Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt sắt từ tới hiệu ứng GMR trong hệ mẫu dạng hạt bằng đường cong từ hóa (LV01129)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.37 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀO ÁNH ĐIỆP

CỐT TRUYỆN VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, luận văn Cốt truyện và người
kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành với lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo, PGS TS Đoàn Đức Phương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn Hội đồng bảo vệ, các thầy cô phản biện, các thầy cô giáo
đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho chúng tôi
được bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Học viên


Đào Ánh Điệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự

ệc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin

trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Đào Ánh Điệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….

1

2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………….

2

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu……………………….

9


4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………

9

5. Cấu trúc luận văn……………………………………………………

10

6. Đóng góp của luận văn……………………………………………..

10

NỘI DUNG…………………………………………………………….

11

Chương 1: Khái lược về cốt truyện, người kể chuyện và sáng tác của
Nguyễn Việt Hà ……………………………………………………….

11

1.1.Khái lược về cốt truyện và người kể chuyện ……………………..

11

1.1.1. Cốt truyện ………………………………………………………..

11


1.1.2. Người kể chuyện ………………………………………………..

21

1.2. Sáng tác của Nguyễn Việt Hà ……………………………………

29

1.2.1. Sự nghiệp sáng tác ……………………………………………..

29

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật ………………………………………….

33

Chương 2: Cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà ……….

37

2.1. Các loại cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ………….

37

2.1.1. Kiểu cốt truyện phân mảnh ……………………………………

37

2.1.2. Kiểu cốt truyện lồng ghép ……………………………………..


41

2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ……………………………………

43

2.2.1. Các bước diễn biến ………………………………………………

43

2.2.2. Tính chất mờ hóa, dang dở …………………………………….

49

2.2.2.1. Tính chất mờ hóa …………………………………………….

49

2.2.2.2. Tính chất dang dở ……………………………………………

52


Chương 3: Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà …

54

3.1. Ngôi kể và điểm nhìn …………………………………………….

54


3.1.1. Ngôi kể ………………………………………………………….

54

3.1.2. Điểm nhìn ……………………………………………………….

59

3.2. Ngôn ngữ trần thuật ………………………………………………

67

3.2.1. Ngôn ngữ đời thường ……………………………………………

68

3.2.2. Ngôn ngữ mang tính triết lý ……………………………………

73

3.2.3. Biệt ngữ …………………………………………………………

77

3.2.3.1. Thuật ngữ tôn giáo …………………………………………..

77

3.2.3.2. Ngôn ngữ vay mượn ………………………………………….


82

KẾT LUẬN ……………………………………………………………

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….

87


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Việt Hà là một nhà văn đương đại có ít nhiều tiếng tăm, những
tác phẩm trong thời gian gần đây của ông đã thu hút được sự chú ý của bạn
đọc cũng như giới chuyên môn, phê bình. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đề cập
đến những vấn đề không mới, nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về
con người đặt trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi hết sức mạnh mẽ.
Sự giao thoa không dứt điểm giữa cái cũ và cái mới đã làm nảy sinh nhiều
vấn đề, nhiều số phận mà dường như tất cả đều rất bấp bênh, vô cùng hỗn
loạn và càng không thể đoán định bất cứ điều gì.
Cùng với các tên tuổi Chu Lai, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình
Phương, … sự xuất hiện của Nguyễn Việt Hà góp phần khẳng định vị thế của
tiểu thuyết trên văn đàn Việt Nam. Sau cuốn tiểu thuyết gây khá nhiều tranh cãi
là Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà tiếp tục cho ra đời cuốn Khải huyền
muộn cũng tạo nên nhiều xôn xao dư luận. Cách viết của nhà văn này dường
như đang đánh đố người đọc. Người chê thì chê hết lời, người khen thì vẫn e dè

hoài nghi. Nguyễn Việt Hà với hai cuốn tiểu thuyết của mình đã trở thành một
hiện tượng trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Hai cuốn tiểu thuyết này
là một cặp song trùng cho phong cách văn chương Nguyễn Việt Hà, bởi dường
như đã có sự thống nhất trong lối hành văn và một số thủ pháp nghệ thuật tự
sự.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế, nhưng không thể không ghi nhận
những cố gắng, nỗ lực của Nguyễn Việt Hà trong sáng tạo nghệ thuật. Đặc
biệt, hai cuốn tiểu thuyết này có nghệ thuật trần thuật khá độc đáo, thể hiện
được những nét riêng trong sáng tác của tác giả này. Với mong muốn góp một
tiếng nói vào việc nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của


2

Chúa và Khải huyền muộn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Cốt truyện
và người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
2. Lịch sử vấn đề
Ra mắt bạn đọc vào đầu năm 1999, gần như ngay lập tức Cơ hội của
Chúa đã gây được rất nhiều sự chú ý đối với độc giả bởi một văn phong mới
mẻ, lôi cuốn. Giới phê bình cũng thể hiện sự quan tâm của mình với tác phẩm
lạ này. Khuynh hướng chung của các bài viết là phê phán, phủ định hoặc chất
vấn tác giả.
Cơ hội của Chúa là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Việt
Hà, cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh xã hội những năm đầu đổi mới, trong đó số
phận con người là tiêu điểm phản ánh. Tác phẩm gây xôn xao dư luận bởi một
văn phong đặc biệt, lạ lẫm, tưng tửng, bất cần, nhưng đầy day dứt, ám ảnh.
Tác giả đã miêu tả hiện thực đời sống một cách trần trụi, không ngần ngại đề
cập đến mọi vấn đề của cuộc sống dù là gai góc, phức tạp hay gồ ghề, tế nhị
nhất. Mọi tầng lớp trong xã hội đều bị “đụng chạm” và bị xới tung đến những
góc khuất nhất của tâm hồn. Từ quan chức đến dân thường, từ giới trí thức

