Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHƯƠNG IV kỹ thuật an toàn trong ngành cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.82 KB, 16 trang )

CHƯƠNG IV KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG NGÀNH CƠ KHÍ

4.1. Những nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong
ngành cơ khí
Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn,
Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị bảo hiểm bị hỏng hay không hoạt động
chính xác,
Bộ phận điều khiển máy bị hỏng,
Vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình sử dụng máy an toàn,
Vi phạm nội quy an toàn của xưởng, của xí nghiệp,
Điều kiện vệ sinh kém như : thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, ồn vượt
quá tiêu chuẩn cho phép...
Mặt bằng nhà xưởng lộn xộn, giao thông trong xưởng không thuận lợi...
Sắp xếp nguyên vật liệu, thành phẩm bán thành phẩm thiếu gọn gàng ngăn
nắp...
4.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn trong ngành cơ khí
1. Nguyên tắc chung
1.Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện
hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo các
quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong lý lịch máy của
nhà chế tạo;
2.Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai nạn lao động trong
quá trình sử dụng máy, thiết bị;
3.Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp;
4.Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với điều kiện an toàn:
-

Chọn vị trí và địa điểm phù hợp;

Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển đảm bảo hợp lý và
thuận tiện;


-

Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo các điều kiện an toàn;


2. Nguyên tắc an toàn khỉ sử dụng đối với máy, thiết bị
Ngoài người phụ trách ra không ai được khởi động điều khiển máy;
Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng;
Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không
có người điều khiển;
Cần tắt công tác nguồn khi bị mất điện;
Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn,
không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;
Khi vận hành may phải mặc trang bị phương tiện bải vệ cá nhân phù hợp
(không mặc quần áo dài quá, không cuốn khăn quàng cổ, đi găng tay v.v…);
Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;
Trên máy hỏng cần treo biển ghi "Máy hỏng".
3. Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn
Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn;
Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ;
Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển;
Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và
giảm những nguy hiểm do máy gây ra;
Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy: bộ phận che
chắn cần phải:
+ Cố định chắc vào máy;
+ Che chắn được phần chuyển động của máy;
+ Không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân;
+ Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy;
+ Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên;

+ Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp;
+ Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đẩy đủ;
+ Đảm bảo hệ thống điện an toàn;


+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
4.3.

Kỹ thuật an toàn với thiết bị áp lực

4.3.1.Khái niệm, sự cố, các nguyên nhân gây mất an toàn
a. Khái niệm
Thiết bị chịu áp lực là những thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học,
hoá học, cũng như dùng để chứa đựng khi vận chuyển, bảo quản các môi chất ở trạng
thái có áp suất như khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan và các chất lỏng khác. Thiết bị
áp lực gồm nhiều loại với tên gọi khác nhau: Chai, bể (xitec), bình liên hợp, thùng,
bình hấp của các nhà máy bia, nước giải khát có ga, bính khí axêtylen, chai ôxy v.v...
Nồi hơi là một thiết bị (hoặc tổ hợp thiết bị) dùng để tạo hơi có áp suất lớn hơn
áp suất khí quyển để phục vụ các mục đích khác nhau nhờ năng lượng được tạo ra do
đốt nhiên liệu trong buồng đốt. Nồi đun nước nóng là thiết bị có buồng đốt nóng nhiên
liệu, nhiệt năng do quá trình cháy trong buồng đốt tạo thành dùng để tạo ra hơi hay
nước nóng có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển để phục vụ các nhu cầu sản xuất và
đời sống. Nồi hơi có loại cố định được lắp đặt cố định trên nền móng; nồi hơi di động
được lắp đặt trên các giá di chuyển được. Nồi hơi ống nước: nước được tuần hoàn
trong các ống được đốt nóng. Nồi hơi ống lò là loại nồi hơi trong đó sản phẩm của các
quá trình cháy chuyển động trong các ống đặt trong bao hơi. Lò hơi có loại lò ghi
(nhiên liệu rắn), lò đốt buồng (nhiên liệu rắn, lỏng, khí).
Theo áp suất làm việc của môi chất công tác có nồi hơi hạ áp, cao áp và siêu cao
áp. Về mặt kỹ thuật an toàn người ta chia ra nồi hơi có áp suất dưới 0,7at và trên 0,7at.
b. Nguy cơ hư hỏng và nổ vỡ các thiết bị áp lực

