Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nghiên cứuthực trạng và công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học trên địa bàn Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 45 trang )

Trường Đại Học Nông Lâm

 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiện nay, trên địa bàn Yên Phong có 74 thôn, làng, khu phố, 6 chợ trung
tâm và hàng chục chợ rải rác ở các thôn, xóm đang hoạt động.Lượng rác thải ra
môi trường hàng tháng khoảng 700 tấn, trong khi đó lượng rác được thu gom
vào các bãi chứa chung khoảng 70-80%, còn lại một số nơi do nhân dân thiếu ý
thức đổ ra ven các trục đường giao thông, ven đê, đầu làng, và xuống các ao hồ
xen kẽ trong khu dân cư
Hầu hết các bãi rác trong các thôn, xã đều là bãi rác tạm không được quy hoạch,
thiết kế, chon lấp hợp vệ sinh, để lộ thiên.Đây là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm, cảnh quan môi trường sinh thái nông thôn, đồng thời tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây bệnh cho cộng đồng.Lượng rác thải sinh hoạt này cũng đang
ngày một gia tăng do nhu cầu cuộc sống ngày một tăng cao.Đặc biệt tại các làng
như :Văn Môn, Phong Xá, Đại Lâm… lưu lượng rác thải sinh hoạt kết hợp với
rác thải của quá trình sản xuất, tái chế phế liệu đang trở nên quá tải.
Không chỉ dừng lại ở lượng 700 tấn rác thải/tháng mà con số này sẽ gia tăng
cùng với quá trình phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa. Nếu không có biện
pháp xử lý triệt để sẽ trở thành mối lo ngại lớn của cộng đồng trong tương lai
gần. Để ngăn chặn nguy cơ rác thải tràn lan, một số địa phương trong huyện như
:Tam Giang, được sự giúp đỡ của các cơ quan nghien cứu khoa học đã áp dụng
biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại chỗ bằng việc ứng dụng công nghệ ủ để
làm phân bón vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên giải pháp này chỉ
là biện pháp trước mắt và cũng chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ, còn về lâu dài phải
có phương án xử lý chung cho toàn huyện.
Ông Lê Danh Bắc, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của Yên


Phong là chưa thành lập được Công ty vệ sinh môi trường và không quy hoạch
bãi chứa rác tập trung của huyện nên cần có một lực lượng chuyên môn để thu
gom và vận chuyển rác thải từ các bãi chứa tập trung của các thôn làng, khu phố
Khoá Luận Tốt Nghiệp

1

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
về bãi chứa tập trung của tỉnh. Kinh phí để giải quyết vấn đề này có thể sử dụng
từ nguồn ngân sách của huyện và cho rằng : “Giải pháp tối ưu cho đầu ra của rác
thải sinh hoạt của huyện là xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển trên toàn địa
bàn về khu xử lý rác tập trung của tỉnh. Do đặc nghiệp bảo vệ môi trường được
cân đối cho ngân sách hai cấp huyện và xã đảm nhận…”. Mặt khác, hầu hết các
bãi chứa rác tập trung của các thôn, làng, khu phố trên địa huyện bải chứa tập
trung của tỉnh khoảng từ 25 – 30 km, lối vào các bãi rác được các địa phương
quan tâm, các phương tiện cơ giới vừa và nhỏ có thể vào được. Tuy nhiên vẫn
còn một số địa phương chưa có bãi chứa tập trung mà đổ rác tự phát ở bờ đê
hoặc những khu vực đất công nên khó thu gom, vận chuyển.
Công nghệ xử lý của huyện là công nghệ sinh học , lên men hiếu khí tốc độ cao
đối với rác thải. Dây chuyền công nghệ của huyện la xử lý các rác thải hữu cơ
chuyển hóa thành mùn compost, sau đó sản xuất thành phân vi sinh cao cấp,
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.con Chất thải bằng nhựa, túi nilon, thủy tinh,
sắt, nhôm... được đưa đi tái chế thành hạt nhựa cung ứng cho các ngành công
nghiệp.[11]
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiên hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

thực trạng và công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học
trên địa bàn Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh"
1.2 MỤC TIÊU –Ý NGHĨA-YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu
- Điều tra và đánh giá tình hình rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên
Phong tỉnh Bac Ninh
-Đánh giá va dề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh
hoạt bằng phương sinh hoc tren địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bac Ninh
1.2.2 Ý nghĩa
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Giúp cho các nhà khoa học có những cơ sở lý luận chính xác về rác thải,
từ đó có những biện pháp tích cực trong công tác thu gom và xử lý rác thải, góp
phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Khoá Luận Tốt Nghiệp

2

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
- Ý nghĩa trong học tập

 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

Nghiên cứu về vấn đề này giúp chúng ta nắm vững hơn về đặc điểm, tính
chất của các loại rác thải cũng như công nghệ xử lý rác thải.Từ đó giúp ta hiểu
rõ về tác hại của rác thải, nâng cao ý thức của mỗi người trong vấn đề bảo vệ

môi trường sống xung quanh chúng ta.
1.2.3 Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Yên
Phong
- Hiểu và nắm rõ được thực trạng nguồn rác thải và phương pháp xử lý
đạt hiệu quả tốt nhất trên địa bàn nghiên cứu.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Rác thải sinh hoạt bao gồm:
- Rác thải sinh hoạt của dân cư.
- Rác thải từ các cơ quan, nhà máy xí nghiệp.
- Từ rác thải công nghiệp…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Địa điểm: Công ty TNHH dịch vụ và thương mại công nghiệp thảo
nguyên xanh trên địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian: từ 23\2\2011 đến 22\5\2011.

