Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CTY CP vật tư TỔNG hợp và PHÂN bón hóa SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.78 KB, 70 trang )

GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP .............................................................................................. 1
1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH .....................................................................................................1
1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................1
1.1.2 Vai trò, ý nghóa của việc phân tích tình hình tài chính ......................1
1.1.2.1 Vai trò của phân tích tình hình tài chính ..................................... 1
1.1.2.2 Ý nghóa của việc phân tích tình hình tài chính ............................ 1
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính .........................................2
1.1.4 Công cụ của phân tích tình hình tài chính..........................................2
1.1.5 Yêu cầu của phân tích tình hình tài chính ..........................................2
1.1.6 Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính .........................................3
1.2 CÁC BÁO CÁO CẦN THIẾT ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .................3
1.2.1 Bảng cân đối kế tốn: ........................................................................3
1.2.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: ........................................................4
1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: ..................................................................4
1.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .5
1.3.1 Phân tích khái quát .............................................................................5
1.3.1.1 Phân tích theo chiều ngang ......................................................... 5
1.3.1.2 Phân tích theo chiều dọc ............................................................. 5
1.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính .............................................................6
1.3.2.1 Tỷ số thanh toán ..........................................................................6
1.3.2.2 Tỷ số hoạt động ...........................................................................6
1.3.2.3 Tỷ số cơ cấu tài chính..................................................................7
1.3.2.4 Tỷ số sinh lời ...............................................................................7


1.3.3 Phân tích các tỷ số chứng khoán........................................................8

iv


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.3.4 Phân tích phương pháp Dupont ...........................................................9
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
TỔNG HP VÀ PHÂN BÓN HÓA SINH ...................................................... 10
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HP VÀ
PHÂN BÓN HÓA SINH ...............................................................................10
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................10
2.1.2 Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ....................................................11
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón
Hóa Sinh ....................................................................................................12
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 12
2.1.3.2 Đại hội đồng cổ đông ................................................................ 13
2.1.3.3 Hội đồng quản trò ...................................................................... 13
2.1.3.4 Ban kiểm soát ............................................................................ 13
2.1.3.5 Tổng giám đốc ........................................................................... 14
2.1.3.6 Nhiệm vụ và chức năng giữa các phòng ban .............................. 14
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY .................................................................................................................15
2.2.1 Sản phẩm và thò trường tiêu thụ .......................................................15
2.2.2 Doanh thu, lợi nhuận sản phẩm, dòch vụ .........................................16
2.2.2.1 Tình hình sản phẩm tiêu thụ ...................................................... 16
2.2.2.2 Doanh thu thuần theo loại sản phẩm ......................................... 16

2.2.2.3 Lợi nhuận theo loại sản phẩm ................................................... 17
2.2.3 Hoạt động phân phối và bán hàng....................................................18
2.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Cơng ty .......................................................................................................18

2.2.4.1 Thuậ n lợi: .................................................................................. 18
2.2.4.2 Khó khă n.................................................................................... 19

v


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ TỔNG HP VÀ PHÂN BÓN HÓA SINH GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2007-2009 ............................................................................................... 21
3.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ...........................21
3.1.1 Phân tích theo chiều ngang ...............................................................21
3.1.1.1 Bảng cân đối kế toán ................................................................. 21
3.1.1.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh .......................................... 28
3.1.2 Phân tích theo chiều dọc ...................................................................30
3.1.2.1 Bảng cân đối kế toán ................................................................. 30
3.1.2.2 Bảng kết quả kinh doanh ........................................................... 32
3.2 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH .................................................34
3.2.1 Tỷ số về khả năng thanh toán...........................................................34
3.2.1.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn ........................................................ 34
3.2.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh ............................................................. 35
3.2.1.3 Tỷ số thanh tốn bằng tiền ........................................................... 35

3.2.2 Tỷ số hoạt động ................................................................................37
3.2.2.1 Vòng quay khoản phải thu ......................................................... 37
3.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân ................................................................ 38
3.2.2.3 Số vòng quay hàng tồn kho ........................................................ 38
3.2.2.4 Số ngày tồn kho bình qn ......................................................... 39
3.2.2.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản ............................................. 40
3.2.3 Tỷ số cơ cấu tài chính .......................................................................41
3.2.3.1 Hệ số nợ so với tài sản ............................................................... 41
3.2.3.2 Hệ số vốn chủ sở hữu ................................................................. 42
3.2.3.3 Khả năng thanh tốn lãi vay ...................................................... 42
3.2.4 Tỷ số sinh lời .....................................................................................43
3.2.4.1 Doanh lợi tiêu thụ – ROS .......................................................... 43
3.2.4.2 Doanh lợi tài sản – ROA ........................................................... 44
3.2.4.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE .............................................. 44
vi


