Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

bài văn tham khảo lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.21 KB, 46 trang )

Đề 3: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
BÀI THAM KHẢO:
“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán
có giá trị trong văn họccổ nước ta ở thế kỉ XVI .“Chuyện người con gái Nam
Xương” , là một trong những câu chuyện hay trong tác phẩm . Nhân vật chính là
Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu nhiều bất hạnh.
Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến
lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ
chàng Trương”:
“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... “
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng
nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na,đức hạnh, đối xử với mẹ
chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức
khiêm tốn.
Vũ Nương có tư dung tốt đẹp, trong cuộc sống gia đình nàng là một người vợ hiền,
ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, cho dù Trường Sinh, chồng
của nàng, là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam
chịu của Vũ Nương đã tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền
độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trương Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn
chồng của người vợ hiền- lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong
chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư
tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, “là chi tiết làm nỗi bật đức hạnh của
người phụ nữ mà Vũ Nương đã có được
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta
phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ
Nương còn thể hiện ở lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với
chồng của nàng. Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con
thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tang lễ khi


mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa
với chồng. nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng
trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như
con đã chẳng phụ mẹ ... “. sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ
đã thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng
chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng
suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Nàng chỉ có hai
mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến , được mẹ
chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành
con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).


Nôi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán,
phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa
con non dại) đã gây nên nỗi oan cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao
nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác,
trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư” , mối nghi ngờ càng ngày càng
lún sâu không có cách gì gỡ được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh
đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức
hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng,
không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất
vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm
đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép
bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao
giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình
gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính
do sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi
dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Trong xã hội cũ, không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân

phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ,
sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời
tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- “chế độ nam
quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm
truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng minh sự vô tội của
mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói
thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi
người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch đaut lòng này chính là do
chiến tranh loạn lạc và lễgiáo phong kiến trọng nam khinh nữ trong xã hội ngày
xưa.


Đề bài : Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến , Nguyễn Du
đã xót xa: “ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Bàng các tác phẩm đã học “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ
và “ Truyện Kiều “ của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
BÀI LÀM. THAM KHẢO
Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây
nên bao cảnh mịt mù,đau thương .,các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và
tập trung viết về họ- người phụ nữ . Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này
như là truyện Kiều của Nguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ. Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc
mỗi khi giở lại. Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Có lẽ đây là một lời nhận xét rất đúng về thân phận bèo bọt của những người phụ
nữ xưa.Trong Truyền kì mạn lục “ chuyện người con gái Nam Xương “ của
Nguyễn Dữ thì “ Vũ Nương” hiện ra là 1 cô gái có “ tư dung tốt đẹp”. Và nàng
cũng được xếp là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy rẫy những bất
công đối với người phụ nữ.Tuy Trương sinh là một người khô khan , lạnh lùng , đa
nghi mà lại ít học nhưng Vũ Nương luôn gìn giừ , ăn nói có chuẩn mực , chưa để
vợ chồng tiếng to tiếng nhỏ với nhau bao giờ. Nàng lấy Trương Sinh chẳng được
bao lâu thì cuộc sống 2 vợ chồng bị chia cắt. Trương Sinh phải đi lính. Không lâu
sau khi Trương Sinh đi thì mẹ chàng bị bệnh và mất. Vũ Nương quả là một người
phụ nữ tốt. Nàng chăm sóc và mai táng mẹ chồng hết sức là chu đáo , như một đứa
con gái đối xử với mẹ để cùa mình. Thời gian thấm thoát trôi đi., Trương Sinh đi
lính đã trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây
ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ , khăng
khăng , nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời
khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương,
Trương sinh Với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ
cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình . Nhưng cái chết
đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Với chế độ
nam quyền thối nát , độc đoán , nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất
nhiều những oan trái ,tủi nhục không đáng có.
Không những Vũ Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ phải chịu những đau
đớn đó. . “Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “ đau đớn” , là “ bạc mệnh” , là tủi nhục
không kể xiết. Như là Vương Thúy Kiều trong “truyện Kiều”-tiếng kêu thương
thống thiết , ai oán , não nùng của đại thi hào dân tộc “ Nguyễn Du”. Số phận của
nàng còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương . Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanh
đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp . Chỉ vì
tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền
cứu cha và em trai của mình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một



tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn
cân đong . đo đếm , cò ke, ngã giá... Và từ tay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã
rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp ,
tài năng, và đã sinh trưởng trong 1 gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo , dòng
dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay
đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng
không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộc
nàng trở thành 1 cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu
số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục .Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng ,
đức hạnh, nàng đã trở thành 1 món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi.
Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn
lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 năm trời , đã chịu bao nhiêu tai họa
giáng xuống đầu .
Vũ Nương và Thúy Kiều thật đáng thương !Họ dường như đại diện cho tầng lớp
phụ nữ ngày xưa . Họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được
hưởng một chút tự do . Thật bất công! Những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên
khổ đau cho người phụ nữ. Số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội
vô lí đó.Nhưng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn
đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.


1. Phân tích đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” trích Truyện Kiều -Nguyễn Du
Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hoá,nhà nhân đạo chủ nghĩa có những đóng
góp to lớn trong sự nghiệp phát triển vủa văn học Việt Nam. Ông đã để lại môt sự nghiệp văn
chương có giá trị cho nền văn học nước nhà với những tác phẩm viết băng chữ Hán và chữ
Nôm.Truyện Kiều là một kiệt tác viết bằng chữ Nôm .Tác phẩm hấp dẫn người đọc không chỉ ở
giá trị nội dung mà còn ở giá trị nghệ thuật đặc sắc.Một trong những nét nghệ thuật thành công
ấy là nghệ thuật tả người. Đièu này đươc thể hiện rõ tring đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.Với
ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều hiện lên với
vẻ đẹp tuyệt vời.

*Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đã giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều .Cả hai đèu
là những người con gái đẹp nhất toàn diện của gia đình họ Vương.Tên gọi bằng hình ảnh” ả tố
nga” đã giúp chúng ta hình dung họ có vẻ đẹp tươi sang rạng rỡ như trăng rằm .Nét vẽ ẩn dụ
ước lệ “mai cốt cách” gợi dáng vẻ thanh cao mảnh dẻ như cây mai-môt loài hoa đẹp và
quý.”Tuyết tinh thần”là hình ảnh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp tâm hồn của họ trong trắng như tuyết
.Câu này ý nói cả hai chị em đèu có vẻ đep duyên dáng, thanh cao,trong trắng ,hoàn hảo, đạt
yêu cầu của xã hội phong kiến đạt ra “mười phân vẹn mười”.Mặc dù vậy ở mỗi người lại có một
nét đẹp riêng không hề lẫn lộn.
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị ,em là Thuý Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
*Sau khi miêu tả vẻ đẹp chung ,Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp riêng của từng nhân vật.Trước
hểt ông miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân .Mỗi câu thơ la một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của
nàng .Người đọc yêu mến Thuý Vân ở vẻ đẹp trang trọng,khác vời .Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Du
miêu tả bằng bút pháp ước lệ của văn học cổ giúp ta hình dung được vẻ đep của Vân một cách
cụ thể.”Khuôn trăng đầy đặn tươi sáng như trăng rằm ,nét ngài nở nang là đôi lông mày thanh
đậm như con ngài.”Hoa cười” la miệng cười tươi như hoa giọng nói trong như ngọc,mái tóc
mềm mại , óng mượt hơn tuyết, làn da trắng mịn màng hơn tuyết .Qua cách miêu tả này chúng
ta có thể hình dung được vẻ đẹp của Thuý Vân đoan trang phúc hậu.Một vẻ đẹp chuẩn mực đạt
đến yêu cầu của xã hội phong kiến .Qua cách miêu tả hình dáng bên ngoài nhưng chúng ta có
thể hiểu được tính cách tâm hồn bên trong của Thuý Vân. Ngoài bút Pháp ẩn dụ ước lệ tượng
chưng,Nguyễn Du còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá các hiện tượng thiên nhiên
“mây,hoa,tuyết ,ngọc”trước vẻ đẹp của nàng như dự báo tương lai sau này của Thuý Vân sẽ êm
đềm,bình lặng, hanh phúc , không gặp trắc trở gì.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
*Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.Với

