Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.34 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MƠN : TRIẾT HỌC
-----------------
TRƯƠNG THANH LIÊM
Lớp cao hoc : Đêm 4 - K 16
Số thứ tự : 61
TỪ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA TRIẾT HỌC NHO
GIA, BÀN VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(Khóa luận Triết học -
Chương trình cao học không chuyên ngành Triết học)
TP. Hồ Chí Minh – 28/ 05/2007
LỜI MỞ ĐẦU
Có chiến lược cán bộ đúng đắn, xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ đức, tài
là điều kiện quyết đònh để chuẩn bò cho Đảng và dân tộc đi vào thế kỷ XXI,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giành những thắng lợi to lớn
trong sự nghiệp xây dựïng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
(Tổng Bí thư Đỗ Mười)
Tư tưởng đạo đức Nho gia là một nội dung cốt lõi của triết học Nho gia
nói riêng và triết học phương Đông nói chung, là sự kết hợp nhuần nhuyễn
các quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan. Tư tưởng đạo đức của triết
học Nho gia đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các chuẩn mực đạo
đức ở nước ta. Mặc dù có những hạn chế nhất đònh, nhưng nhiều quan niệm về
đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội và giáo dục đạo đức của triết học Nho gia
cho đến nay đối với nước ta vẫn còn nguyên giá trò. Chủ tòch Hồ Chí Minh
đánh giá cao Nho giáo chủ yếu là ở các quan niệm về đạo đức. Người cho
rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân”.
Việt Nam, cũng như các nước phương Đông khác, vấn đề đạo đức luôn
được xem là nền tảng của xã hội. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc văn


hiến, có truyền thống tôn trọng trí thức. Mấy trăm năm trước, Lê Quý Đôn đã
có sự tổng kết tài tình: “Phi công bất phú, phi thường bất hoạt, phi nông bất
ổn, phi trí bất hưng”. Như vậy, sự hưng thònh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất
lớn vào vai trò và thái độ của tầng lớp trí thức đối với xã hội. Cũng chính vì
vậy mà đội ngũ trí thức cần phải có những phẩm chất đạo đức tiêu biểu cho
truyền thống đạo đức và văn hóa của dân tộc.
Với những suy nghó trên đây, tôi xin chọn đề tài:
“Từ những quan điểm về đạo đức của triết học Nho gia, bàn về vấn
đề đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay”.
Tuy đã hết sức cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng do thời gian và kiến
thức có hạn nên bài khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong thầy, góp ý giúp tôi làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
Trang 2
 * 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM...................................................................1
I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ
ĐẠO ĐỨC VÀ VỊ TRÍ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI.....................................3
1. Tư tưởng của triết học nho gia về đạo đức xã hội: ............................................4
2. Tư tưởng của triết học nho gia về đạo đức cá nhân: .........................................5
3. Tư tưởng của triết học nho gia về giáo dục đạo đức: ........................................6
II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở NƯỚC TA. YÊU CẦU KHÁCH
QUAN CỦA VIỆC XÁC LẬP NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC THEO YÊU
CẦU MỚI. ................................................................................................................7
1. Thực trạng đội ngũ trí thức ở nước ta.................................................................7
1.1 Những mặt mạnh cơ bản của đội ngũ trí thức nước ta..................................7
1.2. Những hạn chế nhất đònh đối với đội ngũ trí thức nước ta..........................7
2. Yêu cầu khách quan của việc xác lập những chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu
mới.........................................................................................................................8

