Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CAC KIEU DE TRUYEN KIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.66 KB, 17 trang )

Ôn tập truyện Kiều
Câu 1: Tóm tắt truyện kiều
Phần 1: Gặp gỡ và đính ớc
Phần 2: Gia biến- lu lạc
Phần 3: Đoàn tụ
Câu 2: Phân tích , cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều qua đoạn trích
TK.
VB

Bố cục
1. Tả chung
2Chị em
( 4 câu đầu)
2. Tả Thuý
Vân
( 4 câu tiếp)

3.Tả vẻ đẹp
Thuý Kiều
(12 câu tiếp)

Nghệ thuật

Chị em

ND chính cần khắc sâu
* Duyên dáng, thanh cao, trong trắng
của ngời thiếu nữ

- Ước lệ, tợng trng
- ẩn dụ (khuôn trăng, nét


ngài). Nhân hoá ( hoa cời,
ngọc thốt
So sánh ( mây thua, tuyết nhờng)
- Mang tích ớc lệ tợng trng
- NT: Đòn bẩy
- Ước lệ (ẩn dụ, so sánh)
- Thành ngữ
- H/a chọn lọc (tả mắt, tài)
- Từ chọn lọc: ghen, hờn

4. Cuộc sống
của 2 chị em
(4 câu cuối)

* Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu
- Dự báo đợc số phận Thuý Vân : Bình
lặng, suôn sẻ

- Vẻ đẹp của Kiều : Là sự kết hợp sắctài- tình
- Là chân dung mang tính cách số
phận : cuộc đời, số phận nàng sẽ éo le,
đau khổ
Cuộc sống êm đềm, hạnh phúc

Gợi ý về phơng pháp
B1: Xác định mục đích bài viết (Cần căn cứ vào vị trí của đoạn văn trong văn bản)
? Cảm nhận đoạn thơ trên để làm gì? Cần khắc sâu, làm rõ đợc y nào?
B2: Tìm các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng
B3: Dùng lời văn , tình cảm, cảm xúc của mình để viết thành bài hoàn chỉnh
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mơi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Trích truyện Kiều- Nguyễn Du)
Gợi y:
- Cảm nhận đoạn thơ trên để thấy đợc bức tranh mùa xuân đợc nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ
khá tinh tế. Đó là một bức tranh sống động, tơi vui, trong trẻo, có hồn, và đầy sức sống.
+Sống động: con én đa thoi
+ Có hồn:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
1


+Màu sắc hài hoà: Màu xanh của thảm cỏ làm nền cho màu trắng của những bông hoa lê nổi
bật lên
+ Chữ Điểm làm cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn, chứ không tĩnh tại.
Cảm nhận một đoạn thơ

Câu 3: Phân tích (Cảm nhận) của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngng
Bích
Buồn trông cửa bể chiều hôm
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Yêu cầu: Phân tích đoạn thơ trên để thấy rõ tâm trạng của kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở
lầu Ngng Bích
Thấy đợc NT Tả cảnh ngụ tình, dùng điệp từ, từ láy, câu hỏi tu từ...

a) 2 câu đầu ;


b) 2 câu tiếp:

c) 2 câu tiếp

d) 2 câu cuối
Nội dung
cuối

8 câu

- H/ả chọn lọc : Cửa bể
chiều hôm; Đại từ ai:
- Từ láy : Thấp thoáng, xa
xa
- câu hỏi tu từ
- Ngọn nớc mới sa
- Hoa trôi
- Câu hỏi tu từ
- Điệp từ
- Nội cỏ:
- Láy : Rầu rầu, xanh xanh
- Điệp từ
- H/ả : Gió cuốn mặt duềnh
- Láy : ầm ầm
- Điệp từ
* Nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình cùng, điệp từ, láy, câu
hỏi tu từ, h/ả chọn lọc

Tâm trạng : Rợn ngợp, đơn côi,

nhớ nhà

- Tâm trạng: Nổi trôi vô định

tàn tạ, héo hon thiếu sức sống

Tâm trạng
- Hoang mang, lo sợ, hãi hùng
- Khắc hoạ rõ nét tâm trạng Kiều
- Tấm lòng, đồng cảm của
Nguyễn Du

Câu 4: Hình ảnh Thuý Kiều qua đoạn thơ sau:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bớc lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sơng
Ngừng hoa bóng thẹn trông gơng mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn nh cúc điệu gày nh mai
(Trích Truyện Kiều - ND)
2