* Nguy cơ nổ
Thiết bị áp lực làm việc trong điều kiện môi chất chứa trong đó có áp suất khác
áp suất khí quyển (lớn hơn – áp suất dương, nhỏ hơn – áp suất âm), giữa chúng (môi
chất công tác và môi trường bên ngoài) luôn có xu hướng cân bằng áp suất kèm theo
sự giải phóng năng lượng khi điều kiện cho phép (độ bền của thiết bị không đảm bảo
do những nguyên nhân khác nhau) dưới dạng các vụ nổ.
Các thiết bị áp lực bị nổ vỡ khi độ bền của nó không chịu nổi tác dụng của chênh
lệch áp suất giữa môi chất trong bình và môi trường bên ngoài.
Có hai dạng: nổ vật lý và nổ hoá học.


Nổ vật lý là hiện tượng phá huỷ thiết bị để cân bằng áp suất giữa trong và ngoài
khi áp suất môi chất trong thiết bị vượt quá trị số cho phép đã được tính trước đối với
loại vật liệu đã chọn hoặc do vật liệu chọn không đúng, cũng như khi vật liệu làm
thành bì ăn mòn...
Nổ hoá học có mối nguy hiểm gấp nhiều lần do quá trình gia tăng áp suất trước
khi thiết bị bị phá huỷ bởi sự nổ vật lý diễn ra rất nhanh và áp suất nổ lớn hơn nhiều
lần áp suất ban đầu trong thiết bị. Công sinh do nổ hoá học rất lớn và phụ thuộc chủ
yếu vào bản thân chất nổ, tốc độ cháy của hỗn hợp, phương thức lan truyền của sóng
nổ. Vì vậy khi tính toán độ bền của thiết bị phải chú ý đến khả năng chịu lực khi có nổ
hoá học, khả năng thoát khí qua van an toàn.
Hiện tượng nổ hoá học có thể xảy ra tại nhiều điểm bên trong thiết bị, còn nổ vật
lý chỉ làm vỡ thiết bị tại vùng kém bền nhất của thiết bị.
* Nguy cơ bỏng
Thiết bị áp lực làm việc với môi chất có nhiệt độ cao dẫn đến gây ra nguy cơ
bỏng nhiệt. Hiện tượng bỏng nhiệt xảy ra do nhiều nguyên nhân: xì hở môi chất, nổ
vỡ thiết bị, tiếp xúc với các thiết bị có nhiệt độ cao không được bọc hoặc bị hỏng cách
nhiệt, do vi phạm chế độ vận hành, vi phạm quy trình xử lý sự cố, do cháy...
Bên cạnh đó ta còn gặp hiện tượng bỏng do nhiệt độ thấp ở các thiết bị mà môi
chất được làm lạnh lâu ở áp suất lớn; hiện tượng bỏng do các hoá chất, chất lỏng có

hoạt tính cao (axit, chất oxy hoá mạnh, kiềm ...)
* Các yếu tố nguy hiểm có hại khác
Các thiết bị áp lực sử dụng trong công nghiệp thường có yếu tố nguy hiểm do
các chất hoặc sản phẩm có tính nguy hiểm, độc hại như bụi, hơi, khí độc được sử dụng
hay tạo ra trong quá trình sử dụng, khai thác thiết bị.
c. Nguyên nhân gây mất an toàn đối với các thiết bị áp lực
* Nguyên nhân kỹ thuật
- Thiết bị được thiết kế và chế tạo không đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết
cấu không phù hợp, dùng sai vật liệu, tính toán sai làm cho thiết bị không đủ khả năng
chịu lực, không đáp ứng yêu cầu an toàn khi làm việc lâu dài dưới tác động của các
thông số vận hành tạo nguy cơ sự cố.