2.1. Chiến lược cán bộ (theo Nghò quyết Hội nghò 3 BCH TW Khóa VIII).......9
2.2. Chiến lược giáo dục đào tạo (Hội nghò lần thứ 2 BCHTW khóa VIII):.....10
III. MỘT SỐ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÀO TẠO VÀ SỬ
DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC.......................................................12
1. Ý nghóa của vấn đề đạo đức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam..............................................................................................................12
2. Một số phẩm chất cần thiết đối với đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay..........14
3. Một số giải pháp nhằm đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức ở
nước ta. ................................................................................................................15
3.1. Đối với chính sách đào tạo đội ngũ trí thức...............................................15
3.2. Đối với chính sách sử dụng đội ngũ trí thức..............................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................19
I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA TRONG LỊCH SỬ TRIẾT
HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VỊ TRÍ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI.
Có thể nói mỗi dân tộc ở phương Đông đều có những tư tưởng đạo đức độc
đáo riêng, được hình thành qua bao thế hệ trong suốt chiều dài lòch sử và chính
những tư tưởng đó đã tác động đến toàn bộ đời sống tinh thần của lòch sử dân tộc.
Ảnh hưởng lớn hơn cả là những tư tưởng đạo đức của Trung Quốc và Ấn Độ –
Trang 3
những tư tưởng đã vượt biên giới của nước mình, cắm rễ sâu vào đời sống tinh
thần và phong tục tập quán của nhiều quốc gia lân cận.
Tư tưởng đạo đức Nho gia là một nội dung cốt lõi của triết học Nho gia nói
riêng và triết học phương Đông nói chung, là sự kết hợp nhuần nhuyễn các quan
điểm về thế giới quan, nhân sinh quan. Cùng với sự phát triển của lòch sử, tư
tưởng đạo đức Nho gia không tránh khỏi có những hạn chế và thiếu sót, song vượt
lên trên tất cả là tính nhân sinh của nó. Cho dù ở những khu vực khác nhau, hay ở
những trường phái khác nhau, thậm chí đối lập nhau thì con người vẫn luôn luôn
là trung tâm của các học thuyết về đạo đức.
Đạo đức Nho gia là sự thể hiện tiêu biểu những yêu cầu, những nguyên tắc

sống do cuộc sống xã hội đặt ra mà người Trung Quốc cổ đại phải tuân theo. Tư
tưởng đạo đức Nho gia tập trung vào các khía cạnh đạo đức xã hội, đạo đức cá
nhân, quân tử và giáo dục đạo đức, được thể hiện qua những tư tưởng về đạo đức
của ba nhà triết học Nho gia tiêu biểu là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử.
1. Tư tưởng của triết học nho gia về đạo đức xã hội:
Triết học Nho gia chủ trương có một tôn ti trật tự chặt chẽ theo thuyết “Chính
danh đònh phận”, cột chặt con người vào vò trí đang có của mình. Chính danh đúng
nghóa phải đảm bảo sự thống nhất giữa danh và thực. Sự thống nhất này không chỉ
đòi hỏi cái danh của mỗi người phải phản ánh đúng cái thực của người ấy mà còn
đòi hỏi mỗi người phải xứng đáng với cái danh mà mình đang mang. Khổng Tử
cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra đều có một đòa vò, công dụng nhất đònh. Ứng
với mỗi đòa vò, công dụng đó của nó là một “danh” nhất đònh. Vật nào, người nào
trong thực tại đều có danh hợp với nó. Nếu không, danh sẽ không hợp với thực, là
loạn danh. Khổng Tử nói: “… Nếu danh không chính thì ngôn không thuận. Lời nói
không thuận chắc việc chẳng thành”. Để chính danh, triết học Nho gia chủ trương
không dùng Pháp trò mà dùng Đức trò. Đức trò là dùng luân lý, đạo đức điều hành
guồng máy xã hội. Từ vua cho tới dân đều thấm nhuần và hành động theo những
tiêu chuẩn đạo đức Nho giáo.
Theo triết học Nho gia, với chính danh, quyền lợi và nghóa vụ, sự đánh giá
của xã hội và sự nỗ lực của cá nhân quyện chặt với nhau. Chính danh là cái để
phân biệt thật giả, thiết lập chính xác hệ thống đònh chế cho việc phân quyền và
đònh quyền trong xã hội. Chính danh là nền tảng mà trên đó tư tưởng đức trò và
những tư tưởng khác về xã hội của Nho gia được hình thành và phát triển. Chính
danh cũng là cơ sở để đònh hình những nội dung cơ bản của đạo đức đối với mỗi
cá nhân.
Trang 4
2. Tư tưởng của triết học nho gia về đạo đức cá nhân:
Ngũ thường “nhân - nghóa - lễ - trí – tín” là nòng cốt của các nguyên tắc đạo
đức cá nhân của Nho gia, lấy đạo nhân làm gốc nên được đề cập đến theo thứ tự
nhân, nghóa, lễ, trí, tín.

