LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế,vận tải biển đóng
một vai trò quan trọng,hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị hàng hóa được kinh doanh,buôn bán trên thế giới.Bên
cạnh đó thì phương tiện vận chuyển hàng hóa trên biển được thiết kế ngày
càng cao như công dụng,tính năng của tàu ngày càng hiện đại phù hợp với
nhu cầu chuyên chở.Tuy nhiên,việc vận tải hàng hóa trên biển thường gặp
nhiều rủi ro do thiên tai tai nạn bất ngờ gây nên như bão,lũ lụt,sóng
thần,chìm đắm,mắc cạn,…những rủi ro này vượt qua mức kiểm soát của con
người,đặc biệt là rủi ro đắm tàu. Vì thế mà bảo hiểm hàng hóa và phương
tiện vận chuyển đường biển trong kinh doanh thương mại hàng hải quốc tế
là một loại hình bảo hiểm quan trọng,một bộ phận không thể tách rời với
loại hình kinh doanh này.
Cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm hàng hải là sự tồn tại của
hai hệ thống pháp luật bảo hiểm,chủ yếu là hệ thống pháp luật lục địa (gồm
các nước Pháp.Đức.Italia,Thụy Sỹ,Nhật Bản, …) và hệ thống pháp luật Anh-
Mỹ..
Tuy nhiên,trong bài tiểu luận này,chúng em xin được đi sâu vào điều
kiện bảo hiểm của Anh,tiếp cận dưới góc độ so sánh để có thể thấy được sự
giống và khác nhau giữa các điều khoản cũng như có thể thấy được những
điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh hàng hải
quốc tế.Vì vậy,chúng em đã lựa chọn đề tài :
“So sánh Institute Cargo Clauses (A) 01/01/1982 và Institute Cargo Clauses
(A) 2009”
Do còn có những hạn chế về mặt kiến thức nên bài viết có thể không tránh
khỏi thiếu sót,chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp đỡ chúng
em hoàn thành bài viết này!
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ICC
Các điều kiện bảo hiểm của Anh do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản
thuộc Viện những người bảo hiểm Luân Đôn soạn thảo.Các điều khoản này
được gọi tắt là các ICC.
Các điều khoản đầu tiên về bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm
Luân đôn được đưa vào thị trường bảo hiểm Luân Đôn từ năm 1912 với hai
quy tắc được bổ sung vào mẫu hợp đồng S.G,đó là bảo hiểm tổn thất
riêng(WA) và miễn tổn thất riêng (FPA) và tiếp theo đó vào năm 1950 là
quy tắc về bảo hiểm mọi rủi ro(AR) .Các điều khoản này đã được xây
dựng,đại diện cho cả Lloyd’s lẫn các công ty bảo hiểm,dựa vào các điều
khoản thông dụng lúc bấy giờ.
1. ICC 1963
Mặc dù có những thay đổi nhưng về cơ bản các điều khoản này không
sửa đổi mà chỉ bổ sung,hoàn thiện phù hợp với nhu cầu thực tiễn.Vì thế đến
năm 1963,các điều khoản được hệ thống hóa và tương đối hoàn thiện gồm
các điều khoản sau:FPA -điều kiện miễn tổn thất riêng,WA-điều kiện bảo
hiểm tổn thất riêng,AR-điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro
Đây là các điều kiện bảo hiểm gốc,ngoài ra còn có điều khoản
phụ,điều kiện bảo hiểm rủi ro đặc biệt như:WR-điều kiện bảo hiểm rủi ro
chiến tranh,SRCC-điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công
2. ICC 1982
Do nhu cầu kinh tế và phương thức vận chuyển ngày càng đa dạng
hơn,đến1/1/1982,Viện những người bảo hiểm Luân Đôn đã cho ra đời mẫu
đơn bảo hiểm hàng hóa mới (MAR) và một loạt các điều khoản bảo hiểm bổ
sung.ICC 1982 không chỉ bao gồm các điều khoản bảo hiểm cho hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển với các điều kiện bảo hiểm gốc A phạm vi bảo
hiểm tương đương với AR,điều kiện bảo hiểm B phạm vi bảo hiểm tương
đương với WA,điều kiện bảo hiểm C phạm vi bảo hiểm tương đương với
FPA,mà còn có các điều kiện cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không,trừ hàng hóa gửi bằng đường bưu điện.
Ngoài ra,ICC 1982 còn đề cập đến các điều kiện bảo hiểm cho một số
loại hàng đặc biệt như hàng buôn bán theo lô,thịt đông lạnh,than,dầu thô,đay
hay cao su tự nhiên và các điều kiện bảo hiểm phụ chiến tranh,đình công cho
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển,đường hàng không,trừ những hàng
hóa vận chuyển bằng đường bưu điện;bảo hiểm thiệt hại do ác ý;bảo hiểm
cho trường hợp mất trộm,mất cắp,không giao hàng.
