ hệ
thống ngôn ngữ thì thành ngữ luôn giữ vai trò quan trọng, là một kho tàng tri thức vô
cùng quý báu của nhân dân. Cũng như trong ca dao, dân ca, tục ngữ,…thì thành ngữ là
tiếng nói quen thuộc gần gũi nhất, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, từ triết
lý nhân sinh quan và thế giới quan. Với hình thức cấu tạo ngắn gọn không trau chuốt,
nhìn vào ta sẽ thấy dễ đọc dễ nhớ. Vì thế, việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cũng
như trong sáng tạo nghệ thuật văn học, sẽ làm cho lời nói giàu bản sắc đậm tính dân
tộc. Với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh” thì chúng ta sẽ thấy rõ
hơn biệt tài sử dụng lớp thành ngữ của tác giả rất Nam Bộ, lấy từ chất liệu ngôn ngữ
dân gian trong cuộc sống mà nên, đọc vào ta sẽ có cảm giác rất gần gũi đến không

ngờ. Đến với đề tài người nghiên cứu thấu hiểu được tâm tư tình cảm của Hồ Biểu
Chánh qua một số tác phẩm tiêu biểu, trong trang viết của ông xuất hiện rất nhiều
những nhân vật, mà đặc biệt là người nông dân Nam Bộ sống ở miền sông nước Hậu
Giang trải dài trên các vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thực lòng mà nói tôi chưa bao giờ thích tìm hiểu về Hồ Biểu Chánh ngay cả
chính tác phẩm tôi cũng không thèm đọc, bởi do vô tình mà tôi đọc được tác phẩm của
ông và tìm hiểu sâu thêm trong quá trình học, và khi đọc được bài viết của Giáo sư
Nguyễn Văn Trung khi viết về Hồ biểu Chánh đã tâm sự thế này: “Dạy văn trên 20
năm ở miền Nam, nhưng mới chỉ đọc Hồ Biểu Chánh gần đây gì trước đây khinh chê
không thèm đọc” [17;6]. Sau khi đọc xong Giáo Sư Trung nhận thấy tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh thật cảm động, thật hay, thật hấp dẫn, một người lớn tuổi của ông đã thú
nhận với ông: “Chả nhẽ, tôi trên 60 tuổi rồi mà còn nói bị xúc động như muốn rơi
nước mắt” [17;6]. Chính vì lời lẽ tha thiết đó làm cho tôi có một cách nhìn khác ở Hồ
Biểu Chánh so với các nhà văn đương thời, nói một cách cụ thể tác phẩm của ông giúp
tôi rất nhiều trong thời gian học, cùng vốn từ ngữ phong phú đó càng làm tôi cảm thấy
mình thật nhỏ bé. Với cách diễn đạt thật sâu xa gợi cho tôi nhiều cảm tưởng mới mẽ,
từ đó rút ra bài học là phải tự mình nghiên cứu thể nghiệm và trải qua suy luận tưởng
tượng, mới có được những gì mà mình cần đạt. Đó cũng là lý do để người viết chọn đề
tài này để hòan thành tốt bài luận văn.
8
Qua lớp thành ngữ trong tác phẩm ta sẽ thấy được điều kỳ diệu và sự tinh tế của
tư duy dân tộc và quan điểm thẩm mĩ của cha ông ta đã được tác giả thu gom lại, và có
sự sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ. Tôi càng khẳng định rằng cuộc đời ông luôn
gắn liền trong các tác phẩm, mượn hình ảnh nhân vật để nói lên nỗi thống khổ của
cuộc đời mình, và xúc động thay khi phải đọc những trang cuộc đời thật quá bất công
của những con người nghèo, tôi mường tượng như chính cuộc đời mình có trong đó.
Từ tác phẩm tôi muốn tự rèn luyện bản thân mình có được bước đi vững vàng trong
cuộc đời hơn.
Với câu triết lý sâu sắc nhất của nhà văn Trung Quốc đã nói: “Thế hệ chúng ta
thật đáng buồn, đáng tội, tất cả những lời hay tiếng đẹp đã được tiền nhân sử dụng cả.

Ta sinh ra quá muộn ư? Hay là vì không sáng tạo được cái đẹp? Câu triết lý này quả
rất đúng. Vì thế hệ chúng ta hôm nay chỉ là sao chép và dựa vào cái sáng tạo có sẵn,
mà từ đó có cách nhìn mới để vun bồi cho nghệ thuật sáng tạo văn học. Chính vì điều
này mà người nghiên cứu thuộc thế hệ hôm nay, với những câu nói lời văn ít nhiều
cũng có ảnh hưởng và mang dáng dấp của các bậc tiền nhân đi trước. Vì lẽ đó mà tôi
chủ động tìm đến đề tài với mục đích là phải tích lũy thêm từ cái cũ mà mở rộng được
những cái mới cho riêng mình.
2. Lịch sử vấn đề.
Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn ở miền Nam, ông được xem là người mở đường
cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông còn là một trong những người viết tiểu thuyết
thành công ở giai đoạn mở đầu cho văn học Việt Nam, vì đã phản ánh đúng hiện trạng
cuộc sống xã hội Nam Bộ vào những năm đầu thế kỉ XX. Ông có hơn năm mươi năm
làm văn, viết đến sáu mươi cuốn tiểu thuyết. Hồ Biểu Chánh còn có công đóng góp hết
sức to lớn đối với văn học nước nhà ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết, thơ ca, báo chí,
dịch thuật…Tác phẩm đầu tay là U tình dục (1909) và khi qua đời năm (1958) còn
hàng chục cuốn chưa in, hiện nay những tài liệu nghiên cứu về ông còn rất ít, chỉ nói
chung chung và khái quát chứ không đi sâu vào một vấn đề cụ thể. Những tác phẩm
của Hồ Biểu Chánh lớp thành ngữ chiếm rất nhiều, thế mà người nghiên cứu chưa thấy
được các nhà nghiên cứu chú tâm khai thác một cách triệt để, và sâu sắc từ phương
diện nội dung tư tưởng lẫn phương diện nghệ thuật. Nếu nói về phương diện nghiên
cứu thì phải kể đến các công trình nghiên cứu đáng kể như:
9
Hoài Anh “Chân dung văn học”. Nxb. Hội nhà văn - 2001 đã có nhận định về
nhà tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh như sau: “Điều kì lạ ở Hồ Biểu Chánh là ông vẫn
ung dung thích thản với phong thái của một nhà hiền triết đem những bài học luân lý
của quá khứ, để nhắc nhở hiện tại và hướng tới tương lai, khuyên con người phải biết
“Vì nghĩa vì tình” nhớ đến “Cha con nghĩa nặng”, bởi mang “Nặng gánh cang
thường” khen người “Trọn nghĩa vẹn tình” vì “Đại nghĩa diệt thân” thương kẻ “Một
đời tài sắc” mà “Chút phận linh đinh” căm ghét “Nhơn tình ấm lạnh” chạy theo
“Tiền bạc bạc tiền” để đến nỗi “Kẻ làm người chịu” thấy thân phận con người trong

xã hội kim tiền chẳng khác chi “Ngọn cỏ gió đùa” ông càng “Cay đắng mùi đời”
trước bao điều “Thiệt giả giả thiệt” nên ông “Tỉnh mộng” ngoài tuy “Cười gượng”
nhưng trong “Khóc thầm” [15;143]. Khuynh hướng đạo lý đã bộc lộ ngay ở nhan đề
tác phẩm, không e ngại ở chỗ nó làm giảm giá trị nghệ thuật do ông đã có một mục
đích, một lý tưởng viết văn mà ông quyết theo đuổi đến cùng. Từ nhận định này người
viết vẫn chưa thấy nghiên cứu sâu về thành ngữ mà chỉ nói sơ lược về cuộc đời và các
tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh.
Về nhận định của Vũ Ngọc Phan trong quyển “Nhà văn hiện đại phê bình văn
học 1” có nói về Hồ Biểu Chánh là về đường lý tưởng. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
cũng giống như tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, nghĩa là cả hai nhà văn này điều
lấy luân lý làm gốc, lấy cổ gia đình làm khuôn mẫu, lấy sự trung hậu làm điều cốt yếu
trong mọi việc ở đời. Nhưng tiểu thuyết của họ Hồ lại khác tiểu thuyết của họ Hoàng
về mấy phương diện. “Tiểu thuyết của họ Hoàng thiên về tả tình và giọng văn nhiều
chổ ủy mị, cầu kỳ, không tự nhiên; còn tiểu thuyết của họ Hồ thiên về tả việc và lời văn
mạnh mẽ giản dị, nhiều chỗ như là nói thường [18;335]. Cho nên việc Hồ Biểu Chánh
sử dụng từ địa phương xen lẫn với từ toàn dân, và những từ ấy được ông sử dụng lặp
đi lặp lại thường xuyên trong tác phẩm của mình. Vì vậy độc giả ở các vùng khác có
thể đọc và hiểu được nội dung tác phẩm của ông. Nếu ta làm cuộc so sánh về bút pháp
giữa Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh, thì chúng ta thấy rằng ở Hồ Biểu Chánh
đã tạo nên một thế đứng đối lập với ngôn ngữ của các tác giả ở phương Bắc.
Và điều đáng chú ý hơn nữa là nhà nghiên cứu Trần Thị Ngọc Lang ở cuốn
“Phương ngữ Nam Bộ”. Nxb. KHXH - Hà Nội. 1995 với bài viết: “Ngôn ngữ Hồ Biểu
Chánh những phương diện cần nghiên cứu” viết về vấn đề phương diện nghiên cứu
ngôn ngữ, và những đặc điểm ngôn ngữ của Hồ Biểu Chánh. Ở bài nghiên cứu này tác
10
giả chỉ đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ, mà đặc biệt là phương ngữ Nam Bộ, chứ không
nói gì đến thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời tác giả còn chỉ ra
được phần nào tầm quan trọng của ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh đối với các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ.
Nhà phê bình Thiếu Sơn trong cuốn “Thiếu sơn toàn tập” (tập 1) là người đã

