Báo Cáo Tốt Nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay việc duy trì và phát huy đưa ngành chăn nuôi ngày càng
phát triển và phát triển bền vững đang là yêu cầu và mục tiêu mà các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long hướng tới. Thế nhưng việc giải quyết giữa yêu
cầu cần tăng nhanh số lượng và năng suất đàn heo với việc đảm bảo cho
đàn heo luôn khỏe mạnh, hạn chế các bệnh dịch phát sinh luôn là các vấn
đề nan giải. Một trong các bệnh dịch xảy ra có tính chất phổ biến và thường
xuyên nhất trong các cơ sở chăn nuôi heo sinh sản và heo con theo mẹ, tập
trung cần phải được các nhà chăn nuôi thú y quan tâm giải quyết. Đó là
chứng tiêu chảy ở heo con theo mẹ.
Mặc dù các nhà kỹ thuật đã nghiên cứu ra hàng loạt các giải pháp
phòng và điều trị bệnh tiêu chảy, việc sử dụng kháng sinh vẫn luôn là
phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiêu nhiều nghiên
cứu cũng đã cho thấy rằng việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tạo ra
những dòng vi khuẩn kháng thuốc, điều này đã gây không ít khó khăn trong
việc điều trị bệnh, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và phức
tạp hơn.
Vì vậy tôi đi đề tài “một số biện pháp phòng và điều trị chứng tiêu
chảy heo con theo mẹ tại hộ chăn nuôi”. Tôi muốn sử dụng một số chế
phẩm vi sinh vật nhằm khảo sát tác dụng phòng và điều trị chứng tiêu chảy
cho heo con theo mẹ so với việc sử dụng kháng sinh từ trước đến nay. Từ
đó tìm ra được phương thức điều trị tốt nhất. Đồng thời mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người chăn nuôi.
- - - »-« - - -
-1-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc điểm sinh lý của heo con theo mẹ:
Heo con theo mẹ các cơ quan phát triển tương đối thành thục về mặc
sinh lý như: đi đứng, ăn uống … nhưng vẫn còn một số cơ quan, đặc điểm
phát triển chưa hoàn chỉnh về cơ quan điều hòa thân nhiệt, khi nhiệt độ môi
trường thay đổi đột ngột làm cho cơ thể heo con không thích ứng kịp thời,
do lớp mở dưới da quá mỏng, lớp lông dưới da ít và thưa. Nên khả năng
điều hòa thân nhiệt để thích ứng với sự thay đổi của môi trường còn kém.
Làm giảm sức đề kháng nên heo con dễ bị rối loạn tiêu hóa. Điều này tạo
điều kiện cho vi sinh vật đường ruột phát triển nhất là vi khuẩn E.coli gây
bệnh tiêu chảy ở heo con.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh bệnh tiêu chảy ở heo con.
Bệnh tiêu chảy ở heo con do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng ở heo
con theo mẹ bệnh tiêu chảy do nguyên nhân sau:
1.2.1. Nguyên nhân không truyền nhiễm:
- Do heo mẹ:
Heo nái sinh sản trong thời gian mang thai không được chăm sóc chu
đáo, dinh dưỡng không đầy đủ, làm cho cơ thể heo nái yếu đi. Do đó quá
trình trao đổi chất ở heo nái cũng như ở bào thai ở heo con bị rối loạn, dẫn
đến đàn heo sinh ra bị còi cọc, yếu sức sống, khả năng chống đỡ với các
yếu tố bất lợi của môi trường bị giảm. Lúc đó heo con sẽ dễ nhiễm bệnh
(Lê Năm Năm 1999).
Ngược lại, với quy trình chăm sóc đúng, khi heo nái chữa quá béo,
thai quá to, dẫn đến đẻ khó, phải can thiệp. Sau khi sinh heo nái dễ bị viêm
đường sinh dục, dẫn đến bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Dẫn đến
heo con dễ bị tiêu chảy (Nguyễn Ngọc Phục – 2005).
Heo con bú sữa mẹ thường rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu thời
tiết và dinh dưỡng sai lệch cho heo nái có ảnh hưởng đến sữa mẹ làm cho
đàn con dễ bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh – 2001).
-2-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Thêm vào đó nguồn dinh dưỡng chủ yếu của heo con là sữa mẹ. Nếu
sữa mẹ kém phẩm chất đồng thời bị rối loạn các quá trình trao đổi chất thì
heo con không thể nào tránh khỏi bệnh phân trắng (Đào Trọng Đạt –
1996).
Do thiếu hụt Protein trong thức ăn, tỷ lệ các axit amin trong khẩu
phần ăn không cân đối, do hệ tiêu hóa của heo mẹ hấp thu kém, tình trạng
rối loạn trao đổi chất Protein có thể xuất hiện. Nuôi dưỡng đảm bảo khi còn
bào thai thiếu đạm, khoáng, vitamin, nguyên tố vi lượng, do trữ lượng sắt
của heo con từ bào thai chưa đủ. Khi được sinh ra lại không được sữa mẹ
cung cấp đầy đủ thiếu B12 nên cơ thể suy yếu, không hấp thu được chất
dinh dưỡng, heo con bú không tiêu dẫn đến tiêu chảy (Phạm Sĩ Lăng, Phan
Địch Lân- 1997).
Bệnh dễ xảy ra nhất là ở nơi nuôi tập trung, thiếu thức ăn tươi xanh,
thiếu nơi vận động, nhất là nơi chuồng bị ẩm ước khi thời tiết thay đổi đột
ngột.