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

3.3 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ CHỨNG KHOÁN ........................................45
3.3.1 Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) ..........................................................45
3.4.2 Tỷ lệ chi trả lợi tức cổ phần (DPS) ...................................................46
3.4 PHÂN TÍCH DUPONT ...........................................................................47
3.5 TỔNG HP VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY .................48
3.5.1 Ưu điểm .............................................................................................48
3.5.2 Nhược điểm .......................................................................................49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ............................................................................ 51

4.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .......51
4.1.1 Định hướng phát triển của cơng ty ...................................................51
4.1.2 Mục tiêu phát triển tài chính của cơng ty............................................51
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY ................................................................................54
4.2.1 Biện pháp xây dựng mục tiêu doanh thu.............................................54
4.2.2 Biện pháp tiết kiệm chi phí.................................................................57
4.2.3 Biện pháp giảm hàng tồn kho .............................................................59
4.3 CÁC KIẾN NGHỊ ...................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang dần hội nhập vào nền kinh tế của
khu vực và thế giới. Đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên tổ chứ c thương
mại thế giới – WTO thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Bên cạnh
những thành quả đạt được còn có những thách thức đã và đang chờ đợi chúng
ta phía trước. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả để
giữ được thị phần trong nước và thâm nhập vào các thị trường khác ở nước
ngoài. Để đạt được điều đó thì việc phân tích tình hình tài chính tại doanh
nghiệp là mộ t vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu.
Do nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty nơi em thực tập
nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Vật
Tư Tổng Hợp và Phân bón Hóa Sinh” giai đoạn từ năm 2007-2009. Mong rằng
đề tài sẽ giúp Công ty nhìn nhận một cách chính xác và khách quan tình hình

tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua và có được những giải pháp
để phát huy những đ iểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp

trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp và
Phân bón Hóa Sinh và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghò phù hợp.
3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Mô tả thực trạng, so sánh, phân tích, tổng hợp thông qua các báo cáo tài
chính và các số liệu thự c tế của Công ty.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

viii


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Phân tích các báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp
và Phân Bón Hóa Sinh trong ba năm từ năm 2007 – 2009 gồm bảng cân đối
kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tài liệu trong
công ty để tiến hành phân tích, so sánh các số liệu nhằm đạt mục tiêu nghiên
cứu.

4. Nội dung nghiên cứu gồm 4 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Vật tư Tổng hợp và
Phân bón Hóa Sinh.
- Chương 3: Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Vật tư
Tổng hợp và Phân bón Hóa Sinh giai đoạn từ năm 2007 - 2009.
- Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại
công ty.

ix


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tình hình tài chính là quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính,
qua đó đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, phát hiện những biến động bất thường để đưa ra biện pháp
điều chỉnh kòp thời.
1.1.2 Vai trò, ý nghóa của việc phân tích tình hình tài chính
1.1.2.1 Vai trò của phân tích tình hình tài chính
a) Vai trò đối với doanh nghiệp
- Phân tích tình hình tài chính giúp các nhà quản trò kiểm tra tình hình
tài chính và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình tài chính giúp các nhà quản trò phát hiện các
nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính, đưa ra các biện pháp nhằm
duy trì hoặc cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính giúp các nhà quản trò lập kế hoạch tài
chính hiệu quả cao hơn.
b) Vai trò đối với các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp các tổ chức theo
dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết đònh có nên cung
cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp không hoặc cung cấp với các điều
kiện như thế nào.
1.1.2.2 Ý nghóa của việc phân tích tình hình tài chính
Phân tích tính hình tài chính là một hệ thống các phương pháp
nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong một thời gian hoạt động nhất đònh. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản
trò doanh nghiệp đưa ra các quyết đònh chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.
Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
Trang 1