* Gợi ý: Tâm trạng Kiều: Buồn tủi, hổ thẹn. Song mặc dù vậy nàng vẫn rất đẹp:
Nét buồn nh cúc điệu gày nh mai
Củng cố : Về nhà thực hành lại các nội dung đã ôn tập
Truyện Kiều
.Nhân vật Mã Giám sinh
* Lai lịch:
- tên: Mã Giám sinh

- Quê: huyện Lâm thanh
->Mã Giám sinh không phải là một cái tên, chỉ ngời họ Mã, sinh viên trờng QTG. Lâm thanh
không phải là một địa chỉ mà là tên huyện. Nh thế tên tuổi, quê quán của MGS vu vơ, không
xác định. Con ngời ấy ngay từ lai lịch đã không đàng hoàng, đáng nghi.
* Diện mạo:
- Trạc ngoại tứ tuần
- Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Ngoài 40 tuổi mà MGS ăn mặc đỏm dáng, chải chuốt. Cách ăn mặc lố lăng , kệch cỡm không
phù hợp là bằng chứng của sự vô học. Điều này mâu thuẫn với lời giới thiêu lúc đầu. Bản chất
dối trá của MGS bắt đầu đợc bộc lộ.
*Hành động, cử chỉ, lời nói:
- trớc thày sau tớ lao xao
->lao xao là từ láy mô tả âm thanh, ở đây là của lời nói qua, nói lại, không ai nh ờng ai. MGS đi
hỏi vợ với một đám ngời lộn xộn, ầm ĩ không nền nếp.
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
->ngồi rất nhanh, thu chân lên ghế. MGS tiếp tục bộc lộ bản chất là kẻ vô học.
- Đắn đo cân sắc cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
->Tác giả sử dụng một loạt các động từ: đắn đo, cân, ép, thử,, chỉ sự xem xét sành sỏi của một
kẻ quen nghề buôn bán. ND đã từng bớc bóc trần bản chất con buôn của MGS. Trớc tình cảnh
đáng thơng của Kiều, MGS không một lời hỏi thăm, an ủi, chia sẻ mà chỉ cân nhắc, xem xét,
ngắm Kiều về tài, sắc. MGS là kẻ vô tình, vụ lợi đến tàn nhẫn, bất nhân.
- lời nói: Rằng mua ngọc đến
Khi phải tiêu tiền thì tỏ thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách, dùng những từ hoa mĩ, còn
trong lễ vấn danh thì nói năng cộc lốc, thô lỗ.
- Cò kè thêm một bớt hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài 400
-> Cò kè, thêm bớt,, cũng là những lời mặc cả trắng trợn, bỉ ổi. Cuộc mặc cả ngã gía kéo dài
giờ lâu,,Chi tiết này vừa tố cáo MGS là kẻ buôn ngời lọc lõi, sành sỏi vừa cho thấy lễ vấn danh
thực chất chỉ là màn kịch, bản chất con buôn của MGS hoàn toàn bị lật tẩy không gì che đậy đợc .

Bài tập
Thuật lại đoạn trích MGS mua Kiều ( T 97) bằng văn xuôi. Chú ý miêu tả nội tâm của nàng
Kiều.
* Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền
sốt sắng dẫn 1 gã đàn ông đến nhà Vơng ông.
Gã đàn ông ấy khoảng hơn 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng
Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã, ngời ta cũng có thể đoán đợc đây là một gã đàn ông vô
công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàng điếm. Khi vào nhà Vơng ông, gia chủ cha kịp mời
thì gã đã ngồi tót lên ghế một cái thật ngạo mạn, xấc xợc. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện
thì gã bộc lộ rõ chân tớng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã
có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắn tay để kiểm tra nàng Kiều nh
một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ng ý gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng một nòi con buôn.
Trong khi mụ mối và MGS dờng nh đang say với một cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thơng
chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi
này? Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một ngời con gái tài sắc, đoan
trang, hiếu thảo nh nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng đợc đa giá" vâng ngoài bốn
trăm" thôi ?
3