Đặc biệt trong trường hợp heo nái bị thiếu Canxi trong khẩu phần ăn
nên dẫn đến thiếu Canxi trong sữa. Từ đó sữa khó tiêu hóa. Do lượng
Canxi có trong sữa giúp tạo Hydro canxi, Canxi nat. Chất này có tác dụng
với acid lactic cho ra acid canxi kết tủa và lactat canxi và dễ bị enzym
proteolytic tác kích phân cắt nhanh acid amin (Võ Văn Ninh – 2001).
Lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng dần đến ngày thứ 15 là cao nhất, đến
ngày thứ 20 đột nhiên giảm xuống khá thấp, trong khi đó nhu cầu sữa của
heo con ngày càng tăng. Đến ngày thứ 20 nếu mẹ thiếu dinh dưỡng heo con
càng thiếu sữa, thường ăn bậy dễ sinh các bệnh về tiêu hóa nhất là bệnh
tiêu chảy (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân – 1997).
Trong trường hợp nái tốt sữa, heo con bú quá nhiều, không đủ sức
tiêu hóa hết lượng sữa đã bú, đạm chất còn thừa sẽ bị vi sinh vật độc chiếm
dụng, tăng mật số gây bệnh. Đồng thời chất đạm dư thừa cũng phân hủy
thành chất độc gây co thắt như động ruột thái hóa (Võ Văn Ninh-2001). Đặc
biệt cho heo mẹ ăn nhiều tinh bột, nhiều béo làm sữa đặc hàm lượng sữa
mỡ cao heo con bú không tiêu, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy
(Đào Trọng Đạt – 1966).
-3-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mở khó tiêu. Từ đó trực
trùng E.coli tác động phân hủy sữa thành acid gây viêm dạ dày-ruột dẫn
đến tiêu chảy (Trương Lăng – 2003).
Ngoài ra khi mẹ bị viêm vú. Đặc biệt do E.coli gây nên hoặc heo mẹ
lên giống lúc đang nuôi con hoặc heo mẹ ăn phải thức ăn thiêu, thường tỉ lệ
heo con nhiễm bệnh tăng (Phạm Sĩ Lăng – 1997).
- Do heo con:
Trong thời kỳ phôi thai, do sự hoạt động yếu của nhau, không cung
cấp đủ dưỡng chất cho thai làm heo con sinh ra có trọng lượng thấp dẫn
đến khả năng đề kháng với sự thay đổi của môi trường ngoài kém. Heo con
dễ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy (sổ tay về bệnh heo – 1992).
Sữa đầu của heo mẹ chứa hàm lượng IgG khá cao nhưng giảm rất
nhanh theo thời gian. IgG bảo vệ ruột chống lại sự xâm nhập của E.coli.
Hầu hết IgG trong sữa đầu đều được sinh ra trong tuyến sữa. Trong quá
trình mang thai, một tỉ lệ tế bào lympho được kích thích bởi kháng nguyên
trong ruột di chuyển đến tuyến sữa và sản sinh ra tuyến sữa đầu sau đó sinh
trong sữa trong suốt quá trình cho sữa.Vì vậy nếu heo con không được
cung cấp sữa đầu, heo con dễ bị cảm nhiễm bệnh (Đào Trọng Đạt – 1996).
Ở heo sơ sinh hệ sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số
lượng vi khuẩn có lợi, chưa đủ kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ bị
nhiễm bệnh nhất là bệnh đường tiêu hóa. Do rối loạn đường ruột, số lượng
vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa giảm hẳn và mật độ vi sinh vật gây thối ở
đường ruột tăng lên, heo con sẽ bị phân trắng. Do vi khuẩn lactic phát triển
kém hoặc giảm số lượng thì có chỗ trống cho vi khuẩn gây thối phát triển
mạnh làm cho heo con bị tiêu chảy.
- Do điều kiện ngoại cảnh:
Ở heo con thân nhiệt không ổn định, dễ mẫn cảm với môi trường bên
ngoài nhất là nhiệt độ, độ ẩm, điều đó đã trở thành điều kiện thuận lợi cho
bệnh phát sinh nhất là bệnh tiêu chảy ở heo con.
Do vệ sinh chuồng trại còn kém, ẩm ước heo con bị lạnh, trong điều
kiện đó nhiều vi khuẩn có hại tăng mật số xâm nhập vào ruột heo con.
Thừa dịp heo con bị lạnh giảm sức đề kháng sẽ bộc phát bệnh tiêu chảy.
-4-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
* Tóm lại: Chuồng trại, khí hậu không thích hợp làm cho độ ẩm chuồng
tăng mức độ nhiễm khuẩn, độc tố tăng cao. Các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng xấu
đến sức đề kháng của heo con. Nhất là heo con theo mẹ.
Bên cạnh đó heo con phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng, ăn uống không đúng lúc, thay đổi chế độ chăm sóc, vệ sinh
trong chuồng kém, việc ổn định bú sữa không phù hợp, quá trình đỡ đẻ
không đúng kỹ thuật…tất cả đều gây bệnh cho heo con nhất là bệnh tiêu
chảy.