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2.1.1 Khái niệm về rác thải.
Khoá Luận Tốt Nghiệp

3

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học

Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, chất thải là vật chất ở thể rắn,
lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác[4].
Chất thải rắn (còn gọi là rác thải) là các chất rắn loại ra trong quá trình
sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. CTR phát sinh từ
các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu bệnh viện, khu xây dựng,
khu xử lý chất thải...Trong đó, CTR sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng,
thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật [1].
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ vật chất được con người
loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động
sản xuất, các hoạt động duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó, quan
trọng nhất là các hoạt động sản xuất và hoạt động sống .
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt.
Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông
thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình,
các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỉ lệ lớn các chất hữu cơ
dễ phân huỷ(chiếm 60 – 75%). Ở vùng đô thị, chất thải có thành phần hữu cơ dễ
phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay
đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỉ lệ phát
sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa kim loại và
thuỷ tinh.
Thành phần các chất trong dòng thải rắn sinh hoạt đang có xu hướng giảm
dần thành phần hữu cơ và tăng dần thành phần các chất khó phân huỷ và độ độc
cao hơn.

Bản 1. Thành phần chất thải ở Bắc Ninh
Khoá Luận Tốt Nghiệp

4


Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm

 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

Tỷ lệ % so với tổng lượng chất
Thành phần chất thải
Hữu cơ
Giấy, vải
Nhựa, cao su, da, gỗ, lông/tóc,

thải rắn năm
Năm 1995
51,9
4,2

Năm 2003
49,1
1,9

4,3

16,5 (nhựa là 15,6%)

0,9

0,5
38,0
0,2

6,0
7,2
18,4
0,9

lông gia cầm
Kim loại
Thuỷ tinh
Chất trơ
Khác

Nguồn: Số liệu năm 1995 lấy từ M. Digregorio, trung tâm Đông – Tây, Hawaii;
số liệu năm 2003 lấy từ số liệu quan trắc của trung tâm kỹ thuật môi trường đô
thị và khu công nghiệp, 2003 [7]
Thành phần hóa học của chất thải chủ yếu là : C, O, H, N, S và các
chất tro. Tùy thuộc vào các thành phần hữu cơ mà hàm lượng các nguyên tố trên
dao động khác nhau.

Bảng 2. Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải
Thành phần các nguyên tố(%)
Các loại chất thải

Nguyên

C


H

O

N

S

Thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy vụn

34,4

6,0

44


0,3

0,2

6,0

Bìa cac-ton

44,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

60,0

7,2

2,8

0


0

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2

1,6

0,15

0

Khoá Luận Tốt Nghiệp

5

tố trơ

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm

 


Khoa Công Nghệ Sinh Học

Cao su

78,0

10,0

0

2,0

0

10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0


Rác vườn

47,8

6,0

3,8

3,4

0,3

4,5

Gỗ vụn

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Nguồn:PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình Công nghệ vi sinh vật trong

xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp, 2004.[8]
Từ bảng số liệu trên, ta thấy rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không đồng
nhất, các thành phần trong rác thải có tính chất hoá học và cấu tạo hoá học khác
nhau. Do đó cần áp dụng nhiều phương pháp xử lý rác thải để nâng cao hiệu quả
xử lý và bảo vệ môi trường.

Bảng 3: Phân loại thành phần có trong rác thải theo khả năng
phân giải sinh học. (Loub, 1975) [3]
STT

Phân giải sinh học với các chất trong

Mức độ,

thành phần của rác thải

%

Chất dễ bị phân huỷ sinh học: chất thải thành phố, rau cỏ, thảm cỏ,
1

rơm rạ, các thực phẩm tươi sống, bánh mì, gạo, bột bánh ngọt, vải

17 - 68%

từ sợi thiên nhiên, đay, gai, giấy các loại, chất dẻo...
Chất khó hoặc không bị phân huỷ sinh học: gỗ, hàng dệt sợi tổng
hợp, chất dẻo các loại, nhựa tổng hợp có thể bị phân huỷ bởi vi
2


sinh vật nhưng rất chậm, có lẽ vi sinh vật chưa tiến hoá kịp vợ

8 -48%

nhịp độ phát triển khoa học về chất dẻo nên chưa sản sinh các
enzym tương ứng để phân huỷ được các liên kết trùng hợp, nhựa,

3
4

cao su...
Chất không có khả năng bị phân huỷ: kim loai, thuỷ tinh, sành sứ,
đá, cát…
Chất thải có kích thước nhỏ dưới 8mm: muối, tro, cát…có thể bị
phân huỷ hoặc không