Câu 1: (1,5 điểm)
Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
TRa loi
Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25
điểm) :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành
hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm...
+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát.
Câu 1: (1,5 điểm)
Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu1: (1,5điểm)
Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cần đạt
được các ý cơ bản sau :
- Bút pháp tả thực được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Bằng bút
pháp này, chân dung nhân vật hiện lên rất cụ thể và toàn diện : trang phục áo quần bảnh bao,
diện mạo mày râu nhẵn nhụi, lời nói xấc xược, vô lễ, cộc lốc "Mã Giám Sinh", cử chỉ hách
dịch ngồi tót sỗ sàng... tất cả làm hiện rõ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tên buôn
thịt bán người giả danh trí thức.
- Trong Truyện Kiều, tác giả sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả các nhân vật phản diện như
Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến... phơi bày bộ mặt thật của bọn chúng trong xã
hội đương thời, nhằm tố cáo, lên án xã hội phong kiến với những con người bỉ ổi, đê tiện đó.
Câu 2: ( 5,5 điểm )
Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều
Câu2: (5,5điểm)
Yêu cầu : Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn
học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
a. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của
văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật thi ca
về ngôn ngữ tiếng Việt.
b. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du :
- Thân thế : xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn

học.
4


- Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội.
- Con người : có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi sớm, có những năm tháng gian
truân trôi dạt. Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp trong trái
tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá trị cả về chữ Hán và chữ
Nôm.
c. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con
người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây
dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn
trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Học sinh cần viết được các ý cụ thể :
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên
nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người :
+ Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da.
+ Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa ghen, liễu hờn.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó,

nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để
nhấn vào nhân vật trung tâm : Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng
những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
Câu 2: (6 điểm)
Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung người lính trong kháng chiến
chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với những ý cơ bản sau :
a. Giới thiệu Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng
chí nồng hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường hành quân.
b. Phân tích những đặc điểm của người lính :
* Những người nông dân áo vải vào chiến trường :
Cuộc trò chuyện giữa anh - tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi chân
thực. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, "nước mặn đồng chua". Đó chính là cơ sở chung
giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng mục đích, lí tưởng chung đã
5


khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên
thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất như chính tâm hồn tự nhiên của họ.
* Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :
- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu : "Súng bên
súng đầu sát bên đầu".
- Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao
cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện
bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm : "Đêm rét chung chăn thành đôi tri
kỉ".
Hai tiếng Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định, là
thành quả, cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.
Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ :

+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau : "Ruộng nương anh gửi
bạn thân cày"... "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".
+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: "Áo anh rách vai"... chân
không giày. Cùng chia sẻ những cơn "Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi".
+ Hình ảnh : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh sâu sắc nói được tình cảm
gắn bó sâu nặng của những người lính.
* Ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những người
chiến sĩ :
- Trong lời tâm sự của họ đã đầy sự quyết tâm : "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Họ ra
đi vì nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân tộc, chính vì
vậy họ gửi lại quê hương tất cả. Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều.
- Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau :
người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng
bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những
khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa
cảnh rừng hoang. Bên cạnh người lính có thêm một người bạn : vầng trăng. Hình ảnh kết thúc
bài gợi nhiều liên tưởng phong phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực
và cảm hứng lãng mạn.
Câu 2. (4,5 điểm)
Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của
Nguyễn Du).
Câu2: (4,5điểm)
Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình xúc động diễn
tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
a. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích dựa vào những hiểu biết về vị trí của nó trong văn bản và tác
phẩm.
b. Phân tích các cung bậc tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ :
- Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của nàng Kiều : có tác dụng
nhấn mạnh và gợi tả sâu sắc nỗi buồn dâng ngập trong tâm hồn nàng.
- Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man

mác đến "nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm" đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự
cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu,
cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều
: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man
6


mác lo âu đến kinh sợ. Ngọn giáo cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh
tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
c. Khẳng định nỗi buồn thương của nàng Kiều cũng chính là nỗi buồn thân phận của bao người
phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ mà nhà thơ cảm thương đau xót.
Câu1: (1,5điểm)
Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu
Ngưng Bích và nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ.
Câu1: (1,5điểm)
Yêu cầu :
- Chép chính xác 4 dòng thơ :
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng những điển tích, điển cố sân
Lai, gốc tử để thể hiện nỗi nhớ nhung và sự đau đớn, dằn vặt không làm tròn chữ hiếu của
Kiều. Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ vừa thể hiện tấm lòng
hiếu thảo của nàng.
Câu1: (2,5điểm)
Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ :
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: (3,5 điểm)
Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa
chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả
hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét
thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy
"nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về
điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương. Các từ gợi tả
được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội nghiệp khiến
Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề
trong những câu thơ tiếp theo.
Câu1: (1,5điểm)
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em
hãy giải thích điều đó.
7