1.2.2. Nguyên nhân do truyền nhiễm:
- Do vi khuẩn E.coli:
E.coli là trực khuẩn ngắn, béo, đa năng, đầu tròn, vi khuẩn di động
không sinh ra nha bào, nhộm màu bất gram âm. Mọc tốt trong các môi
trường thông thường trong các điều kiện háu khí cũng như hiếm khí. E.coli
có khả năng phân hủy nhiều loại đường.
Hiện nay người ta đã phân lập được 163 type E.coli khác nhau và
được chia làm hai nhóm:
* Nhóm vi khuẩn không sinh độc tố
* Nhóm vi khuẩn sinh độc tố
E.coli mẫn cảm với thuốc kháng sinh có phổ tác động rộng. Đồng
thời cũng gặp những chủng thể hiện sức đề kháng mạnh với nhiều loại
kháng sinh.
Đường nhiễm bệnh do ăn uống, khi vào cơ thể E.coli sẽ phát triển
nhanh trong ruột non. Các nội ngoại độc tố tiết ra gây viêm nhiễm niêm
mạc ruột, có rất nhiều nước dồn vào ruột hay gọi là dịch. Thẩm xuất xuất
hiện tiêu chảy mà ban đầu là phản ứng tự vệ. Có phản xạ của cơ thể hướng
vào việc đẩy các chất kích thích tiết ra, do mất nước nhiều nên sảy ra khan
nước của cơ thể.
Khi sức đề kháng của vật nuôi giảm thì trực khuẩn của đường ruột sẽ
xâm nhập vào lympho máu và thậm chí vào mọi phủ tạng, ngộ độc chứng
khan nước của cơ thể hầu như chức năng của ruột non bị đình truệ hoàn
toàn nên làm cho heo con chóng chết.
-5-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
- Do virus:
Virus xâm nhập tự nhiên qua miệng hoặc mũi của heo do tiếp xúc
với phân của heo bệnh hay thức ăn bị nhiễm virus, heo mới mua về nhập
vào trại là nguyên nhân lây lan quan trọng nhất. Sau khi virus vào cơ thể
tấn công vào nhung mạo của ruột non và phát triển ở đó, làm cho nhung
mạo ruột bị phá hủy gây bệnh tiêu chảy kém hấp thu, kém tiêu hóa, bệnh
càng nghiêm trọng khi bệnh bị tác động stress, lạnh, ẩm ước và nhiễm kế
phát.
1.3. Triệu chứng và bệnh tích:
1.3.1. Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra ở heo từ 3 – 28 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh có thể
dẫn đến 100% bệnh thường xảy ra quanh năm. Tập trung cao nhất là ở thời
điểm giao mùa, mưa to gió lớn. Thời tiết thay đổi đột ngột, heo bị bệnh có
thể dẫn đến chết hoặc khỏi thì bị còi cọc.
Khi heo bị bệnh tiêu chảy thì có triệu chứng cũng như các bệnh tiêu
chảy khác, làm cho heo bị mất nước nhanh chóng, xù lông, da niêm mạc
nhợt nhạt, dáng đi siêu vẹo, mắt thụt sâu, hậu môn dính đầy phân và có tốc
độ lây khá cao. Nếu không điều trị kịp thời heo bị mất nước kiệt sức mà
chết. (PGS.TS. Lê Văn Tạo). Đối với những con vật bị bệnh kéo dài sau khi
khỏi bệnh sẽ bị còi cọc, chậm lớn dễ mẫn cảm với các bệnh khác (giáo
trình bệnh truyền nhiễm của Thạc sĩ Nguyễn Văn Quyên).
2.3.2. Bệnh tích:
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ tác động, tình trạng sức
khỏe, bệnh tích khác nhau. Nhưng chung nhất có một số biểu hiện thường
gặp sau: Xác gầy do mất nước, mắt thụt sâu, mổ khám thấy da dày chứa
đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi. Ruột không chứa hơi hoặc chứa
đầy hơi. Dạ dày và ruột đều giản nở. Trên thành ruột có hiện tượng xung
huyết hoặc xuất huyết, gan bình thường đôi khi hơi sưng, túi mật căng
phồng chứa đầy dịch màu vàng. Đặc biệt lá lách hơi sưng, phổi thường ứ
nước, đôi khi có hiện tượng sưng phổi nhẹ. Ngoài các bệnh tích trên, ta
-6-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
thấy khi heo bị tiêu chảy nặng thường có những triệu chứng sau: Cơ tim
nhão, nhợt nhạt, màng tim dính và tích nước.
1.4. Tính chất dược lý của thuốc:
1.4.1. Bio subtyl –II:
(hình)
Do công ty vắcxin và sinh phẩm số 2: 26 Hàn Thuyên – Tp. Nha
Trang sản xuất:
- Thành phẩm: Trong một gói (1 gram) có chứa:
* Bacillus subtilis………..107 – 108 UI
* Tá dược: Lactose, Amidon, hương liệu vừa đủ 1g
- Quy trình đóng gói: Thuốc bột, trọng lượng 1g/gói.
- Tính chất và cơ chế tác dụng: Biosirtyl – II là men tiêu hóa sống
được làm từ trực khuẩn Bacillus subtylis trực khuẩn này sinh nhiều kháng
sinh, vitamin, đặc biệt là các men tiêu hóa như: Proteaza, Amylaza… có tác
dụng ngừa tiêu chảy hữu hiệu.
