Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU mặt HÀNG NHANG và NGUYÊN LIỆU làm NHANG tại CÔNG TY TNHH NIVL TRONG THỜI GIAN từ 2005 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.01 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
#"

(HUỲNH BẢO KHUYÊN)
MSSV: 40280104

(THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NHANG
VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM NHANG TẠI CÔNG TY
TNHH NIVL TRONG THỜI GIAN TỪ 2005-2007)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành xin gởi đến:
*

Ban giám hiệu, quý thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh.

* Phó GS – Tiến sĩ Phước Minh Hiệp
Thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức vô giá trong thời gian
tôi theo học tại trường. Đặc biệt là thầy Phước Minh Hiệp đã tận tâm chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty TNHH NIVL, toàn
thể anh chị nhân viên phòng xuất khẩu, phòng tài chánh… đã tạo mọi điều kiện


giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt ông A. Mohan Kumar – Giám
đốc Xuất khẩu và chị Nguyễn Thị Nga - Trưởng phòng xuất khẩu đã dìu dắt và
tin tưởng giúp tôi ngày càng trưởng thành, vững chải và tự tin hơn vào
chính mình.
Con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng. Cảm ơn người bạn
đời thân yêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng,
Huỳnh Bảo Khuyên

i


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

MỤC LỤC
Phần mở đầu .........................................................................................................1
Chương 1: Lý luận về thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu............3
1.1 Thị trường và vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất
nhập khẩu..........................................................................................................3
1.1.1 Thị trường và phân lọai thị trường xuất khẩu .................................3
1.1.2 Đặc điểm của yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu......................5
1.1.3 Ý nghĩa của xuất khẩu.....................................................................6
1.2 Sự cần thiết và nội dung phát triển thị trường xuất khẩu.................................7
1.2.1 Sự cần thiết của việc phát triển thị trường ......................................7
1.2.2 Các giai đoạn phát triển thị trường..................................................8
Chương 2: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của cty TNHH NIVL.......16
2.1 Tổng quan về công ty ...............................................................................16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................16
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ.................................................................17
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................18

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian từ năm 2005-2007......19
2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh riêng mặt hàng nhang và
nguyên liệu làm nhang trong thời gian từ năm 2005-2007 ............................26
2.2.1 Sản phẩm và cơ cấu theo sản phẩm...............................................26
2.2.2 Thị trường và cơ cấu theo thị trường ............................................32
2.3 Đánh giá các chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH NVIL ......46
2.3.1 Những mặt đã đạt được .................................................................46
2.3.2 Những tồn tại.................................................................................47

ii


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nhang
và nguyên liệu làm nhang của cty TNHH NIVL trong những năm tới ........49
3.1 Định hướng phát triển trong những năm tới.............................................49
3.2 Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến thị trường nhóm sản phẩm
nhang và nguyên liệu làm nhang ....................................................................50
3.3 Giải pháp...................................................................................................52
3.3.1 Nhóm giải pháp về Marketing ............................................................52
3.3.2 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................56
3.3.3 Nhóm giải pháp về tạo nguồn nguyên liệu và thu mua hàng cho
xuất khẩu ...............................................................................................57
3.3.4 Nhóm giải pháp về tài chính ...............................................................58
3.4 Đề xuất kiến nghị......................................................................................58
Kết luận ...............................................................................................................60
Tài liệu tham khảo .............................................................................................61

iii



GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở rộng giao lưu, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
như hiện nay, số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngày một tăng. Xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngoài thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trên thị trường nội địa vì
quy mô thị trường rộng lớn, khó kiểm soát, trong khi đó vừa phải cố gắng thông
hiểu tập quán, luật lệ khác nhau của các quốc gia… Nhưng đổi lại doanh nghiệp
sẽ giải quyết được tình trạng nhu cầu thị trường nội địa nhỏ bé, sức mua thấp
hoặc cạnh tranh gay gắt. Tận dụng và khai thác hết mọi nguồn lực mình đang có,
khai thác được tiềm năng tiêu thụ của thị trường quốc tế rộng lớn, thu được
nguồn ngoại tệ tạo nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh….
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh xuất nhập khẩu nên
tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp phát triển thị trường xuất
khẩu mặt hàng nhang và nguyên liệu làm nhang tại công ty TNHH NIVL
trong thời gian từ năm 2005-2007
Mục tiêu nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các chiến lược phát triển thị
trường nhằm bảo vệ thị phần đã có và phát triển sang các thị trường khác.
Nhìn lại hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhang và nguyên liệu làm nhang
của công ty trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2007, rất dễ nhìn thấy đây là
mặt hàng đầy tiềm năng, nhưng các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chưa
được phát triển đồng điều ở các thị trường mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Với những kiến thức tiếp thu ở trường, cơ quan làm việc và những hiểu biết
ngoài xã hội, tôi mong muốn được góp thêm một vài suy nghĩ trong việc phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh và đề ra một số giải pháp phát triển thị
trường của công ty trong thời gian tới.
Luận văn tốt nghiệp gồm ba phần:

Chương I: Lý luận về thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu.

