Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN: LQVH Ứng dụng CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN LÀM
QUEN CHỮ VIẾT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO TRONG GIẢNG DẠY NHẰM GIÚP TRẺ HỨNG THÚ
TRONG TIẾT HỌC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại hiện nay, Việt Nam đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi
hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc
sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới chung của
nghành Giáo Dục thì Giáo Dục Mầm Non nói riêng với mục tiêu phát triển cũng
cần có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để trẻ
phát triển về nhiều mặt dưới sự hướng dẫn hợp lý của người giáo viên.
“Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non”
Đây chính là tình cảm của người giáo viên trẻ, đại diện cho lớp thanh niên
thế hệ Bác Hồ năng động sáng tạo. Với mong muốn “đàn con” thân yêu của
mình sẽ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát
triển đồng bộ về các mặt và để thực hiện được tốt mục tiêu của mình thì người
giáo viên như tôi đây phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung có sự sắp
xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như trồng cây cây non,
trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt do đặc điểm của tuổi Mầm Non là vui
chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng chính là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển
khả năng suy nghĩ, giao tiếp tích cực. Đặc biệt đối với trẻ lớp Lá ngoài nhiệm vụ
phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những
kĩ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kĩ năng cầm bút tập sao chép các
chữ, từ, câu đơn giản….giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy .
1


Là một giáo viên Mầm Non – tôi cũng đã nhận thấy được môn Làm quen


chữ viết không ngừng có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp
trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ…Mặt khác, môn Làm
quen chữ viết còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với
mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự
tin bước vào trường phổ thông. Đối với trẻ lớp Lá thì rất thích đọc truyện nhưng
đa số các bé thì chỉ thích xem hình hơn là đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng
thú trong việc đọc, tích cựcluyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng
của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi
biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng
vào các hoạt động Làm quen chữ viết, chuẩn bị mội trường chữ mới lạ, đẹp mắt
nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ viết một
cách tích cực , nhẹ nhàng thoải mái . Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái tôi quyết
định chọn đề tài “ một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ viết và
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp trẻ hứng thú trong tiết học”,
với mong muốn đưa những hính thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu chữ viết
ột cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt.
II. NỘI DUNG:
1.

Cơ sở lý luận:
* Chữ viết vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của

cuộc sống, những phản ứng của trẻ đối với chữ viết vẫn còn mơ hồ thậm chí có
trẻ vẫn còn thấy xa lạ. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên
thì trẻ đã được làm quen, tiếp xúc với chữ viết, tuy nhiên lòng yêu thích của các
cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau. Và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với
chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo
dục của người lớn xug quanh. Vì thế Làm quen chữ viết là phương tiện phát
triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác
động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bướcvào trường phổ thông.


2


* Cho trẻ làm quen với chủ viết ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh
hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt
động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen chữ viết dựa trên đặc điểm
tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù
hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
* Việc cho trẻ mầm non làm quen với chữ viết cũng là sự chuẩn bị cho trẻ
học đọc, học viết sau này.Vì những năng lực và kĩ năng cần chuẩn bị là:
- năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ tức thì
- Năng lực định hướng trong không gian
- Sự thành thụcvà vận động của bàn tay
- Tính chủ động của sự chú ý…
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của chuyên đề cho trẻ Mầm non làm
quen với chữ viết và lựa chon hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết là yêu tố
tạo tiền đề cho sự thành công của chuyên đề này.
2. Thực trạng:
* Thuận lợi :
Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ
môn làm quen chữ viết.
Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường
xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất luộng giảng dạy.
Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi
giáo viên giỏi do trường, phòng giáo dục tổ chức
Được sự phối hợp giúp đở của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ cũgn như
đóng góp cho lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học, cũng như các chị
em đồng nghiệp cũng đã giúp tôi về việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ
cho môn làm quen chữ viết.

Khoảng 2/3 số trẻ đã được qua lớp mẫu giáo chồi nên việc rèn nề nếp học
tập cũng gặp thuận lợi, có khả năng tiếp thu kiến thức do cơ truyền đạt.

