Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.86 MB, 161 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX ........ 5
I.1 Cách mạng kinh tế ............................................................................................. 5
I.1.1 Cách mạng công nghiệp ............................................................................ 5
I.1.2 Thành tựu của cách mạng công nghiệp ..................................................... 7
I.1.3 Ý nghĩa về mặt kinh tế .............................................................................. 9
I.2 Cách mạng chính trị .......................................................................................... 10
I.2.1 Ảnh hƣởng của Cách mạng Pháp tại Châu Âu.......................................... 16
I.2.2 Sự trỗi dậy của các quốc gia...................................................................... 16
I.3 Những sự kiện nổi bật trong thế kỷ XIX ........................................................... 18
I.3.1 Những phát minh khoa học kỉ thuật nổi bật trong thế kỉ XIX .................. 18
I.3.2 Những học thuyết chính trị xuất hiện trong thế kỉ XIX ............................ 20
I.3.2.1 Hoạc thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc ................. 20
I.3.2.2 Những tƣ tƣởng về chủ nghĩa xã hội đầu thế kỉ XIX ........................ 23
I.3.2.3 Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học ......................................... 26
I.3.3 Những khuynh hƣớng nghệ thuật xuất hiện trong thế kỉ XIX .................. 27
I.3.3.1 Văn học ............................................................................................. 27
I.3.3.2 Điêu khắc........................................................................................... 28
I.3.3.3 Hội họa .............................................................................................. 29
I.3.3.4 Kiến trúc ............................................................................................ 31


CHƢƠNG II
NGÔN NGỮ ÂM NHẠC THỜI KÌ LÃNG MẠN .......................................... 32
II.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội .................................................................................. 32
II.2 Nội dung tƣ tƣởng và phƣơng pháp nghệ thuật ............................................... 33
II.2.1 Chủ đề - tƣ tƣởng nội dung ...................................................................... 36
II.3 Hƣớng về chủ nghĩa dân tộc và vƣơn tới chủ nghĩa ngoại lai ......................... 38
II.4 Mối liên hệ giữa âm nhạc với các loại hình nghệ thuật khác .......................... 40


II.5 Sự kết hợp âm sắc nhạc cụ gây ấn tƣợng ......................................................... 42
II.6 Sự tìm kiếm màu sắc hòa âm mới .................................................................... 49
II.7 Đổi mới về hình thức ....................................................................................... 51
II.8 Khai thác các thành tố trong âm nhạc .............................................................. 52
II.9 Quy mô thể loại không hạn chế ....................................................................... 55

CHƢƠNG III
CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX ........................................... 60
III.1 Nền âm nhạc ở Áo và Đức
Franz Schubert ................................................................................................. 63
Anton Bruckner ................................................................................................ 72
Johann Strauss .................................................................................................. 75
Hugo Wolf........................................................................................................ 77
Carl Marie Von Weber ..................................................................................... 80
Felix Mendelssohn Bartholdy .......................................................................... 86
Robert Schumann ............................................................................................. 90
Richard Wagner ............................................................................................... 95


Johannes Brahms.............................................................................................. 99
III.2 Nền âm nhạc Pháp...........................................................................................103
Hector Berlioz .................................................................................................. 104
Charles Francois Gounod ................................................................................. 108
Jacques Offenbach ........................................................................................... 111
César Franck .................................................................................................... 114
Camille Saint Saens ......................................................................................... 116
George Bizet .................................................................................................... 118
Jules Massenet.................................................................................................. 121
III.3 Nền âm nhạc Ý ............................................................................................... 123
Nicolo Paganini ................................................................................................ 124

Gioacchino Rossini .......................................................................................... 126
Giuseppe Verdi ................................................................................................ 128
III.4 Nền âm nhạc Hungary......................................................................................131
Franz Liszt........................................................................................................ 132
III.5 Nền âm nhạc Ba Lan........................................................................................136
Frédéric Chopin................................................................................................ 137
Henryk Wieniawski.......................................................................................... 141
III.6 Âm nhạc Tiệp Khắc ........................................................................................ 143
Bédric Smétana ................................................................................................ 143
Antonin Dvorak................................................................................................ 146
III.7 Âm nhạc Na-uy............................................................................................... 149
Edvard Grieg .................................................................................................... 149

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 153


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 155


LỜI MỞ ĐẦU

Khi nói đến lịch sử phát triển âm nhạc của thế giới, không thể không
nhắc đến các giai đoạn cực kì rạng rỡ ở phương Tây với các trường phái như
Baroque, Tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng… Chính những nhạc sĩ thiên
tài và lỗi lạc trong các giai đoạn này đã để lại những di sản âm nhạc vô cùng quí
giá cho loài người, từ đó tiếp tục khơi dậy và thắp sáng nguồn cảm hứng âm nhạc
cho các thế hệ sau. Vì thế môn lịch sử âm nhạc đã là một môn học không thể thiếu
tại các trường đào tạo âm nhạc chính qui, là một trong những môn học được học
sinh, sinh viên yêu thích, nó giúp hiểu sâu và rộng hơn ý nghĩa các trường phái,
các tác giả và tác phẩm, kết quả lớn hơn là nó đã khơi dậy nơi người học niềm

đam mê âm nhạc, nâng cao trình độ thẩm mỹ và giáo dục con người ngày càng
hoàn mỹ hơn.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề :

1.

