Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu một số nội dung bất cập tại thông tư số 06 2011 TT BYT quy định về quản lý mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.62 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SÓ NỘI DUNG BẤT CẬP TẠI THÔNG T ư s ố
06/2011/TT-BYT QUY ĐỊNH VÈ QUẢN LÝ MỸ PHẨM
Vũ Thị Thu Hưong, Hứa Thanh Thủy, Phạm Nữ Hạnh Vân, Đỗ Quyên,
Lê Hiếu, Kiều Thi Tuyết Mai' Nguyễn Thanh Vân, Hoàng Văn Đức,
Nguyễn Thanh Hưong, Nguyễn Xuân Tiến.
HDKH: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình.
Trường Đại học Dược Hà Nội
Từ khóa: Bất cập, mỹ phẩm, quản lý, thông tư 06
Tóm tất:
Triển khai Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm,
ngày 25/01/201 ỉ, Bộ Y tế (BYT) đã ban hành thông tư số 06/201 ỉ/TT-BYT quy
định về quản lý mỹ phẩm. Quả trĩnh thực hiện thông tư thời gian vừa qua đã bộc
lộ một sổ khó khăn, vưởng mắc. Vì vậy, để đáp ứng vói sự phát triến của thị
trường mỹ phẩm, BYT xác định việc thay đổi thông tư là một vẩn đề cần thiết.
Được sự chỉ đạo của BYT, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài, sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tỉnh để xác định những bất cập trong nội dung và
trong quá trình triển khai thực hiện thông tư 06. Kết quả cho thấy một số nội
dung trong thông tư chưa cụ thể; các quy định liên quan đến quy trĩnh công bố,
quảng cảo sản phẩm còn phức tạp và không phù hợp với tình hình hiện tại; thời
gian giải quyết hồ sơ chưa hợp lý. Mặt khác, việc thiếu thong nhất giữa các văn
bản và các cơ quan quản lý cũng gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, mỹ phấm đã trở thành sản phâm tiêu dùng
quen thuộc, với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, chủng loại sản phẩm ngày càng
phong phú, đa dạng [6 ]. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng thưong mại và hợp tác giữa
các quốc gia trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng các sản phẩm mỹ phẩm, Việt
Nam đã tham gia ký kết Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý
mỳ phẩm tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 35 [3], Thực hiện các
nguyên tắc của Hiệp định, ngày 25/1/2011, Bộ Y tế (BYT) đã ban hành Thông tư
số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm {sau đây được gọi tắt là
Thông tư 06). Thông tư 06 về cơ bản đã phù họp với các văn bản quy phạm pháp


luật của Việt Nam, có tính đồng bộ pháp lý và khả thi. Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai, thông tư số 06 đã bộc lộ một số vấn đề vướng mắc. Để tiến hành điều
chỉnh thông tư phù họp hơn với thực tiễn, các bất cập đang tồn tại cần phải được
chỉ rõ. Do đó, việc có được các bằng chứng khoa học, khách quan là một yêu cầu
cấp thiết. Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu; Xác định một sổ bẩt