Khoá Luận Tốt Nghiệp

6

3 - 22%
1 - 20%

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Tuỳ theo khả năng kinh tế và tính chất của rác thải mà mỗi quốc gia lựa chọn

những phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt khác nhau. Hiện nay có một số
phương pháp được áp dụng vào thực tiến là phương pháp chôn lấp, thiêu đốt, ủ
lên men tạo phân bón , ngoài ra còn có các phương pháp khác như phương pháp
ép kiện, ổn định chất rắn bằng công nghệ hyđromex, phương pháp tái chế.
Rác thải sinh hoạt có nhiều thành phần phức tạp, nếu chỉ áp dụng riêng
một phương pháp khả năng xử lý không triệt để, vì thế có thể cần phải áp dụng
đồng thời nhiều phương pháp xử lý sẽ nâng cao hiệu quả xử lý và bảo vệ môi
trường.
2.1.3 Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các
cách sau:
-Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải ngoài
nhà, rác thải trên đường, chợ…
-Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các thành
phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, cao su, chất
dẻo…
-Theo mức độ nguy hại:
+Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác thải
sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ, các rác
thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động vật và gây
nguy hại tới môi trường.Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt
động y tế công nghiệp và nông nghiệp.
+Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hóa
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.[12]
2.1.3 Tính chất của rác thải sinh hoạt.

Khoá Luận Tốt Nghiệp

7


Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
-Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hóa học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo
ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung
quanh.
-Dễ cháy (C): Bao gồm:
+Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa
chất rắn hòa tan hoặc lơ lững có nhiệt độ chớp cháy không quá 55o C
.+Chất

thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát

lửa do bị ma sát.
+Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên

trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc vời không
khí và có khả năng bắt lửa.
-Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hóa học, sẽ gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá hủy
các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các
chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc
kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5)
-Oxi hóa (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.

-Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho
là gây bệnh cho con người và động vật.
-Có độc tính: Bao gồm:
+Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc
có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
Khoá Luận Tốt Nghiệp

8

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
+Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da .
-Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc
từ từ đối với môi trường, thông qua tích lũy sinh học hoặc tác hại đến các hệ
sinh vật.[12]

2.1.4 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường xung quanh

 Tác động lên môi trường.
Các bãi rác đổ ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm
không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn xung quanh bãi rác.
Trong quá trình phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh
hưởng xấu tới sức khoẻ con người, các loại động vật và cây cối xung quanh .
Các bãi rác đổ ngoài trời và các bãi chôn lấp không được xây dựng
đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là

nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào
nguồn nước, gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu
vực .[2]
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực
được sử dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc
mất đất canh tác. Những thay đổi này dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học và
dẫn tới sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái
 Tác động lên sức khoẻ con người

Khoá Luận Tốt Nghiệp

9

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, đặc biệt của khu dân cư quanh khu vực
có chứa chất thải rắn.
Sự ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới nguồn thức ăn như: các chất ô nhiễm có
trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người ( rau,
động vật,…) qua lưới và chuỗi thức ăn, những loại chất ô nhiễm này tác động
xấu tới sức khoẻ con người.
Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương
hàn,…Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián,...) và các
loại gặm nhấm (chuột...) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác
thải.

Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều nguy cơ cao đối với cộng đồng
dân cư làm nghề rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,… có
thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị
cào xước vào tay chân. Các loại hoá chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại
khác cũng là mối đe doạ đối với những người làm nghề này. Các động vật
sống ở bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ người tham gia bới rác
[2].
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh
hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu
vực xung quanh.

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.2.1 Phương pháp cơ học.

Khoá Luận Tốt Nghiệp

10

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện
pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công
nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển
từ, tuyển khí nén… Ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần
khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các
chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ

trước khi được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích
thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với
các chất thải hữu cơ khác để đốt…
2.2.2 Phương pháp lý học.
Công nghệ xử lý hóa - lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học
để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả
năng nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để
thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại chất thải nguy hại như dầu, mỡ,
kim loại nặng, dung môi.
Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hóa - lý chỉ thực sự
mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải
quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải.
Một số biện pháp hóa - lý thông dụng trong xử lý chất thải như sau:
* Trích ly: là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung môi có
khả năng hòa tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Trong xử lý chất thải,
quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có
lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hóa chất bảo vệ thực vật… Sau khi trích
ly, người ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất hỗn hợp. Sản
phẩm trích ly còn lại có thể được tái sử dụng hoặc xử lý bằng cách khác.
*Chưng cất: là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấu tử
riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau của
Khoá Luận Tốt Nghiệp