viết về Hồ Biểu Chánh trong “Phê bình văn học cảo” (1993) đã nhận định về tiểu
thuyết của ông: “Cái khó là câu chuyện phải sao cho có lý, lời thuật phải sao cho gọn
gàng, cái cơ mưu phải sao cho tự nhiên, cách kết cấu phải sao cho ý vị.” [20;83].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung trong quyển “Phác thảo văn học Pháp với
văn học Việt Nam hiện đại” của giáo sư Hoàng Nhân. Nxb. Mũi Cà Mau - 1998 đã
nhận định: “Hồ Biểu Chánh đã góp phần tích cực vào việc chuyển giai đoạn cho tiểu
thuyết nói riêng cho văn học dân tộc nói chung” [19;180]. Hạn chế của tác giả là đã
lẫn tránh thực tại chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta đầu thế kỉ XX. Khi lùi lại
một thế kỷ đi tìm sự trùng hợp về thời gian với các sự kiện nội dung nguyên tác. Với
phần nhận định này thì cũng chỉ nói tóm lược về sự nghiệp sáng tác văn chương của
Hồ Biểu Chánh chứ không nghiên cứu vào cụ thể của thành ngữ.
Trong cuốn “Phê bình bình luận văn học”. Nxb. Văn nghệ - TPHCM là do
những nhà nghiên cứu về tác phẩm Hồ Biểu Chánh đều có những nhận định khá sâu
sắc như:
Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: “Chúng ta không vì những mặt tiêu cực trong
cuộc đời chính trị của Hồ Biểu Chánh mà có định kiến, đi đến coi sự nghiệp sáng tác
giàu tính nhân dân của ông. Điều này chính đáng và cần thiết đối với sáng tác của các
nhà văn sống trong xã hội cũ nói chung của Hồ Biểu Chánh nói riêng”[19;72].
Về giá trị tư tưởng tác phẩm Hồ Biểu Chánh, giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng :
“Điều Hồ Biểu Chánh quan tâm sâu xa và thể hiện đậm nét trong tác phẩm của mình
là: làm thế nào cho xã hội có được phong hóa lành mạnh. Vốn là người bản chất nhân
hậu, ông chưa bao giờ đứng về phía cái mới để đả kích cái cũ, hay ngược lại đứng về
phía cái cũ để đả kích cái mới. Thái độ của ông là tìm cách dung hòa cái mới và cái
cũ, theo ông cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó”[19;72].
Tiến sĩ Lê Ngọc Trà lại cho rằng: Cái độc đáo nhất và giá trị nhất của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh nhằm chủ yếu không phải ở chổ nó mô tả phong tục hay tuyên
truyền đạo lý mà ở chỗ thông qua mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng là chủ nghĩa hiện
11
thực. “Cái mới và cái hay của Hồ Biểu Chánh là ông nói đạo lý đi kèm với nói chuyện
đời kể lại những cảnh đời khác nhau, có thể là không gắn gì với các biến động chính

trị, kinh tế của xã hội nhưng lại gắn chặt với đời người, lại là nội dung của đời sống
hằng ngày”. [19;73]
Về giá trị hiện thực của tác phẩm Hồ Biểu Chánh, nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Thạch viết: “Trên nửa thế kỷ trước Hồ Biểu Chánh đã phác họa được bức tranh
hiện thực về kiếp sống người bần cố nông dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, ở một
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hồ Biểu Chánh đã dựng lại cảnh vất vả cực nhọc đói
cơm, rách áo, bị đàn áp nhục mạ…của người nông dân nghèo.”[19;74]
Về giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hồ Biểu Chánh, đồng chí Nguyễn Ngọc
Hiếu (Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang) nhận xét: “Đọc tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ta
thấy tác giả thường chú trọng vào những biểu hiện bên ngoài như sắc diện, ngôn ngữ,
cử chỉ, hành động,…của nhân vật”[19;74]. Tâm lý nhân vật được bộc lộ chủ yếu là
những biểu hiện bên ngòai, ấy chính việc xây dựng tác phẩm như vậy có người cho tác
giả quá đơn giản, cạn cợt, thiếu sự sâu xa, tinh tế, làm giảm giá trị tác phẩm. Bởi do
chú ý mô tả những biểu hiện bề ngòai nhiều hơn những chuyển biến bên trong tâm hồn
nhân vật, mà nhân vật của tác giả là người Nam Bộ và đã rõ là người Nam Bộ, nhưng
nhìn chung thủ pháp biểu hiện của tác giả là phù hợp với đặc tính của con người. Đó
chính là thực tế góp phần đắc lực vào việc thể hiện chân thật, tự nhiên bản tính con
người Nam Bộ được Hồ Biểu Chánh miêu tả một cách tường tận.
Về ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh giáo sư Cù Đình Tú, nhà nghiên cứu
Hồng Dân, Trịnh Hoàng Mai đều nhất trí ở chổ: “ Hồ Biểu Chánh đã vận dụng khẩu
ngữ hàng ngày nâng lên thành ngôn ngữ văn chương trong tác phẩm, khác với lối văn
ước lệ, biền ngẫu trước đó”[19;75]. Tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ đặc biệt là
phương ngữ Nam Bộ, chứ không nói về thành ngữ của Hồ Biểu Chánh.
Phạm Thế Ngũ cũng có viết: “Câu văn Hồ Biểu Chánh nói chung giản dị ngắn
gọn nhất là ở chổ thuật việc và đối thoại giọng thường suông đuột in hệt cách nói của
cửa miệng bình dân nên dễ đọc dễ hiểu”[19;371]. Hay Trần Hữu Tá với bài viết: “Một
cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ” đã nói “Hồ Biểu Chánh đã việt
hóa tác phẩm nước ngoài như: “Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Qui, Ngọn cỏ gió
đùa, …nhưng vẫn có sắc thái riêng, giá trị riêng, người đọc vẫn cứ ngỡ là gặp ở đây
những vùng đất Nam Bộ, sống lại không khí một thời của vùng đất này với những

12
người chất phác, trung thực hiền lương đã đổ mồ hôi và máu trên các miệt đồng các
kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long.”[19;22]
Nhìn chung những công trình của các nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác cụ
thể một cách tòan diện về cuộc đời, và quá trình sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Qua đó
đã làm nổi bật được một con người hiền lương trung hậu sống trong xã hội kim tiền
nhưng vẫn giữ được thanh cao chánh trực. Cũng bởi một con người sống ở vùng đất
Nam Bộ, biết tận hưởng không khí trong lành của đồng quê man mác đã hun đúc nên
một tâm hồn văn sĩ. Do thế hệ Hồ Biểu Chánh còn thấm nhuần quan niệm “văn sĩ tải
đạo” trước thư lập ngôn, cho nên tác phẩm của ông dùng chứa trong không gian nghệ
thuật cụ thể. Ở mỗi tác phẩm là nhịp sống hối hả, chung đụng, bon chen trên con
đường tư sản hóa tâm lí con người luôn bị biến thiên bởi đồng tiền, quyền lực,… Bằng
ngòi bút đạo lý ông hướng con người vươn đến điều thiện lánh xa điều ác. Đó chính là
lý do những tác phẩm của ông luôn kết thúc có hậu “thiện giả thiện lai, ác giả ác
báo”. Vì lẽ đó mà về phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật ông điều có
đóng góp đáng kể và cũng có phần hạn chế. Về lớp thành ngữ chiếm rất nhiều trong
tác phẩm, mà vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu nào sâu sắc, chỉ khai thác khái quát
chung chung về cuộc đời và nội dung tác phẩm mà thôi. Có thể mượn lời của Nguyễn
Quyết Thắng để kết luận về nhà văn Hồ Biểu Chánh: “Các nhà phê bình đa số điều
phiền trách cuộc đời chính trị của đốc phủ Hồ Văn Trung nhưng không ai phủ nhận
công sức đóng góp văn học của nhà văn Hồ Biểu Chánh”. [19;325]
3. Mục đích yêu cầu.
Trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt thì thành ngữ là phương tiện giao tiếp,
cũng như trong sáng tác nghệ thuật văn chương là tất yếu. Vì thành ngữ là tiếng nói là
hơi thở của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, không những vậy mà thành ngữ
còn tạo lập mối quan hệ giao tiếp giúp con người đến gần nhau hơn.
Đến với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh” giúp người viết có
tư tưởng suy ngẫm về một vùng quê hẻo lánh ở Nam Bộ trước đây. Hồ Biểu Chánh đã
phán ánh cụ thể một xã hội đã xảy ra trước đó, từ thành ngữ có thể khái quát toàn bộ
nội dung tác phẩm biểu đạt được giá trị nghệ thuật sâu sắc của nhà văn, giúp tôi thấy