1


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Chương II: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
NIVL 2005-2007.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt
hàng nhang và nguyên liệu làm nhang của công ty TNHH NIVL trong những
năm tới.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu bằng cách.
-

Dùng thông tin thu thập được từ tài liệu nội bộ của công ty TNHH NIVL.

-

Dùng phương pháp phân tích so sánh để định hướng kết luận.

Phạm vi giới hạn của đề tài:
Đề tài này không nghiên cứu toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH NIVL, chỉ đi sâu vào nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt
hàng nhang và nguyên liệu làm nhang của công ty TNHH NIVL.
Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng như về thời gian nên bài luận
văn này không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và
phê bình để bài viết được hoàn thiện hơn.

2



GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.1 THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.1 Thị trường và phân loại thị trường xuất khẩu
a. Thị trường
Thị trường là một phạm trù không thể thiếu của nền kinh tế hàng hóa. Ban
đầu thị trường được xem là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa.
Nó được gắn với không gian, thời gian và địa điểm cụ thể. Quan điểm cổ điển
này xem thị trường như là “cái chợ”.
Sau này do sự phát triển của sản xuất mà quá trình lưu thông hàng hóa,
các mối quan hệ mua bán được tiến hành đa dạng, phức tạp, dẫn đến quan niệm
về thị trường được mở rộng hơn. Thị trường không còn bị giới hạn về không
gian, địa điểm mà nó là “một quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại
lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa trao đổi”.
Tuy nhiên, các quan điểm về thị trường dù cổ điển hay hiện đại ở trên đều
mới chỉ dừng lại ở việc mô tả một thị trường chung dưới góc độ của nhà phân
tích kinh tế. Còn từ phía doanh nghiệp, để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh có
hiệu quả, cần mô tả thị trường một cách cụ thể hơn, phải biết được chính xác cụ
thể đối tượng cần tác động và các yếu tố chi tiết có liên quan.
Thị trường của doanh nghiệp thông thường được phân thành thị trường đầu
vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào liên quan đến khả năng và các yếu tố
ảnh hưởng đến nguồn cung của doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường đầu ra liên
quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để nhận biết rõ hơn,
người ta thường mô tả thị trường đầu ra của doanh nghiệp bằng cách sử dụng riêng
biệt hoặc kết hợp một số tiêu thức cơ bản như sản phẩm, địa lý và khách hàng.


3


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Trên thực tế, để xác định thị trường, doanh nghiệp nên kết hợp cả ba yếu
tố trên. Trong đó tiêu thức khách hàng được dùng làm tiêu thức chủ đạo, tiêu
thức sản phẩm để chỉ rõ cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đưa ra để phục vụ
khách hàng và tiêu thức địa lý để giới hạn phạm vi không gian mà doanh nghiệp
có thể thoả mãn.
Tóm lại, thị trường xuất khẩu chính là thị trường bên ngoài biên giới quốc
gia, và phải bao gồm các yếu tố:
-

Thứ nhất: phải có khách hàng (người mua hàng) và không nhất thiết phải
gắn với địa điểm nhất định.

-

Thứ hai: khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn.

-

Thứ ba: khách hàng phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng.

b. Phân loại thị trường xuất khẩu
Dưới các góc nhìn khác nhau, doanh nghiệp chia toàn bộ thị trường của
mình thành các nhóm nhỏ có một số đặc tính giống nhau rồi từ đó đưa ra phương
thức kinh doanh phù hợp. Có nhiều các phân loại thị trường:

+ Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng: ta có thị
trường xuất khẩu truyền thống và thị trường xuất khẩu mới.
Thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường mà doanh nghiệp đã từng
có quan hệ mua bán trong một thời gian dài. Thông thường đối với những khách
hàng truyền thống, doanh nghiệp thường có những ưu đãi như dành sự ưu tiên
mua hay bán hàng cho khách hàng, ưu tiên về phương thức thanh toán. Còn thị
trường mới là thị trường doanh nghiệp mới phát triển được, thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường mới thường nhỏ. Những hợp đồng đặt hàng thường mang
tính chất tìm hiểu, nếu doanh nghiệp tạo được một hình ảnh tốt thì sẽ có cơ hội
mở rộng quan hệ mua bán.
+ Căn cứ vào mức độ quan trọng của thị trường người ta chia thành thị
trường xuất khẩu chính (thị trường trọng điểm) và thị trường xuất khẩu phụ.

4


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Thị trường xuất khẩu chính là thị trường mà doanh thu xuất khẩu của doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nếu doanh nghiệp chỉ dựa vào một thị trường thì
dễ gặp rủi ro vì bất cứ thay đổi nào trên thị trường này cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp trong
quá trình hoạt động phải đa dạng hóa thị trường kinh doanh bằng cách mở những
thị trường mới, tăng thị phần trên những thị trường xuất khẩu phụ.
1.1.2 Đặc điểm của yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu
Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi hoạt động
của mình bằng cách xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới. Thông qua
cách này, doanh nghiệp có thể giải quyết được tình hình khó khăn tại thị trường
nội địa, tìm được khách hàng mới và tăng lợi nhuận. Giống như thị trường nội
địa, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố cung cầu,

