Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở cấp
phường và vai trò của cộng đồng trong công tác
bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay
Nguyễn Thị Hải Hạnh
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường: khái
niệm, hình thức thực hiện, chủ thể của pháp luật và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
(BVMT). Trình bày thực trạng thực thi pháp luật BVMT cấp phường trên cơ sở Luật
BVMT năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 2005, từ đó tìm ra những bất cập của việc
thực thi pháp luật BVMT hiện nay, đồng thời đưa ra mô hình thực hiện pháp luật BVMT
cấp phường với sự tham gia của cộng đồng. Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò
của cộng đồng trong việc BVMT và thực hiện phát triển bền vững.
Keywords: Luật bảo vệ môi trường; Pháp luật Việt Nam; Phát triển bền vững
Content
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát
triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những biến cố môi trường diễn ra ngày
càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Việt Nam
đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đối mặt với vấn đề môi
trường. Môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như:
rừng, đất, biển, khoáng sản vốn giàu có, đa dạng và phong phú của nước ta đang ngày một cạn
kiệt và giảm nhanh. Khằng định quyết tâm bảo vệ môi trường của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta,
Điều 29, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Cơ quan
nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định
của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi
hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”.
Pháp luật bảo vệ môi trường chỉ thực sự có ý nghĩa khi được tôn trọng, tuân thủ trong
cuộc sống, các quy định của pháp luật phải phù hợp với cuộc sống. Đành rằng, nếu chỉ có người
dân tin tưởng, tôn trọng và tuân thủ pháp luật không thôi thì cũng chưa đủ để có thể đưa pháp
lụât vào cuộc sống một cách toàn diện được, mà nó còn đòi hỏi từ phía Nhà nước, nơi đề ra và tổ
chức thực thi pháp luật và ngược lại nếu chỉ có Nhà nước tổ chức thực hiện, phổ biến pháp luật
mà không được sự đồng tình, đóng góp của người dân, cộng đồng thì việc thực thi pháp luật bảo
vệ môi trường không thực sự hiệu quả, đặc biệt trong khi Việt Nam đang trong giai đoạn xây
dựng nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”, đảm bảo nguyên tắc của phát triển bền
vững.
Lựa chọn đề tài:
Xuất phát từ việc học tập, nghiên cứu chuyên ngành lý luận, trên cơ sở lý luận môn học
xã hội học công dân và điều tra xã hội học – Chuyên ngành lý luận lịch sử nhà nước và
pháp luật.
Công việc hiện tại đang nghiên cứu mô hình cải thiện điều kiện môi trường với sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Nắm bắt hiện trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường ở 4 phường của Hà Nội, từ đó
đánh giá mức độ, tính hiệu quả, tính khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường. Trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp để công tác thực thi pháp luật bảo vệ môi trường càng ngày khả thi
hơn – Có nghĩa là pháp luật đi vào cuộc sống và cuộc sống trong pháp luật.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên luận văn này được nghiên cứu trong thời điểm hiện nay thực trạng môi trường đang
ngày càng bị ô nhiễm, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề xuống cấp nghiêm trọng
của môi trường, từ đó đề xuất giải pháp thực thi pháp luật bảo vệ môi trường với sự tham gia của
cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường ở cấp phường trên cơ sở Luật
bảo vệ môi trường năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 2005, huy động sự tham gia của cộng
đồng nhằm phát triển bền vững.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Khu vực địa lý của nghiên cứu (4 phường ở Hà nội)
Giới hạn: thời gian từ năm nào đến năm nào? (Từ khi có PLBVMT)
5. CƠ SỞ KHOA HỌC
Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, gây ảnh
hưởng đến các nhà hoạch định chính sách của quốc gia, phổ biến quy trình thực hiện pháp luật
bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn này là phương pháp trình bày
và phân tích. Trước hết bài trình bày những lý thuyết và sau đó là phân tích thực trạng và chứng
minh bằng số liệu thực tế. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong bài luận văn này. Cụ
thể là bài luận văn này trình bày trước hết về thực trạng vấn đề thực hiện pháp luật Bảo vệ môi
trường tại ở cấp Phường tại Hà Nội, khái niệm và cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng
trong việc quản lý môi trường ở Hà Nội. Từ đó những kết quả phân tích cũng được đưa ra.