Ngày nay với các phương tiện truyền thông rất hiện đại, chúng ta dễ dàng tìm
hiểu nhiều vấn đề với chỉ một cú “click chuột”, khác xa với 20-30 năm trước đây, ai
đã từng tìm hiểu lịch sử âm nhạc thì hiểu rất rõ nỗi khó khăn khi muốn tìm nghe
một tác phẩm âm nhạc cổ điển, thật không quá lời khi nói phải “trầy vi tróc vẩy” mà
không phải lúc nào cũng kiếm được. Vì thế khi chọn đề tài nghiên cứu “Âm nhạc
thế kỉ XIX” này, và qua kinh nghiệm một số năm giảng dạy, nhóm biên soạn có thể
khẳng định rằng đề tài sẽ hướng cho người học có tư liệu nghiên cứu và học tập một
cách có căn bản, có phương pháp và hệ thống, không phải bơi trong một kho tàng
vô tận mà không biết cách chọn lọc.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu : gồm các nội dung chính sau đây :
-

Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thế kỉ XIX.

-

Sự ra đời trường phái âm nhạc lãng mạn.

1


-


Ngôn ngữ âm nhạc thế kỉ XIX

-

Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu thế kỉ XIX.

3. Khách thể nghiên cứu :
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thế kỉ XIX.
4. Đối tƣợng nghiên cứu :
-

Bối cảnh lịch sử, xã hội, các yếu tố dẫn đến sự hình thành trường phái âm

nhạc lãng mạn.
-

Phong cách và ngôn ngữ âm nhạc của trường phái âm nhạc lãng mạn, và các

xu hướng âm nhạc khác trong thế kỉ XIX ở châu Âu
-

Ảnh hưởng của âm nhạc đến đời sống văn hóa, xã hội.

5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài :
-

Giới hạn đề tài : nghiên cứu âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX.

-


Phạm vi nghiên cứu : một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả theo thứ tự quốc
gia:
+ Nước Áo: Franz Schubert - Anton Bruckner - Hugo Wolf - Johann Strauss +
+Nước Đức: Carl Marie Von Weber - Felix Mendelssohn Bartholdy - Robert
Schumann - Johannes Brahms - Richard Wagner
+ Nước Pháp : Hector Berlioz - Jacques Offenbach - Charles Francois Gounod George Bizet - César Franck - Camille Saint Saens - Jules Massenet
+ Nước Ý: Nicolo Paganini - Gioacchino Rossini - Giuseppe Verdi
+ Nước Hungary: Franz Liszt
+ Nước Ba Lan : Frédéric Chopin - Henryk Wieniawski
+ Nước Tiệp Khắc: Bédric Smétana - Antonin Dvorak
+ Nước Na Uy : Edvard Grieg

2


-

Các nhạc sĩ Nga thuộc giai đoạn này không được giới thiệu, sẽ có đề tài riêng về

âm nhạc Nga.
- Chúng tôi sắp xếp tác giả theo quốc gia và thời gian.
- Đã có rất nhiều tài liệu viết về tác giả - tác phẩm âm nhạc trong đó có cả trường
phái âm nhạc lãng mạn. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu chương III tác giả- tác phẩm
theo kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử âm nhạc tại trường đại học Sài Gòn.
6. Nội dung nghiên cứu :

-

-


Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thế kỉ XIX.

-

Ngôn ngữ âm nhạc trường phái âm nhạc lãng mạn.
Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu thế kỉ XIX, có tổng phổ và có

đĩa nhạc minh họa.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu :
a/ Sưu tầm nghiên cứu các tài liệu từ các nguồn :
- Những sách, tư liệu về âm nhạc thế giới đã được dịch sang tiếng Việt và sử
dụng giảng dạy tại các trường nghệ thuật tại Việt Nam.
- Những sách, tư liệu về âm nhạc thế giới bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
- Thông tin trên mạng internet.
b/ Phân tích, đối chiếu, so sánh các tài liệu đã thu thập.
c/ Tổng hợp các tài liệu, nêu nhận xét và kết luận, kiến nghị.
8. Sản phẩm của đề tài (dự kiến) :
- Tập đề tài in khoảng hơn 100 trang, khổ giấy A4, cỡ chữ 13.
9. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài :
- Sử dụng để giảng dạy tại khoa Nghệ thuật trường ĐHSG. Để việc dạy và học đạt
hiệu quả cao, giảng viên khi sử dụng đề tài này cần hướng dẫn cho sinh viên các

3


bước tham khảo, các kiến thức cần thiết khi nghiên cứu về một tác giả, tác phẩm, và
cách thưởng thức một tác phẩm âm nhạc cổ điển, lãng mạn…
- Giúp sinh viên mở rộng hiểu biết và nắm vững kiến thức về âm nhạc châu Âu thế
kỉ XIX.
- Cho bất kì ai muốn tìm hiểu về âm nhạc châu Âu thế kỉ XIX.


Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến từ người đọc để đề tài hoàn thiện hơn.

4


CHƢƠNG MỘT

BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX
Giai đoạn từ năm 1789 tới năm 1914, châu Âu chứng kiến những sự thay đổi
về chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng, bắt đầu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp
ở Anh rồi đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp và sau đó là các cuộc chiến tranh của
Napoleon. Tiếp theo sau là sự tái tổ chức trong bản đồ chính trị châu Âu tại Hội
nghị Vienna (năm 1815), sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia, sự trỗi dậy của Đế chế
Nga và thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Anh, song hành với sự suy tàn của Đế chế
Ottoman. Cuối cùng, sự xuất hiện của Đế chế Đức và Đế chế Áo-Hung đã bắt đầu
một loạt sự kiện dẫn tới sự bùng nổ của Thế chiến thứ I năm 1914.
Đồng thời, thế kỉ XIX đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ sản xuất
thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Loài người đã chuyển từ nền văn minh nông
nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp đã tạo ra cách
nhìn mới trong nhận thức của con người, kéo theo những biến đổi lớn về khoa học,
chính trị, văn hoá, xã hội. Từ đây, loài người bước vào một giai đoạn mới của văn
minh nhân loại.