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

các nhà quản trò doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy hơn bức
tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác đònh đầy đủ và đúng đắn những
nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn đònh và tăng cường
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính
- Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính

trên cơ sở các quyết đònh kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
- Qua phân tích tình hình tài chính có thể nhận biết được những mặt tồn
tại về tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính giúp cho doanh nghiệp có cơ sở lập nhu
cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch.
1.1.4 Công cụ của phân tích tình hình tài chính
Công cụ được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính duy nhất là
các tỷ số tài chính. Ngoài ra người ta còn sử dụng một số các phương pháp
khác trong phân tích tình hình tài chính như: phân tích điểm hòa vốn, chiết
khấu dòng ngân lưu và dự toán tài chính. Để thực hiện phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp, yếu tố đầu tiên và cũng rất quan trọng mà chúng ta
cần phải có đó là các dữ liệu cơ sở về hoạt động tài chính của doanh nghiệp,
bao gồm các bảng báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo
kết quả sản xuất kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết
minh báo cáo tài chính.
1.1.5 Yêu cầu của phân tích tình hình tài chính
Việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp phải đạt được
một số yêu cầu sau:
- Phải đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động tài chính của doanh
nghiệp trên phương diện bảo đảm vốn và phân phối vốn cho sản xuất kinh
doanh.

Trang 2


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp


- Phải đánh giá được hiệu quả sử dụng của từng loại vốn khác nhau
trong sản xuất kinh doanh.
- Phải lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
1.1.6 Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phân tích tình hình tài chính,
nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính được thể hiện ở những nội dung
chủ yếu sau đây:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu
ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài
chính khác để giúp họ có những quyết đònh đúng đắn khi ra các quyết đònh
đầu tư, quyết đònh cho vay.
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ cho các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin
khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào,
ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn
vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ
của doanh nghiệp.
1.2 CÁC BÁO CÁO CẦN THIẾT ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.2.1 Bảng cân đối kế tốn:
Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm
nhất định theo hai cách phân loại tài sản và nguồn hình thành đồng thời phải cân
đối với nhau, do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan
hệ sở hữu, quan hệ quản lý kinh tế tài chính trong q trình hoạt động của doanh
nghiệp.
-


Bảng cân đối được cấu tạo như sau:

Trang 3


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

+ Tài sản: Phản ánh tồn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu
động và tài sản cố định.
+ Nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ của doanh
nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tài sản nợ bao gồm vốn chủ sở hữu và các
khoản nợ.
Các ngun tắc của bảng tổng kết tài sản: Bảng tổng kết tài sản của doanh
nghiệp phải đáp ứng được những ngun tắc cơ bản sau:
 Tài sản cố định + tài sản lưu động = tổng tài sản
 Các khoản nợ + nguồn vốn chủ sở hữu = tổng nguồn vốn.
 Tổng tài sản = tổng nguồn vốn.
1.2.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần chính như sau:
Phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: xác định bằng cách lấy
doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh trừ giá vốn hàng bán và quản lý doanh
nghiệp.
Phần lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Xác định bằng cách lấy thu nhập từ
hoạt động tài chính trừ chi phí hoạt động tài chính.
Phần lợi nhuận bất thường: xác định bằng cách lấy thu nhập bất thường
trừ chi phí bất thường.

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của doanh
nghiệp.
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng co thể đánh giá được
khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng
thanh tốn và dự đốn được lượng tiền trong kỳ tiếp theo. Nội dung của báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp gồm 3 phần:
Phần 1: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Phần 2: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư.
Phần 3: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Trang 4


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Phân tích khái quát
1.3.1.1 Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang ở trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số
tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều
ngang là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từng báo
cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác đònh được mức biến động (tăng
hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ
tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
a)Phân tích bảng cân đối kế tốn

Phân tích bảng cân đối kế tốn được thực hiện bằng cách tính tốn
và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản
mục của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn.
b)Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh cũng được thực
hiện bằng cách tính tốn và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh
thu qua các năm để thấy được khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục.
1.3.1.2 Phân tích theo chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp chính là việc sử dụng các tỉ lệ các hệ số thể hiện mối tương quan giữa
các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Phân tích theo chiều dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu hay
những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh
nghiệp.
a) Phân tích bảng cân đối kế tốn
- Phân tích về tài sản : So sánh từng khoản mục của tài sản trong
bảng cân đối kế tốn với năm trước để biết được sự tăng giảm của từng khoản
mục.