Chữ Nhân là trung tâm đạo đức học của Khổng Tử. Khổng Tử đã từng nói
“Người quân tử là người Nhân. Nhân là người toàn đức. Nhân là thương người, là
kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: Những gì mình
không muốn thì đừng làm cho người khác). Như vậy, “nhân” là đức tính hoàn
thiện, là cái gốc đạo đức của con người, nên “nhân” chính là đạo làm người.
Nho gia cũng đề cao chữ Nghóa. Khổng Tử nói “Trong đạo đã nói đến Nhân
tất phải nói đến Nghóa”. Nghóa là làm đúng với lẽ phải, đúng với đạo lý làm
người, là nghóa vụ ta phải làm. Nghóa còn đi liền với Chính (ngay thẳng) nên gọi
là Chính nghóa. Nghóa cũng đi liền với Dũng, thấy việc nghóa mà không làm là
không dũng cảm.
Trong việc trò nước cũng như tu thân, học đạo sửa mình để đạt được đức Nhân,
Lễ được Khổng Tử rất mực chú trọng. Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tập
quán, những quy tắc quy đònh trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật nhà nước.
Theo quan niệm của Khổng Tử, Lễ gắn chặt với Nhân. Nhân là chất, là nội dung,
Lễ là hình thức thể hiện, là phương tiện để thực hiện Nhân.
Khổng Tử cho rằng Trí là “Biết mình, biết người”, biết phân biệt đúng – sai,
tốt – xấu, phải – trái… Người có Trí là người quân tử, nhưng muốn Trí thì phải Tri,
tức là phải học, học rồi thì phải tập, tập rồi thì phải hành.
Khổng Tử nói “Trí, Nhân, Dũng tam giả thiên hạ chi đạt đức giả” (nghóa là
“Trí, Nhân, Dũng – ba đức ấy mọi người đều mong đạt tới). Dũng theo Nho gia là
có tinh thần kiên đònh, tự cường, có khí phách hùng hậu. Dũng phải bắt nguồn từ
“lòng chí thành” với nhân dân, nếu không sẽ dễ trở thành hung bạo. Chính vì vậy,
Dũng phải nằm trong Nhân. Khổng Tử nói “Người có Nhân ắt có Dũng” và
“Người có Dũng mà không có Nghóa ắt sẽ làm loạn”. Như vậy, Khổng Tử luôn
gắn chữ Dũng với chữ Nhân, chữ Nghóa. Chữ Dũng của Nho giáo mang đậm màu
sắc chủ nghóa anh hùng cá nhân.
Theo quan niệm của Khổng Tử, người quân tử không thể không có Tín, nghóa
là phải biết giữ được niềm tin đối với người khác, người quân tử khi nói gì, hứa gì
thì phải thực hiện đúng như thế ấy. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng
nếu để giữ được chữ Nhân mà thất tín thì vẫn có thể chấp nhận được.

