Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

phân tích tác động của nguồn vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.89 KB, 57 trang )

Luận vãn tốt nghiệp
LỜI CẢM TẠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lời đầu tiên, con kính gửi lời cảm om đến Gia Đình, đã nuôi dưỡng và yêu
thưomg con, là chổ dựa tinh thần luôn giúp con vượt qua những lúc khó khăn
nhất.
Xin chân thành cám ơn sự tận tình giảng dạy của Quý thầy cô khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học cần Thơ trong bốn năm học vừa qua đã
giúp em hoàn thành khóa học của mình. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn thầy
Nguyễn Quốc Nghi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Xin chân thành cảm ơn đến: Ban Lãnh đạo, các Cô Chú, Anh Chị trong Sở
Ke hoạch Đầu tư tỉnh Sóc Trăng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện chưa nhiều nên không thể
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy
cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị trong
Sở Kế hoạch Đầu tư giúp em khắc phục những thiếu sót.
Xin kính chúc Quý thầy cô, kính chúc Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh
chị trong Sở Ke hoạch Đầu tư tỉnh Sóc Trăng luôn dồi dào sức khỏe và hoàn
thành tốt công tác.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN QUỐC NGHI

Quách Dương Tử

Cần Thơ 2011


Trang 2

Sinh viên thưc hiên:
QUÁCH DƯƠNG TỬ
Mã số SV: 4073598
Lớp: Kinh tế học khóa 33


Luận vãn tốt nghiệp
MỤC LỤC
________________________________________________________________Trang
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu.......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định............................................................................2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định.......................................................................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu......................................................................................3
1.4.2........................................................................................................................ T
hời gian thực hiện đề tài..........................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
1.5 Lược khảo tài liệu..............................................................................................3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu...............................6
2.1 Phương pháp luận..............................................................................................6

2.1.1 Khái niệm và các chỉ tiêu dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế................6
2.1.2 Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế....................................................................7
2.1.3 Yếu

tố

lao

động

10
2.1.4 Yếu

tố

vốn

đầu



11
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................13
2.2.1........................................................................................................................ P
hương

pháp

thu


thập

số

liệu

................................................................................................................................
13
Trang 3


Luận văn tốt nghiệp
3.4 Tiềm năng du lịch......................................................................................18
3.5 Đơn vị hành chính dân số..........................................................................19
3.6 Đặc điểm về kinh tế...................................................................................20
3.7 Hoạt động về kinh tế đối ngoại..................................................................22
3.8 về y tế - giáo dục - đào tạo.........................................................................23
3.9 về văn hóa nghệ thuật thông tin thể dục thể thao......................................24
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÁC ĐÔNG CỦA NGUỒN VỐN VÀ LAO ĐÔNG ĐẾN
• •
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH SÓC TRĂNG.................................................26
4.1 Thực trạng đầu tư, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng.....26
4.1.1 Tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng............................................................26
4.1.2 Vốn đầu tư..................................................................................................33
4.1.3 Nguồn nhân lực...........................................................................................40
4.2 Phân tích tác động của nguồn vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế
tỉnh Sóc Trăng.........................................................................................................46
4.2.1 Đóng góp của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Sóc Trăng và từng khu vực..............................................................................46

4.2.2 Cơ sở xây dựng mô hình cho từng khu vực...............................................47
4.2.3 Phân tích tác động của nguồn vốn và lao động đến tăng trưởng
kinh tế từng khu vực...............................................................................................50
4.2.4 Phân tích tác động của nguồn vốn và lao động đến tăng trưởng
kinh tế tỉnh Sóc Trăng.............................................................................................53
4.2.5 Nhận xét kết quả hồi quy trên phương diện tổng thể..................................54
4.3 Một số tồn tại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng..................58
4.3.1 Hiệu quả sản xuất của một số ngành chưa cao............................................58
4.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm..............................................................58
4.3.3 Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng còn yếu kém.........................59
4.3.4 Một số nguyên nhân của những tồn tại trên...............................................59
4.4 Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..........................................60
4.4.1 Định hướng phát triển.................................................................................60
4.4.2 Giải pháp về vốn.........................................................................................63
4.4.3 Giải pháp về lao động.................................................................................64
Trang 4


Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................66
5.1 Kết luận............................................................................................................66
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................69