Thuốc có tác dụng cân bằng các hệ vi sinh vật có ích đường ruột
giúp cải tiến đường tiêu hóa nhất là các trường hợp sử dụng kháng sinh kéo
dài. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn gây các triệu chứng ăn không tiêu, đi phân
sống…dùng Biosurtyl-II là sinh phẩm thuốc không có tác dụng phụ, không
có bất kỳ tác hại nào khi dùng thường xuyên. Đặc biệt tá dược là loại
đường đơn nên dễ hấp thu, có tác dụng hỗ trợ.
1.4.2. Than hoạt tính:
(hình)
- Thành phần:
* Than hoạt tính:
* Tính chất và cơ chế tác dụng:
Than hoạt tính ở dạng bột hoặc viên có màu đen không mùi, không
vị, không tan trong nước và nhiều dung môi khác.
Than hoạt tính chỉ làm ảnh hưởng rất ít đến men tiêu hóa, nó hấp thu
các chất độc hóa học, vi trùng và các độc tố của vi trùng.
Dùng cho uống để hấp thu vi khuẩn và các độc tố của vi khuẩn trong
bệnh viêm nhiễm trùng dạ dày ruột (Phạm Khắc Hiếu 1997).
-7-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
1.4.3. Norflox-20:
(hình)
- Thành phần:
* Norfloxacin ……………..20000 mg.
* Tá dược vừa đủ ………….100 ml.
- Công dụng:
Đặt trị bệnh tiêu chảy viêm ruột viêm dạ dày,phân trắng, tụ huyết
trùng, thương hàn, tiêu chảy do E.coli.
Các bệnh kết hợp tiêu chảy với nhiễm trùng máu E.coli.
Norfloxacin là một loại kháng sinh tổng hợp thuốc nhóm Quinolon.
Norfloxacin.
Norfloxacin là bột kết tinh màu vàng nhạt ít tan trong nước hút ẩm
chuyển hóa thải từ thận 50% - 60%. Thấm tốt qua nước tiểu và ống mật, tư
cung cơ thận.
Norfloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tách đôi chuổi xoắn
kép AND. Do vi khuẩn dễ nhân lên bằng cách phòng bế men AND –
Polymeraza làm cho vi khuẩn không sinh sản được.
Nó tác dụng mạnh với vi khuẩn G - và G+ và các Mycoplasma. Đặc
biệt nhạy cảm với E.coli, Salmonella, Staphy lococcus…
1.4.4. Becomplex:
(hình)
- Thành phần:
Vitamin B1 HCL ……………….500g
Vitamin B2 ……………………..75g
Vitamin B5 ……………………..50g
Vitamin B6 HCL ……………….300g
Vitamin PP……………………...325mg
Tá dược vừa đủ 100ml
- Công dụng: Điều trị còi cọc, bại liệt, phù thủng do thiếu vitamin
nhóm B, kích thích tiêu hóa tăng trọng nhanh hồi phục sau khi khỏi bệnh.
-8-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
1.4.5. Atropin:
(hình)
- Thành phần:
Atropin surfate ………………..50mg
EXP.QSP ……………………..100ml
- Công dụng: Chống co thắt, giảm đau, viêm loét dạ dày
1.4.6. Electrolyte:
(hình)
Tăng cường chất điện giải, trống mất nước giảm stress, giúp heo
phục hồi nhanh sau khi khỏi bệnh.
-9-
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1. Thời gian thực hiện đề tài:
- Được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường từ ngày 30/11/2009
đến 30/01/2010
2.2. Địa điểm:
- Được thực hiện tại hộ chăn nuôi heo của ông LÊ VĂN THỤ ấp
Định Hòa “A” – xã Định Môn – huyện Thới Lai – Tp.CT.
2.3. Nội dung thí nghiệm:
Nghiên cứu hiệu quả 3 loại thuốc Bio subtyl-II, Nor flox-20 và than
hoạt tính trong điều trị bệnh tiêu chảy cho heo con theo mẹ.
2.3.1. Theo dõi kết quả điều trị bệnh tiêu chảy heo con khi dùng men tiêu
hóa sống Biosubtyl-II.
2.3.2. Theo dõi trị bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ bằng Norflox-20.
2.3.3. Theo dõi bằng than hoạt tính để điều trị heo bệnh tiêu chảy.
2.4. Đối tượng thí nghiệm:
Heo con 3 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi
2.5. Dụng cụ thí nghiệm
+ Than hoạt tính
+ Norflox - 20
+ Biosbtyl-II
+ Nước sinh lý: Glucose 5%
+ Thuốc cầm ói, giảm tiêu chảy.Atropin
+ Thuốc bồi dưỡng: B- Complex
+ Chuồng để heo con và heo mẹ
+ Chổi để quét dọn
+ Bóng đèn 75 w
+ Máng ăn.
+ Máng uống.
- 10 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
+ Thuốc sát trùng chuồng trại để tránh mầm bệnh lây lan: VimeIodine.120ml
+ Cân đồng hồ: Dùng để cân trọng lượng heo con trong thời gian
thực hiện đề tài.
+ Ống tiêm: 10ml, 20ml, 3ml và 5ml dùng để tiêm và cho heo con
uống trong thời gian thí nghiệm.
Kim tiêm: Kim số 7,9 và 12.