Mẫu người lý tưởng của Nho gia là người quân tử - giữ đạo trung dung cũng là
thực hiện chính danh, rèn luyện đạt đạo trung dung cũng là rèn luyện để đạt
nhân, nghóa, lễ, trí, tín. Cái học hoàn toàn của Khổng giáo nói rút lại là “Chí ư
đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ” còn cách thao thủ của ngưới quân tử là tu
Trang 5
thân, xử kỷ tiếp vật “dó trực báo oán, dó đức báo đức”, quan nhân, bằng hữu, bác
ái. Tuy nhiên, người quân tử của Nho gia đã tách khỏi cuộc sống đời thường, hết
sức coi thường những nhu cầu rất bản năng nhưng rất chính đáng của con người.
3. Tư tưởng của triết học nho gia về giáo dục đạo đức:
Khổng Tử cho rằng ý nghóa của giáo dục là để cải tạo nhân tính, “Giáo dục là
tu sửa cái đạo làm người và làm sáng tỏ đức sáng”. Khổng Tử không quan niệm
giáo dục chỉ có tính chất mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà cho rằng giáo dục
giúp mở mang cả trí, tình và ý, tức là trí, nhân, dũng để người ta đạt tới con người
đạo lý. Theo Khổng Tử, giáo dục có ba mục đích chính. Trước hết, học để ứng
dụng cho có ích với đời, với xã hội, chứ không phải để làm quan sang, bổng hậu.
Thứ hai, học để có nhân cách, học là phải để cho mình chứ không phải để khoa
trương. Thứ ba, học là nhằm tìm tòi đạo lý. Khổng Tử đã đònh nghóa “giáo dục là
tu sửa cái đạo làm người”. Ông đã diễn tả lòng mình về đạo lý là “ sớm nghe đạo
lý, tối chết cũng được”.
Điều đáng chú ý trong đạo đức của Nho gia là những quan điểm về giáo, sự
giáo hóa, cách lập giáo của Khổng Tử là hiếu-đễ, lễ nhạc. Tuy nhiên, nội dung
của giáo dục không đi vào lao động sản xuất, đấu tranh mà chuyên dạy cách làm
người, dạy đạo lý … dùng đạo đức để ổn đònh trật tự xã hội. Bên cạnh đó, với quan
điểm “nặng đức, nhẹ hình” nên chú trọng đến đạo đức “đức trò”, xem nhẹ luật
pháp. Quan điểm đức trò bắt đầu từ Khổng Tử và được quán triệt trong lòch sử
nhiều nước phương Đông hàng nghìn năm nay tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật
bản, Triền Tiên…
Đạo của Khổng Tử không phải là đạo thủ cựu, mà muốn sự tiến hóa, nhưng
tiến hóa một cách từ từ cho đến chí thiện chí mỹ “tùy thời chi nghóa đại hỹ tai”.
Đạo của Khổng giáo là đạo trung dung của người quân tử, tuy không huyền diệu,

siêu việt như đạo Lão, đạo Phật nhưng cũng cao minh và lại rất thích hợp với
chân lý.
Phải nói rằng triết học Nho gia của Khổng Tử đã trở thành học thuyết lớn
của triết học phương Đông cổ đại. Đạo đức học Nho gia đã cho con người
thấy ý nghóa và giá trò đời sống thực, thấy trách nhiệm của mình trước cộng
đồng và cũng ở đây đạo đức học Nho gia đã hướng con người tìm thấy sức
mạnh đạo đức ngay ở bản thân mình.
Trang 6
II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở NƯỚC TA. YÊU CẦU
KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÁC LẬP NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO
ĐỨC THEO YÊU CẦU MỚI.
1. Thực trạng đội ngũ trí thức ở nước ta
1.1 Những mặt mạnh cơ bản của đội ngũ trí thức nước ta
- Trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần cách mạng, gắn bó với
cách mạng và nhân dân.
Được tôi luyện trong cuộc đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh để bảo vệ và xây
dựng tổ quốc, phần lớn trí thức nước ta đã chứng minh trên thực tế lòng yêu nước
nồng nàn, gắn bó chặt chẽ với lý tưởng xã hội chủ nghóa. Họ đã kế thừa, phát huy
tinh thần yêu nước vốn rất sâu đậm của các trí thức nước ta và cùng chung số
phận của người dân mất nước. Phần đông trong số họ cũng bò đế quốc, phong kiến
áp bức, bóc lột, khinh miệt, kìm hãm, không được tự do sáng tạo và phát triển tài
năng.
- Trí thức nước ta có tiềm năng trí tuệ to lớn, ham hiểu biết, nhạy bén với cái
mới, có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến.
Trong quá trình phát triển, trí thức nước ta đã bộc lộ những tiềm năng trí tuệ
lớn. Họ kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc như trí thông minh, sự
ham học hỏi, hiểu biết, cần cù, chòu khó, không khuất phục trước những khó khăn
trở ngại của cuộc sống, quyết tâm vươn tới những đỉnh cao của khoa học. Trong
đội ngũ trí thức nước ta có nhiều chuyên gia giỏi. Nhiều nhà khoa học Việt Nam