Câu 1: (1,5 điểm)
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là
sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn"
mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm
hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận
lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
Câu 1: (2 điểm)

a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua
Kiều (Ngữ văn 9, tập một).
b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ?
Câu2:(5điểm)
Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi
người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư.
Goi y
Câu 1: (2,5 điểm)
a.
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày".
(Mã Giám Sinh mua Kiều_Ngữ văn 9, tập một).
b. Đối tượng của miêu tả nội tâm : ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm nhân vật,… Cũng có thể là: cảnh
vật, nét mặt, trang phục,… của nhân vật.
Câu 2: (5 điểm)
"Lạ chi con tạo xoay vần
Đời người lắm nỗi gian truân khó lường"
Cha! Mẹ! Hai em! Chàng! Nếu mọi người muốn biết cuộc sống của con ra sao trong từng ấy
năm phiêu bạt thì con chỉ xin kể quãng đời vẻ vang nhất của con. Liệu có ai ngờ rằng từ một
tấm thân ô nhục, con bỗng chốc trở thành một phu nhân tướng quân nắm quyền sinh sát của
nhiều kẻ gian ác bất lương. Nếu mọi người thấu hiểu lòng con thì hãy lắng nghe chuyện con kể
: Báo ân, báo oán.
Nhờ chàng Từ Hải - một vị tướng đã rạch đôi sơn hà, chống lại triều đình, con trở thành một
phu nhân tướng quân. Chàng hỏi con về những người đã từng có ơn với con, những kẻ đã hãm
hại con, đẩy con vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác
ấy về cho con toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, con và chàng ngồi trên điện xét xử - báo ân và
báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu con khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước
vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Con nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Con biết

chàng là người nhu nhược nhưng con không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen
tuông hành hạ con nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây con phải đền ơn chàng. Con cất
8


tiếng : "Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin
được đền ơn cho chàng!".
Chàng chẳng dám nói gì nhưng nghe đến đây chàng đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng : "Vâng..!".
Con lại nói : "Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm
cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho". Người hầu bưng lễ
ra, chàng lạy tạ nhận lễ. Nhưng con nghĩ : "Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng". Thôi ta
để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa". Con chỉ nói thêm :"Vợ chàng quỷ quái tinh
ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau". Chàng đi ra và tiếp đó con báo ân cho nhiều người khác.
Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà con phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư,
vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa con đã nói đón : "Tiểu thư cũng có bây giờ đến
đây ?". Rồi con lại dõng dạc hơn : "Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người
nhiều mưu mô, tinh quái như bà". Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra con đang ngồi trên,
phần vì thấy hàng hàng tướng lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Con nghĩ : "Chắc phen này
mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lọc van xin. Vì biết mình có tội, mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân
nào được quả nấy". Con lại dõng dạc hơn : "Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay
nghiệt thì sẽ càng chịu nhiều oan trái". Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá,
mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Con biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này
con có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng con vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì
con muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, con có thể mở lượng khoan hồng tha không giết
mụ. Mụ bắt đầu thưa : "Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi
ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra
gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu dám chửi, cũng chẳng đuổi theo bắt về mặc
dù biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá. Với lại cũng tại chế độ đa thê, một chồng mà nhiều
vợ, chồng chung thì ai dễ chiều cho ai. Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai,
giờ thì chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà

thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này".
Con bàng hoàng vô cùng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật
giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói của mụ có lí quá, con cũng là đàn
bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là : hay ghen tuông. Tha cho mụ thì may đời
cho mụ còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại con đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối
cải. Dù chưa thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lí. Mụ đã nhận hết lỗi
vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và chỉ nói thêm : "Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều
ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ". Sau đó con
còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Con chỉ kể có vậy
thôi.
Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, con càng thấm thía cái lẽ đời : "Hồng nhan bạc
mệnh". Nhưng thôi, giờ đây con đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu
chung thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc. Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó là : "Gặp
nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc". Con thấy thật đúng!
Phần I ( 3đ )
Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :
1. Xuất xứ sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều ?
9


2. Chộp li chớnh xỏc bn cõu th t cnh, bn cõu th t ngi trong cỏc on trớch t Truyn
Kiu ( sỏch Ng vn 9 ) m em cho l hay nht
Phn I ( 3 )
Bng hiu bit v vn hc trung i, em hóy cho bit :
1. Xut x, sỏng to ca Nguyn Du khi vit Truyn Kiu :
* Xut x ca tỏc phm
- Truyn Kiu ca Nguyn Du da theo ct truyn Kim Võn Kiu truyn ca Thanh Tõm Ti
Nhõn ( Trung Quc ).
* Sỏng to ca Nguyn Du lm nờn kit tỏc Truyn Kiu l rt ln :
- Ct truyn ca Kim Võn Kiu truyn l t s Nguyn Du ó chuyn sang k chuyn bng th

