Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

phân tích tình xuất khẩu thủy sản của công ty tnhh thủy sản phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.79 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên Đề Tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
PHƯƠNG ĐÔNG

CẦN THƠ -

GVHD: Quan Minh Nhựt
GVHD: Quan Minh Nhựt

21

SVTH: Võ Huy Vũ
SVTH: Võ Huy Vũ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày tháng năm 2010
Sinh viên thưc hiên
••

Võ Huy Vũ



GVHD: Quan Minh Nhựt

3

SVTH: Võ Huy Vũ


LỜI CAM TẠ

Sau bốn năm học tập tại trường Đại học cần Thơ, em đã được thầy cô
truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu về chuyên môn cũng như kinh
nghiệm về cuộc sống - đây sẽ là hành trang vô cùng quý báu đối với em khi rời
khỏi ghế nhà trường và bắt đầu đối mặt với những thách thức khó khăn hơn trong
xã hội mới. Với những kiến thức thực tế vô cùng quý giá mà em đã được các anh
chị trên công ty TNHH thủy sản Phương Đông chỉ dạy, em nghĩ là mình sẽ có đủ
hành trang để bước vào đời.
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc đối với Quý Thầy Cô của Trường Đại
học Cần Thơ cũng như các Thầy Cô Khoa Kinh Te - Quản Trị Kinh Doanh đã
dạy bảo em rất tận tình, truyền đạt tất cả tâm huyết cho em và chỉ cho em thấy
được giá trị của cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn thầy Quan Minh Nhựt và cô Tràn Thị Bạch
yến đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy, cô
đã hết lòng chỉ dẫn, giảng giải và góp ý cho bài viết của em ngày càng hoàn
thiện.
Em xin cám ơn tất cả các cô chú, anh chị đang làm việc tại công ty TNHH
thủy sản Phương Đông nói chung, các anh chị làm việc tại phòng kế toán và
phòng kinh doanh nói riêng đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong việc lấy số liệu
và giải thích thật rõ ràng những điều em còn vướn mắt.
Cuối cùng em xin kính chúc Thầy Cô Trường Đại học cần Thơ, Thầy Cô

Khoa Kinh Te - Quản Trị Kinh Doanh, các anh chị phòng kế toán, phòng kinh
doanh và toàn thể nhân viên công ty Phương Đông vui, khỏe, công tác tốt không
ngừng thăng tiến trên con đường sự nghiệp.
Với những hiểu biết còn hạn chế em không tránh khỏi sai sót trong luận
văn. Kính mong được quý thầy cô, các bạn bỏ qua và góp ý cho em.
Ngày tháng năm 2010

Võ Huy Vũ
GVHD: Quan Minh Nhựt

4

SVTH: Võ Huy Vũ


NHẬN XÉT CỦA Cơ QUAN THựC TẬP

NGÀY.... THẢNG.... NĂM...
THÚ TRƯỞNG ĐƠN Vị
(KÝ TÊN VẦ ĐÓNG Dấu)

GVHD: Quan Minh Nhựt

5

SVTH: Võ Huy Vũ


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






Họ và tên người hướng dẫn:



Học vị:



Chuyên ngành:




Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Tên học viên: Võ Huy Vũ



Mã số sinh viên: 4066257

• Chuyên ngành: Kinh tế học
Tên đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản
Phương Đông.

NỘI DUNG NHẬN XÉT


1. Tính phù họp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2. về hình thức:
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4. Đô tin cây của số liêu và tính hiên đai của luân văn
5. Nôi dung và các kết quả đat đươc (theo mục tiêu nghiên cứu,...)
6. Các nhận xét khác
7.

Kết luân (cần ghi rõ mức độ đồng ỷ hay không đồng ỷ nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
sửa,...)