Trang 5


Luận vãn tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đơn vị hành chính và dân số tỉnh Sóc Trăng.........................................19
Bảng 3.2: Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử của tỉnh Sóc
Trăng...20
Bảng 4.1: GDP bình quân đầu người các tỉnh ĐBSCL...........................................28
Bảng 4.2: Tổng số hộ và tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 2005....................................29
Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006-2010..............................30
Bảng 4.4: Diện tích và sản lượng lúa tinh Sóc Trăng giai đoạn 2005-2010...........31
Bảng 4.5: Sản lượng thủy, hải sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006-2010................31
Bảng 4.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2000-.................................................................................................................2010
32
Bảng 4.7: vốn đầu tư phát triển tinh Sóc Trăng phân theo nguồn vốn...................34
Bảng 4.8: ICOR của tinh Sóc Trăng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2001-..................................................................................................................2005
35
Bảng 4.9: ICOR của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006-2010 ....................................37
Bảng 4.10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2005-2008...............................................................................................................37
Bảng 4.11: Lao động tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006-2010....................................40
Bảng 4.12: số người trong độ tuổi lao động ở các tỉnh ĐBSCL.............................42
Bảng 4.13: Lao động đang làm việc trong các ngành KH-CN thuộc khu vực Nhà
nước giai đoạn 2000-2008.......................................................................................43
Bảng 4.14: Tỷ lệ lao động được đào tạo và đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010.....44
Bảng 4.15: số đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS........................................45
Bảng 4.16: GDP, vốn đầu tư và lao động của từngkhu vực....................................46
Bảng 4.17: GDP, vốn đầu tư và lao động của tỉnh Sóc Trăng.................................47
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy cho từng khu vực........................................................50
Bảng 4.19: Kết quả hồi quy của nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng...................................53

Bảng 4.20: Hệ số ICOR của từng khu vực tỉnh Sóc Trăng, 2003-2008.................54
Bảng 4.21: Năng suất lao động xã hội theo khu vực..............................................56
Trang 6


Luận vãn tốt nghiệp
Bảng 4.24: Giá trị sản xuất của khu vực m

Trang 7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luận
Luậnvãn
vãntốttốtnghiệp
nghiệp
ĐBSCL
FDI
GDP
GNP
ICOR
KVI
KVII
KVIII
ODA
Assitance)
THCS
TP
TP.HCM
WTO


Đồng bằng sông Cửu
Long MỤC HÌNH
DANH
Đầu tu trục tiếp nuớc ngoài (Foreign Direct Invesment)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
2.1 sản
Sơ đồ
thểquốc
hiện dân
mối (Gross
quan hệNational
giữa vốnProduct)
- Thu nhập - Đầu tư..
Tổng
phẩm

12

Sơ đồvốn
nghiên
cứu...................................................................
Hệ số2.2
sử dụng
(Incremental
Capital Output Rate)
3.1 Bản đồ hành chính
tỉnhISóc Trăng.........................................
Khu vục


15

3.2 Cơ cấu kinh tế
tỉnhvực
SócIITrăng năm 2010...............................
Khu

20

3.3 Giá trị xuất Khu
nhậpvực
khẩu
III của Sóc Trăng giai đoạn 2006... triển chính thức (Oííicial Development
Hỗ 2010
trợ phát

23

4.1 GDP tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006-2010 tính theo giá 1994

27

4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng............................
Trung
4.3 Tốc độ tăng
vốnhọc
đầucơtưsở
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000-2010

35


4.4 Tỷ lệ vốn đầuThành
tư phátphố
triển toàn xã hội so với GDP..............
Thành
Chí khu
Minhvực của tỉnh Sóc Trăng.............
4.5 Cơ cấu
vốn phố
đầu Hồ
tư theo

38

Tổ chức thuơng mại thế giới (World Trade Organization)

Trang 8

16

26

36


Luận vãn tốt nghiệp
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư và lao
động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp luận và phương pháp
phân tích được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích thống

kê mô tả, hồi quy đa biến, mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, hệ số ICOR
(Incremental Capital - Output Ratio), để phân tích các yếu tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1992 - 2010. Phân tích hồi quy dựa
trên cơ sở dữ liệu của 3 khu vực kinh tế từ năm 1992 - 2010 (19 năm) với số mẫu
là 57, công cụ phân tích phần mềm STATA 8.2. Bên cạnh đó đề tài cũng áp dụng
phương pháp hồi quy đa biến để phân tích sự đóng góp của các yếu tố đến tăng
trưởng của từng khu vực, với số mẫu là 19 cho mỗi khu vực.
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố lao động đóng vai trò quan trọng hơn so
với vốn đầu tư trong kết quả tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng trong thời qua.
Tuy nhiên khi phân tích riêng lẽ từng khu vực thì kết quả lại khác nhau. Ngành
nông nghiệp vẫn chưa được cơ khí hóa hoàn toàn, ngành công nghiệp vẫn còn sử
dụng công nghệ khá lạc hậu, ngành thương mại - dịch vụ chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến một số vấn đề đang tồn tại trong nền kinh
tế của tỉnh. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy các
lợi thế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong tương lai.

