Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết y ban (LV00894)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.11 KB, 102 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

NHÂN VẬT NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

NHÂN VẬT NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Gia Thế



HÀ NỘI, 2013


3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phùng Gia Thế người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trong tổ Lí luận
văn học, khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình triển khai
luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Học viên

Lê Thị Bích Ngọc


4

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phùng Gia Thế.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Học viên


Lê Thị Bích Ngọc


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
7. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................... 7
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 8
NỘI DUNG .................................................................................................... 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI ................................................................................................. 9
1.1. Khái quát về hình tượng nhân vật nữ trong văn học ............................. 9
1.1.1. Về khái niệm về nhân vật và nhân vật nữ...................................... 9
1.1.2. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống Việt Nam ..................... 12
1.2. Một số đặc điểm của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại ................................................................................................. 17
1.3. Vấn đề nhân vật nữ của các nhà văn nữ ............................................. 19
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN...23
2.1. Quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ trong tiểu thuyết Y Ban ....... 23
2.1.1. Khái quát về quan niệm nghệ thuật về con người........................ 23



6

2.1.2. Một số biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ trong
tiểu thuyết Y Ban……………………………………………………… 25
2.2. Các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban ................................... 29
2.2.1. Nhân vật bi kịch.......................................................................... 30
2.2.1.1. Bi kịch từ những mảnh đời tật nguyền, lỡ dại, kém may mắn 32
2.2.1.2. Bi kịch trong tình yêu .......................................................... 38
2.2.1.3. Bi kịch trong hôn nhân và gia đình ....................................... 40
2.2.1.4. Bi kịch từ chính cuộc sống hiện đại ...................................... 51
2.2.2.Nhân vật tự ý thức ....................................................................... 55
2.2.3. Nhân vật cô đơn .......................................................................... 60
2.2.4. Nhân vật tha hóa ......................................................................... 65
Chương 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
NỮ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN ......................................................... 71
3.1. Độc thoại nội tâm .............................................................................. 71
3.2. Ngôn ngữ thông tục, đời thường ........................................................ 80
3.3. Hình tượng hóa "cái tôi" nhà văn ....................................................... 86
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhân vật là yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học. Văn học không thể
thiếu nhân vật, bởi đó là tiêu điểm để nhà văn thể hiện những khái quát về hiện
thực đời sống, bộc lộ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật cũng như lý tưởng thẩm
mỹ của mình về cuộc đời, con người. Nghiên cứu tác phẩm văn học không thể

không tiếp cận nhân vật văn học. Việc nghiên cứu nhân vật giúp người nghiên
cứu nhận diện những diễn biến tư tưởng, cảm quan đời sống và thi pháp nghệ
thuật của nhà văn, từ đó có cơ sở để khẳng định những đóng góp riêng của nhà
văn vào tiến trình văn học dân tộc.
1.2. Văn học Việt Nam từ sau đổi mới ghi nhận những đóng góp quan
trọng của các nhà văn nữ, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.
Điểm nổi bật trong sáng tác của các cây bút nữ là sự xuất hiện đặc biệt đông đảo
và chiếm ưu thế của các nhân vật nữ. Có thể nói, các nhà văn nữ, với những nỗ
lực sáng tạo nhiều mặt đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Thông
qua việc tìm hiểu nhân vật nữ trong các sáng tác của nhà văn nữ, người nghiên
cứu có cơ sở khám phá sâu sắc và nhiều chiều hơn thế giới tâm hồn, những “ẩn
mật bản ngã” của “một nửa nhân loại”. Nghiên cứu đặc tính cấu trúc nhân vật nữ
còn giúp người nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn các vấn đề văn hóa đương đại đang
đặt ra như vấn đề giới, ý thức nữ tính, cái nhìn của chủ thể nhà văn nữ.
1.3. Trong số các nhà văn nữ đương đại, Y Ban là một cây bút có một vị
trí nổi bật. Từ hơn mười năm trở lại đây, bà đã xuất bản hàng chục tập truyện
ngắn và nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang. Với sự tự tin và bản lĩnh của một ngòi
bút tài năng, đam mê sáng tạo cùng sự tri nhận sắc sảo về cuộc sống, Y Ban đã