giá cả và cạnh tranh, tuy nhiên chúng biến động rất phức tạp do quy mô thị
trường rất rộng lớn và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Cầu là yếu tố người mua hay tiêu thụ trên thị trường. Đó là nhu cầu có khả
năng thanh toán, có đồng tiền đảm bảo.
Cầu về một loại hàng hóa trên thị trường xuất khẩu thường rất lớn. Phần
lớn người nhập khẩu là những nhà sản xuất hoặc kinh doanh thương mại – người
tiêu thụ trung gian – nên khối lượng mua lớn. Nhu cầu của họ về một loại sản
phẩm không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân mặt hàng đó mà còn phụ
thuộc vào tình hình kinh doanh của họ được mở rộng hay thu hẹp.
Để đáp ứng nhu cầu phong phú và biến đổi không ngừng, các nhà sản xuất
nội địa, các nhà xuất khẩu đưa ra một lượng lớn các sản phẩm tạo nên yếu tố
cung. Số lượng các nhà cung ứng lớn do đó mức độ cạnh tranh rất gay gắt, cạnh
tranh bằng chất lượng, giá cả hoặc dịch vụ.
Giá cả thị trường được hình thành thông qua sự cân bằng về cung cầu.
Tuy nhiên, có một số quốc gia với lợi thế về thiên nhiên, về công nghệ... mà nắm
giữ một khối lượng cung lớn. Các quốc gia này có thể tác động đến giá cả thị
trường xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lượng cung của mình. Còn các nước,
5


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khi tham gia thị trường thế giới chỉ có thể chấp
nhận mức giá đã hình thành và nhiều khi còn bị ép giá.
Như vậy, kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể gặp
những thuận lợi như cầu về hàng hóa đa dạng và lớn, khai thác được các lợi thế
cạnh tranh, tận dụng công suất thừa. Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng sẽ
gặp những khó khăn đặc biệt về cạnh tranh.
1.1.3 Ý nghĩa của xuất khẩu
Thị trường là mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn xâm nhập và chiếm

giữ càng nhiều càng tốt. Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường nói
chung, do đó nó cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của
doanh nghiệp.
a. Thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận.
Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp buộc phải thực hiện tốt vấn đề tiêu thụ
sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, khả năng phát triển của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại. Do vậy thị trường xuất khẩu chắc chắn có những
ảnh hưởng quan trọng thậm chí là quyết định, nhất là đối với những doanh
nghiệp hướng về xuất khẩu.
b. Thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh
doanh những mặt hàng xuất khẩu
Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải giải
quyết được mục tiêu trung gian: thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để từ
đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, việc quyết định cung ứng sản phẩm
gì, bằng phương thức như thế nào, cho ai là do nhu cầu của thị trường quyết định.
Chính khách hàng trên thị trường sẽ định hướng cho những chính sách về sản
phẩm xuất khẩu cùng với chính sách về giá cả, chất lượng, những hoạt động xúc
tiến… từ đó doanh nghiệp sẽ phải tổ chức các hoạt động sản xuất thu mua hàng
của mình và đề ra các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất
6


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

khẩu trong tương lai. Như vậy thị trường tác động đến từng quyết định kinh
doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp muốn đạt được thành công đều
phải thích ứng với thị trường.
c. Thị trường xuất khẩu là nơi kiểm tra, đánh giá các chương trình kế
hoạch, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua tình hình tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thấy được những ưu điểm của các quyết
định, các kế hoạch kinh doanh (các mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại).
Từ đó có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

1.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.2.1 Sự cần thiết của việc phát triển thị trường
a. Phát triển thị trường
Trong cơ chế thị trường, bên cạnh doanh nghiệp còn có một số công ty
khác cùng hướng đến phục vụ một nhóm khách hàng nào đó. Sản phẩm của
doanh nghiệp thường chiếm được một thị phần nhất định (tương ứng với một
lượng khách hàng) và thị phần này luôn luôn biến đổi. Để đảm bảo cho việc phát
triển vững chắc, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc mở rộng thị trường tức
là giữ được thị phần đã có và phát triển thị trường mới.
Phát triển thị trường của doanh nghiệp chính là việc khai thác tốt thị
trường hiện tại, đưa những sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp tiêu thụ ở những
thị trường mới. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, dự đoán thị trường rồi đưa ra
những sản phẩm mới đáp ứng được cả nhu cầu của thị trường hiện tại lẫn thị
trường tiềm năng mà doanh nghiệp có ý thâm nhập.
b. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường

7


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Bản chất của nền kinh tế thị trường là năng động và cạnh tranh khốc liệt.
Các doanh nghiệp bị cuốn trong vòng quay không ngừng của sự phát triển, mà ở
đó, bất cứ một doanh nghiệp nào không theo kịp sự thay đổi của thị trường đều