3


* Khó Khăn:
Do Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, với tính chất công việclà bận
rộn, chân lấm tay bùn nên ba mẹ bé cũng không có thời gian để rèn trẻ.
Có một số cháu nói ngọng: như bé Thu Thúy, Duy Hùng … nên có ảnh
hưởng đến việc phát âm của trẻ.
Nhiều trẻ ở lớp là từ nơi khác chuyển đến nên chưa được qua lớp Chồi dẫn
đến việc rèn trẻ gặp nhiều khó khăn: như bé Trà My, Duy Hùng, Bảo Lâm…
Một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập: bé Quang
Vinh, Đức Tâm, Hải Nam, Thủy Tiên…..
Qua khảo sát đầu năm khoảng 70% trẻ ở lớp nhận biết chữ cái chậm.
Do thấy được những thực tế đó nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các hình thức giúp
trẻ nhận biết nhanh, không quên các chữ cái và học một cách tích cực như sau:
* Phương pháp thực hiện đề tài:
Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức cho
trẻ làm quen chữ viết gồm có các hình thức sau:
- Hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết qua giờ hoạt động chung + ứng
dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
- Hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết hoạt động chung khác và qua góc
chữ viết
- Hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết hoạt động các ngoài giờ
- Thông qua các trò chơi, bài thơ, đồng giao giúp trẻ học tốt và rèn phát âm
L –N cho trẻ 5 tuổi
- Hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết qua việc tuyên truyền phối hợp
với phụ huynh.

3. Biện pháp, phương pháp giúp trẻ làm quen với chữ viết và những kết quả
đạt được:
a/ Hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết qua giờ hoạt động chung
Đây là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với chữ viết. các nhóm chữ cho
trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình, có nội dung
4


phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian của hoạt động này thường không
nhiều: 20-25 phút, có thể kéo dài thêm 5 phút. Vì vậy giờ hoạt động này tôi sử
dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ nhanh
chóng hiểu, nhận biết, phát âm đúng so sánh được các chữ trong nhóm chữ cái.
Trong hoạt động này sử sụng đồ dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ
dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, vật thật…..Đồ dùng trực quan là
yêu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức khi
được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng hấp dẫn
thì càng thu hút được trẻ. Nắm bắt được điều này khi cho trẻ làm quen chữ viết
tôi thường sử dụng đồ dùng trực quan để dạy trẻ, là vật thật với màu sắc đẹp, đạt
thẩm mỹ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ làm quen với nhóm chữ b,d, đ ( tiết 1), chủ đề: Thế giới
thực vật. Tôi chọn đối tượng dạy trẻ là: quả bưởi – quả dưa hấu – quả đu đủ. Với
việc quan sát vật thật là quả bưởi, quả dưa hấu, quả đu đủ, trẻ rất tích cực chú ý
vì không những trẻ được học chữ cái b, d, đ trong ba quả này mà còn biết được
đặc điểm, hương vị của chúng. Thông qua còn tích hợp môi trường xung quanh
vào giờ học. Điều này kích thích trẻ rất nhiều, và trẻ rất dễ nhớ 3 chữ b, d, đ.
Những đồ dùng này cô chuẩn bị, và cùng với sự chuẩn bị của trẻ ( các trẻ tổ 1
mang bưởi, trẻ tổ 2 mang đưa hấu, trẻ tổ 3 mang đu đủ) tôi cũng đã được phụ
huynh phối hợp giúp đở. Mỗi trẻ khi được phân công mang những đồ dùng naỳ
trẻ sẽ rất háo hức, nao nức chờ đợi. Khi được biết những chữ cái mình học có
liên quan đến những đồ dùng mình mang đi trẻ sẽ rất hứng thú và tích cực hoạt

động. Bên cạnh đó còn có những đồ dùng do tôi và trẻ cùng làm ra từ những
nguyên vật liệu phế phấm để vận dụng vào tiết dạy như: trẻ làm bánh chưng từ
vỏ hộp bánh, dây lạt nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi với trẻ để gói bánh, làm
thiệp mừng xuân từ vỏ sò, ốc, cành mì khô, vỏ bưởi, làm cành đào, mai, vẽ trang
trí hoa mùa xuân theo ý thích …Từ những đồ dùng ấy tôi sử dụng để dạy trẻ tiết
làm quen chữ viết: l – m – n chủ đề : Tết và mùa xuân. Bởi với việc trẻ tự làm ra