2.6. Phương pháp thí nghiệm:
2.6.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm phòng bệnh:
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức
có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau. Cách bố trí thí nghiệm được
tôi bố trí như sau:
Nghiệm thức I : Dùng men Biosubtyl- II
Nghiệm thức II : Dùng thuốc Norflox – 20
Nghiệm thức III : Không dùng thuốc và men mà nuôi phương pháp
tự nhiên
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm phòng bệnh:
Nghiệm
thức
I
II
III
Số heo thí
nghiệm
(con)
9
9
9
Lứa tuổi theo
dõi (ngày tuổi)
3 – 28
3 – 28
3 – 28
Liều lượng
Đường
1lần/con cấp thuốc
0,5g
0,5ml
Uống
Uống
Liệu trình
lần/ngày
2 lần/ngày x 3 ngày
2 lần/ngày x 3 ngày
Nghiệm thức I:
Phòng bằng Biosubtyl- II lứa tuổi theo dõi 3- 28 ngày tuổi,
liều lượng 0,5g/con, đường cấp thuốc uống, liệu trình 2 lần/ngày x
3ngày.
Nghiệm thức II:
Dùng Norflox-20 để phòng bệnh tiêu chảy heo con từ 3 – 28
ngày tuổi, liều lượng 0,5ml/con, đường cấp thuốc uống, liệu trình 2
lần/ngày x 3ngày.
- 11 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Nghiệm thức III:
Không dùng gì cả, nuôi tự nhiêu để đối chứng với nghiệm
thức I và II.
Chú ý: Khi phòng bệnh tiêu chảy cho heo con chỉ bằng ½ liều khi điều
trị bệnh.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
* Tỷ lệ % heo bị tiêu chảy ở các nghiệm thức.
Tổng số con tiêu chảy
Tỷ lệ % heo con tiêu chảy =
x 100
Tổng số con theo dõi
* Tỷ lệ % heo con tiêu chảy theo tuần tuổi.
Tổng số con bị tiêu chảy theo tuần tuổi
Tỷ lệ % heo con bị tiêu chảy =
x 100
Tổng số con theo dõi
* Tỷ lệ % heo con còi ở các nghiệm thức:
Tổng số con còi
Tỷ lệ % heo con bị còi =
x 100
Tổng số con còn sống sau khi thí nghiệm.
* Quy ước: Heo còi là heo có trọng lượng nhỏ hơn 2/3 trọng lượng
của heo bình thường (heo khỏe), cùng với sự ốm, yếu, xù lông, trơ
xương…
2.6.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy:
Thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con được bố trí trên 3
nghiệm thức ngẫu nhiên hoàn toàn ngẫu nhiên bằng men tiêu hóa sống
Biosubtyl – II là men cung cấp hệ vi sinh vật cần thiết cho hệ ruột cho heo
con để so sánh với thuốc Norflox-20 và Than hoạt tính vừa có tác dụng
điều trị bệnh tiêu chảy vừa hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh,
- 12 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
tránh được tình trạng lờn thốc và sự tồn đọng kháng sinh trong cơ thể heo
con làm ảnh hưởng đến năng xuất cho người chăn nuôi và tiêu dùng,
phương pháp bố trí nghiệm thức được chúng tôi thực hiện qua bảng 2 dưới
đây:
Bảng 2: Bố trí thí nghiệm điều trị:
Chỉ tiêu
nghiệm
thức
I
II
III
Số heo con
điều trị
Liều lượng
con/lần
Đường cấp
thuốc
Liệu trình
15
15
15
1g
1ml
1g
Uống
Uống
Uống
2lần/ngày x 3ngày
2lần/ngày x 3ngày
2lần ngày x 3ngày
Nghiệm thức I:
Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh bằng thuốc Biosubtyl –II, đường cấp
thuốc cho uống, liệu trình 2lần/ngày x 3 ngày, liệu lượng 1g.
Nghiệm thức II:
Bố trí thí nghiệm trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc Norflox-20, đường
cấp thuốc cho uống, liệu trình 2lần/ngày x 3 ngày, liều lượng 1ml.
Nghiệm thức III:
Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh tiêu chảy heo con bằng Than hoạt
tính, đường cấp thuốc cho uống, liệu trình 2lần/ngày x 3 ngày, liều lượng
1g.
* Nguyên tắc điều trị:
Nếu đàn heo bị bệnh trên 50% thì điều trị hết đàn (bầy).
Sau liệu trình điều trị 3 ngày không khỏi thì thay thuốc khác điều trị
cho đến hết.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
* Tỷ lệ % con bệnh được điều trị khỏi qua các ngày điều trị.
Tổng con điều trị khỏi
Tỷ lệ % con bệnh được điều trị khỏi =
x 100
Tổng con điều trị
- 13 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
* Xử lý số liệu:
Từ kết quả thu được từ thí nghiệm ở 3 nghiệm thức điều trị bệnh tiêu
chảy được tôi đem đi so sánh với nhau để đưa ra phương pháp điều trị có
kết quả cao.
- 14 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phòng bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ.
Thí nghiệm phòng được thực hiện trực tiếp trên 2 bầy heo (27 con)
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 3 nghiệm thức; Nghiệm thức I dùng
Biosubtyl-II; Nghiệm thức II dùng Norflox-20; Nghiệm thức III không
dùng thuốc hoặc men phòng. Các kết quả được tôi thu nhận, tổng hợp và
trình bày qua bảng 3 và biểu đồ sau:
Bảng 3: Kết quả phòng bệnh tiêu chảy heo con theo các tuần tuổi là:
Chỉ tiêu
I
nghiệm
II
thức
III
Số heo
theo9 dõi
9
(con)
9
Thời điểm mắc bệnh
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
%
Con
%
Con
%
Con
%
Tỷ lệ Con
33,3%
1
11,1%
2
22,2%
0
0%
0
0%
tiêu
55,5%
2
22,2%
3
33,3%
0
0%
0
0%
chảy
%
88,8%
2
22,2%
5
55,5%
1
11,1%
0
0%
Biểu đồ 1: Mức độ tiêu chảy ở heo con trong thí nghiệm phòng bệnh
tiêu chảy.
