Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vai trò của pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.5 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường là vấn đề tuy không mới nhưng luôn được đặt lên
hàng đầu với bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt là với Việt Nam, một quốc gia
đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và áp dụng thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Một thách thức lớn đặt ra đối
với nước ta là vấn đề bảo vệ môi trường. khí hậu ngày càng khắc nghiệt và
khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy
giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng…
Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt.
Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn
kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không
còn khả năng tự phân hủy.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, em xin mạnh dạn chọn đề tài
“vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”
cho bài tập lớn cuối kì của mình.
NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Các khái niệm
1


1.1/ Khái niệm về môi trường:
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Tuy nhiên, để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử
dụng định nghĩa trong “Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kì họp thứ tư thông qua
ngày 27/12/1993: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân
tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
1.2/ Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường có thể hiểu là các hoạt động chống lại tất cả những


gì tác hại đến trạng thái thể chất và tinh thần của con người, trả lại sự cân
bằng vốn có của môi trường hoặc có thể xem bảo vệ môi trường là giảm
đến mức thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường và xử lý môi trường bị ô
nhiễm. Cũng như theo Khoản 3, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2005, "
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường

2


và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học".
Như vậy, có thể thấy được rằng bảo vệ môi trường là phạm vi rộng
hay có thể nhân rộng được, được thực hiện thường xuyên và liên tục trên
mọi quốc gia. Nội dung của bảo vệ môi trường hết sức phong phú, đa dạng
với nhiều hình thức khác nhau.
2/ Quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của của pháp luật
bảo vệ môi trường ở Việt Nam:
Trước năm 1986, chính sách về bảo vệ môi trường, phòng chống ô
nhiễm, kiểm soát suy thoái môi trường hầu như chưa được đề cập cụ thể.
Đến năm 1993, việc nhà nước ta sớm ban hành Luật Bảo vệ môi
trường đầu tiên đã cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với
công tác bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 gồm có 55
điều được chia làm 7 chương, quy định những vấn đề có tính cốt lõi nhất
trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, qua hơn 12 năm thực hiện, bộ
luật đã bộc lộ nhiều bất cập trước những bước phát triển mới trong đời sống
kinh tế, xã hội, đòi hỏi phải có sự sửa đổi toàn diện. Đáp ứng yêu cầu này,
tại kỳ họp thứ 8 (Khóa XI), Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường
3



mới (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005), thay thế cho Luật Bảo vệ môi
trường năm 1993. Và mới đây nhất là Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có
hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
Từ đó, ta thấy Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam ra đời muộn
hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác. Tuy nhiên, pháp luật bảo vệ môi
trường ở nước ta đang phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện hơn.
Pháp luật bảo vệ môi trường chịu sự điều chỉnh của công ước quốc tế về môi
trường. Do tính thống nhất của môi trường, các yếu tố, thành phần môi
trường của Việt nam vừa là đối tượng tác động của pháp luật trong nước vừa
là đối tượng tác động của các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt nam
là thành viên. Vì vậy pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam cũng được xây
dựng hài hòa với các điều ước quốc tế và chịu sự tác động của các điều ước
đó.
II/ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các

4


quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích,
mục đích của giai cấp thống trị.
Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật bảo vệ
môi trường vừa có các vai trò của pháp luật nói chung vừa có những vai trò
riêng của nó. Pháp luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc quy định
cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi
trường; là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi

phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ
môi trường. Nó được thể hiện qua các điểm sau:
1/ Pháp luật là cơ sở pháp lý quy định các quy tắc xử sự cho con
người khi tác động đến môi trường
Pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường do nhà nước ban hành, mang
tính bắt buộc mọi người dân đều phải tuân thủ và đảm bảo thực hiện. Pháp
luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi trường,
đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế
những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
VD: Theo khoản 3 điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2014, về hoạt
động mai táng, hỏa táng: “Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm
5


thực hiện theo quy định của bộ y tế”; hay theo khoản 5 cùng điều luật này
thì “Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang
theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường”.
2/ Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện
những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi trường
Trong thực tế khi các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, xã hội
thường chỉ chú ý tới lợi ích của bản thân mà bỏ qua lợi ích chung của môi
trường, cộng đồng, bỏ qua nghĩa vụ phải thực hiện với môi trường và không
tự giác thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Khi đó, chế tài mà pháp
luật quy định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của chính tổ
chức, cá nhân và lợi ích chung lâu dài của xã hội. Các chế tài đó không chỉ
là biện pháp trừng phạt vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục
cải tạo chủ thể vi phạm mà còn răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo
các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác
động xấu do con người gây ra cho môi trường.
Vì thế, pháp luật có các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc

các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc
khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường.
6