nghệ thuật đòn bẩy nhà thơ đã mượn vẻ đẹp của Thuý Vân làm chuẩn mực để nâng Thuý Kiều
lên đến chỗ tuyệt vời hơn.Kiều có tất cả vẻ đẹp của Thuý Vân nhưng đến mức sắc sảo ,mặn mà
hơn ,Nàng sắc sảo về trí tuệ măn mà về tâm hồn .Một vẻ đẹp có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Song miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều tác giả không miêu tả chi tiết giống như Thuý Vân mà ông
chỉ đặc tả đôi mắt.Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và tri tụê ,Cái sắc sảo
của trí tuệ mặn mà về tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt .Có thể nói đôi mắt la cửa sổ tâm
hồn nó bộc lộ cái thần của nhân vật.vẫn bút pháp ước lệ ẩn dụ qua hình ảnh “làn thu thuỷ,nét
xuân sơn”giúp ta hình dung đươc đôi mắt của Thuý Kiều trong như làn nước mùa thu , đôi lông
mày của nàng thanh đậm như dáng núi mùa xuân.Vẻ đep của Kiều khiến cho thiên nhiên “hoa
phải ghen, liễu phải hờn”trước sắc thắm ,độ xuân xanh tràn đầy sức sống của nàng.Phép nhân


hoá này như dự báo số phận tương lai sau này của Kiều sẽ chìm nổi ,gặp nhiều trắc trở.Nét bút
cực tả trong điển tích nói quá “nghiêng nước nghiêng thành” đã khẳng định Kiều đẹp như một
tuyệt thế giai nhân, nét đẹp này cũng nâng Kiều lên đến hang quốc sắc thiên hương.Vẻ đẹp của
Thuý Kiều là vẻ đẹp có một không hai trên thế gian này.
“Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
*Kiều không chỉ đẹp mà còn rất đa tài.Sinh ra Kiều đã có một tư chất thông minh lại được
hưởng sự giáo dục rất chu đáo của gia đình nên Kiều có rất nhiều tài”cầm, kì, thi, hoạ” đạt yêu
cầu của xã hội phong kiến đạt ra cho một người đa tài. Tài nào của nàng cũng đat đến tuyệt
đỉnh và trở thành nghề riêng hơn hẳn thiên hạ.
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân”
Các từ “vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt” đã thể hiện sự trân trọng của Nguyễn Du
trước tài năng của Thuý Kiều, Ở lĩnh vực nào, nàng cũng xuất sắc và trở thành nghề riêng. Đặc
biệt tài đàn của nàng hẳn hơn thiên hạ đã trở thành nghề riêng .Tiếng đàn của nàng có nhiều
cung bậc đã làm cho Kim Trọng phải ngơ ngẩn sầu Hồ Tôn Hiến-tên quan tổng đổc trọng thần
cũng phải nhăn mày rơi châu.Nàng không những có tài đàn mà còn có tài soạn nhạc.Kiều đã tự
tay sang tác một khúc nhạc có tên “Thiên bạc mệnh”.Mỗi khi khúc nhạc ấy dạo lên khiến người
nghe phải lão lòng rơi lệ.Tiếng đàn ấy phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa
cảm.Khúc nhạc bạc mênh ấy như báo hiệu một số phận éo le, đau khổ của một kiếp hồng nhan
như Nguyễn Du đã nói “chữ tài liền với chữ tai một vần”
*Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du đã khái quát đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều để tôn lên vẻ
đẹp bức chân dung của họ.cả hai chị em đều đã đến tuổi xây dựng gia đình nhưng Thuý Vân và
Thuý Kiều vẫn rất đoan chính, vẫn sống trong nề nếp gia phong,tâm hồn , tuổi thanh xuân của
họ vẫn giữ trong bốn bức tường “Êm đềm trướng rủ màn che”Nét đẹp đó tạo nên sự thống nhất
với vẻ đẹp hình dáng bên ngoài của những người.Nó như một minh chứng cho tâm hồn trong
trắng ,thơ ngây của họ.
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tương đông ong bướm đi về mặc ai”
Vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều đươc khắc hoạ nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Đoạn
thơ đã thể hiện bút pháp tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du. Cách miêu tả nhân vật
bằng bút pháp ước lệ tượng chưng của văn học cổnhưng vô cùng sang tạo làm cho hai bức
chân dung không hề có sự lặp lại về miêu tả mà mỗi người có một vẻ đẹp riêng không hề lẫn
lộn.Kiều sắc sảo mặn mà,Vân đoan trang ,phúc hậu. Trình tự miêu tả nhân vật đi từ khái quát
đến cụ thể rồi lại khái quát, tả Vân trước tả Kiều sau.Nghệ thuật đòn bẩy này làm tôn lên vẻ
đẹp của nhân vật chính. Đặc biệt là sử dụng từ ngữ đều thể hiện tính chất ưu ái, trân trọng ,
gợi ca của tác giả đối với mỗi nhân vật. Với nét vẽ trên đã khiến cho đoạn trích góp phần làm
nên sự thành công cho tác phẩm “Truyện Kiều”

Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều “ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công vẻ
đẹp của hai nhân vật. Thuý Vân có vẻ đẹp đoan trang ,phúc hậu,tràn đầy sắc xuân. Thuý Kiều
la vẻ đẹp sắc sảo măn mà của một tuyệt thế giai nhân sắc nước gương trời. Dưới ngòi bút miêu
tả của thiên tài Nguyễn Du , người đọc đều có mối thiện cảm trước vẻ đẹp đó. Vẻ đẹp của con
người đã được Nguyễn Du yêu thương, trân trọng, gửi gắm tất cả tình cảm đã đạt tới độ điển
hình. Hiểu đươc đoạn trích ta càng hiểu thêm tấm lòng tài năng nghệ thuật của thi hào Nguyễn
Du.


Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của đại thi hào Nguyễn Du

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trước rủ màn che". Kiều đã trở thành
món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ nàng đang sống trong cô đơn, nhớ
thương đau buồn, lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu
Ngưng Bích đã thể hiện rõ bức tranh tâm cảnh của kiều.
Sống nơi lầu Ngưng Bích là kiểu sống trong sự cô đơn tuyệt đối:
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. "Khóa xuân" ở
đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận
nàng kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh
tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế. Kiều chỉ
còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh
vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng
sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên
trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thân

phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng
làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn
ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của
thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy
"bẽ bàng" chán ngắn, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiểu thui thủi một mình nơi đất
khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy,
lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình
riêng khiến lòng như bị xé:
"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"
Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó
là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ, đau
đớn.
Tạm quên đi những chia xẻ trong lòng. Kiều nhớ về những người thân:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ".
Đối với những quy định phong kiến. Kiều nhớ về người yêu rồi nhớ đến cha mẹ. Trong lúc
này, nỗi đau đớn về tình yêu nữa còn da diết. Kỷ niệm còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị
Mã Giám Sinh mua chuộc, ssớm đó bị đưa vào lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này
là:
"Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ nàng đã hy sinh
bán mình nên phần nào đã đền đáp được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ
tình, tối hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều Nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút
Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng
chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau trọn đời mà nay mối tình
duyên đã chia đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiểu đau đớn hình
dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ
chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời
góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim
chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới

rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xã, ân hận, tủi hổ. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn.
Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng


chung thủy của một con người.
Nếu khi nhớ tới Kim Trọng. Kiều "tưởng" thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều "xót":
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa chờ tin đứa con lưu lạc. Nàng
xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song
thân khi già yếu. Thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", điển cố "Sân Lai, gốc tử" đều nói lên tâm
trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi
thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây
khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ
tàn phá cảnh vật mà còn tán phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ. Kiều cũng nhớ ơn
chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ
của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da
diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng
là người tình chung thủy, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng
trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cũng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm
lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với con người.
Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với lí
do buồn khác nhau, trong lòng Kiều đã buồn tác động lại khiến càng buồn hơn và nỗi buồn
ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn.
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo
kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy là
bể lúc chiều hôm:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"
Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy
chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh.
Cảnh đã gợi trong lòng người tha hương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn
và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi
buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:
"Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu!"
Cánh làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển một cánh hoa
giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ.
"Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".
Cả một nội cỏ trải ra mênh mông nhưng khác với cỏ trong ngày Thanh minh. Đó là "cỏ non
xanh rợn trân trời", còn cỏ ở đây "dầu dầu". Một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu
xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng
mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biêt bao giờ
mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của
Thúy Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió:
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh


Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng chỉ là tiếng kêu đau đớn
của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng
trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến
gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả
nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân
thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ
đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp. Tất cả đều là hình ảnh về
sự vô định, mong manh, vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc. Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là
bốn cảnh và cặp câu được liên kết nhờ điệp ngữ "buồn trông".
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
... Buồn trông ngọn nước mới xa
.....Buồn trông nội cỏ dầu dầu
......Buồn trông gió cuốn mặt duềnh".
"Buồn trông" là nhìn xa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại
nhưng trông mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn,
có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang ngửa. Điệp
ngữ kết hợp với hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác
nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm
hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. "Buồn
trông" trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam
màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động.
Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu phức đều của sóng biển, "sóng lòng", "sóng dời" đang
vang lên những tiếng gầm gào của hiểm họa như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô
đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng., yếu
đuối nhất để rồi sự bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Để
thể hiện tâm trạng phức tạp mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ
cha mẹ và buồn cho chính mình. Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện "tình trong cảnh ấy, cảnh
trong tình này" thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm

cảnh khắc họa nỗi buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng
phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Đoạn thơ có giá
trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du
với nỗi đau của Thúy Kiều.


Đề 12: Hãy phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để thấy rằng:
Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
Sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, Kiều không ngờ phải rơi vào một
tên cò mồi Mã Giám Sinh và mụ chủ lầu xanh Tú Bà. Biết chưa ép được Kiều tiếp
khách làng chơi, Tú Bà bèn đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Thực ra, đây cũng chỉ
là khoảnh khắc tạm thời yên thân để rồi sau đó, đời nàng bị xô đẩy đi giữa bao mưu
mô độc ác của mụ Tú Bà mà nàng chưa lường hết được. Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” đúng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nguyễn Du đã đặt
nhân vật Thuý kiều vào cảnh ngộ ấy để cho Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình.
Trong giờ phút mà bên ngoài tưởng như yên tĩnh này thì chính trong lòng
nàng Kiều đang ngổn ngang, tăm tối. Tất cả những gì xảy ra trước đó lại được tái
hiện, để rồi chỉ còn lại cảm giác đau buồn, nhớ thương vô hạn xoáy sâu vào tâm
can nàng.
Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên
là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải
dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé.
Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, không
một tiếng chim, càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
Nàng cảm thấy buồn tủi, chán chường, cảnh thế nào lòng mình thế ấy:
“Trống trải, đơn côi”:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nữa tình nữa cảnh như chia tấm lòng”
Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa.
Trước hết, nàng nhớ tới Kim Trọng, nhớ đến những lới thề nguyền dưới ánh
trăng vằng vặc, nàng hình dung được nổi sầu muộn, chờ mong của chang và tự hứa
với lòng mình giữ trọn mối tình chung thuỷ.
Có lẻ lúc này, nàng thương chàng Kim vô hạn, bởi trước lúc chia li không
nói với nhau được một lời, nổi oan gia quá ư đột ngột:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tinh sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Với cha mẹ cũng vậy, mặc dầu nàng đã “liều đem tấc cỏ, quyết đền ba
xuân”, cứu được cha, em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng lúc này nàng vẫn cảm thấy
xót xa, cảm thấy chưa xứng là phận làm con. Bởi lúc cha mẹ già yếu, mình không
được chăm sóc, không được hầu hạ:
“Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ?


Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô dịnh. Buồn biết bao khi phải mãi
mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng
sớm hôm. Nổi buồn đó đang thức dậy trong lòng Thuý Kiều “Xuân xanh đang tuổi
đến tuần cập kê”-một cô thiếu nữ sắc, tài vẹn toàn, vốn đa tình, đa cảm. Một nổi
buồn mênh mông như đè nặng, bao quang lấy nàng.
Nhìn vào đầu nàng cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nôi buồn
của nàng thì như cố định. Nàng cảm nhận được những gì sẽ đến với mình, đối với
người con gái họ Vương tài-sắc này như một định mệnh không sao thoát được!

Từ tâm trạng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng cuối cùng nàng Kiều lại
quay về với chính cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của
chính mình.
Mỗi một cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều gợi lên trong tâm trí của
nàng một nét buồn. Và Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nổi buồn của mình. Nổi
buồn sâu sắc của Thuý Kiều được ngòi bút bậc thầy-Nguyễn Du mỗi lúc lại càng tô
đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo “Buồn trông”
...”Buồn trông cửa bể chiều hôm”
...”Buồn trông ngọn nước mới sa”
...”Buồn trông nội cỏ rầu rầu”
..”Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”
Từng cảnh vật dưới con mắt của Kiều đều nhuộm một nổi buồn khó tả, cũng
có trời nước, nhưng mây trời thì nhàn nhạt, dòng nước thì mãi miết cuốn trôi
những càng hoa rơi. Cùng với gió, sóng nhưng là “gió cuốn”, “sóng xô”....giữa cái
mênh mông của biển trời, lại vào
lúc hoang hôn buông xuống, nàng chỉ đủ sức để nhận ra một con thuyền, một cách
buồng thấp thoáng phía xa “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
Mỗi cảnh vật như gợi một nổi buồn riêng trong mối dây liên tưởng với tâm
trạng buồn chán về cuộc đời, về số phận của mình.
Nếu như “Thuyền ai thấp thoáng” làm nàng chạnh nghĩ đến cuộc đời trôi
nổi, bấp bênh thì cảnh “nước chảy hoa trôi” lại gợi đến cảnh đời lưu lạc-một cuộc
sống vô định, không còn phương hướng “biết là về đâu”. Đến cái hướng cuối cùng
thì nổi buồn hầu như đã dâng lên tột đỉnh:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quang ghế ngồi”
Tiếng sấm ầm ầm, dữ dội vây khắp bốn phía như muốn cuốn đi cái thân phận
bé nhỏ bất cứ lúc nào. Ta tưởng nàng có thể ngất lịm đi trong âm thanh khủng
khiếp đó.
Phải chăng như Nguyễn Du đã viết: “Người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ” . Qua điệp khúc “Buồn trông....” của Kiều, ta cảm nhận được

nổi đau đớn mà nàng phải trải qua trong suốt quảng đời 15 năm lưu lạc, có lửa
nồng, có “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”-“Cười ra tiếng khóc -khóc trên
trận cười”.