11

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 

Khoa Công Nghệ Sinh Học
mỗi cấu tử chứa trong hỗn hợp đó, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần bay hơi và
ngưng tụ. Quá trình chưng cất dựa trên cơ sở là các cấu tử của hỗn hợp lỏng có
áp suất hơi khác nhau, khi đun nóng, những chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay
hơi trước và được tách riêng ra khỏi hỗn hợp.
Trong thực tế xử lý chất thải, quá trình chưng cất thường gắn với trích ly để
tăng cường khả năng tách sản phẩm.
* Kết tủa, trung hòa: dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa chất
bẩn và hóa chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình này thường được
ứng dụng để tách các kim loại nặng trong chất thải lỏng ở dạng hydroxyt kết tủa
hoặc muối không tan. Ví dụ như việc tách Cr, Ni trong nước thải mạ điện nhờ
phản ứng giữa Ca(OH)2 với các Cr3+ (khử từ Cr6+) và Ni2+ tạo ra kết tủa
Cr(OH)3, Ni(OH)2 lắng xuống, lọc tách ra đem xử lý tiếp để trở thành Cr2O3 và
NiSO4 được sử dụng làm bột màu, mạ Ni.
*Oxy hóa - khử: là quá trình sử dụng các tác nhân oxy hóa - khử để tiến
hành phản ứng oxy hóa - khử, chuyển chất thải độc hại thành không độc hại
hoặc ít độc hại hơn. Các chất oxy hóa - khử thường được sử dụng như
Na2S2O4, NaHSO3, H2, KMnO4, K2Cr2O7, H2O2, O3, Cl2.
Trong thực tế xử lý chất thải, quá trình oxy hóa với các tác nhân khử như
Na2S2O4, NaHSO3, H2 thường được ứng dụng để xử lý các kim loại đa hóa trị
như Cr, Mn, biến chúng từ mức oxy hóa cao, dễ hòa tan như Cr6+, Mn7+ trở về
dạng oxyt bền vững, không hòa tan Cr3+, Mn4+. Ngược lại quá trình khử, với
các tác nhân oxy hóa như KMnO4, K2Cr2O7, H2O2, O3, Cl2 cho phép phân
hủy các chất hữu cơ nguy hại như phenol, mercaptan, thuốc bảo vệ thực vật và
cảc cyanua thành những sản phẩm ít độc hại hơn. [13]
2.2.3 Phương pháp sinh học.
2.2.3.1.Công nghệ ủ rác để làm phân bón vi sinh (Composting)
Đặc điểm của phương pháp xử lý rác thải bằng ủ compost
Khoá Luận Tốt Nghiệp


12

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Trong rác thải có nhiều chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, đặc biệt là những
hợp chất caơ phân tử tự nhiên như xenluloza, hemixenluloza, pectin, tinh bột,
axit nucleic, vitamin, chất dẻo… Do vậy, ở rác thải thấy đủ mặt các nhóm vi
sinh vật (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, nấm mốc, nấm men). Riêng nấm men có thể
là ít vì trong rác hàm lượng các loại đường thấp, điều kiện cho nấm men phát
triển khó khăn.
Đối với các nhóm vi sinh vật có khả năng tiếu ra ngoại bào các enzyme
thuỷ phân cơ chất là cacbonhydrat, protein, chất béo là có khả năng phát triển
mạnh hơn cả. Các enzym thuỷ phân có tác dụng ở đây là hệ cacbonhyđraza,
proteinaza, lipaza, pectinaza… trong đó các vi sinh vật sinh xenluloza là thích
nghi nhất. Các vi sinh vật ở đây là các thể dị dưỡng hoạ sinh: cần sự có mặ của
các chất hữu cơ có ở môi trường làm cơ chất dinh dưỡng, trong quá trình sống
của các vi sinh vật này sẽ tiết ra emzym thuỷ phân để phân cắt các hợp chất hữu
cơ vốn là các chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hoặc là đơn vị cấu
thành phân tử (monome) thấm vào tế bào tham gia vào quá trình đồng hoá trao
đổi chất để xây dựng tế bào mới.
Ngoài các nhóm vi sinh vật thuộc các thể dinh dưỡng hoại sinh, người ta
còn thấy trong rác các nhóm vi khuẩn tự dưỡng cố định amoni, nitrat hoá và
phản nitrat hoá, nhóm vi khuẩn khử sunfat và chuyển hoá lưu huỳnh: quá trình
dunh dưỡng và trao đổi chất của các nhóm này có nhiều khác biệt so với các
nhóm dị dưỡng. Vi sinh vật ở đây là các thể hiếu khí (cần có oxy hoặc không khí
để tồn tại và phát triển), các thể kỵ khí (không cần oxy) hoặc các thể thiếu khí

(chủ yếu là sống kỵ khí hoặc cần một ít oxy có trong môi trường). Nói chung, vi
sinh vật trong rác thải có nhiều các thể ưa ấm ( 25 ÷ 35 0C) ưa nhiệt (50 ÷ 550C)
và có cả các thể chịu nhiệt (70 – 800C).
Từ thành phần vi sinh vật của rác thải là có mặt cả các thể hiếu khí và kỵ
khí, người ta đã chọn các loại hình công nghệ thích hợp cho xử lý: phương pháp
xử lý hiếu khí và phương pháp xử lý kỵ khí.