cập trong việc triển khai thực hiện Thông tư số 06/2011/TT-BYT qui định về
quản lý mỹ phẩm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đổi tượng
Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị chịu tác động chính của thông tư 06
bao gồm nhóm các đcm vị quản lý triển khai thực hiện thông tư và nhóm các
doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm.
Nhóm đơn vị triển khai thực hiện thông tư: Tuyến trung ương (Cục Quản
lý Dược Bộ Y tế): Lãnh đạo Cục Quản lý Dược phụ trách mảng mỹ phẩm; Lãnh
đạo phòng Mỹ phẩm; Tuyến tỉnh (Sở Y tế): Lãnh đạo Sở quản lý mảng mỹ phẩm
hoặc cán bộ chuyên trách mảng mỹ phẩm tại 11 Sở Y tế (Hà Nội, Hải Dương,
Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng, Hvmg Yên, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai, Thái Bình), đại diện của một số viện kiểm nghiệm tuyến tỉnh.
Nhóm các đổi tượng chịu tác động của thông tư: Công ty Sao Nam, Zinnia,
Khương và Lê, L'oreal Việt Nam, Mỹ phẩm số 3 VN, Quốc tế Trà Giang, LK,
Trẻ Hà Nội, Sao Thái Dương, vẻ Đẹp Phương Đông, Ân Nam, Shiseido Việt
Nam, Mỹ Phẩm LaNa, Cty p/s, LG Vina, Rohto-mentholatum, Henkel Việt
Nam, Unilever Việt Nam. Việc lấy mẫu được thực hiện có chủ đích, các đối
tượng được lựa chọn đảm bảo có đủ ý kiến của công ty 100% vốn đầu tư nước
ngoài, công ty kinh doanh, sản xuất, công ty phân phối mỹ phẩm ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu tìm hiểu những bất cập của thông tư 06, phưong pháp nghiên
cứu được lựa chọn là thiết kế nghiên cứu nghiên cứu định tính [2], Kỹ thuật thảo

luận nhóm(TLN) với ưu điểm có thể lấy ý kiến của số đông người tham gia, cho
phép tưcmg tác giữa các đối tượng, tiết kiệm thời gian...được lựa chọn thực hiện.
Ba cuộc TLN đã được tiến hành: (1) TLN giữa các doanh nghiệp khu vực phía
Bắc, (2) TLN giữa các doanh nghiệp khu vực phía Nam và (3) TLN giữa các đại
diện Sở Y tế khu vực phía Bắc. Trong trường họp không tổ chức được thảo luận
nhóm hoặc số lượng người được phỏng vấn nhỏ kỹ thuật phỏng vấn sâu (PVS) sẽ
được thực hiện: (1) PVS các nhà quản lý tuyến trung ương và (2) PVS các đại
diện SYT phía Nam. Địa điểm thực hiện các cuộc TLN và PVS đựa lựa chọn
trước với mục đích thuận tiện và thoải mái nhất đối với đối tưọng tham gia, được
lấy ý kiến từ chính các đối tượng tham gia phỏng vấn. Mồi cuộc TLN sẽ có một
chủ toạ điều hành và một thư ký. Các đối tượng tham gia được thông báo về mục
tiêu chủ đề thảo luận, tính bảo mật, đảm bảo ẩn danh trong nghiên cứu. Nội dung
các ý kiến được ghi chép và ghi âm theo phương pháp thực hiện nghiên cứu định
tính [2],


Bản ghi âm và những ghi chủ của mỗi cuộc TLN, PVS được gỡ băng bởi
hai nghiên cửu viên độc lập. Các thông tin được mã hóa theo chủ đề được thảo
luận.
Kết quả
Những bất cập về nội dung Thông tư 06/2011/TT-BYT
Thuật ngữ chưa rõ ràng
Khái niệm “sản phẩm mỹ phẩm” chưa thực sự rõ ràng gây ra nhiều khó
khăn cho cả các nhà quản lý và doanh nghiệp. Các SYT cho rằng trong nhiều
trường hợp, rất khó để xác định một sản phẩm có phải là mỹ phẩm hay không,
đặc biệt là những sản phẩm nằm ở “ranh giới” giữa mỹ phẩm và các loại sản
phẩm khác: “Vấn đề về sản phẩm ranh giới là vấn đề muôn thuở ngay cả đổi với
cơ quon quản lý... Vì định nghĩa nhiều khi không thể cụ thể hết được" (CV
CQLD). Chính vì khái niệm không rõ ràng nên có trường họp cách xử lý của các
chuyên viên không thống nhất đối với cùng một sản phẩm ''cùng một sở, người

