Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập địa CHẤT CÔNG TRÌNH DH2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.67 KB, 8 trang )

Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC: ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
I. LÝ THUYẾT
1. Trình bày về khoáng vật và một vài đặc điểm của khoáng vật?
2. Địa hình địa mạo? các loại địa hình địa mạo theo hình dáng cao độ và theo
nguồn gốc hình thành? ảnh hưởng của địa hình địa mạo đến xây dựng công
trình?
3. Tuổi của đất đá, các phương pháp xác định tuổi của đất đá?
4. Đá Magma (nguồn gốc, đặc điểm, các loại đá thường dùng, tính chất xây
dựng) ?
5. Đá trầm tích (nguồn gốc, đặc điểm, các loại đá thường dùng, tính chất xây
dựng) ?
6. Đá biến chất (nguồn gốc, đặc điểm, các loại đá thường dùng, tính chất xây
dựng của đá trầm tích) ?
7. Các tính chất cơ bản của đá thường dùng của mẫu đá và khối đá trong xây
dựng công trình? Phân biệt mẫu đá và khối đá?
8. Khái niệm đất? các loại đất theo nguồn gốc hình thành?
9. Hiện tượng phong hóa (Khái niệm, các kiểu phong hóa, đới phong hóa và
nghiên cứu phong hóa? các biện pháp xử lý trong vùng có đất đá bị phong
hóa…..) ?
10.Hiện tượng Karst (Khái niệm, điều kiện phát sinh, phát triển Karst và biện
pháp xử lý trong vùng có hiện tượng Karst…..) ?
11.Hiện tượng cát chảy (khái niệm, so sánh giữa cát chảy thật và cát chảy giả,
biện pháp xử lý hiện tượng cát chảy…..) ?
12.Hiện tượng xói ngầm (khái niệm, điều kiện phát sinh và phát triển, biện
pháp xử lý…..)?
13.Hiện tượng chuyển dịch đất đá trên sườn dốc (khái niệm, phân loại, dấu hiệu
nhận biết, nguyên nhân và biện pháp phòng chống….. ) ?


14.Hiện tượng hoạt động địa chất của dòng sông (khái niệm, tác dụng, và các
loại trầm tích sông……) ?
Bộ môn địa kỹ thuật

-1-


Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

15.Chuyển động kiến tạo của Trái đất (khái niệm, các dạng chuyển động kiến
tạo và biến vị của đất đá, ảnh hưởng đến công trình xây dựng…..) ?
16.Hiện tượng động đất ( khái niệm, nguyên nhân,……)
17.Nhiệm vụ và nội dung của khảo sát địa chất công trình ?
18.Công tác đo vẽ địa chất công trình?
19.Công tác đào thăm dò?
20.Phương pháp khoan thăm dò trong công tác khảo sát địa chất công trình?
21.Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT) (nguyên lý cơ bản, nội dung, kết quả thí
nghiệm và phạm vi áp dụng…..) ?
22.Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) (nguyên lý cơ bản, nội dung, kết quả thí
nghiệm và phạm vi áp dụng……) ?
23.Thí nghiệm cắt cánh hiện trường FVT ?
24.Mặt cắt địa chất công trình (khái niệm, cách vẽ) ? VD vẽ mặt cắt địa chất
công trình gồm 3 lớp đất khác nhau ?
25.Bản đồ địa chất công trình và so sánh bản đồ địa chất công trình với mặt cắt
địa chất công trình ?

BÀI TẬP


Bộ môn địa kỹ thuật

-2-


Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

Bài 1:
Trong khu đất xây dựng bố trí
2 giếng khoan. Cao trình miệng các
giếng khoan là 28m. Đáy cách nước ở
cao trình 0m. Mực nước ổn định
trong giếng khoan (1) và (2) cách mặt
đất 2m và 6m. Hệ số thấm của đất đá
k = 19m/ngày.
1. Tính lưu lượng riêng của dòng
ngầm.
2. Vẽ đường cong hạ thấp mực
nước bằng các giá trị tại x = 9;
12; 15; 30; 45m.
3. Cách mặt cắt (1) 30m đào hố
móng sâu 5,5m. Hỏi nước có
chảy vào hố móng không? Nếu
có tính vận tốc nước chảy vào
hố móng và kiểm tra xem có
thể xảy ra cát chảy vào hố
móng không. Biết tỷ trọng của
đất là 2,7. Độ rỗng là 40,5%.