- Thiết bị quá cũ, hư hỏng nặng, không được sửa chữa kịp thời, chất lượng sửa chữa
kém.
- Không có thiết bị kiểm tra đo lường hoặc thiết bị kiểm tra đo lường không đủ tin
cậy.
- Không có cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn không làm việc theo chức năng yêu
cầu.
- Đường ống và thiết bị phụ trợ không đảm bảo đúng quy định.
- Tình trạng nhà xưởng, hệ thống chiếu sáng, thông tin không đảm bảo khả năng theo
dõi, vận hành xử lý sự cố một cách kịp thời.
*Nguyên nhân tổ chức
Người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong khai thác, sử dụng thiết
bị chịu áp lực, đặc biệt là thiết bị làm việc với áp lực thấp, thiết bị có công suất và
dung tích nhỏ, dẫn tới tính trạng quản lý chủ quan, lỏng lẻo, nhiều khi không đăng
kiểm vẫn đưa vào hoạt động.
4.3.2. Những biện pháp an toàn
* Biện pháp tổ chức
- Quản lý thiết bị chịu áp lực theo các quy định trong tài liệu tiêu chuẩn, quy phạm

- Đào tạo huấn luyện: người vận hành phải được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật an
toàn, nắm vững thao tác khi vận hành và cách xử lý khi có sự cố xẩy ra.
- Xây dựng các tài liệu kỹ thuật: Các tiêu chuẩn, quy phạm hướng dẫn vận hành là
những phương tiện giúp cho việc quản lý kỹ thuật, khai thác thiết bị một cách có hiệu
quả và an toàn, ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
* Biện pháp kỹ thuật
- Thiết kế chế tao: đây là giải pháp được xem xét ngay từ khâu đầu tiên: thếit kế, chế
tạo. Các giải pháp đó lao gồm việc chọn kết cấu, tính độ bền, vật liệu, giải pháp gia
công. Mục tiêu của khâu thiết kế chế tạo là đảm bảo khả năng làm việc an toàn lâu
dài, loại trừ khả năng hình thành các nguy cơ sự cố và tai nạ lao động
- Kiểm nghiệm dự phòng: Được áp dụng khi thiết bị mới chế tạo lắp đặt hoặc sau khi
sửa chữa lớn, khám nghiệm định kỳ, khám nghiệm bất thường.


+ Kiểm tra, xem xét bên trong và bên ngoài thiết bị dể xác định tình trạng kỹ thuật,
phát hiện những hư hỏng, khuyết tật...
+ Thử nghiệm độ bền bằng áp lực chất lỏng để xác định khả năng chịu lực của thiết bị.
+ Thử nghiệm độ kín của thiết bị bằng khí nèn
+ Kiểm tra xác định chiều dài của thiết bị, khuyết tật, mối hàn
- Sửa chữa phòng ngừa: Việc sửa chữa kịp thời sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm sự
cố, tai nạn lao động và tăng tuổi thọ của thiết bị
+ Sửa chữa sự cố: để khắc phục những hư hỏng nhỏ xảy ra trong quá trình vận hành,
sử dụng thiết bị.
+ Sửa chữa định kỳ: Sửa chữa vừa hoặc sửa chữa lớn nhằm thay thế từng phần hoạc
thay thế toàn bộ thiết bị không còn khả năng làm việc an toàn.
4.4.Kỹ thuật an toàn với thiết bị nâng hạ
4.4.1.Những khái niệm chung
a. Thiết bị nâng hạ là những thiết bị dùng để nâng, hạ tải.
Theo TCVN 4244-86 thì các thiết bị nâng hạ bao gồm:
+ Máy trục;

+ Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao;
+ Palăng điện hoặc thủ công;
+ Tời điện, thủ công;
+ Máy nâng.
b. Những sự cố tai nạn thường xảy ra của thiết bị nâng hạ:
+ Rơi tải trọng: chủ yếu do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, moc buộc tải;
do công nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh;
phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá
bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo.
+ Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người, do nối cáp không đúng kỹ thuật,
khoá cáp mất, hỏng phanh, có thể do cần quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.


+ Đổ cầu: Do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định, đất bị lún hoặc mặt phẳng
có góc nghiêng quá quy định. Cầu quá tải hoặc tải bị vướng vào các vạt xung quanh.
+ Tai nạn về điện: tai nạn về điện có thể xảy ra do:
Cần cẩu chạm vào đường dây mang điện hay bị phóng điện hồ quang do vi phạm
khoảng cách an toàn đối với điện cao áp. Thiết bị được nâng đè lên dây cáp mang điện
4.4.2 Các biện pháp an toàn
1. Yêu cầu an toàn đối với một số chi tiết, cơ cấu quan trọng của thiết bị nâng
a. Cáp: Là chi tiết quan trọng trong bất kỳ máy trục nào
*Chọn cáp:
- Cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên cáp.
- Cáp có cáu tạo phù hợp với tính năng sử dụng của nó.
- Cáp có đủ chiều dài cần thiết. Đối với cáp dùng để buộcthì phải đảm bảo góc taọ
thành giữa các nhánh cáp không lớn hơn 90 0. Đối với cáp sử dụng ở các cơ cấu nâng,
hạ tải hoặc cần thì cáp phải có độ dài sao cho khi tải hoặc cần ở vị trí thấp nhất thì trên
tang cuộn cáp vẫn còn lại một số vòng dự trữ cần thiết phụ thuộc vào cách cố định đầu
cáp.
*Loại bỏ cáp: Sau một thời gian sử dụng, cáp sẽ bị mòn do ma sát, gỉ và bị gẫy, dứt