5


các sản phẩm hay cùng với sự giúp đở của cô thì trẻ cũng rất thích, do trẻ tự làm
ra trẻ sẽ khắc ghi nhanh chữ cái và nhớ rất lâu.
Hay tôi vẽ những trái cây cho trẻ tô màu, sau đó tôi cùng trẻ sẽ cắt những
quả đó ra và chơi trò chơi (tiết 2): bác nông dân tài giỏi hái những quả chín
mang chủ cái b, d, đ. Hay trẻ nặn những con vật : con vịt, con tôm, con cá… và
tôi sẽ đính những chữ cái i, t, c vào những con vật này và cho trẻ chơi trò chơi:
(tiết 3) người chăn nuôi giỏi đưa những con vật mang chữ cái i, t, c về đúng
chuồng.
Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức sử dụng đồ dùng trực
quan trong giờ hoạt động cho trẻ là hình thức rất cơ bản giúp người giáo viên
đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tùy theo nội dung của từng nhóm
chữ và chủ đề mà giáo viên có thề lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động ở
những địa điểm phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần
gũi với cuộc sống thực,“học mà chơi, chơi nhưng mà học”.
• Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy giúp trẻ hứng thú
Ngày nay việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy không còn là điều mới mẻ với chúng ta, nhưng ở cấp bậc mầm non thì vấn
đề này chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ mới ở khối Lá là được tiếp cận nhưng
cũng chưa nhiều, nhất là đối với những trường vùng sâu vùng xa như trường tôi.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng thú

và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình
ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới là hấp dẫn theo ý muốn
của giáo viện, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng
đạt hiệu quả hơn.
Ví dụ: Với bài dạy Làm quen chữ viết nhóm chữ i, t, c ở chủ đề “ Thế giới
động vật” tôi scan những hình ảnh con vịt, con tôm, con cá lên máy vi tính, dưới
những hình ảnh có từ kèm theo. Khi dạy đến chữ cái nào thì hình ảnh đó xuất
hiện kèm theo từ, trẻ chọn những chữ cái nào học rồi thì khi nhấp chuột vào
những chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi cô giới thiệu i thì hiệu ứng sẽ chuyển
6


màu và xuất hiện ở dạng font chữ to, hoặc khi phân tích chữ i, t và so sánh thì 2
chữ này sẽ nhấp nhày, những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện và có màu
giống nhau.
Hay ở chủ đề “ Gia đình” khi dạy trẻ Làm quen chữ viết : e, ê. Tôi sẽ cho
trẻ xem đoạn video clip có nội dung “ Mẹ ru em, ẵm em trên tay…”, trong đoạn
video clip có kèm âm thanh và tiếng động , như vậy trẻ sẽ rất hứng thú. Sau khi
xem xong đoạn phim ấy tôi gọi 1 số trẻ đứng lên có thể tự đặt tên cho đoạn phim
vừa rồi như: “ mẹ bế bé”. Trẻ được xem phim và tự đặt tên cho đoạn phim ấy
( có sự giúp đở của tôi về cách đặt câu cho trẻ) và được học những chữ cái do
chính mình vừa đặt ra trẻ sẽ nhớ rất lâu và rất tích cực học.
Đến với chủ đề “ Quê hương – thủ đô – Bác Hồ”cũng vậy khi dạy trẻ
LQCV : g – y tôi sưu tầm các hình ảnh về các danh lam thắng cảnh của Việt
Nam, cầu chữ Y (Sài Gòn) để trẻ làm quen với chữ y, hay trẻ sẽ được đến thăm
Hồ Gươm (Hà Nội) và được làm quen với chữ g qua chữ Hồ Gươm. Trẻ không
những được làm quen 2 chữ cái g –y mà còn hiểu biết thêm về danh lam thắng
cảnh, đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Do đặc điểm của trường Mầm Non An Thái nằm ở vùng sâu vùng xa, điều
kiện vật chất phục vụ số luợng trẻ đông vẫn còn khó khăn hạn chế mỗi lớp Lá

chỉ được 1 máy vi tính nhưng với tinh thần nhiệt huyết yêu nghề và mến trẻ tôi
cũng đã cô gắng khắc phục khó khăn trên dù số máy vi tính ít nhưng trẻ nào
cũng được tiếp xúc với máy ( chia theo nhóm trẻ lên làm quen với máy ). Mặc
dù trường chưa được cấp phát đĩa Kidsmart về làm quen chữ viết nhưng được đi
tập huấn do phòng giáo dục tổ chức về chương trình này nên tôi cũng đã ứng
dụng vào trong tiết dạy của mình để tiết dạy thêm phần hiệu quả.
Ví dụ: trò chơi: “ Truy tìm ẩn số”.
Trẻ sẽ lên chon ô số nào mình thích. Ở mỗi ô cửa sổ sẽ có 1 câu đố về hình dán
của chữ cái đó. Bạn nào đoán đúng chữ cái thì bức tranh mới hiện ra và dưới
mỗi bức tranh sẽ có từ và trẻ sẽ phải đọc lại từ dưới bức tranh. Khi đã mở được

7


hết tất cảc các ô cửa sổ thì 1 bạn sẽ đứng lên kể lại nội dung câu chuyện dựa
những bức tranh trên theo suy nghĩ của trẻ.