Các số liệu minh hoạt trong bài luận văn được lấy từ những nguồn khác nhau như trong
các báo cáo, các bài báo, các ấn phẩm công cộng Các số liệu thứ cấp này có thể không thực sự
chính xác, do đó có tác giả cũng có những điều tra cơ bản thông qua các bảng hỏi hoặc phỏng
vấn để phân tích kỹ hơn cũng như đánh giá được tác động của các kết quả đầu ra.
7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng là vấn đề được
nhiều tác giả nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Thực tế đó đã tạo ra những thuận lợi nhất
định cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời cũng chính là khó khăn lớn đối với tác giả khi nghiên
cứu đề tài vì sẽ không tránh khỏi sự trùng lặp về vấn đề lý luận cơ bản đã được thừa nhận rộng
rãi trong giới khoa học pháp lý. Mặc dù vậy dựa trên những nghiên cứu về mặt lý luận tìm hiểu
thực tiễn có thể thấy những điểm mới của luận văn là:
- Góp phần khẳng định những giá trị chung về bản chất, các yếu tố cơ bản để pháp luật
bảo vệ môi trường có tính khả thi.
- Đưa ra mô hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại cấp phường với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
- Tìm ra những bất cập của việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay.
- Điểm mới quan trọng của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực tế của việc thực thi
pháp luật bảo vệ môi trường. Luận văn đưa ra một vài giải pháp để việc thực thi pháp luật bảo vệ
môi trường huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam và toàn
cầu.
8. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn này bao gồm phần mở đầu và 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở cấp phường và vai trò của
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao vai trò cộng đồng trong công tác bảo
vệ môi trường
Cuối cùng là phần kết luận
Tác giả mong nhận được những nhận xét cũng như những đóng góp quý báu để việc nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
References
A. CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung
ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
B. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
5. Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 (2003), Quốc Hội
6. Luật bảo vệ môi trường năm 1993
7. Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
8. Luật khoáng sản năm 1996.
9. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.
10. Bộ luật dân sự
11. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.
12. Luật dầu khí năm 1993; 2000.
13. Luật đất đai năm 1993; một số điều sửa đổi bổ sung Luật đất đai 1998; 2000; 2001;
Luật đất đai 2003.
14. Luật tài nguyên nước 1998.
15. Bộ luật hình sự 1999
16. Luật thủy sản 2003.
17. Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ban hành ngày 25/6/1996.
18. Pháp lệnh chất lượng hàng hóa 1999.
19. Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 08/8/2001 thay thế pháp lệnh bảo vệ và
kiểm dịch thực vật 1993.
20. Pháp lệnh an toàn thực phẩm 2003
21. Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 ban hành điều lệ vệ sinh;
22. Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế nghị định số 26/CP ngày
26/4/1996).
23. Nghị quyết 246/HĐBT ngày 20/9/1985 về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản sử
dụng hợp lý tài nguyên bảo vệ môi trường.
24. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi
trường.
25. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
C. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ VÀ CÁC TÀI LIỆU KHÁC
26. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật môi trường – Nhà xuất bản công an nhân
dân.
27. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và phát luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
28. Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Ban khoa giáo trung ương (2001) Tiến tới kiện
toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Nhà xuất
bản chính trị quốc gia.
29. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục
30. (2002) Tìm hiểu các tội phạm về môi trường – Nhà xuất bản lao động.
31. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2005), Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường – Nhà xuất bản tư pháp.
32. Dự án VIE/01/2001, Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 quốc gia
của Việt Nam (2004), Phát triển bền vững kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất - Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
33. Viện Khoa học pháp lý (2005), Kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc
thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay – Nhà xuất bản tư pháp.
34. (2006) Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường – Nhà xuất bản chính trị quốc gia và
nhà xuất bản giáo dục.
35. (2004) Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay –
Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
36. Sách chuyên khảo, Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Từ điển Hán – Việt (2002), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
Từ điển tiếng Việt (2002), Nxb Đà Nẵng