lc bỏt
- Ngh thut xõy dng nhõn vt :
+ Khc ho tớnh cỏc nhõn vt in hỡnh bt h cú sc sng lõu bn v ó tr thnh biu tng
cho mt s loi ngi trong xó hi nh S Khanh, Tỳ B , Mó Giỏm Sinh...
+ Din t ni tõm nhõn vt : tõm trng buũn nh, cụ n , lo s cho tng lai ca Kiu khi b
giam lng lu Ngng Bớch.
- Miờu t thiờn nhiờn ( t cnh ng tỡnh )...: Cnh ngy xuõn; bc tranh t cnh ng tỡnh
cui on trớch Kiu lu Ngng Bớch.
2. Chộp li chớnh xỏc bn cõu th t cnh, bn cõu th t ngi trong cỏc on trớch t Truyn
Kiu ( sỏch Ng vn 9 ) m em cho l hay nht.
- on u trong Cnh ngy xuõn;
- on t chõn dung Mó Giỏm Sinh.
Phần I : ( 4 điểm )
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học của nớc nhà.
1. Em hãy cho biết nguồn gốc của tác phẩm và những sáng tạo độc đáo của thi hào Nguyễn Du
trong tác phẩm này ?
2. Theo em, chân dung của nhân vật Thuý Kiều đã đợc tác giả miêu tả bằng những phép tu từ
nào ? Hãy viết một đoạn văn về nhân vật Thuý Kiều bằng một đoạn văn dài 10 câu (có sử dụng
phép thế và một câu phủ định).
Phần I : ( 4 điểm )
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học của nớc nhà.

10


1. Em hãy cho biết nguồn gốc của tác phẩm và những sáng tạo độc đáo của thi hào Nguyễn Du
trong tác phẩm này :
( xem phần I, đề 11)
2. Theo em, chân dung của nhân vật Thuý Kiều đã đợc tác giả miêu tả:
* Bằng những phép tu từ :

Khắc hoạ chân dung nhân vật bằng bút pháp cổ điển
- Sử dụng những từ ngữ Hán, hình ảnh ớc lệ thiên nhiên đẹp nh : liễu, hoa, xuân sơn, thu thuỷ
để thể hiện vẻ đẹp của con ngời
- Nghệ thuật tiểu đối tạo sự cân xứng hài hoà
- Nghệ thuật nhân hoá : hoa ghen, liễu hờn
- Nghiêng về gợi tả tác động qua ngời đọc: tuỳ theo trí tởng tợng và cảm nhận của mỗi ngời mà
hình dung ra vẻ đẹp đôi mắt của Kiều qua qua làn thu thuỷ, nét xuân sơn
- Dùng những điển tích điển cố, thành ngữ
Tuy sử dụng bút pháp ớc lệ nhng chân dung của Thuý Kiều vẫn vẫn hiện lên thật sinh động
với vẻ đẹp nhan sắc tâm hồn và trí tuệ hoàn hảo.
* Viết một đoạn văn về nhân vật Thuý Kiều bằng một đoạn văn dài 10 câu.
- Câu mở đoạn chứa nội dung khái quát : Nguyễn Du đã phác hoạ bức chân dung của Thuý kiều
với vẻ đẹp lý tởng hoàn hảo về cả nhan sắc tài năng và tâm hồn
- Các ý cần có :
Vẻ đẹp nhan sắc của trang tuyệt thế giai nhân : Vẻ đẹp giai nhân của Kiều đợc gợi tả qua hình
ảnh đôi mắt- phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ
+ Làn nớc mùa thu dợn sóng từ hình ảnh ớc lệ làn thu thuỷ đã gợi tả thật ấn tợng, sống động
vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt
+ Đôi lông mày thanh tú trên gơng mặt trẻ trung tơi tắn lại đợc gợi lên từ hình ảnh ớc lệ nét
xuân sơn- đỉnh núi mùa xuân
Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tởng theo quan niệm them mỹ phong kiến gồm đủ cả
cầm( đàn ), kỳ ( cờ ), thi ( thơ ) , hoạ ( vẽ ). Đặc biệt tài đàn đã trở thành nghề riêng, sỏ tr ờng,
năng khiếu của nàng.
Kiều còn là cô gái có vẻ đẹp tâm hồn: Cung đàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác là để thể
hiện tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm
Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận.Vẻ đẹp của Kiều làm
cho tạo hoá phải hờn, ghen, các vẻ đẹp khác phải đố kị nên số phận của nàng sẽ éo le, đau
khổ
Phn III: ( 5 im)
11



Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động diễn tả nỗi buồn nh

thương người thân và nỗi buồn tuyệt vọng cô đơn của người con gái khuê các phải dấn thân vào chốn
lầu xanh.
Phân tích đoạn trích để làm nổi bật nhận định trên.
Phần III:

Yêu cầu: HS phân tích làm nổi bật tâm trạng buồn cô đơn và nỗi nhớ nhung cha mj, người yêu, cùng
nỗi tuyệt vọng trước thân phận bèo dạt mây trôi của nàng Kiều thong qua bức tranh cảnh vật lâu
Ngung Bích trong cái nhìn của nàng. Qua đó làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của nhà thơ.
Nội dung:

1. Giới thiệu về đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn buồn tủi của Thuý Kiều
trong hoàn cảnh “ khoá xuân”.
2. Nỗi cô đơn trước cảnh lầu Ngưng Bích heo hút:
- Cảnh vật hoang vắng quạnh hiu: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, cồn
nọ…
- Tâm trạng bẽ bang buồn tủi, trước cảnh buồn long người càng như chia cắt.
3. Tâm trạng nhớ thương của Kiều:
- Nhớ đêm thề nguyền cùng người yêu với nỗi nhớ da diết, thổn thức của một trái tim yêu
thương đang nhỏ máu, nỗi xót xa cho người yêu ngày đêm mòn mỏi mong chờ, sự tiếc
nuối mối tình trong sang đẹp đẽ, và ý thức về tấm long thuỷ chung son sắt.
- Nhớ cha mẹ với nỗi nhớ xót xa và day dứt khôn nguôi vì sớm hôm không được phụng
dưỡng và không biết cha mẹ có được ai chăm sóc hay không. Tấm lòng hiếu thảo của
kiều được nhà thơ diễn tả qua hang loạt những điển cố và thành ngữ.
4. Nỗi tuyệt vọng thể hiện qua sự buồn trông: mỗi bức tranh cảnh vật là một cung bậc
tâm trạng của nàng Kiều về nỗi nhớ quê hương, nỗi buồn thân phận chìm nổi, về cảnh
ngộ éo le. Điệp ngữ buồn trông nhần mạnh và làm tăng thêm nỗi buồn. Sự tuyệt vọng

của nàng gửi vào âm thanh tiếng sóng ầm ầm như dự cảm về những sóng gió cuộc đời
đang đổ ập xuống đầu nàng.
5. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nét đặc trưng nổi bật của đoạn trích góp phần thể hiện
nỗi buồn, sự cô đơn của Thuý Kiều. Nỗi đồng cảm xót xa của Nguyễn Du thể hiện
tấm lòng nhân đạo sâu sắc và tạo nên sức sống nhân văn của tác phẩm.
12


Câu 3 : 12 điểm
Nhà thơ Chế Lan viên có viết:
“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”
(Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế nàychăng ?
ChếLan Viên người làm vườn vĩnh cửu - NXB Hội Nhà Văn 1995)
Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của
Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
Câu 3: 12 điểm
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn"
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? )
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện
Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
Yêu cầu:
- Về hình thức: Đây là bài nghị luận văn học, bài viết phải đầy đủ ba phần: mở
bài, thân bài, kết bài. Văn viết đúng chính tả và ngữ pháp thông thường
- Về nội dung:
+ Giải thích được ý thơ của Chế Lan Viên: Văn trước hết được hiểu theo nghĩa
hẹp là văn chương, bao gồm cái hay của cả nghệ thuật lẫn nội dung - Truyện Kiều là
kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc. Văn được hiểu rộng ra là văn hoá – Truyện
Kiều là giá trị tinh thần rất đáng tự hào của dân tộc ta. Qua Truyện Kiều ta có thể
hiểu được tâm hồn, phẩm chất, tài năng của dân tộc - Truyện kiều là kết tinh tinh hoa

dân tộc, là quốc hồn, quốc tuý. Câu thơ của Chế Lan viên ca ngợi giá trị toàn diện của
Truyện Kiều, Khẳng định vị trí số một của tác phẩm trong lịch sử thi ca Việt Nam.
+ Phân tích và chứng minh các giá trị của Truyện Kiều
Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh xã hội đương thời. Đó là một xã hội thối
nát, tàn bạo chà đạp lên mọi giá trị, nhân phẩm con người
Giá trị nhân đạo: Ca ngợi và đề cao những khát vọng giải phóng con người
( tình yêu công lí, tự do . . . )
Giá trị nghệ thuật: chọn một vài phương diện tiêu biểu của nghệ thuật để phân
tích chứng minh như : nghệ thuật xây dựng nhân vật, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ
13