đã trở thành viện só các viện hàn lâm khoa học thế giới thuộc các lónh vực vật lý,
toán học, sinh học, y khoa…
Trí thức Việt Nam không những có tiềm năng trí tuệ lớn mà còn rất nhạy bén
với cái mới. Sự kết hợp giữa trí tuệ dân tộc và trí tuệ thời đại đã giúp họ tiếp cận
nhanh với các xu thế phát triển của thời đại, có khả năng tiếp thu nhanh những
thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
1.2. Những hạn chế nhất đònh đối với đội ngũ trí thức nước ta
- Tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức chưa được phát huy đầy đủ.
Trí thức nước ta có những tiềm năng trí tuệ phong phú, nhưng trên thực tế
tiềm năng đó chưa được khai thác hết.
Một trong những điều đáng quan tâm là hiện tượng lãng phí chất xám. Nguồn
nhân lực có trình độ của chúng ta không được sử dụng hết hoặc sử dụng không
đúng chuyên môn đào tạo, nhiều trí thức không có việc làm hoặc không đủ việc
Trang 7
làm, có hiện tượng bỏ nghề, có những công trình khoa học không được ứng dụng
vào thực tiễn... Hiện tượng “chảy máu chất xám” cũng là một hiện tượng cần
được quan tâm ở nước ta. Do cơ chế tiền lương và vấn đề sử dụng đội ngũ trí thức
còn nhiều bất cập, nhiều trí thức thuộc các lónh vực khác nhau đã chuyển sang
làm trái ngành nghề hoặc chuyển sang làm cho các công ty nước ngoài, công ty tư
nhân... gây ra sự lãnh phí nguồn trí tuệ và khả năng sáng tạo rất lớn, làm thiệt hại
cho đất nước và bản thân các trí thức đó.
- Trình độ của đội ngũ trí thức nước ta nhìn chung còn thấp so với yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc
xây dựng đội ngũ trí thức cả về số lượng lẫn chất lượng. Song, do được hình thành
và phát triển trong hoàn cảnh một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại trải qua
chiến tranh lâu dài, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ trí thức. Điều này
thể hiện rõ ở số lượng người có trình độ đại học tính theo dân số ở nước ta vẫn
còn khá thấp và chất lượng giáo dục đại học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do chưa có nhiều điều kiện và

cơ hội tiếp cận với những thành tựu mới của các nước phát triển nên nhìn chung
trí thức nước ta còn thiếu chuyên sâu ở những lónh vực khoa học và công nghệ
hiện đại.
- Đội ngũ cán bộ khoa học nước ta bộc lộ sự thiếu cân đối và không đồng bộ
giữa các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế.
Trong công tác đào tạo, do chưa có kế hoạch cân đối giữa các ngành đào tạo
nên dẫn đến tình trạng đội ngũ trí thức ở nước ta phát triển không cân đối so với
nhu cầu thực tế của đất nước. Nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp,
nên lónh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cần có quy mô lớn, có nhu cầu cán
bộ khoa học kỹ thuật nhiều … nhưng đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên
đại học trong lónh vực rất thấp. Ở các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử, tin học,
dầu khí, chế tạo máy, công nghệ sinh học… chúng ta cũng thiếu rất nhiều cán bộ
khoa học có trình độ.
2. Yêu cầu khách quan của việc xác lập những chuẩn mực đạo đức theo
yêu cầu mới.
Đạo đức gắn liền với văn hóa mà con người Việt Nam là sự kết tinh của nền
văn hóa đó. Tư tưởng là cốt lõi của văn hóa, là đònh hướng cơ bản cho đời sống
tinh thần xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là
quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con
người. Thực hiện lời dạy của Chủ tòch Hồ Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn
minh”, Hội nghò lần thứ năm – Ban chấp hành TW Khóa 8 đã đặt trọng tâm vào
nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội, trước hết
Trang 8

×