Câu d?
v? ch? cái

Câu d?
v? ch? cái

Câu d?
v? ch? cái

Câu d?
v? ch? cái

Câu d?

v? ch? cái

Câu d?
v? ch? cái

* Kết quả:
Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú
nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan dạy
trẻ làm quen chữ viết trong giờ hoạt động chung tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú
khi học chữ cái, tiếp thu rất nhanh và nhớ lâu. Điều này đã mang lại kết quả tốt
khi tôi dạy trẻ nhưng chỉ với đồ dùng trực quan và dạy trên giờ hoạt động chung
không thì chưa đủ để trẻ nhớ nhanh, nhanh thuộc chữ cái mà một yếu tố không
thể thiếu là cho trẻ làm quen qua các giờ hoạt động chung khác và tạo ra được
góc chữ viết
b/ Hình thức cho trẻ làm quen qua các giờ hoạt động chung khác và
tạo ra trường chữ viết
Với chương trình giáo dục mầm non mới và đổi mới trong phương php1
giáo dục thì phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung cũng được lồng ghép
trong một giờ hoạt động chung. Việc cho trẻ làm quen với chữ viết không chỉ
8


được tiến hành qua các bài thơ, truyện mà còn được dạy thông qua cáx giờ hoạt
động chung khác như: Tạo hình, Âm nhạc, tìm hiểu Môi trường xung quanh …
Ví dụ: ở môn Tạo hình: cho trẻ vẽ hoa mùa xuân, ở dưới bức tranh của cô
có viết từ “ Hoa mùa xuân”, trẻ khi vẽ xong có thể sao chép lại từ đó của cô.
Ví dụ : Ở giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, trẻ sẽ phải đọc chữ
cái trên ô cửa sổ thì mới mở ra được ô cửa và hát bài hát theo nội dung của bức
tranh…
Ví dụ: với bài dạy b, d, đ trẻ vừa nhận biết được chữ cái nhưng cũng vừa

biết được đặc điểm, hình dáng của ba loại quả bưởi, dưa hấu và đu đủ.
Như vậy, cho trẻ làm quen với chữ viết qua giờ hoạt động chung khác
cũng là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ nắm đựơc những kĩ năng cần thiết khi
bước vào trường phổ thông. Bên cạnh đó thì việc tạo môi trường cho trẻ làm
quen với chữ viết cũng không kém phần quan trọng
• Tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ viết
Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết như thế nào để
phù hợp với trẻ gây hứng thú cho trẻ đồng thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái lại
đạt tính thẩm mỹ cao quả là khó khăn, nhưng không quản ngại trước khó khăn
tôi cũng đã thiết kế và xin được trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ khi xây dựng
môi trường chữ ở lớp tôi. Ở góc học tập , tôi trang trí thành vườn hoa học tốt, có
rất nhiều chữ cái và số . vườn hoa được trang trí nhiuề màu sắc thu hút sự chú ý
của trẻ . Ví dục tuần này học chữ cái e, ê. Trẻ sẽ lên chon những quả có mang
chữ cái e, ê và đính lên cành cây.

9


* Cho trẻ làm quen chữ viết qua các hoạt động ngoài giờ
Theo lịch sinh hoạt hằng ngày của trẻ vào lúc 8h trẻ sẽ được ra hoạt động
ngoài trờ, ngoài việc dạy trẻ theo chương trình phân phối thì tôi còn cho trẻ chơi
các trò chơi vận động có tích hợp chữ viết