này cho công bổ, người khác thì lại không" hoặc “đăng kỷ ở sở này thì được
nhưng ở chỗ khác lại không được' (TLN DN). Một số sản phẩm được công nhận
là mỹ phẩm ở các quốc gia ASEAN khác nhưng về Việt Nam đã bị từ chối. Điều
này khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Quy định về công bổ sản phẩm mỹ phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC)
Các doanh nghiệp thưÒTig xuyên gặp phải vướng mắc liên quan tới Giấy
chứng nhận lưu hành tự do (FSC) trong quá trình làm hồ sơ công bố sản phẩm.
Thứ nhất, trong thông tư có yêu cầu FSC phải do “cơ quan có thấm quyền” cấp
nhưng không quy định cụ thể cơ quan nào là họp pháp? Thực tế, trên thế giới cơ
quan cấp FSC có thể là Tỗ chức Hiệp hội, Phòng Thương mại, thậm chí do chính
đơn vị sở hữu sản phẩm công bố, nhưng Việt Nam lại yêu cầu phải là cơ quan
quản lý nhà nước như Bộ Y tế hay Bộ Công thương.
Thứ hai, thông tư yêu cầu FSC phải chứng nliận mỹ phẩm được sản xuất
và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Các doanh nghiệp đều cho rằng quy định
này chỉ phù hợp với trường hợp nước xuất khẩu đồng thời chính là nước sản
xuất: “Có sán phẩm họ sẽ tập trung ở một sổ vùng sản xuất, gọi là gia công hoặc
bên thứ ba, hoặc cũng cỏ trường hợp nước xuất khẩu nhập hàng từ một nước thứ
ba. Như vậy, nước xuất khẩu không phải là nước sản xuất, giấy FSC do nước
xuất khẩu cấp nhưng không đủ yêu cầu của Việt Nam "(TLN DN, HN).
Thêm vào đó, Thông tư 06 không quy định cụ thể về các thông tin cần
phải có trên FSC và cũng không có chỉ dẫn cho doanh nghiệp về việc tham khảo


các văn bản pháp luật hiện hành. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng
xin được FSC ở nước sở tại nhưng không phù họp với tiêu chí tại Việt Nam.
- Giấy uỷ quyền
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm, hồ sơ công
bố yêu cầu phải có giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm,
đặc biệt đối với sản phẩm nhập khẩu phải có chứng thực chữ ký và họp pháp hoá

lãnh sự. Theo các doanh nghiệp, quy định này chưa cụ thể, chưa nêu rõ nội dung
nào cần họp thức hoá lãnh sự, chữ ký nào cần chứng thực và cách làm như thế
nào. Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều giấy họp thức hoá lãnh sự của Việt Nam tại
nước ngoài không được cơ quan chức năng công nhận, gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp;“77ỉô/ig tư 06 không có hướng dẫn cụ thể nên gộp rất nhiều khó
khăn, mà mỗi lần xin POA[giẩy ủy quyền] rất là tổn thời gian' (TLN DN HCM).
Cũng có nhiều ý kiến của doanh nghiệp cho rằng “hợp thức hóa lãnh sự giấy uỷ
quyền gây khó khăn cho doanh nghiệp mà lại không cần thiết ”(TLN DN, HCM),
vì FSC và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đủ chửng minh được tính
pháp lý của các doanh nghiệp liên quan. Do đó, doanh nghiệp đề xuất xem xét bỏ
yêu cầu về chứng thực chữ ký và họp thức hoá lãnh sự Giấy uỷ quyền.
- Thời gian giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm
Theo quy định, trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ công bố hợp lệ, cơ quan
có thẩm quyền phải ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong vòng 05 ngày cơ quan cũng phải có phản hồi.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý thường xuyên không thể thực hiện đúng về các mốc
thời gian quy định, ‘'thường là phải mất 1 tháng nếu hồ sơ trơn tru, không thì có
khi vài thảng nửa năm” (TLN DN, HCM), khiến cho doanh nghiệp thường xuyên
trong tình trạng chờ đợi. Hầu hết các cơ quan quản lý đều cho rằng thời hạn giải
quyết hồ sơ là khó khả thi, đặc biệt là nếu có quá nhiều hồ sơ cùng nộp, thì việc
giải quyết tất cả số hồ đó trong 3 ngày là hoàn toàn không thể.
Quy định vể ghi nhãn sản phẩm
Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn là vướng mắc nổi cộm nhất
mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải, nguyên nhân là do không thống nhất
giữa Thông tư 06 và Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;“Các doanh
nghiệp thì làm theo Thông tư 06 nhưng phần lớn quản lí thị trường thì kiểm tra
theo nghị định 89, họ bảo thông tư gì thì thông tư cũng phải theo Nghị định của
Chỉnh phủ. Mà hai cái đó không thong nhất nhau...
Tuy nội dung bắt buộc ghi
trên nhãn mỹ phẩm của Thông tư 06 (9 nội dung) nhiều hơn so với Nghị định (6