đến dân buôn bán, làm ăn, … từ người nông dân cho đến giới nghệ sĩ, tất cả
đều hiện lên trong tác phẩm với đầy đủ những đa dạng phức tạp của bản thể
người.
Ngay sau khi xuất hiện một tháng, Cơ hội của Chúa đã nhận được sự
quan tâm của nhiều độc giả và giới phê bình. Khuynh hướng chung của các
bài viết này là phê phán, phủ định và chất vấn tác giả.
Theo một số nhà phê bình thì “Con người và sự việc trong Cơ hội của
Chúa không có gì mới. Vẫn là những xung đột gia đình, những cuộc tình tay
ba, những chuyện mánh mung, những trò lừa tình, lừa tiền với kẻ thất tình,
người thất thế …” [14]; “xét về chất liệu đời sống mà tác giả dùng làm cơ sở
cho trí tưởng tượng, cho tổ chức tác phẩm, cho việc tìm hình thức diễn đạt và


3

cả ngôn từ phù hợp thực ra không có gì mới” [33] … Về nhân vật Hoàng, tác
giả Bùi Việt Thắng cho rằng: Hoàng là “một kẻ nát rượu, chìm đắm trong ái
tình và là một triết gia nửa mùa”. Theo ông, “quảng cáo cho một loại người
quái dị như thế quả là không có lợi cho nhiệm vụ giáo dưỡng tinh thần thanh
niên thời đại. Hoàng thuộc loại người “không yêu ai ngoài bản thân mình”
[34].
Nguyễn Hòa nhận xét: “Dù tác giả có khéo léo cài đặt, viện dẫn tới
kinh thánh, huy động một vốn sống phong phú, thổi vào tác phẩm một không
khí hiện sinh thì vẫn chưa đưa ra được một lí giải về tình trạng mà chỉ là sự
miêu tả về tình trạng trong một mớ bòng bong các sự kiện và chi tiết”. Ông
cũng tỏ ra không thích cách Nguyễn Việt Hà thể hiện mình trong tác phẩm:
“Nguyễn Việt Hà đã phóng chiếu những gì anh có vào trong tác phẩm với một
tần số cao đến mức đọc nhiều trang lại ngỡ tác phẩm là nơi tác giả giới thiệu
mình chứ không phải làm văn chương” [14].
Trong bài viết Về một hướng khai thác yếu tố tình dục trong những tác

phẩm văn học, Dương Kiều Linh đã gay gắt phê phán Cơ hội của Chúa có
cách mô tả tình dục rất thô tục. “Cách yêu đương quan hệ xác thịt, quan niệm,
suy nghĩ về người phụ nữ cũng như cách cư xử với họ trong tình yêu rất đỗi
thấp hèn (…) cũng thật xứng đáng là cuốn sách có đủ các pha giật gân câu
khách rẻ tiền”. Tác giả này còn cho rằng tác phẩm “khiến cho người đọc cảm
thấy bị coi thường. Người đọc là phái nữ cảm thấy bị xúc phạm” và “gây ra
một cú sốc lớn” [21].
Nguyễn Thanh Sơn có vẻ bình tĩnh hơn khi cho rằng tác phẩm của
Nguyễn Việt Hà không phản ánh được nhiều những biến đổi của thời kì đất
nước chuyển từ thời bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhưng ông lại tỏ ra khó
chịu với ngôn ngữ trong Cơ hội của Chúa: “Nhân vật pha trộn tiếng mẹ đẻ
với tiếng Anh hoàn toàn không cần thiết và sai chính tả, văn phạm một cách


4

cẩu thả”. Theo ông, “vì viết cho sướng ngòi bút, cho thỏa mãn ego của mình,
Nguyễn Việt Hà không thể kết thúc được câu chuyện … không hiểu tác giả rồi
sẽ đi về đâu trong cái mớ bòng bong những câu chuyện vụn vặt này” [30]
Phạm Xuân Nguyên lại có nhận định rằng: “Cuộc tranh cãi quanh Cơ
hội của Chúa nhanh chóng bị chuyển từ văn chương sang thái độ do một lối
đọc văn như đọc vấn đề. Bị phê phán: tác phẩm hiện ra như một bức tranh
ảm đạm, bi quan về thực tại cuộc sống. Nhân vật hóa thành tác giả từ hành vi
đến phát ngôn, từ chuyện quen dùng rượu Tây đến chuyện sính tiếng Tây. To
chuyện đến mức cả người và sách, cả người viết sách và người in sách khéo
mà bị mất cơ hội”. Tác giả này cũng khẳng định “tác phẩm có giá trị” một
khi “níu kéo được người đọc đến với mình hẳn anh ta có một cái gì đó. Và Cơ
hội của Chúa cũng như nhà văn Nguyễn Việt Hà đã không mất hết cơ hội. Tác
phẩm của anh vẫn đến được với người đọc. Dù có không ít lời chê nhưng nó
cũng vẫn nhận được khá nhiều lời khen. Đặc biệt nó xuất hiện như một hiện