GVHD: Quan Minh Nhựt

6

SVTH: Võ Huy Vũ


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1 .GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu.................................................... 1
1.2.............................................................................................................M
ỤC TIÊU NGHIÊN cứu ĐỀ TÀI.......................................................2
1.2.1................................................................................................................ .
Mục tiêu chung.............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIẾN cứu ĐỀ TÀI.............................................................2
1.3.1. Không gian...........................................................................................2
1.3.2. Thời gian..............................................................................................2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 2

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.........................................................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.........................................................................................................4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN...........................................................................4
2.1.1................................................................................................................ Gi
ới thiệu ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.................................................4
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu.....................................8
2.2 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 13
2.2.1................................................................................................................ Ph
ương pháp thu thập số liệu.............................................................................13
2.2.2................................................................................................................ Ph
ương pháp xử lý số liệu..................................................................................13
2.2.3. Ma trận SWOT.................................................................................. 13
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG..........................................................15
3.1..............GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
PHƯƠNG ĐÔNG....................................................................................15
GVHD: Quan Minh Nhựt

7

SVTH: Võ Huy Vũ


3.1.5................................................................................................................Một
số thuận lợi và khó khăn của công ty.............................................................20
3.2...TÌNH HÌNH THU MUA NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY PHUƠNG ĐÔNG
21
3.2.1................................................................................................................ Giớ

i thiệu về nguồn cung nguyên liệu của công ty..............................................21
3.2.2................................................................................................................ Qu
y trình chế biến sản phẩm..............................................................................21
3.2.3. Định giá sản phẩm...............................................................................23
3.3 THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
PHUƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2007 - 2009
24
3.3.1................................................................................................................ Giớ
i thiệu về các mặt hàng xuất khẩu của công ty...............................................24
3.3.2. Các thị trường xuất khẩu của công ty................................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
TRONG
BA NĂM 2007 - 2009................................................................................ 31
4.1.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ
XUẤT

KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG...................................................31
4.1.1 .về doanh thu xuất khẩu......................................................................31
4.1.2................................................................................................................ về
số luợng sản phẩm xuất khẩu.........................................................................45
4.1.3................................................................................................................ Giá
bán sản phẩm và phuơng thức thanh toán......................................................57
4.1.4................................................................................................................ Chấ
t lượng sản phẩm............................................................................................58
4.1.5 Các yếu tố bên ngoài.............................................................................60
4.2............................................................................................................. ĐÁ
NH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ..............63

CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH GIÁ TRỊ VÀ SẢN
LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
PHƯƠNG

GVHD: Quan Minh Nhựt

8

SVTH: Võ Huy Vũ


ĐÔNG

70

5.1 XÂY DựNG CHIẾN Lược MARKETING VÀ NGHIÊN cứu
THỊ TRƯỜNG.................................................................................................70
5.1.1 .Xây dựng chiến lược Marketing........................................................70
5.1.2................................................................................Nghiên cứu thị trường
........................................................................................................................ 73
5.2...................................................................................................................M
Ở RỘNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.........................................................74
5.3...................................................................................................................X
ÂY DựNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU RIÊNG........................................75
5.4................................................................................................................... N
ÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO NHÂN VIÊN...............76

GVHD: Quan Minh Nhựt

9


SVTH: Võ Huy Vũ


DANH MUC BẢNG

Trang
Bảng 1: Trình độ lao động của công ty Phương Đông.................................18
Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba năm
2007-2009....................................................................................................25
Bảng 3: số lượng xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông ừong ba năm
2007-2009.........................................................................................................27
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba
năm 2007-2009............................................................................................31
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty Phương
Đông trong ba năm 2007-2009....................................................................33
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông sang các
quốc gia Châu Âu trong ba năm 2007-2009................................................34
Bảng 7:Cơ cấu về doanh thu xuất khẩu theo từng mặt hàng vào thị trường
Châu Âu của công ty trong ba năm 2007-2009...........................................36
Bảng 8: Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang châu Á của công ty Phương
Đông trong ba năm 2007-2009....................................................................38
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc Châu Á của công ty
trong ba năm 2007-2009 .............................................................................39
Bảng 10: Cơ cấu về doanh thu của từng mặt hàng xuất khẩu vào thị trường
Châu Á của công ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009 .....................41
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường khác trong ba
năm 2007-2009........................................................................................... 43
Bảng 12: Kim ngạch sang các nước thuộc thị trường khác của công ty trong
ba năm 2007-2009........................................................................................44

Bảng 13: Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông trong ba
năm 2007-2009............................................................................................46
GVHD: Quan Minh Nhựt