3. ICC 2009
Qua thực tế áp dụng người ta thấy rằng nội dung của các điều khoản
ICC 1982 còn nhiều tồn tại đòi hỏi phải có sự đổi mới.Do vậy Ủy ban kỹ
thuật và điều khoản thuộc hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn đã soạn thảo các
điều khoản mới,đỉnh cao là ICC 2009 trên tinh thần có kế thừa và cố gắng
khắc phục những điểm yếu của ICC 1982 ban hành 1/1/2009.
CHƯƠNG II: Phân tích và so sánh Institute Cargo Clauses (A) 1/1/82 và
Institute Cargo Clauses (A) 1/1/09
1. Những điểm tương đồng
Điều kiện bảo hiểm gốc Institure Cargo Clauses (A) 1/1/2009 được
soản thảo dựa trên điều kiện bảo hiểm gốc Institura Cargo Clauses (A)
1/1/1982. ICC 2009 bổ sung một số vấn đề thực tế phát sinh thường xuyên
mà ICC 1982 chưa giải thích rõ hoặc chưa có điều khoản nào cụ thể. Tuy
nhiên giữa chúng vẫn có nhiều nét tương đồng. Điển hình như: bảo hiểm loại
trừ.
Điều khoản số 2 (bảo hiểm đối với hàng hóa), Hợp đồng này bảo hiểm
cho các tổn thất trên biển và chi phí cứu nạn nói chung, được điều chỉnh
hoặc được xác định theo hợp đồng chuyên chở và / hoặc luật điều chỉnh và
tập quán, nhằm tránh mất mát hoặc giúp cho việc tránh mất mát do bất kỳ
nguyên nhân nào gây ra, ngoại trừ các nguyên nhân trong Khoản 4, 5,6 và 7.
Điều 4: Điều kiện bảo hiểm không bảo hiểm cho các trường hợp sau:
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi xấu cố ý của người
được bảo hiểm.
• Rò rỉ hao hụt trọng lượng hoặc khối lượng, hoặc hao mòn và bào mòn
thông thường của các đối tượng bảo hiểm.
• Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi ẩn tì hoặc nội tì của đối tượng
bảo hiểm.
Điều 6: Điều kiện không bảo hiểm cho thiệt hại gây ra bởi các
nguyên nhân sau:
• Chiến trang, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc dân biến phát sinh,
hoặc bất kỳ hành động thù địch hay phản động nào.
• Bị bắt giữ hay giam giữ (trừ trường hợp cướp biển) và những hậu quả sau
đó, hoặc nỗ lực tại chô.
• Thủy lôi không xác định người phóng, bom hoặc vũ khí vô chủ khác của
chiến tranh.
Điều 8: Nếu, sau khi dỡ hàng khỏi tàu đi biển ở cảng dỡ cuối cùng, nhưng
vẫn chưa hết thời hạn bảo hiểm, đối tượng đc bảo hiểm cần phải chuyển tới
đích đến khác với đích đến mà nó đc được bảo hiểm ban đầu, thì điều kiện
bảo hiểm này, trong khi việc chấm dứt vẫn tuân theo các quy định từ khoản
8.1.1 đến 8.1.4, cũng sẽ có hiệu lực không vượt quá khoảng thời gian đối
tượng được Bảo Hiểm di chuyển lần đầu để đi tới những đích đến khác đó.
Bảo hiểm này sẽ tiếp tục có hiệu lực (bị chấm dứt theo quy định tại các
khoản 8.1.1 đến 8.1.4 và các quy định của Điều 9) trong thời gian chậm trễ
vượt quá sự kiểm soát của bảo hiểm, bất cứ sự sai khác nào, bắt đầu lại hay
chuyển tiếp hành trình, và trong bất kỳ thay đổi nào của hành trình phát sinh
từ việc thực hiện một quyền tự do được cấp cho hãng vận chuyển theo hợp
đồng vận chuyển.
Về mặt khiếu nại cũng có một số điều khoản không thay đổi như:
Lợi ích được bảo hiểm:
• Điều 11.1 Để được đền bì theo bảo hiểm này, Người được bảo hiểm phải
có một quyền lợi được bảo hiểm tại thời điểm phát sinh tổn thất trong phạm
vi các điều kiện được bảo hiểm.
• Điều 11.2 Theo quy định tại khoản 11.1 trên, Người được bảo hiểm được
quyền đòi bồi thường đối với tổn thất được bảo hiểm xảy ra trong thời hạn
của bảo hiểm này, dù cho tổn thất xảy ra trước khi hợp đồng bảo hiểm được
ký kết, trừ khi Người được bảo hiểm đã nhận thực được sự mất mát còn các
hãng bảo hiểm không nhận biết được.
Đóng góp vào tổn thất toàn bộ: tại điều 13: Không nhận bồi thường cho tổn
thất toàn bộ ước tính, trừ khi đối tượng bảo hiểm bị bỏ rơi hợp lý hoặc trên
tài sản thiệt hại hoàn toàn thực tế xuất hiện là điều không tránh khỏi hoặc vì
chi phí phục hồi, và vận chuyển các đối tượng bảo hiểm đến đích để mà nó
được bảo hiểm sẽ vượt quá giá trị của nó tại nơi dỡ hàng.