được cái hay cái đẹp của thành ngữ được phản ánh một cách toàn diện: từ khung cảnh
đến ngoại hình, tâm lý tính cách, hành động hoạt động của nhân vật. Mà cụ thể ở đây
người nghiên cứu phải chỉ ra, và làm rõ ý nghĩa của các thành ngữ được sử dụng ở
13
từng câu văn trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Song người viết ngoài việc chỉ ra vấn đề
của thành ngữ, còn phải làm rõ vấn đề nội dung tác phẩm cũng như về phương diện
nghệ thuật cần khai thác từng mạch vấn đề được tác giả bao quát ở trong tác phẩm.
Nội dung đề tài đòi hỏi người nghiên cứu phải chú tâm khai thác rõ ràng từng
thành ngữ và giá trị biểu đạt của nó. Bên cạnh đó, giúp người nghiên cứu học hỏi thêm
vốn kiến thức về thành ngữ, cụ thể là ngôn ngữ nói và viết để sử dụng thành ngữ một
cách chính xác hơn, hiệu quả hơn tránh những hạn chế không nên có. Từ đề tài người
viết còn khám phá được một dung lượng kiến thức ngôn ngữ cùng với nghệ thuật viết
văn của tác giả, một tài năng vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo và độc đáo, do bắt
nguồn từ cuộc sống được nhân dân đúc kết, mà Hồ Biểu Chánh đã thu gom lại và vận
dụng vào văn cảnh cho phù hợp đúng lúc, đúng mục đích trong những tác phẩm càng
làm cho nội dung tác phẩm phát huy được giá trị to lớn. Có thể nói từ đề tài trên giúp
người viết có dịp học hỏi và hiểu biết thêm về văn phong của Biểu Chánh một tài
năng, một phong cách rất riêng đậm chất Nam Bộ.
Khi thực hiện đề tài người nghiên cứu chỉ ở góc độ ngôn ngữ và tìm hiểu thành
ngữ để làm nổi bật được nội dung lẫn giá trị biểu đạt và tác dụng của “Thành ngữ
trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh”.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt phạm vi của đề tài nghiên cứu “Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu
Chánh” thì có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều bình diện khác nhau, nhưng nhìn
chung nhiều công trình nghiên cứu này chỉ nhận xét khái quát chung chung chưa rõ
ràng kể cả nội dung lẫn nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Đặc biệt là lớp
thành ngữ không có công trình nào khai thác toàn diện về những đóng góp của ông, dù
biết rằng đề tài này đã gây không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu, nhưng nó
cũng có sự lôi cuốn hấp dẫn làm cho người viết được tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn.
Cùng với số lượng tác phẩm tài liệu nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh còn hạn chế,

nên việc nghiên cứu thành ngữ còn ở dạng khảo sát chưa đi sâu một cách cụ thể, cho
nên người viết chỉ tập trung tìm hiểu thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
Bên cạnh đó, đòi hỏi phải chỉ ra các thành ngữ đã được sử dụng trong từng văn cảnh,
và phải nêu được tác dụng của thành ngữ, để thấy rõ được biệt tài sử dụng thành ngữ
của tác giả một cách công phu đã trọn đời đóng góp cho nền văn học nước nhà.
14
Đó là tất cả những vấn đề nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mà người
viết muốn trình bày trong luận văn này.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình tìm hiểu và việc nghiên cứu đề tài này,
điều quan trọng là người nghiên cứu phải xác định rõ phương pháp một cách cụ thể và
sử dụng nhiều phương pháp kết hợp lại với nhau.
Với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh” là một đề tài mang tính
đặc trưng của chuyên môn ngôn ngữ, nên người viết tiến hành làm việc. Trước tiên là
tìm đọc tất cả những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau đó tổng hợp lại và
lần lượt đọc các tác phẩm cần nghiên cứu, và rút ra những nhận định ý kiến của các
nhà nghiên cứu để phục vụ cho việc làm sáng tỏ đề tài, từ đó tìm ra các thành ngữ đã
được vận dụng trong đó, kế đến là lập thành bảng thống kê và phân loại thành ngữ.
Trên cơ sở đó người viết vận dụng trong văn cảnh và cuối cùng là sử dụng phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm nổi bật trọng tâm đề tài nghiên cứu và khẳng
định được biệt tài sử dụng thành ngữ của Hồ Biểu Chánh.


















15












PHẦN NỘI DUNG




















16
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ
1.1. Khái niệm về thành ngữ.
Khi nghiên cứu về thành ngữ điều trước tiên là chúng ta phải xác định được
thành ngữ, và nắm được khái niệm của thành ngữ, thì ta mới hiểu được nội dung ý
nghĩa mà thành ngữ muốn thể hiện.
Từ xưa đến nay thành ngữ luôn được xem là loại hình ngôn ngữ đặc sắc, thành
ngữ vốn gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ngôn ngữ của nó rất
bình dân, gần gũi với mọi tầng lớp xã hội cho nên thành ngữ đã xuất hiện trong các
câu thơ, câu văn để làm tăng thêm tính cô đọng, hàm súc, dễ hiểu, dễ đọc. Chính vì
thế, mà việc sử dụng thành ngữ đã trở thành phương tiện phổ biến giàu tính thuyết
phục, và trở thành đối tượng thu hút được sự chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Cũng từ nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau, nên có sự xuất hiện nhiều quan niệm
khác nhau, trong cách dùng nhiều từ thành ngữ khác nhau. Sau đây là một số quan
niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về thành ngữ:
Tác giả Đỗ Hữu Châu với công trình nghiên “Cách bình diện của từ và từ tiếng
Việt” thì ông không dùng khái niệm để định nghĩa về thành ngữ mà ông chỉ nói đến
tính chặt chẽ về ý nghĩa thường đồng nhất với tính thành ngữ như sau:
“Cho một tổ hợp có một ý nghĩa S do các đơn vị A, B, C …mang ý nghĩa lần

lượt S1, S2, S3,…tạo nên, nếu như ý nghĩa S không thể giải thích các ý nghĩa S1, S2,
S3,…thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ”[1;261].
Vũ Ngọc Phan trong quyển 2 “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tập 3” cho
rằng: “Thành ngữ là một phần câu sẳn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người
đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn” [18;48]
Hoàng Văn Hành trong quyển “Kể chuyển thành ngữ, tục ngữ” thì: “Thành ngữ
là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc hòan chỉnh, bóng bẩy về ý
nghĩa được sử dụng rộng rải trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ” [5;21].
Đái Xuân Ninh trong “Họat động của từ tiếng Việt” đã khẳng định rằng:“Thành
ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở cái mức độ
nào đó và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [9;212].
Theo quan niệm của Nguyễn Hữu Huỳnh trong quyển “Tiếng Việt hiện đại”
như sau: “Thành ngữ là một cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái
17
biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thể. Phần lớn thành ngữ đồng nghĩa hoặc
tương đương với một từ (danh từ, động từ, tính từ)” [4;212].
Nguyễn Văn Mệnh “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ” thì: “Thành ngữ giới
thiệu một hình ảnh, một hiện tượng,một trạng thái, một tính cách, một mức độ” [8;13].
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ và nhận diện từ tiếng Việt” đã nói rằng:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có giá trị
gợi tả tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái
niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính hình tượng của
thành ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ” [3;181].
Cù Đình Tú trong “Phong cách học tiếng Việt” ông quan niệm thế này: “Thành
ngữ là những tổ hợp từ có sẳn (cụm từ cố định) trong ngôn ngữ có chức năng định
danh như: từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động” [12;274]. Ông đã khái quát
về thành ngữ khá hoàn chỉnh về hình thức lẫn nội dung.
Tác giả Nguyễn Văn Tu với công trình nghiên cứu “Từ và vốn từ tiếng Việt
hiện đại” đã nhận định :“Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các từ trong đó, đã mất
tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối hoàn chỉnh