10

SVTH: Võ Huy Vũ


năm 2007-2009............................................................................................48
Bảng 15: Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông vào các
nước Châu Âu trong ba năm 2007-2009.....................................................49
Bảng 16: Số lượng sản phẩm theo từng mặt hàng xuất vào thị trường Châu
Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009.............................50
Bảng 17: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Châu Á trong ba
năm 2007-2009............................................................................................52
Bảng 18: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang các quốc gia Châu Á của công
ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009..................................................53
Bảng 19: Số lượng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Á theo từng
mặt hàng trong ba năm 2007-2009.............................................................. 54
Bảng 20: số lượng xuất khẩu của công ty Phương Đông sang thị trường
khác trong ba năm 2007-2009 .....................................................................55
Bảng 21: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang các thị trường khác của công ty
Phương Đông trong ba năm 2007-2009.......................................................56
Bảng 22: Tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam trong ba năm 2007-2009..................61
cả ngành xuất khẩu thủy sản trong ba năm 2007-2009 ...............................64

GVHD: Quan Minh Nhựt

11


SVTH: Võ Huy Vũ


Tiếng Việt
TNHH
UBNN
HALAL

Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban nhân dân

Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Hồi giáo
World trade organization (Tổ chức thương mại thế

Tiếng Anh

Trang

WTO
giới)
HACCP

DANH SÁCH
VIẾT TẮT
DANHCÁC
MUCTỪ
HÌNH

Hazard

tích

Hình 1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .... 11
Analysis and Critical Control Points (phân
Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty Phương Đông.................................................16
Hình 3: Trình độ lao động của công ty Phương Đông ...................................19
mối
nguy
vàchế
kiểm
soát
kiểm soát tới hạn)
Hình 4:
Quy
trình
biến
cáđiểm
chả (surimi).....................................................21
Cost and Freight (tiền hàng và cước phí)
Hình 5: Quy trình chế biến cá Basa Fillet....................................................... 22
British Retail Consortium (tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
Hình 6:
Doanh
xuất
khẩu
thực
phẩmthu
toàn
cầu
củatrong

Anh) ba năm 2007 - 2009 của công ty Phương

CFR
BRC
GMP

IQF

Good Manuíacturing
Practice (quy trình sản xuất sản
Đông.....................................................................................................26
phẩm đạt chất lượng vệ sinh)
7: Frozen
số lượng
thuỷtrình
sản đông
xuất khẩu
IndividuallyHình
Quick
(quy
lạnh)qua ba năm của công ty Phương

SSOP
L/C
GAP

Sanitation
Standard Operating Procedures (quy phạm
Đông.....................................................................................................29
thao tác vệ sinh chuẩn)

Hình(thư
8: số
Letter of credit
tínlượng
dụng)và doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty Phương
Good

ĐôngPractices
trong ba năm
..............................................................................29
Agriculture
(thực
hành nông nghiệp

tốt)

VASEP

Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của công ty Phương
Việt
Nam
Association
Of
Seaíòod
Exporters
and
Đông
năm 2007-2009
32
Producers (hiệp

hộitrong
chếba biến
và xuất ............................................................
khẩu thủy sản
Việt Nam)

GVHD: Quan Minh Nhựt

12

SVTH: Võ Huy Vũ


CHƯƠNG1
GIỚI THIÊU


1.1.

GIỚI THIỆU VẨN ĐỀ NGHIÊN cứu

Việt Nam với một bờ biển trải dài, nhiều sông ngòi do đó rất thuận lợi cho
việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Khai thác đuợc lợi thế đó nên đã có rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đã dần lớn mạnh và
trưởng thành trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Thủy sản Việt Nam cũng đã
đạt được những thành tựu đáng kể, trong năm 2007 Việt Nam thuộc vào top 10
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới sau Hà Lan, sang năm 2008 Việt Nam
đã vươn lên vị trí thứ 8. Trong năm 2007 thủy sản Việt Nam cũng đã có mặt trên
130 quốc gia và vùng lãnh thổ và đến cuối năm 2009 đã xuất khẩu được 163 thị
trường. Tuy nhiên thủy sản của Việt Nam luôn bị cạnh tranh và ép giá trên