+ M rng: Hc sinh cú th so sỏnh vi Kim Võn Kiu Truyn thy c s
sỏng to, ti nng ca Nguyn Du. a ra nhng ỏnh giỏ v Truyn Kiu thy
c v trớ s mt ca tỏc phm . . .
- Cho im :
+ 11 - 12 im : Thc hin c cỏc yờu cu trờn.
+ 8 - 10 im : Hiu ỳng , gii thớch v chng minh c nhng phn m
rng cú th cũn hn ch, vn phong mch lc, ớt mc li
+ 5 - 7 im : Nhn thc c yờu cu c bn ca . Nờu c cỏc giỏ tr ca
Truyn Kiu nhng phõn tớch cha sõu sc, cú th mc mt s li
+ 3 - 4 im: Hiu vn v chng minh quỏ s si, hnh vn khụng mch lc,
mc nhiu li.
+ 1 - 2 im : Nhn thc cũn lch lc, sa vo k chuyn lan man, sai nhiu li
+ 0 im : Lc , b khụng lm
Câu 2. Tập làm văn
Phân tích đoan thơ sau :

Gợi ý:


Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Nét buồn nh cúc , điệu gầy nh mai
Dàn bài chi tiết

A- Mở bài:
- Giới thiệu...
- Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bản cáo trạng bằng thơ lên án xã hội xấu xa tàn bạo mà
còn biểu hiện nỗi đau khổ của những con ngời bị áp bức.
- Nàng Kiều nhân vật chính là hiện thân của những con ngời bị chà đạp. Nỗi đau khổ đầu tiên
của Kiều phải chịu là sắc tài bị vùi dập thảm thơng. Nhà thơ Nguyễn Du đã hoá thân vào nhân
vật để hiểu tâm trạng nàng lúc đó:
( Trích dẫn ...)
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bớc lệ hoa mấy hàng
B- Thân Bài:
*Tâm trạng của nàng Kiều:
- Đau đớn, tủi nhục, ê chề, nớc mắt đầm đìa.
- Câm lặng, thụ động nh một cái máy vì tự nguyện bán mình.
+ Nêu ngắn gọn những sự việc trớc đó.
Phải bán mình cho MGS bởi gia đình nàng gặp tai hoạ bất ngờ, thằng bán tơ đã vu oan cho
gia đình nàng. Cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man, tài sản của gia đình bị vơ vét sạch. Là đứa
con trong gia đình không còn con đờng nào khác, Kiều đành hi sinh mối tình đầu, chấp nhận
mình làm vợ lẽ MGS để có tiền cứu cha và em. Đoạn thơ này đã miêu tả cụ thể tâm trạng của
nàng lúc đó.
+ Phân tích cụ thể đoạn thơ:
Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã ghi lại cụ thể tâm trạng của nàng: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
đó là nỗi đau uất hận cao độ bởi cảnh ngộ gia đình nàng bị chia li tan tác, cha và em bị đánh
đập dã man, không chỉ vậy còn có nỗi niềm riêng của nàng. Cái nỗi mình mà thơ nhắc là tình