vững chắc. Nghĩa của nó không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Những thành
ngữ này có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác
nghĩa của những từ nhưng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học” [13;181].
Tác giả Hồ Lê ở cuốn “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” có nói: “Thành
ngữ là những tổ hợp từ (bao gồm nhiều từ hợp lại có tính chất vững chắc về cấu tạ, và
bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay
một trạng thái nào đó” [6;97].
Quan niệm Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” có ý
kiến cho rằng: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn.
Ta có thể mượn để diển đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [16;9].
Nhìn chung các tác giả có nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ nhưng
khách quan mà nói thì đa số các tác giả điều thống nhất với nhau rằng: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định hoặc những tổ hợp từ mang tính chất vững chắc về cấu tạo, đặc
biệt là hình thức và nội dung hoàn chỉnh. Không những vậy mà các quan niệm còn nêu
được tính hình tượng, tính biểu cảm và tính gọt giũa bóng bẩy của thành ngữ”.
18
Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về thành ngữ
của các tác giả, ta có thể khái niệm thành ngữ như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố
định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động. Thành
ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng,
tính gợi cảm và hình thức diển đạt có tính bóng bẩy, trau chuốt, giàu tính biểu cảm.
1.2. Cấu tạo của thành ngữ.
Thành ngữ là một cấu tạo gọt giũa (có tính nghệ thuật dân gian về ngôn từ).
Thành ngữ được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau:
1.2.1. So sánh.
Thành ngữ so sánh còn là thành ngữ tỷ dụ hóa bắt nguồn bằng phép so sánh.
Thành ngữ so sánh là do nhiều nguyên nhân phức tạp trong đó thực tế xã hội, đặc điểm
tâm lý, truyền thống văn hóa - lịch sử đóng vai trò quan trọng. Kết cấu của thành ngữ
so sánh gồm hai vế được nối kết với nhau bằng từ có nghĩa tương đồng hay đồng nhất.
Ví dụ: Dữ như hùm

Đen như mực
Trắng như ngà
Nhanh như cắt
Chậm như rùa
Khóc như mưa
Lạnh như tiền…
Thành ngữ so sánh được cấu tạo theo các dạng tổng quát sau:
Dạng đầy đủ: A như B
Dạng tỉnh lượt A: như B
Trong đó: A là sự vật được so sánh “như” là được so sánh và B là sự vật so
sánh.
Thành ngữ so sánh thành phần biểu thị quan hệ so sánh, ở đây cái so sánh là bộ
phận bắt buộc và ổn định trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc sâu. Nếu ta phá vỡ
cấu trúc so sánh thì sẽ không còn là thành ngữ so sánh nữa.
Trong tiếng Việt ta thấy có xuất hiện nhiều từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh
(như, như là, tựa là, mà là,…). Tuy nhiên ở thành ngữ so sánh thì đôi khi từ so sánh lại
mất đi những nó vẫn ngầm ý là so sánh. Ở cấu trúc so sánh, điều đáng chú ý là vế so
19
sánh (vế B). Bởi lẽ qua vế B của thành ngữ so sánh thường gợi tả những hình tượng
điển hình đậm đà màu sắc dân tộc.
Ví dụ: Hiền như bụt
Vắng như chùa bà đanh
Lừ khừ như ông từ vào đền
Lanh chanh như hành không muối
Nợ như chúa chốm
Xanh như tàu lá…
Điều này có thể giải thích vì sao có sự tương đồng hoàn toàn giữa các thành
ngữ so sánh của hai ngôn ngữ khác nhau. Việc xác định cấu trúc và đặc điểm hình thái
của thành ngữ so sánh, điều quan trọng là chúng ta phải xác định được tính chất so
sánh nói lên nghĩa tương đồng và đồng nhất giữa các đối tượng được nói đến nhằm thể

hiện cách nói cô đọng, bóng bẩy.
Tuy nhiên trong thành ngữ so sánh đôi khi còn có hình thức so sánh không có
từ so sánh “như ” mà vẫn bao hàm ý nghĩa so sánh.
Ví dụ: Cá chậu chim lồng
Đầu chày đít thớt…
Trên cơ sở đó ta chỉ đưa ra những kiểu ý nghĩa khác nhau của thành ngữ so sánh.
1.2.2. Phép đối.
Thành ngữ đối được thiết lập gồm hai vế đối nhau, từng cặp của vế này đối với
từng cặp của vế kia, tạo nên tính cân đối hài hòa làm cho thành ngữ thêm âm điệu nhịp
nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ. Quan hệ đối ứng của hai vế được hình thành bởi thuộc tính
tương đồng về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố được đưa vào hai vế của thành
ngữ.
Ví dụ : Chim sa / cá lặn
Chân cứng / đá mền
Tai vách / mạch dừng
Tốt danh / lành áo
Chén to / kho mặn…
Bên cạnh những thành ngữ đối thì phép đối được xây dựng qua hai bậc: đối ý
và đối lời.
1.2.2.1. Đối ý:
20
Thành ngữ đối ý là bậc đối ứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý.
Ví dụ: sự đối xứng giữa “Đầu trâu” và “mặt ngựa” có quan hệ với nhau về ý
giữa hai vế của thành ngữ. Hay thành ngữ “Đời cha ăn mặn”,“đời con khác nước”
cũng là quan hệ đối ý giữa hai vế trong thành ngữ và một số thành ngữ khác.
Cá lớn nuốt cá bé
Quỷ tha ma bắt
Lên voi xuống chó
Xanh vỏ đỏ lòng
Con nhà lính tính nhà quan…

1.2.2.2. Đối lời:
Đây cũng là một dạng thành ngữ đối, nhưng điều cần chú ý là quan hệ đối ứng
về ý có được, và thể hiện ra là nhờ các quan hệ đối ứng giữa các yếu tố trong hai vế
của thành ngữ. Quan hệ này gọi là quan hệ đối lời. Nghĩa là thành ngữ đối lời là cơ sở
cấu tạo cho thành ngữ đối ý.
Ví dụ: Thành ngữ “Mẹ tròn con vuông ” chỉ việc sinh đẻ được thuận lợi may
mắn, cả mẹ lẫn con điều được khỏe mạnh, được bình an. Với thành ngữ vừa nêu trên
rõ ràng là “mẹ” đối với “con”, “tròn” đối với “vuông” trên cơ sở đối lời ấy vấn đề chủ
yếu là vấn đề đối ý: “mẹ tròn” thì đối với “con vuông”, ta thấy có sự kết hợp hài hòa
theo mạch cảm xúc “Mẹ tròn con vuông”.
1.2.3. Phép điệp.
Tính điệp trong thành ngữ là sự giống nhau ở hình thức ngữ âm (phụ âm đầu và
vần) và đặt chúng ở vị trí khác nhau. Thành ngữ điệp còn là loại thành ngữ đối, đặc
biệt ở quan hệ đối ứng đồng nghĩa, có một trường hợp là các từ đối ứng ở vế đầu và vế
sau trùng nhau hoàn toàn về âm và về nghĩa. Quan hệ đối ứng kiểu này gọi là quan hệ
điệp (tức lặp). Từ đó ta có thành ngữ điệp (đối điệp).
Ví dụ: Từ “nói” được lặp lại trong thành ngữ “Nói trăng nói cuội”, “Nói ngon
nói ngọt”, từ “mắt” trong thành ngữ “Mắt trước mắt sau”, từ hứa trong thành ngữ
“Hứa trước hứa sau”,…
Đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của thành ngữ loại này là yếu tố được lặp lại,
thường là động từ và số từ, và bao giờ cũng đặt ở đầu mỗi vế tức là ở đầu thành ngữ.
Ví dụ: Ngủ gà ngủ gật
Đi đông đi tây
21
Một mất một còn
Một trời một vực…
Nội dung của thành ngữ điệp có sắc thái biểu cảm cao, nhấn mạnh được mức độ
hành động (là những thành ngữ có yếu tố được lập lại là động từ). Còn số từ (thường
người Việt hay dùng số 1). Trong thành ngữ điệp dường như không biểu thị về số
lượng mà biểu thị sắc thái ý nghĩa về tính mức độ, tính khẳng định, tính cương quyết