có thể bị đào thải. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể dừng lại hay bằng lòng
với thành quả hiện tại. Để có thể tồn tại được doanh nghiệp phải cố gắng tiết
kiệm các yếu tố đầu vào, khai thác triệt để các nguồn thu, tận dụng tối đa các cơ
hội kinh doanh mà thị trường đem lại. Phát triển thị trường là một yếu tố quan
trọng để đáp ứng được đòi hỏi vươn lên trong trong cạnh tranh.
Trong nhiều trường hợp như cạnh tranh trong nước gay gắt hoặc nhu cầu
nội địa nhỏ bé thì việc cung ứng các sản phẩm ra thị trường quốc tế có thể thu
được hiệu quả hơn. Phát triển thị trường xuất khẩu thành công sẽ đảm bảo cho
doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản như uy tín, vị thế, lợi nhuận và phát triển
bền vững.
Trong thực tế, tiềm năng của mỗi thị trường không phải là vô hạn ngay cả
khi qui mô dân số rất lớn vì nhu cầu thì luôn thay đổi. Bởi vậy, sau một thời gian
kinh doanh nếu doanh nghiệp không có thay đổi gì về sản phẩm, giá cả, phân
phối.. thì thị phần của doanh nghệp chắc chắn sẽ giảm xuống. Cho nên phát triển
thị trường sẽ làm cho doanh nghiệp có vị thế ngày càng ổn định hơn, tạo điều
kiện cho sự phát triển trong tương lai.
1.2.2 Các giai đoạn phát triển thị trường
Để phát triển thị trường xuất khẩu thành công, doanh nghiệp cần phải thực
hiện tốt các hoạt động sau:
-

Nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu.

-

Lập chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường.

-

Thực hiện kế hoạch.


-

Đánh giá kiểm tra kế hoạch.

a. Nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu

8


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Để thâm nhập thị trường trước hết doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chính thị
trường đó. Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát
triển kinh doanh đúng hướng, là cơ sở để xác định và xây dựng các kế hoạch
kinh doanh, đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi.
Làm tốt khâu này sẽ nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của những sản
phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Quá trình nghiên cứu thị trường
* Xác định mục tiêu nghiên cứu
Trong giai đoạn đầu, những nhà nghiên cứu phải xác định rõ nhu cầu, mục
đích nghiên cứu nhằm đảm bảo các hoạt động tiếp tục theo hướng đi đúng, tiết
kiệm chi phí. Ở cấp doanh nghiệp, mục tiêu có thể được đề ra một cách chung
nhất chỉ phương hướng để lập chiến lược kế hoạch kinh doanh nhưng ở cấp bộ
phận, mục tiêu phải được cụ thể hóa để các cán bộ chức năng tập trung vào
nghiên cứu.
* Thu thập thông tin
Sau khi đã xác định chính xác vấn đề cần nghiên cứu người ta cũng xác
định được nhu cầu về loại thông tin. Thông thường các thông tin được tìm kiếm
là thị trường về hàng hóa (chất lượng, giá cả…) thông tin về đối thủ cạnh tranh,

về khách hàng, về bản thân doanh nghiệp và các điều kiện khách quan khác.
Thông tin thu thập được có thể là thông tin sơ cấp hoặc thông tin thứ cấp. Thông
tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn trên các phương tiên thông tin đại chúng,
các báo báo của doanh nghiệp hoặc đã được thu thập trong các lần nghiên cứu
trước. Còn thông tin sơ cấp là loại thông tin được thu thập lần đầu tiên, thường
đòi hỏi chi phí cao hơn. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và khả năng về tài chính
mà doanh nghiệp lựa chọn nguồn thông tin phù hợp.
* Xử lý thông tin
Dựa trên những thông tin đã thu nhận, nhà nghiên cứu tổng hợp số liệu sử
dụng các phương pháp thống kê, toán học… để phân tích, xử lý thông tin, chỉ ra

9


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

thực trạng và xu hướng của thị trường, phân đoạn thị trường. Từ đó doanh nghiệp
đề ra các phương án kinh doanh.
* Ra quyết định
Trên cơ sở các phương án kinh doanh được đề ra cũng như năng lực của
chính doanh nghiệp, các nhà quản lý quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa
chọn kế hoạch kinh doanh, quyết định có khai thác một cơ hội nào đó hay không.
Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu dung lượng của thị trường
Doanh nghiệp xác định tổng cầu và cơ cấu tiêu dùng loại hàng hóa mà
doanh nghiệp đang hoặc định kinh doanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải
xác định được tổng cung, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đó,
khả năng nhập khẩu. Tiếp theo doanh nghiệp phải tính được khả năng xuất khẩu
của mình vào thị trường này.
* Nghiên cứu giá cả thị trường

Doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình giá cả mặt hàng đó có biến động
hay ổn định, các mức giá của đối thủ cạnh tranh. Lấy đó làm cơ sở, doanh nghiệp
quyết định mức giá của mình dựa trên chi phí hay dựa trên nhu cầu của
khách hàng.
* Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp cần xác định được thị phần của mình và của đối thủ, so
sánh về chất lượng, giá cả, và các dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh. Doanh nghiệp cần phân tích các thế mạnh và hạn chế của mình.
Khi định tham gia vào một thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần phải
hiểu rõ tình hình chính trị, kinh tế, pháp luật… của nước này, ngoài ra cước phí
vận tải cũng như thời gian vận chuyển cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh
tranh tính “đúng thời điểm” trong kinh doanh, do đó cần nghiên cứu các điều
kiện vận tải bằng đường biển, đường bộ… để lựa chọn hình thức vận chuyển
phù hợp.
10