Ví dụ: Khoản 6 Điều 15 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định: Phạt tiền từ
60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận
chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi
trường quá mức cho phép.
3/ Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Pháp luật đã có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho
các tổ chức, cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là nhờ có pháp luật, nhà
nước xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường với các nội dung như: Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái sự cố môi
trường; đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược;
kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy thoái đất, suy thoái rừng,
nguồn thủy sinh, nguồn gen và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có
ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường;... Việc ban hành các văn bản pháp luật
tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của mình, đảm bảo hoàn thành tốt công tác quản lý Nhà nước đối
với môi trường. Pháp luật cũng phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan, tránh
7


việc quản lý chồng chéo, đồng thời tao ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ
giữa các cơ quan, nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về môi trường.
VD: Khoản 1 điều 16 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về
thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược như sau: “Bộ, cơ quan

ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình”.
4/ pháp luật là cơ sở pháp lí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát
và sử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.
Pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là
cơ sở pháp lí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực môi trường. Việc thanh tra, giám sát được thực hiện
thường xuyên, định kì hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật
do nhà nước ban hành. Còn xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ
chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các
quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
VD: Theo khoản 9 điều 141 luật bảo vệ môi trường, Bộ trưởng bộ Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm

8


pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên
quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5/ Pháp luật là cơ sở pháp lý cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường
Pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là
cơ sở pháp lí cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn
bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan thực hiện theo đó để hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
VD: Để đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường ở khu
vực nông thôn, UBND các tỉnh đã có đề án hỗ trợ đầu tư thí điểm làm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, tạo cơ chế xã hội hoá
cho công tác thu gom rác thải ở khu vực nông thôn. Hoạt động này đã
đạt được những kết quả nhất định, thay đổi bộ mặt nông thôn.

III/ THỰC TRẠNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM
1/ Những thành tựu của pháp luật bảo vệ môi trường

9


Tuy bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản pháp
luật có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường
đã từng bước được phát triển, hoàn thiện và khẳng định là đây một vấn đề hệ
trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành
luật.
Từ năm 1993 đến nay hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt
Nam đã phát triển cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường đã cụ thể hoá tương đối kịp thời và đầy đủ các chủ
trương của Đảng cũng như những cam kết quốc tế về môi trường mà Việt
Nam là thành viên. Bên cạnh việc tích cực ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam đã từng bước tham gia các điều
ước quốc tế về môi trường. Việc gia nhập các công ước này là tiền đề quan
trọng cho việc hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế. Chức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được tập trung vào một đầu
mối thống nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường là đúng hướng, tuy nhiên
vẫn chưa triệt để. Bởi việc quản lý tài nguyên vẫn còn nằm rải rác ở một số
bộ, ngành, điều này dẫn tới cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước chưa
thực sự đồng bộ và hiệu quả.
10


2/ Những mặt hạn chế của pháp luật bảo vệ môi trường:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, từ thực trạng tổ chức thi hành

các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước và việc bảo vệ môi trường cho
thấy tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, đa
dạng sinh học bị suy giảm; không khí và nguồn nước đang dần cạn kiệt,…
Thực trạng trên diễn ra do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ
bản nhất là vì, chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng
bộ trong vấn đề bảo vệ môi trường. Trên một số lĩnh vực còn thiếu văn bản
có giá trị pháp lý cao, các quy định rất tản mạn và được quy định trong rất
nhiều văn bản và ở nhiều cấp độ khác nhau. Các văn bản còn yếu về khả
năng thích ứng với các biến động xảy ra, dẫn đến các tình trạng các cơ quan
quản lý - tác nghiệp chạy theo các giải pháp tình thế và lúng túng vì thiếu
các quy định pháp luật để áp dụng. Các cơ quan hoạch định chính sách còn
bị động trong việc lập kế hoạch ban hành văn bản pháp luật, vẫn có nhiều
nội dung trùng lặp, thậm chí giữa các văn bản quy phạm pháp luật còn có
các quy định mâu thuẫn với nhau. Việc đó dẫn đến tình trạng khó áp dụng
trong thực tiễn. Ngoài ra, những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

11


không có biện pháp xử lý thích hợp đối với người vi phạm nên không được
thực hiện.
Với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thì việc bảo vệ môi
trường dường như chỉ là việc của các cơ quan quản lý chứ chưa thực sự trở
thành “sự nghiệp của toàn dân” như các văn bản của Đảng.
KẾT LUẬN
Có thể nói, pháp luật có vai trò hết sức to lớn và quan trọng trong vấn
đề bảo vệ môi trường ở nước ta ngày nay, góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm của người dân trong công tác chung tay bảo vệ ngôi nhà chung và thể
hiện được sự quan tâm sát sao của nhà nước đối với vấn đề nóng hổi này.
Đây chính là một bước đệm để Việt Nam thực hiện quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa một cách thuận lợi, đạt được nhiều thành tựu quan trọng
góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển đất nước.
Vì đây là một vấn đề mang tính xã hội, là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân chứ không phải của riêng cá nhân nào nên mỗi người cần phải tự
chấn chỉnh hành vi và ý thức của mình, cùng chung tay bảo vệ môi trường,
truyên truyền, giáo dục, lên án các hành vi hủy hoại, làm ô nhiễm môi

12


trường để chúng ta được sống trong một môi trường trong sạch nhất, góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước.

13



×