Trang
Trang10
9


Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu
Tăng trưởng kinh tế là một trong bốn mục tiêu quan trọng nhất của một
quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán cân thanh toán có
số dư) nói chung cũng như từng địa phương nói riêng. Có nhiều yếu tố tác động

đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có hai yếu tố được xem là cơ bản và
quan trọng nhất là vốn đầu tư và nguồn lao động. Tùy thuộc vào trình độ phát
triển khác nhau của mỗi quốc gia làm cho cơ cấu vốn đầu tư và nguồn lao động
cũng khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới chứng
minh đầu tư là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng và vòng quay liên hệ giữa
ba yếu tố: thu nhập- tiết kiệm- đầu tư là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Tuy vậy, lao động cũng là một yếu tố đáng xem xét, đặt biệt
là ở các nước đang phát triển, khi vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề thu hút và
sử dụng vốn đầu tư.
Kể từ khi tái lập từ tỉnh Hậu Giang, từ ngày 26/12/1991 đến nay tỉnh Sóc
Trăng có tổng cộng mười huyện và một thành phố, là tỉnh thuộc khu vực Đồng
Bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, ữên trục lộ giao thông
thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Vì thế
tỉnh Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Là một tỉnh thuộc miền Tây nên phần lớn người dân làm nghề nông
là chủ yếu, vì vậy thu nhập của người dân tương đối không cao và tiết kiệm chưa
nhiều. Bên cạnh đó, nguồn lực lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng vẫn tăng đều theo hàng năm. Tuy nhiên,
trên thực tế tỉnh vẫn chưa khai thác hết tiềm lực tăng trưởng kinh tế cũng như
chưa giải quyết được các mặt hạn chế và khó khăn trong việc thu hút và sử dụng
vốn đầu tư; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
Từ những khó khăn và hạn chế trên, tỉnh Sóc trăng cần đưa ra các giải
pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, chỉ ra được
vai trò của hai yếu tố vốn và lao động của từng khu vực trong tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Sóc Trăng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì
Trang 11


Luận vãn tốt nghiệp
trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng” để thấy được vai trò của vốn đầu tư và nguồn

nhân lực trong tăng trưởng kinh tế đồng thời phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

1.2.1 Muc tiêu chung

Phân tích tác động của nguồn vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế ở
tinh Sóc Trăng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
cho tỉnh.
1.2.2 Muc tiêu cu thể





Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng đầu tư, nguồn nhân lực và tăng trưởng
kinh tế ở tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của nguồn vốn và lao động đến tăng trưởng
kinh tế ở tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua.
Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2 đưa ra một số giải
pháp và định hướng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc
Trăng.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

Giả thuyết 1: Nguồn vốn và lao động không có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng.
Giả thuyết 2: Nguồn vốn và lao động không có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế của khu vực I gồm: nông nghiệp, lâm nghiêp và ngư nghiệp.

Giả thuyết 3: Nguồn vốn và lao động không có tác động trực tiếp đến tăng
Trang 12


Luận vãn tốt nghiệp
Những giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN cứu

1.4.1 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài được thực hiện thông qua các số liệu về thực trạng kinh tế xã hội,
tăng trưởng kinh tế và các yếu tố vốn, lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1.4.2 Thòi gian thực hiện đề tài

Đề tài được thực hiện tíong 4 tháng từ 1/2/2011 đến 30/5/2011.
Nguồn số liệu được thu thập từ năm 1992 đến năm 2010.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng do một
số hạn chế khách quan và chủ quan về một số mặt như số liệu thống kê, thông tin
chi tiết... nên đề tài chỉ tập trung phân tích và nghiên cứu các vấn đề về vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội và lao động đang làm việc trong nền kinh tế tại tỉnh Sóc
Trăng.
Trong bài nghiên cứu chỉ đề cập đến yếu vốn đầu tư và nguồn lao động tác
động đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó đề tài dựa trên những số liệu thu thập để
phân tích đánh giá về vai trò quan trọng và ước lượng mức độ đóng góp của hai
yếu tố vốn và lao động.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