Trong đoạn thơ này, chúng ta nhận ra được một đặc điểm trong bút pháp
Nguyễn Du: cảnh và tình bao giờ cũng hoà hợp, tả cảnh là để tả tình, trong tả cảnh
đã có tả tình. Truyện Kiều có hơn ba ngàn câu (3254 câu). Đoạn trích ở trên chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong kiệt tác đó. Nhưng đây là đoạn thơ được nhièu người
biết đến và quý trong nhất, vì cái tài lớn của nhà thơ, nhưng trước hết là vì cái tình
lớn của nhà thơ đối với nhân vật, đối với con người, đối với cuộc đời.
Mã Giám Sinh mua Kiều
I/ MỞ BÀI :
Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu
biểu cho tình trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tâm
trong truyện Kiều. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho
điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi
bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm
phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.
II/ THÂN BÀI:
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn quyết định bán mình
của Kiều và âm hưởng của quyết định đó. Quyết định được giới thiệu dưới
hình thức ý nghĩ đau đớn của Kiều về thân phận và tấm lòng hiếu thảo. Một
tư tưởng đành phận chi phối hành động của nàng “ Hạt mưa sá nghĩ phận
hèn/ Liều đem tất cỏ quyết đền ba xuân”
Tư tưởng này không phải của riêng Kiều mà là chung cho biết bao thân
phận người phụ nữ phó mặc cuộc đời cho số phận may rủi như trong mấy
câu ca dao “ Thân em như …ruộng cày”/ “ Thân em … vào vườn hoa” /
Mấy câu thơ mở đầu đoạn trích đã khơi gợi một không khí chua xót khiến
người đọc cảm nhận được toàn bộ cảnh mua người đau đớn đó.

Tiếp theo nhà thơ kể đến cảnh mua bán. Lời giới thiệu thật trang nhã “
Đưa người…vấn danh”/ Nhưng sự biểu hiện qua lời ăn tiếng nói của con
người của nhân vật thì hoàn toàn trái ngược, cộc lốc, thiếu giáo dục “ Hỏi
tên …cũng gần” / Mã Giám Sinh là học sinh trường Quốc Tử Giám –
trường học lớn nhất kinh đô xưa nhưng ăn nói thì vô lễ thực chất là một kẻ
vô học. Vừa gới thiệu là một viễn khách thì bây giờ là cũng gần, thế nói dối,
“tiền hậu bất nhất”.
Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “
Quá niên …bảnh bao” / “ Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không
còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu.
Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “ bảnh bao” là chỉ áo
quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là từ dùng để
chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý mỉa
mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ
định. Tuy nhiên, câu thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn
nhụi là được cắt xén tỉa tót, trai lơ, đi đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một
chú rể.


*Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/
“lao xao” là từ gợi tả âm thanh vang lên từi nhiều phía, lộn xộn không thứ
tự: tớ thầy cùng nói, không ai nhường ai. “ ghế trên” là chỗ dành cho bậc
trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi vợ, bậc con cái lại dành
ghế trên thật chướng mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang bằng
danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ vẫn bọc lộ rõ..
Phần còn lại của đoạn tích , tả cảnh mua người thật hiếm có. Ở đây có kẻ
mua người bán. Nhà thơ đã cực tả nỗi xót xa nhục nhã của Kiều khi đem ra
làm món hàng “ Nỗi mình …mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình đối với Kim
Trọng vẫn còn canh cánh. “ nỗi nhà” là việc cha, việc em bị hành hạ không
thể không cứu. Hai nỗi đau chồng chéo đé nặng trong lòng. Cho nên mỗi

bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ : khóc cho mình , khóc cho
tình, khóc cho cha và em. Ngoài nỗi đau và uất ức, Kiều còn có nỗi đau xót
thẹn thùng. Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi
sượng sùng xấu hổ. Nhà thơ dùng hình ảnh bông hoa với biện pháp ẩn dụ
thật tài tình. Kiều ra với MGS ví như cành hoa đem ra ngoài sương gió.
Cho nên “ ngại ngùng..” Vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự ví
mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn, tự thấy mình không xứng với
hoa. Đó là tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình
Kiều cảm thấy.
Trong khi đó, thì bà mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng một đồ vật.
Mụ vén tóc bắt tay cho khách xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách
thấy mà không hề biết gì đến nỗi đau bên trong đang giày vò nàng :’ Nét
buồn như cúc , điệu gầy như mai” / Quả đúng là cảnh “ cành hoa đem bán
cho phường lái buồn” hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì ngã giá “
cò kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số không lớnmà người
mua còn cò kè thêm bớt mất nhiều thời gian. Từ đó người đọc cảm nhận
được sự mua bán ráo riết, chi li biết chừng nào! Câu thơ “ cò kè…hai” bộc
lộ rõ nhất bản chất con buôn của MGS chứ không phải là người đi kiếm vợ
lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền, chứ không đặt ở
người.
Kết thúc cảnh mua bán là lời tổng kết chua chát của Nguyễn Du về sức
mạnh của đồng tiền chi phối số phận con người: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì
chẳng xong”
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa
tính cách nhân vật, tác giả đã vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS
qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc đẹp tài năng và nhân
phẩm của người phụ nữ.
III/ KẾT BÀI:
Đoạn thơ thật hay ; cạnh mua bán rất thật ; bộ mặt kẻ mua bán người
cũng được khắc họa đậm nét ; phơi bày hết bản chất, xấu xa bie ổi của bọn

buôn thịt bán người. Đoạnthơ cũng là tiếng khóc cho con người lương
thiện, là một lời tố cáo, phẫn uất chế độ xã hội PK đương thời.


Đề : Phân tích đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
(Ngữ văn 9 - tập I)
Đang sống trong hạnh phúc của mối tình đầu say mê, trong trắng với Kim
Trọng thì bất ngờ gia đình Kiều bị vu oan, giáng hoạ. Không đành lòng để cho gia
đình tan nát, Thuý Kiều đau đớn trao duyên cho Thuý Vân, tự nguyện bán mình để
lấy tiền cứu cha và em trai. Lợi dụng tình cảnh đau đớn của Kiều, Mã Giám Sinh
“vốn là một đứa phong tình đã quen” đánh tiếng cưới nàng về làm thiếp nhưng thực
sự là hắn mua Kiều về cửa hàng thanh lâu của hắn với mụ Tú Bà ở Lâm Tri. Đoạn
trích này miêu tả màn kịch mua bán, qua đó “lột mặt nạ” của Mã Giám Sinh và thể
hiện nỗi đau đớn ê chề, mở đầu cho đoạn trường mười lăm năm lưu lạc đầy cay
đắng của nàng Kiều.
Với ngòi bút sắc sảo trong miêu tả và nỗi căm ghét của nhà thơ, Nguyễn Du
đã lột tả bộ mặt bỉ ổi, tàn ác, ghê tởm của bọn “buôn bán thịt người”. Trong màn
kịch này, Mã Giám Sinh đóng vai chàng sinh viên Quốc Tử Giám đến để làm “lễ
vấn danh”, xem mặt, dạm hỏi Thuý Kiều về làm vợ lẽ. Gã sinh viên giả hiệu
“người viễn khách” mờ ám này, mù mờ từ tên họ đến tên quán. Và ngòi bút thần
tình của Nguyễn Du cứ mỗi nét lại khắc hoạ rõ hơn chân dung của Mã Giám Sinh
và cái bản chất con buôn ghê tởm của hắn:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy, sau tớ xôn xao
Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trong”...
...“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Mã Giám Sinh đã “ngoại tứ tuần” mà vẫn “áo quần bảnh bao”, “mày râu
nhẵn nhụi”, tõ ra một gã trai lơ. Lũ thầy, tớ chúng kéo đến nhà Kiều thật là nhốn
nháo, lố lăng ... và cái cử chỉ “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã làm rơi cái mặt nạ sinh

