Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bài thuyết trình học thuyết của khổng tử dưới góc nhìn triết học văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.63 KB, 24 trang )

HỌC THUYẾT CỦA KHỔNG TỬ
DƯỚI GÓC NHÌN TRIẾT HỌC
VĂN HÓA
NHÓM 2:
1.Ngô Trung Phát
2.Trần Thị Như Yến
3.Trương Vủ Uyến
4.Nguyễn Thị Hà
5.Tăng Tài Đức


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thanh Bình: Học thuyết chính trị- xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
2.Doãn Chính (Chủ biên): Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004.
3.Doãn Chính (Chủ biên): Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội,
2012.
4.Doãn Chính (Chủ biên): Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
5.Lê Qúy Đôn: Tứ Thư ước giản, Nxb. Từ điển bách khoa, 2010, (Bản dịch của Nguyễn Bích Ngô).
6.Nguyễn Tài Thư (Chủ biên): Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993.
7.Viện nghiên cứu Hán Nôm: Ngữ văn Hán Nôm, t.1, Tứ Thư, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002.


Quan điểm về vũ trụ và con người

Một số nội dung quan trọng trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử
NỘI DUNG
TRÌNH BÀY
Ý nghĩa học thuyết đạo đức của Khổng Tử dưới góc độ triết học văn


hóa

Kết luận


ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI

Kinh tế: chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt; có sự phân công lao
động; xuất hiện tiền tệ.

Thời Xuân
Thu

Xã hội: hình thành một tầng lớp thương nhân giàu có và ngày càng có thế lực.
Thương nhân có nhiều người kết giao với chư hầu và công khanh đại phu, gây
nhiều ảnh hưởng với chính trị đương thời.

Chính trị: Chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các
mối quan hệ về chính trị quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng
lỏng lẻo, trật tự lễ nghĩa nhà Chu không còn được tôn trọng như trước.


ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI

Lễ nghĩa cương thường
đảo lộn, đạo đức suy
đồi.

483 cuộc chiến tranh
lớn nhỏ/ khoảng 242

năm

Lãnh chúa bóc lột
nhân dân lao động
năng nề.

Thiên tai thường
xuyên xảy ra

Chính trị thời Xuân
Thu

Tôi giết vua, con hại cha,
vợ chồng anh em chia lìa
thường xuyên xảy ra.

Mâu thuẩn trong giai
cấp thống trị trở nên
gay gắt

Cướp bóc diễn ra khắp
nơi


TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN






Thế giới quan thần thoại tôn giáo và
quan điểm duy tâm chủ nghĩa trở
thành hình thái ý thức hệ thống trị
trong thời kỳ Hạ - Chu. Đó là quan
điểm đề cao “Thiên mệnh”
Giai cấp quý tộc thống trị tự cho
mình là con của Trời, có thể thay
trời để cai trị thiên hạ, phục tùng
vua chúa chính là phục tùng Trời.
Họ cho rằng con người có thể thông
đạt và tiếp xúc với quỷ thần bằng
cách cúng bái, bói toán. Họ đã sáng
tạo ra các hình thức nghi lễ tôn giáo
để thờ cúng các vị thần linh để cầu
cho sự bình an.





Tư tưởng tiến bộ vô thần đối nghịch với thế
giới quan tôn giáo đã có bước phát triển mới.
Họ đã giải thích thế giới bằng chính các sự
vật, hiện tượng đó chính là quan điểm ngũ
hành, âm dương. Họ bắt đầu nghi ngờ sự công
minh của trời, phê phán sự cai trị tàn bạo của
giai cấp thống trị trên mặt đất.
Đồng thời, họ đề cao vị trí của con người, đặc
biệt là của nhân dân lao động, người làm ra
của cải vật chất. Họ có quan điểm tiến bộ về

lịch sử khi cho rằng một xã hội ổn định, một vị
vua tồn tại là phụ thuộc vào người dân, nếu
vua không được lòng dân thì trước sau cũng bị
lật đổ. Những tư tưởng tiến bộ đó được thể
hiện trong Kinh Thư, Kinh Thi và Kinh Dịch.


CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP
Khổng Tử (551 – 479 TCN)

tên là Khâu, tự là Trọng Ni,

người ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ. Khổng Tử mồ côi cha năm lên 3
tuổi. Năm 15 tuổi, bắt đầu dốc sức vào việc học hành và đạt được sự kính
trọng, ngợi khen là người hiếu lễ và thông đạt. Ông đã từng làm quan nhưng
sau đó từ quan và chu du các nước Tề, Tống, Vệ để du thuyết về học thuyết
của mình nhưng không được trọng dụng. Năm 484 TCN (khi đã 68 tuổi),
Khổng Tử trở về quê hương mình là nước Lỗ, sau 13 năm chu du, truyền bá
học thuyết của mình. Suốt đời với mong muốn cải biến xã hội, giáo hóa đạo
đức con người, cứu thiên hạ nhưng không được vua các nước chư hầu trọng
dụng. Ông mở trường dạy học.

Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng
đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị nổi tiếng. Ông là người sáng lập ra trường phái Nho
gia vào cuối thời Xuân thu.


QUAN ĐIỂM VỀ VŨ TRỤ

Trong quan niệm về thế giới, một mặt Khổng tử thừa nhận sự vật, hiện tượng luôn

luôn vận động, biến hóa một cách tự nhiên theo “đạo” vốn có của nó, chứ không phụ thuộc
vào mệnh lệnh của Trời.

Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự

phát - một bước tiến so với quan điểm duy tâm, thần bí, tôn giáo phổ biến thời đó.
Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người,
đó lại là bước lùi trong tư tưởng triết học của ông. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn và tính
chất hai mặt trong tư tưởng triết học của ông về thế giới.


QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI

Trời

Khổng Tử cho rằng con người là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm –
dương, trời - đất mà sinh thành, tuân theo “thiên lý”, hợp với đạo “trung hòa”.
Từ quan điểm này, Khổng Tử cho rằng, bản tính con người có nguồn
gốc từ trời, là nguyên lý tự nhiên trời phú cho con người và con người bẩm thụ
lấy.

Con
người

Khổng Tử viết: “Nhân chi sơ sinh dã trực - Người ta sinh ra ban sơ tính
là ngay thẳng”
Khổng Tử cũng cho rằng: Trí thông minh, sự khôn ngoan của con người
đối lập với mê tín quỷ thần. Tuy nhiên, do tin có “Thiên mệnh” nên Khổng Tử
coi việc hiểu biết mệnh trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn
thiện.


Đất


QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI

Con người
Như vậy, trong mối quan hệ giữa con người và vũ
trụ, Khổng Tử đã đặt con người làm vị trí trung tâm, có vai
trò quan trọng trong vũ trụ hơn hẳn các loài vật. Con người
với trí tuệ của mình, có thể biến đổi cải tạo thế giới, hơn thế
nữa, con người còn có trí tuệ để tiếp nhận tri thức, đạo đức
Quân tử

Tiểu nhân

để trở nên con người hoàn thiện hơn.


QUAN ĐIỂM VỀ “NHÂN”, “TRÍ”, “DŨNG”

Chữ “nhân” trong triết học Khổng Tử có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống của
con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tùy theo trình độ, hoàn cảnh mà ông diễn đạt nội dung của nó
một cách khác nhau.
Ý nghĩa về mặt luân lý: “Người mà không có lòng nhân đức làm sao thi hành lễ tiết? Người mà
chẳng có lòng nhân đức làm sao dùng âm nhạc” (Luận ngữ, Bát dật, 3);
Ý nghĩa về mặt chính trị: “Cho nên làm việc chính trị là ở biết dùng người, muốn giữ được
người tài giỏi phải khéo tu tập lấy thân mình, muốn tu theo đạo phải nhờ ở đức nhân” (Trung dung, 20);
Ý nghĩa về mặt vũ trụ luận: “Mùa xuân sinh ra vạn vật, mùa hạ làm vạn vật trưởng thành, đó là
nhân vậy” (Lễ ký, Nhạc ký).



QUAN ĐIỂM VỀ “NHÂN”, “TRÍ”, “DŨNG”

“Nhân” có hàm nghĩa là đức nhân, “nhân” là đức tính toàn thiện nhất, là cái gốc đạo đức của
con người, nên “nhân” chính là đạo làm người. Đạo làm người được Khổng Tử nói đến tựu chung lại thể
hiện cách ứng xử trong mối quan hệ giữa trời - con người - đất. Trong đó, con người đóng vị trí là trung
tâm của vũ trụ. Do đó con người hấp thụ cả đạo của trời và đất. Do đó đức nhân là đức tính quan trọng
nhất. Đức “nhân” theo Khổng Tử có thể yên lặng, vững chãi như núi, bao nhiêu đức tính khác đều bởi đó
mà sinh ra. Đức nhân chính là cái gốc mà từ nó sản sinh ra các đức tính tốt đẹp khác. Do đó tu dưỡng để
có đức nhân chính là trở nên con người hoàn thiện.