nội dung), nhưng một số mục vẫn chưa thống nhất: “v/ dụ như là trong nghị định
89 thì yêu cầu phải có hướng dẫn bảo quản, nhung Thông tư 06 thì không”. Điều


này “gẩy khó khăn cho doanh nghiệp rất là nhiều, luôn luôn bị xử phạt về nhãn"
(TLN DN, HN).
Thêm vào đó, với sản phẩm có kích thước nhỏ, quá nhiều nội dung bắt
buộc được yêu cầu ghi trên nhãn phụ đính kèm trực tiếp lên sản phẩm cũng ảnh
hưỏng tới tính thẩm mỹ:“VỚ7 các sản phẩm quá nhỏ, ví dụ như là sản phẩm nail
chẳng hạn thì rất khó đính lên đó, mà nhìn như vậy hàng hoá còn ra cải gì nữ a”
(TLN DN, HCM). Các doanh nghiệp đề xuất dùng các tờ rơi mang thông tin đi
kèm thay vì đính, gắn ừên sản phẩm để ừánh những khó khăn này.
Các nhà quản lý lại quan tâm tới việc Thông tư 06 không quy định ghi số
công bố sản phẩm mỹ phẩm lên nhãn, gây khó khăn trong công tác quản lý sản
phẩm luu hành trên thị trường.
Các quy định về quảng cáo mỹ phẩm
Khó khăn đối với các s YT là quy định hiện nay cho phép sau 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung
thì đơn vị được quyền quảng cáo, tổ chức hội thảo... theo đúng nội dung đã đăng
ký. Do đó đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không tới lấy hoặc
”giả vờ” không nhận được công văn đề nghị sửa đổi, bổ sung và tự ý quảng cáo,
tổ chức hội thảo sau 10 ngày nộp hồ sơ:’Wó [ý nói doanh nghiệp] không thèm
lấy công văn này, giờ mình nói nó thì nó nói lâu nó không nhận được, gởi thì
không tới, gởi trả lại. ”(PVS, SYT).
về phía doanh nghiệp, khi SYT cấp “Phiếu tiểp nhận hồ sơ đăng ký quảng
cáo mỹ phẩm” và không có yêu cầu sửa đổi thì đơn vị được quyền quảng cáo, tổ
chức hội thảo... theo đúng nội dung đã đăng ký. Tuy nhiên, do tên gọi chỉ là
“Phiếu tiếp nhận” chứ không phải là “giấy chứng nhận” hay “giấy chấp nhận
được phép quảng cáo”... nên doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi sử dụng giấy này
làm việc với phòng y tế hay quản lý thị trường.

Yêu cầu tuân thủ CGMP-ASEAN:
Theo quy định, doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải tuân thủ nguyên tắc
CGMP nhưng trong hồ sơ đăng ký công bố không yêu cầu doanh nghiệp phải
nộp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn CGMP. Điều này “kẽ hở” cho doanh nghiệp,
gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo đó, doanh nghiệp có thể không tuân thủ
theo nguyên tắc CGPM nhưng vẫn nộp hồ sơ công bố và lưu hành sản phẩm mỹ
phẩm vì xác suất bị thanh kiểm tra là rất thấp. Nhưng các doanh nghiệp lại cho
rằng, do hiện tại không có hướng dẫn cụ thể và lộ trình thực hiện nên dẫn tới tình
trạng, doanh nghiệp phải tự làm, tự công bố và chỉ điều chỉnh sai sót sau khi bị
thanh tra.