các sợi do bị cuốn vào tang và qua ròng rọc, hiện tượng đó phát triển dần và đến một
lúc nào đó thì cáp mới bị đứt hoàn toàn. Ngoài ra cáp còn bị hỏng do thắt nút, kẹp...
do đó phải thường xuyên kiểm tra tình trạng dây cáp, căn cứ vào quy phạm hiện hành
để loại bỏ cáp không còn đủ tiêu chuẩn.
b. Xích: Các loại xích được sử dụng là xích hàn và xích lá.
Xích phải được chọn loại có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên
xích. Khi mắt xích đã mòn quá 10% kích thước ban đầu thì không sử dụng được nữa.
c. Tang và ròng rọc
- Tang: dùng cuộn cáp và cuộn xích. Yêu cầu của tang:
+ Đảm bảo đường kính theo yêu cầu
+ Cấu tạo tang phải đảm bảo với yêu cầu làm việc
+ Tang phải loại bỏ khi rạn nứt.


- Ròng rọc: dùng thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để làm lợi về lực hay
tốc độ. Yêu cầu của ròng rọc:
+ Đảm bảo đường kính puli theo yêu cầu
+ Cấu tạo phù hợp với chế độ làm việc
+ Ròng rọc phải loại bỏ khi rạn, nứt hay mòn sâu quá 0.5mm đường kính cáp.
d. Phanh: được sử dụng ở tất cả các loại máy trục và ở hầu hết các cơ cấu của chúng.
Tác dụng của phanh là dùng để ngừng chuyển động của một cơ cấu nào đó hoặc thay
đổi tốc độ của chúng. Phanh được chia thành các loại phanh má, phanh đai, phanh đĩa,
phanh côn.
Trong đó phanh má là loại phanh được sử dụng nhiều nhất trong máy trục.
Momen của phanh má được tạo ra bằng các lực ma sát giã hai má phanh và bánh
phanh.
Phanh đai có cấu tạo đơn giản, mô mem phanh do lực ma sát giữa đai phanh và
bánh phanh sinh ra. Nhưng phanh đai có mức an toàn thấp, hay gây sự cố nên ít sử
dụng.
Phanh đĩa và phanh côn là những phanh tạo nên do ma sát giữa các đĩa hoặc côn

với nhau. Chúng chỉ làm phanh phụ ở các cơ cấu
Phanh được loại bỏ trong các trường hợp sau:
- Với má phanh phải loại bỏ khi mòn không đều, má phanh không mở đều, má mòn
tới đinh vít giữ má phanh, bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm, phanh có vết rạn nứt, khi
phanh làm việc má phanh chỉ tiếp xúc với bánh một góc nhỏ hơn 80% góc quy định,
độ hở của má phanh và bánh phanh vượt quá quy định.
- Đối với phanh đai, phải loại bỏ khi có vwts ở đai phanh, khi độ hở giữa đai phanh và
bánh phanh lớn hơn 4mm, khi bánh phanh bị mòn hơn 30% chiều dày ban đầu của
thnàh bánh phanh, khi đai phanh bị mòn quá 50% chiều dày ban đầu, khi phanh làm
việc đai phanh chỉ tiếp xúc với bánh phanh một góc nhỏ hơn 80% góc tính toán, khi
đai phanh và bánh phanh mòn không đều
2. Những yêu cầu về an toàn khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa thiết bị nâng


a. Yêu cầu khi lắp đặt
- Phải lắp đặt thiết bị nâng ở vị trí tránh được sự cần thiết phải kéo lê tải trước khi
nâng và có thể nâng cải cao hơn chướng ngại vật 0.5m.
- Nếu là thiết bị nâng dùng nam châm điện để mang tải thì cấm đặc chúng làm việc
trên nhà, các công trình thiết bị.
- Khoảng cách giữa các máy trục với nhau, với các chướng ngại vật ( hố đào, hào,
đường dây tải điện...) phải đảm bảo theo tiêu chuẩn.
b. Yêu cầu khi vận hành
- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của cơ cấu
và các chi tiết quan trọng. nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới đưa vào
sử dụng.
- Phát tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động.
- Tải được nâng không lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc
chắn không bị rơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.
- Cấm để người đứng trên tải tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân bằng tải.
- Tải phải nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất là 0.5m