thương trường toàn cầu đó. Đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO thì những cạnh
tranh về thủy sản của Việt Nam càng thêm gay gắt, nó đòi hỏi chúng ta phải có
những bước đi thật chắc chắn để được đứng vững trên thị trường.
Hiện nay xu hướng quốc tế hóa làm cho nền kinh tế nước ta cũng phụ
thuộc vào kinh tế thế giới. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải
nhìn lại kết quả hoạt động thực tế của chính công ty qua các năm để nhận ra được
những thế mạnh của chính công ty nhằm phát huy và khắc phục những hạn chế.
Công ty TNHH thủy sản Phương Đông cũng là một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản với quy mô lớn, doanh thu không ngừng gia tăng qua
các năm. Vì vậy công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của xu thế quốc tế hóa.
Do đó khi thực tập tại công ty em thấy đề tài: “Phân tích tình xuất khẩu thủy
sản của công ty TNHH thủy sản Phương Đông” là rất cần thiết. Đề tài này sẽ
giúp công ty có thể có một cách nhìn tổng quát về kết quả hoạt động thực tế của
công ty qua ba năm từ năm 2007 đến năm 2009. Ngoài ra đề tài cũng cung cấp
cho công ty thấy được những mặt thuận lợi về kết quả hoạt động xuất khẩu thủy
sản mà công ty đã đạt được để tiếp tục phát huy, những mặt còn hạn chế đã tồn
tại trong các năm qua và có thể chính những hạn chế này đã làm cho kết quả hoạt
động của công ty không phải là cao nhất. Chương năm của luận văn sẽ là những
GVHD: Quan Minh Nhựt
GVHD: Quan Minh Nhựt

13
14

SVTH: Võ Huy Vũ
SVTH: Võ Huy Vũ


Đề tài có thể sẽ là một bài mẫu để cho các doanh nghiệp khác cùng ngành tham
khảo và áp dụng phân tích cho chính công ty họ.

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên những số liệu thực tế của tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty
TNHH thủy sản Phương Đông, đề tài sẽ phân tích doanh thu và số lượng xuất
khẩu thực tế qua ba năm 2007-2009 của công ty Phương Đông để nhận ra những
thuận lợi, khó khăn của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Từ đó đề ra
biện pháp để giúp công ty đẩy mạnh tình hình xuất khẩu thủy sản.
1.2.2. Muc tiêu cu thể
••

- Đánh giá được thực trạng xuất khẩu thủy sản tại công ty TNHH thủy sản
Phương Đông qua 3 năm 2007-2009.
- Phân tích được các yếu tố tác động đến tính hình xuất khẩu thủy sản tại
công ty Phương Đông.
- Đề xuất những giải pháp giúp công ty tăng giá trị và số lượng thủy sản
xuất khẩu trong tương lai.
1.3.

PHẠM VI NGHIÊN cứu ĐỀ TÀI

1.3.1. Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH thủy sản Phương Đông, cụ thể
là phòng kế toán và phòng kinh doanh của công ty.
1.3.2. Thòi gian
Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ ngày 01/02/2010 đến 23/04/2010.
Các số liệu được lấy từ bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty qua các
năm 2007,2008, và 2009.


GVHD: Quan Minh Nhựt

15

SVTH: Võ Huy Vũ


1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn văn sơn (2007). Phân tích tình hình xuất khẩu và nuôi trồng thủy
sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cửu long An Giang, Đại học An
Giang. Nội dung của đề tài phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty
sang các thị trường quốc tế chủ yếu là Châu Âu cùng với những yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình xuất khẩu đó. Đề tài cũng phân tích một số yếu tố xoay
quanh việc nuôi trồng thủy sản của công ty.
Trần Hòe (2007). Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân. Nội dung của sách gồm 3 phần: phần I là Bài giảng điện tử
biên soạn trên nền phần mềm Powerpoint, phần II là các tình huống, phần III là
các câu hỏi trắc nghiệm và lý thuyết - vận dụng. Quyển sách sẽ giúp người đọc
tăng cường các kiến thức, nắm vững các luật và thông lệ quốc tế, rèn luyện các
kỹ năng kinh doanh và giải quyết các tình huống, khả năng tham gia và xử lý các
tranh chấp theo luật thương mại và thông lệ quốc tế.
Nguyễn Trọng Thủy (2007). Những điều kiện thương mại quốc tế
Incoterms 2000, Nhà xuất bản Tài Chính. Nội dung của quyển sách này bao gồm
1 bản viết bằng tiếng anh và một bản dịch bằng tiếng việt về tất cả các điều
khoản trong Incoterms 2000, được trình bày rất rõ ràng và mạch lạc giúp người
đọc hiểu được một cách dễ dàng.
Dương Hữu Hạnh (2008). Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập
khẩu, Nhà xuất bản Thống Kê. Nội dung quyển sách này bao gồm đến 22 chương
nhưng trong đó có một số chương có nội dung rất cần thiết cho đề tài: chương 2

là đánh giá tiềm năng thị trường xuất khẩu (Estimating market potential), chương
4 nói về các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu (Export marketing
plans and strategies), chương 19 hướng dẫn người đọc thực hành tín dụng chứng
từ tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
Hồng Dương (2009). “Xuất khẩu gồng mình về đích”, tạp chí tài chính,
trang 3. Bài báo viết về những khó khăn của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam
trong năm 2009 và những chỉ tiêu đã đạt được trong năm.