2

tạo dựng được một bản sắc văn xuôi độc đáo. Phân tích đặc điểm cấu trúc nhân
vật nữ trong tiểu thuyết của bà có thể nhận ra phần lớn đặc điểm này.
Đọc tiểu thuyết Y Ban, có thể nhận ra, mảng đề tài được đề cập nhiều nhất
và cũng là một thế mạnh trong sáng tác của bà là tình yêu và phụ nữ. Bản thân
tác giả, khi nói về ý đồ và quan điểm sáng tạo của mình, cũng nhấn mạnh: “…
Khi sáng tác, tôi chỉ viết về những gì mình suy ngẫm, bức xúc nhất. Tôi không
định rằng tác phẩm mình phải thuộc dòng nào, việc sắp xếp ấy là việc của nhà
phê bình. Cứ cái gì thuận tay, đầy ắp trong tôi thì tôi viết. Dĩ nhiên tôi là đàn bà

thì cái thuận tay của tôi chính là những vấn đề về gia đình, con cái, khát vọng
được thay đổi của phụ nữ… Nhân vật chính trong tác phẩm của tôi thường là
người nữ. Buổi ban đầu cầm bút tôi viết hoàn toàn bằng bản năng đàn bà, mang
nỗi đau của nhân vật "đính" vào nỗi đau của mình. Nhưng sau 20 năm cầm bút
thì tôi có tỉnh táo hơn, tôi biết phân biệt khoảng cách giữa tôi và nhân vật. Cùng
với việc đứng xa nhân vật của mình hơn, tôi có ý thức hơn về vai trò nhà văn của
mình khi "chạm" đến những vấn đề của phụ nữ” [10].
Trong một bài trả lời phỏng vấn khác, Y Ban cũng nhấn mạnh: “Có thể
nói, một mảng “đặc sản” trong nghiệp văn của tôi là viết về đàn bà. Mảng đề tài
này là thuận tay, là niềm trăn trở, là món nợ nhất đối với tôi. Trong một xã hội
đang đánh mất quá nhiều giá trị như hiện nay thì người hứng chịu nhiều nhất
không ai khác chính là những người đàn bà. Họ buộc phải tự vươn lên để tìm
cách giải tỏa, để đối kháng, để sống. Trong tiểu thuyết của mình, tôi muốn những
người đàn bà ấy phải sống cho mình, sống theo cách của mình, dù cho họ phá
cách” [32].
Với tất cả những lí do lí thuyết – lịch sử nêu trên, chúng tôi quyết định
nghiên cứu đề tài “Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban”.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực tế đã chứng tỏ, Y Ban là một cây bút văn xuôi độc đáo. Cho đến
thời điểm hiện nay, đã có nhiều bài nghiên cứu, phê bình phân tích sáng tác của
bà trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong bài Một giọng nữ trầm trong văn chương, nhà phê bình Bùi Việt
Thắng nhận xét: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều
tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”. Đánh giá
chung về các sáng tác của Y Ban, ông cho rằng: “Truyện của Y Ban có thể
được xếp vào dạng truyện tâm tình – không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết

song lại có khả năng lắng đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính
cách da diết của tình đời, tình người” [39].
Trong một bài viết trên báo Văn nghệ (số 25/ 2003) dưới nhan đề Y Ban
và những thân phận đàn bà, nhà văn Xuân Cang đã phân tích và lí giải cách xây
dựng nhân vật nữ của Y Ban. Ông cho Y Ban là “một người phụ nữ viết văn đầy
nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con
người” [15].
Lê Hương Thủy trong bài Đọc truyện ngắn Y Ban đã nêu những nhận xét
về đặc điểm nhân vật trong các tác phẩm của bà. Tác giả cho rằng, truyện ngắn Y
Ban có “sự trở đi trở lại của những nhân vật nữ”, “xu hướng khai thác những
xung đột bên trong”, “những không gian sáng” trong tác phẩm… Trên cơ sở
phân tích thực tiễn, Lê Hương Thủy nhận định: “Đọc truyện ngắn Y Ban người
đọc như bị ám ảnh không dứt về những thân phận, những cuộc đời qua từng câu
chuyện kể. Những câu chuyện có lúc tưởng như không đầu không cuối nhưng lại
có sức neo giữ trong tâm trí người đọc. Tựa vào cảm giác, tâm trạng… ngòi bút
Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn cảm xúc, vào thế giới tâm linh của con