tượng lạ khiến nhiều người chú ý” [26].
Trong bài viết Tự sự trong Cơ hội của Chúa – Những cách tân và giới
hạn, tác giả Trần Văn Toàn cho rằng: “Về cơ bản, Cơ hội của Chúa là mô
hình tiểu thuyết quen thuộc, nghĩa là nó cố gắng phản ánh hiện thực bằng
những chi tiết xác thực của sự kiện và tính cách nhân vật” … “Điểm nhìn
trần thuật trong Cơ hội của Chúa có nhiều xáo trộn. Điểm nhìn của người kể
chuyện giấu mặt truyền thống (do tác giả đảm nhiệm) liên tục được chuyển
giao cho các nhân vật khác trong truyện”. Nhưng theo tác giả “cách viết tân
kì của Nguyễn Việt Hà rất tiếc, chưa có sức nặng và được bảo hiểm bởi nội
dung biểu đạt mới”. Cuối cùng, tác giả bài viết này kết luận: “Mệt mỏi và day
dứt là giọng điệu trần thuật chủ đạo trong Cơ hội của Chúa. Cuốn tiểu thuyết
cho người đọc chứng kiến sự đổ vỡ của những giá trị truyền thống, nhưng
những giá trị mới không đem đến cho con người sự thanh thản (…). Tuy


5

nhiên, khách quan nhìn lại, dù cồn cào và đầy ắp những dự tính cách tân,
song những điều mà Nguyễn Việt Hà làm chưa được nhiều. Phần lớn chúng
còn là những đề án cho tương lai” [39].
Với tiêu đề Về cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, báo Thể thao và văn
hóa số 55 ngày 09/07/1999 đã dẫn lời phê bình, nhận xét của những người
thuộc nhiều giới về cuốn tiểu thuyết. Họ đều tỏ ra rất hứng thú với cuốn tiểu
thuyết này. Nhật Minh (phóng viên) cho rằng đây là “một cuốn tiểu thuyết
tâm lý xã hội đúng nghĩa”. Hoàng Hưng (nhà thơ) lại nhận xét “Cơ hội của
Chúa đặt nghiêm túc lên bàn những băn khoăn về cứu cánh của sự sống mà
mỗi con người trung thực hướng thiện của hôm nay đang phải đặt ra cho bản
thân mình nếu không bị trôi tuột xuống địa ngục hư vô”. Theo Lê Hoàng (đạo
diễn) thì “Cơ hội của Chúa là một món nộm. Ăn lạ miệng, hấp dẫn nhưng vài
kẻ ăn xong để một lúc lâu lâu nghe ngóng bụng mình và bụng các bạn cùng

mâm”. Tác phẩm đã khiến anh kinh ngạc bởi “lâu lắm rồi mới có một cuốn
tiểu thuyết hấp dẫn đến thế, châm biếm đến thế … và lạy chúa, trơ tráo đến
thế” [28].
Cũng có rất nhiều người tỏ ra thích thú với giọng văn của tác giả. Thu
Hồng, Nguyễn Quyến nhận xét: “Cay nghiệt, bùi bụi nhưng duyên và sang là
giọng của Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của Chúa. Văn phong của anh là sự
kết hợp hài hòa giữa những bức biếm họa đời sống của Phạm Thị Hoài
(nhưng ấm áp, đôn hậu hơn) và lời rủ rỉ triết lý nhân sinh của Nguyễn Khải”.
Với Thu Hà thì giọng văn trong Cơ hội của Chúa “rất lạ … Có cái gì thâm
trầm đầy chất phương Đông kiểu Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cũng có tinh thần
học trò rất thanh lịch kiểu Hà Nội. Trên hết là một cái nhìn vừa hài hước, vừa
giễu cợt; vừa nồng hậu, ấm áp” [18].
Đặc biệt, có hai bài viết khá sâu sắc về Cơ hội của Chúa, có sự phân
tích tỉ mỉ và đánh giá khách quan: Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà


6

(Hoàng Ngọc Hiến, năm 2000) và bài viết Cơ hội của Chúa: từ nhật kí đến
hậu trường văn học (Đoàn Cầm Thi, năm 2004). Hoàng Ngọc Hiến đã phân
tích khá nhiều khía cạnh của tác phẩm. Theo ông, những khái quát “xanh rờn”
trong tác phẩm cho thấy “tác giả khá am hiểu, có sự cảm nhận tinh tế, có cả
sự vô tư của một triết gia tiểu thuyết, vô tư theo cách hiểu rất bác học và cũng
rất bình dân của người Hà Nội”. Hoàng Ngọc Hiến cũng rất khách quan khi
bày tỏ ý kiến của mình về những khái quát này: “Chớ cả tin nhưng rất đáng
suy nghĩ”. Ông cũng phân tích khá kĩ về các nhân vật trong Cơ hội của Chúa,
vừa chú ý đến đặc điểm, tính cách riêng của từng nhân vật, vừa đặt trong sự
đối sánh từng cặp: “Tâm và Bình là hai mẫu người kinh doanh rất khác
nhau”; “Lâm và Sáng là hai con đường lập thân của trí thức rất khác nhau”;
“Hoàng và Nhã là “đôi bạn” của Nguyễn Việt Hà, thêm một “đôi bạn” rất lý