cho phép lặp (điệp) đem lại.
Nhìn chung thành ngữ cho dù được cấu tạo theo quan hệ gì đi nữa, thì nó phải
đảm bảo những đặc trưng cơ bản sau:
Các yếu tố đối ứng phải cùng phạm trù từ loại, tức cùng một thuộc tính ngữ
pháp. Nghĩa là nếu trong một thành ngữ hai yếu tố A và B đối nhau, thì bên cạnh tính
đồng nhất về mặt phạm trù ngữ nghĩa, nó còn phải đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp là
phải cùng từ loại: cả hai là danh từ hoặc cả hai cùng là đồng từ.
Ví dụ: “Vào luồn ra cúi”, ở đây “vào” đối với “ra”, “luồn” đối với “cúi” và
chúng là những động từ.
Các yếu tố đối ứng với trong hai vế phải phản ánh những đặc trưng cùng thuộc
phạm trù. Tính cùng thuộc một phạm trù của các đặc trưng thể hiện ở chổ chúng điều
là những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình thuộc tính cùng một tiểu nhóm hay
tiểu phạm trù, cùng một bậc quan hệ, lời giống nhau.
Ví dụ: “Mình” và “đầu” trong thành ngữ “Đầu Ngô mình Sở ”, “đầu” và “tay”
trong thành ngữ “Đầu cua tai nheo”, “đầu” và “mặt” trong thành ngữ “Đầu trâu mặt
ngựa”, “đầu” và “đuôi” trong thành ngữ “Đầu voi đuôi chuột”,… đều là những từ chỉ
các bộ phận trên cơ thể con người hay sự vật.Hoặc “con”, “cháu”, “ông”, “cha”
trong thành ngữ “Con ông cháu cha” đều là những từ chỉ quan hệ biểu thị, quan hệ
thân thuộc trong gia đình, thân tộc họ hàng,…
Ngoài ra, còn có loại thành ngữ được cấu tạo rất đơn giản, không đối cũng
không phải là so sánh, thường nó được cố định hóa bằng những cụm từ hay những
mệnh đề bình thường.
Ví dụ: Châu chấu đá xe
Trứng chọi với đá
Đi guốc trong bụng
Lấy thúng úp xôi…
22
Qua cách cấu tạo của thành ngữ tiếng Việt ta thấy đó chỉ là xét trên bề nổi của
cấu trúc, của sự liên kết ngôn từ, chữ nghĩa, từ cách thể hiện cấu tạo đó ta dễ dàng
nhận thấy và hiểu được một cách thấu đáo hơn về thành ngữ.

1.3. Đặc điểm của thành ngữ.
1.3.1. Tính biểu trưng.
Tính biểu trưng của thành ngữ thể hiện ở chổ hình ảnh hoặc sự việc, sự vật cụ
thể miêu tả trong thành ngữ, là nhằm nói về những ý niệm khái quát hoá. Do tính hoàn
chỉnh và bóng bẩy về nghĩa đã tạo nên tính biểu trưng của thành ngữ, và tính biểu
trưng đã trở thành đặc điểm nổi bật của thành ngữ. Tính biểu trưng có ý nghĩa quyết
định giá trị của thành ngữ. Nói về tính biểu trưng của thành ngữ ta thấy cũng có nhiều
quan niệm khác nhau:
Theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu thì tính biểu trưng như sau: “Biểu trưng là
lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hành động,
tình thế,… phổ biến, khái quát” [2;70]
Ví dụ: “Chó chui gầm chạn” không phải là việc miêu tả con chó chui gầm chạn
mà còn nói đến thái độ, hành động hèn hạ của một kẻ sống dựa vào bên nhà vợ. “Cá
nằm trên thớt”. Ở đây không đơn giản là việc miêu tả hình ảnh con cá nằm trên thớt,
mà thông qua hình ảnh cụ thể của sự vật vừa nêu, ta thấy ý muốn nói đến tình thế rất
nguy kịch đối với tính nạng không sao tránh khỏi, tánh mạng đang bị đe dọa, cái chết
đang gần kề. Hay thành ngữ “Chuột chạy cùng sào” cũng mang ý nghĩa biểu trưng,
cho hành động gặp phải tình thế khốn đốn, bị dồn vào bước đường cùng không lối
thoát, mặc dù đã dùng nhiều phương cách, đã xoay sở mà hết cách.
Nếu không có tính biểu trưng của thành ngữ, mà ta lại dùng một cụm từ để giải
thích nghĩa của nó, thì không thể nói lên hết nghĩa và đầy đủ ý … Ngược lại còn làm
cho nghĩa của thành ngữ trở nên lệch lạc, rườm rà.
Theo sự phân tích của Cù Đình Tú thì tính biểu trưng phải “Dựa vào quy luật
hài hòa âm thanh, dựa vào quy tắc ngữ pháp, dựa vào quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và
hoán dụ, người ta chọn lấy những tổ hợp từ ngữ miêu tả những hiện tượng sinh động
và quen thuộc trong cuộc sống, dùng chúng làm dấu hiệu gọi tên những đối tượng, lối
gọi tên này mang tính chất biểu trưng nghĩa là qua hình ảnh, dấu hiệu này thành ngữ
gợi ra một cái gì ở đằng sau, biểu trưng một cái gì đó” [12;234].
23
Ví dụ: Thành ngữ “Nước mắt cá sấu” biểu trưng cho sự giả dối, hay thành ngữ

“Khẩu phật tâm xà”,“Ba que xỏ lá” chỉ những kẻ lừa bịp, xảo trá, điểu giả,…
“Nhà dột cột xiêu ” là nhà cửa đã bị hư hỏng, không được trông nom, sửa sang,
cũng có thể đã bị bỏ hoang, nghĩa biểu trưng là chỉ sự nghèo khó.
Nghĩa của thành ngữ được cấu tạo bằng các phương pháp chuyển nghĩa như: ẩn
dụ, hoán dụ, so sánh, khoa trương,…Vì vậy, biểu trưng là lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu
tượng dựa trên cơ sở sự tương đồng.
Ví dụ: Tre già măng mộc
Gừng càng già càng cay
Rừng vàng biển bạc… Biểu trưng theo phương thức ẩn dụ. 
Ếch ngồi đáy giếng Biểu trưng cho sự thiển cận. 
Thấy trăng quên đèn
Thấy lê bỏ lựu… Biểu trưng theo phương thức hoán dụ. 
Chân lấm tay bùn Biểu trưng cho sự vất vả cực khổ. 
Chậm như rùa Biểu trưng cho sự chậm chạp nhưng đồng thời 
cũng biểu trưng cho sự tỉ mĩ, có chọn lọc.
Yếu như sên Biểu trưng cho sự yếu đuối . 
Thông qua các định nghĩa về tính biểu trưng đều lấy một vật thực, việc thực
làm biểu trưng để nêu lên vấn đề cần nói đến. Và từ những ví dụ trên, đã thể hiện rõ
tính biểu trưng cụ thể của từng vấn đề. Vì vậy, từ tính biểu trưng mà nội dung của
thành ngữ không đơn thuần là những vấn đề được nói đến trong các từ ngữ tạo nên, mà
nó còn là vấn đề ẩn đằng sau các từ ngữ đó (tức nghĩa bóng của nó).
1.3.2. Tính dân tộc và tính cụ thể.
Thành ngữ giống như các từ, cùng là đơn vị ngôn ngữ nhưng thành ngữ lại
mang chức danh định danh, nhằm biểu thị khái niệm hoặc biểu trưng về thuộc tính quá
trình của sự vật. Do thành ngữ nó mang tính biểu trưng nên đồng thời nó cũng mang
tính dân tộc. Tính dân tộc của thành ngữ được thể hiện ở cả hai mặt nội dung và hình
thức.
Theo nhận định của Cù Đình Tú thì:“Dân tộc nào cũng có kho tàng thành ngữ
của mình.Vốn thành ngữ này gồm những thành ngữ do bản thân dân tộc đó tạo nên,và
những thành ngữ mượn tiếng nước ngoài.Những thành ngữ do bản thân dân tộc tạo

24
nên, đã ghi lại cuộc sống đất nước mình bằng những hình ảnh riêng của đất nước,và
bằng những cách diễn đạt riêng của dân tộc mình” [12;238 ].
Trong thành ngữ chúng ta có thể thấy được nét văn hóa dân tộc Việt Nam được
biểu hiện rất đậm nét. Không những có thành ngữ mà ở tục ngữ ca dao, dân ca,… nó
luôn mang một nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ đó giúp ta thấy được
quan niệm, cách nghĩ, lối sống, của con người và hình ảnh thiên nhiên làm cho chúng
ta có cảm giác quen thuộc gần gũi với đời sống của dân tộc. Thành ngữ thể hiện đậm
nét văn hóa dân tộc gắn với con người và quê hương Việt Nam.
Ví dụ: thành ngữ “Cày sâu cuốc bẩm”,“Chân lấm tay bùn”,“Đầu tắt mặt
tối”,“Dầm mưa dãi nắng”,…thể hiện sự vất vả và cần lao trong công việc. Từ đó ta
mới thấy được những sản phẩm do bàn tay bé nhỏ của những người lao động nghèo
khó làm nên, cho nên cần phải trân trọng những giá trị của người lao động phải đánh
đổ bằng sức lao động mà có.
Hay hình ảnh những con vật, đồ vật quen thuộc luôn tồn tại trong đời sống con
người hằng ngày cũng được nói đến như: Thành ngữ “Ăn như mèo”,“Làm như mèo
mửa”,“Chó chê mèo lắm lông”,“Đầu voi đuôi chuột”,“Nồi nào vung nấy”,“Ăn cháo
đá bát”…
Ngoài ra còn có thành ngữ thể hiện đậm nét lịch sử, truyền thống dân tộc như:
“Con rồng cháu tiên”, “Vắng như chùa bà đanh”, “Áo gấm về làng”,… và cũng có
thành ngữ ra đời trong một thời kì lịch sử nhất định như: “Tam tòng tứ đức”, “Công
dung ngôn hạnh”, “Đa nghi như Tào Tháo”,…
Đây là những thành ngữ mang đậm nét lịch sử, quê hương, đất nước, mỗi dân
tộc hay đất nước điều có một thành ngữ riêng, ý nghĩa khác nhau giúp ta tránh được sự
nhầm lẫn trong cách dùng từ, và phân biệt được giữa thành ngữ của dân tộc ta với dân
tộc khác.
Điều đó cho ta thấy tính dân tộc của thành ngữ được biểu hiện ở chất liệu được
dùng làm biểu trưng, và phương thức biểu trưng ở từng thành ngữ cụ thể. Còn tính cụ
thể của thành ngữ thì nó được biểu hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với sự
vật, hiện tượng được nói đến và phạm vi sử dụng của từng thành ngữ.

