Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giải Thích Thành ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.72 KB, 5 trang )

Giải Thích Thành ngữ- tục ngữ:
1. Há Miệng Chờ Sung
Tục ngữ đã dạy: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Vậy mà cũng có kẻ chẳng
muốn làm, chỉ chực chờ ăn. Hắn ta nổi tiếng lười biếng. Cái danh ''đại lãn'' quả là rất
xứng đáng. Đại lãn chờ sung há chẳng phải là một sự kiện nổi tiếng đó sao? Một ngày nọ,
hắn đến bên một cây sung to. Chao ôi, bao nhiêu là quả chín! Lại nữa, thỉnh thoảng một
quả rơi xuống bên gốc cây. Hắn nghĩ ngay ra một diệu kế. Cần phải nằm ngửa, há to
miệng, thế nào cũng có quả rơi đúng miệng. Lúc đó, hắn sẽ nhai ngon lành, mà chẳng cần
phải hoài công leo trèo, hái lượm gì… Nhiều quả sung lần lượt rơi chung quanh mình,
nhưng chẳng có một quả nào rơi vào miệng hắn. Vừa đói, vừa mệt, hắn đành nuốt nước
bọt thất vọng đứng dậy. Thành ngữ ''Há miệng chờ sung” hay “Đại lãn chờ sung” chắc là
xuất phát từ câu chuyện này.
Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung”, nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực
ăn sẵn bằng cầu may.


cũng đoán biết được trước nên phải tìm cách hạ sát để trừ hậu họa. Tào Tháo còn là
người đa mưu, nhưng vẫn rất sợ quân lính làm phản và bọn thích khách ám hại. Để đề
phòng mọi bất trắc có thể xảy ra, hắn ra lệnh: Đêm ta ngủ thường mơ nơi trận mạc, tung


hoành đao kiếm, đừng ai đến gần mà thiệt mạng. Một hôm, đang ngủ say, bỗng hắn trở
mình, chăn rơi xuống đất. Tên lính hầu canh cửa thấy vậy bèn rón rén đến bên giường
nhặt chăn lên đắp lại cho chủ tướng. Tào Tháo vùng phắt dậy rút ngay gươm đã thủ sẵn ở
đầu giường chém người lính rồi lại nằm ngủ tiếp. Hành động chém giết tàn bạo của y
không chỉ là lời răn đe khắc nghiệt đối với quân lính mà còn bộc lộ bản chất hay ngờ vực,
hay nghi kị đến mức điển hình của một tính cách. Từ đó, tính cách của y đã được khái
quát gọn trong năm chữ: Đa nghi như Tào Tháo.

của những người khôn chẳng ra khôn mà dại chẳng ra dại. Dĩ nhiên cái tính cách, phẩm
chất này lại thường thể hiện ở cách nói năng, cách ứng xử, thí dụ:
“Ấy cũng chỉ vì trên đầu có hai thứ tóc nên mới ăn nói dở dở ương ương như thế”. (Tạp
chí văn nghệ 1-1967).
“Gọi là Đạo Khùng vì ông dở dở ương ương lúc cười nói huyên thuyên, lúc im hơi lặng
tiếng, khi thì đon đả hỏi chuyện khách viếng thăm, vui vẻ trả lời các câu hỏi, lúc lì lì hoặc
gắt gỏng, xua đuổi người đến thỉnh cầu như xua tà” (Khoa học bịp).
Với nghĩa chuyển, dở được dùng để biểu thị tính khí không bình thường, được biểu hiện
bằng những hành vi ngớ ngẩn, còn ương là “gàn”, cứ theo ý mình, không chịu nghe ai”
(Từ điển tiếng Việt, 1988). Như vậy thì việc giải thích dở dở ương ương là thành ngữ


biểu thị tính cách của con người không bình thường, khôn chẳng ra khôn, dại chẳng ra dại
cũng là cách giải thích có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, thì nghĩa của dở dở
ương ương được hình thành từ nghĩa chuyển của dở và ương, chứ không phải từ nghĩa
gốc của hai từ này.
<a href=" />
4. MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI
Trong chế độ phong kiến, đôi lứa kết duyên, nên vợ nên chồng đâu chỉ vì tình yêu của họ,
đâu phải vì “đôi lứa xứng đôi”. Cái quan trọng, cái cốt lõi trong hôn nhân thời ấy là môn
đăng hộ đối, tức là hai gia đình thông gia phải có sự ngang nhau về nhà cửa, của cải, và
tương đương nhau về địa vị xã hội:
“Phú ông một hôm mắng em và bảo: “Bao nhiêu đám môn đăng hộ đối không lấy, phải
chăng muốn lấy con nhà chùa?” (Nguyễn Đổng Chi. “Kho tàng chuyện cổ tích Việt
Nam”).
Môn đăng hộ đối trước hết là tương xứng về nhà cửa, gia thế. Các yếu tố môn, hộ có
nghĩa là “cửa, nhà”, các yếu tố đăng, đối được tách ra từ tổ hợp đăng đối với nghĩa là
“ngang bằng, đối hợp nhau”. Vậy là, từ chỗ so sánh rất cụ thể về cái nhà, cái cửa, thành
ngữ môn đăng hộ đối được mở rộng nghĩa để chỉ gia thế, địa vị xã hội giữa hai bên. Đôi
lứa, duyên số phù hợp nhau, xứng đáng kết tóc xe tơ chỉ khi địa vị gia đình họ ngang