- Cấm đưa tải qua đầu người
- Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị, khi nhà chế tạo không
quy định trong hồ sơ kỹ thuật.
- Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng
cách không lớn hơn 200mm và ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn công nhân
đứng.
- Tải phải được hạ xuống ở nơi quy định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt
rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được thép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định
- Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng
- Khi xếp hoặc dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm
mất ổn định của phương tiện.
- Cấm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo


c. Yêu cầu sửa chữa:
Đây là công tác phải tiến hành định kỳ theo yêu cầu sử dụng bảo dưỡng đã ghi
trong tài liệu kèm theo máy.
d. An toàn điện trong thiết bị nâng:
- Trong trường hợp mạng điện có điểm trung tính nguồn không nối đất thì thực hiện
nối đất bảo vệ (phần kim loại không mang điện của máy đều phải nối đất với điện trở
nhỏ)
- Trường hợp mạng điện có điểm trung tính nguồn trực tiếp nối đất thì phải tực hiện
nối “không” (phần kim loại không mang điện của máy đều phải nối với dây trung tính
của nguồn điện)
3. Quản lý thiết bị nâng
Thiết bị nâng là thiết bị có mức nguy hiểm cao, do đó yêu cầu việc quản lý chặt
chẽ ngay từ khi chế tạo cho đến quá trình sử dụng và sửa chữa.
- Các thiết bị nâng phải được lập hồ sơ quản lý ở cơ sở. Gồm có:
+ Lý lịch thiết bị nâng
+ Thuyết minh hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản và sử dụng an toàn.

- Phải tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ
- Tổ chức khám nghiệm thiết bị nâng
Đối với các thiết bị nâng, chuyển cần có các biện pháp an toàn sau:
• Việc vận chuyển nội bộ trong xí nghiệp và phân xưởng phải được hết sức coi
trọng an toàn, đặc biệt là vận chuyển bằng cần cẩu, cầu trục. Đối với việc vận chuyển
mặt đất, các đường vận chuyển khi xây dựng phải để ý tới đặc điểm trọng lượng và
kích thước của phôi liệu, sản phẩm và phải phù hợp với phương tiện vận chuyển cơ
giới thô sơ. Tất cả các vật liệu phải chuyên chở, nếu có trọng tâm cao thì phải được
chằng buột cẩn thận. Các phôi hay sản phẩm hình tròn, hình ống khi chất hàng cần có
giỏ hoặc thùng bao đựng. Đối với các chi tiết cồng kềnh nên vận chuyển vào thời gian
nghỉ làm việc của công nhân.
• Đường vận chuyển thường xuyên trong phân xưởng không được cắt đường
công nghệ sản xuất theo giây chuyền và phải có đủ chiều rộng. Việc điều khiển, ra tín


hiệu vận chuyển và bốc dỡ hàng nặng phải do những người đã được huấn luyện
chuyên môn về kỹ thuật và an toàn thực hiện.
• Đối với các thiết bị nâng chuyển trên không như cầu trục, cẩu lăn, cẩu côngxôn
v.v... phải được thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Các móc phải có các chốt
hàm cáp hoặc xích. Việc treo móc phải cân, đúng trọng tâm của vật và không được
treo móc lệch. Khi các kiện hàng được móc cẩu phải treo tín hiệu, đèn báo cảnh giới.
Cấm cẩu móc hàng di chuyển trên khu vực có công nhân đang làm việc. Việc chằng
buộc cáp vào móc phải thực hiện đúng kỹ thuật. Chọn cáp, dây xích, phanh, chọn vị
trí đặt cẩu, chọn tải trọng và tầm với của cẩu cho phù hợp. Chú ý tầm với và đường
chuyển động của cẩu để không vướng các đường dây điện.
• Đối với các thiết bị nâng chuyển chỉ cho phép những người chuyên trách đã
được huấn luyện mới được điều chỉnh. Tất cả các phương tiện nâng hạ cơ khí hoặc
điện khí đều phải có lý lịch và quy định rõ quy trình vận hành an toàn. Thường xuyên
kiểm tra máy, thử máy.
4.5.Kỹ thuật an toàn khi kiểm tra, Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe - m áy