4

người để rồi lại đem đến cho người đọc những cảm nhận, những nỗi niềm trước
từng cảnh ngộ” [45].
Trên các trang báo điện tử, các bài viết về tác phẩm của Y Ban xuất hiện
khá phong phú. Điều này cũng cho thấy các cách đọc và cảm nhận khác nhau của
độc giả về truyện ngắn và tiểu thuyết của bà. Có thể kể đến các bài như: Buồn ơi!
Y Ban chào mi của Xuân Anh (vietimes.vietnamnet.vn); Nhà văn Y Ban – văn
chương vẫn cần trời cho; Y Ban: Bốp chát & nữ tính của Hòa Bình
(tienphong.vn); Y Ban không thấy nhục cảm là phi đạo đức của Tú Cầu
(giadinh.net.vn); Đối thoại Y Ban – Nguyễn Khắc Phục của Lê Hà (dep.com.net);
Nhà văn Y Ban bị sốc khi “I am đàn bà” bị thu hồi của Nguyễn Hằng

(dantri.com); Nhà văn Y Ban: “Chúng ta đang quay cuồng trong bức xúc” của
Hoàng Hường (tuanvietnam.vietnamnet.vn); “Lát cắt” Y Ban của Cao Minh
(sggp.org.vn);…
Tác giả Dương Cầm trong bài viết “Y Ban viết về nỗi đau rất đàn bà”
nhận xét: “Nhà văn Y Ban viết từ nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn những người
đàn bà luôn khao khát một tình yêu tuyệt mỹ. Đôi khi cũng chống chếnh, chênh
vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi chị
lại thảng thốt giật mình quay về tổ ấm yên bình” [14].
Bàn về tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, Trần Thanh Hà trong bài Xuân Từ
Chiều - chua xót vì nỗi con người trên trang báo An ninh thủ đô điện tử đã nhận
xét về lối viết mới mẻ của Y Ban: “Nhà văn Y Ban vốn chuyên viết về đàn bà,
lần này chọn một cách viết rất đàn bà, là lối kể chuyện vô cùng ngồi lê đôi mách.
Chính bởi cách viết này mà tất cả những câu chuyện to nhỏ trong đời sống của
người đàn bà… đều được chuyển tải một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn… Mới


5

đọc tưởng đây chỉ là chuyện ngồi lê đôi mách của đàn bà, nhưng càng đọc càng
thấy chua xót vì nỗi đàn bà, nỗi con người trong thời đoạn chúng ta” [21].
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong lời giới thiệu Trò chơi hủy diệt cảm
xúc - cuốn tiểu thuyết mới nhất của Y Ban, đã viết: “Vẫn là những chuyện bi hài
và đau đớn của con người trong một xã hội đang đánh mất quá nhiều giá trị. Các
nhân vật tham gia trò chơi của cuộc đời này thực ra là đi tìm hoặc tìm lại những
giá trị đang bị chính họ đánh mất. Trò chơi đã cuốn họ vào những cười khóc,
những lú lẫn và những bừng tỉnh…” [6]. Trong bài Trò chơi hủy diệt cảm xúc Nhịp điệu của văn xuôi, nhà phê bình Hoài Nam nhận xét: “... Về nội dung, mỗi
truyện ngắn đó nói về một cảnh đời phụ nữ khác nhau, hoặc một lát cắt, một
khoảnh khắc đầy ấn tượng trong số phận của người phụ nữ, ở nông thôn hoặc ở
thành thị, ít học hoặc nhiều chữ, đang phải lần hồi bán mình để kiếm cái ăn hoặc
đang dư thừa tiền bạc, dù sao thì cũng vẫn là phụ nữ” [27].

Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có thể kể đến:
“Đặc điểm văn xuôi Y Ban” - Luận văn thạc sĩ Văn học của Vũ Phương
Thảo (Trường Đại học KHXH & NV – 2009). Trong luận văn, tác giả tập trung
phân tích những đặc điểm nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của Y
Ban.
“Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban” - Luận văn thạc sĩ Văn học
của Đào Thu Trang (Trường Đại học KHXH & NV - 2012). Luận văn cung cấp
cái nhìn hệ thống về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban và những thành
công về phương diện trần thuật trong truyện ngắn của bà…
Có thể thấy, các bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác của Y Ban trên
các báo và tạp chí khá phong phú về số lượng. Tuy nhiên, tác giả của các bài viết
đó mới chỉ dừng lại tìm hiểu một số khía cạnh hoặc giới thiệu, nhận định chung