I.1 Cách mạng kinh tế
I.1.1 Cách mạng công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp - hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần
thứ nhất thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Cuộc cách mạng này diễn ra

trước hết ở nước Anh. Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công
nghiệp bắt đầu được khởi động ở Anh. Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách
mạng kỹ thuật lần này là máy móc thay thế công cụ thủ công. Cuộc cách mạng này
diễn ra trước hết từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ, trong ngành dệt sợi bông và nhanh
chóng gặt hái được nhiều thành tựu, dẫn đến sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh

5


tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.
Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay
được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách
mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra vào cuối
thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là “Cách mạng công nghiệp
lần thứ hai” tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất
hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và
năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và
than đá được sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự
ra đời của các kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông
được nâng cấp cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng
nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến việc gia tăng năng
suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế
kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.
Các ý kiến đánh giá về thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
không thống nhất, nhưng nói chung là vào nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.
Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là
toàn thế giới. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu khoảng 1850, khi các tiến bộ
kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ

19, đỉnh cao của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng
điện. Năm 1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc.
Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh
chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và nó đã trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời
mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản. Trong đó chúng ta thấy, nếu
như cuộc cách mạng công nghiệp Anh phải mất ngót một thế kỷ mới hoàn thành (từ
những năm 60 của thế kỷ 18 đến những năm 50 của thế kỷ 19), thì cuộc cách mạng
công nghiệp ở các nước tư bản diễn ra sau đó lại có tốc độ khẩn trương, sôi động
hơn và thời gian hoàn thành cách mạng công nghiệp cũng được rút ngắn hơn. Bên

6


cạnh đó ta thấy, cách mạng công nghiệp trong các nước tư bản càng về sau càng đi
vào chiều sâu, như: phát triển các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất,chế tạo ra máy
cái, đồng thời đi vào khai thác những ngành công nghiệp mũi nhọn như:đường sắt,
hàng hải, hóa chất, luyện kim...

I.1.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
 Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "con thoi bay". Phát minh này đã làm
người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng gấp
đôi.
 Năm 1764 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 16 - 18
cọc suốt một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
 Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay
mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
 Năm 1779 Cromton đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ
lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền.
 Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh
mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

 Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ,
các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó
bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường
Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh
này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế, phát minh này
còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
 Một trong những phát minh cốt yếu nhất của việc truyền bá các ý tưởng
chính là sự cải tiến trong kỹ thuật in ấn: sử dụng tang quay dẫn động bằng
năng lượng hơi nước, cũng chính là sự kế thừa một phát minh từ nhiều thập
kỷ trước. Kỹ thuật này được phát triển là kết quả của sự phát minh ra máy
sản xuất giấy cuộn từ đầu thế kỷ 19. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
cũng chứng kiến sự ra đời của kỹ thuật in Linotype và Monotype trong
ngành in.

7


 Quy trình làm giấy từ bột gỗ ra đời, thay thế nguyên liệu cũ là bông và lanh
vốn là những nguồn lực hạn chế.
 Sự truyền bá kiến thức ở nước Anh là kết quả của việc cải tiến kỹ thuật in ấn,
thay đổi nguồn nguyên liệu làm giấy và chính sách xóa bỏ thuế giấy trong
thập kỷ 1870.
 Các sáng chế và các ứng dụng ngày càng được phổ biến và có tác động lớn
đến sự phát triển của các ngành kinh tế, và là tiền đề cho sự ra đời của cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai xuất phát từ Mỹ vào đầu thế kỉ XX.
 Động cơ hơi nước đã được phát minh và áp dụng ở Anh trong thế kỷ XVIII,
và được xuất khẩu một cách từ tốn sang châu Âu và phần còn lại của thế giới
trong thế kỷ XIX cùng với các thành tựu khác của cách mạng công nghiệp.
Tuy nhiên sự phát triển của động cơ đốt trong lại xảy ra ở những nước ngoài
nước Anh. Một số ví dụ như: động cơ đốt trong chạy bằng khí than đá đầu

tiên đã được phát minh bởi Etienne Lenoir ở Pháp, và đã đạt được một số
thành công nhất định, được chính thức công nhận như là một động cơ nhỏ
trong công nghiệp nhẹ. Động cơ đốt trong cũng đã được thử nghiệm cho xe ô
tô thuở sơ khai ở Pháp, trong thập kỷ 1870, nhưng nó không bao giờ được
sản xuất với số lượng lớn. Chính Gottlieb Daimler của Đức là người đã tạo ra
sự đột phá vài năm sau bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu xe ô tô thay
cho khí than. Sau đó, Henry Ford (Đức) chế tạo hàng loạt ô tô với động cơ
đốt trong, tạo nên tác động to lớn với xã hội. Động cơ xăng hai thì, ban đầu
được phát minh bởi kỹ sư người Anh Joseph Day ở thành phố Bath. Ông
chuyển giao phát minh cho các doanh nhân Mỹ và từ đây nó mau chóng trở
thành "nguồn năng lượng của người nghèo", dẫn động máy móc nhỏ như xe
máy, xuồng có động cơ và máy bơm. Đây cũng là nguồn năng lượng đáng tin
cậy của các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổ biến rộng rãi.
 Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm
ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện
được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền
của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả

8


năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu
cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cuộc cách mạng công nghiệp cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải.
Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm
1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ
thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy
chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một
nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu

người dần hình thành. Bên cạnh đó, giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số
lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15
giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra, chứng tỏ giai cấp
vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của
giai cấp tư sản.
I.1.3 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có tác động sâu sắc đến chủ
nghĩa tư bản. Trước hết, nó đã có tác dụng dọn sạch đường cho sự thống trị toàn
diện của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu của cuộc cách mạng này đều được ứng
dụng vào sản xuất, dẫn tới sự đột phá trong sản xuất, tạo nên một khối lượng của cải
đồ sộ bằng nhiều thế kỷ trước cộng lại, từ đó khẳng định ưu thế kinh tế của của chế
độ tư bản trước chế độ phong kiến. Theo đó, cách mạng công nghiệp đã góp phần
khẳng định chiến thắng của chủ nghĩa tư bản, mà trước nhất là trên bình diện kinh tế.
Như Mác đã khẳng định : “Đây được coi là phát minh có ý nghĩa quốc tế đầu tiên.
Nó được chế tạo ra không chỉ cho một vài lĩnh vực, mà được áp dụng phổ biến cho
mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chính động cơ hơi nước đã đẻ ra chủ nghĩa
tư bản.”
Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp đã tạo ra những công cụ lý tưởng để
bọn chủ tư bản bóc lột người lao động một cách cùng kiệt nhất, đó chính là máy

9


móc. Người công nhân phải làm việc từ 12- 16 tiếng mỗi ngày, và họ đã trở thành
nô lệ của máy móc và cũng là của nhà tư bản, bởi họ không thể cưỡng lại được sự
hoạt động đều đều và liên tục của những cỗ máy. Nếu so với thời kỳ công trường
thủ công, thì sự ra đời của máy móc và việc ứng dụng máy móc ở hầu khắp các lĩnh
vực kinh tế, đã tạo nên một công cụ thu lời vô cùng kỳ diệu cho các nhà tư bản.
Chính từ sự ưu việt của máy móc đem lại và sự cám dỗ của lợi nhuận, các nhà tư
bản không ngừng mở rộng sản xuất theo chiều rộng một cách tràn lan, vô chính phủ.

Vì vậy, nó đã quy định tính chất của chủ nghĩa tư bản thời kỳ này là chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh.
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp cũng đã làm thay đổi trong cơ cấu ngành
nghề của chủ nghĩa tư bản, khiến cho cuộc cách mạng lần này còn được gọi với tên
khác là cuộc cách mạng cơ cấu ngành nghề. Cụ thể là sự phát triển của máy móc và
những ứng dụng rộng rãi của nó trong nền sản xuất, đã đưa các lĩnh vực công
nghiệp nặng lên một tầm cao mới, bên cạnh vị trí đã được khẳng định của các lĩnh
vực công nghiệp nhẹ.

I.2 Cách mạng chính trị

Vua Pháp Louis XVI
Sự can thiệp của Pháp vào cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã khiến nước này suy
sụp hoàn toàn về kinh tế. Sau nhiều nỗ lực cải cách tài chính bất thành, vua Louis
XVI được thuyết phục triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (États Généraux-gồm có tăng
lữ, quý tộc và tư sản, nông dân, bình dân thành thị) tại cung điện Versailles tháng 5

10


năm 1789 với dụng ý muốn tăng tiền để chuẩn bị chiến tranh. Do đó, nhà vua chủ
trương tại hội nghị này sẽ bỏ phiếu theo đẳng cấp. Tức là sẽ có ba phiếu trong đó
mỗi đẳng cấp bỏ một phiếu. Như vậy chắc chắn dự định của vua sẽ được thông qua.
Tuy nhiên giới tư sản phản đối mạnh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
kinh tế của họ. Vì vậy giới tư sản đòi bỏ phiếu theo số đại biểu. Tức là mỗi đại biểu
bỏ một phiếu và đẳng cấp thứ ba có đông đại biểu hơn nên chắc chắn sẽ bảo vệ
được quan điểm của mình. Hai bên mâu thuẫn nhau và hai đẳng cấp trên dùng hai
phiếu (bỏ theo đẳng cấp, theo truyền thống vua triệu tập hội nghị để hỏi ý kiến các
đẳng cấp nên từ xưa đã có chuyện bỏ phiếu theo đẳng cấp) để phủ quyết việc bỏ
phiếu theo đại biểu (việc bỏ phiếu theo đại biểu là một điều mới).

Tuy nhiên, toàn bộ các đại biểu của đẳng cấp thứ ba, các đại biểu đẳng cấp
hai (quý tộc) nhưng nay đã sa sút, và các đại biểu đẳng cấp hai (quý tộc) nhưng xuất
thân là tư sản được phong quý tộc do mua bằng tiền (bởi nhà vua), và các đại biểu
đẳng cấp một (tăng lữ) nhưng xuất thân là bình dân (các linh mục nghèo ở các miền
quê) đã bỏ hội nghị rời sang sân Tennis (Tennis Court) ở gần đó và tuyên thệ (Oath)
họ là một cơ quan đại diện không phải là của các đẳng cấp mà là của "nhân dân"hay còn có tên gọi khác là Quốc hội và sẽ không giải tán cho đến khi nào viết xong
một bản hiến pháp. Đây cũng là một hành động "cách mạng" đòi hỏi chủ quyền
quốc gia vào tay một nhóm người trước kia không có thẩm quyền pháp lý. Cùng
thời điểm ấy người dân Paris nổi dậy chống lại chế độ phong kiến vơ vét, mà nổi
tiếng nhất là vụ phá ngục Bastille ngày 14 tháng 7 năm 1789. Đêm ngày 4 tháng 8
năm 1789, Quốc hội ra tuyên bố bãi bỏ chế độ phong kiến. Đạo luật đầu tiên của
quốc hội là Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền với các điểm chính như sau: (1)
Mọi người đều được sinh ra bình đẳng cùng với các quyền lợi bằng nhau. (2) Mọi
công dân có quyền bầu các đại biểu để làm ra luật pháp. (3) Mọi người được tự do
nói, viết, hay in ra các ý kiến miễn là người đó không lạm dụng đặc quyền này. (4)
Số tiền thuế mà một người phải đóng sẽ được căn cứ vào số lượng tài sản mà người
đó có.
Đồng thời với sự thay đổi trong chính sách bầu cử và ứng cử, các đường lối
kinh tế cũng ưu đãi giai cấp trung lưu hơn là các tầng lớp thấp kém khác. Để có tiền,