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì “Tính cụ thể ở đây thể hiện tính bị quy định về
phạm vi sử dụng” [2;72].
25
Ví dụ: “Chuột chạy cùng sào” đối tượng được đề cập không phải là sử dụng cho
riêng một cá nhân nào đó, mà nó chỉ dùng cho đối tượng bị coi thường, đồ rẻ mạt; với
hình ảnh con chuột là con vật bé nhỏ sống trong bóng tối, chui rút trong vực sâu ẩm
uớt, hôi thúi mà người đời luôn ghét bỏ. Vì nó chuyên đục khoét, gặm nhấm phá phách
cho nên con chuột được xem là con vật mang tính xấu xa, đáng ghét.
Nguyễn Thiện Giáp nói về tính cụ thể thì ông cho rằng: “Do có hình tượng nên
ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể” [3;183].
Ví dụ: thành ngữ “Chạy lông tóc gáy” thể hiện một thái độ trạng thái chạy bận
rộn, khẩn cấp khác với “Chạy như cờ lông công ”.
Qua các ý kiến phân tích về thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể thì ta có
thể hình dung và dễ dàng tiếp cận đến thành ngữ. Thông thường khi quan sát người thợ
vụng may vội bị mất kim và người ham ăn vì nuốt vội mà phải chết vì nghẹn.
1.3.3. Tính biểu thái.
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã nói về tính biểu thái:“Kèm theo sắc thái, cảm xúc sự
đánh giá có thể nói lên hoặc lòng kính trọng hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót thương, hoặc
sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định,… của chúng ta đối với
người, vật hay việc được nói đó” [2;73].
Khi sử dụng thành ngữ thì tính biểu thái bộc lộ ở thái độ khen, chê, xót
thương… về người hay vật việc được nói đến. Vì thế khi sử dụng thành ngữ cần phải
có sự chọn lựa thành ngữ cho phù hợp với đối tượng để ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ
có giá trị và thể hiện được ý định của người sử dụng. Ngược lại nếu ta không chú ý
đến sắc thái biểu cảm khác nhau của thành ngữ, thì khi sử dụng sẽ không phù hợp và
không diễn đạt được ý định của mình.
1.3.4. Tính hình tượng.
Tính hình tượng là kết quả tất yếu của tính biểu trưng. Do hình thức và nội
dung của thành ngữ được tạo thành từ lời ăn tiếng nói, qua những sinh hoạt hằng ngày
của nhân dân. Nghĩa là lấy những hình tượng vật thực, việc thực cảm nhận được quan

sát được. Vì vậy, điều trước tiên ta bắt gặp trong thành ngữ có sự tái hiện những hình
tượng vật thực việc thực. Nhờ có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thể. Do ý
nghĩa của thành ngữ thường vượt khỏi ý nghĩa trực tiếp của các sự vật hiện tượng.
Theo nhận định của Nguyễn Thiện Giáp thì tính hình tượng là: “Những hình
ảnh trong thành ngữ đều tồn tại độc lập, song song với ý nghĩa của thành ngữ. Vì thế
26
thành ngữ có giá trị gợi tả, giá trị gợi tả này được củng cố ở thành ngữ ngay cả khi
hình thái khác bên trong của thành ngữ bị lu mờ hoặc bị lãng quên” [3;183].
Ví dụ:Lang bạt kì hồ là con sói đạp cái bọc da ở trước cổ, lúng túng đi không được.
1.3.5. Tính điệp và đối.
Tính điệp và đối nó biểu hiện ở ngay mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa giữa các
thành tố trong thành ngữ.
Ví dụ: “Ăn thưởng ăn phạt” thì thành tố “ăn” ở vế trước được lặp (điệp) lại ở
vế sau. Còn thành tố “thưởng” ở vế trước đối với thành tố “phạt” ở vế sau. Hay trong
thành ngữ “Long trời lỡ đất” thì thành tố “long” ở vế trước đối xứng với thành tố “lỡ”
ở phía sau. Thành tố “trời” ở vế trước đối xứng với thành tố “đất” ở vế sau. Vế trước
là “Long trời” đối xứng với vế sau là “lỡ đất”.Thành ngữ “Trên đe dưới búa” thì thành
tố “trên” ở vế trước đối xứng với thành tố “dưới” ở vế sau. Thành tố “đe” ở vế trước
đối xứng với thành tố “búa” ở vế sau.Ta thấy mặc dù có tính điệp và đối nhưng giữa
các yếu tố trong thành ngữ, vẫn đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về mặt ngữ âm cũng
như về mặt ngữ nghĩa.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản và là những đặc điểm nổi bật nhất của thành
ngữ. Nhờ những đặc điểm này mà thành ngữ trở thành một trong những yếu tố rất
quan trọng trong lĩnh vực văn chương.
1.4. Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
1.4.1. Phân loại thành ngữ.
Thành ngữ có cấu tạo phức tạp và đa dạng, nên việc phân loại thành ngữ dựa
vào những tiêu chí sau:
1.4.1.1. Dựa vào cấu trúc của thành ngữ, ta có hai loại:
1.4.1.1.1. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ:

Ví dụ: Đầu voi đuôi chuột
Đầu trâu mặt ngựa
Vào luồn ra cúi
Gần đất xa trời…
1.4.1.1.2. Thành ngữ có kết cấu là một cụm chủ vị:
Ví dụ: Châu chấu đá xe
Gà trống nuôi con
Cá nằm trên thớt
27
Chó chê mèo lắm lông, …
1.4.1.2. Dựa vào nguồn gốc của thành ngữ, ta có hai loại:
1.4.1.2.1. Thành ngữ Thuần Việt.
Ví dụ: Nước đỗ lá môn
Đầu đường xó chợ
Nước đỗ đầu vịt
Miệng ăn núi lở…
1.4.1.2.2. Thành ngữ Hán Việt.
Ví dụ : Đồng cam cộng khổ
Chí công vô tư
Xuất đầu lộ diện
Giả nhân giả nghĩa…
1.4.1.3. Dựa và tính biểu trưng của thành ngữ, ta có hai loại:
1.4.1.3.1.Thành ngữ có tính biểu trưng thấp: là loại thành ngữ có cấu trúc là một
cấu trúc so sánh và ý nghĩa của nó được thực hiện ở cấu trúc bề mặt và thường chỉ có
một yếu tố mang tính biểu tượng mà thôi.
Ví dụ : Đẹp như tiên
Nhanh như điện…
1.4.1.3.2.Thành ngữ có tính biểu trưng cao: là loại thành ngữ có ý nghĩa ẩn dụ
sau về mặt cấu trúc đó là nghĩa bóng. Có hai hình thức để thể hiện nghĩa của thành ngữ
biểu trưng cao. Đó là ẩn dụ và hoán dụ:

a) Thành ngữ ẩn dụ: là thành ngữ lấy sự vật hiện tượng tính chất này để nêu
lên sự vật, hiện tượng khác dựa vào mối quan hệ giống nhau giữa các sự vật hiện
tượng.
Ví dụ: Thấy trăng quên đèn
Đứng núi này trông núi nọ
Há miệng mắc quai, …
b) Thành ngữ hoán dụ: cũng là hình thức chuyển nghĩa, nhưng thành ngữ
hoán dụ dựa trên mối quan hệ liên tục về sự gần nhau giữa hai đối tượng.
Ví dụ: Chân lấm tay bùn
Đầu tắt mặt tối
Chăn đơn gối chiếc…
28
1.4.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
Tuy nhiên thành ngữ và tục ngữ là hai phạm trù khác nhau mỗi loại có những
đặc tính riêng cần xác định rõ ràng.
Về kết cấu, tục ngữ là một kiểu thông báo ngắn gọn, nó là một câu hoàn chỉnh
diễn đạt một ý trọn vẹn, khác với thành ngữ có chức năng thông báo ấy. Thành ngữ chỉ
là tên gọi của sự vật, trạng thái hay hành động đúng hơn là tên gọi của những khái
niệm này, cho nên nội dung của thành ngữ phần lớn là cái hình chiếu của yếu tố tạo
thành. Nói khác đi là phải hiểu nó theo nghĩa bóng do mối tương quan hình ảnh của
những yếu tố tạo thành xác định.Ví dụ:
Thành ngữ: Nằm gai nếm mật
Tục ngữ: Ác giả ác báo
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Bởi vì xưa
nay thành ngữ và tục ngữ là vấn đề cần nan giải và chưa được lý giải rõ ràng. Nhìn
chung thì sự phân biệt ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ dần dần được sáng tỏ và
ngày càng được khẳng định hơn. Tuy nhiên việc nhận diện và phân chia chúng không
dễ dàng chút nào. Chẳng hạn như :
Ví dụ: Tre già măng mọc
Sống lâu lên lão làng