thú cho văn xuôi thời kì đổi mới” [13].
Bài viết của Đoàn Cầm Thi rất chú ý đến nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết. Theo tác giả này, đây là “tiểu thuyết của những cái tôi”. Các nhân vật
không ngừng chiếm lĩnh sân khấu. gạt người kể chuyện sang bên để tự bày tỏ
“cái tôi” của mình. Đoàn Cầm Thi đánh giá cao cái cách Nguyễn Việt Hà để
cho nhân vật, sự việc được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho thế
giới trong Cơ hội của Chúa hiện ra “không thuần nhất mà muôn hình vạn
trạng, không khép mà mở, không xác thực mà đầy bí hiểm, bất ổn, hoài nghi”
và theo Đoàn cầm Thi, khi xây dựng nhân vật là nhà văn thì Nguyễn Việt Hà
cũng như một số nhà văn khác đã thể hiện “viết là một cuộc chơi, một trò ảo
thuật, đôi khi là một màn hài kịch” [38]. Những nhận xét đó khá sắc sảo,
khách quan và phù hợp với lý thuyết tiếp nhận đương đại.
Sáu năm sau, năm 2005, Nguyễn Việt Hà trình làng cuốn tiểu thuyết
thứ hai: Khải huyền muộn. Tác phẩm này được người đọc đón nhận bình tĩnh
hơn và cũng được nhiều sự quan tâm của độc giả lẫn giới phê bình.


7

Giới thiệu về cuốn Khải huyền muộn, tác giả Thanh Huyền đã có
những nhận định, đánh giá khá sắc sảo: “Sau những thể nghiệm thành công
với Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn là một tác phẩm mới nối tiếp những
sáng tạo của Nguyễn Việt Hà trên nhiều phương diện: Nghệ thuật kể chuyện,
điểm nhìn trần thuật, nhân vật, cấu trúc tiểu thuyết,…” [19] Thanh Huyền
đánh giá cao kiểu cấu trúc: truyện lồng trong truyện, hư cấu lồng vào hư cấu
và sự thay đổi liên tục điểm nhìn trần thuật. Tác giả này cũng nhận thấy tác
phẩm “đôi lúc, đôi chỗ bề bộn, thiếu chọn lọc, rườm rà” khiến cho “độc giả
như lạc vào một ma trận ngập tràn chi tiết không phải lúc nào có sự móc xích
vào nhau” [19].
Nhà phê bình Nguyễn Hòa trong bài viết Văn chương 2005 – tín hiệu

vui và giấc mộng bất thành lại tỏ ra không thích lối viết của Nguyễn Việt Hà
trong Khải huyền muộn: “So với Cơ hội của Chúa, văn của Nguyễn Việt Hà
trong Khải huyền muộn chưa có gì nhúc nhích”, thậm chí ông còn cho rằng
“đây là một bước thụt lùi của văn Nguyễn Việt Hà” [15].
Trong bài Khải huyền muộn và những lời bình, Trung Trung Đỉnh cho
rằng: với tiểu thuyết Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà đã “tự bứt mình ra
khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống” [27].
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương thì “Giá như Khải huyền muộn có kết cấu bớt
mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút nữa, không giống
chút nữa cũng chả sao, mỗi người viết cầm có chính tả của mình” [27]. Còn
Tạ Duy Anh thì nhận xét: “Văn trong Khải huyền muộn hơn đứt Cơ hội của
Chúa. Những trang văn rất đẹp, có chiều sâu, có sức lan tỏa và nó cũng cho
thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp”.
Theo ông, nhược điểm lớn nhất của Khải huyền muộn là “tác giả còn lộ ra
mình phải cố, tức là có chỗ đuối sức”. Cuối cùng, Tạ Duy Anh khẳng định
“đây thực sự vẫn là một trong những cuốn sách đáng đọc trong năm 2005”.


8

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hùng thì cho rằng lối viết của Nguyễn Việt Hà rất
cuốn hút người đọc: với “cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuông ru-bích,
Nguyễn Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thỏa
cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các nhân vật cuộc sống (…) và những điều
thú vị, cũng là đóng góp riêng của Nguyễn Việt Hà chính là vẽ nên tâm trạng
người đương thời” [27].
Nguyễn Huy Thiệp cũng rất ủng hộ và đánh giá cao tài năng văn học
của Nguyễn Việt Hà trong bài viết Về chiêu pháp “túy quyền” văn học của
một nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: “Với Nguyễn Việt Hà, tôi nghĩ
rằng chỉ riêng “lối viết túy quyền” đã đủ xác định đẳng cấp của anh: Anh

xứng đáng đứng vào hàng ngũ “top ten” trong văn học Việt Nam hiện đại”.
Nhưng theo Nguyễn Huy Thiệp: “Sự trung thành quá đáng với một đề tài
(thân phận của người trí thức đô thị và một quan niệm thẩm mỹ (cái đẹp đạo
đức)) làm anh không “bay lên” để trở thành một “nghệ sĩ viết văn” được.
Chính điều đó làm cho tác phẩm của Nguyễn Việt Hà có vẻ như đơn điệu,
khiến độc giả đọc anh rất mệt” [36]. Trong một bài viết khác, Nguyễn Huy
Thiệp nhận thấy “ở đây chứa ẩn những cảm hứng và dấu hiệu của một cuốn
tiểu thuyết theo dòng nghệ thuật đương đại (…) Nguyễn Việt Hà đang thí
nghiệm một lối viết khác. Tôi không cho Khải huyền muộn là một thí nghiệm
thành công nhưng rõ ràng không thể không tôn trọng nó. Cuốn sách không
thể đọc được này lại là một cuốn sách đáng phải xem, nhất là với những
người đắc ý tự coi mình là “nhà văn” nhất” [37].
Trong bài viết Khải huyền muộn – cuốn tiểu thuyết về chính nó,
Nguyễn Chí Hoan đã trình bày, phân tích khá kỹ lưỡng về cấu trúc của cuốn
tiểu thuyết. Theo ông, “cuốn tiểu thuyết này được cấu tạo bằng một loạt
những chi tiết dở dang, kết nối vào nhau hết sức chặt chẽ để bày tỏ sự dở
dang của chính nó” [17]. Nguyễn Chí Hoan rất chú ý đến việc tác giả để cho