11


chính quyền phát hành một loại chứng khoán có tên là "assignat". Người có chứng
khoán assignat có thể mua đất do chính quyền bán ra. Các nhà lãnh đạo cách mạng
cũng ưa thích nền kinh tế tự do cá thể nên các phường thợ đã bị giải tán vì bị cho là
các tổ chức độc quyền của giới thương nhân hay thợ thủ công. Tư tưởng về tổ chức
kinh tế thời đó tại châu Âu cũng như tại nước Anh đã bị ảnh hưởng bởi Adam Smith
qua cuốn sách "Sự thịnh vượng của các Quốc Gia" (the Wealth of Nations) xuất bản
năm 1776. Đây là một tác phẩm đơn độc gây ảnh hưởng lớn lao nhất về cách phát

triển kinh tế. Với cách trình bày trong sáng, Adam Smith đã mô tả một nền kinh tế
thị trường hoạt động ra sao, sự phân phối lao động trong sản xuất, sự khác nhau
giữa lao động sản xuất và lao động không sản xuất, bản chất của tài sản liên hệ tới
tiền bạc, sự bất lực của chính quyền trong việc điều hành các nền kinh tế. Adam
Smith đã chủ trương rằng mọi giá cả và lương bổng phải được xác định bằng cách
dàn xếp tự do giữa các cá nhân có liên quan, tức là không có sự kiểm soát.
Vào thời đó, giới thợ thuyền gồm các loại: thợ mộc, thợ nề, thợ làm giấy, thợ
khóa, thợ làm kính, thợ thuộc da... đã tổ chức thành các nghiệp đoàn lao động để
mặc cả lương bổng và các quyền lợi khác với giới chủ. Năm 1791, Quốc hội Pháp
thời cách mạng đã ra lệnh ngăn cấm các nghiệp đoàn lao động này bằng bộ luật Le
Chapelier và bộ luật này là một phần của bộ môn luật học của nước Pháp trong ba
phần tư thế kỷ.
Chính quyền cách mạng cũng loại bỏ bớt ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo
Rôma bằng cách ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của nhà thờ và bán đi, khiến cho các
tu viện, các trường học, các đất đai của Giáo hội đều thuộc về "quốc gia". Vào thời
đó chưa có ý niệm phân cách giữa Giáo hội và nhà nước nên các nhà cách mạng
Pháp thuở ban đầu đã coi Giáo hội là một loại công quyền cộng tác với vương
quyền.
Việc tịch thu các cơ sở của Giáo hội đã ảnh hưởng đến sự giáo dục của hàng
ngàn trẻ em và các cơ sở từ thiện cũng như nơi thờ phượng và cách tổ chức hàng
ngàn giáo phẩm. Các giáo sĩ từ nay không được theo lệnh của Giáo hoàng và không
được phép hoạt động nếu không có phép của chính quyền mới. Mọi giáo sĩ được

12


hưởng lương bổng của quốc gia và một chương trình tổ chức giáo phẩm được hoạch
định trong bản "Hiến pháp dân sự của giới tu sĩ" năm 1790.
Giáo Hoàng khi đó đã lên án cuộc Cách mạng Pháp khiến cho Quốc hội Pháp
đã bắt các giáo sĩ phải thề trung thành với Hiến pháp, kể cả Hiến pháp dân sự của

giới Tu Sĩ. Một nửa số giáo sĩ đã tuyên thệ, họ tự coi là những người ái quốc, bảo
vệ các quyền lợi của Con người và được tự do khỏi Giáo hội La Mã. Số giáo sĩ còn
lại nhận tài trợ từ nước ngoài, đi theo đường lối của Giáo hoàng và trở thành phe
chống đối Cách mạng, trong số này có cả vua Louis XVI. Trước bầu không khí
căng thẳng của những kẻ chống lại hoàng gia, lo sợ cho tính mạng của mình, nhà
vua quyết định bỏ trốn cùng gia đình. Ông bị phát hiện và bị đưa trở lại Paris. Ngày
12 tháng 1 năm 1793, cựu hoàng bị kết án tử hình với tội danh “âm mưu chống lại
tự do nhân dân và an ninh chung”.

Napoleon Bonaparte
(1769 – 1821)
Ngày 9 năm 1792 Quốc ước xóa bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố Pháp là một
nhà nước cộng hoà. Tuy nhiên Cộng hòa Pháp chỉ tồn tại đến năm 1799 khi
Napoleon tuyên bố chuyển nước Pháp từ chế độ Cộng hòa sang chế độ Tổng tài.
Nước Pháp dưới thời Napoleon trở nên hùng mạnh, liên tiếp thực hiện các cuộc
chiến tranh với các nước châu Âu khác để tranh giành lãnh thổ.