QUAN ĐIỂM VỀ “NHÂN”, “TRÍ”, “DŨNG”
“Trí” được hiểu là sự minh mẫn nói chung để phân biệt, đánh giá con người và tình huống,
qua đó tự xác định cho mình cách ứng xử cho phải đạo. con người muốn có trí thì phải học, phải
được giáo dục.
“Dũng” đó là lòng can đảm, là sức mạnh để làm chủ tình thế của con người. Khổng Tử nhấn
mạnh đến mặt tích cực của dũng đó chính là sự can đảm, có chính kiến khi bảo vệ điều lẽ phải,
chống lại cái ác, cái sai trái.
Trong quan điểm về đạo đức của Khổng Tử, các cặp phạm trù “nhân, trí,
dũng” không tách rời nhau. Những phạm trù đạo đức này hòa quyện vào nhau,
trong đó phạm trù “Nhân” đóng vai trò là hạt nhân của học thuyết. Từ nó sản sinh
ra các phạm trù đạo đức khác. Khổng Tử nói: “Trí, nhân, dũng, ba đức đó là sự
đạt đức của thiên hạ vậy. Người quân tử nên “tu thân thì lấy đạo, tu đạo thì lấy
đức nhân” (Trung Dung, 20).


HỌC THUYẾT NHÂN TRỊ


“Chính danh” thực chất là khôi phục lại và duy trì trật tự lễ nghĩa, đẳng cấp danh phận xã
hội, do đó để thực hiện chính danh, Khổng Tử đề cao “lễ”, coi lễ là phương tiện để thực hiện chính
danh.
DANH

“Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử
tử” (Luận Ngữ, Nhan Uyên, 11).

Nhất định

THỰC

“Chính danh là làm mọi việc cho
ngay thẳng” (Luận Ngữ, Nhan Uyên,
1)


TRỊ NƯỚC

“Danh bất chính, tắc ngôn bất thuận; ngôn bất thuận, tắc sự bất thành;
sự bất thành, tắc lễ nhạc bất hưng; lễ nhạc bất hưng, tắc hình phạt bất
trúng; hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc” (Luận Ngữ, Tử
Lộ, 3).

Vua- Tôi

Cha- Con

Anh- Em


CHÍNH DANH
Vợ- Chồng

Bằng hữu


QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI CÓ ĐỨC NHÂN

•Người có đức nhân phải là người “trước làm những điều khó, sau mới nghĩ đến thu hoạch
kết quả - Nhân giả tiên nan, nhi hậu hoạch; khả vị nhân hỹ” (Luận ngữ, Ung dã, 20). Người có đức
nhân có thể gặp họa sát thân chứ nhất định không hại nhân, do đó họ luôn tự kiềm chế mình để tuân
theo lễ tiết của xã hội.

•Người có đức nhân sẵn sàng, vui vẻ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đấy là vinh hoa,
giàu có hay nghèo đói, túng thiếu. “Người có nhân cái cao nhất là đức nhân của mình” (Luận ngữ,
Lý ngân, 2). Và luôn thực hiện đức nhân mọi nơi, mọi lúc.


QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI CÓ ĐỨC NHÂN

Đối với người khác, người có đức nhân trước hết phải là người biết thương yêu người khác.
Người có đức nhân còn là người luôn biết tu dưỡng đạo đức cá nhân của mình cho hợp ý
trời, được lòng người. Người có đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ: “Cung, khoan,
tín, mẫn, huệ.

Theo Khổng Tử, người muốn đạt đức “nhân” phải là người có “trí”
và “dũng”. Có thể có người “trí” mà không có “nhân”, nhưng không
thể là người “nhân” mà thiếu “trí”.



QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Trong quan điểm giáo dục, Khổng Tử chủ trương dùng “nhân” để giáo hóa con người,
cải biến xã hội từ loạn thành trị, thể hiện tính nhân bản của ông. Khổng Tử chủ trương “hữu giáo
vô loại” nghĩa là giáo dục không phân biệt ai, đã là con người thì cần phải được giáo dục.