Trang 5


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Phân tích về nguồn vốn : So sánh từng khoản mục của nguồn vốn
trong bảng cân đối kế tốn với năm trước để biết được sự tăng giảm của từng
khoản mục.

b)Phân tích chỉ số bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích chỉ số bảng báo cáo kết quả kinh doanh : So sánh từng
khoản mục trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh với năm trước để biết được sự
tăng giảm của từng khoản mục.
1.3.2 Phân tích các tỷ số tài chính

1.3.2.1

Tỷ số thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện hành: đây là một trong những thước
đo khả năng thanh khoản của một công ty, thể hiện khả năng sử dụng tài sản
ngắn hạn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
Công thức: RC=

TSNH
NNH

- Tỷ số thanh toán nhanh: tỷ số này thể hiện khả năng thanh
toán nợ của các “tài sản có tính thanh khoản cao”, bao gồm tất cả các tài sản
ngắn hạn trừ hàng tồn kho để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
Công thức: Rq=

TSNH  HTK
NNH

- Tỷ số thanh toán bằng tiền: tỷ số này thể hiện khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho
và các khoản phải thu.
Công thức: Rm=


TSNH  KPT  HTK
NNH

1.3.2.2 Tỷ số hoạt động
- Vòng quay khoản phải thu: phản ánh chất lượng khoản phải
thu và mức độ thành công của công ty trong việc thu hồi nợ.
Công thức:
RT = doanh số bán chịu / các khoản phải thu bình quân
- Kỳ thu tiền bình quân: thể hiện khả năng quản lý các khoản
phải thu của DN, kỳ thu tiền bình quân này càng thấp càng cho thấy DN ít bò
chiếm dụng vốn.

Trang 6


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Công thức: ACP =

Khóa Luận Tốt Nghiệp

KPT
360
=
DTbinhquanngay
RT

- Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh hàng tồn kho của doanh
nghiệp được quay bao nhiêu lần trong một năm.

Công thức:
IT = Giá vồn hàng bán / tồn kho bình quân
- Số ngày tồn kho bình quân: đánh giá hiệu quả quản lý tồn
kho của doanh nghiệp.

Số ngày tồn kho bình quân =

360
Vongquayhangtonkho

- Vòng quay tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ
tài sản để tạo ra doanh thu.
Công thức:
TAT = doanh thu thuần / tổng tài sản bình quân
1.3.2.3 Tỷ số cơ cấu tài chính
- Tỷ số nợ so với tổng tài sản: đo lường mức độ sử dụng nợ so
với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức:
RD = Tổng nợ / Tổng tài sản bình quân
- Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: đo lường mức độ sử dụng
nợ so với vốn chủ sở hữu.
Công thức:
RD/E = Tổng nợ / VCSH
- Tỷ số trang trải lãi vay: dùng để đo lường mức độ mà lợi
nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế
nào.
Công thức:
Tỷ số trang trải lãi vay = EBIT / Lãi vay (I)
1.3.2.4 Tỷ số sinh lời
- Doanh lợi tiêu thụ: tỷ số này cho thấy một đồng doanh thu

tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.

Trang 7


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Công thức:
ROS = Lãi ròng/ Doanh thu thuần
- Doanh lợi tài sản: tỷ số này cho thấy một đồng tài sản đầu
tư vào hoạt động kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho
doanh nghiệp.
Công thức:
ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản bình quân
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu: tỷ số này cho thấy mức lợi nhuận
trên mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu vào doanh nghiệp.
Công thức:
ROE = lãi ròng/ vốn chủ sở hữu bình quân
1.3.3 Phân tích các tỷ số chứng khoán
- Thu nhập mỗi cổ phiếu: thu nhập mỗi cổ phiếu quyết đònh
giá trò của cổ phiếu bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ
phiếu. Nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu.
Công thức:
EPS =

Thunhaptucophieuthuong
Soluongcophieuthuong


- Cổ tức trên mỗi cổ phiếu: thể hiện số cổ tức mà nhà đầu tư
nhận được do mua cổ phiếu của công ty.
Công thức:
DPS =

Loinhuandemchia cot uc
Soluongcophieuthuong

- Tỷ số giá thò trường trên thu nhập: đây là chỉ tiêu mà các
nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phiếu trên thò trường đắt hay rẻ
so với thu nhập.
Công thức:
P/E = Giá thò trường mỗi cổ phiếu / EPS

Trang 8


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.3.4 Phân tích phương pháp Dupont
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA
và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của
từng bộ phận lên kết quả sau cùng.
Công thức:
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Trong đó:
ROA =