Vỗ Thanh Sang (2010), Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng

kinh tế tỉnh Sóc Trăng. Tác giả sử dụng bộ số liệu thứ cấp tổng hợp từ số liệu
báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư Sóc Trăng, niên giám thống kê...và sử dụng
Trang 13


Luận vãn tốt nghiệp
kê mô tả, hồi quy đa biến, mô hình tăng trưởng.. .để phân tích các yếu tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần Thơ giai đoạn 1990-2006. Phân tích hồi
quy dựa trên cơ sở dữ liệu của bảy nhóm ngành thuộc ba khu vực kinh tế. Kết
quả phân tích cho thấy yếu tố lao động đóng vai trò quan trọng hơn so với vốn
đầu tư trong kết quả tăng trưởng kinh tế của cần Thơ. Ngoài ra còn phản ánh một
số vấn đề còn tồn tại trong các ngành kinh tế mà cần Thơ cần phải khắc phục
trong thời gian tới.
Nguyễn Ngọc Sơn (2007), Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đánh giá
thực trạng tiết kiệm - đầu tư của Việt Nam và tác động của đầu tư đến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy rằng đầu tư chiếm tỷ
trọng cao nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả lại thấp hơn so
với các khu vực khác. Đồng thời tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội
nhập.
Trương Thị Minh Sâm với nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao chất
lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 2001-2010.

Tác giả có đề cập đến tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng, cơ cấu kinh
tế, vốn đầu tư phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả
sản xuất kinh doanh tính hệ số ICOR để đánh giá chất lượng tăng trưởng, phân

tích tác động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến tốc độ tăng trưởng. Bên
cạnh đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế.
Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - lý thuyết và thực nghiệm

của Nguyễn Thị Cành. Bên canh trình bày lý thuyết tác giả vận dụng các mô hình
trong dự báo kinh tế kế hoạch phát triển tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích tăng trưởng kinh tế VN-TPHCM giai đoạn 1990-1999 trong đó đề cập
Trang 14


Luận vãn tốt nghiệp
đầu tư qua mô hình Harrod - Domar, đánh giá các yếu tố đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình Solow.
Nhận định: Để thực hiện đề tài có liên quan đến tăng trưởng kinh tế, dựa
vào các nghiên cứu và tư liệu trên ta thấy phần lớn các phương pháp được sử
dụng cho việc nghiên cứu là: phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương
pháp phân tích hồi quy đa biến... và sử dụng một số mô hình như: mô hình
Harrod - Domar, mô hình tăng trưởng Solow... để phân tích và đưa ra các yếu tố
tác động đến tăng trưởng kinh tế. Phần lớn kết quả phân tích cho thấy các yếu tố
này đều có tác động tỷ lệ thuận đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về tăng trưởng kinh tế vẫn còn một số hạn chế là chưa phân tích được hết các yếu
tố tác động đến tăng trưởng vì một số yếu tố không có số liệu thống kê, chưa có
thông tin cụ thể... Do vậy, phần lớn các đề tài chủ yếu quan tâm đến 2 yếu tố là
vốn và lao động để phân tích sự tác động của các yếu tố này đến tăng trưởng kinh
tế.

Trang 15



Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm và các chỉ tiêu dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế

2.1.1.1 Khái niêm

Theo định nghĩa chung, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản
phẩm quốc nội hoặc tổng sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia
tính hình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định.
Theo E.Wayne Nafziger, trong tác phẩm: “Kinh tế học của các nước phát
triển” cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về
thu nhập bình quân đầu người của một nước.
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng
về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước
hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan đến dân số. (trích trong:
“Báo cáo về phát triển thế giới năm 1991”.
Xét về mặt lý thuyết có nhiều định nghĩa về tăng trưởng kinh tế nhưng tất
cả đều có một điểm chung là sự gia tăng về sản lượng tính bình quân trên đầu
người trong một thời gian nhất định.
2.1.1.2 Các chỉ tiêu dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của
toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính tíong
khoảng thời gian nhất định, thường là Trang
một năm.