14


yêu của nàng dành cho Kim Trọng. Mối tình đầu trong sáng đang toả sắc lên h ơng. Giờ đây vì
cảnh ngộ gia đình nàng phải chia li. Hai nỗi niềm chồng chất đè nặng lên tâm t nàng, khiến cho
nàng càng đau xót.
- Bởi vậy từ trong phòng bớc ra, giáp mặt với MGS trong lễ vấn danh mỗi bớc đi của nàng
chứa đầy tâm trạng thềm hoa một bớc lệ hoa mấy hàng với cách miêu tả có tính chất ớc lệ:
thềm hoa, lệ hoa, câu thơ vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm. Trớc mắt ngời đọc hiện
ra khuôn mặt thấm đầy nớc mắt, những giọt nớc mắt tủi phận, vừa thơng cho mình, vừa thơng
cho cha và em, vừa căm tức cuộc đời ngang trái đã đổ ập tai hoạ xuống gia đình nàng.
- Không những vậy tâm trạng nàng lúc này còn là sự e ngại, ngợng ngùng: ngại ngùng dín
gió e sơng nhìn hoa bóng thẹn trông gơng mặt dày.
Là một thiếu nữ sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo, sống trong cảnh êm đềm trớng rủ
màn che. Thế mà giờ sắc tài của nàng phải chấp nhận để cho ngời ta xem xét, vạch vòi, thử,
ép. Nàng vô cùng tủi hổ, e thẹn. Nhìn hoa mà thẹn với hoa, nhìn thấy gơng mà nh cảm thấy da
mặt mình dày lên. Điều đó thể hiện nàng đã ý thức rất rõ về nhân phẩm của mình nhng vì cảnh
ngộ gia đình, sự sống của cha và em, nàng đành chấp nhận, hình ảnh nàng lúc này giống cái
bóng lặng câm nhoè dần trớc ánh sáng của đồng tiền: Mối càng vén tóc bắt tay. Sắc đẹp
nghiêng nớc nghiêng thành, vẻ tơi tắn nh hoa Hải Đờng mơn mởn giờ nh món hàng cho mụ
mối vén tóc bắt tay, co kéo, chào mời, nâng lên hạ xuống. Bởi vậy tâm trạng nàng: Nét buồn
nh cúc điệu gầy nh mai. Với bút pháp so sánh và hình ảnh ớc lệ, nhng ngời đọc vẫn nhận rõ
tâm trạng nàng lúc này, đó là nỗi buồn, tủi hận xót xa. Hình ảnh nàng chỉ là bông hoa cúc úa
tàn, chỉ là cành mai gầy giữa gông bão của cuộc đời.
C- Kết bài :
Thông qua việc miêu tả tam trạng nàng Kiều, đoạn thơ đã phản ánh một hiện thực lớn của lịch
sử lúc đó, những ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến đã trở thành một thứ hàng hoá. Những
tên nh kẻ bán tơ vu oan, tên qua xử kiện bất chấp công lí, tên buôn ngời vô lơng tâm, và sức
mạnh của đồng tiền đã gây ra bất hạnh ấy cho ngời phụ nữ. Nhà thơ đã lên án, phê phán những
kẻ tàn bạo đó, đồng thời biểu hiện niềm xót đau với nàng kiều. Nhà thơ đã cùng cảm thông chia

sẻ. Nếu trớc ông từng trân trọng tài sắc của nàng bao nhiêu thì giờ ông càng đau xót cho sắc tài
bị sỉ nhục, bởi vậy đây chính là tiếng kêu cứu của nhà thơ bênh vực quyền sống cho ng ời phụ
nữ. Đoạn thơ cũng nh toàn tác phẩm vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu
sắc
Câu 3. Tập làm văn
Bằng những hiểu biết của em về Truyện Kiều , hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả và khắc
hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
I/ Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu phân tích một giá trị nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều: nghệ thuật
xây dựng nhân vật. Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả thứ hai nào thành
công trong việc miêu tả nhân vật nh Nguyễn Du (theo Giáo s Nguyễn Lộc).
- Chủ yếu sử dụng kiến thức trong các đoạn trích học, có thể vận dụng thêm một số hiểu biết
về các nhân vật trong truyện thông qua một vài câu miêu tả mỗi nhân vật.
- Căn cứ vào từng đoạn trích đã học mà khái quát lên đặc điểm bút pháp xây dựng nhân vật
của Nguyễn Du, để bố cục bài viết. Không nên phân tích cách viết từng nhân vật, sẽ trùng lặp
và thiếu sâu sắc.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời đợc biểu hiện
bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chơng cổ điển.
15


- Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính
cách nhân vật.
B- Thân bài :
1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ
dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
- Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhng Vân thì:

Hoa cời ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nớc tóc tuyết nhừng màu da.
Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mời thớc cao.
Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
- Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh
bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng.
Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ớc lệ nhng có sự sáng tạo
nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực nh ngôn ngữ đời thờng cũng
rất sinh động.
2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
- Nguyễn Du thờng đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm
trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu
Ngng Bích, cha biết tơng lai lành dữ ra sao.
- Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua
độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
+ Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau đợc miêu tả qua lời kể của
tác giả :
Ngời quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong nh đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
+ Tâm trạng nhớ ngời yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngng Bích đợc bộc lộ qua tiếng nói nội
tâm của nàng.

+ Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngng Bích đợc miêu tả qua cảnh
thiên nhiên.
3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
- Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cời ngọc thốt cho thấy tín cách đoan trang,
phúc hậu.
- Thuý Kiều : với đôi mắt nh làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông minh, đa
cảm,
- Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ
sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
16


- Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên
trọng thần.
b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Lời lẽ Từ Hải thờng có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
- Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ
nàng là con ngời trọng ân nghĩa.
- Hoạn Th liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng ngời ta thờng tình, thì
đây quả là con ngời khôn ngoan, giảo hoạt,
C- Kết bài :
- Về phơng diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà cha tác giả đơng
thời nào theo kịp. Nhà thơ thờng miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể
khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả
nội tâm nhân vật.
- Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.


17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×