10


Trò chơi: Truyền tin: Chia trẻ ra làm 3 đội, mỗi đội 5 bạn. Các bạn làm tổ
trưởng sẽ lên gặp cô để trao đổi thông tin cần truyền. ( ví dụ: đội 1 hình dáng về
chữ a, đội 2 chữ ă, đội 3 chữ â). Đội trưởng chạy về và truyền tin cho các bạn về
hình dáng chữ cái của đội mình và bạn cuối cùng sẽ phải đoán xem đó là chữ gì

và lấy chữ cái đó lên đưa cho cô. Đội nào nhanh, và đúng sẽ thắng cuộc .
Trò chơi: Câu cá: Chi trẻ ra thành đội, mỗi đội 5 bạn. Cô để 2 hồ cá, mỗi
hồ cá sẽ có rất nhiều con cá mang các chữ cái. Yêu cầu mỗi đội sẽ phải câu đúng
con cá mang chữ cái b, d, đ. Đội nào câu đứng, nhiều sẽ dành chiến thắng.
c/ Thông qua các bài thơ, đồng dao giúp trẻ học tốt và rèn luyện phát
âm đúng L – N cho trẻ 5 tuổi
Trong khi dạy trẻ 5 tuổi phát âm đúng thì tôi cũng đã gặp một số khó
khăn. Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của tre ở độ tuổi này chưa hoàn
thiện và bên cạnh đó còn còn người lớn phát âm sai nên dẫn đến việc trẻ bắt
chước theo đặc biệt khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm L- N , tôi nhận thấy trẻ rất
khó phân biệt, do đó tôi mạnh dạn tìm một số bài hát, ca dao, đồng dao, thơ
gíup trẻ phát âm được chuẩn hơn.
ở hoạt động giáo dục âm nhạc: tôi không chỉ dạy trẻ hát rỏ lời mà con chú
ý trẻ phát âm chuẩn các từ, sửa lỗi phát âm cho trẻ những trẻ thường phát âm sai
tôi cho trẻ phát âm lại nhiều lần ví dụ: bài hát “ thật là hay” có câu “ li lí li, lí lì
li…”, bài hát “ Mùa xuân đến rồi”có câu “sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi…”
Hay tôi thường cho trẻ đọc các bài thơ có nhiều phụ âm L – N để rèn phát
âm cho trẻ
“ Đàn lợn đã đựơc ăn
Cơm nước nấu tinh tươm”
“ Mẹ đi làm về
Thấy đầy chum nước
Hoa na thơm nức
Quả na non xanh
Lủng lẳng trên cành
11


Mẹ cười vui vẽ
Lau nhà sạch sẽ

Con đến là ngoan”
* Kết quả: Trẻ rất thích học và những bé như : Thu Thúy, Duy Hùng,
Thu Hiền cũng đã phát âm đúng, không còn nói ngọng nghịu nữa
d/ Hình thức cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua việc tuyên truyền
kết hợp với phụ huynh.
Hinh thức này tôi cũng đã thực hiện là thường hay trò chuyện trao đổi về
tình hình học tập của trẻ với phụ huynh vào những lúc đón trả trẻ để cha mẹ
phối hợp cùng phụ huynh ôn luyện , rèn phát âm cho trẻ khi ở nhà.
Để đạt được kết quả tốt trong việc giúp trẻ làm quen chữ viết và phát âm
chuẩn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và giáo viên. Tôi cũng đã
trao đổi với Phụ huynh về cách phát âm ở trường như thế nào, những phụ huynh
phát âm chưa đúng cũng có thể sửa đổi và như thế khi phát âm đúng rồi thì con
em của mình khi được mình rèn sẽ được kết quả như mong muốn.
Một số phụ huynh có mong muốn là con mình sẽ biết viết, biết đọc để khi
lên lớp 1 học không phải sợ thua bạn bè thì tôi cũng đã kịp thời giải thích là
không nên ép trẻ học trước chương trình vì nếu ở lớp Lá trẻ đã biết đọc, viết các
chữ cái thì liệu khi lên lớp 1 trẻ có con hứng thú khi học nữa hay không. Không
nên để trẻ bị chín non, chín ép bởi như thế không giúp trẻ tốt hơn mà ta vô tình
làm cho trẻ có thể bị cong vẹo cột sống, sinh bệnh chủ quan, và lười học.
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích
và hứng thú khi tham gia vào các hoạt động có liên quan đến chữ viết
4. Kết quả của việc thực hiện những biện pháp và ứng dụng công nghệ
thông tin vào tiết dạy :
- Với việc áp dụng những hình thức dạy trẻ làm quen chữ viết, trẻ lớp tôi học
tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ cái đã được học
- Qua khảo sát của lớp tôi thấy khoảng 90 % trẻ nhớ nhanh, phát âm chính xác
29 chữ cái, 80% trẻ tìm nhanh, chính xác 29 chữ cái trong từ trọn vẹn, 100%
12



trẻ hứng thú trong giờ học. Giờ học diễn ra vui vẽ, nhẹ nhàng, trẻ tư duy
nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ của trẻ phát triển tiến bộ, những câu trả lời
của trẻ rỏ ràng, mạch lạc điều này cũng góp phần cho những môn học khác
đạt kết quả tốt
- Đó là về trẻ, còn về bản thân trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được
nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ
linh hoạt, tự tin và sáng tạo hơn.
- Việc giúp trẻ tiếp cận tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng vì
với giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều, vì vậy chúng ta
phải tìm biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc,
nhưng hiệu quả và chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo thì việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất cần thiết và hiệu quả thì cũng rất
cao.
-