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Dự báo thị trường
Sau quá trình nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin cần thiết,
doanh nghiệp cần phải dự báo xu hướng thị trường, có ba loại dự báo: ngắn,
trung và dài hạn. Dự báo dài hạn có tác dụng lớn trong việc hoạch định chiến
lược kinh doanh, trong đầu tư phát triển và mở rộng mặt hàng mới. Còn dự báo
trung hạn, ngắn hạn có tác dụng trong việc hoạch định các chính sách bộ phận:
phân phối sản phẩm, quảng cáo, giá cả, dịch vụ… trên thực tế dự báo thị trường
chính là dự báo triển vọng mua hàng của khách hàng hay việc tiêu thụ của doanh
nghiệp. Thông qua dự báo, doanh nghiệp sẽ thấy được những lợi ích và thiệt hại
khi quyết định thâm nhập vào một thị trường mới, đánh giá khả năng và mức độ
thành công. Doanh nghiệp có thể quyết định nên duy trì hay thay đổi chiến lược

kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Xác định thị trường mục tiêu
Chúng ta biết rằng thị trường là tập hợp nhu cầu của rất nhiều loại khách
hàng khác nhau về tuổi tác, tín ngưỡng, ý thích.. thực hiện việc phân khúc thị
trường đúng đắn sẽ giúp cho doanh có các chiến lược, chiến thuật phù hợp nhất,
nhờ đó có thể đạt được lợi nhuận tối đa. Ta có thể phân khúc thị trường theo các
tiêu thức sau:
Bảng 1.1: Các tiêu thức phân khúc thị trường
Tiêu thức phân khúc
- Địa lý

Các đặc trưng tiêu biểu
Vùng miền, tỉnh thành, mật độ dân số,
khí hậu…

- Nhân khẩu học

Lứa tuổi, giới tính, quy mô gia đình, tín
ngưỡng, dân tộc…

- Tâm lý

Tầng lớp xã hội, lối sống…

- Hành vi tiêu dùng

Hoàn cảnh mua sắm, lý do mua hàng…

11



GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Tuy nhiên các đoạn thị trường phải đảm bảo một số yêu cầu
- Từng phân khúc phải đồng nhất.
- Các phân khúc phải khác biệt nhau, người tiêu dùng thuộc hai phân khúc
khác nhau phải khác biệt hẳn nhau về những tiêu thức của sự phân khúc và về
cách thức đối xử với các chiến lược của Marketing-mix.
- Các phân khúc phải có quy mô đủ lớn để có đủ khách hàng và lợi nhuận.
- Các phân khúc phải thực tiễn và khả thi. Các tiêu thức xác định các phân
khúc giúp ta nhận diện được khách hàng và chọn quyết định về chiến lược
marketing-mix.
Trên cơ sở các phân tích đó, doanh nghiệp xác định đoạn thị trường mục
tiêu mà doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Có hai
cách tiếp cận thị trường mục tiêu:
- Tiếp cận thị trường mục tiêu đơn giản: là việc doanh nghiệp lựa chọn
một trong số các thị trường thành phần làm thị trường mục tiêu và xây dựng
chiến lược Marketing hỗn hợp cho thị trường này.
- Tiếp cận thị trường mục tiêu phức tạp: doanh nghiệp chọn hai đoạn thị
trường hay nhiều hơn nữa rồi xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp cho từng
thị trường mục tiêu đã chọn lựa.
b. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường
Kết thúc giai đoạn nghiên cứu, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định thị
trường nào sẽ phát triển theo chiều sâu, thị trường nào phát triển theo chiều rộng,
có nên đa dạng hóa sản phẩm hay không. Và chúng ta lần lượt đi sâu vào từng
nội dung phát triển thị trường sau:
Phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng
phạm vi thị trường, tìm được những khách hàng mới. Phương thức này thường
được các doanh nghiệp sử dụng khi thị trường hiện tại đang có xu hướng bão hòa

12


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

hoặc khi thị trường mà doanh nghiệp hướng đến còn nhiều tiềm năng để khai
thác. Khi đó việc tạo ra kênh phân phối mới có hiệu quả cho phép doanh nghiệp
tăng được doanh thu.
- Xét về mặt địa lý
Phát triển thị trường theo chiều rộng chính là việc doanh nghiệp đưa các
sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh sang các quốc gia, châu lục
khác để tăng thêm lượng khách hàng mới và tăng doanh số bán. Tuy nhiên để
đảm bảo thành công, doanh nghiệp cần phải tiến hành thật tốt công tác nghiên
cứu thị trường để chào bán những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của từng
thị trường.
- Xét về mặt sản phẩm
Phát triển thị trường theo chiều rộng là việc doanh nghiệp tìm ra những
giá trị sử dụng mới của sản phẩm. Mỗi công dụng mới của sản phẩm có thể tạo ra
một thị trường hoàn toàn mới.
- Xét về mặt khách hàng
Đó là việc khuyến khích, thu hút các khách hàng hoàn toàn mới có nhu
cầu được thoả mãn những sản phẩm giống như sản phẩm doanh nghiệp cung
ứng. Giai đoạn đầu của việc phát triển thị trường theo chiều rộng, lượng khách
hàng thường ít và nhu cầu đặt hàng của họ khá nhỏ, mang tính thăm dò là chính.
Việc khách hàng mới có tiếp tục quan hệ với doanh nghiệp hay không phụ thuộc
rất nhiều vào mức độ thỏa mãn với những lô hàng đầu. Cho nên doanh nghiệp
phải tạo ra hình ảnh tốt nhất về doanh nghiệp, về sản phẩm, cách thức phục vụ,
để lôi kéo họ đến với mình.
Phát triển thị trường theo chiều sâu
Là việc doanh nghiệp cố gắng bán thêm những sản phẩm của mình vào thị