13


Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước
Pháp. Chính phủ Pháp phái bốn đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm
tư lệnh đạo quân thứ tư tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời
gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới
sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng
của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định
đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh
quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang
theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm

cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet.
Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp. Vào
năm 1799, ông quay trở về từ Ai Cập và vào ngày 9 tháng 11 thì lật đổ chính phủ,
thay thế nó bằng chế độ Tổng tài, trong đó ông là Đệ nhất Tổng tài.
Ngày 2 tháng 12 năm 1804, sau một âm mưu ám sát bất thành, Napoleon tự
tuyên bố mình là Hoàng đế. Năm 1805, Napoleon dự định xâm lược Anh, nhưng
một liên minh mới giữa Anh và Nga cùng Áo (Liên minh thứ ba), đã buộc ông phải
hướng sự chú ý vào trong lục địa.
Năm 1805, Napoleon đánh bại liên quân Áo-Nga có số lượng đông đảo hơn
tại Austerlitz, buộc Áo rút lui khỏi liên minh và giải tán Đế chế La Mã thần thánh.
Năm 1806, một Liên minh thứ tư được thiết lập, ngày 14 tháng 10 Napoleon đánh
bại Quân đội Phổ trong Trận Jena-Auerstedt. Sau đó Napoléon còn đi qua Đức và
đánh bại quân Nga năm 1807 trong trận đánh tại Friedland. Năm 1807 Hiệp ước
hòa bình Tilsit ra đời, phân chia châu Âu giữa Pháp và Nga và tạo ra Công quốc
Warszawa. Đồng thời Napoleon cũng tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm
đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoleon quyết
định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn chặn không cho tàu thuyền Anh
tìm được thị trường tiêu thụ hàng hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh
tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến
cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh

14


đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoleon thấy cần thiết phải
kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn
bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã
nổi dậy mạnh mẽ nhưng đến tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và
đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó.
Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy

động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Tuy nhiên Napoleon đã
vấp phải sự phản kháng dữ dội của người Nga. Tinh thần yêu nước của nhân dân
Nga sục sôi, họ quyết tâm đấu tranh để trả thù cho những thất bại trước Napoleon
tại Austerlitz và Friedland, để xé bỏ nền hòa bình nhục nhã theo Hiệp định Tilsit.
Họ cũng cương quyết không chịu kiếp chư hầu cho Napoleon, và không để cho sứ
thần Pháp tác oai tác quái tại kinh thành Sankt-Peterburg.
Trong trận đánh kịch liệt tại Borodino, quân đội Nga đã tiêu diệt được rất
nhiều kẻ xâm lược, sau đó họ dần dần rút lui khỏi trận địa để bảo toàn lực lượng.
Cuộc đại chiến tại Borodino trở thành một đòn giáng thật nặng nề vào Napoleon
cũng như chế độ độc tài của ông. Dưới sự chỉ huy của tướng Nikhail Illarionovich
Kutuzov, với chính sách “Vườn không nhà trống” của Nga, lợi dụng thời tiết mùa
đông băng giá quân đội Nga đã chặn mọi con đường tiếp tế từ Pháp. Napoleon đã
thất bại trong mục tiêu chính của ông là tiêu diệt lực lượng quân đội Nga chỉ trong
một trận đánh duy nhất. Sau đó ông tiến tới chiếm thành phố Moskva, đây chỉ còn
là một thành phố hoang tàn bị đốt trụi sau khi quân Nga rút lui. Tháng 10 năm 1812,
Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp
Quân phải đối mặt với bệnh dịch, đói khát và bị quân Nga truy kích quyết liệt, thiệt
hại rất nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000
quân
Tới năm 1813, vận may đã rời bỏ Napoleon, sau khi ông bị đội quân bảy
nước đánh bại tại trận Leipzig tháng 10 năm 1813. Ông bị buộc thoái vị sau Chiến
dịch sáu ngày và Paris bị chiếm đóng. Theo Hiệp ước Fontainebleau Napoleon bị
trục xuất tới đảo Elba. Ông quay về Pháp ngày 1 tháng 3 năm 1815, tái lập quân đội,

15


nhưng bị lực lượng Anh và Phổ đánh bại hoàn toàn tại trận Waterloo ngày 18 tháng
6 năm 1815. Từ đây, các cuộc chiến tranh của Napoleon hoàn toàn chấm dứt.
I.2.1 Ảnh hƣởng của Cách mạng Pháp tại châu Âu

Cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789, cũng như cuộc chiến tranh giành độc lập
của các thuộc địa ở Bắc Mỹ và sự thành lập nước Mỹ trước kia, đã gây ra ảnh
hưởng tới các quốc gia khác của châu Âu. Tư duy cấp tiến của Cách mạng tư sản
Pháp đã trở thành một thứ triết học phổ biến, bảo vệ quyền lợi của con người bất kể
chủng tộc, quốc gia và thời gian.
Tại Ba Lan, những người muốn tổ chức lại đất nước, đã hoan nghênh kiểu
mẫu này, còn tại vương quốc Anh, số nghị viên kiểm soát Quốc hội cũng muốn bắt
chước các đường lối thay đổi của nước Pháp. Ở Hungari, các địa chủ tìm cách
chống lại vua Joseph II trong khi đó tại xứ Ái Nhĩ Lan, diễn biến cuộc cách mạng
thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi tầng lớp nhân dân. Đã có các cuộc đình công
xảy ra ở Đức cùng lúc với sự nổi loạn của nông dân Đức ở nhiều nơi. Tại nước Bỉ,
người dân nổi dậy chống lại sự cai trị của vua nước Áo...