Loinhuanrong Doanhthuthuan
x
Doanhthuthuan
Tongtaisan

Đòn bẩy tài chính =

Tongtaisan
VCSH

Vì vậy, công thức tính tỷ số ROE có thể viết thành:
ROE =

Loinhuanrong DTthuan Tongtaisan
x
x
DTthuan
Tongtaisan
VCSH

Qua mối quan hệ giữa các tỷ số trong phương pháp Dupont, cho phép
doanh nghiệp phân tích nguyên nhân tác động đến tỷ số ROE và đưa ra các
biện pháp cải thiện tỷ số ROE, bằng cách thực hiện một hay nhiều biện pháp
sau:
- Tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng khả năng sinh lời của doanh
thu.
- Tăng số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp.
- Thay đổi cơ cấu nguồn vốn: tỷ lệ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.

Trang 9



GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ TỔNG HP VÀ PHÂN BÓN HÓA SINH

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HP VÀ
PHÂN BÓN HÓA SINH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa sinh (HSI) tiền thân
là Xí Nghiệp Phân Bón Hóa Sinh của Công ty Thanh Bình trực thuộc Tổng
cục Công nghiệp Quốc Phòng, Bộ Quốc Phòng và chính thức được chuyển
sang cổ phần hóa theo Quyết đònh số 1918/QĐ-QP ngày 09/09/2003 và Quyết
đònh 491/QĐ-QP ngày 24 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Thanh Bình thành 03 Công
ty cổ phần thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng.
Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa sinh chính thức đi
vào hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty Cổ phần từ ngày 01/09/2005.
 Tên Công ty

: Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa

sinh
 Tên tiếng Anh : General Materials Biochemistry Fertilizer Joint

Stock Company
 Tên viêt tắt


: MFJSC

 Trụ sở

: p 5, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ

Chí Minh
 Điện thoại

: (08) 37990170

 Fax

: (08) 37949051

 Giấy ĐKKD

: 4103003733

 Tài khoản

: 000156100002

 Ngân hàng

: TMCP Đông Á

 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
o Sản xuất, mua bán phân bón. Mua bán nguyên liệu sản xuất phân


bón, máy móc, thiết bò, phụ tùng ngành công nghiệp.
o Gia công chế biến, nuôi trồng thủy hải sản.

Trang 10


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

o Mua bán vật liệu xây dựng, nông – thủy – hải sản, lương thực

thực phẩm, hàng trang trí nội thất, sản phẩm giày da, hàng may mặc.
o Khai thác khoáng sản.
o Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp,

khu dân cư. Kinh doanh nhà ở, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà ở, văn
phòng.
o Sản xuất, gia công khung nhà thép, sản phẩm bằng kim loại.
o Mua bán vật liệu, vật tư ngành bao bì.
o Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ôtô.
o Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

Mua bán thuốc bảo vệ thực vật.
Từ một đơn vò sản xuất phân bón nhỏ với sản lượng hàng năm vài
nghìn tấn, Hóa sinh đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ, thiết bò,
phát triển sản phẩm, mở rộng thò trường, sắp xếp lại tổ chức và đào tạo nguồn
nhân lực để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn.
Sản phẩm chủ yếu của Hóa sinh là phân bón NPK với thương hiệu “Con

Trâu” đã trở thành thương hiệu uy tín trên thò trường, đạt được nhiều danh
hiệu và giải thưởng chất lượng như: Giải thưởng chất lượng Việt Nam, Giải
thưởng Bông lúa vàng, Giải thưởng đơn vò có sản phẩm được người tiêu dùng
ưa thích, Topten Phân bón, Giải cúp vàng vì sự nghiệp xanh Việt Nam, Cúp
vàng nông nghiệp Việt Nam nhiều huy chương và bằng khen khác.
2.1.2 Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa
Sinh là 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng chẵn). Tỷ lệ góp vốn của
các cổ đông như sau:

Trang 11


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn điều lệ
Cổ đơng

Số cổ phần sở Giá trị theo mệnh giá
hữu (Cổ phần)
(đồng)

Tỷ lệ
sở hữu (%)

Vốn nhà nước

943.500


9.435.000.000

9,435

CB-CNV

907.400

9.074.000.000

9,074

Cổ đơng khác

8.149.100

81.491.000.000

81.491

Tổng cộng

10.000.000

100.000.000.000

100,00

(Nguồ n: Phòng kế toán )

