Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án mĩ thuật lớp 2 tuần 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.01 KB, 4 trang )

Tuần 29
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 31 tháng 3 năm 2011
Môn: Mĩ thuật – Lớp 2

BÀI 29: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CÁC CON VẬT
(Tiết PPCT: 29)
Lịch dạy: Lớp:2A (Tiết1); lớp: 2B(Tiết 2); lớp: 2C( Tiết 3); lớp:2D(Tiết 4);
lớp 2E (Tiết 5)

I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số con vật
- HS nặn được con vật theo trí tưởng tượng
- HS yêu mếm các con vật nuôi trong nhà
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ một số con vật
- Đất nặn
- Một số bài nặn của HS năm trước
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ và đất nặn
- Bảng kê đất nặn
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (1')
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH



Giới thiệu bài (3')
- GV cho HS xem một số hình con vật đã
được nặn
- GV đặt câu hỏi gợi ý dẫn dắt vào bài:
+ Đây là con gì?
+ Vậy các em thấy chúng có đáng yêu
không?
+ Các em có muốn tự mình tạo ra
những hình ảnh đáng yêu này không?
+ Hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng
nhau tìm hiểu cách để tạo ra chúng nhé!
- GV mời HS đọc lại tựa bài và ghi tựa bài
lên bảng
Hoạt động 1 (5')
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số bài vẽ, bài nặn
về các con vật
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Tên con vật là gì?
+ Hình dáng của những con vật này có
giống nhau không?
+ Tuy chúng không giống nhau về hình
dáng, nhưng chúng có những bộ phận
chính mà chúng ta có thể dễ nhìn thấy đó
là những bộ phận nào?
- GV nhận xét và xác định từng bộ phận
cho HS xem
+ Về màu sắc của các con vật này như
thế nào?

- GV nhận xét và chỉ vào từng tranh hỏi
tiếp:
+ Thế con vật này đang làm gì?
- GV nhận xét và nhấn mạnh về các tư thế
hoạt động của con vật
- GV yêu cầu HS chọn con vật mình thích
và tả lại hình dáng cũng như đặc điểm và
màu sắc của nó.
- GV nhấn mạnh lại:
+ Các con vật có hình dáng, đặc điểm,

- HS quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo quan sát
+ Rất đáng yêu
+ Muốn
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc lại tên bài và quan sát

- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo quan sát
+ Hình dáng của những con vật này
không giống nhau
+ Có đầu, mình, chân, đuôi, …
- HS chú ý lắng nghe và quan sát
+ Những con vật này màu sắc của
chúng không giống nhau
- HS chú ý lắng nghe và quan sát
- HS trả lời theo quan sát

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS chọn con vật mình thích và miêu tả
theo trí nhớ


màu sắc và mang một vẻ đẹp khác nhau.
Các em cần phải nhớ kĩ lại từng đặc điểm
của con vật trước khi thực hành
Hoạt động 2 (6')
* Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV gợi ý và hướng dẫn cách nặn:
+ Yêu cầu HS chọn con vật mình yêu
thích và nhớ lại tư thế, hình dáng, đặc
điểm con vật mà mình muốn nặn.
+ Chọn màu đất cho phù hợp
- GV hướng dẫn HS cụ thể hơn bằng 2
cách nặn:
+ Nặn từng bộ phận, các chi tiết của con
vật rồi ghép lại với nhau.
+ Vậy ta nặn từ bộ phận nào của con
vật?
+ Tiếp đến ta sẽ nặn đến bộ phận nào?
+ Các bộ phận đã có ta sẽ làm gì với
những bộ phận này đây?
- GV nặn mẫu cho HS tham khảo.
+ Hình dáng của các con vật đã hoàn
chỉnh ta cần phải làm gì để con vật thêm
sinh động?
+ Cách thứ hai từ một thỏi đất ta nhào,
nặn, vuốt để tạo thành hình dạng con vật

mình muốn nặn.
- GV gợi ý nhấn mạnh.
+ Ta có thể nặn thêm các chi tiết để cho
con vật của ta thêm sinh động: Ví dụ như
con thỏ ta nặn thêm củ cải, con mèo và
chuột,…
- GV đặt câu hỏi:
+ Khi tạo được hình dáng của con vật
rồi, ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét và tạo dáng cho con vật
- GV cho HS xem thêm một vài bài nặn
thêm hình ảnh.
Hoạt động 3 (16')

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- HS quan sát, lắng nghe và chọn con vật.

- HS chú ý lắng nghe.
+Nặn các bộ phận chính của con vật
trước
+ Nặn các bộ phận phụ sau
+ Ghép dính các bộ phận lại với nhau
- HS tập trung quan sát tham khảo
+ Tạo dáng cho con vật
- HS chú ý lắng nghe và quan sát tham
khảo
- HS quan sát và lắng nghe

+ Tạo dáng cho con vật

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát tham khảo


* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- HS chuẩn bị dụng cụ thực hành
- GV nhắc nhở HS chọn con vật mình
thích và nặn theo hướng dẫn
- Khi HS làm bài GV quan sát lớp.
- HS lắng nghe và tập trung thực hành
- Gợi ý và nhắc nhở HS làm bài.
- GV nhắc nhở HS giữ vệ sinh khi làm bài. - HS tập trung thực hành
- GV giúp một số HS nặn còn lúng túng
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp lên
trưng bày.
- GV mời HS nhận xét đánh giá theo cảm
nhận và chọn ra bài mình thích. Vì sao
thích?
- GV nhận xét – bổ sung – đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những HS có bài tốt và động
viên những HS có bài chưa tốt và chưa
hoàn thành.

- HS tập trung quan sát
- HS nhận xét theo gợi ý của GV
- HS chú ý quan sát và lắng nghe – rút

kinh nghiệm
- HS lắng nghe

4. Củng cố: (3')
- GV cho HS chơi trò chơi, mỗi tổ cử ra hai thành viên với thời gian 2
phút nặn hình một con gà, tổ nào hoàn thành trước sẽ chiến thắng
- HS tham gia trò chơi và HS còn lại cổ vũ
- Khi hết thời gian GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá và tóm lại bài
5. Dặn dò: (1')
- Về nhà tập nặn một số con vật khác
- Chuẩn bị bài sau:
+ Tập quan sát môi trường ở sung quanh em
+ Xem và tìm hiểu bài 30: Vẽ tranh: Đề tài vệ sinh môi trường
+ Vở tập vẽ hoặc giấy A4, bút chì, gôm, màu vẽ,....



×