Khoá Luận Tốt Nghiệp

13

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Nguyên lý của phương pháp ủ phân ở chế độ hiếu khí là chủ yếu sử dụng
các chủng giống vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên, bổ sung thêm một số chế
phẩm vi sinh vật phân giải mạnh xenluloza, protein, lignin… Điều chỉnh nhiệt
độ, độ ẩm, oxi, độ thoáng khí, pH và các chất dinh dưỡng có lợi nhất nhằm kích
thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có trong bể ủ phân huỷ các chất hữu cơ tạo
thành mùn. Phương pháp xử lý hiếu khí gồm có các quá trình công nghệ sau:
- Trải rác thải các lớp mỏng (vài chục centimet) hoặc chất thành đống có
đảo trộng để tapọ hiếu khí cho vi sinh vật phát triển.
- Ủ trong các bể ủ không thôi rkhí nhưng phải đảo trộn hoặc thôi khí bằng
quạt cao áp hoặc khí nén có thể kiểm tra các thông số công nghệ.
- Phân huỷ rác hiếu khí trong các thết bị có thổi khí đầy đủ và kiểm soát
các thông số nhiệt độ, độ ẩm; có thể boỏ sung các chất khoáng và các chất dinh
dưỡng khác.

Các quá trình công nghệ trên đây hiệu quả nhất là ủ hiếu khí rác trong các
thiết bị, nhưng áp dụng mở rộng bị hạn chế, vì vậy quá trình ủ rác trong các bể ủ
lớn có thôi khí và kiểm soát được các thông số công nghệ là thích hợp nhất. Qúa
trình công nghệ này được áp dụng ở nhiều nước và ở nước ta đã được thực hiện
ở Cầu Diễn, Tây Mỗ, Việt Trì, Hài pHòng, Đà Nẵng, Hóc Môn (Thành phố Hồ
Chí Minh), Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nguyên lý ủ phân ở chế độ hiếm khí là sử dụng các chủng giống vi sinh
vật có sẵn trong tự nhiên, sử dụng lượng oxy tối thiểu trong quá trình phân huỷ.
Thực chất của quá trình ủ yếm khí là sự phân giải phức tạp gluxit, lipit và
protein với sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí. Phương pháp xử lý kỵ khí
gồm có các quá trình công nghệ sau:
- Ủ kín để tạo điệu kiện kỵ khí: cách này được sủ dụng ở nông thôn nước
ta dung để ủ phân chuồng (có thêm rơm rác): thường đổ và chất phân rác thành
đống rồi trát kín bằng bùn. Ban đầu các loài vi sinh vật hiếu khí phát triển, sau
đó oxy ít dần rồi bị chết, sau đó là các thể kỵ khí tuỳ tiện phát triển (các thể này
là chủ yếu trong ủ phân rác – composting) và cuối cùng là các thể kỵ khí. Trong
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Phạm Thị Loan_K9K2
14


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
quá trình ủ các thể ưa ấm phát triển sớm nhất và toả nhiệt làm cho nhiệt độ đống
ủ tăng cao, các thể ưa ấm chết và thay thế bằng các thể ưa nhiệt, sau cùng là các
thể kỵ khí chịu nhiệt thấy có mặt ở đống ủ khi nhiệt độ tới 70 ÷ 85C.

* Phương pháp xử lý ủ rác lên men sản xuất phân hữu cơ
Sản xuất phân hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống,

được áp dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển và ở Việt Nam phương pháp
này được áp dụng rất co hiệu quả. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu
là các chất hữu cơ có thể phân huỷ được, nhất là có thể tiến hành quy mô hộ gia
đình. Công nghệ ủ rác làm phân là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit,
protein do hang loạt các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí đảm nhiệm. Các điều kiện
pH, độ ẩm, dộ thoáng khí (đối với vi khuẩn hiếu khí) càng tối ưu thì vi sinh vật
càng hoạt động mạnh và quá trình ủ phân càng kết thúc nhanh. Tuỳ theo công
nghệ mà vi khuẩn kỵ khí hoặc hiếu khí sẽ chiếm ưu thế trong đống ủ.
Công nghệ có thể là đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo trộn
định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo. Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp xử lý
rác rất có hiệu quả sản phẩm phân huỷ, có thể kết hợp tốt với phân người hoặc
phân gia súc (đôi khi cả than bùn) cho ta phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng
cao, tạo ra độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất.
* Ưu nhược điểm của phương pháp xử lý rác thải bằng ủ compost
Ủ sinh học có thể được coi là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
thành các chất mùn, với sự thao tác, sản xuất và kiểm soát một cách khoa học,
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Các quá trình ủ sinh học được phân biệt
thành các dạng sau:
* Ủ sinh học hiếu khí (Compost): Là quá trình chuyển hóa sinh học các hợp chất
hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học trong điều kiện có không khí để tạo thành mùn
hữu cơ có thể sử dụng làm tăng độ phì của đất.
Khoá Luận Tốt Nghiệp