9

các nhân vật và kí ức hiện lên ngang bằng nhau. Trong câu chuyện này có
một câu chuyện khác, trong nhân vật này có một nhân vật khác và mỗi người
đều là chứng nhân cho sự tha hóa của chính mình, đồng thời còn là chứng
nhân cho sự tha hóa của người khác và cuộc sống xung quanh.
Như vậy, về Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt
Hà, bên cạnh những người tỏ ra không thích thú với hai tiểu thuyết đó cũng có
không ít người thấy thú vị, hào hứng.
Ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào
phân tích, tìm hiểu vấn đề cốt truyện và người kể chuyện trong tiểu thuyết Cơ

hội của Chúa và Khải huyền muộn, mới chỉ có những bài viết mang tính
bình luận về “hiện tượng lạ” mà tác giả đem đến cho độc giả.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào vấn đề cốt
truyện và người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Ngoài ra, chúng
tôi cũng chú ý tới một số tiểu thuyết của một số nhà văn đương đại khác như
Chu Lai, Bảo Ninh, …
Với việc nghiên cứu đề tài Cốt truyện và người kể chuyện trong tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi xác lập mục đích nghiên cứu của luận văn
như sau: phân tích tìm tòi những sáng tạo về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
và người kể chuyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, từ đó thấy được
những nỗ lực của tác giả trong việc cố gắng thể hiện cách cảm cách nghĩ của
tác giả với con người, với cuộc sống trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu
hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, ngoài phương pháp phân tích, tổng hợp,
chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình để làm sáng rõ những vấn đề mà


10

luận văn đề cập đến. Đồng thời chúng tôi còn sử dụng cả phương pháp so
sánh. Việc so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét mới lạ và đặc biệt trong
phong cách sáng tạo của Nguyễn Việt Hà. Ngoài ra còn có cả phương pháp
tiếp cận thi pháp học.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Khái lược về cốt truyện, người kể chuyện và sáng tác của
Nguyễn Việt Hà.

Chương 2: Cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà.
Chương 3: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
6. Đóng góp mới của luận văn
Với luận văn này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ ý
kiến của bản thân vào việc tìm hiểu thêm về cốt truyện và người kể chuyện.
Nhất là trong nền văn học hậu hiện đại đang từng bước đạt những thành tựu
xuất sắc.


11

Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ CỐT TRUYỆN, NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
1.1. Khái lược về cốt truyện và người kể chuyện
1.1.1.Cốt truyện
Lý thuyết tự sự từ trước đến nay luôn đề cao vai trò của cốt truyện.
Thực tế cho thấy một tác phẩm hay là tác phẩm được xây dựng với cốt truyện
độc đáo.
Cốt truyện không phải yếu tố của mọi loại tác phẩm văn học. Ở các tác
phẩm trữ tình, cốt truyện không tồn tại. Có rất nhiều công trình nghiên cứu
về cốt truyện như Vấn đề cốt truyện in trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật của
IU.M.Lotman, Cốt truyện (Những yếu tố của lối viết hư cấu) của A.Dibell,
Sự giải thích về cốt truyện: cách sắp xếp và mục đích kể chuyện của
P.Brooks … hay trong một số công trình về tự sự học như Tự sự học
(Narrative) của P.Cobbley, Thi pháp cấu trúc (Structuralist Poetics) của
J.Culler, … Nhìn chung, cốt truyện trong văn học luôn là một yếu tố được
quan tâm hàng đầu và cần được khảo sát bởi nó là một yếu tố cơ bản để tìm
ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, là một mắt xích quan trọng để
tạo nên một tác phẩm thực sự.

Aristotle là nhà lí luận đầu tiên nghiên cứu về cốt truyện. Ông chủ yếu
nghiên cứu cốt truyện chủ yếu dựa trên tác phẩm kịch chứ không phải trên
văn bản thơ. Với quan niệm “nghệ thuật là sự mô phỏng”, Aristotle cho rằng
cốt truyện là “linh hồn và cơ sở của bi kịch”, là cái quan trọng nhất làm thành
mục đích của bi kịch. Bởi bi kịch mô phỏng hành động, hành động gắn liền
với tính cách là yếu tố quyết định số phận nhân vật. Tuy vậy, sức mạnh lôi


12

cuốn lòng người lại nằm ở “sự diễn biến và nhận biết” những yếu tố của cốt
truyện. Việc sắp xếp các hành động mới là điểm cốt yếu. Trong cuốn Nghệ
thuật thơ ca, Aristotle dùng thuật ngữ cốt truyện với ý nghĩa là một hệ thống
các sự kiện, xung đột hay sự phát triển những sự kiện ấy theo trình tự tự nhiên
của thời gian và “cốt truyện phải được sắp xếp như thế nào để bất kỳ ai, dù
không được xem biểu diễn mà chỉ nghe qua cũng phải rùng mình và cảm thấy
xót thương theo trình tự phát triển của các sự kiện trong truyện”. Bàn về việc
sắp xếp các hành động của truyện, Aristotle rất chú ý đến vấn đề “quy mô và
chỉnh thể” của các yếu tố cốt truyện. Ông quan niệm “cái đẹp là ở trong kích
thước và trật tự”, vì thế quy mô lớn nhỏ của cốt truyện chính là một “hạn độ”
đầy đủ mà trong đó các sự kiện tiếp diễn theo “quy luật xác suất” trên cở
thống nhất hữu cơ giữa các bộ phận.
L.J.Timofiep chỉ ra rằng việc sắp xếp các thành phần cốt truyện bao giờ
cũng là dụng ý của nhà văn, việc bố trí các thành phần cốt truyện phụ thuộc
vào chỗ nhà văn hiểu cuộc sống trong sự phát triển của nó như thế nào và
muốn biểu hiện nó ra sao.
G.N.Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học cũng cho rằng cốt
truyện hình thành chủ yếu nhờ hành động của nhân vật. Hành động là sự thể
hiện các cảm xúc, ý nghĩ, ý định của con người. Trong công trình này,
Pospelov không chỉ chú ý đến những hành động tạo ra những biến động bất