trường hiện tại. Doanh nghiệp sử dụng hướng này nhằm nâng cao vị thế của
mình trên thị trường hiện tại trong khi tiềm năng của thị trường vẫn còn rộng lớn,
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp có thể tăng cao.

13


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

- Nhìn nhận dưới góc độ địa lý
Theo hướng phát triển này thì địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp hoàn
toàn không đổi, giới hạn địa lý không được mở rộng. Để khai thác được mọi cơ
hội có được từ thị trường hiện tại, doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh
mẽ trong công tác Marketing, sử dụng các công cụ của marketing-mix để hấp
dẫn, lôi kéo khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, các khách
hàng của đối thủ cạnh tranh sang sử dụng sản phẩm của mình.
- Xét dưới góc độ sản phẩm
Phát triển thị trường theo chiều sâu là việc doanh nghiệp khai thác tối đa
khả năng tiêu thụ sản phẩm hiện tại để đạt được điều này doanh nghiệp cần tập
trung vào nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng độ tin cậy của khách hàng đối với
sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ giữ được khách hàng truyền
thống mà còn thu hút được khách hàng mới.
- Dưới góc độ khách hàng
Khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến bao gồm những khách hàng hiện
tại, khách hàng của các đối thủ cạnh tranh và những người chưa sử dụng sản
phẩm đó. Để tăng được thị phần của mình, trước hết, doanh nghiệp phải giữ được
những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, phải có chính sách
đãi ngộ họ, thuyết phục họ tiêu dùng các sản phẩm thường xuyên hơn. Còn đối
với những khách hàng của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải cho họ thấy
sự khác biệt, những ưu thế giữa sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của

đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó để thuyết phục khách hàng chưa sử dụng loại
sản phẩm đó, chính sách xúc tiến cần tập trung vào hướng gợi mở nhu cầu
của họ.
Phát triển thị trường theo chiều sâu sẽ làm tăng khả năng chiếm lĩnh thị
trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên trước khi quyết định thực hiện, doanh
nghiệp cần xem xét kỹ quy mô của thị trường, phân tích liệu mối quan hệ giữa
doanh thu và chi phí cho các hoạt động có tăng được doanh thu và lợi
nhuận không.

14


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Đa dạng hóa sản phẩm
Để có thể phân tán được rủi ro do quá tập trung vào một chủng loại sản
phẩm cũng như vào một thị trường và để tăng vị thế của mình doanh nghiệp có
thể đa dạng hóa sản phẩm. Đó là việc doanh nghiệp cung ứng thêm những sản
phẩm mới hoàn toàn khác cho những khách hàng mục tiêu mới. Từ đó doanh
nghiệp sẽ gia tăng được lượng cầu hướng về doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường lựa chọn hướng phát triển này khi thị trường
hiện tại đang tiến đến điểm bão hòa, các sản phẩm đang trong giai đoạn suy thoái
hoặc doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư vào việc kinh doanh các mặt hàng mới
có lợi nhuận cao hơn.
- Xét về mặt địa lý
Phạm vi địa lý của doanh nghiệp không đổi hoặc được mở rộng ra những
khu vực khác. Khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới, việc quyết định hoạt
động trên khu vực hiện tại hay khu vực mới hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, thực hiện đa dạng hóa đòi hỏi phải đầu tư lớn cũng như
phải thực hiện tốt công tác quản lý, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn.

Phát triển thị trường theo chiều rộng thông thường là bước đầu để doanh
nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển thị trường mới của mình. Còn sau đó, để tạo
thế vững chắc doanh nghiệp cần phát triển theo chiều sâu, tìm cách tăng thị phần.
Nếu như không quan tâm phát triển thị trường theo chiều sâu, hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp chỉ mang tính tạm thời, không đảm bảo ổn định. Như
vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những hướng phát triển thị trường
khác nhau tuỳ theo các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

15


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NIVL
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH NIVL, được thành lập vào ngày 15/02/1995 theo giấy
phép đầu tư số 1138/GP cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tên gọi ban đầu là
công ty TNHH NAGARJUNA, sau đó đổi thành công ty TNHH NIVL.
- Tên giao dịch đối ngoại: NIVL Limited Company
- Tên viết tắt:

NIVL

- Trụ sở:

ấp 6, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

- Văn phòng giao dịch:


10A Cửu Long, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Công ty TNHH NIVL là công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Việt Nam
trong lĩnh vực sản xuất mía đường. Sau 14 tháng xây dựng, nhà máy đường
Nagarjuna chính thức đi vào hoạt động, hoạt động của nhà máy đã góp phần đáng
kể vào việc phát triển kinh tế vùng, tạo ra hơn 500 việc làm (làm việc trực tiếp
trong nhà máy) và hơn 2000 việc làm (cho nông dân trong khu vực)… cải thiện
đáng kể đời sống của nông dân tại xã Lương Hòa.
Doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến cộng đồng bằng các việc cụ thể như
tham gia chương trình “xây nhà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, giúp đỡ
người già neo đơn, giúp nông dân thực hiện dự án hạ tầng cơ sở đê bao chống
lũ… Doanh nghiệp cũng đóng góp vào việc xây dựng đất nước thông qua việc
nộp thuế lên đến 9 triệu đô la Mỹ. Tổng thu nhập hàng năm của doanh nghiệp đạt
khoảng 60 triệu đô la Mỹ. NIVL là một trong hai công ty sản xuất đường lớn
nhất Việt Nam, hàng năm cung cấp khoảng 8% tổng sản lượng đường quốc gia,
các

khách

hàng

của

NIVL

như:

Dutchlady, Peretti….


16

Coca

Cola,

Nestle,

Unilever,


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Bên cạnh hoạt động sản xuất, công ty còn tham gia xuất khẩu nông sản.
Năm 2004, 2006, 2007 được nhà nước công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy
tín, trong ba năm liền năm 2004, 2005, 2006 doanh ngiệp được thưởng xuất khẩu
vượt chỉ tiêu.
Slogan của công ty: “Liên tục cải tiến chất lượng – làm hài lòng khách hàng”

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
a. Chức năng
Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh đường và tiến hành
các hoạt động xuất nhập khẩu trong đó:
-

Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các loại hàng được phép xuất khẩu theo Giấy
phép kinh doanh.

-


Tổ chức kinh doanh nội địa các mặt hàng được phép kinh doanh theo giấy phép.
Ngoài ra công ty còn tiến hành các hoạt động gia công sản xuất đường cho

các công ty trong nước.
Một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
- Sản xuất đường, mật rỉ.
- Xuất khẩu nông sản
- Xuất khẩu nhang và các nguyên liệu làm nhang.
- Xuất khẩu điều, hoa hồi, cơm dừa sấy khô…
b. Nhiệm vụ
- Công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển việc kinh doanh của mình.
- Công ty có nghĩa vụ hoàn thành các chỉ tiêu do Tổng Giám Đốc (Chủ
tịch hội đồng quản trị) đề ra.
- Có trách nhiệm với xã hội, tạo công ăn việc làm cho nông dân, người lao
động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế vùng.
17


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

- Công ty có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
- Phát huy ưu thế, uy tín hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, chịu trách
nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.
- Củng cố và mở rộng các mối quan hệ kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu
dùng, sản xuất trong và ngoài nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH NIVL

TỔNG GIÁM ĐỐC


PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC
Tài Chính Kế toán

GIÁM ĐỐC

Marketing

PHÂN XƯỞNG
ĐƯỜNG

GIÁM ĐỐC
Sản Xuất

PHÂN XƯỞNG
CỒN

GIÁM ĐỐC
Xuất Nhập khẩu

GIÁM ĐỐC
Nhân sự

PHÂN XƯỞNG
ĐIỆN

Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc (chủ tịch hội đồng quản trị) ông A.
Nanda Kumar, là người đề ra chỉ tiêu và định hướng hoạt động phát triển của
công ty và là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước các cổ đông góp vốn và

trước pháp luật.
18


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Giúp việc cho Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc và năm Giám đốc.
Phó tổng giám đốc thay mặt Tổng giám đốc giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty TNHH NIVL, đề ra các chiến lược kinh doanh theo định
hướng của Tổng giám đốc, và là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt, Phó tổng giám đốc là
người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất các phân xưởng đường, cồn và điện.
Giám đốc Sản xuất, giám đốc Tài chính – Kế toán, giám đốc Xuất nhập
khẩu, giám đốc Marketing, giám đốc Nhân sự. Năm vị giám đốc này chịu trách
nhiệm điều hành các phòng ban chức năng trực thuộc để đạt được các mục tiêu
do Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc đề ra và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc và Phó tổng giám đốc.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian từ năm 2005-2007
Bảng 2.1: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh trong thời từ năm 2005 – 2007
(Đơn vị tính: triệu đồng)
So sánh năm
2006/2005
Chỉ tiêu

Năm
2005

Năm
2006


Năm
2007
Tuyệt
đối

1. Tổng doanh
thu
2. Giá vốn hàng
bán
3.Chi phí hoạt
động kinh doanh
4. Tổng LN trước
thuế
5. Các khoản phải
nộp NS
6. Tổng LN sau
thuế
7. Tổng vốn kinh
doanh

Tương
đối
(%)

So sánh năm
2007/2006
Tuyệt
đối

Tương

đối
(%)

596,947

970,778 1,553,244 373,831

62.62

582,467

60.00

505,347

843,649 1,367,655 338,302

66.94

524,007

62.11

42,204

65,914

104,793

23,709


56.18

38,880

58.99

49,396

61,215

80,796

11,819

23.93

19,580

31.99

6,490

7,319

9,123

829

12.78


1,804

24.64

42,906

53,896

71,673

10,990

25.61

17,777

32.98

615,683 1,003,574 236,926

62.55

387,891

63.00

378,758

(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty CP NIVL)