16


p Ap0
Luận vãn tốt nghiệp
M là giá trị nhập khẩu.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của
toàn bộ sản phẩm cuối cùng thuộc quyền sở hữu của công dân một nước, sản
xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường tính trong một năm.
Như vậy: GNP = GDP + Thu nhập nước ngoài chuyển vào trong nước Thu nhập từ ữong nước chuyển ra nước ngoài.
2.1.1.3 Công thức đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế cần thực hiện như sau:
1) Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối
Mức tăng trưởng sản lượng: AY = Yt-Y0
Mức tăng trưởng PCI (thu nhập theo đầu người): ÀP = pt - p0
2) Khi so sánh mức tăng trưởng tuyệt đối với thời điểm gốc cho kết quả
là tốc độ tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng (g):
g y = — Xl00%

AY
Ar0

Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (g):
gp = ——Xl00%
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (từ thời điểm 0 đến thòi điểm t)
Sỵ

Xl00%


Công thức thể hiện quan hệ với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trên
đầu người:
gp - gy - gD
Trong đó: gY là tốc độ tăng của sản lượng, gp là tốc độ tăng theo thu nhập,
gD tốc độ tăng dân số.
2.1.2 Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế

2.1.2.1 Khái quát chung

Có nhiều quan điểm khác nhau giải thích về nguồn gốc của tăng trưởng
Trang 17


Luận vãn tốt nghiệp
nghiệp. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày nay thì lý thuyết này
không giải thích được nguồn gốc tăng trưởng. Các nhà kinh tế học của thế kỷ XX
dần hoàn thiện mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm tìm ra nguồn gốc tăng trưởng,
với các yếu tố khác dần dần được đưa vào nghiên cứu như: vốn, lao động, khoa
học công nghệ...
2.1.2.2 Mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng

Từ những khái niệm và quan điểm ban đầu về tăng trưởng kinh tế, cho
thấy rằng sản xuất là quá trình cơ bản và mở rộng sản xuất là nhân tố chính trong
trong tăng trưởng kinh tế. Với các quan điểm khác nhau về các yếu tố đầu vào
tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng dần về sau các yếu tố quan trọng nhất
đã được đề cập đến như: vốn, lao động, đất đai, công nghệ...và được thể hiện
thông qua hàm sản xuất.
Y = f(Xi)
Trong đó: Xi lần lượt là: vốn, lao động, công nghệ...
Y là GDP

Tuy nhiên đề tài chỉ đề cập đến 2 yếu tố là vốn và lao động nên hàm sản
xuất Cobb-Doughlass được sử dụng để đưa ra mối liên hệ này.
Hàm sản xuất Cobb-Douglass:
Y =
AK“LP
Trong đó:
Y là GDP
K là yếu tố vốn
L là yếu tố lao động
A là hệ số tăng trưởng, đại lượng đo lường công nghệ hay năng suất của
các nhân tố tổng hợp. Yếu tố này bao gồm yếu tố công nghệ, thể chế chính trị...
Ta có thể đưa hàm sản xuất Cobb-Douglass về hàm tuyến tính bằng cách
lấy logarit Nepe hai vế của hàm sản xuất:
LnY = LnA + aLnK + pLnL
Khi đó:
a là hệ số co giãn của GDP theo số lượng vốn (K)
Trang 18


Luận vãn tốt nghiệp
f(zK;zL) = A(zK)“(zL)p = Az“+PK“LP = za+pf(K;L)
Nếu a + p = 1 thì hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô không đổi
Nếu a + p > 1 thì hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng dần.
Nếu a + p < 1 thì hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm dần.
Mô hình Harrod-Domar
Mô hình Harrod-Domar cho thấy sự tăng trưởng là kết quả tương tác giữa
tiết kiệm và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Đầu tư sinh ra lợi
nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Mô hình xoay quanh hai
yếu tố: tỷ lệ tiết kiệm quốc gia s và tỷ lệ giữa vốn với sản lượng quốc gia k, với k
được gọi là hệ số ICOR ta được:


ICOR = —
A Y
I = AK = AY.ICOR
Vốn đầu tư (I) có nguồn gốc từ tiết kiệm (S). Tiết kiệm là phần giành lại
từ tổng sản lượng quốc gia nên tỷ lệ tiết kiệm là: s = s. Y
Nên S.Y = AY.ICOR => — =

Mà s = I

Y ICOR
Với:
Y là sản lượng vốn, AY là sự thay đổi sản lượng.
K là trữ lượng vốn, AK là sự thay đổi trữ lượng vốn.

đầu tư.