viên, phơi bày chân tướng của một tên vô học, thô lỗ của hắn.
Nguyễn Du cứ “khách quan” miêu tả cảnh mua bán vậy mà cái bản chất thật
của Mã Giám Sinh vẫn bị lột trần, phơi bày bằng hết. Dẫu được khéo léo che đậy
bằng mọi thứ mánh lới xảo quyệt nhưng diện mạo, thái độ, cử chỉ, hành vi và ngôn
ngữ của hắn vẫn tự tố cáo bản chất đích thực của một tên “buôn thịt bán người” đê
tiện.
Trong con mắt của Mã Giám Sinh, nàng Kiều cùng với tài sắc của nàng chỉ
là một món hàng rồi đây sẽ sinh lợi cho hắn. Hắn đắn đo khi “cân sắc, cân tài”, hắn
“ép”, hắn “thử” tài nghệ của nàng; nhấc lên, đặt xuống, xoay vần đủ kiểu hệt như
người ta mua bán một món hàng. Khi đã hoàn toàn vừa ý, bản chất con buôn của
hắn vẫn còn lộ ra ở cái thái độ “tuỳ cơ dặt dìu” khi mặc cả. Bản chất đó còn được
che đậy bằng những lời lẽ mĩ miều, sang trọng:
“ Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”


Thì cuối cùng bộc lộ một cách trắng trợn và bỉ ổi nhất:
“Cò kè bớt một, thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Với sự mặc cả “cò kè” ti tiện, bẩn thỉu này, màn kịch “lễ vấn danh” lộ rõ
thực chất là một cảnh “mua thịt bán người” một cách trắng trợn và Mã Giám Sinh
hiện nguyên hình là một tên con buôn ghê tởm và đê tiện nhất.
Trong đoạn trích này, hình ảnh Thuý kiều hiện ra với tất cả những buồn khổ,
xót xa, ê chề, tủi hổ. Là một cô gái tài sắc vẹn toàn, đang sống trong cảnh “êm đềm
trướng rủ, màn che, tường đong ong bướm đi về mặc ai”, lại đang ngây ngất trong
hạnh phúc của mối tình đầu trong trắng thì thình lình tai hoạ ập đến, Kiều trở thành
một món hàng cho bọn “buôn thịt, bán người” trao tay mua bán, cò kè, mặc cả.
Tâm hồn nhạy cảm của nàng đã cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ éo le, vừa hổ thẹn, vừa
dơ dáy, vừa đau đớn, nhục nhã của mình:
“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió, e sương,
Ngừng hoa bỗng thẹn, trông gương mặt dày”.
Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình (nỗi mình), vừa xót xa cho gia đình
(nỗi nhà), lệ rơi khôn cầm. Kiều ra với Mã Giám Sinh như cành hoa đem ra trước
sương gió, cho nên “ dợn gió, e sương”, vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Và
vì tự ví mình với hoa nên thẹn thùng khi nhìn thấy hoa, tự thấy không xứng với
hoa. Đó là cái đạo đức thầm kín của Kiều. Trong khi đó mụ mối cứ giới thiệu Kiều
như một món hàng, một đồ vật: “vén tóc, bắt tay” cho khách xem. Bắt nàng làm
thơ, đánh đàn cho khách thấy. Còn Kiều thì “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.
Trong màn kịch “lễ vấn danh” này, dưới sự “đạo diễn” của mụ mối và theo
đòi hỏi, nài ép của Mã Giám Sinh, Kiều “nhất cử, nhất động” đánh đàn , làm thơ
như một “cái máy”. Bán mình để chuộc cha, cứu em là hành động tự nguyện của
nàng nên nàng chịu đựng và cam chịu tất cả. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, nàng
Kiều hiện lên với sự im lặng tuyệt đối mà vẫn không sao dấu được sự đau đớn, xót
xa, tủi nhục, ê chề bởi nàng là người luôn có ý thức về nhân phẩm mà lại bị chà đạp
lên nhân phẩm một cách nhục nhã. Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi
nghĩ tới”nỗi mình” - tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị “vu oan giáng hoạ”,
Bao trùm lên tâm trạng của Kiều là sự đau đớn, tái tê “thềm hoa một bước, lệ hoa
mấy hàng”!
Phải nói, trước sau, Nguyễn Du cũng đã miêu tả cảnh bán người như là cảnh
“cành hoa đem bán cho thuyến lái buôn”
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn du đã
khắc hoạ được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của
Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm
của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của
Thuý Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời lưu lạc đầy bất hạnh của nàng.


CẢM NHẬN CỦA EM VỀ ĐOẠN TRÍCH CẢNH NGÀY XUÂN TRONG TRUYỆN KIỀU


Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam là danh nhân văn hoá thế giới. Truyện Kiều là
một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích Cảnh Ngày Xuân là một trong những đoạn
trích hay của truyện kiều, được trích ở phần một gặp gỡ và đính ước. Sau bức chân dung tài sắc
của chị em Thuý Kiều là bức hoạ về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân
của trai tài gái sắc. Đoạn thơ Cảnh Ngày Xuân có 18 câu từ câu 39 đến 56 của Truyện Kiều tiêu
biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của Nguyễn Du.
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh mùa xuân :

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giưa bầu trời bao
la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi cách nói mùa xuân thân mật biết
bao. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi
nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa
xuân chín chục đã ngoài sáu mươi. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân của thi
sỹ thật thú vị mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Rồi còn cả
sắc xanh mơn mởn ngọt ngào của cỏ nỏn trải dài trải rộng như thảm “đến tận trân trời”. Còn
sắc trắng tinh khôi thanh khiết của hoa lê. Chỉ bằng vài nét thôi cộng với sự pha trộn màu sắc
tài tình cảnh mùa xuân hiện ra thật đẹp nó có sự mới mẻ và sức sống đang trỗi dậy của màu
xanh của cỏ non có sự tinh khôi tươi đẹp của những bông hoa lê trắng và bức tranh thật sống
động bởi động từ điểm
Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trảy hội mùa xuân:

“Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Lễ tảo mộ đi viếng sửa sang phần mộ người thân hội đạp thanh( dẫm lên cỏ xanh) đi chơi xuân
ở chốn đồng quê. Điệp từ “lễ là…….hội là”gợi nên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra bao
đời nay. Cảnh chảy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt. Trên các lẻo đồng gần xa những dòng
người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội(hình ảnh ẩn dụ chỉ các nam thanh nữ
tú). Trong niềm vui nô nức hồ hởi dục dã. Có biết bao tài tử giai nhân dập dìu sánh vai chân nối
chân nhịp bước. Dòng người chảy hội tấp lập ngựa xe cuồn cuộn như nước áo quần đẹp đẽ tươi
thắm sắc màu nghìn nghịt đông vui trên các nẻo đường như nêm các từ ngữ “nô nức dập dìu”
các hình ảnh so sánh “như nước như nêm”đã gợi tả mùa xuân tưng bừng náo nhiệt khắp mọi
miền quê. Trẻ trung sinh đẹp sang trọng phong lưu trong đám tài tử giai nhân là ba chị em Kiều


đang xốn sang náo nức chuẩn bị du xuân, các từ ghép “yến anh chị em tài tử giai nhân ngựa xe
áo quần(danh từ). Gần xa nô nức sắm sửa dập dìu(động từ. tính từ”đượn thi hào Nguyễn Du sử
dụng làm sống lại không khí mùa xuân một nét đẹp của nền văn hoá lâu đời của phương đông
và nếp sống của chị em Thuý Kiều.