Nhìn chung tình hình hoạt động trong 03 năm từ năm 2005 đến năm 2007
tương đối khả quan, điểm qua sự tăng trưởng trong năm 2006 so với năm 2005 ta
thấy mặc dù tăng trưởng của chỉ tiêu doanh thu đạt đến 62.6%, nhưng do chỉ tiêu
19


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

giá vốn tăng đến 66.9% nên ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận trước thuế, tổng
lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 23.9%. Sang năm 2007, tổng doanh thu tăng 60%
so với năm 2006, giá vốn tăng 62% so với năm 2006, chính nhờ vào sự giảm nhẹ
của chỉ tiêu giá vốn đã giúp tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên 31.9% thay vì chỉ
23.9% của năm 2006.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tốt nhưng phần quản lý
chi phí, lập dự án còn hạn chế, nếu có thể rà soát lại toàn bộ phần chi phí của
doanh nghiệp, để loại bỏ những chi phí, những đầu tư chưa thực sự hợp lý có thể
giúp doanh nghiệp giảm chi phí đáng kể, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể
như giữa năm 2006 doanh nghiệp bắt đầu đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cồn,
nhưng do khâu làm dự án không tốt, nên cho đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động
vì còn vướng phải vấn đề xử lý chất thải. Để hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải
doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm hơn 1 triệu đô la Mỹ. Dự kiến nhà máy cồn sẽ
chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8 năm 2008. Một vấn đề đặt ra, nếu doanh
nghiệp đầu tư hoàn chỉnh ngay từ đầu, đã tiết kiệm được hơn 12 tháng chi phí
quản lý, chi phí tài chính. Không tính thành con số cụ thể nhưng có thể nói đây là
sự lãng phí rất lớn nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
2007 là năm thứ 3 ngành mía đường Việt Nam thắng lợi, nguyên nhân cơ
bản là do ngành thực hiện theo quyết định 28 của Thủ tướng chính phủ, tức là cởi
trói, tạo cơ chế thông thoáng để các nhà máy đường hoạt động. Doanh nghiệp đã
bắt đầu có lợi nhuận từ năm 2004, đến năm 2005 lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp là 42,9 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận rất cao so với các nhà máy cùng sản

xuất kinh doanh mặt hàng đường, sang năm 2006 lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp đạt 53,8 tỷ đồng tăng 25,6% so với năm 2005, đến năm 2007 lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp đạt 71,6 tỷ đồng tăng gần 33% so với năm 2006. Đạt
được mức lợi nhuận này, phần lớn là lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh đường
nhưng cũng có một phần đóng góp không nhỏ từ hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp.

a. Phân tích chỉ tiêu doanh thu
20


GVHD: PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP

Bảng 2.2: Tổng doanh thu hàng xuất khẩu trong thời gian từ năm 2005-2007
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

So sánh năm
2006/2005
Tuyệt

đối

So sánh năm
2007/2006

Tương
đối (%)

Tuyệt
đối (%)

Tương
đối (%)

1. DT bán đường

484,151

791,406

1,271,017

307,255

63.46

479,611

60.60


2. DT bán mật rỉ

39,983

61,678

117,189

21,695

54.26

55,510

90.00

3. DT xuất khẩu

72,103

116,356

162,899

44,254

61.38

46,542


40.00

- Nhang

10,139

50,431

62,315

40,292

397.38

11,884

23.56

- Tiêu
- Các sản phẩm
khác
4. DT từ hoạt động
tài chánh

50,472

53,378

87,324


2,906

5.76

33,946

63.60

11,491

12,547

13,259

1,056

9.19

713

5.68

710

1,337

2,140

627


88.35

802

60.00

596,947

970,778

1,553,244

373,831

62.62

582,467

60.00

Tổng doanh thu

(Nguồn: theo Báo cáo tài chính của công ty TNHH NIVL)
Doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu
phục vụ cho hoạt động sản xuất, doanh nghiệp không được phép nhập kinh doanh
nên toàn bài luận này, tôi chỉ xin được phân tích về tình hình xuất khẩu của
doanh nghiệp.
Các hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh đường, kinh
doanh mật rỉ và kinh doanh xuất khẩu. Doanh thu của sản phẩm đường có tốc độ
tăng trưởng rất ổn định, trung bình khoảng 60%/ năm. Mật rỉ là nguyên liệu để

xuất đường, nên tuỳ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ đường nội địa mà doanh nghiệp
quyết định sản lượng dự trữ và sản lượng mật rỉ bán ra thị trường, vì lý do đó, tốc
độ tăng trưởng doanh thu mật rỉ không ổn định như năm 2005 chỉ đạt 54.26%
sang năm 2006 đạt 90%.
Đối với doanh thu xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2005 đạt
61.38% sang năm 2007 tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm xuống chỉ còn 40%.
Doanh thu xuất khẩu bao gồm 3 nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm nhang và
nguyên liệu làm nhang, nhóm sản phẩm tiêu các loại, các sản phẩm khác như
quế, hoa hồi, cơm dừa sấy khô…
21


×