A
Y

là tốc độ tăng trưởng, s là tỷ lệ tiết kiệm, s là tổng tiết kiệm, I là tổng

Chỉ số ICOR thể hiện lượng vốn cần tăng thêm bao nhiêu để tăng thêm
một đơn vị sản phẩm. Mô hình Harrod-Domar thể hiện sự tăng trưởng kinh tế chỉ
phụ thuộc vào tiết kiệm và ICOR mà bỏ đi các yếu tố quan trọng khác như lao
động, khoa học công nghệ... Mô hình phần lớn được sử dụng để xác định nhu
cầu vốn ở các nước đang phát triển.
2.1.2.3 Đo lường mức ãnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh



Vốn sản xuất (K) là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo
Trang 19


Luận vãn tốt nghiệp
khá rõ trong thực tế, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư cao thường có tốc độ tăng
trưởng nhanh.
Lao động (L) có tác dụng thúc đẩy được quá trình tăng trưởng kinh tế hay
không phụ thuộc vào hai khía cạnh: một là số lượng lao động có việc làm, hai là
chất lượng nguồn lao động. Là yếu tố sản xuất đặt biệt tham gia vào tăng trưởng
kinh tế, ngày nay lao động là một yếu tố quan trọng đang được các nước trên thế
giới đầu tư cả về số lượng và chất lượng.
Đất đai tài nguyên (R) một quốc gia có điều kiện thuận lợi về đất đai và tài
nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế dễ dàng hơn.
Khoa học công nghệ (T) làm tăng hiệu quả vốn đầu tư, giúp khai thác tốt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, nó góp phần
nâng cao chất lượng và hạ thấp chi phí sản xuất. Tuy nhiên, để có được môn nền
khoa học công nghệ tiên tiến đòi hỏi phải có đầu tư cho việc nghiên cứu triển
khai, đây là một loại đầu tư có rủi ro cao nên chỉ có các nước phát triển mới quan
tâm nhiều đến vấn đề này.
Trong bốn yếu tố trên, thì vốn (K) và lao động (L) là hai yếu tố có thể đo
lường trực tiếp. Yeu tố đất đai tài nguyên thiên nhiên (R) được khai thác và bổ
xung vào yếu tố vốn đầu tư. Yếu tố khoa học công nghệ (T) không thể đo lường
trực tiếp được mà chỉ dựa vào các sản lượng đầu ra hay nói cách khác nó chỉ có
thể đo lường một cách gián tiếp. Ngoài bốn yếu tố trên, còn có rất nhiều yếu tố
khác như: thể chế chính trị, tôn giáo, văn hóa xã hội...Tuy nhiên những yếu tố
này rất khó đo lường, chúng chỉ mang tính định tính.
2.1.3 Yếu tố lao động

2.1.3.1 Khái niệm


Lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, dịch vụ lao động cũng như những
hàng hóa và dịch vụ khác được mua bán trên thị trường lao động.
Lao động được xem như một loại vốnkhông bao giờ bị hao mòn, vì qua
quá trình lao động, người lao động được trang bị và bổ xung thêm kiến thức,
được đầu tư thông qua quá trình đào tạo và chăm sóc y tế. Chất lượng của lao
Trang 20


Luận vãn tốt nghiệp
lực lượng lao động để đánh giá nguồn lao động. Lực lượng lao động bao gồm
những người có việc làm hoặc đang tìm việc làm.
2.1.3.2 Vai trò của lao động trong tăng trưởng kinh tế

Trong quá trình sản xuất, lao động là một nhân tố đặc biệt, nó vừa là yếu
tố đầu vào vừa là yếu tố điều khiển mọi quá trình sản xuất góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Cũng như các nhân tố khác, lực lượng lao động phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như: tốc độ tăng dân số và khả năng tạo việc làm của nền
kinh tế. Việc gia tăng quá nhiều một yếu tố đầu vào trong khi các yếu tố khác
không đổi không phải là một giải pháp hay mà đôi khi nó còn là một trở ngại lớn
trong tăng trưởng kinh tế. Ở những nước nghèo dân số thường tăng nhanh, còn
những nước giàu dân số thường tăng chậm thậm chí tốc độ tăng là con số âm. Do
vậy, các nước nghèo thường hay thừa lao động và nước giàu lại thiếu lao động.
Tình trạng thừa lao động đang trở thành một gánh nặng cho các nước nghèo.
2.1.3.3 Thị trường lao động