ngờ gay gắt trong số phận nhân vật mà ông còn quan tâm đến “sự vận động
của hành động chủ yếu chỉ xảy ra bên trong” mà cơ sở là sự vận động của
trạng thái tinh thần nhân vật. Theo Pospelov, chức năng quan trọng nhất của
cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống và mặc dù quan niệm cốt
truyện là những sự kiện liên hệ với nhau có tính chất trung gian và nhân quả
song ông cũng nhận ra “trật tự thời gian” của sự kiện. Tính liên tục của các
tình tiết cốt truyện tức là kết cấu cốt truyện theo quan niệm của ông lại có ý


13

nghĩa và chức năng quan trọng hơn. Nó cho phép ta không chỉ hiểu mối quan
hệ qua lại của các nhân vật mà còn có khả năng thâm nhập vào mạch logic
của việc liên kết các phần, các chương, giúp người đọc tiếp cận với những
mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu như Tomachevski hay V.Shklovski, … lại tập
trung nghiên cứu các thủ pháp của cốt truyện. Các ông chỉ ra rằng mỗi thời
đại, mỗi trào lưu, mỗi thể loại văn học có một hệ thống thủ pháp đặc trưng,
thể hiện phong cách của thời đại, trào lưu hay thể loại đó.
Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật coi cốt truyện là
một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Và trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của tổ chức nội tại các yếu tố
của văn bản, ông đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những
cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo từng cấp độ của văn
bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện / văn bản có cốt truyện; không có biến
cố / biến cố; nhân vật bất động / nhân vật hành động; … ông cũng nghiên cứu
cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ với những yếu tố khác của của kết
cấu tác phẩm như không gian nghệ thuật, điểm nhìn, …
Những nét chính trong quan điểm của các nhà lí luận văn học trên thế
giới về việc nghiên cứu cốt truyện, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của

cốt truyện và thấy được sự phức tạp của vấn đề. Điều này có lẽ bắt nguồn từ
việc hiểu khái niệm cốt truyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ
thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ
phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức hoạt động của các tác phẩm
văn học thuộc các loại tự sự và kịch”.
Theo cuốn Lý luận văn học, “cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản
ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách


14

nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối
quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác
phẩm” [9].
Thuật ngữ cốt truyện ở các thời kì khác nhau và ở những trường phái
nghiên cứu khác nhau cũng khác nhau. Còn trong tiếng Việt, do có yếu tố
“cốt” nên dễ bị hiểu như cái lõi, bộ xương, cái sườn của truyện chứ không
phải truyện. Thêm nữa, tính chất có thể tóm tắt được của truyện càng củng cố
cách hiểu trên về cốt truyện. Cần phân biệt rõ các khái niệm cốt truyện, câu
chuyện và sườn truyện. Câu chuyện là khái niệm được dùng trong trường hợp
có yêu cầu kể lại một sự việc nào đó đã xảy ra trong đời sống mà người kể là
người trực tiếp chứng kiến hay đã nghe kể lại. Và do yêu cầu nhận thức của
người nghe, trong câu chuyện trình tự các sự việc thường được sắp xếp trước
sau đúng như trình tự trong đời sống của chúng. Còn ở trong cốt truyện, trình
tự các sự kiện có thể bị đảo lộn chứ không tuân theo diễn biến các sự kiện xảy
ra. Việc thay đổi này gây ấn tượng mạnh với người đọc hoặc để nêu bật chủ
đề tư tưởng của tác phẩm. Còn sườn truyện thường được hiểu với một phạm
vi hẹp hơn khái niệm cốt truyện rất nhiều. Nó chỉ là cái khung bao gồm các
biến cố chính, cắm mốc cho sự phát triển của cốt truyện chứ không bao gồm

các tình tiết cụ thể như cốt truyện.
Về phân loại các kiểu cốt truyện, GS Hà Minh Đức đã trình bày những
loại cốt truyện chung nhất trong loại hình tự sự. Việc phân loại này chỉ có tính
chất tương đối vì bản chất một cốt truyện bao giờ cũng có sự dung hòa của
nhiều loại cốt truyện. Chẳng hạn, cốt truyện của Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) có
thể xếp vào loại truyện phân đoạn, phiêu lưu nhưng vẫn mang đặc điểm liền
mạch theo tính biên niên.
Sau đây là bảng phân loại cốt truyện của công trình này: [9]


15

TT Tiêu
chí
1

Đặc điểm

Các loại

Ví dụ

cốt truyện

Sự kiện Cốt truyện Cốt truyện phiêu lưu được sắp Tam Quốc Chí –
phân đoạn xếp lắp ghép từ nhiều mẩu La Quán Trung;
nhỏ, quan hệ giữa chúng lỏng Số

đỏ


-



lẻo, kịch tính sự kiện được chú Trọng Phụng
trọng, ra đời từ thời cổ đại.
Cốt truyện Các sự kiện quan hệ theo Chiếc lá cuối
liền mạch

mạch nhân quả, được triển cùng – O.Henri;
khai liên tục, đầy kịch tính cho Tiếng gọi nơi
đến hết truyện, ra đời từ thời hoang
cổ đại.





học



J.London

Cốt truyện Được ghép từ nhiều mảnh nhỏ Lớp
ghép

lại với nhau thông qua một đề D.Barthelme

mảnh


tài, tư tưởng chủ đề, cốt truyện
này bắt đầu xuất hiện vào cuối
thế kỷ XX.