15

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 

Khoa Công Nghệ Sinh Học
* Ủ sinh học kỵ khí: Là quá trình chuyển hóa sinh học các hợp chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học trong điều kiện không có không khí để tạo thành mùn hữu cơ
có thể sử dụng làm tăng độ phì của đất.
* Phân hủy sinh học (Digester): Quá trình chuyển hóa sinh học các hợp chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học trong điều kiện không có không khí để tạo thành khí
sinh học (CH4) và cặn sinh học sử dụng làm tăng độ phì của đất.
Chi phí trung bình để chế biến rác thành phân bón hữu cơ từ 8 - 10 USD/tấn. Tại
các nước đang phát triển, việc chế biến rác thành phân bón hữu cơ không những
có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu phân
bón trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm: Chu trình sản xuất dài
(trung bình từ 2 - 3 tháng/mẻ), diện tích xây dựng lớn, chi phí đầu tư cao...
Thực chất của phương pháp này là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ
nhờ vi khuẩn để chuyển hóa thành các chất mùn với sự thao tác và kiểm soát cẩn
thận.
2.2.3.2 Ứng dụng chế phẩm sinh học EM để xử lý rác thải sinh hoạt.
a-Ứng dụng vào xử lý mùi hôi rác thải sinh hoạt: (hộ gia đình 5
người).
Trung bình lượng rác thải sinh hoạt (hộ 5 người), sau khi phân loại đã
tách loại bỏ riêng kim loại, bọc nylon, miễng sành, nhựa...chỉ còn rác thải từ
thực vật, động vật, giấy vụn, rơm rạ, phân chuồng, rác độn chuồng, vỏ trái cây...
Theo tính toán lượng rác thải sinh hoạt trung bình hộ gia đình có từ:
- 05 người thì lượng rác thải ra trung bình mỗi ngày từ 1,5 - 2 kg rác. Rác thải
sau 3 - 5 ngày/6 -10 kg rác thải. Vậy lượng E.M cần dùng để xử lý: Pha 0.6ml 1ml E.M/60ml - 100ml nước tưới trên hố rác.
- Nếu sử dụng liên tục trong 30 ngày tương đương khoảng 60kg rác thải cần
lượng 6ml E.M/60ml nước tưới trên hố rác.
- Nếu sử dụng trong thời gian 60 ngày tương đương khoảng 120kg rác thải cần
lượng 12ml E.M/120ml nước tưới trên hố rác.


Khoá Luận Tốt Nghiệp

16

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
- Nếu sử dụng trong thời gian 90 ngày tương đương khoảng 180kg rác thải cần
lượng 20ml E.M/2lít nước tưới trên hố rác.
b- Sử dụng vào xử lý mùi hôi và ủ rác thải sinh hoạt thành phần hữu
cơ: (cụm dân cư từ 5 - 10 hộ gia đình).
* Cụm dân cư có 5 - 10 hộ gia đình có khoảng từ 25-60 người tương đương
lượng rác thải từ 50-120kg/ngày.
* Cách xử lý:
Rác thải sau khi đã tiến hành phân loại (hướng dẫn trên), sau đó tập trung cho
vào hố chứa rác cứ một lớp khoảng 30cm tưới lên một lớp dung dịch E.M pha (tỉ
lệ 1:100). Rác mới ngày nào phun ngày nấy. Sau đó dùng bao nylon hoặc tấm
bạt đậy lên bề mặt hố rác để tạo điều kiện kị khí.
* Cách pha dung dịch E.M để xử lý: Cứ 10ml/01 lít nước tưới cho 100kg rác.
Thí dụ: Nếu lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 50kg rác thì lượng E.M
cần dùng 5ml E.M pha với ½ lít nước, sau đó tưới đều lên mặt rác.
Sử dụng liên tục trong thời gian 30 ngày tương đương lượng rác thải ở 5-10 hộ
gia đình có khoảng 1.500 - 3.600 kg rác thì lượng E.M cần dùng từ 150 - 360ml
pha với 15 lít-36 lít nước tưới đều lên mặt rác. Rác mới ngày nào phun ngày
nấy.[5]

PHẦN III.

VẬT LIỆU- NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
- Tìm hiểu các tính chất đặc trưng của rác thải sinh hoạt

Khoá Luận Tốt Nghiệp

17

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
- Sử dụng các biện pháp sinh học để xử lý rác thải.

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt như sau:

Quá trình Composting xảy ra trong điều kiện hiếu khí có thể biểu diễn
theo phương trình sau:
Chất hữu cơ + H2O + chất dinh dưỡng

Tế bào mới + phần chất hữu cơ +

CO2 không phân hủy + CH2 + NH3 + H2 +nhiệt

Phương Pháp sản xuất Composting hiếu khí :

Khoá Luận Tốt Nghiệp

18

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm

 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

Về cơ bản, quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ có thổi
khí cưỡng bức gồm các giai đoạn như sau:
3.3.1 Giai đoạn tiếp nhận rác
Rác thải trên các xe chuyên dụng khi nhập rác vào nha may chịu sự điều
hành của ba bộ phận là bảo vệ nhà máy, bộ phận cân rác và công nhân phân loại.
Sau khi qua cổng bảo vệ, xe rác lên cầu cân rác và dừng lại trên cân. Trong thời
gian thực hiện việc cân rác, tất cả mọi người trên xe đều phải ra khỏi khu vực
cân để đảm bảo cân chính xác khối lượng rác. Việc cân rác được thực hiện trên
cơ sở tính toán giữa khối lượng xe có rác và xe không chứa rác. Sau khi cân, xe
vào khu tiếp nhận rác, công nhân phân loại của công ty sẽ hướng dẫn lái xe đổ
rác vào đúng nơi quy định. Thông thường mỗi một xe sẽ thực hiện đổ thành 1
bãi rác riêng để thuận lợi cho việc sơ loại rác.
Khoá Luận Tốt Nghiệp

19


Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
3.3.2 Giai đoạn phân loại rác