Đối với thị trường lao động thì được phân thành 3 loại thị trường:
Thị trường lao động ở khu vực thành thị chính thức là một loại thị trường
có nhiều doanh nghiệp lớn, công việc ổn định, có khả năng phát triển sản xuất
kinh doanh, hệ số co giãn cầu lớn. Ở thị trường này thường sử dụng công nghệ

cao nên đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kỹ
thuật cao. Bên cạnh đó, lao động trong khu vực này thường có thu nhập cao và
tương đối ổn định.
Thị trường lao động ở khu vực thành thị không chính thức có nhiều doanh
nghiệp nhỏ, vốn ít cơ sở vật chất thấp kém, lao động có tính chất cá nhân và hộ
gia đình. Đối với thị trường này có mặt bằng địa điểm nhỏ hẹp, sản phẩm đa
dạng, tạo ra nhiều lao động, thường không đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật,
cung lao động có hệ số co giãn lớn.
Thị trường lao động ở khu vực nông thôn luôn tồn tại một thị trường lao
động làm thuê, có hệ số cung lao động lớn và hệ số co giãn của cầu nhỏ.
2.1.4 Yếu tố vốn đầu tư
Trang 21


Luận vãn tốt nghiệp
yếu tố quan ữọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế. Muốn phát
triển kinh tế đầu tiên phải có vốn đầu tư.
2.1.4.2 Một số quan điểm về đầu tư và vốn đầu tư

Đầu tư, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương
lai. Là việc sử dụng một khoản tiền để mở rộng sản xuất nhằm thu được khoản
tiền lớn hơn trong tương lai.
Vốn đầu tư trong nền kinh tế được tích lũy từ đầu tư ròng. Mà vốn đầu tư
ròng lấy từ tiền tiết kiệm. Cho nên muốn tăng vốn thì phải tăng tiết kiệm. Vậy
muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng yếu tố vốn thì phải khuyến khích tiết
kiệm và chuyển tiền tiết kiệm đó sang đầu tư. Tuy nhiên, muốn có tiết kiệm
nhiều đòi hỏi người dân phải có thu nhập cao, điều này buộc nền kinh tế phải có
tăng trưởng và để có tăng trưởng thì buộc phải có đầu tư. Mối liên hệ này tạo

Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa vốn - Thu nhập - Đầu tư.


Khi vốn tăng cùng tỷ lệ với lao động, ta nói nền kinh tế đang đầu tư theo
chiều rộng. Khi vốn tăng nhanh hơn lao động, ta nói nền kinh tế đang đầu tư theo
chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu thường làm tăng năng suất lao động và do đó
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
2.1.4.3 Vai trò của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế

Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia. vốn đầu tư còn là nhân tố quan trọng góp phần
vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong một nền kinh tế, vốn đầu tư có vai trò rất lớn trong việc đầu tư cho
cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho khoa học công nghệ và đầu tư vốn
cho sản xuất. Tất cả các nhu cầu đầu tư này đều nhằm một mục đích là tăng
Trang 22


Luận vãn tốt nghiệp
Do vậy, việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước sẽ làm tăng quy mô sản xuất
và thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.1.4.4 Các nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tổng vốn đầu tư (I) bao
gồm: vốn đầu tư trong nước (Id) và vốn đầu tư từ nước ngoài (If) nhằm mục đích
duy trì, tái sản xuất và mở rộng sản xuất.
I = Id + If = ÀK
Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Id = sd = Sg + se + sh
Với: sd là tổng tiết kiệm trong nước.
Sg là tiết kiệm của nhà nước.

se là tiết kiệm của doanh nghiệp.
Sh là tiết kiệm của hộ gia đình.
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đưa đến các nước đang phát triển bằng
hai hình thức: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII).
Đầu tư trực tiếp là khoản đầu tư từ nước ngoài đưa vào để thực hiện các
dự án sản xuất, kinh doanh góp vốn vào các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc
xây dựng các công ty có vốn 100% nước ngoài...
Đầu tư gián tiếp là khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt động cho
vay và viện trợ. Đầu tư gián tiếp có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều
kiện cho việc thu hút đầu tư trực tiếp.
Tuy nhiên, do trình độ quản lý của một số nước đang phát triển thấp nên
hiệu quả sử dụng nguồn vốn không được cao, mô hình kinh tế không phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội nên những nền kinh tế đó không phát triển mà còn làm
cho đất nước nghèo hơn và nợ chồng chất thêm.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trang 23


Luận vãn tốt nghiệp
Số liệu GDP được thu thập từ năm 1992-2010, riêng so sánh với Đồng
bằng sông Cửu Long thì số liệu được thu thập đến năm 2008. Bộ số liệu dùng
phân tích hồi quy được lấy từ năm 1992-2010, số liệu bao gồm tổng vốn và lao
động toàn xã hội phân theo khu vực I, II, III của toàn bộ tỉnh Sóc Trăng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích
đánh giá thực trạng vốn đầu tư, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc

Trăng. Phương pháp này sử dụng trên bộ số liệu thứ cấp đã được thống kê. Đồng
thời sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ số tương đối, tuyệt đối để đánh
giá tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích ở mục tiêu 1 và dùng phương
pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích tác động của các yếu tố nguồn vốn
và lao động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng. Đề tài được phân tích từ
năm 1992-2010 với 3 khu vực.
Khu vực I: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Khu vực II: công nghiệp, xây dựng
Khu vực III: thương mại và dịch vụ khác
Đe tài thực hiện hồi quy đa biến với:
Số mẫu: 57 gồm 3 khu vực kinh tế
Với GDP là biến phụ thuộc, K (vốn) và L (lao động) lần lượt là biến độc
lập.
Với hàm sản xuất Cobb-Douglass, hàm hồi quy trong bài có dạng:
LnGDP = LnA + aLnK + pLnL

Kết quả phân tích hồi quy qua phần mềm Stata 8.2 cho biết các chỉ số sau:
-R: là hệ số tương quan bội, nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc (GDP) và biến độc lập (K: vốn, L: lao động)
-R2: hệ số xác định, được định nghĩa như là tỷ lệ biến động của biến phụ
thuộc (GDP) được giải thích bởi các biến độc lập (K, L)
Kiểm định hồi quy:
Đặt giả thuyết:

Trang 24


Luận vãn tốt nghiệp
Hi: Pi -ệ- 0, tức là các biến độc lập (K, L, ...) ảnh hưởng đến biến phụ

thuộc (GDP).
Cơ sở để kiểm định: Kiểm định với độ tin cậy 90%, tương ứng với mức ý
nghĩa
a = 1 - 0,9 = 0,1 = 10%.
Bác bỏ giả thuyết Ho khi: P-Value < a
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P-Value > a
Mục tiêu 3: Kết hợp kết quả phân tích đánh giá từ mục tiêu 1 và 2 để tìm
ra các mặt hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế tỉnh Sóc Trăng.
2.2.3 Mô hình nghiên cứu

Hình 2.2: Stf đồ nghiên cứu
Nguồn: Nguyễn Huỳnh Diệu Thắm, 2008

Trang 25


Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỈNH SÓC TRĂNG
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Từ ngày 26/12/1991
tỉnh Sóc Trăng được tái lập
từ tỉnh Hậu Giang. Sóc
Trăng là tỉnh thuộc vùng
châu thổ Đồng bằng sông
Cửu Long, vùng cung cấp
sản lượng lương thực quan
trọng của cả nước, nơi có

sản phẩm xuất khẩu dồi
dào và đa dạng, đặc biệt là
gạo và hàng thủy sản, nông
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sốc Trăng

sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản
xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu
vực và cả nước.
Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh
231km, cách cần Thơ 62km. Diện tích tự nhiên 3.310,03 km2, xấp xỉ 1% diện
tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam
giáp tỉnh Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía
Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến quốc lộ 1A nối liền các tỉnh cần
Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tinh Trà
Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường
Trang 26


Luận vãn tốt nghiệp
Tỉnh Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72km với 3 cửa sông lớn Định An,
Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành khu vực rộng lớn thuận lợi cho đường thủy,
nuôi trồng thủy sản, làm muối... khai thác biển đánh bắc xa bờ.
Vị trí toạ độ: 9°-12’ đến 9°-56’ độ vĩ Bắc và 105°-33’ đến 106°-23’ độ
kinh Đông.
3.2 ĐÃC ĐIỂM TƯ NHIÊN, TIỀM NĂNG VỀ KINH TÉ
Khí hậu, Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió

mùa, hàng năm có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm là
26,8°c, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864mm, tập trung
nhất từ tháng 8, 9, 10, độ ẩm trung bình là 83% thuận lọi cho cây lúa và các loại
hoa màu phát triển.
Đất đai thổ nhưỡng, Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là
331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát
triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại
rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng.. .Hiện đất
nông nghiệp là 276.677 ha chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là
205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%),
đất nuôi trồng thủy sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông
nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156
ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng
trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và
2.536 ha đât chưa sử dụng (nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008)
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và
bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử
dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi để phát triển nông, ngư nghiệp đa
dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Ngoài ra Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 12.172 ha
với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện
Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ
rừng ngập mặn ven biển và rừng ưàm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Trang 27


×