6

về Y Ban mà chưa nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu vấn đề nhân vật nữ trong các
tiểu thuyết của bà.
Trên cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn của
chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban”.
Chúng tôi xem đây là con đường hợp lí nhất để đánh giá những nét độc đáo trong
tiểu thuyết Y Ban, ngõ hầu ghi nhận kịp thời những đóng góp của bà vào tiến
trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Phân tích đặc tính của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban nhằm chỉ
ra một phương diện độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.
3.2. Khẳng định những đóng góp quan trọng về tư tưởng và thi pháp
nghệ thuật của tác giả vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên các nền tảng lí thuyết về nhân vật văn học và các công trình

nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tập trung tìm hiểu đặc tính cấu trúc nhân vật
nữ trong tiểu thuyết Y Ban. Cụ thể bao gồm các phương diện sau:
- Loại hình hóa thế giới nhân vật nữ và phân tích đặc điểm nhân vật nữ
trong tiểu thuyết Y Ban.
- Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban.
- Đối sánh loại hình với một số cây bút đương đại (đặc biệt là các cây bút
nữ) để thấy những nét độc đáo trong cảm quan đời sống và thi pháp nghệ thuật
của Y Ban.


7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban với những biểu hiện cụ thể
của nó (đặc điểm loại hình, nghệ thuật biểu hiện…).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tiểu thuyết đã công bố của Y Ban. Cụ thể bao gồm:
- Đàn bà xấu thì không có quà, Nxb. Hội nhà văn, 2004.
- Xuân Từ Chiều, Nxb. Phụ nữ, 2008.
- Trò chơi hủy diệt cảm xúc, Nxb. Trẻ, 2012.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thực hiện các phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp hệ thống:
Khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân
vật và một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban.
6.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi vừa đi sâu tìm hiểu nghiên cứu những
đặc điểm trong tiểu thuyết Y Ban, vừa hệ thống, tổng hợp kết quả, từ đó minh

chứng cho các luận điểm chính của luận văn.
6.3. Phương pháp so sánh, so sánh hệ thống và so sánh loại hình:
Tiến hành so sánh tác phẩm của Y Ban với sáng tác của một số nhà văn
khác để thấy những điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Y Ban.
7. Đóng góp mới của luận văn
7.1. Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính cấu trúc
nhân vật nữ trong tiểu thuyết của một nhà văn nữ nổi tiếng. Do đó, việc thực


8

hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có thể phát hiện và loại hình hóa các kiểu
loại nhân vật nữ tiêu biểu trong tiểu thuyết Y Ban, đồng thời chỉ ra những nét
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tác phẩm của bà.
7.2. Khẳng định những đóng góp riêng của Y Ban vào tiến trình tiểu
thuyết Việt Nam đương đại (cả về cảm quan đời sống lẫn thi pháp nghệ thuật).
7.3. Góp phần khẳng định ý nghĩa của hướng phân tích lí thuyết - lịch sử
trong nghiên cứu văn học nói chung, trong nghiên cứu cấu trúc nhân vật nói
riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:
Chương 1. Khái quát về hình tượng nhân vật nữ và một số đặc điểm của
nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Chương 2. Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban.
Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Y Ban.


9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Khái quát về hình tượng nhân vật nữ trong văn học
1.1.1. Khái niệm về nhân vật và nhân vật nữ
1.1.1.1. Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp:
persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj). Ban đầu, nó vốn mang ý
nghĩa là “cái mặt nạ” - một dụng cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Theo
thời gian, nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học.
Ở một khía cạnh nào đó thuật ngữ “nhân vật” có điểm gặp gỡ với thuật
ngữ “vai” và “tính cách”. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hai thuật ngữ
này thay cho nhân vật văn học. Thuật ngữ “vai” nhấn mạnh đến tính chất hành
động của cá nhân, phù hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ “tính
cách” lại chỉ những nhân vật có tính cách. Tuy nhiên, không phải nhân vật nào
cũng hành động, và cũng không phải nhân vật nào cũng mang tính cách rõ nét.
Như vậy, thuật ngữ “vai” và “tính cách” có nội hàm hẹp hơn “nhân vật”, chúng
không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong
sáng tác văn học. Bởi vậy, “nhân vật” chính là thuật ngữ đúng đắn và đầy đủ
nhất.
Nhân vật là khái niệm được dùng trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu nhất
vẫn là trong văn chương nghệ thuật. Về khái niệm nhân vật văn học, giới nghiên
cứu, phê bình đã đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau.