Giảm thiểu thiệt hại: nhiệm vụ của bên bảo hiểm. Điều 16: nghĩa vụ của
Người được bảo hiểm và các nhân viên và đại lý của họ đối với các thiệt hại
có thể cứu vãn được như dưới đây:
• Điều 16.1 Việc thực hiện các biện pháp như vậy là hợp lý vì mục đích
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tổn thất
• Điều 16.2 để đảm bảo tất cả các quyền đối với tàu, sân bay, thuyền
trưởng hay các bên thứ ba khác được bảo lưu và thực hiện. Doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ bồ thường cho các mất mát đồng thời thanh toán cho người
được bảo hiểm bất kỳ khoản phí hợp lý nào phát sinh từ việc này.
Tránh sự chậm trễ, trong điều 18 có quy định đây là tình hướng của hợp
đồng bảo hiểm mà trong đó người được bảo hiểm phải hành động kịp thời
hợp lý trong mọi tình hướng trong vòng kiểm soát của mình.
Luật và tập quán, điều 19 có nói điều kiện bảo hiểm này phụ thuộc vào pháp
luật và tập quán Anh.
2. Những điểm khác biệt
2.1 Một số khác biệt trong việc sử dụng các thuật ngữ
Một số thuật ngữ sử dụng trong năm 1982 tại các khoản đã được cập
nhật hoặc điều chỉnh cho rõ ràng hơn. Ví dụ: “hàng hóa” đã được bỏ và thay
thế bằng “Đối tượng được bảo hiểm”. Có sự thay đổi này là bỏi vì “hàng
hóa” không mô tả chính xác phạm vi và loại hàng hóa được bảo hiểm.
Ngoài ra, thuật ngữ “bảo hiểm” đã được xác định theo quy định tại
khoản 15 trong Institure Cargo Clauses (A) 1/1/2009; “bảo hiểm” đã được
điều chỉnh để bao gồm một trong hai người hoặc thay mặt cho hợp đồng bảo
hiểm có hiệu lực hoặc chuyển nhượng. Hơn nữa một số thuật ngữ đã được
cập nhật và thay thế, ví dụ như thuật ngữ “công chức” tại khoản 4.3 của
Institure Cargo Clauses (A) 1/1/1982 đã được thay thế bằng “nhân viên” tại
khoản 4.3 của Institure Cargo Clauses (A) 1/1/2009. Tương tự như vậy, “bảo
lãnh” đã được thay thế bằng “công ty bảo hiểm” tại khoản 17. Đáng chú ý,
sửa đổi đề cập ở trên đã được tuân thủ thông qua đối với cả Institure Cargo
Clauses (B) 1/1/2009 và Institure Cargo Clauses (C) 1/1/2009.
2.2.Một số khác biệt cơ bản
2.2.1.Rủi ro loại trừ do việc đóng gói hay giao hàng thiếu
Điều khoản 4.3 năm 1982 quy định rằng:
Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc đóng gói hay chuẩn bị hàng
không đầy đủ hoặc không thích hợp (việc “đóng gói” ở đây bao gồm cả việc
xếp hàng vào container hay liftvan, nhưng chỉ khi việc xếp hàng này được
thực hiện trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hoặc được tiến hành bởi
người được bảo hiểm hay người giúp việc cho người được bảo hiểm)
ICC1982 đã loại trừ cả việc đóng gói không đầy đủ hoặc không thích
hợp ngay cả khi nó được thực hiện bởi một bên thứ 3 (ví dụ như bên thứ 3
làm nhiệm vụ cung ứng hay đóng gói).
Có thể thấy đây là một hạn chế của ICC 1982. Nếu xét từ góc độ của
người được bảo hiểm thì điều khoản này là một bất lợi đối với họ. Bởi thực
tế là, kể từ khi được giao cho bên thứ 3 để đóng gói thì hàng hóa đã nằm
ngoài tầm kiểm soát của người được bảo hiểm. Và họ cho rằng những rủi ro
đối với hàng hóa, trong trường hợp này, vẫn nên được bảo hiểm.
ICC 2009 đã khắc phục những hạn chế của ICC 1982. Cụ thể:
Việc đóng gói được thực hiện bởi bên thứ 3 sẽ không nằm trong điều
khoản loại trừ này. Và thay vào đó, ICC 2009 chỉ giới hạn rủi ro loại
trừ do việc đóng gói hay chuẩn bị hàng không đầy đủ hoặc không phù
hợp, khi nó được thực hiện bởi người được bảo hiểm hoặc người làm
công của họ.
ICC 2009 còn đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là “đóng gói
hay chuẩn bị hàng không đầy đủ hoặc không phù hợp”. Theo đó, việc