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón
Hóa Sinh
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa Sinh kế thừa từ Xí
nghiệp sản xuất phân bón Hóa Sinh của Công ty Thanh Bình nên cơ cấu tổ
chức cũng không có nhiều thay dổi. Công ty có các phòng: Phòng kinh doanh
– xuất nhập khẩu, phòng hành chánh – tổ chức, phòng tài chính – kế toán,
phòng kế hoạch tổng hợp và hai nhà máy đặt tại Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí
Minh và tại huyện Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên.
Từ khi chuyển sang công ty cổ phần, Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp
và Phân bón Hóa Sinh đã có những chuyển biến tích cực về mặt điều hành
nhân sự. Hiện công ty đang thực hiện chế độ tập trung quản lý, theo đó Hội
Đồng Quản Trò và Ban Giám Đốc là cấp điều hành cao nhất của công ty.

Trang 12


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bảng 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
CHỦ TỊCH HĐQT
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI SẢN XUẤT

PHÓ T.GIÁM
ĐỐC

NM PB
CỦ
CHI

KHỐI CƠ QUAN

PHÓ T.GIÁM ĐỐC

NM PB
NPK
PHÚ
YÊN

P.HCTC

CN CTY TẠI VQ CAMBODIA

PHÓ T.GIÁM ĐỐC

P.TC-KT
CÔNG
TY

P.TC-KT
NM PHÚ
YÊN

P.KDXNK

2.1.3.2 Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất của công ty, có quyền quyết đònh tỉ lệ trả cổ tức hàng năm;
phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm; bầu và bãi miễn HĐQT, BKS; bổ
sung và sửa đổi điều lệ; quyết đònh loại và số lượng cổ phần phát hành; sáp
nhập hoặc chuyển đổi Công ty; tổ chức lại và giải thể Công ty.
2.1.3.3 Hội đồng quản trò
Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ ĐHĐCĐ, có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết đònh mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông mà không được ủy quyền.
2.1.3.4 Ban kiểm soát
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có
nhiệm vụ kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt
Trang 13


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

động kinh doanh, quản trò và điều hành của công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trò và bộ máy điều hành của Ban Giám Đốc.
2.1.3.5 Tổng giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật, người điều hành hoạt động chung của
công ty và chòu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trò về việc thực hiện các
quyền và nghóa vụ được giao.
2.1.3.6 Nhiệm vụ và chức năng giữa các phòng ban
- Phòng hành chính – tổ chức
Tham mưu giúp cho ban Giám Đốc cơng ty về cơng tác quản trị nhân sự,
quản lý hành chính văn phòng; tổ chức bộ máy của cơng ty đảm bảo hiệu quả,

thực hiện cơng việc tuyển dụng, th mứơn, bố trí, sử dụng đào tạo lao động theo
u cầu của cơng ty; xây dựng nội quy, quy chế của cơng ty phù hợp với tình
hình nhiệm vụ thực tế.
- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu
Tham mưu cho Tổng giám đốc về cơng tác lập kế hoạch và các hoạt động
xuất nhập khẩu, xây dựng các chiến lược kinh doanh, phương hướng phát triển
của cơng ty; thực hiện cơng tác tiếp thị nhằm thúc đẩy q trình kinh doanh diễn
ra nhanh chóng đạt hiệu quả; phối hợp khảo sát, thu mua và cung ứng các loại
vật tư, nhiên liệu theo u cầu được phê duyệt.
- Phòng tài chính – kế tốn
Tham mưu cơng tác nhận, quản lý và cơng tác sử dụng vốn tài sản của nhà
nước và tổng cơng ty giao cho cơng ty dùng trong q trình hoạt động sản xuất
kinh doanh theo ngun tắc bảo tồn và có hiệu quả. Tổ chức ghi chép, phản ánh
chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong q trình sản xuất
kinh doanh. Thực hiện chính sách, chế độ về thuế tài chính kế tốn do nhà Nước
ban hành.
- Phòng kế hoạch – tổng hợp
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cơng tác thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật, cơng nghệ, bảo vệ mơi trường và chỉ đạo sản xuất có lien quan đến chủ

Trang 14


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

trương, phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Cơng ty; Nghiên cứu,
đề xuất xây dựng các kế hoạch sản xuất, phương hướng phát triển khoa học, kỹ
thuật, cơng nghệ; Kiểm tra chất lượng ngun liệu, nhiên liệu đầu vào, trong các

cơng đoạn của q trình sản xuất ra sản phẩm; Chịu trách nhiệm xây dựng các
báo cáo thống kê kế hoạch và báo cáo định kỳ của Cơng ty; Thực hành tiết kiệm,
xây dựng mơi trường làm việc lành mạnh có văn hóa.