10

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân quan
niệm:

“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người. Một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh
con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [1, tr.241].
Với khái niệm này, tác giả đã xem xét nhân vật trong mối tương quan với
đối tượng thẩm mĩ, cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, khuynh hướng, trường
phái văn học.
Các tác giả trong Từ điển văn học lại nhìn nhận nhân vật ở khía cạnh vai
trò, chức năng của nó đối với nội dung và hình thức của tác phẩm:
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc
lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất
hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá
trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [30, tr.86]. Như vậy, nhân vật
đóng vai trò là yếu tố hàng đầu của tác phẩm, là phương diện để nhà văn chuyển
tải tư tưởng, thể hiện cá tính sáng tạo của mình, đồng thời lại mang quan niệm có
tính nghệ thuật của nhà văn về thời đại, đặc biệt là trong các sáng tác thuộc thể
loại tự sự.
Trong giáo trình Lý luận văn học của Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà
nghiên cứu nhận xét:
“Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như


11

Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thuý Kiều,… Đó là những nhân vật không có tên như
thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy
hiệu thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng

thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang
nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình
thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả
ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự
sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng
nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi
niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. (…) Khái niệm
nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể
nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. (…) nhưng chủ yếu vẫn là
con người trong tác phẩm. (…) nhân vật văn học là một hiện tượng ước lệ, có
những dấu hiệu để ta nhận ra” [26, tr. 277-278].
Có thể xem đây là một quan niệm cụ thể, chi tiết về nhân vật văn học.
Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học của Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng:
“Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể
hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,
… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan
niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con
người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng
qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang
bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không phải là những con


12

người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm”
[20, tr.126].
Trên đây là một số quan niệm về nhân vật văn học của các nhà nghiên
cứu, phê bình trong nước. Những quan niệm này nhìn nhận nhân vật ở nhiều

khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có sự gặp gỡ nhau ở một số điểm
nhất định như: nhân vật là đối tượng mà văn học miêu tả, được xây dựng bằng
những phương tiện nghệ thuật nhằm phản ánh đời sống hiện thực; là yếu tố cơ
bản nhất của tác phẩm, mang tính ước lệ và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn.
Với vị trí quan trọng như vậy, nhân vật trở thành yếu tố không thể bỏ qua khi tìm
hiểu, nghiên cứu về một nhà văn nào đó.
1.1.1.2. Nhân vật nữ là một loại hình cụ thể của nhân vật văn học. Có thể
nói khái quát: Nhân vật nữ chính là hình ảnh, hình tượng người phụ nữ được
miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện văn học.
Nghiên cứu nhân vật nữ là nghiên cứu một kiểu cấu trúc nhân vật văn học
đặc thù.
1.1.2. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống Việt Nam
Phụ nữ là một nửa của nhân loại, là biểu tượng của cái đẹp, hiện thân của
sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Trong dòng chảy văn học từ cổ chí kim, hình
tượng người phụ nữ luôn là một trong những đề tài quen thuộc nhất và là nguồn
cảm hứng vô tận đối với văn nhân. Tuy mức độ đậm nhạt có khác nhau ở mỗi
thời kỳ, song hình tượng người phụ nữ luôn được xem là một tâm điểm trong
văn học truyền thống Việt Nam. Qua kiểu hình tượng này, người đọc có thể nhận
ra phần nào những thăng trầm trong số phận người phụ nữ Việt Nam, tầm mức
nhân văn trong cái nhìn đối với phụ nữ và những đặc điểm nổi bật trong cách
thức thiết dựng và hình tượng hoá người phụ nữ.


13

Trong văn học dân gian, nhân vật nữ đại diện cho lý tưởng thẩm mỹ của
nhân dân. Tuy nhiên, những chuẩn mực thẩm mỹ buổi ban đầu chưa thể hiện
được một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ diện mạo người phụ nữ. Theo thời gian,
bức chân dung này ngày càng được hình dung một cách rõ nét hơn. Người phụ
nữ hiện lên trong văn xuôi dân gian chủ yếu qua các câu chuyện cổ tích. Đó là cô