Bài 2

Dòng chảy ngầm trong tầng cát
pha lẫn sỏi sạn từ hồ ra sông. Hệ số
thấm của đất đá k=20m/ngày.
1. Cách sông một đoạn 200m, nền
đường đặt ở cao trình +14m, có
bị ngập nước không?
2. Tính lưu lượng riêng của dòng
ngầm và lượng nước chảy ra trên
nền đường trên 1 đoạn dài 400m.
3. Vẽ đường cong hạ thấp mực
nước qua các điểm cách hồ 150;
200; 300 và 450m.

Bộ môn địa kỹ thuật

-3-


Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

Bài 3:
Hút nước từ một giếng khoan có
đường kính d = 176mm. Cao trình đường
mực nước ban đầu là 32m, cao trình đáy
cách nước là 10m, cao trình mực nước khi
hút là 22m. Hệ số thấm của đất đá chứa

nước k = 18m/ngày.
1. Xác định lưu lượng nước hút ở giếng
khoan.
2. Viết phương trình biểu diễn đường
cong của phễu hạ thấp mực nước.
3. Lưu lượng hút nước ở giếng bằng bao
nhiêu thì độ hạ thấp mực nước tại
giếng là 12m?

Bài 4. Thí nghiệm bơm hút nước ngoài trời một giếng khoan qua lớp cát nằm
ngang có bề dày 14,4m, nằm dưới là lớp sét, hai giếng quan sát đào cách giếng
bơm hút là 18m và 64m, mực nước ngầm ban đầu cách mặt đất 2,2m. Khi lưu
lượng bơm hút nước ở trạng thái ổn định là 300 l/ph thì độ hạ thấp mực nước ở hai
giếng quan sát tương ứng là 1.92 và 1.16m.
1. Vẽ sơ đồ địa chất khu vực bơm hút nước.
2. Tính hệ số thấm của lớp cát.
3. Tính độ hạ thấp mực nước tại giếng bơm hút nước khi đường kính giếng
khoan là 150mm?
Bài 5
Khu đất xây dựng có mặt đất được coi là nằm ngang cao độ +28m. Tầng
nước không áp chứa trong đất cát lẫn cuội sỏi có đáy cách thủy nằm ngang cao độ
0m. Bố trí giếng khoan hoàn chỉnh đường kính 150mm để hút nước. Mực nước ban
đầu trong giếng sâu 3m. Khi hút nước trong giếng, mực nước hạ thấp 5m. Chiều
sâu mực nước tại giếng quan sát cách giếng khoan 100m là 24,6m.
1. Xác định lưu lượng chảy vào giếng khi hút.
2. Xác định lưu lượng nước tối đa có thể hút trong giếng.

Bộ môn địa kỹ thuật

-4-



Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

Bài 6.
Một lớp cát nằm ngang dày 6,2m trên là lớp đất sét dày 5,8m có bề mặt nằm
ngang, phía dưới là lớp đất không thấm. Tiến hành một thí nghiệm bơm hút nước
đào một giếng tới đáy của lớp cát và hai giếng khoan quan sát 1 và 2 đào đến đáy
của lớp cát cách giếng bơm hút nước 14m và 52m khi lưu lượng đạt trạng thái ổn
định là 650 l/ph mực nước trong hai giếng quan sát giảm tương ứng là 2,31m và
1,82m. Biết rằng mực nước ngầm ban đầu cách mặt đất 1m
1. Vẽ sơ đồ địa chất khu vực bơm hút nước
2. Tính hệ số thấm của lớp cát
3. Tính độ hạ thấp mực nước tại giếng bơm hút nước nếu đường kính giếng
khoan là 150mm?
Bài 7:
Cho mặt cắt địa chất thủy văn
(Hình vẽ). Các giếng (1) và (2) cùng
đường kính d = 152mm khoan đến
đáy cách thủy và nằm cách nhau 80m.
Tiến hành bơm hút nước ở giếng (1)
cho đến khi mực nước ở giếng ổn
định ở độ sâu 5m, thì ở giếng (2) mực
nước sâu 4,5m. Hãy xác định hệ số
thấm của tầng chứa nước và lưu
lượng nước đã hút từ giếng (1).