Những bất cập trong việc thực thi Thông tư 06/2011/TT-BYT:
Hướng dẫn không thong nhất
Việc giải quyết không thống nhất giữa các chuyên viên của cơ quan chức
năng là một trong, những yếu tố gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Các cơ
quan quản lý cấp dưới cũng gặp khó khăn khi hướng dẫn của các cán bộ cơ quan
cấp trên không giống nhau. Ngoài ra, việc giải quyết giữa các Sở y tế không
thống nhất, đặc biệt là duyệt hồ sơ quảng cáo, cũng đem lại khó khăn cho các
doanh nghiệp: ‘‘Mỗi sở có một cách giải quyết khác nhau, nên là đi xin giấy phép
cũng như đi đánh bạc (cười), lúc được lúc không được ” (TLN, DN HN).
Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan cùng hoặc khác ngành
Thiếu sự phối họp giữa các SYT, đặc biệt là trong xử lý vi phạm quảng
cáo, gây khó khăn cho công tác quản lý. Khi phát hiện sai phạm, có trường hợp
SYT nơi phát hiện ra vi phạm gửi thông tin về cho SYT nơi tiếp nhận công bố
mỹ phẩm, nhưng không nhận được sự họp tác.
Thiếu sự phối họp giữa các cơ quan ngành y tế với cơ quan quản lý thị
trưòng cũng là bất cập lớn, đặc biệt cho doanh n g h i ệ p lý thị trường và Hải
quan gây khó khăn cho doanh nghiệp rất là nhiều, luôn luôn bị xử phạt về nhãn
và doanh nghiệp cứ nói là thực hiện đủng rồi, tại sao tôi vẫn bị xử phạt? Đấy là

do không có sự thống nhất giữa các ban ngành khác nhau''’ (TLN DN, HN)
Bàn luận
về ưu nhược điểm của đề tài
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá những bất cập của thông tư 06. Kết
quả cua nghiên cứu này được coi là hoàn toàn mới và có ý nghĩa thiết thực.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu rõ ràng, kết hợp TLN và PVS giúp thu
được lượng thông tin phong phú. Một ưu điểm nổi bật của TLN là cho phép có sự
tương tác giữa các thành viên, khai thác được nhiều quan điểm khác nhau [2],
Trong khi đó, PVS cung cấp thông tin chi tiết và sâu sắc. Việc Cục QLD hỗ trợ
mời các đối tượng nghiên cứu giúp làm tăng mức độ quan tâm cũng như đồng
thuận tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này cũng có thể ảnh hưởng tới việc
đưa ra ý kiến của họ. Để giảm thiểu nhược điểm này, nhóm nghiên cứu đã được
giới thiệu là đơn vị độc lập, đồng thời cam kết về tính bảo mật về danh tính đối
tưọTig tham gia. Kết quả là những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện
thông tư 06 đă được các chuyên viên SYT và đại diện các doanh nghiệp trao đổi
thẳng thắn và thu nhận được thông tin khá đầy đủ.
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, nên nhóm nghiên cứu chưa thể tiến hành
thu thập thông tin từ một số đổi tượng khác là nhóm thanh tra và người tiêu dùng.


Neu những ý kiến từ nhóm đối tượng này được thu thập và phân tích sẽ có thể
làm sáng tỏ hơn một số vấn đề liên quan.
về những bất cập trong nội dung thông tư
Định nghĩa “Sản phẩm mỹ phẩm” có vai trò quan trọng trong việc phân
loại và ra quyết định công bố sản phẩm. Tùy theo định nghĩa về mỹ phẩm rộng
hay hẹp mà các quốc gia có hệ thống quy định khác nhau. Do đó, một sản phẩm
được phân loại là mỹ phẩm ở một quốc gia này có thể được coi là thuốc ở một
quốc gia khác [5], Tại một số quốc gia, mỹ phẩm được chia thành hai nhóm: mỹ
phẩm thông thường và mỹ phẩm đặc biệt để có những quy định quản lý phù họp
[4]. Hiện nay, định nghĩa trong thông tư 06 phù hợp với định nghĩa của các nước