Tấm trong truyện Tấm Cám, công chúa Tiên Dung trong Chử Đồng Tử, cô Út
trong Sọ Dừa, công chúa Quỳnh Nga trong Thạch Sanh,… Họ luôn toả sáng
những nét đẹp: hiền lành, chăm chỉ, giàu đức hy sinh, lòng nhân ái và cuối cùng
luôn được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Người phụ nữ trong ca dao lại mang một
vẻ đẹp đằm thắm, ý nhị, dịu dàng nhưng đồng thời cũng là hiện thân của những
bi kịch, phải gánh chịu những số phận bất hạnh, không có quyền tự định đoạt
cuộc sống của mình.
Thời trung đại, phụ nữ đã trở thành một trong những đề tài lớn của văn
học. Hình tượng người phụ nữ hiện lên ngày càng đa dạng, nhiều chiều. Tùy theo
cái nhìn của các nhà văn mà hình tượng người phụ nữ được thể hiện ở những
khía cạnh và góc độ khác nhau. Với mảng truyện Nôm bình dân (Phạm Tải Ngọc
Hoa, Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa…), nhân vật người phụ nữ được
tập trung thể hiện với những phẩm chất lý tưởng về sắc đẹp, đức hạnh. Điều này
xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ truyền thống: cái đẹp là cái đạo đức, phản ánh
một phương thức thể hiện con người, một kiểu tư duy nghệ thuật bắt nguồn từ
truyện dân gian.
Văn xuôi trung đại Việt Nam về người phụ nữ một mặt vẫn kế thừa tư
tưởng của văn học dân gian; một mặt khác lại bổ sung thêm những quan niệm
mới, trong đó, “hồng nhan bạc mệnh” được xem là một tư tưởng chủ đạo. Đã có
biết bao tiếng nói xót xa, thương cảm cho người phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trong


14

xã hội phong kiến. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một thí dụ tiêu biểu.
Trong Truyền kỳ mạn lục, hình ảnh người phụ nữ đức hạnh, đẹp nết, đẹp người,
luôn khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng lại bị các thế lực
cường quyền và cả lễ giáo phong kiến khắc nghiệt xô đẩy đến những cảnh ngộ
éo le, ngang trái, bất hạnh, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan - mà khi chết đi
rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó.

Cùng với văn xuôi, nhân vật nữ trong sáng tác văn chương thuộc các thể
loại khác cũng chiếm vị trí trung tâm, trở thành tâm điểm để qua đó nghệ sĩ tái
tạo hiện thực, gửi gắm, bày tỏ những tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo. Đó là người
cung nữ xinh đẹp tài hoa, khát khao hạnh phúc bị nhà vua bỏ rơi, phải sống cô
đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong chốn thâm
cung (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát
vọng rất đỗi bình thường là được sống cùng với người chồng thân yêu, song lại
rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp
lại (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du xinh đẹp, tài năng là thế nhưng lại bị dập vùi trong cảnh “thanh lâu
hai lượt, thanh y hai lần”, liên tiếp bị đày dọa cả về thể xác lẫn tinh thần, để đến
nỗi trở thành “tiếng kêu thương đứt ruột”, tiếng kêu xé lòng cho thân phận chìm
nổi lênh đênh trong kiếp đoạn trường. Bi kịch này không chỉ của riêng nàng Kiều
mà còn là bi kịch chung của những kiếp phận đàn bà trong xã hội phong kiến.
Điểm qua gương mặt nhân vật nữ thời kỳ này ta thấy một điểm chung ở họ
là đều có cuộc đời đầy sóng gió, bẽ bàng, không mấy ai có được hạnh phúc thật
sự. Bởi vậy, cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm
trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại.


15

Cùng với những thể nghiệm về cái bi kịch, trong các sáng tác văn học về
đề tài người phụ nữ, tiếng nói khát khao được tự do yêu đương, khát khao hạnh
phúc và quyền sống của người đàn bà cũng vang lên mạnh mẽ. Văn học trung
đại bước đầu đã thể hiện được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội.
Nhiều nhân vật nữ đã thể hiện sự phản kháng, tố cáo xã hội, nêu lên suy nghĩ,
quan điểm riêng của mình, bộc bạch trực tiếp những nỗi khổ đau, những niềm
riêng tư (sự tự ý thức về mình). Có thể nói, văn học thời kỳ này đã thực hiện
những khám phá đời sống nội tâm nhiều cung bậc của con người, đặc biệt là