Khổng Tử đưa ra nguyên tắc của người giáo dục là phải luôn làm gương cho người học.
Bên cạnh đó, người dạy học còn phải coi trọng việc xác định đối tượng giáo dục qua ngôn ngữ và
hành vi của họ để xác định nội dung giáo dục cho phù hợp.


QUAN ĐIỂM VỀ MẪU NGƯỜI LÝ TƯỞNG

1. Khi trông thì để ý đặng thấy cho minh bạch,
2. Khi nghe thì lắng nghe cho rõ ràng,
3. Sắc mặt thì giữ cho ôn hòa,
4. Tướng mạo thì giữ cho khiêm cung,
5. Nói ra thì giữ bề cho trung thật,

QUÂN TỬ

6. Làm việc thì trọng sự kính cẩn,
7. Có điều gì nghi hoặc thì liệu mà hỏi han,
8. Khi giận giữ thì nghĩ đến sự hoạn hạn có thể xảy ra,
9. Khi thấy mối lợi thì nghĩ đến điều nghĩa”
(Luận ngữ, Qúy Thị, 10)


XÃ HỘI LÝ TƯỞNG


Thứ nhất, xã
hội lý tưởng là một xã hội
thái bình, ổn định, có trật
tự, có kỷ cương, mọi cái
trong xã hội đều là của
chung, mọi người trong
xã hội đều có quyền lợi,
được chăm sóc, đều bình
đẳng, sống hòa mục, nhân
ái.

Thứ hai, xã hội
lý tưởng là một xã hội có
đạo đức và có đời sống vật
chất tương đối đầy đủ. Xã
hội có đạo đức được biểu
hiện ở những dấu hiệu cơ
bản: vua thánh - tôi hiền;
mọi người đều được chăm
sóc, nuôi dưỡng, đều có
đạo đức và sống có đạo
đức.

Thứ ba, xã hội
lý tưởng là một xã hội có
giáo dục, mọi người trong
xã hội đó phải được giáo
dục, giáo hóa.



Ý NGHĨA HỌC THUYẾT ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ DƯỚI GÓC NHÌN
TRIẾT HỌC VĂN HÓA

 Thứ nhất, Đức Nhân, Nghĩa của Khổng Tử đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan
dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và
hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Đây là quan điểm có giá trị lâu bền theo
thời gian, nó đã ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa Trung Quốc, Việt Nam…

 Thứ hai, Khổng Tử đã nhận thấy được vị trí và vai trò của nhân dân lao động, lực lượng tạo ra của
cải vật chất trong cơ cấu xã hội, tuy nhiên ông cũng còn có mâu thuẫn khi phân chia con người trong
xã hội thành hai loại người là người quân tử và kẻ tiểu nhân.


Ý NGHĨA HỌC THUYẾT ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ DƯỚI GÓC NHÌN
TRIẾT HỌC VĂN HÓA

 Thứ ba, Khổng Tử đã thấy được vai trò to lớn của giáo dục đạo đức cho mọi người, với chủ trương “hữu
giáo vô loài”. Chính khi con người có đạo đức họ mới ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình trong
xã hội, có như thế xã hội mới ổn định, thịnh vượng, hạnh phúc. Tư tưởng này của ông là một điểm sáng
mang tính nhân văn. Tuy nhiên, hạn chế của ông khi chủ trương chỉ dạy người quân tử để cai trị, còn người
dân thì để sai khiến, để họ an phận với địa vị của mình, chủ trương dạy con người ta về đạo đức mà chưa chú
trọng đến dạy ngành nghề.


Thứ tư, quan điểm về đạo đức của người thầy và thái độ của người học. Với chủ trương “tiên học lễ hậu
học văn” nhằm đào tạo một con người có đạo đức, có nhân cách tốt đẹp trước khi học chữ. Đây cũng là quan
điểm có ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam. Và nó vẫn còn có giá trị trong
việc xây dựng nội dung giáo dục của nước ta hiện nay.



Ý NGHĨA HỌC THUYẾT ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ DƯỚI GÓC NHÌN
TRIẾT HỌC VĂN HÓA

 Thứ năm, nét đặc sắc trong quan điểm về đạo đức chính trị là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo
đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền).



Thứ sáu, tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, khi đề cao quá những
chuẩn mực đạo đức của những quan hệ này nó trở nên khắt khe và là nhưng rào cản sự phát triển
mang tính cá nhân.




×