- 15 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Qua kết quả phòng bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ bảng 3 và
biểu đồ 1 ta thấy hiệu quả phòng bằng men Biosubtyl và Norflox-20 so với
không phòng là khá tốt, sự khác biệt này có ý nghĩa khi so sánh ở từng giai
đoạn tuần tuổi thì hiệu quả đạt được như sau:
Tuần tuổi 1: Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức II là: 22,2% và nghiệm
thức III là: 22,2% cao hơn so với nghiệm thức I; nghiệm thức I chỉ tiêu
chảy 11,1%.
Tuần tuổi 2: Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức III là: 55.5% so với
nghiệm thức II là: 33,3% và nghiệm thức I là: 22,2%. Trong đó nghiệm
thức I và II có mức độ tiêu chảy giống nhau là (22,2% và 33,3%). Sự khác
biệt này có ý nghĩa rất quan trọng trong thí nghiệm.
Tuần tuổi 3 và thứ 4: Tỷ lệ tiêu chảy rất thấp chỉ có nghiệm thức III
chảy 1 con (11,1%), còn các nghiệm thức I, II không bị tiêu chảy cho đến
tuần tuổi thứ 4 (0%).
Từ kết quả trên cho thấy rằng việc sử dụng men tiêu hóa sống
Biosubtyl-II và Norflox-20 có hiệu quả phòng bệnh khá cao, đặc biệt là
men Biosubtyl-II. Theo tôi sở dĩ nghiệm thức I đạt hiệu quả cao nhờ trong
men có chủng vi sinh vật có ích cho hệ tiêu hóa lactobacillus, acidophulus,
streptococus, Faccium, Bacillus subtilis …một mặt đây đều là các vi sinh
vật lên men lactose làm sản sinh nhiều acid hữu cơ như: acid lactic, acid
acetic … tạo môi trường tan trong ruột là một môi trường không thích hợp
cho các loại vi khẩn phát triển nhất là vi khuẩn E.coli; mặt khác khi bổ
sung các vi sinh vật này vào đường tiêu hóa của heo con chúng sẽ lập tức
chiếm lấy các vị trí và bám vào nhung ruột và làm cho các vi khuẩn có hại
trong ruột không còn chỗ bám ở ruột nữa, chúng được nhu động ruột tống
ra ngoài theo phân nên chúng không có tác động gây bệnh cho heo con.
Ngoài ra các nghiên cứu còn cho rằng các vi sinh vật này trong quá trình
phát triển còn sản sinh ra nhiều đề kháng cho cơ thể như: Acidophylin
acidolin, lactocidin … giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại
các tác nhân gây hại như: E.coli, Bacillus perfringens, Salmonlla, shigella,
pasteurella, Staphilococus …
- 16 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Và cũng từ kết quả thu được chúng tôi còn nhận thấy tỷ lệ tiêu chảy
ở 3 nghiệm thức đều có sự thay đổi theo tuần tuổi của heo con. Tỷ lệ tiêu
chảy của heo con theo mẹ tập trung chủ yếu vào tuần tuổi thứ 1 và thứ 2
điều này chứng tỏ rằng chứng tiêu chảy của heo con xảy ra còn do nhiều
nguyên nhân khác nhưng ta đã biết cơ thể heo sơ sinh chưa hoàn chỉnh nhất
là hệ tiêu hóa và hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt cũng như
hoạt động chức năng khác còn yếu. Vì vậy heo con rất dễ bị ảnh hưởng đến
sự tác động đến môi trường bên ngoài, dẽ mẫn cảm với sự thay đổi của
thời tiết nhất là giai đoạn từ 5-10 ngày tuổi. Thêm vào đó heo con sơ sinh
trong tuần lễ đầu đều phụ thuộc vào sữa đầu của heo mẹ và chỉ hấp thu
được Y-glubdin miễn dịch trong 24 giờ hoặc 36 giờ sau khi sinh. Vì vậy
nếu cung cấp thiếu hoặc không cung cấp sữa đầu cho heo con thì dù có tác
động phòng bệnh cũng khó tránh khỏi bị mầm bệnh xâm nhập khi gặp điều
kiện thuận lợi.
Sang tuần tuổi thứ 2 heo con bắt đầu tập ăn, cơ thể chưa kịp thích
nghi với thức ăn, thức ăn không phù hợp, thức ăn rơi vãi dơ bẩn trên nền
chuồng hoặc cung cấp thiếu nước sạch khi tập ăn sẽ gây tiêu chảy cho heo
con, hiện tượng này người chăn nuôi gọi là trở máng.
3.2. Sự ảnh hưởng sức tăng trọng của heo con khi dùng men và thuốc
phòng bệnh tiêu chảy
Qua phòng bệnh tiêu chảy heo con trong thời gian theo mẹ ta thấy
không những men vi sinh vật đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo
con theo mẹ mà còn góp phần quan trọng giúp heo con tăng trọng tốt được
thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4: Mức độ tăng trọng của heo con ở các nghiệm thức.