GVHD: Quan Minh Nhựt

16

SVTH: Võ Huy Vũ


CHƯƠNG2
PHƯƠNG PHÁP LUÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Giói thiệu ngành xuất khẩu thủy sản
2.I.I.I. Quá trình hình thành và phát triển ngành xuất khẩu thủy sản
Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự
đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá
trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Từ đó, nghề cá - ngành Thuỷ Sản - đã dần hình thành và phát
triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho
đất nước.

Giai đoạn 1954 - 1960 là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo
phát triển như một ngành kinh tế kỹ thuật. Điểm mới của thời kỳ này là sự hình
thành các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với các đoàn tàu
đánh cá lớn như Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long.
Đặc biệt phong trào họp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá.
Trong những năm 1960 - 198ŨÌ thuỷ sản có những giai đoạn phát triển
khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước. Mặc dù tổ chức quản lý ngành
được thành lập (Tổng cục thuỷ sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thuỷ
sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi
phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa
phù họp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thuỷ sản lâm vào sa sút nghiêm
trọng.
Năm 1981, với sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex
Việt Nam, ngành đã chủ động để xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã vận dụng sáng
tạo, có hiệu quả cơ chế này mà tiêu biểu là thành công của mô hình Seaprdex lúc
đó. Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra
bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự
tăng trưởng liên tục suốt hơn 27 năm qua. Qua thành công bước đầu của cơ chế
mới, năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII
GVHD: Quan Minh Nhựt

17

SVTH: Võ Huy Vũ


đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn và ưu tiên cho
ngành này.
Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng
đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự

chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng
quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao
động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Thời kỳ này,
trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ
sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước
trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào
sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường xuất khẩu. Đặc biệt, từ giữa những năm 1990 đã tập trung đổi mới
phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những
đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được
hên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó,
trong những năm cuối thế kỳ XX, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả
quan trọng. Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp
cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một
số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng
và có tính cạnh hanh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản
xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.. Năm 1995, Việt Nam gia nhập
các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức
nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu
đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát
triển tốt. Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá
trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản vượt
qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2,014 tỷ USD). Năm 2003, cả nước có 332 cơ sở chế biến
thuỷ sản. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở
chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc
tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam
được đưa vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 222 doanh nghiệp được phép xuất

GVHD: Quan Minh Nhựt


18

SVTH: Võ Huy Vũ


khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nuớc, các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất
khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.
Năm 2005, ngành thuỷ sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt
mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách
vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với
năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung năm năm 2001 - 2005,
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9%
tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt
3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4,5 tỉ USD, năm 2009 xuất khẩu thủy sản của cả
nước đạt 1.216 nghìn tấn, trị giá 4,3 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá
trị so với năm 2008. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả quan đối với các
doanh nghiệp XK, trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu... Đặc biệt
cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng
tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản
phẩm xuất khẩu.
Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thủy
sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Kinh tế thế giới, nhất là
các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng

này. Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã chính
thức có hiệu lực, theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của
Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được
giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2%. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sẽ tăng
mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại;

GVHD: Quan Minh Nhựt

19

SVTH: Võ Huy Vũ


xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có
chất lượng cao....
2.1.1.2. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Do được thiên nhiên ưu đãi nên biển và sông ngòi Việt Nam có nguồn tài
nguyên rất phong phú. Vì vậy các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta cũng
rất đa dạng và phong phú. Nhóm các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính như: cua
biển, ghẹ, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể có vỏ và một số loài cá nước ngọt.
Có khoảng 28 loài cá biển được xuất khẩu.
Có 13 loài nhuyễn thể chân đầu (mực và bạch tuộc) được xuất khẩu.
Có 12 loài nhuyễn thể có vỏ là sản phẩm xuất khẩu.
Thủy sản nước ngọt
Thuỷ sản nước ngọt xuất khẩu chủ yếu là cá tra, cá ba sa và các loại tôm
nước ngọt.
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là
một trong những đối tượng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và
Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá Basa Việt

Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm
ngon. Nghề nuôi cá basa đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt
Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về giống
cho nghề nuôi thương phẩm.
• Cá ha được xuất khẩu dưới nhiều hình thức như:
> Cá tra fillet: Pangasius Fillet
> Cá tra xuyên que: Pangasius Skewes
> Cá tra cuộn tròn: Pangasius Rolls/ Pangasius Medallions
> Cá tra tẩm bột: Breaded Pangasius
> Cá tra cắt sợi dài: Pangasius Strips and Fingers
GVHD: Quan Minh Nhựt

20

SVTH: Võ Huy Vũ


> Cá tra nguyên con cắt khoanh: Sliced Pangasius
> Cá tra nguyên con: Whole pangasius
> Cá tra tẩm gia vị: Coated Pangasius
> Cá tra fillet còn thịt đỏ, còn mỡ: Untrimmed pangasius fillet, red
meaton, fat on, bely on
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu
2.1.2.1. Thị trường
Thị trường là tập hợp các khách hàng hiện có và tiềm năng, có nhu cầu với
sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh
doanh. Trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và trong
điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Hay nói cách khác thị trường là nơi người bán và người mua tìm đến
nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy giải đáp mà mỗi bên có

nhu cầu.
Sản xuất mà không có thị trường, không có sản phẩm thì không thể tiếp
tục mở rộng sản xuất. Đối với sản xuất, thị trường có vai trò rất quan trọng. Hiện
nay trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa thì thị trường càng trở nên quan trọng
hơn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các thị trường tiềm năng. Thị trường
còn là thước đo về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt
động ở nhiều thị trường khác nhau thì có thể chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp
càng lớn. Do vậy vấn đề tìm kiếm thị trường luôn là vấn đề cấp bách đối với tất
cả các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Nhu cầu của người tiêu dùng rất là đa dạng do đó cơ cấu sản phẩm phải
thật phong phú mới có thể thu hút được khách hàng. Mặt khác do bản chất là
hàng hóa xuất khẩu, sẽ đi sang nhiều nước khác nhau phục vụ cho người dân của
GVHD: Quan Minh Nhựt

21

SVTH: Võ Huy Vũ


một trong những vấn đề quan trọng mà mọi doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tìm
hiểu thật kĩ trước khi đưa hàng hóa vào.
2.I.2.3. Giá sản phẩm
Trong kinh doanh thì giá cả sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm có giá
vốn cao nhưng giá bán ra không cao thì lợi nhuận sẽ thấp. Nhưng nếu giá vốn
cao mà công ty vẫn muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn thì buộc phải tăng
giá bán cao, việc đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kéo
theo uy tín của công ty đối với khách hàng sẽ bị giảm sút. Do đó mỗi công ty
phải có một chính sách giá phù hợp với thị trường, phù hợp với mục tiêu và

phưomg hướng hoạt động riêng của mình.
Những điều kiện thương mại để ràng buộc nghĩa vụ giữa bên bán và bên
mua cũng quy định về giá xuất khẩu. Theo INCOTERMS 2000 thì điều kiện
thương mại được chia thành 4 nhóm sau:
a. Nhóm E: có một điều kiện
EXW(Ex Works): giao hàng tại xưởng người bán
Ở điều kiện này người bán chịu chi phí tối thiểu, giao hàng tại xưởng, tại
kho của mình là hết nghĩa vụ.
b. Nhóm F: có ba điều kiện
FCA(Free Carrier): giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định tại
nước xuất khẩu.
FAS(Free Alongside Ship): giao hàng dọc mạng tàu tại cảng xếp hàng quy
định.
FOB(Free on Board): giao hàng lên boong tàu tại cảng xếp hàng quy định.
Ở nhóm này người bán không trả cước phí vận tải chính.
c. Nhóm C: có bốn điều kiên
CFR - C&F - CF - CNF (Cost and Freight): tiền hàng và cước phí.
CIF( Cost, Insuưance and Freight): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
CPT(Carriage Paid to): cước phí trả tới nơi đích quy định.
CIP(Carriage and Insurrance Paid to): cước phí và bảo hiểm trả tới nơi
GVHD: Quan Minh Nhựt