4.5.1. Những yêu cầu chung về an toàn trong xưởng bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xemáy:
1. Phải đặt dụng cụ cứu hoả, cứu thương ở nơi dễ thấy, dễ lấy nhất.
2. Thực hiện đúng tác phong công nghiệp:
- Quần áo, tóc phải gọn gàng, đi giày (chống trơn trượt; phoi kim loại đâm; dụng cụ,
chi tiết rơi vào chân,…), mũ bảo hộ; Không đeo các vật kim loại ở tay.
- Không đi lại những khu vực sản xuất khác (dễ bị điện giật, chấn thương,…)
- Dụng cụ, đồ nghề luôn ngăn nắp, sạch sẽ và được sử dung hợp lí.
- Các chất thải (dầu, mỡ, giẻ…) phải tập trung vào thùng chứa riêng.
3. Không được ăn uống, hút thuốc lá khi làm việc.
4. Các biển báo được đặt, gắn trên máy móc hoặc trên tường ở vị trí dễ thấy để luôn
nhắc nhở công nhân vận hành an toàn, đúng qui trình qui phạm.
5. Yêu cầu khách hàng không lại gần các khu vực làm việc để tránh tai nạn rủi ro.
6. Khi sử dụng khí nén để làm sạch chi tiết: không hướng đầu phun khí vào người
khác; không dùng khí nén để phủi bụi trên người.


7. Không đùa nghịch với bình chữa cháy.
8. Dùng đèn soi có điện áp thấp khi kiểm tra, BDSC.
4.5.2. An toàn khi thực hiện bảo dưỡng- sửa chữa ô tô, xe - máy
1. Các bộ phận quay của xe:
- Đề phòng các bộ phận đang quay bị tuột, vỡ, đứt văng vào người (đứt dây đai, vỡ
khớp nối,…); hoặc quần áo, tóc bị mắc vào dây đai, quạt gió, puli,…
- Khi kích cầu sau lên, nổ máy để kiểm tra hệ thống truyền lực phải chú ý: bánh xe,
các đăng,… có thể gây tai nạn
2. Hệ thống làm mát:
- Khi xe đang làm việc hoặc vừa dừng lại: không tháo đường ống dẫn nước hoặc mở
nắp két nước đột ngột, có thể gây bỏng hơi ( t 0= 80~90oC); Nếu nắp có van giảm áp:
ấn van cho xì hơi , để hạ áp sau đó mới mở nắp.Nếu không có van: vặn nắp két nước
ra từ từ, mỗi lần khoảng 1/4 vòng.
- Chất chống đông (ethanol glycol) khi cháy không nhìn thấy ngọn lửa, nên tránh để

rơi vào nguồn nhiệt (ống xả…) có thể gây bỏng.
3. Hệ thống nhiên liệu:
- Không nhìn vào họng bộ CHK khi động cơ khởi động hoặc đang làm việc (vì ngọn
lửa hồi về bộ CHK có thể phụt cao 0,5~1 m, gây bỏng mặt)
- Không chạm vào ống xả khi chưa chắc chắn đã nguội.
- Không thử vòi phun gần ắc qui hoặc các nguồn nhiệt khác.
- Khi hàn thùng chứa nhiên liệu: phải xúc rửa kĩ, dùng khí nén thổi khô, đổ nước vào
rồi hàn.
- Không dùng miệng hút, thổi xăng; tránh dùng xăng rửa tay, nếu bị xăng dính vào
người phải rửa bằng xà phòng nhiều lần.
- Không rót xăng đầu hướng gió, gần nguồn lửa.
4. Hệ thống điện:
- Nếu bị xung điện cao áp của hệ thống đánh lửa giật, có thể ngã, gây tai nạn. Do đó,
khi cần kiểm tra điện cao áp phải dùng kìm cách điện hoặc các dụng cụ chuyên dùng.
không kiểm tra tia lửa bugi tại vị trí có hơi xăng dầu, bụi gây cháy nổ.