Cốt truyện Dựa vào công nghệ tạo file Người trông trẻ
siêu
bản

văn của vi tính, nhà văn kết cấu - Robert Coove
văn bản thành những file nhỏ,
thường được đánh số, người
đọc có thể tự do gép các file
này với nhau để tạo thành các
văn bản khác nhau, cốt truyện
này bắt đầu xuất hiện vào cuối
thế khỉ XX.


16

2

Thời

Cốt truyện Tự sự theo mạch thời gian, Tấm Cám; Lão

gian

tuyến tính


chuyện gì trước kể trước, quan Hạc



Nam

hệ nhân quả được duy trì, kịch Cao; Cố hương
tính được chú trọng. Ra đời từ – Lỗ Tấn
thời cổ đại.
Cốt truyện Được kể theo lối truyện lồng Nghìn
khung

lẻ

trong truyện, người kể đóng đêm;
vai trò là người kể lại một câu trong

một

Người
bao



chuyện của người khác, như A.Sêkhôp
thế sẽ có hai người kể, tính
khách quan được chú trọng,
bắt đầu xuất hiện từ thời trung
đại.

Cốt truyện Thời gian bị đảo ngược và Đi tìm thời gian
gấp khúc

nhảy cóc trong mạch tự sự, đã

mất



nhiều đoạn hồi cố được đan M.Proust
xen tạo nên tính đồng hiện
ngẫu nhiên và lỏng lẻo của cốt
truyện. Xuất hiện đầu thế kỷ
XX.
3

Nhân

Cốt truyện Cốt truyện chỉ có một nhân vật Ông già và biển

vật

đơn tuyến

chính đặt trong mối quan hệ cả

-

với tất cả các nhân vật khác, Hêmingway;
thường hướng về một chủ đề, Hai đứa trẻ dễ đọc, dễ theo dõi mạch nội Thạch


lam;

dung tư tưởng (thế kỷ XIX trở Tướng về hưu –


17

về trước), khó nắm bắt hết các Nguyễn

Huy

tầng bậc ý nghĩa của văn bản Thiệp
(xuất hiện từ thế khỉ XX)
Cốt truyện Truyện có từ hai nhân vật Chí Phèo – Nam
đa tuyến

chính hay nhân vật trung tâm Cao;

Chiến

trở lên, những nhân vật này tranh



hòa

đảm đương một tuyến cốt bình




truyện nhằm thể hiện một hay L.Tônxtôi
nhiều chủ đề nào đó. Ra đời từ
thời Phục hưng.
Cốt truyện Không miêu tả tâm lí nhân Thánh

Gióng;

hành động vật. Ra đời từ rất sớm trong Iliat; Odyseus
lịch sử tự sự. Đặc trưng của
cốt truyện thần thoại, sử thi,
cổ tích.
Cốt truyện Truyện triển khai trên tâm lý Bà
tâm lý

Bovary



của nhân vật với những bức G.Flaubert
xúc, dằn vặt nội tâm. Đó là cơ
sở thúc đẩy cốt truyện phát
triển. Xuất hiện cuối thế kỷ
XIX.

Cốt truyện Cốt truyện đặc trưng cho tự sự Người đẹp say
dòng
thức

ý hiện đại thế kỷ XX. Điểm tựa ngủ


-

kể là thế giới nội tâm bao la J.Kawabata;
với vô vàn những ẩn ức và suy Tuyết trên đỉnh
nghĩ quá khứ, thực tại chồng Kilimanjarô
chéo

E.Hêmingway




18

Ngoài những tiếu chí trên, các nhà nghiên cứu còn đề xuất nhiều cách
phân loại khác như dựa trên tiêu chí nội dung (cốt truyện triết học; cốt truyện
luận đề; …), tiêu chí kết cấu (cốt truyện mở; cốt truyện đóng; cốt truyện kết
thúc bất ngờ; …), trường phái (cốt truyện lãng mạn; cốt truyện hiện thực; …)
Aristotle chia cốt truyện thành ba phần: phần đầu, phần giữa, phần kết.
Phần đầu giới thiệu hành động chính theo cách nào đó để người đọc háo hức
chờ đợi diễn biến tiếp theo. Phần giữa kết thúc sự kiện trước đó và gợi dẫn
đến sự kiện tiếp theo. Phần kết tiếp nối những gì đã xảy ra, không gợi dẫn đến
những điều sắp đến và tạo ra cái kết nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá nghệ
thuật của người đọc. Các thành phần của cốt truyện thường được nêu theo tiến
trình của các sự kiện được miêu tả trong đó từ lúc hình thành đến khi kết thúc.
Ngày nay người ta thường chia cốt truyện thành năm phần: trình bày, khai
đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Tất
nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao gồm đầy đủ các thành phần
như vậy. Nhiều tác phẩm không có mở nút, nhất là những tác phẩm dựa trên

các tình trạng xung đột bền vững. Nhiều tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực
cũng không có mở nút hay mở nút cũng chỉ có vai trò nhỏ bé. Vì vậy cần
tránh thái độ máy móc khi phân tích thành phần của cốt truyện.
Nhìn lại quá trình phát triển của văn học nói chung, có thể thấy vai trò
và cấu trúc cốt truyện thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào
khuynh hướng sáng tác và quan niệm thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Trong một
số tiểu thuyết trước đây, người ta có thể kể lại cốt truyện, chỉ chú ý đến cốt
truyện mà ít để ý đến cách viết của nhà văn. Theo các tiểu thuyết gia của trào
lưu tiểu thuyết mới ở Pháp, càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm.
“Cái làm nên sức mạnh cho các tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta
sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu”. Thực chất