Bài 8

Trong khu đất xây dựng bố trí 3
giếng khoan tác dụng tương hỗ để hạ
thấp mực nước ngầm.
1. Xác định cao độ mực nước tại A
biết:
Q1=900m3/ngày
R1=110m
Q2=1000m3/ngày

R2=130m

Q3=1100 m3/ngày

R3=150m

2. Tại A đặt hầm tại vị trí có cao độ
Bộ môn địa kỹ thuật

-5-


Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

17m. Hỏi nước có chảy vào công
trình không?
3. Xác định lưu lượng Q tại mỗi
giếng để hạ thấp mực nước tại A
thêm 0,7m nữa (cho rằng Q tại các

giếng bằng nhau).

Bài 9:
Trong khu đất xây dựng bố trí 3
giếng khoan tác dụng tương hỗ để hạ
thấp mực nước ngầm.
1. Xác định cao độ mực nước tại A.
Biết rằng
Q 1 =Q 2 =Q 3 =1000m 3 /ngày
R 1 =R 2 =R 3 =150m
k=12 m/ngày

2. Cần phải tăng lưu lượng mỗi
giếng lên bao nhiêu để hạ thấp
mực nước tại A thêm 0,3m.
3. Tại A đặt móng có cao trình là
24,5m hãy kiểm tra độ an toàn
của đáy móng.
Bài 10

Bộ môn địa kỹ thuật

-6-


Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

Trong khu đất xây dựng bố trí 4

giếng khoan tác dụng tương hỗ để hạ
thấp mực nước dưới đất. Biết rằng:
Q1=400 m3/ngày

R1=160m

Q2=500 m3/ngày

R2=150m

Q3=450 m3/ngày

R3=160m

Q4=500 m3/ngày

R4=150m

K=15m/ngày
1. Xác định cao độ mực nước tại
A.
2. Tại A đào một hố móng có chiều
sâu 5,5m. Đánh giá khả năng an
toàn đáy móng. Biết tầng đất sét
có trọng lượng thể tích 18,5
kN/m3.
Cho g =10 m/s2.

Bài 11
Trong khu đất xây dựng bố trí 4 giếng khoan tác dụng tương hỗ để hạ thấp

mực nước ngầm.
1. Xác định cao độ mực nước tại A biết:

2. Tại A đặt hầm tại vị trí có cao độ
22.5m. Hỏi nước có chảy vào công
trình không?
3. Xác định lưu lượng Q tại mỗi giếng để
hạ thấp mực nước tại A thêm 1m nữa
(cho rằng Q tại các giếng bằng nhau).

Bộ môn địa kỹ thuật

Q1=900m3/ngày

R1=110m

Q2=1000m3/ngày

R2=130m

Q3=1100 m3/ngày

R3=140m

Q4=1100 m3/ngày

R3=150m

30m


40m

-7-


Hệ: Đại học

Trường đại học công nghệ GTVT

Bài 12. Nước ngầm có mặt thoáng tự do trong tầng cát hạt trung có đáy phẳng,
ngang, hệ số thấm k=8,5m/ngđ. Theo hướng dòng thấm khoan hai giếng khoan
cách nhau 1000m. Cao trình mực nước trong hai giếng khoan là 35m và 26m, cao
trình đáy cách nước là 13m.
Yêu cầu:
-Vẽ sơ đồ mặt cắt địa chất thủy văn tầng chứa nước.
- Xác định lưu lượng dòng thấm tầng chứa nước có bề rộng 200m.
- Viết phương trình đường cong hại thấp mực nước.
- Nếu đào hố móng có cao trình đáy là 27m ở chính giữa hai giếng khoan
trên thì có hiện tượng nước thấm vào hố móng hay không? Tại sao?

Bài 13. Người ta dự kiến đào một hố
móng có cao độ 8m, đáy tầng chứa nước
nằm ngang, tầng chứa nước là cát hạt
trung có trọng lượng thể tích là
26,1kN/m3, hệ số rỗng e= 0,324, hệ số
thấm k= 17m/ngđ các thong số khác
xem trên hình vẽ.
1. Hãy tính lưu lượng thấm đơn vị của
tầng chứa nước và vẽ đường cong
mực nước từ tiết diện 1 đến tiết diện

2
2. Khi thi công đến cao độ đáy móng
có xảy ra hiện tượng cát chảy
không? Tại sao? Nếu xảy ra cát
chảy thì biện pháp xử lý trong
trường hợp này là gì?

Bộ môn địa kỹ thuật

-8-



×