- Không làm chạm, chập ắc qui, hoặc tạo tia lửa khi đang nạp ắc quy, có thể gây nổ ắc
qui.
5. Các hoá chất, khí độc hại khác:
* Dầu nhờn:
- Khi tiếp xúc thường xuyên với dầu khoáng, làm da bị khô, dị ứng, viêm da, nhiễm
trùng.
- Dầu nhờn cũ chứa các chất gây ô nhiễm, là tác nhân gây ung thư da. Do đó, khi thay
dầu máy: tránh tiếp xúc trực tiếp; nếu bị dầu dính vào tay, phải lau khô, rửa xà phòng
ngay.
- Dầu nhờn gặp hỗn hợp khí (ô xi + axêtilen), có thể gây nổ. Do đó, khi hàn hơi: tay
chân, quần áo, vật hàn, không được dính dầu
- Ngoài ra: dầu nhờn còn làm trơn trượt, làm ngã, trượt tay -> gây tai nạn
* Sơn:

- Hơi sơn rất độc: gây các bệnh hô hấp, dị ứng,…Do đó, khi làm việc với sơn, phải có
đầy đủ dụng cụ BHLĐ như quần áo, mũ, găng tay, giày, kính,…
- Sơn ở dạng mù: dễ gây cháy nổ, do đó phải làm việc nơi thoáng khí, xa nguồn nhiệt.
* Keo dán:
Khi sử dụng không để dính vào người, bắn vào mắt,…
* Mài, rà má phanh, đĩa ma sát li hợp:
Tấm ma sát có chất Thạch miên gây bệnh ung thư phổi, do đó phải đeo khẩu
trang, và đầy đủ các đồ bảo hộ lao động khi làm việc với chúng.
* Dầu Thuỷ lực:
- Tác động lên hệ thần kinh trung ương gây nôn nao, khó ngủ,…
- Dễ cháy -> không làm việc gần nguồn nhiệt, vùng có tia lửa điện.
- Không tháo đường ống thuỷ lực khi hệ thống đang hoạt động, vì dầu có áp suất rất
cao.
- Không để dầu bắn vào mắt, vào người.
* ắc qui:


- Dung địch điện phân có nồng độ H 2SO4 cao -> gây bỏng axít. Khi pha chế phải tuân
thủ đúng các yêu cầu:
+ Đổ từ từ H2SO4 vào nước cất ( không làm ngược lại, gây bỏng)
+ Dụng cụ chứa: sành sứ, thuỷ tinh; que khuấy bằng nhựa, thuỷ tinh.
+ Phải có găng tay cao su, kính bảo vệ mắt đề phòng dung dịch axit bắn vào
- Khi nạp ắc qui: nạp ở nơi thông thoáng, tháo nút bình; tránh gần nguồn nhiệt; không
hút thuốc lá khi nạp ắc qui.
* Hệ thống làm lạnh:
Không tự tiện tháo lắp, sửa chữa hệ thống lạnh khi đang hoạt động vì khí gaz dễ
gây cháy nổ, là loại khí độc hại, gây “bỏng lạnh” rất nguy hiểm.
* Khí xả:
Trong khí xả chứa nhiều thành phần độc hại (NOx, COx,…) -> không nổ máy
trong nhà hoặc nơi không thông thoáng.

6. Nắp Ca-pô, cửa Ca-bin:
- Chú ý khi đóng, mở nắp: dễ bị kẹt tay hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
- Khi mở cửa xe: phải chú ý quan sát các phương tiện đi tới, tránh gây tai nạn.
7. Bơm bánh xe:
Bơm bánh xe đến áp suất qui định cho từng loại lốp, tránh bơm quá căng; khi bơm
phải có lồng bảo hiểm (với bánh xe đã tháo), với bánh đang lắp trên xe, phải quay
miệng hở của tanh xuống phía dưới.
8. Kê kích gầm xe:
- Dùng kích phù hợp: đủ tải, đủ chiều cao nâng.
- Kiểm tra kích trước khi sử dụng: lượng dầu, ren, van,…
- Chọn vị trí thích hợp để đặt kích: đặt kích trên tấm đệm (gỗ, sắt,…), chắc chắn, bằng
phẳng; đầu kích phải đặt trên vị trí phẳng, tránh làm lệch trọng tâm xe.
Chú ý khi kích xe ở địa hình dốc: dễ trôi, lật xe
- Vừa nâng kích, vừa kê theo (dùng gỗ, mễ ).