I.2.2 Sự trỗi dậy của các quốc gia
Sau khi đánh bại cách mạng Pháp, các cường quốc khác tìm cách tái lập lại
sự ổn định chính trị tại nước mình như trước năm 1789. Năm 1815 tại Hội nghị
Vienna, các cường quốc lớn của châu Âu tìm cách thiết lập một sự cân bằng quyền
lực hòa bình giữa các đế chế sau các cuộc chiến tranh của Napoleon theo hệ thống
Metternich và kiên quyết đàn áp các phong trào tự do và dân tộc chủ nghĩa trong nội
bộ đế quốc. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ không thể ngăn cản sự lan tràn của các
phong trào cách mạng: tầng lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng
dân chủ của cuộc cách mạng Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những
thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi
các ý tưởng về chủ nghĩa xã hội, cộng sản và vô chính phủ (đặc biệt là những ý
tưởng được Karl Marx đưa ra trong Bản tuyên ngôn Cộng sản), và mong muốn của
tầng lớp tư bản mới là chủ nghĩa tự do. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập

16



của nhiều phong trào quốc gia (tại Đức, Italia, Ba Lan, Hungary vân vân), tìm cách
thống nhất quốc gia và/hay giải phóng khỏi sự cai trị nước ngoài. Như một hậu quả
của nó, giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc
chiến tranh giành độc lập.
Napoleon III, cháu của Napoleon I, quay trở về từ nơi bị trục xuất là Anh
Quốc năm 1848 và được bầu vào nghị viện Pháp, và sau đó là "Hoàng thân Tổng
thống" trong một cuộc đảo chính tự phong mình làm Hoàng đế, một hành động sau
này đã được đa số cử tri Pháp phê chuẩn. Ông đã giúp đỡ cho sự thống nhất của
Italia khi chiến đấu chống lại Đế chế Áo và trong cuộc chiến tranh Crimea với Anh
và Đế chế Ottoman chống lại Nga. Đế chế của ông sụp đổ sau một thất bại nặng của
Pháp trước người Phổ khiến ông bị bắt giữ. Sau đó Pháp trở thành một nhà nước
Cộng hòa yếu ớt từ chối đàm phán và bị Phổ đánh bại sau ít tháng.
Tại Versailles, vua Wilhelm I của Phổ tuyên bố trở thành Hoàng đế Đức, và
nhà nước Đức hiện đại đã ra đời. Nước Đức phát triển dần với chính sách đối ngoại
gây chiến và xâm lược, trở thành một trong những đế quốc hùng mạnh nhất của thế
kỷ XIX. Giới lãnh đạo mới của Đức cũng tái lập các quan hệ, tích cực tìm kiếm các
liên minh với Nga và Anh để thao túng quyền lực chính trị.
Từ thập niên 30 của thế kỷ XIX, đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu suy
yếu. Tại các thuộc địa của đế quốc này ở Đông Âu xuất hiện nhiều phong trào cách
mạng của nhân dân nhưng thường xuyên bị dập tắt. Một số nước Đông Âu tách ra
giành độc lập và trở thành những quốc gia lập hiến như Montenegro, Herzegovina,
Bosnia, Hy Lạp, Bungari, Albani...
Năm 1861, nước Ý được thống nhất. Vương quốc Ý được thành lập, bộ máy
lãnh đạo nhanh chóng đạt được sự thống nhất về lãnh thổ và chính trị, sau đó phát
triển Ý trở thành một nước đế quốc.
Thế kỷ XIX cũng chứng kiến sự xuất hiện của Đế chế Anh như là một cường
quốc đứng đầu thế giới phần lớn nhờ tiềm lực về tài chính do Cách mạng Công
nghiệp đem lại và vùng lãnh thổ rộng lớn sau khi chiến thắng những cuộc chiến
tranh của Napoleon. Cũng chính những ưu thế này đã đưa nước Anh lên vị trí thống
trị thế giới trong lĩnh vực thương mại, hàng hải và vận tải biển.


17


Năm 1879, Đức và Áo-Hung ký kết hiệp ước liên minh và đến năm 1882, Ý
cũng tham gia. Mục tiêu của liên minh này là hạn chế tầm ảnh hưởng đang lên của
Pháp và Nga, đồng thời xâm lược các nước khác, mở rộng thuộc địa. Các đế quốc
này lập thành khối quân sự liên minh tay ba, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ 1.
Đầu thế kỷ XIX, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế còn thấp kém thậm chí
Mỹ còn là mục tiêu tranh chấp của Anh, Pháp và Nga nhưng Mỹ không để các nước
này lôi kéo vào các vụ tranh chấp quốc tế mà tận dụng cơ hội để phát triển đất nước.
“Vận mệnh hiển nhiên” của Mỹ không chỉ dừng lại ở Bắc Mỹ mà còn được mở
rộng trên toàn thế giới. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ giành thắng lợi, tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc của
nhân dân khu vực Mỹ-Latinh. Cùng với sự suy yếu của Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Mỹ-Latinh phát triển mạnh. Tất cả các nước thuộc khu vực Mỹ-Latinh
nói tiếng Tây Ban Nha như Argentina, Mexico, Brazin, Columbia, Chile đều thành
lập các quốc gia độc lập, không muốn bất cứ nước châu Âu nào xác lập hoặc duy trì
ảnh hưởng tại khu vực này. Năm 1825, Mỹ cho quân chiếm đảo Puerto Rico đồng
thời gây sức ép với Colombia buộc phải cho Mỹ quyền tự do thông thương qua eo
đất Panama. Năm 1845-1846, Mỹ can thiệp bằng vũ lực vào Mexico, sáp nhập một
nửa lãnh thổ Mexico vào nước Mỹ. Như vậy, bằng những thủ đoạn tinh vi núp dưới
chiêu bài “độc lập dân tộc”, “hợp tác và đoàn kết” nhân dân các nước Mỹ- Latinh,
Mỹ đã dần tạo được chỗ đứng ở khu vực, loại bỏ hoàn toàn tầm ảnh hưởng của các
nước châu Âu, phát triển thành một nước đế quốc và, biến Mỹ- Latinh thành “sân
sau” của mình vào đầu thế kỷ XX.