 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

Trong phương pháp xử lý và chế biến rác thải sinh hoạt để tạo phân hữu cơ vi
sinh, phân loại rác là khâu phức tạp và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến
chất lượng sản phẩm. Rác thải sinh hoạt của huyen Yen Phong không được phân
loại tại nguồn, các hợp chất có thề và không thể phân huỷ bằng con đường sinh
học được trộn lẫn tạo thành hỗn hợp rất phức tạp, vì thế để có nguồn nguyên liệu
hữu cơ cho quá trình ủ phân thường phải tốn rất nhiều công sức cho công tác
phân loại và tuyển lựa rác. Rác đem ủ có tỉ lệ chất hữu cơ càng cao thì quá trình
phân huỷ càng diễn ra triệt để, chất lượng sản phẩm tốt hơn và giảm hao mòn
cho các thiết bị máy móc.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH PHÂN LOẠI VÀ TUYỂN LỰA RÁC THẢI

Khoá Luận Tốt Nghiệp

20

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm


 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

Rác tập kết

Sơ loại, phun dung
dịch khử mùi EM

Chất thải kích
thước lớn

Phễu nạp liệu

Bắng tải nạp liệu

Chất thải nguy hại
Băng tải phân loại

Giấy, bìa cactông
Kim loại cỡ lớn

Rác thải hữu cơ

Nilon, nhựa tái chế
Nilon, nhựa không tái chế

Băng tải đánh đống


Vỏ đồ hộp, chai lọ các loại
Thủy tinh, sành sứ

Nhà đảo trộn
Rác tập kết về nhà máy có chứa những thành phần hữu cơ đang bị phân
hủy làm sinh ra mùi và khí thối H2S, vì thế cần khử mùi cho rác để giảm độc hại
cho công nhân phân loại rác. Việc khử mùi cho rác được thực hiện nhờ sử dụng
dung dịch vi sinh vật hữu hiệu EM:

Khoá Luận Tốt Nghiệp

21

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Chế phẩm EM có nguồn gốc từ Nhật Bản được trung tâm chuyển giao
công nghệ Việt – Nhật, Bộ Khoa học Công nghệ đưa vào thử nghiệm ở Việt
Nam. EM sơ cấp (EM gốc là dung dịch có màu vàng nâu với mùi dễ chịu, có vị
ngọt chua, pH của EM đạt ở mức dưới 3,5. Nếu có mùi nặng hoặc thối thì pH
lớn hơn 4, khi đó EM gốc đã bị hỏng không sử dụng được. Các vi sinh vật chính
trong EM:
- Vi khuẩn quang hợp
- Vi khuẩn axit lactic
- Các men
- Xạ khuẩn
- Nấm men

EM gốc là vi sinh vật không hoạt động, vì vậy, EM gốc cần hoạt động
bằng cách cung cấp nước và thức ăn, bằng cách them nước và rỉ đường theo
công thức:
- 1000 ml nước.
- 1 ml của EM gốc.
- 1 ml rỉ đường hoặc 1 g đường bất kì.
Dung dịch này để trong vòng 24 h rồi phun cho chất hữu cơ, có tác dụng
khử mùi và khí độc hại như H2S, SO2…, xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi, cung
cấp vi sinh vật và các men thúc đẩy quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ.
Tại nhà tập kết rác, rác thải sinh hoạt được phun dung dịch EM thứ cấp,
việc sơ loại rác được thực hiện ngay sau khi phun thuốc. Các chất thải có kích
thước lớn như chăn chiếu, vật liệu xây dựng… được loại bỏ để rác có chất lượng
cao phù hợp với quá trình làm phân compost và không gây hao mòn cho các
thiết bị. Các vật liệu này bị loại ra và được đem đổ lộ thiên trên các đồi xung
quanh công ty.
Sau khi sơ tuyển loại bỏ chất thải kích thước lớn, rác thải được đưa đến
trước cửa phễu nạp liệu, tại đây, rác được đưa xuống san đều tự động trên băng
tải tiếp liệu với chiều cao 10cm, tốc độ của băng tải là 20m/phút.

Khoá Luận Tốt Nghiệp

22

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
Rác từ băng tải tiếp liệu đổ vào băng tải phân loại với tốc độ băng tải là

3,8 m/phút, chiều dài băng là 30m. Người công nhân phân loại với trang bị bảo
hộ đầy đủ đứng ở hai bên thành băng tải. Các loại chất thải sau đây bị loại bỏ:
- Chất thải có đặc tính nguy hại: các vật liệu dễ gây ra cháy nổ và
độc hại như bình gas, bật lửa, đạn pháo, pin, ăcquy, nhiệt kế hỏng… được nhặt
ra ngay từ đầu để tránh gây nguy hiểm trong suốt quá trình ủ compost.
- Các kim loại cỡ lớn, giấy, bìa cáctong được thu gom với mục đích
tái chế.
- Nilon, nhựa được nhặt và phân thành 2 loại: loại có thể tái chế
được rửa sạch, đưa vào máy cắt nilong để cắt nhỏ thành các sợi, sau đó được
phơi khô và cho vào máy đùn hạt nhựa, sản phẩm là các hạt nhựa được dùng
làm nguyên liệu sản xuất đồ nhựa. Loại nilon và nhựa không thể tái chế được
thu gom và đổ lộ thiên.
- Vỏ đồ hộp, chai lọ được thu gom với mục đích tái chế và tái sử
dụng.
- Thủy tinh, sành sứ đem nghiền nhỏ để làm gạch xỉ.
Trên băng tải phân loại còn lại rác hữu cơ, rác này đổ vào băng tải đánh
đống với tốc độ 13,7 m/phút, chiều dài 17 m và đi vào nhà đảo trộn, giai đoạn
phân loại rác kết thúc.
Trong phương pháp ủ rác sinh hoạt làm phân hữu cơ, việc phân loại rác
rất phức tạp nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng
mùn tạo thành. Rác thải sinh hoạt của thành phố không được phân loại tại
nguồn, được trộn lẫn nên rất hỗn tạp và gây tốn nhiều công sức cho việc phân
loại. Theo nhận định, rác sau phân loại có thành phần hữu cơ chiếm khoảng 90 –
95%, rác còn lẫn nhiều túi nilon kích thước nhỏ.