Chỉ tiêu
nghiệm
thức
I
II
III
Số con
9
9
9
P sơ
sinh
(kg)
1,30
1,35
1,20
P 2 tuần P 4 tuần
tuổi (kg) tuổi (kg)
4,19
3,86
3,18
- 17 -
7,01
6,87
5,15
TT 2
TT 4
tuần
tuần
tuổi (kg) tuổi (kg)
2,89
5,71
2,51
5,52
1,98
3,95
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
* Ghi chú:
P – Trọng lượng trung bình
TT – Tăng trọng trung bình
Biểu đồ 2: Tăng trọng trung bình của các nghiệm thức
* Ghi chú:
PSS: Trọng lượng sơ sinh
TT: Tăng trọng trung bình
Qua biểu đồ 2 là kết quả ở bảng 4 ta được kết quả tăng trọng bình
quân của các nghiệm thức được thể hiện như sau:
Ở hai tuần tuổi: Tăng trọng bình quân ở nghiệm thức I là (2,89 kg);
nghiệm thức II là (2,51kg) là tương đương nhau là (0,35kg); còn nghiệm
thức III (1,98kg) qua đó ta thấy nghiệm thức I, II tăng trọng cao hơn so với
nghiệm thức III.
Ở tuần tuổi 4: Tăng trọng trung bình của nghiệm thức I là: 5,71kg,
tương đương nghiệm thức II là: 5,52kg, nghiệm thức III là: 3,95kg. Như
vậy ở tuần tuổi thứ 4 cũng nghiệm thức I, II cũng phát triển tốt so với
nghiệm thức III.
Các kết quả thu được từ thí nghiệm được chúng tôi lý giải như sau:
- Sự tăng trọng của heo con không phụ thuộc hoàn toàn vào việc
heo mẹ cung cấp sữa, đầy đủ dưỡng chất, có chế độ tập ăn thích hợp để
kích thích heo con tăng trọng mà phụ thuộc vào chính bản thân của heo
- 18 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
con, heo con phải khỏe mạnh để chống chọi lại các điều kiện bất lợi bên
ngoài, phải có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh để tận dụng và hấp thu tối đa nguồn
dinh dưỡng cung cấp cho nó.
Vì vậy: Sự khác biệt về tăng trọng ở 3 nghiệm thức hoàn toàn là 1
bằng chứng, chứng tỏ việc cung cấp thêm cho heo con 1 hệ sinh vật có ích,
không chỉ giúp cho heo con tăng sức đề kháng chống lại các vi sinh vật có
hại cho cơ thể làm cho cơ thể bị bệnh nhất là bệnh tiêu chảy mà còn góp
phần sản sinh ra các chất thiết yếu như: Acid lactic, acid acctic, acid
probionic các chất này giúp hoạt hóa pepsinogen. Trong giai đoạn heo bị
thiếu HCL, chúng kết hợp với protease do subtilis sinh ra giúp cho heo con
tiêu hóa tốt giúp cho cơ thể hấp thu tốt được các chất: Kẽm, sắc, canxi,
photpho … (Phan Bảo An 1990) đây là các chất cần thiết cho phát triển cả
cơ thể nhất là hệ xương, đồng thời các vi sinh vật có lợi trong ruột còn
giúp câng bằng hệ sinh vật đường ruột ở heo con, làm ức chế vi sinh vật có
hại không phát triển được. Đây là điều kiện cần thiết cho heo con phát triển
khỏe mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh.
3.3. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ:
Chúng tôi dùng 3 loại thuốc: Biosubtyl-II, Norflox-20 và Than hoạt
tính để thí nghiệm và làm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức điều trị cho 15
con heo con theo mẹ 3-28 ngày tuổi bị bệnh tiêu chảy, kết quả điều trị ở 3
nghiệm thức trên được tôi thu thập ghi nhận, tổng hợp được thể hiện qua
bảng dưới đây:
3.3.1. Kết quả điều trị ngày 1.
Bảng 5: Kết quả điều trị ngày 1.
Chỉ tiêu
nghiệm thức
I
II
III
Tổng số con
điều trị
15
15
15
Tổng số con
khỏi
12
10
7
- 19 -
7
5
1
Khỏi ngày 1
Con
%
46,6%
33,3%
6,6%
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Biểu đồ 3: Hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con.
Qua bảng 5 và biểu đồ 3 ta thấy:
- Hiệu quả điều trị của nghiệm thức I (46,6%) cao hơn nghiệm thức
II (33%).
- Nghiệm thức I (46,6%) cao hơn nghiệm thức III (6,6%)
- Nghiệm thức II (33%) nghiệm thức III (6,6%).
3.3.2. Kết quả điều trị ngày thứ 2:
Bảng 6: Kết quả điều trị ngày 2.
Chỉ tiêu
nghiệm thức
I
II
III
Số con điều
trị
15
15
15
Số con khỏi ngày 2
Con
%
11
73,3%
8
53,3%
5
33,3%
- 20 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Biểu đồ 4: Tỷ lệ khỏi bệnh ngày 2.
Qua bảng 6 và biểu đồ 4 ta thấy một lần nữa:
- Hiệu quả điều trị bệnh của 3 nghiệm thức ở ngày 2 cũng tương
đương nhau; Nghiệm thức I (26,6%); Nghiệm thức II (20%); Nghiệm thức
III (26,6%).