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
2.2.1 Sản phẩm và thò trường tiêu thụ
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay tập trung chủ yếu
vào mảng sản xuất và kinh doanh phân bón tổng hợp NPK. Công ty hiện là
một trong những nhà cung cấp phân bón tổng hợp NPK chính trên thò trường
Việt Nam, với thương hiệu phân bón “Con trâu”. Sản phẩm phân bón NPK
của công ty rất đa dạng với trên một trăm mặt hàng phân bón chuyên dùng,
phân bón thông dụng, phân bón hữu cơ được chia theo tỉ lệ, màu sắc thành
phần nguyên liệu và hình thức sản phẩm. Trong đó, mặt hàng chủ lực của
công ty là phân NPK 20 – 20 – 15 và phân NPK 16 - 16 - 8. Sản phẩm phân
bón NPK của công ty được nghiên cứu và sản xuất phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu, loại cây trồng và thò hiếu của người nông dân theo từng thò
trường với tiêu chí chất lượng được đưa lên hàng đầu.
Thò trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm cả trong nước và
xuất khẩu. Về thò trường trong nước, sản phẩm được tiêu thụ khắp các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, các
tỉnh Tây Nguyên. Về xuất khẩu, công ty đã xuất thử một số lượng hàng sang
các nước Cambodia, Malaysia, c, Trung Quốc. Trong đo,ù thò trường xuất
khẩu chính là Cambodia, Malaysia

Trang 15


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bảng 2.3: Phân loại sản lượng sản phẩm theo vùng
Thò trường

Tỉ trọng trong doanh thu (%)
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Đồng bằng sông Cửu Long

44,0

37,0

45,0

Đông Nam Bộ

13,7

11,8

13,1

Tây Nguyên


25,0

29,0

24,0

Duyên hải miền Trung

14,0

16,0

8,51

3,3

6,2

9,39

100,0

100,0

100,0

Xuất khẩu
Tổng

(Nguồn: Phòng kinh doanh )

2.2.2 Doanh thu, lợi nhuận sản phẩm, dòch vụ
2.2.2.1 Tình hình sản phẩm tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ của công ty giai đoạn từ năm 2007-2009 biến động
không ổn đònh nhưng tăng nhiều vào năm 2009. Một số mặt hàng chủ lực của
công ty có giảm còn các mặt hàng khác thì đang tăng dần trên thò trường.
Bảng 2.4: Phân loại sản lượng tiêu thụ theo loại sản phẩm
STT

Khoản mục

Đơn vò tính

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1

Phân NPK 20:20:15

Tấn

26.238

14.290

21.123


2

Phân NPK 16:16:8

Tấn

17.399

14.646

4.698

3

Khác

Tấn

95.892

56.036

121.058

Tổng

Tấn

139.529


84.972

146.879

(Nguồn: Phòng kinh doanh )
2.2.2.2 Doanh thu thuần theo loại sản phẩm
Giá trò từng loại sản phẩm của công ty cũng biến động tương ứng với
sản lượng tiêu thụ được biểu hiện qua bảng sau:

Trang 16


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bảng 2.5: Phân loại doanh thu thuần theo loại sản phẩm
Năm 2007
STT Khoản mục

Giá trò
(triệu
đồng)

1

2
3

Năm 2008


Tỉ
trọng
(%)

Giá trò

Năm 2009

Tỉ
trọng
(%)

(triệu
đồng)

Giá trò
(triệu
đồng)

Tỉ
trọng
(%)

Phân NPK
153.986

23,44

168.086


26,53

201.471

22,39

78.208

11,91

129.183

20,39

32.637

3,63

Khác

424.700

64,65

336.386

53,09

665.557


73,98

Tổng doanh thu

656.894

100

633.655

100

899.665

100

20:20:15
Phân NPK
16:16:8

(Nguồn: Phòng kinh doanh )
2.2.2.3 Lợi nhuận theo loại sản phẩm
Lợi nhuận theo từng loại sản phẩm giai đoạn từ năm 2007 – 2009 được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Phân loại lợi nhuận theo loại sản phẩm
Năm 2007
STT