- Khi đang kích, không được có người lên xuống xe hoặc chui xuống gầm xe; chú ý
chèn bánh xe chắc chắn.
- Khi hạ kích phải hạ từ từ.
9.Tháo lò xo, nhíp, phanh hãm:
Chú ý độ đàn hồi của chúng, tránh văng vào người, gây tai nạn.
3.4.3. An toàn khi sử dụng một số máy công cụ trong xưởng
a. An toàn trên máy tiện
Trong các nhà máy cơ khí, máy tiện chiếm khoảng 30% tổng số các máy. Trên
máy tiện có nhiều bộ phận chuyển động như trục viét me, trục trơn, các bánh răng,
mâm cặp... các bộ phận này có thể gây ra các mối nguy hiểm cho người lao động nếu
không có những biện pháp an toàn thích hợp.
Phoi cắt trên máy tiện cũng dễ gay ra tai nạ. Khi tiện thép thương sinh ra phoi
dây dài và sắc nên dễ gây đứt tay chân và có thể cuộn vào chi tiết gia công là giảm độ
nhẵn bóng bề mặt của chi tiết gây khó khăn cho việc gia công; để khắc phục hiện

tượng này người ta phải thiết kế chế tạo các cơ cấu bẻ phoi.
Người ta cũng có thể chọn các thông số hình học của dao hợp lý (như góc cắt
chính, góc nâng, góc trước) để bẻ phoi khi tiện.
Khi vật liệu tiện giòn (VD như gang xám), phoi vụn bắn lung tung dễ gây bỏng
và bắn vào mắt.
Khi gia công các chi tiết dài và yếu, dưới tác dụng của lực ly tâm phôi có thể bị
văng ra hoặc uống cong, vì vậy các chi tiết gia công phải có giá đỡ phía sau.
Không được gá dao công xon quá dài, gá phôi không tròn, kém vững.... sẽ là
những nguyên nhân gây ra rung động, trường hợp này dễ sinh ra gãy dao, mảnh dao
bắn ra gây nguy hiểm cho con người.
b. An toàn trên máy mài
Đá mài gồm những hạt mài được liên kết lại bằng chất dính kết (như backelit,
gốm...), đá mài chịu kéo yếu nhưng thương lại làm việc ở tốc độ cao, vì vậy khi đá
quay với tốc độ cao sẽ sinh ra lực li tâm lớn. Nếu đá mài không đảm bảo khả năng liên
kết tốt sẽ gây vỡ đá rất nguy hiểm.


Một yêu cầu đối với đá mài là sự cân bằng của đá để đảm bảo giảm rung động
khi nó quay với tốc độ cao. Trong quá trình mài, phoi mài ở dạng bụi cùng với nước
làm lạnh cũng ở dạng bụic ó thể gây ra tổn thương cho mắt và cả cơ quan hô hấp
(nguy hiểm nhất là các loại đá mài dùng vật liệu chứa nhiều SiO2).
Tất cả các đá mài trước khi đem sử dụng đều phải được kiểm tra, VD đối với đá
có đường kính từ D30-90 cần phải kiểm tra với tốc độ cao hơn tốc độ định mức là
50%trong vòng 3 phút.
Lắp đá mài lên trục đá phải đảm bảo được cân bằng tĩnh và cân bằng động,
thường cân bằng động sẽ tốt hơn cân bằng tĩnh. Khe hở trục và lỗ đá phải đảm bảo
khoảng từ 2-5% đường kính lỗ để đề phòng trục giãn nở nhiệt trong quá trình làm
việc.
Vỏ che chắn của đá mài phải thiết kế sao cho nó có thể ngăn không cho đá mài
khi vỡ bắn ra ngoài. Khe hở giữa đá mài và mặt bên trong của khe chắn nằm trong

khoảng 10-15mm. Chiều dài vật che chắn đá không quá mỏng và phải làm theo tiêu
chuẩn.
Chọn đá mài phải phù hợp với vật liệu gia công, nếu chọn đá không đúng có thể
ra ứng suất nhiệt lớn dẫn đến vỡ đá; góc mở của vỏ che chắn chọn sao cho nhỏ nhất để
tránh tai nạn.



×