I.3 Những sự kiện nổi bật trong thế kỷ XIX

I.3.1. Những phát minh khoa học kĩ thuật nổi bật trong thế kỉ XIX
Cuộc cách mạng tri thức trong thế kỉ XVIII đã tạo điều kiện cho những tiến
bộ ở những thế kỉ sau.

18


 John Dalton, một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu tạo bởi
các nguyên tử. Nguyên tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác
nhau. Các nguyên tử hợp thành từng đơn vị (bây giờ ta gọi là phân tử). Ông
còn miêu tả chúng bằng những công thức hoá học.
 Về mặt hoá học: phát minh vĩ đại trong lĩnh vực này chính là bảng hệ thống
tuần hoàn năm 1869 của Dmitri Mendeleev, một nhà hoá học Nga. Ông đã
sắp xếp các chất hoá học thành từng nhóm theo khối lượng riêng, tính chất
riêng của chúng. Ông còn dự đoán một số chất mà loài người sẽ phát hiện ra
để lấp vào chỗ trống trong Bảng tuần hoàn của ông với một sự chính xác
đáng kinh ngạc.
 Năm 1800, Vontair (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hoá học.
 Năm 1831, Michael Faraday (Anh) đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện
khi ta di chuyển ống dây qua một từ trường. Phát minh của Faraday đã tạo cơ
sở cho việc chế tạo ra máy phát điện sau này.
 Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland đã đưa
ra lí thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ
mà trong khoảng mắt ta nhìn thấy được.
 Năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh được tốc độ khác nhau của các
loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên Hertz để đặt cho đơn vị
đo chu kì bước sóng.
 Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Roentgen đã tạo ra
một loại tia có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn mà ánh sáng không thể
xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X .

 Năm 1898, hai ông bà Pierre và Marie Curie (Pháp) đã tinh chế được chất
radium và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.
 Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là Alexander Graham
Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên vào năm 1876
 Năm 1879 Thomas A. Edison đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc
sống .

19


 Về mặt kĩ thuật, đầu thế kỉ XIX khí đốt và gas đã được người Anh và Pháp
đưa vào phục vụ cuộc sống. 1897 một kĩ sư người Đức là R . Diesel đã chế ra
một loại động cơ đốt trong không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ
Diesel chính là mang tên ông.
 Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Louis Pasteur
(Pháp) đã nghĩ ra cách ngừa bệnh mới là sử dụng vaccin.
 Về sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Charles
Darwin. Năm 1859 ông xuất bản tác phẩm “Nguồn gốc các loài qua con
đường chọn lọc tự nhiên”. Trong cuốn sách ông trình bày ba ý tưởng chủ
yếu: đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên, sự tồn tại của giống thích ứng với
môi trường tốt nhất đã trở thành cơ sở của học thuyết tiến hoá cổ điển.
 Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự
di truyền những phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân
tử cực nhỏ, mà sau này được gọi là gen.
 Về tâm lí học, cuối thế kỉ XIX có hai phát minh quan trọng là của Ivan
Pavlov và Sigmund Freud. Pavlov đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện. Thử
nghiệm của ông đã giải thích nhiều hành vi của con người không giải thích
được bằng lí trí, thực tế chỉ là sự phản ứng máy móc trước các kích thích đã
trở thành tập tính. Còn học thuyết của Freud thì giải thích nhiều hành động
của con người xuất phát từ những nhu cầu, ước muốn tiềm ẩn. Freud chính là

cha đẻ của ngành phân tâm học sau này.

I.3.2 Những học thuyết chính trị xuất hiện trong thế kỉ XIX
I.3.2.1 Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc
Những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi
những sự kiềm chế độc đoán của chế độ phong kiến. Con người ngày càng có ý thức
về quyền tự do của các cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong điều
kiện như vậy, những học thuyết về quyền tự do cá nhân và quyền của các dân tộc đã
được hình thành.

20


Về quyền tự do cá nhân

John Stuart Mill (1806 – 1873),
người Anh
Đầu tiên phải kể đến là những tư tưởng của John Stuart Mill – Anh qua tác
phẩm “Luận về tự do”. John Mill đã nêu lên nguyên tắc: cá nhân có thể làm
bất cứ điều gì miễm là không hại tới người khác, không ảnh hưởng tới quyền
tự do của người khác. Trong thực tế cuộc sống, việc thực hiện nguyên tắc
này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm minh của pháp
luật.

Alexis de Tocqueville (1805 – 1859)
người Pháp
 Alexis de Tocqueville - Pháp thì viết tác phẩm “Nền dân chủ Hoa Kì”. Qua
tác phẩm này, ông cho rằng trào lưu dân chủ đang lên là không thể nào ngăn

21



×