người phụ nữ. Dường như có mối liên quan đặc biệt giữa tinh thần nhân văn vị
phụ nữ và và sự nảy nở rực rỡ của sáng tác văn học.
Sang đầu thế kỷ XX, sáng tác của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã
dựng lên chân dung của những người phụ nữ, những anh hùng cứu nước như bà
Trưng Trắc, Trưng Nhị, nàng Liên Hoa trong vở tuồng Trưng Nữ vương hay
hình ảnh cô Chí, Triệu, Tinh, Liên, Hạnh, Lực trong tiểu thuyết Trung quang tâm
sử với giá trị khái quát rất cao.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 tiếp tục khai thác sâu đề tài
người phụ nữ. Sáng tác của Tự lực văn đoàn đã xây dựng hình ảnh những người
phụ nữ mới, đòi quyền tự do yêu đương vượt qua mọi lễ giáo phong kiến. Nhung
trong Lạnh lùng, Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh là những thí dụ cụ thể.
Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng cá nhân
khỏi vòng kiểm tỏa của lễ giáo phong kiến. Trong xã hội cũ, người phụ nữ là
những người chịu nhiều thiệt thòi đau khổ nhất bởi những ràng buộc, những quy
định khắt khe. Với tôn chỉ đề cao cái mới, trẻ trung, tin ở sự tiến bộ, trọng tự do
cá nhân, các tác giả đã xây dựng nhân vật nữ là những con người dám đấu tranh


16

cho tự do cá nhân, cho hạnh phúc con người, phê phán cái xấu, cái cũ, đòi quyền
sống, tự do yêu đương và lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.
Song hành và đối ứng với Tự lực văn đoàn, văn học hiện thực phê phán
giai đoạn này đi sâu khám phá những bi kịch khác nhau trong cuộc đời người
phụ nữ. Đó là cuộc đời cơ cực đắng cay của chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất
Tố, Tám Bính trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, hay thân phận của một “dị nữ” như
Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao. Người phụ nữ trong sáng tác của các nhà
văn hiện thực hiện lên như một biểu tượng trong văn học về nỗi khổ đau, bất
hạnh chồng chất của kiếp người. Cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự
tuyệt vọng, bế tắc. Những nhân vật nữ này đã phản ánh phần nào tình trạng bế

tắc trong xã hội Việt Nam trước cách mạng trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa
phong kiến.
Trong văn học giai đoạn 1945 - 1975, trong không khí hào hùng của một
thời đại lịch sử, nhân vật người phụ nữ đã có một diện mạo mới bên cạnh những
nét đẹp truyền thống bao đời của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, thủy chung,
chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh… Người phụ nữ được đặt trong mối quan
hệ với những vấn đề chung của thời đại. Tắm mình trong bầu không khí hào
hùng của dân tộc, người phụ nữ bước vào cuộc chiến đấu thần thánh của đất
nước, làm nên những tượng đài bất tử về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
trong lòng dân tộc, thời đại, góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ
vang. Họ có thể có tên hoặc không tên cụ thể, có thể là nhân vật lịch sử hay chỉ
là hình tượng văn học thuần tuý nhưng tất cả đều mang trong mình vẻ đẹp huy
hoàng của thời đại. Đó là Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh
Châu, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn
đất của Anh Đức. Họ không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn là những anh


17

hùng trên mặt trận sản xuất (Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải). Ẩn đằng sau
dáng vẻ yếu đuối của người phụ nữ có khi là một nghị lực phi thường, một sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt (như Mỵ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài). Có thể
thấy, người phụ nữ trong giai đoạn này là con người của cộng đồng, của xã hội
gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, được soi rọi dưới cái nhìn lý tưởng hoá
mang tính sử thi.
1.2. Một số đặc điểm của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Sau năm 1975, văn học có xu hướng trở về với cái đời thường muôn mặt,
cảm hứng sử thi nhạt dần, thay thế vào đó là cảm hứng về thế sự - đời tư. Vấn đề
các nhà văn quan tâm không còn là cuộc sống chiến đấu, sự dũng cảm vì dân vì
nước nữa mà là con người của cuộc sống đời thường với những lo toan rất đời.

Theo xu hướng này, nhân vật người phụ nữ hiện lên với tư cách con người cá
nhân, những mảnh đời riêng lẻ. Nếu như trước đây, văn xuôi viết về phụ nữ
thường là theo hướng phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân
vật nữ để chuyển tải một quan niệm, tư tưởng thì văn xuôi thời kỳ đổi mới xem
phụ nữ như một khách thể thẩm mĩ độc lập, một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp
dẫn cần được khám phá và lý giải. Có thể nói, chưa bao giờ người phụ nữ lại
nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút như hôm nay, kể cả
người cùng giới và khác giới. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma
Văn Kháng), Tiểu thuyết đàn bà (Dạ Ngân), Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh
Thái), Nguyễn Thị Lộ (Nguyễn Huy Thiệp), Trong nước giá lạnh (Võ Thị Xuân
Hà), Xuân Từ Chiều (Y Ban)… Sự xuất hiện đa dạng, phong phú của nhân vật
nữ cho thấy mỗi nhà văn đã tìm cho mình những hướng đi riêng khi khai thác đề
tài này. Nguyễn Minh Châu tiếp tục khai thác vẻ đẹp truyền thống của người phụ