“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Đời sống tâm tình phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ được Nguyễn Du nối đến với
những cảm thông chia sẻ trước những ngôi mộ người ta rắc vàng thoi bạc giấy bày cỗ thắp lến
đốt nhang khấn vái để tưởng nhớ những người thân đã mất tạo ra một không gian giao hoà
trong cõi tâm linh mỗi con người.
Sáu câu thơ cuối ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang bước dần trở về. Mặt trời đẫ tà
tà gác núi. Ngày hội ngày vui đã trôi qua nhanh:

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Hội tan ngày tàn sao chẳng buồn. Nhịp thơ chậm dãi nhịp sống như ngừng trôi. Tâm tình “thơ
thẩn” cử chỉ “dan tay” nhịp chân “bước dần” một cái nhìn man mác bâng khuâng “lần xem”.Đối
với mọi cảnh vật tất cả đều nhỏ bé khe suối chỉ là ngọn tiểu khê, phong cảnh thanh dòng nước
lao lao uốn quanh dịp cầu nho nhỏ uốn quanh cối gềnh. Cả một không gian êm đềm vắng lặng
tâm tình chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến sẽ
nhìn thấy, nên cặp mắt cứ lần xem gần xa. Các từ láy tượng hình “thanh thanh nao nao nho
nhỏ”gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan nỗi
buồn man mác bâng khuâng thấm sâu nan toả trong tâm hồn của giai nhân đa tình đa cảm.
Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả
cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử dụng từ
ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh khôi thanh
khiết mới mẻ và đầy sức sống cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và tâm trạng xốn
sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội tâm trạnh buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về.
Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên hiểu lòng người có tài khi miêu tả. Đoạn
thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên
quê hương đất nước.


LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Trên đường lên kinh ứng thí , người thanh niên trẻ Nguyễn Đình Chiểu nghe tin mẹ mất đã khóc
đến mù 2 mắt . Không chịu buông tay trước số phận , chàng thanh niên nay đã đem ngòi bút
của mình vào việc sáng tác văn thơ . Trong đó tiêu biểu và được nhiều người biết đến nhất là
Lục Vân Tiên . Đó là 1 áng văn hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến xưa.
Trong đó có đoạn trích " Lục Vân Tiên Đánh Cướp " thật là đặc sắc
Nhân vật chính trong tác phẩm là 1 nho sinh văn võ song tòan đang trên đường lên kinh ứng thí
, giữa đường bắt chợt gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hòanh hại dân . Không màng đến
thân mình Lục Vân Tiên đã ra tay đánh cướp cứu người . Qua đó chúng ta thấy nỗi bật phẩm
chất đáng quý tinh thần hiệp nghĩa vong thân
Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Có cảm giác sự việc xảy ra qua nhanh chóng bất ngờ . Bất ngờ cũng phải, Vân Tiên chỉ mới
dừng chân thôi mà đã gặp chuyện bất bình . Chàng không kịp suy nghĩ gì cả đã "bẻ cây làm
gậy" xông vào bọn cướp . Chàng là ai! . Chỉ là 1 người nho sinh lên kinh ứng thí . Nhưng tại sao
lại có 1 dũng khí đến như vậy ? Do Lục Vân Tiên đã hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của các
bậc " chính nhân quân tử " xưa . Coi việc nghĩa trên hết quên cả bản thân mình.Nếu Vân Tiên
chỉ dừng lại 1 chút thôi để tính toán thiệt hơn thì có lẽ đã mất đi hình tượng đẹp đẽ lay động
lòng người . Hình tượng " văn võ song tòan " Phảng phất đâu đây cái chí của anh hùng " triệu
tử " thời tam quốc
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
Bọn cướp khá đông mà Vân Tiên không hề e sợ . Xông pha như Triệu Tử đột phá vòng vây
vậy . thấy cướp " quen thói hồ đồ hại dân " là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng dũng
cảm , bằng võ nghệ điêu luyện . Hình ảnh Vân Tiên hiên ngang xông vào giữa đám cuớp giống
như chính nghĩa đang trừng trị cái ác cái xấu vậy . Nhân nghĩa và can trừơng biết bao!
Chàng đánh cướp chỉ vì bản năng con người thôi ! Chứ không tính toán thiệt hơn . Nhưng
chàng cũng không ngờ rằng người mình cứu được chính là Kiều Nguyệt Nga . Thái độ của chàng
đối với giai nhân thật thú vị ! Càng xông xáo đánh cướp bao nhiêu thì lại e dè , nhút nhát trước
người con gái này bấy nhiêu
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Dâu chưa nguôi sợ hãi nhưng chắc hẳn Kiều Nguyệt Nga sẽ mở miệng cười thầm đối với người
con trai nhút nhát . Nếu thay vào đó là 1 người con trai thạo đời thì chắc hẳn sẽ tấn công vồ
vập với người con gái tuyệt đẹp này . Nhưng Vân Tiên lại khác , chàng là con ngừời biết giữ lễ
nghĩa xưa . Điều đó càng nói lên bản chất của chàng thật trong sáng và ẩn dấu trong đó là lòng
dũng cảm . Đó chính là mẫu mực của con người " văn võ song tòan "
Tuy nhiên không giống như Từ Hải " Vai năm tấc rộng , thân mười thước cao " và " vao trong
phong nhã ra ngòai hào hoa " như Kim Trọng trong Kiều. Vân Tiên chỉ là 1 thư sinh thôi mà qua

những lời nói , việc làm của chàng . Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta những ấn tượng khó phai
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Qua đây cho ta thấy làm ơn là công việc quan trọng cần phải làm của Vân Tiên . Nhưng không
những chàng từ chối thái độ biết ơn mà còn trả ơn nữa . Làm ơn mà không màng trả ơn là lối
sống của người quân tử xưa nay . Như những người bạn chàng : Hớn Minh , Vương Tử Trực và
cả Kiều Nguyệt Nga nữa, trong những hòan cảnh tương tự chắc chẳn họ cũng sẽ có hành động
với tinh thần cao cả ấy