ASEAN [1]. Cục QLD nên tập huấn làm rõ và thống nhất một số trường hợp cụ
thể trong phân loại mỹ phẩm để SYT thuận tiện hơn trong quá ừình làm việc.
về thời gian giải quyết hồ sơ công bố mỹ phẩm, tham khảo kinh nghiệm
quản lý của một số nước, họ quy định số hồ sơ tối đa có thể giải quyết trong 1
ngày. Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ nếu hết số vào ngày đó, sẽ được hẹn muộn lại
vào các ngày kế tiếp. Việc này sẽ giúp quản lý tốt hom và trả hồ sơ đúng hạn, mặt
khác cũng giúp doanh nghiệp có kế hoạch tốt hơn cho công việc của mình.
Điều 4 Chương I của Nghị định 89/2006/NĐ-CP đã quy định rõ “Trong
trưòng hợp điều ước quốc tể mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó” và Thông tư 06 được xây dựng dựa trên Hiệp định hoà hợp
trong quản lý mỹ phẩm giữa các nước ASEAN. Vì vậy, trong Thông tư mới về
mỹ phẩm cần bổ sung thêm quy định “Áp dụng các quy định của Thông tư này
nếu các quy định của Thông tư khác với các quy định khác hiện hành”.
Trong phụ lục IV văn bản hưófng dẫn ASEAN về mỹ phẩm[l] có đưa ra
những chỉ dẫn rất chi tiết về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh,
nguyên liệu, quản lý chất lưọTig... Các nước khác như Singapore, Philipin đều
đưa nội dung văn bản hưÓTig dẫn thực hiện CGMP vào phụ lục của quy định.
Nếu bổ xung thêm nội dung này, việc thực hiện thông tư sẽ trở nên dễ dàng hơn
cho cả nhà quản lý và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỹ phẩm.
về những bất cập trong quá trình thực thi
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về quy chế phối họp giữa các
bộ/ngành trong quản lý mỹ phẩm. Hiện nay, mới chỉ có Quyết định số
36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế
phối họp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung nhưng chưa có quy
định cụ thể trong lĩnh vực mỹ phẩm. Thông tư 06/2011/TT-BYT là văn bản do


Bộ Y tế ban hành nên chưa đủ phạm vi quy định về cơ chế phối họp giữa các bộ
ngành, cần có một văn bản của Chính phủ quy định về vấn đề này.

Kết luận
Nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập trong việc triển khai thực hiện Thông
tư 06. Các điểm này tập trung ở hai khía cạnh: bất cập trong nội dung thông tư và
bất cập trong quá trình thực thi thông tư. Theo quan điểm của các nhà quản lý và
doanh nghiệp, nội dung thông tư có nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực
tế, và trong quá trình triển khai còn thiếu sự phối họp giữa các cơ quan chức
năng. Các kết quả trong nghiên cứu này đã cung cấp nguồn thông tin khoa học để
bổ sung và hoàn thiện thông tư phù họp hơn với tình hình thực tế.
Tài liệu tham khảo
1. ASEAN, Hiệp định về hòa họp hệ thống ASEAN trong quản lý mỹ phẩm.
2. Hồ Thị Hiền, 2012, Phương pháp nghiên cứii định tính,NXB Lao động xã hội.
3. Cosmetics Control Unit - Health Products Regulation Group- Health Sciences
Authority, 2009, Overview of the ASEAN Cosmetic Directive.
4. Chinese Ministry of Health, 2008, GB 5296.3 -2008 Instruction for Use of
Consumer Products - General Labelling for Cosmetics.
5. Joachim w . Fluhr, 2011, Practical aspects of cosmetic testing.
6. Pham Hoang Tiet True, 2012, Market research on cosmetics industry in
Vietnam.



×