22

SVTH: Võ Huy Vũ


Ở nhóm này, người bán trả cước phí vận tải chính, địa điểm chuyển rủi ro
về hàng hóa tại nước xếp hàng (nước xuất khẩu).
d. Nhóm D: có năm điều kiện

DAF(Delivered at Frontier): giao hàng tại biên giới, tại nơi quy định.
DES(Delivered Ex Ship): giao hàng tại cảng đích quy định.
DEQ(Delivered Ex Quay): giao hàng trên cầu cảng, tại cảng đích quy
định.
DDU(Delivered Duty Unpaid): giao hàng thuế chưa trả tại nơi đích quy
định.
DDP(Delivered Duty Paid): giao hàng thuế đã trả tại nơi đích quy định.
Ở nhóm này người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định,
địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước dỡ hàng (nước nhập khẩu).
2.I.2.4. Phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất của
hoạt động ngoại thương, là cách thức người bán thực hiện để thu tiền và người
mua thực hiện trả tiền. Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi
trên thị trường quốc tế gồm: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và
phương thức túi dụng chứng từ. Do công ty sử dụng phương thức thanh toán là
phương thức túi dụng chứng từ nên trong phần phương pháp luận em chỉ giới
thiệu về phương thức tín dụng chứng từ.
Theo phương thức này thì một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng
cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối
phiếu do khách hàng kí phát trong phạm vi số tiền trên (nếu người này xuất trình
được bộ chứng từ thanh toán phù họp với những quy định nêu ra trong thư tín
dụng). Thư túi dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C, là văn bản quan trọng nhất
trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là vãn bản pháp lý mà một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ
hưởng một số tiền nhất định (nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù họp với
những quy định đã nêu trong văn bản đó). Tham gia vào phương thức tín dụng
chứng từ gồm các bên sau đây:
GVHD: Quan Minh Nhựt

23


SVTH: Võ Huy Vũ


+ Ngân hàng mở thư tín dụng: ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu và
đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu.
+ Người thụ hưởng: nhà xuất khẩu.
+Ngân hàng thông báo thư túi dụng.
3

Hình 1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Giải thích sơ đồ:
(1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại, thống
nhất các điều khoản và phương thức thanh toán.
(2) Nhà nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho
nhà xuất khẩu thụ hưởng.
(3) Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C
sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết.
(4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C
đã được mở.
(5) Dựa vào nội dung L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
(6) Nhà xuất khẩu khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân
hàng thông báo để được thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân
hàng mở L/C xem xét trả tiền.
(8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì
trích
tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu
GVHD: Quan Minh Nhựt


24

SVTH: Võ Huy Vũ


(11) Nhà nhập khẩu xem xét chứng nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C
trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng.
2.1.2.5. Chất lượng sản phẩm
Trong xu thế hiện đại hóa, toàn cầu hóa thì chất lượng cuộc sống của
người dân cũng được nâng lên đáng kể. vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm đang là vấn đề hàng đầu được mọi người chú ý đến. Các tiêu chuẩn về
an toàn thực phẩm cíing là một ưu thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay đặc
biệt là trong xuất khẩu sang nước ngoài. Đối với thủy sản Việt Nam thì các chỉ
tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm luôn bị các nhà nhập khẩu kiểm tra khắc khe hơn.
Vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn nữa
vào chất lượng sản phẩm, đầu tư vào trang thiết bị mới để tăng chất lượng sản
phẩm, đồng thời tăng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
2.1.2.6. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối vói hàng thủy sản xuất khẩu
Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an
toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới, vì vậy nếu hàng thủy
sản của Việt Nam được chấp nhận ở EU thì sẽ dễ dàng được chấp nhận ở các thị
trường khác. Sau đây là các quy định nhập khẩu hàng thủy sản từ các nước đang
phát triển vào thị trường EU.
- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải
nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm
theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của
nước xuất khẩu cấp.
- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế
91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về
vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật

gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh
và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.
- Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có
GVHD: Quan Minh Nhựt

25

SVTH: Võ Huy Vũ


SWOT

Điểm mạnh (Strenghs)

Điểm yếu (Weaknesses)

Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nuớc thành viên EU phát hiện có vấn

so

hệ thống
cảnh báo nhanh về thực phẩm
Cơ hộỉ(Opprortunỉties) đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa
Cáclên
chiến
lược WO
Các chiến lược
(RASFF) cho tất cả các nước thành viên biết. Việc cấm và hạn chế nhập khẩu
Sử dụng điếm mạnh Hạn
đế chế các điếm yếu đế

thuỷ sản vào EU đã được thực hiện không ít lần như trường họp cấm nhập khẩu
khai thác các cơ hội.
khai thác cơ hội.
Các
chiến
lươc• ST và Madagascar
Các chiếnnăm
lươc
• WTbắt buộc kiểm tra toàn bộ

của
Ấn
Độ,
Bangladesh
1997,
Đe dọa(Threats)
hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001.
Sử dụng điểm mạnh Tối
để thiểu

hóa

các

nguy

né tránh nguy cơ.
cơ để né tránh đe dọa.
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Phương pháp nghiên cứu số liệu tại địa bàn là phương pháp được sử dụng
chủ yếu trong đề tài.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập dưới dạng thứ cấp, do công ty cung cấp thành từng
bảng như: bảng kim nghạch xuất khẩu thủy sản năm 2007, bảng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản 2008 và 2009. Bên cạnh đó còn thu thập số liệu sơ cấp từ các bảng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản chính ngạch của Việt Nam trong ba năm 2007,
2008 và 2009 trên mạng Internet.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét chỉ tiêu càn phân tích
dựa trên việc so sánh chỉ tiêu đó với chỉ tiêu gốc.
Phương pháp so sánh sổ tuyệt đổi: là xem xét trên hiệu số của hai chỉ
tiêu, chỉ tiêu gốc và chỉ tiêu cần phân tích.
Phương pháp so sánh số tương đối: Là phương pháp phân tích dựa trên
tỷ lệ % giữa chỉ tiêu cần phân tích và chỉ tiêu gốc. Thể hiện mức độ hoàn thành
công việc hay là mức độ tăng trưởng của một vấn đề.
2.2.3. Ma trân SWOT
Phân tích ma trận SWOT là đặt các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm

GVHD: Quan Minh Nhựt

26

SVTH: Võ Huy Vũ


CHƯƠNG3
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỬU HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
3.1.


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
PHƯƠNG ĐÔNG

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập từ năm 2001 được UBND quận Bình Thủy ký
quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 5702000052 ngày
29/01/2001.
Từ
bảng
trên
tùyđộng
vào hướng
xâytydựng
chiên
lược mà
ta
Lúc
mớiphân
thànhtích
lậpSWOT
quy mô
hoạt
của công
TNHH
Phương
Đông

chiến lược
khác

chiếnsản
lược
chỉ những
có một nhóm
phân xưởng
và công
ty nhau:
chỉ chuyên
xuấtsản
mặtphẩm,
hàng chiến
Surimilược
(chả thị

trường,
kênhTuy
phânnhiên
phối...
phân
cung có
cấpđược
những
tin hữu
đông lạnh).
do Bảng
vốn lúc
đầutích
cònSWOT
ít và chưa
sự thông

tín nhiệm
cuả
ích
cho
việc
kết
nối
các
nguồn
lực

khả
năng
của
công
ty
với
môi
trường
cạnh
các ngân hàng thương mại nên dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty còn
tranh
đó kém
hoạt do
động.
là một
đắcsốlực
tronghàng
việcnhỏ
hìnhở thành

thô sơ,màkĩcông
thuậttycòn
đó Đây
chỉ cung
cấpcông
chocụ
một
khách
nước

lựa chọn chiến lược.
ngoài.
Do nền kinh tế ngày càng phát triển và công ty hoạt động ngày càng có
nhiều kinh nghiệm hơn, lợi nhuận của công ty cũng tăng lên hàng năm. Và bắt
theo xu hướng phát triển đó công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất. Đến nay
công ty đã có ba phân xưởng sản xuất: một phân xưởng sản xuất surimi và hai
phân xưởng sản xuất cá tra đông lạnh. Mỗi nhà máy đều có công suất hoạt động
là 9000tấn/năm, mỗi nhà máy đều được trang bị những dây chuyền máy móc
hiện đại.
^Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
^Tên giao dịch quốc tế: PHUONGDONG SEAFOOD CO.LTD
^Địa chỉ: Lô 17D, Đường số 5, khu công nghiệp Trà Nóc, càn Thơ
^Điện thoại: 07103. 841707
^Fax:

07103.843699

^Email:




GVHD: Quan Minh Nhựt

28
27

SVTH: Võ Huy Vũ


×