Nhớ câu Kiến Nghĩa Bất Vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Lối sống này thật cao thượng . Nó nói lên thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng
. Đó chính là phẩm chất chung của những trang nam tử xưa . Dường như Nguyễn Đình Chiểu
đã đem lại cho chúng ta 1 nhân vật tượng trưng cho lối sống ấy . Làm việc nghĩa 1 cách vô điều
kiện
Qua đoạn trích này ta dường như cảm thấy rằng cuộc đời của Lục Vân Tiên là hình bóng của
nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu . Chỉ qua vài chi tiết nhỏ - Vân Tiên " bẻ cây làm gậy " có thể thấy
được quan niệm hiện thực của nhà thơ . Không rút gươm , rút kiếm 1 cách oai phong như các
binh tướng hay văn nhân quý tộc cao đạo , hành động của chàng mang tính chất dân dã , bộc
trực . Bất kì người con trai nào cũng có thể bẻ cây làm việc nghĩa .Không câu nệ 1 chút nào .
Nhưng ở đây Vân Tiên vẫn là 1 chàng trai có học , như những người khác chớ không phải là
quan lại gì . Vân Tiên giống như những người dân lao động khác . Chỉ với điều đó thôi đã nói
lên sự gắn bó mật thiết về mặt tâm hồn , tình cảm của nhà thơ đối với cuộc sống nhân dân .
Lục Vân Tiên đúng là 1 trang Quân Tử . Chàng giúp người trông bất kì hòan cảnh nào , trong
tầm tay của mình . Giúp mà không so đo thiệt hơn . Giúp mà không ngại hoàn cảnh , không sợ
nguy hiểm đến tình mạng . Lối sống thật cao thượng ! . Cao thượng bởi vì nó giúp ích cho đời ,
nó cứu người yếu đuối khỏi bị bức hại , nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó hăn , nó chống lại
quyền uy của kẻ nhà giau , chông lại bạo lực của kẻ côn đồ để bảo vệ công ly và không thẹn với
lương tâm. Nó con cao thượng ở chỗ " làm ơn không cần trả ơn " . Đã làm thì làm hết mình mà
không cần có bóng dáng vật chất mình lãnh được . Làm 1 cách vô điều kiện . Quan điểm của

Lục Vân Tiên chính là đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn
Tóm lại đoạn thơ " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga "chính là đoạn thơ giới thiệu nhân vật .
Qua đoạn thơ này ta đã thấy rõ được phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên . Chàng thư sinh có
học . Và chính Vân Tiên là hình ảnh nằm trong mở ước của NĐC, Chàng thể hiện vẻ đẹp của
những bài học đạo lí làm người


Lục vân Tiên gặp nạn
Trên đường lên kinh ứng thí , người thanh niên trẻ Nguyễn Đình Chiểu nghe tin mẹ mất đã khóc
đến mù 2 mắt . Không chịu buông tay trước số phận , chàng thanh niên nay đã đem ngòi bút
của mình vào việc sáng tác văn thơ . Trong đó tiêu biểu và được nhiều người biết đến nhất là
Lục Vân Tiên . Đó là 1 áng văn hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến xưa.
Trong đó có đoạn trích " Lục Vân Tiên gặp nạn " thật là đặc sắc
Lục Vân Tiên vì thương khóc mẹ mà mù cả 2 mắt , đang bị cảnh túng quẫn thì gặp Trịnh Hâm
thi hỏng trở vê. Hậm hực vì thua tài Vân Tiên , hắn bèn lập mưu hãm hại thầy trò vân tiên Hắn
lừa trói tiểu đồng vào cây cho hổ ăn thịt , lại lừa Vân Tiên lên thuyền để xô chàng xuống sông .
Đoạn thơ này kể lại sự viêc Vân Tiên bị hại và đựơc ông Ngư giúp đỡ
Hình ảnh ông ngư là 1 trong những nhân vật rất đặc biệt . Nguyễn Đình Chiểu không đặt tên
riêng giông như ông ngư ông tiều ông quán . Đó là người dân Lao Động sống quanh năm bằng
nghề chài lưới .Nghèo dân dã nhưng lại nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp
Mở đầu đoạn thơ 1 khung cảnh ban đêm " Nghênh ngang sao mọc mịt mơ sương bay " có cái gì
đó không lành , nhất là những ngôi sao nghênh ngang . Thì ra Vân Tiên đã bị xô ngã xuống
sông trong hoàn cảnh này . Đã vậy Trinh Hâm còn " giả tiếng kêu trời " cho mọi người thức dậy
để lấy lời phui pha. Thế là hắn đã trà trộn vào đám người thương khóc Vân Tiên . Không ai
nhận ra được bộ mặt tàn ác xấu xa của hắn . Chỉ vì đố kị mà hắn hại mất 1 mạng người vô tội .
Cái việc Giao Long dìu đỡ Vân Tiên vào bãi đá còn cho thấy thú vật còn tốt bụng hơn kẻ xấu xa
như Trịnh Hâm . Nhưng may sao đã có 1 hình ảnh đối lập hoàn toàn với Trịnh Hâm . Nêu như
Trịnh Hâm đại diện cho những cái ác , xấu xa nhất thì hiện lên giữa quang cảnh này là chính
nghĩa cao đẹp . Ông Ngư . Vừa thấy Vân Tiên gặp nạn đã vội cứu giúp ngay
Ông chài xem thây vớt ngay lên bờ

Hối con vầy lửa 1 giờ
Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày
Cụm từ vớt ngay lên bờ đã cho ta thấy hành động vội vàng của ông trong việc cứu người . Ông
ngư thật tốt bụng , biết quý trọng mạng người và có lòng nhân ái cao cả vì ông cứu người mà
không hề biết Vân Tiên là ai , vi sao gặp nạn . Và cảm động hơn nữa là hình ảnh cả đại gia định
xông vào cứu giúp chứ không riêng gì ông Ngư . Con thì nổi lữa , vợ thì hơ mặt mày . Điều đó
cho thấy trong xã hội không thiếu những con người sẵn sàng cứu giúp kẻ khác 1 cách hồn
nhiên không chút so đo, tính toán. .
Cuối cung bao nhiêu tâm huyết nỗ lực đã được đền đáp. Vân Tiên đã hồi tỉnh . Sau khi giải bày
hoàn cảnh đáng thương xong , không chờ nài nỉ ngư ông đã ân cần :
Ngư rằng người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút 1 nhà cho vui
Ông ngư đã vui vẻ mời Vân Tiên ở lại để chăm sóc . Tình cảnh Vân Tiên đã ốm đau bệnh tật
thân như thể " trái mùi trên cây " không làm được gì , không nơi nương tựa , không người thân
thì lời mới của ông ngư chính là 1 tấm lòng vàng , là tình yêu thương người như thể thương
thân Đặc biệt viêc tác giả sử dụng từ láy " hẩm hút "rất đặc sắc vì nó miêu tả 1 cuộc sống lặng
lẽ trong âm thầm nhưng đầm ấm vì có " người " có " ta " Qua đó ta thấy ông ngư giúp đỡ Vân
Tiên 1 cách chân thành , khiêm tốn và nhiệt tình
Tuy vậy Vân Tiên vẫn e ngại , vì biết rằng hòan cảnh ông Ngư cũng không hơn gì mình . Ông
ngư sống nghèo túng không muốn mình trở thành ghánh nặng của ân nhân . Thế là ông ngư lại
nói :
Ngư rằng lòng lão chã mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Qua những câu này ta thấy lời lẽ ngư ông hết sức trau truốt khẳng khái . Ông không phải là
hình ảnh ông Chài nghèo khổ kém hiểu biết mà đã lựa chọn cách sống cho mình . Sống sao


không thẹn với lòng : cứu người không cần thiết đáp đền. Phảng phất đâu đây cái chí của Lục