3.3.3. Kết quả điều trị ngày thứ 3:
Bảng 7: Kết quả điều trị ngày 3.
Chỉ tiêu
nghiệm thức
I
II
III
Số con điều
trị
15
15
15
Số con khỏi ngày 3
Con
%
12
80%
10
66,6%
7
46,6%
- 21 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Biểu đồ 5: Tỷ lệ khỏi ngày 3
Từ bảng 7 biểu đồ 5 khẳng định một lần nữa:
- Kết quả điều trị bệnh ở ngày thứ 3 của nghiệm thức II (13,3%) và
nghiệm thức III (13,3%) cao hơn nghiệm thức I (6,6%).
Qua kết quả thu được từ bảng 5,6,7 và biểu đồ 3, 4, 5 cho ta
thấy hiệu quả điều trị cả 3 ngày của 3 nghiệm thức. Trong đó nghiệm thức I
ta có kết quả khá cao (80%), nghiệm thức II có (66,6%), nghiệm thức III
(46,6%).
Từ những kết quả thu được ở trên cho ta thấy cả 3 loại thuốc điều trị
tương đối tốt. Đặc biệt là nghiệm thức I dùng Biosubtyl-II đem lại kết quả
cao nhất đạt 80%.
Sở dĩ tôi có kết quả trên là do 1 số điều kiện sau:
Bên cạnh việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo hàng ngày cùng với
việc theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng để phát hiện ra hiện tượng bất
thường thông qua cách bú sữa, đi lại, phân, cách nằm ngủ… từ đó kết hợp
với các phương pháp điều trị đúng lúc, đúng quy cách nên ở 3 nghiệm thức
thí nghiệm đều cho kết quả khá tốt.
Ở nghiệm thức I (80%) ta thu được hiệu quả điều trị là cao nhất so
với nghiệm thức II (66,6%) và III (46,6%) đó là nhờ hệ men tiêu hóa sống
của Biosubtyl-II. Ngoài tác dụng ức chế tác hại gây bệnh Biosubtyl-II có
- 22 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
tác dụng hấp thu các chất độc hại, có tác dụng điều trị chứng tiêu chảy heo
con rất lớn.
Ở nghiệm thức II dùng Norflox-20 để điều trị bệnh tiêu chảy. Đây là
loại kháng sinh tác động mạnh lên các loại vi khuẩn G -, G+ đặc biệt rất
nhạy cảm với vi khuẩn E.coli, Salmonella, Shigella, Staphy lococcus… do
cơ thể ức chế sự tách đôi AND của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không sinh
sản được do đó vi khuẩn tự thiêu hủy. Do đó thuốc có tác dụng tốt với bệnh
tiêu chảy phân lỏng, phân trắng, phân vàng, phân có máu …và kết quả thu
được từ thí nghiệm cũng khá cao đạt tới 66,6%.
Ở nghiệm thức III dùng Than hoạt tính cho đàn heo bị bệnh tiêu chảy
cũng đem lại hiệu quả tương đối. (46,6%) vì Than hoạt tính hấp thu các
chất độc hại và vi khuẩn E.coli, không cho vi khuẩn E.coli phát triển và xảy
ra bệnh. Nhờ có sự hấp thu này mà Than hoạt tính làm niêm mạc ruột lại có
tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh thực vật nên trong kết quả điều trị
cũng có kết quả tương đối.
3.4. Kết quả heo còi trong các nghiệm thức.
Bảng 8: Kết quả heo còi trong nghiệm thức.
Chỉ tiêu
nghiệm thức
I
II
III
Số con theo
dõi
9
9
9
Heo còi
Con
0
0
1
- 23 -
%
0%
0%
11,1%
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Biểu đồ 6: Tỷ lệ heo còi ở các nghiệm thức phòng bệnh.
Từ bảng 8 và biểu đồ 6 tôi thấy tỷ lệ heo còi của các nghiệm thức là:
Nghiệm thức I: (0%) dùng Biosubtyl-II
Nghiệm thức II: (0%) dùng Norflox-20
Nghiệm thức III: (11,1%) không dùng men.
Kết quả này một lần nữa nhận định cho tôi thấy chính xác hơn về
hiệu quả phòng bệnh của các nghiệm thức, men và thuốc với tác dụng làm
hạn chế chứng tiêu chảy và kích thích tăng trọng cũng làm giảm tỷ lệ còi
trong đàn heo thí nghiệm.
3.5. Kết quả không khỏi trong điều trị.
Chỉ tiêu
nghiệm thức
I
II
III
Tổng số con
điều trị
15
15
15
Tổng số con không khỏi
Con
%
3
20%
5
33,3%
8
53,5%
Bảng 9: Kết quả không khỏi trong điều trị.
- 24 -
HVTH: Lê Sơn Tùng
Báo Cáo Tốt Nghiệp
Biểu đồ 7: Tỷ lệ không khỏi
Nghiệm thức I: (20%) thấp hơn nghiệm thức II (33,3%)
Nghiệm thức II: (33,3%) thấp hơn nghiệm thức III (53,50%)
Nghiệm thức III: (53,50%) cao hơn nghiệm thức I (20%)
Qua bảng 9 và biểu đồ 7 cho thấy một lần nữa, khi dùng men Bio
subtyl-II. Có kết quả khỏi bệnh cao hơn khi dùng thuốc Norlox-20 (33,3%)
và than hoạt tính (53,50%).
- 25 -
HVTH: Lê Sơn Tùng