Khoá Luận Tốt Nghiệp

23

Phạm Thị Loan_K9K2



Trường Đại Học Nông Lâm

 

Khoa Công Nghệ Sinh Học

Hình1. Hệ thống băng tải phân loại rác
3.3.3 Giai đoạn đảo trộn
Ngoài thành phần chính là vật liệu hữu cơ, phân compost còn có sự tham
gia của nhiều phụ gia khác, vì thế, trong quy trình xử lý rác cần thiết phải có
khâu đảo trộn. Việc đảo trộn rác có ý nghĩa làm cho các phụ gia có thể ngấm
đều vào vật liệu hữu cơ trên mọi phần của đống rác, nhờ đó làm cho chất lượng
của đống ủ trở nên đồng đều hơn.
Các phụ gia được sử dụng:

Bảng 3. Phụ gia sử dụng trong xử lý rác
Phụ gia

Khối lượng

Đạm
Rỉ đường
EM

10 - 12 kg
10 kg
30 lít


Đơn vị
tính
kg
kg
lít

Từ băng tải đánh đống, rác thải được đổ thành đống lớn trong nhà đảo
trộn. Tại đây, đạm được bổ sung vào rác bằng việc quãi đều trên mọi phần của
đống rác, việc quãi đạm này làm thay đổi tỉ lệ N/C của rác. Sau khi bổ sung
đạm, dung dịch EM thứ cấp được phun vào rác nhờ máy bơm chân không, chú ý
Khoá Luận Tốt Nghiệp

24

Phạm Thị Loan_K9K2


Trường Đại Học Nông Lâm
 
Khoa Công Nghệ Sinh Học
phun đều để rác không quá khô cũng không quá ướt, độ ẩm khoảng 50% là đạt
yêu cầu. Sau khi bổ sung phụ gia thì liên tục đảo đi đảo lại để phụ gia ngấm đều
vào rác.

3.3.4 Chất rác vào bể ủ
Hệ thống bể ủ của công ty là hệ thống gồm 20 bể chia thành 3 nhà chính
như sau:
+ Một nhà 6 gian tương ứng với 6 bể, mỗi bể có thể tích 150 m3.
+ Một nhà 4 gian tương ứng với 4 bể, mỗi bể có thể tích 150 m3.
+ Một nhà 10 gian tương ứng với 10 bể, mỗi bể có thể tích 120 m3.

Trong đó, bể số 2 của khu nhà 6 gian được chọn làm bể tiến hành nghiên
cứu. Cấu tạo của bể như sau:
+ Kích thước: dài 9,5m × rộng 6,5m × cao 2,5m. Tổng thể tích là 154,3
m3.
+ Cấu tạo rãnh dẫn khí: gồm 2 rãnh chính dẫn khí dọc theo chiều dài của
bể và 3 rãnh phụ:
- Chiều dài rãnh dẫn chính: 8m, rãnh phụ: 5m.
- Chiều rộng của rãnh 0,25m.
- Chiều sâu của rãnh 0,39.
Hệ thống dẫn khí vào bể là các ống nhựa PVC có đường kính 20 cm dẫn
khí từ quạt gió. Các ống dẫn khí đặt dưới rãnh dẫn khí được bảo vệ bằng các tấm
ghi sắt. Trên thân ống dẫn khí cách 20cm thì khoan 1 lỗ thoát khí có đường kính
20mm.
Ngoài chức năng chứa ống dẫn khí, rãnh này là nơi thu nước rác để tập
trung về bể chứa ngầm, nước rỉ rác thường được dung để tưới rác nếu như trong
quá trình ủ rác không đủ độ ẩm.
Trước khi chất rác vào bể, bể sẽ được vệ sinh. Các tấm ghi bảo vệ được
lật lên, bùn và đất cát trong rãnh dẫn khí được nạo vét để tránh làm tắc ống dẫn
khí gây cản trở quá trình thổi khí. Các tấm ghi bảo vệ được đặt lại sao cho bề
mặt của chúng thấp hơn so với nền bể ủ để không va chạm với gầu xe xúc lật
trong khi gạt rác.
Khoá Luận Tốt Nghiệp

25

Phạm Thị Loan_K9K2


×