Đục nước kéo cò
Lá lành đùm lá rách…
Có một số ý kiến cho rằng vấn đề vừa nêu trên là thành ngữ nhưng cũng có ý
kiến cho là tục ngữ. Cho nên việc xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là rất
cần thiết. Bởi vì thành ngữ và tục ngữ được hình thành và có sự đúc kết kinh nghiệm
sống thực tế, từ sự kết tinh trí tuệ, tinh thần của quần chúng nhân dân trong cuộc sống
hằng ngày. Vì thế thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ có sẵn, giàu hình ảnh, giàu sắc
thái biểu cảm, còn tục ngữ thì là một kết luận chính xác về kinh nghiệm sống, về quy
luật khách quan.
Theo quan niệm của Nguyễn Văn Mệnh “Trong tạp chí ngôn ngữ số 3/1972”
nhận định rằng: “Quả là thành ngữ và tục ngữ có một đường biên giới rõ ràng, nhưng
đó không phải là một bức thành ngăn tuyệt đối. Xen kẻ giữa những cột mốc biên giới,
ta vẫn thấy có những miền đất thâm canh, những lùm cây mà gốc ở phương Nam cành
lá xòe sang phương Bắc”[8;37].
29
1.4.2.1 Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ.
Nhìn chung ta thấy thành ngữ và tục ngữ có những nét giống nhau về cơ bản,
nhưng đồng thời ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ được phân định rõ ràng. Song
chúng đều là những từ ngữ được đúc kết từ thực tế cuộc sống, từ sự khái quát hóa hiện
thực để rút ra bản chất, quy luật mà có. Cho nên thành ngữ và tục ngữ được sử dụng
rộng rãi, tự nhiên và rất phổ biến trong xã hội.
Ví dụ: Thành ngữ: Gầy như que củi
Cơm hẩm cháo khê…
Tục ngữ: Được làm vua thua làm giặc
Hết nạc vạc đến xương…
Đó là những nét giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ. Tuy vậy, giữa thành
ngữ và tục ngữ còn có những đặc tính, đặc trưng riêng cần xác định rõ. Vì thế, việc
tiếp theo ta sẽ đi tìm hiểu những nét khác nhau giữa chúng như thế nào.
1.4.2.2.Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ.
Phân biệt ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ không phải là một đường biên

được kẻ thẳng băng, mức gạch hai phía hẳn hòi mà ở đây, đòi hỏi việc sử dụng và
phân biệt giữa chúng phải có sự khác nhau tránh nhầm lẫn cho người đang sử dụng có
thể tìm ra được nét khác biệt giữa chúng.
1.4.2.2.1. Về mặt ý nghĩa.
Thành ngữ miêu tả một hình ảnh, một hoạt động hay một trạng thái, tính chất,
một tính cách, một thái dộ nào đó mà nó phải mang tính chất trừu tượng.
Ví dụ: Mẹ tròn con vuông
Một nắng hai sương
Nói hưu nói vượn
Gắt như mắm tôm…
Tục ngữ thì đúc kết một kinh nghiệm, một chân lí của cuộc sống, một lời
khuyên răn, một bài học về tư tưởng về đạo đức ở đời nó phải mang tính chất quy luật.
Ví dụ: Ác giả ác báo
Ăn cây nào rào cây ấy
Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…
30
Ta cũng có thể so sánh thành ngữ “Chở củi về rừng” và tục ngữ “Kiến tha lâu
cũng đầy tổ”, chúng ta sẽ bắt gặp sự khác nhau giữa chúng. Thành ngữ “Chở củi về
rừng” về ý nghĩa của câu thành ngữ này muốn nói về một người nào đó làm việc thừa,
phí công vô ích, là việc đem một sản phẩm nào đó đến một nơi đã có rất nhiều sản
phẩm đó. Còn tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, ý nghĩa nói lên sức chịu đựng, bền
lòng kiên nhẫn, có ý chí quyết tâm, cho dù sức yếu đến đâu đi nữa, nhưng vẫn kiên trì
quyết chí thì nhất định sẽ đạt được kết quả cao. Rõ ràng câu tục ngữ này nêu lên một
kinh nghiệm cuộc sống đồng thời như một lời răn dạy, chúng ta có thể lấy đó mà làm
bài học để tích lũy vốn sống cho bản thân.
1.4.2.2.2. Về mặt ngữ pháp.
Thành ngữ thường chỉ là một cụm từ cố định (thường có cấu trúc của những
ngữ) có chức năng định danh dùng để gợi tên sự vật, tính chất nhưng phải là một câu
hoàn chỉnh.

Ví dụ: Đánh rắn giữa khúc (ngữ động từ)
Nước đổ đầu vịt (ngữ động từ)
Mèo mả gà đồng (ngữ danh)
Dốt đặc cán mai (ngữ tính từ)…
Chỉ trừ một số trường hợp thành ngữ có cấu trúc là một câu đơn. Chẳng hạn
Ếch ngồi đáy giếng
Chuột chạy cùng sào…
Trong khi đó tất cả tục ngữ đều có cấu trúc ngữ pháp của đơn vị câu (câu đầy
đủ hoặc câu rút gọn).
Ví dụ: Bụt không thèm ăn mày ma (câu đơn đầy đủ)
Căn nhà má vợ (câu phức rút gọn)…
Với đặc điểm ngữ pháp khác nhau như vậy, ta thấy thành ngữ và tục ngữ là hai
loại đơn vị thuộc hai cấp độ khác nhau. Thành ngữ thì nằm ở cấp độ cụm từ (cấp độ
dưới), tục ngữ nằm ở cấp độ câu (cấp độ trên).
Điều này đã giải thích tại sao trong thành phần cấu tạo của một số tục ngữ, có
sự hiện diện của thành ngữ với chức năng là một thành phần của câu, chẳng hạn là:
Ví dụ : Cơm hàng áo chợ, ai lỡ thì ăn
Chết sông chết suối không ai chết đuối đội đèn…
1.4.2.2.3. Về mặt chức năng.
31
Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh cho các sự vật
hiện tượng, thực tế khách quan một cách hình ảnh.
Ví dụ: Dãi nắng dầm mưa
Nhà rách vách nát…
Thành ngữ làm nhiệm vụ định danh nhưng lại là đơn vị định danh bậc hai của
ngôn ngữ. Nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng lên, đều được nhắc đến trong
nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó lại suy ra từ chúng,
cho nên nghĩa của nó có tính bóng bẩy hay còn gọi là nghĩa biểu trưng.
Thành ngữ “Nhà dột cột xiêu” nghĩa đen là “nhà cửa” đã hư hỏng không được
chăm nom sửa sang, còn nghĩa bóng là nói về cảnh sinh sống khó khăn, cực khổ túng

thiếu nghèo đói.
Trái với thành ngữ thì tục ngữ có chức năng thông báo.
Ví dụ: Gieo gió gặp bão
Bói ra ma quét nhà ra rác…
Cho dù một thành ngữ điều lớn đến đâu cũng không thể nêu lên được một thông
báo. Ngược lại, thì một tục ngữ dù ngắn gọn, nhỏ đến mấy cũng vẫn đảm bảo được
chức năng một cách hoàn hảo, vì thành ngữ không đảm nhận chức năng thông báo, nên
với bất kì thành ngữ nào người ta cũng đặt ra những câu hỏi. Chẳng hạn: “Chấp chới
như thầy bói cúng thánh”. Đối với tục ngữ thì lại khác nó mang một chức năng thông
báo trọn vẹn nêu lên một kinh nghiệm sống như một nhận định, một nhận xét và người
ta cũng không cần đặt ra những câu hỏi. Chẳng hạn như: “Ở hiền gặp lành” câu tục
ngữ đã nêu lên một quy luật có tính chất và chất lý, lẽ sống cho tất cả mọi người.
Để thông báo được ngắn gọn, nội dung phải cô đọng, súc tích, do đó ở tục ngữ
ta có thể xen thêm các yếu tố tỉnh lược để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa các bộ phận
trong thông báo.
Ví dụ: Tốt gỗ (thì) hơn tốt nước sơn
Xấu đều (thì) hơn tốt lỏi…
Còn trong thành ngữ khi nói năng, người ta cũng có thể xen thêm các từ ngữ
“thì”, “mà”, “mà lại”,…
Ví dụ: Bụng (thì) đói cật (thì) ghét
Nhà (thì) rách vách (thì) nát
Chó (mà lại) chê mèo lắm lông…
32
Nhìn chung trên thực tế số lượng thành ngữ nhiều hơn hẳn số lượng tục ngữ (tỷ
lệ chiếm là 3/2). Nguyên nhân của sự chênh lệch này nằm trong sự khác biệt về nội
dung giữa hai loại.
Để nói về một hiện tượng chẳng hạn: về cảnh nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn
trong cuộc sống, thì ta có thành ngữ nói lên điều này.
Ví dụ: Ăn đói mặt rách
Ăn bữa hôm lo bữa sau