Khoản mục


Giá trò
(triệu
đồng)

1

2
3

Năm 2008

Tỉ
trọng
(%)

Giá trò

Năm 2009

Tỉ
trọng
(%)

(triệu
đồng)

Giá trò
(triệu
đồng)


Tỉ
trọng
(%)

Phân NPK
5.159

21,20

5.043

26,79

4.029

23,10

3.128

12,85

3.875

20,59

653

3,74


Khác

16.050

65,95

9.903

52,62

12.760

73,16

Tổng lợi nhuận

24.338

100

18.821

100

17.442

100

20:20:15
Phân NPK

16:16:8

(Nguồn: Phòng kinh doanh )

Trang 17


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2.3 Hoạt động phân phối và bán hàng
Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm thông qua các kênh
phân phối:
- Bán trực tiếp cho người tiêu dùng: người tiêu dùng chủ yếu là các
trang trại, các nông trường, các công ty sản xuất nông nghiệp và cây công
nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với công ty để mua phân bón về sử dụng.
- Nhà bán lẻ: các cửa hàng bán lẻ, mua hàng trực tiếp từ công ty hoặc
từ các đại lý.
- Các đại lý: công ty đã tổ chức được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
thông qua hệ thống trên 160 đại lý lớn tại các khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung bộ. Đây là kênh phân phối
chính của công ty.
- Nhà buôn bán: là những đối tác có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có giá
trò lớn với công ty và có mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm.
- Các công ty trung gian, trạm giao dòch và cửa hàng giới thiệu sản
phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu.
2.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Cơng ty
2.2.4.1 Thuận lợi:

- Năm 2009 là năm thứ tư Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ

phần, việc chuyển đổi thành Công ty cổ phần đã tạo cho Công ty những thay
đổi tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu phân bón “ Con
trâu” đã giữ vững uy tín trên thò trường và ngày càng được nhiều người tiêu
dùng tin tưởng.
- Việc niêm yết trên sàn giao dòch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là một
cố gắng vượt bậc của Công ty, góp phần nâng cao uy tín của Công ty, đồng
thời Công ty cũng được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp do niêm
yết.

Trang 18


GVHD: Th.S Trần Thò Huệ Chi

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Một nhân tố quan trọng khác cho sự phát triển của toàn Công ty là Hội
đồng quản trò đã có những đònh hướng đúng đắn, những kế hoạch đầu tư
nhanh, kòp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn. Chính điều này đã giúp
cho Ban Giám đốc điều hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong sản xuất
kinh doanh.
- Nguồn nhân lực của Công ty đa số là cán bộ trẻ, giàu kinh nghiệm, có
năng lực và taam huyết sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
- Công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng ổn đònh ở các thò
trường miền Trung và miền Tây. Công ty cũng tiếp cận và khai thác thêm các
thò trường tiêu thụ sản phẩm như thò trường phía Bắc, thò trường Campuchia và
Malaysia…

- Dự trữ công suất hoạt động của các nhà máy còn khá lớn. Hiện tại cả 2
nhà máy ở Củ Chi và Phú Yên chỉ hoạt động khoảng 70% công suất.
- Cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất được đầu tư nghiên cứu hiệu quả và ứng
dụng vào sản xuất, giảm được tỷ lệ hao hụt ngun vật liệu, tiết kiệm chi phí và
nâng cao năng lực sản xuất.
2.2.4.2 Khó khăn
- Ngun vật liệu: Trên thế giới chỉ có một số nước sản xuất ngun liệu
chủ yếu cho chế tạo phân bón như Israel, Canada, Belarus (sản xuất K2O5); Mỹ,
Trung Quốc, Malaysia (DAP). Do đó, ngun liệu sản xuất phân bón ở Việt Nam
hiện nay chủ yếu từ nguồn nhập khẩu nên khi tình hình cung cầu phân bón trên
thế giới biến động dễ dẫn đến tình trạng khơng ổn định nguồn hàng và giá cả,
khơng đảm bảo được tiến độ sản xuất và tăng sức ép về giá thành sản xuất và giá
bán sản phẩm.
- Thời tiết, dịch bệnh: Sản phẩm phân bón được tiêu thụ trong lĩnh vực nơng
nghiệp nên chịu ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất nơng nghiệp trong nước.

Trang 19


×