bằng nhau:
Xã hội phong kiến không chấp nhận những câu chuyện tình giữa các đôi lứa thuộc đẳng
cấp chênh lệch nhau:
“Một công tử con quan tể tướng lại lấy một cô gái lái đò làm vợ thì còn đâu là môn đăng
hộ đối!” (“Giai thoại Thăng Long”).
Biến thể của thành ngữ môn đăng hộ đối là môn đương hộ đối. Dạng thức này có ý nghĩa
và cách dùng tương tự như môn đăng hộ đối.
“Ừ, em vua nước Tây làm rể hoàng đế nước Nam, môn đương hộ đối như thế, tưởng
cũng không mấy người có được” (Danh nhân Hà Nội).

chức năng chỉ gộp, chỉ tổng thể với nghĩa là “tất cả, toàn bộ”, như trong cả nhà, cả bản,
cả con gà,… Nhưng cách hiểu này là không chính xác. Thực ra, cả trong thành ngữ này
có ý nghĩa là “to, lớn”, như nghĩa của cả trong đũa cả, cả lưng rộng háng, cả hơi lớn
tiếng,… Sự giao kết nghĩa của các yếu tố, nhất là nghĩa biểu trưng của chúng đã tạo thành
câu cả vú lấp miệng em nhằm hàm chỉ một thói xấu của người đời là hay ỷ vào thế lực,
sức mạnh để chèn ép, lấn át người kém mình về thế lực và địa vị trong cuộc sống.

6. Làm sao có thể lấp biển được trong khi trái đất này có tới ba phần tư là
biển!
Còn công việc vá trời lại càng không thể có, nói chi đến việc làm được hay không làm
được! Một bà Nữ Oa gánh đá vá trời cũng chỉ là một câu chuyện thần thoại đầy tính
hoang đường, kỳ diệu của nó. Tuy nhiên trong nhận thức của dân gian công cuộc vá trời
lấp biển là một công cuộc lớn lao siêu việt. Do đó, thành ngữ vá trời lấp biển được dùng
để chỉ hành động phi thường, vĩ đại, biểu hiện xu thế và sức mạnh của ý chí, hoài bão lớn
lao của con người.
Trong sự đánh giá của nhân dân ta, đôi khi cái chuyện vá trời lấp biển không còn là công
chuyện to lớn, phi thường nữa, mà chỉ là chuyện khoác lác, viển vông, không thực tế.
"Mặc kệ gia đình và những cái gì còn lại!.... Hắn sẽ uống rất khoẻ và nói toàn những
chuyện vá trời lấp biển rồi đi la cà đến hết đêm mới về" (Nam Cao "Truyện ngắn").
Thành ngữ vá trời lấp biển còn có biến thể lấp biển vá trời. Thí dụ:
"Ông định lấp biển vá trời à, ông chủ nhiệm ơi? Trước đây ba mươi nhăm năm, có người
đã chịu thua rồi" (Chu Văn "Bão biển").
Gần nghĩa với thành ngữ vá trời lấp biển, là các thành ngữ dời non lấp biển, xẻ núi ngăn
sông...



"Phần nhiều kéo nhau đến đây là hạng tứ bất tử cả đấy. Trốn chúa lộn chồng năm tao bảy
tiết, ba chìm năm nổi chín lênh đênh, vỡ nợ tam tứ từng" (Nguyễn Tuân "Sông Đà").
Tao ở đây là "lần", "lượt", "phen" và tiết (tuyết) là chỉ hình thức đối xứng về mặt ngữ âm
trong thành ngữ cùng với các số từ quen thuộc năm và bảy để diễn đạt, biểu thị cái ý
"nhiều lần', "nhiều bận". Thường thì thành ngữ trên được dùng khi muốn nói về một sự
tái diễn nhiều lần mà thường không toại nguyện người trong cuộc.
"Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng".
(Nguyễn Bính "mưa xuân")
Với ý nghĩa này, thành ngữ trên đồng nghĩa với cách nói năm lần bảy lượt.
Trong sử dụng, có khi thành ngữ năm tao bảy tiết phát sinh những nét nghĩa mới tuỳ hoàn
cảnh nói năng. Có khi nó hàm nghĩa "nhiều, ở mức độ lớn".
"Mẹ chỉ biết, thương chồng thì lo cho chồng năm tao bảy tiết, thương con, mẹ lo cho con
chẳng kể nắng mưa"
Có khi năm tao bảy tiết (tuyết) còn hàm nét nghĩa "vất vả, phải làm đi làm lại nhiều lần":
"Bên anh chăn nuôi thế nào chứ ở đây thật là năm tao bảy tuyết đấy. Được cái khoản
cung cấp lợn giống với cung cấp thịt cho nhà nước nhìn cũng tươm". (Nhiều tác giả "Hội
thi").
-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×