Vân Tiên lúc trước
Vân Tiên ngó lại liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Trớ trêu thay Vân Tiên chẳng khác nào Kiều Nguyệt Nga lúc trước . Mang ơn những không thể
trả được . Trong lòng khó chịu lắm chứ . Nhưng nghe lời lẽ ông ngư, Vân Tiên như bừng tỉnh :
Rày doi vui vịnh mai đầy
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng
Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo , mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Thì ra ông Ngư không phải là 1 người có cuộc sống tinh thần nghèo nàn , kém hiểu biết . Ngược
lại ông là 1 trang nam nhi đầy khí phách , tư thế hiên ngang và thái độ ung dung . Với nhưng từ
láy phối hợp với nghệ thuật dùng hình ảnh đối lập làm câu thơ thêm nhịp nhàng , những từ ngữ
" thong thả , nghêu ngao, hứng gió và chơi trăng " đi với hình ảnh " 1 bầu trời đất " đã nói lên
điều đó . Đó là sự đối lập gay gắt giữa kẻ hám danh hám lợi tới mức độ độc ác , đố kị , hãm hại
người tài và người lương thiện sống hòa với thiên nhiên , cứu người không màng lợi ích . Sự đối
lập này vừa có tình chất triết lí sâu xa của văn học bác học - đối lập giữa danh lợi , dối trá và tự
do , thanh xuân trong sạch giữa thiên nhiên . Sự đối lập này đã bộc lộ 1 cách đặc sắc trong tư
tương thơ của Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nhận : Ông chài trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu không còn là 1 người
đánh cá giữa sông nước nữa mà là ông Ngữ giữa cuộc đời với lòng ngày thẳng , cương trực ,
sống nhân ái thanh thản , không hề bị trói buộc vào danh lời . Từ tâm, nhân nghĩa chính là bến
neo của cuộc đời ông
Suy nghĩ: Qua đoạn trích này ta thấy nhân vật ông ngư không khác nhân vật Vân Tiên ngày
trước . Ông ngư đại diện cho cái thiện cho tình thương người như thể thương thân . hình ảnh
ông ngư hòan toàn đối lập với hình ảnh trịnh hâm . Làm nên 1 cái chất văn lay động lòng người
. Trịnh Hâm chính là cái đòn bẩy nên phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư.
Tóm lại qua đoạn trích tuy Lục Vân Tiên gặp nạn nhưng chính trang hoàn nàng chàng đã gặp
những nhân cách tuyệt vời trong cuộc đời . Và nhân vật ông Ngư chính là đại diện cho nhân

cách đó . Ông ngư mang hình vóc , nhân cách của chính tác giả . Cụ Nguyên Đình Chiểu cũng
là người đã từng từ chối danh lợi , bỗng lộc , từ chối hợp tác với pháp , để sống 1 cuộc sống
thanh bách , cho trọn nghĩa tình bằng nghề chữa bệnh và dạy học . Đó là nghề chăm sóc trực
tiếp tình thần và thể xác của nhân dân .


Phân tích bài thơ " Đồng Chí " chính Hữu

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình " Đồng
chí"
Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không
thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào
quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã
gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng
mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của
niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của
thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên,hình ảnh
những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành
niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ"Đồng chí", Chính Hữu đã nhìn nhận,
đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
"Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân
mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. đất nước bị kẻ
thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. "Anh" và "tôi", hai người
bạn mới quen, đều xuất than từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau,
vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ
ấy, họp tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những

thảm cỏ xanh mướt màu,họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những
khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
Họ đến với Cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. "Sống là cho đâu chỉ nhận
riêng mình". Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến
đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào....Dường như tình đồng đọi cũng xuất phát
từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn,câu thơ cũng
trở nên gần gũi hơn:
"Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !..."
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ dưa bài thơ lên
tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng
cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ
lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn
nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí
tưởng nhất. Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh
mai hơn.. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn
bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ
Chính Hữu.
Hồi ức của những người lính, nhung ki niệm riêng tư quả là bất tận:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao ! Đối với những
người nông dân, ruộng nương, nhà cuarwlaf những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng



ruộng,họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ.Họ lơn lên trong những "gian nhà không
mặc kẹ gió lung lay". Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những
mái nhà thân thuộc....Nhưng...họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân
trời của tất cả. Đi theop con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của
trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả nhưng bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi
nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dẫu răng" mặc kệ" nhưng trong lòng họp vị trí của quê
hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối
đảo ngữ thường thấy trong thơ văn,nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay đọng hồn thơ, hồn
người:
"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống
mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa"gieengs nước gốc đa" cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với
những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ
để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những
người vợ đối với chòng và những đôi trai gái yêu nhau....
Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần anh có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"
Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu
thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn
nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét
rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững
lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả
thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao
xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Tình đồng chí:
"Là hớp nước uống chung, năm cơm bẻ nửa

Là chia nhâu một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chặt hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"
( Nhớ- hồng Nguyên)
Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu
cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi
xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới"
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính
là vẻ đẹp ngời sáng trog gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng
chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giư
cho bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên
lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn
sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên
thơ:
" Đầu súng trăng treo"
Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
" Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ"
( Ánh trăng- nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa
giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng
khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực
mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng,


chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào
hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ,

làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng
chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát
cạnh vai nhau " kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.
Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao
nhất của đời người. Gặp nhau trên cungf một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được
thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các
chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê
hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.....


Tiêu đề: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận .

A./ Mở bài:
- Nhà thơ Huy Cận: Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với những vần thơ lãng mạn.
- Sau cách mạng Huy Cận đổi mới phong cách viết, viết về con người, cuộc sống mới.
- Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”, là bài thơ tiêu
biểu cho phong cách mới.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm
vui trước cuộc sống mới.
B. Thân bài:
* Bài thơ được viết theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền và theo trình tự sự vận
động của tự nhiên.
* Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
- Thời gian: ngày tàn, đêm đến.
- Không gian: biển cả rộng lớn mênh mông.
- Hoạt động: đoàn thuyền ra khơi trong không khí sôi nổi, trong tiếng hát ngân vang. Câu
hát mang niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. câu hát còn mang một niềm mong
mỏi thiết tha vừa hiện thực vừa lãng mạn.
- Nghệ thuật: hình ảnh có sự tưởng tượng phong phú.(mặt trời như hòn lửa, vũ trụ là ngôi

nhà lớn, màn đêm là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa).
=> Không gia rộng lớn bao la.
Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
=> Cảnh biển đẹp: Bức tranh hoàng hôn tráng lệ.
* Cảnh đánh cá trên biển: - Hình ảnh đàn cá: Nhiều loại cá quý, đây là kho báu mà biển
mang lại cho con người. => Biển trở nên đẹp hơn, giàu có hơn.
- Hình ảnh đoàn thuyền: Ngư dân lao động hăng say.
Con người, đoàn thuyền được so sánh ngang bằng với thiên nhiên, vũ trụ => trở nên lớn lao,
kì vĩ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Công việc được miêu tả rất nhẹ nhàng, lãng mạn: Ta hát bài cá gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Thiên nhiên và con người hoà vào làm một.
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Thời điểm: Lúc rạng đông.
- Kết quả: Thuyền nặng đầy khoang cá.
- Tâm trạng: Vui phơi phới. Vẫn vang lên tiếng hát căng buồm nhưng đây là tiếng hát chở
niềm vui thắng lợi.
- Nghệ thuật: Phóng đại: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
=> Khổ cuối khép lại bài thơ, khép lại chuyến đi biển.
C. Kết bài:
- Cả bài thơ lặp lại nhiều chữ hát, câu hát -> khúc tráng ca ca ngợi con người lao động, làm
chủ lao động.
- Bài thơ có sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×