19

trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân
vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư tưởng của
tác phẩm. Nói chung có hai giai đoạn trong cách hiểu về cốt truyện.
Theo cách hiểu truyền thống thì cốt truyện như là tiến trình của các sự
kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian (A xảy ra sau B) hay nhân quả (B
xảy ra vì A), tức là theo tuyến tính. Cách hiểu này đã có từ thời Aristotle đến
A.N.Veselovski và sau này được L.I.Timofiep, G.N.Pospelov tiếp thu.
Giai đoạn hiện đại hiểu cốt truyện là hành trình nhân vật chính di
chuyển qua các không gian khác nhau (cái thế giới mà trong đó nhân vật bị
quy chiếu, là sự “tổng hợp” của các đối tượng cùng loại: những hiện tượng,
những trạng thái, chức năng, hình thể, những ý nghĩa của chuyển động với
các mối liên hệ y như các quan hệ không gian thông thường). Cách hiểu này
được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường phái cấu trúc. Nó cho phép
xây dựng những mô hình cốt truyện theo trình tự các sự kiện của cấu trúc nội
tại văn bản tác phẩm, sự kiện của cấu trúc được tạo nên “biến cố” vượt qua

những ranh giới của nhân vật hành động. Trong cấu trúc ấy, một sự kiện đời
sống phải trở thành một sự kiện thẩm mỹ. Mô hình văn bản cốt truyện có thể
được hình thành dựa trên nhiều cấp độ khác nhau và quan hệ qua lại giữa các
cấp độ này sẽ thay đổi do việc chúng ta sắp đặt sự đối lập cấu trúc văn bản
vào chỗ nào. Tuy nhiên, để biến những thông tin, sự kiện mang ý nghĩa tiêu
dùng thành những thông tin hay sự kiện thẩm mỹ, việc sử dụng thủ pháp là vô
cùng cần thiết, nhưng quan trọng hơn chúng ta phải lí giải được mối quan hệ
giữa các yếu tố trong tác phẩm. Một mô hình tác phẩm như vậy sẽ giúp chúng
ta đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật trần thuật của tác phẩm văn xuôi, chỉ ra sự
khác biệt lớn lao về giá trị giữa hai tác phẩm có “cốt truyện” khác nhau ở các
thời đại khác nhau mà hiện nay mới chỉ được giải thích như là “bản chất tự
sinh của cốt truyện” trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau (Timofiep).


20

Hiện nay chúng ta đang tiếp thu rất nhiều trường phái lý thuyết khác nhau trên
thế giới, việc nghiê cứu cốt truyện cũng đã sáng tỏ. Tuy nhiên khi nói đến cốt
truyện, với cách hiểu theo nội hàm khái niệm mà trên thế giới sử dụng từ thế
kỉ XIX, chúng ta sẽ không lý giải được rất nhiều trường hợp vẫn được gọi là
“vay mượn cốt truyện” từ hệ thống trung cổ hay từ các nước khác.
Ở Việt Nam, sự thay đổi cấu trúc cốt truyện cũng được biểu hiện khá rõ
nét qua các thời kỳ.
Văn học 1932 – 1945: Cốt truyện đóng vai trò đáng kể trong tiểu
thuyết, tiêu biểu cho loại tiểu thuyết có cốt truyện rõ ràng với những xung đột
căng thẳng, diễn biến hành động tuần tự theo thi pháp truyền thống. Đến Sống
mòn (Nam Cao), cốt truyện tiểu thuyết có sự thay đổi vượt ra ngoài khuôn
khổ, không có tình huống, sự kiện gì đặc biệt mà chỉ là một chuỗi tâm trạng
và suy nghĩ của nhân vật.
Ở giai đoạn cách mạng và kháng chiến, cốt truyện trong tiểu thuyết là

phương tiện để thể hiện cuộc sống và tính cách con người đã chịu “áp lực sử
thi”. Để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc, cốt truyện tiểu
thuyết thường dựa trên hai tuyến đối lập: địch – ta, tốt – xấu. Cảm hứng chủ
đạo trong tác phẩm giai đoạn này là ngợi ca, khẳng định.
Từ sau 1975, nhất là trong thời kì đổi mới, tiểu thuyết đã theo sự chi
phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về đề tài đời tư – thế sự. Trong tác
phẩm văn học không phải cốt truyện nào cũng chứa những xung đột xã hội
gay gắt mà có những câu chuyện về cái bình thường, nhỏ nhặt, tạo cảm giác
như là không có chuyện. Chính những bước ngoặt của trạng thái tâm linh,
những xung đột cá nhân đã trở thành những yếu tố thúc đẩy sự hình thành cốt
truyện. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm
trạng. Bên cạnh những tiểu thuyết tuân thủ cốt truyện truyền thống là cốt
truyện dựa trên thi pháp hiện đại. Cốt truyện đã vận động trong sự phát triển


×