18

nữ nhưng chú ý nhiều hơn đến đời sống nội tâm của họ. Với ông, phụ nữ là một
thế giới đầy bí ẩn cần được khám phá với rất nhiều khao khát về tình yêu, hạnh
phúc. Trong sáng tác của nhà văn, xuất hiện biết bao cảnh đời khác nhau: hạnh
phúc ngọt ngào có, bi kịch cay đắng có; có tốt có xấu; có cao cả, có thấp hèn. Hồ
Anh Thái đề cập đến quyền làm mẹ - thiên chức vĩ đại của người phụ nữ. Ông
lên tiếng đòi quyền được làm mẹ cho những người phụ nữ không chồng. Họ là
một bộ phận không nhỏ phụ nữ Việt Nam đã để lại thời xuân sắc của mình nơi
“rừng thiêng nước độc” trong những năm tháng chiến tranh. Hòa bình lập lại, họ
đã quá lứa lỡ thì, không lấy được chồng nhưng bản năng làm mẹ vẫn không
nguôi thôi thúc họ. Nhân vật nữ trong các sáng tác của nhà văn nữ hiện ra như
một sự khám phá và thể hiện chính bản thân mình. Với cái nhìn mẫn cảm, đôi
khi đậm bản năng, người phụ nữ trong sáng tác của nhà văn nữ được chú ý khai

thác ở nhiều trạng huống, góc cạnh khác nhau với những nỗi bất hạnh, sự cô đơn
và những khát khao về tình yêu, hạnh phúc. Có thể nói, thế giới phụ nữ qua cái
nhìn phụ nữ của các nhà văn đương đại đa dạng và đa sự. Bằng kinh nghiệm bản
thân, các nhà văn đã phô bày đời sống của người phụ nữ ở tầng sâu bản thể. Họ
đem đến cho văn học những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về người phụ
nữ.
Có thể nhận ra, người phụ nữ là hình tượng xuyên xuốt và nổi bật trong
văn học Việt Nam, gắn liền với sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn qua các giai đoạn lịch sử. Mặc dù ở mỗi thời kí khác nhau, cái
nhìn về người phụ nữ luôn có những thay đổi nhất định song dù ở thời đại nào
thì người phụ nữ vẫn sáng ngời vẻ đẹp truyền thống của mình trong văn hóa dân
tộc và luôn là hình ảnh tích cực được nhà văn gửi gắm nhiều tình cảm yêu
thương trân trọng.


19

1.3. Vấn đề nhân vật nữ của các nhà văn nữ
Văn học Việt Nam những năm gần đây xuất hiện một đội ngũ đông đảo
các nhà văn nữ viết về người phụ nữ. Tiêu biểu trong số đó, chẳng hạn như Lý
Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Y
Ban… Có thể nói, sự xuất hiện của các cây bút nữ đã đem đến cho văn học
đương đại Việt Nam một luồng gió mới. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng:
“Văn học đang mang gương mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày
càng tinh tế mà đằm thắm”. Phải chăng, như Vương Trí Nhàn nhận xét: “Hình
như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam
giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực
đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp
nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng - từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình
khá sớm, định hình khá sớm” [28]. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời

sống kinh tế - xã hội và tư tưởng con người cũng đổi thay tận gốc rễ. Trong bối
cảnh xã hội mới, vai trò, vị trí của người phụ nữ được thừa nhận, đề cao và
khẳng định. Họ tham gia ngày càng đông đảo vào tất cả các lĩnh vực của xã hội,
trong đó có sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là văn học, một trong những lĩnh vực
nhạy cảm dễ bắt nhịp với những vấn đề nóng hổi của đời sống. Hơn nữa, người
phụ nữ trong xã hội hiện đại được giải phóng khỏi những lễ giáo, luật lệ, và văn
học hiện đại với xu hướng gần gũi đời sống thực của con người đã mở ra cho các
cây bút nữ nhiều đề tài, nhiều cách tiếp cận mới. Có thể nói, sự xuất hiện ngày
càng đông đảo của các cây bút nữ với những tác phẩm của họ đã thổi một luồng
gió mới cho văn học Việt Nam đương đại. Điều này không chỉ góp phần tô điểm
cho diện mạo văn học dân tộc mà còn đem lại thế cân bằng trong sáng tác văn
học giữa hai giới.


×