Từ việc ứng dụng trên tôi không chỉ sử dụng cho riêng mình mà tôi còn sao
chép những tư liệu cho các chị em, để các chị em nào có máy vi tính có thể
ứng dụng trong tiết dạy và làm tư liệu về sau.

III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài:
- Từ những kinh nghiệm trên khi áp dụng vào tình hình thực tế ủa lớp tôi thì
tôi thấy trẻ đã hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen chữ viết.
Những bé nói ngọng hay phát âm không chuẩn cũng đã được rèn và phát âm
đúng hơn , không cón ngọng nữa.Trẻ nhận biết đúng chữ cái, phát âm chuẩn
cũng đã giúp cho các tiết học khác trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt kết
quả tốt hơn
- Qua việc giúp trẻ tiếp cận tin học, tôi thấy những cháu ở lớp tôi tuy không
hoàn toàn là đã thuần thục với máy vi tính như các cháu ở trường có phòng

máy và chương trình dạy tin học riêng nhưng đa số các cháu đã không còn bỡ
ngỡ, rụt rè khi được sử dụng máy như ban đầu, mà hầu như các cháu đã
13


mạnh dạn với việc sử dụng máy, 70%các cháu đều thực hiện đủ, 30% các
cháu thuần thục với một số lệnh cơ bản.
- Đối với bản thân việc làm cho trẻ hứng thú học tập thì cũng làm cho cô thích
thú giảng dạy, đam mê công việc hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã
giúp tôi đạt những kết quả tốt trong giảng dạy, tiết kiệm thời gian cho việc
làm đồ dùng.
2/ Những kết luận trong qúa trình nghiên cứu:
- Trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với các chữ cái, được phát âm, nhận biết,
tô đồ chữ cái điều này tạo một tiến đề rất thuận lọi cho trẻ khi bước vào lớp
một. Các cô giáo tiểu học sẽ cảm thấy tiết dạy nhẹ nhàng hơn khi thấy học
trò đã phần nào có những bước đi cơ bản về chữ cái
- Việc cho trẻ tiếp cận và sử dụng máy vi tính là việc rất cần thiết để giúp trẻ
tiếp cận gần với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay và làm tiền
đề cho việc học tập tin học của trẻ khi bước vào tiểu học.
-

Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất nhiều
về các kỹ năng sử dụng máy và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng hơn.
Việc ứng dụng phương tiện công nghệ trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ
ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy tiết kiệm thời gian
đem lại hiệu quả cao

3/ Những kiến nghị đề xuất:
- Sở Giáo Dục & Đào Tạo nên có lớp tập huấn cho tất cả giáo viên về việc
sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trang bị thêm máy vi

tính cho các trường vì chỉ có một số trường có.
- Với Phòng giáo dục: đề nghị lên Sở giáo dục cấp máy vi tính cho các
trường nhất là trường vùng sâu vùng xa như trường chúng tôi. Cấp máy chiếu để
giáo viên có thể trình chiếu trên powerpoint. Ban hướng dẫn nghiệp vụ của
phòng tổ chức các tiết dạy mẫu để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm về
chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Cấp phát cho trường những đĩa về chương trình Kidsmart
14


- Nhà trường cần tổ chức những tiết dạy, tiết thao giảng về việc ứng dụng
công nghệ thông tin để tạo nên phong trào cho giáo viên trong trường hưởng
ứng tham gia .
IV. TÀI LIỆU KHAM KHẢO:
Để có thể hoàn thành xong bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã lên mạng
Internet để tìm hình ảnh đẹp phù hợp với đề tài , nghiên cứu 1 số sách về
phương pháp dạy trẻ làm quen chữ viết.

15


 Ý kiến xét duyệt của Hội đồng khoa học Trường MGBC Măng Non:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
 Ý kiến xét duyệt của Hội đồng khoa học phòng Giáo Dục:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×