Áo rách quần manh
Nghèo rớt mồng tơi
Cơm sung cháo giền…
Để nói về một quy luật. Chẳng hạn như: nói về một quy luật xã hội chất chứa
nhiều căm hờn người ta sẽ vùng lên đấu tranh, thì ta có câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ”
hay nói về một quy luật cuộc sống tốt đẹp không làm tổn hại đến ai, sống hiền hòa
chân thật thì cuối cùng ta sẽ nhận được một cuộc sống tốt đẹp “Ở hiền gặp lành” làm
ác gặp dữ, “Ác giả ác báo” đó là quy luật nhân quả nhằm cảnh tỉnh những con người
hôm nay.
Một thành ngữ không dùng độc lập tạo thành câu, còn tục ngữ thì trái lại được
dùng độc lập để tạo thành câu. Trong tác phẩm “Một chặng đường” nhà văn Nguyễn
Khải viết: “Được lòng vải mất lòng sư. Đeo cái thập gia vào cổ nay mai họ kéo về lại
khó nói” hay trong tiểu thuyết Sống nhờ Mạnh Phú Tư viết: “Bà chỉ khéo lo toan
không đâu. Rồi có được mãi mà lo liệu với không, trời sinh voi sinh cỏ”.
Từ những ví dụ trên ta thấy giữa thành ngữ và tục ngữ có sự khác nhau, có một
đường biên giới thật sự rõ ràng. Tuy nhiên đó không phải là sự ngăn cách tuyệt đối, mà
giữa chúng còn có những nét cơ bản giống nhau, để tạo điều kiện cho việc chuyển hóa
của một số tục ngữ sang thành ngữ và ngược lại.
1.5. Ý nghĩa của thành ngữ.
Cùng với những đặc điểm về hình thức và nội dung đã trình bày ở phần trên đã
giúp ta thấy được khả năng bao quát các sự vật, sự việc, hiện tượng của thành ngữ.
Bên cạnh đó, còn giúp cho người sử dụng thể hiện một cách chính xác rõ ràng ý định,
đồng thời còn bày tỏ được tình cảm của mình một cách tinh tế, cụ thể.
Cũng như trong giao tiếp hay trong sáng tác văn chương, thì thành ngữ đã trở
thành một công cụ đắc lực giúp cho người sử dụng thấy được ý nghĩa của nó. Để khi
33
sử dụng có thể rút ngắn được câu chữ và thời gian, tạo nên sự diễn đạt có tính hàm
xúc, giàu ý nghĩa thì trong lời nói lời văn sẽ giàu hình ảnh biểu cảm, nhịp điệu, hài hòa
dễ đi vào lòng người. Chẳng hạn như khi nói về sự may mắn của thành ngữ thì:
Ví dụ: Chết đuối vớ được cọc

Buồn ngủ gặp được manh chiếu
Chuột sa hủ nếp
Chó ngáp phải ruồi…
Song, cho dù người sử dụng thành ngữ một cách thành thạo đi chăng nữa thì
việc sử dụng thành ngữ phải lựa chọn cho phù hợp với ngữ cảnh và hoàn cảnh cụ thể,
nhưng đôi khi sử dụng quá nhiều vấn đề tương tự nhau thì cũng gặp không ít khó khăn
và trở nên lúng túng.
Ví dụ: Lúng túng như gà mắc tóc
Lúng túng như thợ vụng mất kim
Lúng túng như ếch vào rạp xiếc
Lúng túng như chó ăn vụng bột…
Có thể nói thành ngữ vốn là một ngôn ngữ vô cùng quý báu, nó đã góp phần
cho kho tàng văn học thêm phong phú, mà đặc biệt là trong lớp từ vựng tiếng Việt, cho
nên khi thành ngữ đã trở thành dụng cụ trong việc sáng tác văn chương của các nhà
văn nhà thơ. Thành ngữ không chỉ được dùng trong cách nói đơn thuần, mà còn nhằm
mục đích hoàn chỉnh tác phẩm làm cho nội dung miêu tả hình ảnh, cũng như trong
cách diễn đạt một hành động hay lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân được trọn
vẹn, đầy đủ ý, làm tăng thêm tính hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc.










34












PHẦN NỘI DUNG














35
CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU
CHÁNH
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh.
Hồ Biểu Chánh là một tác gia văn học rất quen thuộc với giới văn chương

chúng ta. Quen thuộc bởi vì ông là một nhà văn lớn ở miền Nam, và là người tiên
phong đi đầu trong giai đoạn mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Với
cây bút sáng giá nhất ông đã đóng góp cho văn học nước nhà một dung lượng tác
phẩm không nhỏ, nối gót ông có sự xuất hiện của nhiều nhà văn trẻ trung, tài hoa
nhưng vai trò văn học của ông không bị lu mờ, những tác phẩm của ông vẫn còn được
nhiều độc giả ưa chuộng. Bởi niềm đam mê nghệ thuật đã đưa Hồ Biểu Chánh đến
làng văn học, ông đã không ngừng sáng tác và tiếp tục sáng tác cho đến cuối đời. Cho
đến ngày nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông có thể đứng vững vàng góp phần
phong phú và đa dạng cho giới nghệ thuật văn học.
2.1.1. Cuộc đời.
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, bút danh là Thứ Tiên, Biểu Chánh là
tự. Ông sinh ngày 1/10/1885 (năm Ất Dậu) tại làng Bình Thạnh tỉnh Gò Công (nay là
Tiền Giang).
Thân phụ là cụ Hồ Hữu Tạo làm Hương Chủ và Chánh Bái lại có công tranh
đấu với làng Bình Xuân, dành được hơn 600 mẫu ruộng làm công điền cho làng Bình
Thạnh.
Hồ Biểu Chánh là con thứ năm trong số mười hai anh chị em, thuở thiếu thời
sinh trưởng trong một gia đình nghèo phải chịu vất vả thiếu thốn. Năm lên chín tuổi
ông bắt đầu theo học chữ Nho tại trường làng, sau đó chuyển sang học chữ Quốc Ngữ,
chữ Pháp tại trường Vĩnh Lợi. Sau cha mẹ dời tới Giồng Ông Huê ông thi đỗ bằng
Thành Chung năm 1905.
Năm 1906 là năm ông được 21 tuổi, ông thi đậu Kí Lục Soái phủ Nam Kỳ và
ông được sơ bổ làm việc ở dinh Thượng Thơ ở Sài Gòn. Năm 1911 do bị nghi ngờ
thân thiện với nhóm Nghịch Pháp nên ông bị đổi đi Bạc Liêu, làm Ký Lục ở Bạc Liêu
rất dễ kiếm tiền nhưng ông giữ cho mình một đời thanh bạch.
Năm 1912 ông tình nguyện đi tùng sự ở Cà Mau, làm việc tại đây được tám
tháng sau đó đổi đi Long Xuyên.
36
Năm 1918 ông về làm việc tại Gia Định, 1920 tùng sự tại văn phòng thống đốc
Nam Kỳ. Năm 1921 ông thi đậu Tri Huyện và 1927 ông được thăng Tri Phủ nhận chức

ở quận Càng Long (Vĩnh Bình). Năm 1932 ông làm chủ quận Ô Môn (Cần Thơ).
1934 do bất đồng ý kiến với viên chủ tỉnh nên ông đổi đi quận Phụng Hiệp.
Năm 1935 ông đổi về Sài Gòn, 1936 ông được thăng Đốc Phủ Sứ và sau đó xin
về hưu trí năm 1937. Tuy nhiên chính phủ Pháp viện cớ không có người thay thế lưu
dụng ông cho đến cuối tháng 6/1941.
Tháng 8/1941 ông được cử làm Nghị Viên hội đồng Liên Bang Đông Dương,
sau đó ông lại được làm Nghị Viên hội đồng Thành Phố Sài Gòn kiêm chức Đốc Lý.
Năm 1942 - 1944 ông làm Nghị Viên Hội Đồng Quảng Trị Sài Gòn Chợ Lớn.
Năm 1946 bác sĩ Nguyễn Văn Thính mời ông lãnh Bộ Nội Vụ trong chính phủ

×